Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sự tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với doanh nghiệp và ngành nghề việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.44 KB, 19 trang )

SỰ TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VÀ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM

Mở đầu

Sự kiện khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007 kéo dài cho đến nay
đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Do mức
độ trầm trọng và lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc và nhiều nền kinh tế trên thế giới đã và đang phải đối mặt với những tác động tiêu
cực và đã có nền kinh tế lâm vào khủng hoảng mặc dù các nước này đã phối hợp sử
dụng một nguồn lực tài chính lớn chưa từng có (tới hàng nghìn tỷ USD) và gần như tất
cả các biện pháp có thể để hỗ trợ thanh khoản và cứu hệ thống tài chính khỏi sụp đổ.
Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn,
đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay. Nền
kinh tế Việt Nam nói chungcũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp của nó.Đánh giá chính xác ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế Mỹ và khu vực
Eurozone đến thời điểm hiện nay trên toàn thế giới là rất khó, nhưng có thể thấy đây là
một con số khổng lồ. Nhiều quốc gia đã phải bơm ra hàng trăm tỷ USD để cứu vãn tình
hình và ổn định kinh tế. Đó là chưa kể đến những thiệt hại tiếp theo từ kinh tế suy giảm,
không tăng trưởng, rối loạn và thất nghiệp đã và đang chờ phía trước.Cho tới thời điểm
hiện tại, tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu
sắc ngành công nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu.Phạm vi ảnh hưởng
và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, đặc biệt trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay.Nền kinh tế Việt Nam nói
chungcũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó. Công ty
tư Vấn MacKinsey & Company là một công ty đã có thâm niên hơn 80 năm trong lĩnh
vực tư vấn tài chính, với bảng phân tích tổng thể dưới đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp
Việt nam tìm được hướng đi đúng đắn và chính xác trong việc ra quyết định kinh doanh.

1



I. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ hoặc Eurozone đối với các
doanh nghiệp Việt Nam:

Traỉ qua các mốc khủng hoảng từ năm 1914 bởi chiến tranh thế giới thứ nhất, đại khủng
hoảng năm 1929 rồi đến chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1937, tiếp đến năm 1973 các
nước OPEC ngừng xuất khẩu đầu sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh
Yom Kippur chống lại Ai cập và Syria (gồm Mỹ, Nhật, Tây Âu), tạo nên cuộc khủng
hoảng dầu mỏ đẩy kinh tế Âu Mỹ chìm vào suy thoái. Năm 1990 ngành tài chính dịch
vụ phát triển mạnh mẽ nhưng hầu hết dựa vào các kẽ hở của thị trường, thien về đầu cơ
tài chính làm thổi phồng những “bong bóng tài sản” tạo ra viễn cảnh giàu có “ảo” cho
nên kinh tế Âu Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu nghành nghề, phân
khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên, phải sống nhờ vào trợ cấp của chính
phủ. Tiếp đến vào nằm 2008 khủng hoảng tài chính Mỹ là cuộc khủng hoảng trong
nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến
tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp.
Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2007-2010. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi
vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của
nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là
những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản,
Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng
trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng
cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành
khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu
vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng

2



trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ
ngày thành lập. Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa
Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi
giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất
và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu
dầu mỏ bị thiệt hại.Ngoài rai nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt
mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình
sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các
đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của
Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hiện nay, trên thế giới đang có những diễn biến phức tạp, đó
là vấn đề nợ của Mỹ và vấn đề khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự mất giá mạnh của
đồng Euro.Những vấn đề tài chính tại Âu Châu và Mỹ Châu đều phát sinh bởi lượng nợ
công khổng lồ của các chính phủ đi quá khả năng chi trả của các quốc gia nói trên. Tính
đến thời điểm 2010 nợ công của Mỹ lên đến 90.4% GDP, của khối liên minh Châu Âu
(EU) là 80.3% (với những quốc gia nợ đầm đìa như Hy Lạp, 123% GDP- Ý, 127% Islande 142% - kỷ lực thế giới thuộc về Nhật Bản với 197% GDP). Một số cá quốc gia
đầu tầu của khu vực Eurozone như Đức và Pháp gần như đình trệ trong quí và chỉ tăng
trưởng nhẹ và gần như đứng lại ở mức số không. Tổng số công nợ của Đức là 2000 tỷ
Euro chiếm 82% GDP và nợ tại Pháp dự kiến sẽ đạt mức 85,3% GDP trong năm 2012
và mức độ thất nghiệp đang ở mức 9%. EU là liên hiệp các quốc gia độc lập có quyền
vận hành theo nguyên tắc đồng thuận chỉ cần 1 quốc gia trong 27 quốc gia thành việ EU
phản đố thì quyết định của EU không có hiệu lực. Như vậy, về hình thức thì EU là một
khối thống nhất, một thực thể ổn định và vững chắc nhưng trên thực tế lại không hoàn
toàn như vậy.Dưới nền móng của ngôi nhà EU có 3 lỗ hổng lớn đó là :
-

