Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ý TƯỞNG CHO VIỆC đầu tư KINH DOANH cà PHÊ VIỆT tại THỊ TRƯỜNG HOA kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.56 KB, 12 trang )

Ý TƯỞNG CHO VIỆC ĐẦU TƯ - KINH DOANH CÀ PHÊ VIỆT
TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Lời giới thiệu
Với lượng tiêu thụ ước tính hàng năm trên 400 tỷ cốc, cà phê được công nhận
là đồ uống thông dụng và phổ biến
nhất trên thế giới. Tổng giao dịch
thương mại cà phê toàn cầu hiện đạt
hơn 35 tỷ USD/năm.
Trong quá trình hội nhập hiện nay,
ngành cà phê là một trong những
ngành giữ vai trò chủ lực của Việt
Nam, luôn là một trong những ngành
đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Từ quý 3
năm 2012, Việt Nam vượt Brazin đứng vị trí thứ nhất về xuất khẩu cà phê. Khối lượng
cà phê Việt Nam xuất khẩu năm 2012 đạt 1, 76 triệu tấn với kim ngạch 3,74 tỷ USD.
Song tới tận năm 2011 thì trên 95% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở dạng
thô, chưa qua chế biến.
Một kg cà phê Việt bằng một ly cà phê ngoại: khi bán 1kg cà phê nhân như
CÀ PHÊ
CHƯA
CHẾ BIẾN

1KG

hiện nay, các doanh nghiệp có khả năng thu về 2 USD, tương đương với giá trung


bình của 1 ly cà phê ở các nước nhập khẩu, trong khi đó, mỗi kg cà phê nhân thì pha
chế được từ 50 ly cà phê trở lên!!!
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam, một thị trường


trọng yếu nhưng chưa được các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam khai thác hết; cà
phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của
Hoa Kỳ.
Với mong muốn nâng cao chất lượng, giá trị và thương hiệu cà phê Việt Nam
trên thị trường toàn cầu nói chung mà trước tiên là tại một thị trường rộng lớn và năng
động nhất thế giới như Hoa Kỳ, có lẽ bất cứ người Việt Nam nào cũng muốn tìm lời
giải cho bài toán nêu trên. Vì vậy, Ý tưởng cho việc đầu tư kinh doanh cà phê Việt
tại thị trường Hoa Kỳ cũng được nảy sinh từ đó và cũng là bài nghiên cứu nhỏ của tôi
cho chủ đề Đầu tư trực tiếp trong kinh doanh quốc tế được trình bày như sau đây.

Tôi là ai?

2


Tôi
ước…

Là một
người Việt
Nam

3


Lí do cho lựa chọn của tôi
Tại sao là Cà phê và là cà phê hòa tan?
4



Cà phê là cây trồng thích hợp với những vùng đất bazan của Việt Nam. Với
hơn 600.000 héc ta cà phê, năng suất bình quân đạt 2,3 tấn/héc ta, xuất khẩu đạt
1.667.000 tấn mỗi năm, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế
giới.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam, có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 sau gạo.

Cà phê Việt Nam được đánh giá có hương vị thơm ngon tự nhiên với giá rẻ
hơn so với cà phê cùng

loại của các nước. Bên

cạnh đó, cà phê Việt Nam

được các nhà rang xay

trên thế giới đánh giá cao

là dễ chế biến, đặc biệt là

chế biến cà phê dùng

ngay.

Cà phê chế biến

có giá trị xuất khẩu cao

hơn cà phê vẫn còn ở


dạng thô do được kết hợp

và tinh chế từ nhiều loại cây cà phê khác nhau như Arabica, Robusta, Cherry, tạo ra
nhiều mùi vị khác nhau nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của người thưởng thức.

Cà phê hòa tan tại Việt Nam đã được các nhà đầu tư quan tâm từ năm 2000,
tuy muộn, nhưng đến nay thị trường này đã tăng nhanh một cách đáng kinh ngạc với
các nhãn hiệu cà phê hòa tan quen thuộc như NesCafe (Nestle), VinaCafe, G7 (Trung
Nguyên), Cafe Moment (Vinamilk).

5


Tại sao là thị trường Hoa Kỳ?
Hoa Kỳ không những là một nền kinh tế đứng
đầu thế giới mà còn là một thị trường rộng lớn với
dân số đông thứ 3 thế giới; là một quốc gia đa chủng
tộc và đa văn hóa. Vì vậy, Hoa Kỳ là một thị trường hấp dẫn đối với bất kỳ nhà đầu tư
nào.
Người dân Hoa Kỳ sử dụng cà phê như một loại đồ uống thông dụng, nhiều
như trà ở Nhật Bản. Theo điều tra của Hội hội cà phê Hoa Kỳ (NCA) và FAO thì trung
bình một người dân Hoa Kỳ tiêu thụ 2 cốc cà phê mỗi ngày, tương đương 4 – 5
kg/năm.
Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ và cũng là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế
giới. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ tương đối ổn định, mỗi năm nhập khẩu
khoảng 2 tỷ USD cà phê các loại.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, thị
phần cà phê của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 15% còn nhỏ bé so với tiềm
năng của cà phê Việt Nam và thị trường này. Hơn nữa, 90% cà phê Việt Nam xuất

sang Hoa Kỳ dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% cà phê tách hạt và rang
xay đóng hộp.
Hoa Kỳ nhập khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là gián tiếp thông qua các tập
đoàn kinh doanh cà phê lớn như Atlantic, Cargil, Taloca…Mấy năm gần đây các công
ty sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam mới bắt đầu thâm nhập trực tiếp vào thị
trường Hoa Kỳ.

6


Phân tích Pest thị trường Hoa Kỳ cho việc đầu tư kinh doanh cà
phê hòa tan
Biến thể của Phân tích PEST, STEEPLE được áp dụng để phân tích thị trường
Hoa Kỳ cho việc đầu tư kinh doanh cà phê hòa tan. STEEPLE, bao gồm phân tích các
vấn đề về: Xã hội, Công nghệ, Kinh tế, Môi trường, Chính trị, Pháp lý, Đạo đức. Cụ
thể như sau:

7


8


Phân tích SWOT kinh doanh sản phẩm cà phê hòa tan tại thị
trường Hoa Kỳ
Tiếp nối việc phân tích STEEPLE thị trường Hoa Kỳ, bản phân tích SWOT sau
đây sẽ giúp xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như các trở ngại, thách thức
để có chiến lược kinh doanh phù hợp trong việc đầu tư kinh doanh sản phẩm cà phê
hòa tan tại thị trường Hoa Kỳ.
Điểm mạnh


Điểm yếu

Có nguồn cung nguyên liệu cà phê

Phụ thuộc vào mùa vụ và điều kiện

dồi dào, chất lượng tốt.

thời tiết.

Thương hiệu đã tạo được uy tín

Người tiêu dùng Hoa Kỳ chưa biết

nhiều năm trên thị trường trong

nhiều đến các loại cà phê đã qua

nước.

chế biến của Việt Nam vì đa phần

Đội ngũ nhân viên tận tâm, tận lực

cà phê nhập khẩu từ Việt Nam

với ngành cà phê Việt.

được sử dụng làm nguyên liệu chế

biến cho các sản phẩm cà phê

Có mối quan hệ rộng rãi và tốt đẹp

thương hiệu Hoa Kỳ.

với các đối tác Hoa Kỳ trong xuất

Công tác quảng bá thương hiệu cần

khẩu cà phê nguyên liệu.

thời gian trải nghiệm nhiều hơn.
Cơ hội

Thách thức

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập

Sự cạnh tranh gay gắt với các

khẩu và tiêu thụ cà phê lớn nhất dù

doanh nghiệp kinh doanh cà phê

có phần giảm do khủng hoảng kinh

tại thị trường Hoa Kỳ và cả trong

tế.


nước.

Thuế nhập khẩu thấp và miễn thuế

Các rào cản thương mại có thể phát

9


tiêu thụ đặc biệt.

sinh.

Ngày càng có nhiều người dân
Hoa Kỳ chọn cà phê thay vì các
loại nước có gaz hoặc ngọt khác.

Chiến lược đầu tư, kinh doanh cà phê hòa tan tại thị trường Hoa
Kỳ
Qua việc tìm hiểu và phân tích thị trường và sản phẩm, chiến lược cho việc đầu
tư, kinh doanh sản phẩm cà phê hòa tan tại thị trường Hoa Kỳ sẽ được thực hiện trên
cơ sở nắm bắt cơ hội, tận dụng và phát huy tối đa điểm mạnh, hạn chế đối đa điểm yếu
và dự phòng tốt cho các thách thức, nguy cơ liên quan như sau:
Hình thức đầu tư: Mua lại một công ty quy mô nhỏ, có công nghệ hiện đại về
chế biến cà phê tại thị trường Hoa Kỳ.
Chiến lược: Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào, chi phí đầu vào thấp,
sử dụng công nghệ hiện đại và đội ngũ lao động trình độ cao, địa phương từng
bước thâm nhập và chinh phục thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ bằng sản phẩm
cà phê Việt thơm ngon tự nhiên, khơi nguồn sáng tạo, tinh thần sảng khoái và

sức khỏe dồi dào qua mạng lưới phân phối tận nơi bởi hệ thống bán lẻ dày đặc
tại Hoa Kỳ.
Các thách thức liên quan thị trường đầu tư sẽ được giải quyết thông suốt bởi sự
hỗ trợ, tư vấn của lao động am hiểu địa phương.

Lời kết.

10


Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có xu hướng từ quốc gia phát triển sang
quốc gia đang phát triển. Ngược lại thì sao? “Không gõ cánh cửa sẽ không bao giờ
mở”. Ngoài sức mạnh đôi tay thì động lực mạnh mẽ từ tinh thần dân tộc, uy lực vô bờ
của sức sáng tạo khối óc, mỗi chúng ta đừng ngần ngại mở cửa hội nhập và đóng góp
cho sự phát triển của thế giới chúng ta. Hoàn toàn có thể…!

11


Tài liệu tham khảo.
 Website Bộ ngoại giao Việt Nam và Website Đại sứ quán Hoa Kỳ.
 Website Tổng cục Thống kê Việt Nam, www.gso.vn
 Website Tổng cục Hải quan Việt Nam, www.customs.gov.vn
 Website Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam, www.vicofa.org.vn

12




×