Mức trình dộ của các quốc gia thành viên rất khác nhau, một số nước đã bước
vào thời kỳ phát triển kinh tế tri thức, trong khi các số khác vừa qua giai đoạn

công nghiệp hóa

3


-

Chính sách đối nội , đối ngoại của các quốc gia cũng rất khác nhau, nhiều vấn
đề trái ngược nhau

-

Thiếu vắng một trung tâm quyền lực đủ mạnh để điều hòa, phối hợp hoạt
động của các quốc gia thành viên, bảo đảm một hướng đích chung về đối nội
và đối ngoại

* Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu vào Việt Nam

- Ảnh hưởng đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam: Khủng hoảng tài chính ở Mỹ
hiện nay cũng có những tác động nhất định đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam,
vì kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường
thế giới. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên “nhất cử,
nhất động” của một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới,
chưa nói tới một nền kinh tế lớn như Mỹ. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua
đã “đốt” đi khoảng 1/3 tài sản thế giới, nhưng không phải vậy mà vốn đầu tư bị kiệt quệ,
ngược lại dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới đang tăng mạnh với số vốn được rút ra khỏi
thị trường Âu, Mỹ sau những biến cố vừa rồi. Dòng tiền này chọn những cơ hội đầu tư
nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cái mà họ khó kiếm được tại thị trường ÂuMỹ và họ tin tưởng là thị trường của những nền kinh tế mới nổi sẽ mang lại những gì họ
mong muốn.Trong đó Việt Nam đã được xếp vào hạng những mãnh hổ của những nước
mới nổi. Đó là một cơ hội rất tốt mà ta cần nắm bắt vì nước ta đang cần những nguồn

vốn khổng lồ để tái cấu trúc nền kinh tế và giữ được mức độ phát triển của những năm
vừa rồi.Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu ta chứng tỏ được sự ổn định của nền
kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát, hiện đang ở mức kỷ lực trong
vùng.
- Tác động lên lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng.
Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và
doanh nghiệp.Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng người ta

4


buộc phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính
của một số ngân hàng và doanh nghiệp.Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự
đoán USD sẽ xuống giá và họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền
Việt gửi vào.Nó có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi.
- Khu vực ngân hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, các tổ chức tín dụng rơi vào
tình trạng đức ngồi không yên.Theo tính toán sơ bộ cũng có tới hàng ngàn doanh ghiệp
phải đóng cửa. Sức mua nội địa giản mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm ước tăng 24,2 so với năm 2012. Nếu loại trừ yếu tố
gúa, thì mức tăng là 4,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 14% năm 2010 và 11% năm
2009. Tăng trưởng kinh tế cả năm ước 5.89%, thấp hơn so với kế hoạch, đặc biệt khu
vực xây dựng đã giảm tuyệt đối, mức giảm là -0,97%. Cho dù con số giảm không lớn,
nhưng so với tốc độ tăng trưởng luôn lớn hơn 10% của khu vực này các năm trước, thì
đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Do khu vực xây dựng là khu vực sử dụng
nhiều lao động, nên sự thu hẹp của khu vực này có ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề
giảm sút sức tiêu dùng nội địa năm 2011.
- Ảnh hưởng đến lĩnh vực thương mại: Trong lĩnh vực thương mại, một khi mà người
tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất
khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Với Việt Nam cũng vậy, hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục vụ cho xuất

khẩu, mà Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam. Nhưng phần lớn sản phẩm của ta xuất khẩu sang Mỹ là hàng may
mặc, giày dép và hàng thủy sản nên trước mắt chỉ những mặt hàng này gặp khó khăn.
Dù Mỹ không gặp khủng hoảng, việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng nhất định
sang Mỹ dễ gây va chạm với các nhà sản xuất bản xứ.
Khủng hoảng tài chính của Mỹ làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm
mạnh vì hai lý do (1) Là hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại
hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi
không có khủng hoảng ở Mỹ, và (2) là sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp
thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.
5


- Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ
thực hiện trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Năm 2009, tỷ lệ
đầu tư FDI của châu Âu cho Việt Nam chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI, sang năm
2011 thì con số đó chỉ còn 11%, 10 tháng đầu năm 2012 các nhà đầu tư nước ngoài đã
đăng ký đầu tư vào Việt Nam khoảng 10,5 tỷ USD tức là chỉ bằng 75,3% so với cùng kỳ
2011. Khi không đi vay được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam.Vốn cam kết
thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp, tình hình giải ngân những tháng cuối năm sẽ
gặp khó khăn.
- Giá vàng bùng nổ hút vốn đầu tư: Các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm vàng như
một nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng,
làm cho giá vàng trong thời gian qua tăng mạnh, lên mức trên 1.300 USD/ounce vào
thời điểm tháng 09/2010. Sang đến năm nay thời điểm 09/2012 giá vàng ở mức 1.750
USD/ounce thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 là 1.900 USD/ounce.
- Bảo hiểm rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên: Chịu tác động của khủng hoảng
nên Việt Nam đang có tỷ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triền miên, đang bị các tổ chức
tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp
(321) và Iceland (466).

- Tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá vào cuối năm: Khủng hoảng nợ châu Âu
cũng tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá. Đồng USD và đặc biệt là đồng Yên sẽ
tiếp tục đà tăng mạnh so với đồng Euro do tính an toàn từ phía các đồng tiền này.Từ khi
cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng Euro mất giá tương đối so với USD.
Đồng USD tăng giá mạnh trong khi thâm hụt thương mại của Việt Nam đang gia tăng,
cộng với thời điểm đáo hạn của các khoản vay tín dụng ngoại tệ, sẽ gia tăng sức ép tăng
rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá.
- Thị trường bất động sản đóng băng: Giá bất động sản ở Việt Nam cũng có thể
xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì tài sản ngân hàng cũng xuống theo và
nợ xấu có thể tăng lên. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ cho vay bất
động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn
hệ thống. Bao nhiêu là nợ đã quá hạn hoặc khó đòi thì không có báo cáo
6


Theo các báo cáo đến hết tháng 06/2012 thì các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
đang có lượng tồn kho “khủng” nhất từ trước tới nay: bao gồm khoảng 70 doanh nghiệp
với giá trị tồn kho lên tới 72.405 tỷ đồng – tương đương 3,1 tỷ USD.Trong đó phải kể
tới Công ty Quốc Cường Gia Lai có lượng hàng tồn có giá trị lên đến 2.846 tỷ
đồng.Công ty BĐS Sacomreal tồn kho có giá trị hơn 2.700 tỷ đồng. Công ty cổ phần
Đầu tư Kinh doanh nhà - ITC có hàng tồn kho trị giá hơn 1.813 tỷ đồng, Công ty BĐS
Phát Đạt tồn kho với giá trị trên 4.400 tỷ đồng... Số lượng hàng tồn kho trên chiếm từ
70% - 90% tổng tài sản DN
II. Sự tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với doanh nghiệp và ngành nghề
Việt Nam:
1. Các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất:
Việc thiếu vốn của các doanh nghiệp được thể hiện ở các yếu tố sau:
-

Luồng vốn FDI vào Việt Nam đã có sự suy giảm rõ rệt;


-

Đầu tư công khó có khả năng tăng trở lại do thâm hụt ngân sách của Việt Nam
đang ở mức rất cao;

-

Lãi suất vay cho các doanh nghiệp ở mức cao 15%-19%.

Đối với hàng nông sản, ngoài mặt hàng gạo, sắn lát khó khăn về đầu ra thì các mặt hàng
khác đều có triển vọng tốt về xuất khẩu trong năm nay.Sản lượng của ngành điều năm
2010 cũng giảm từ 20-30%.Do sản lượng giảm nên giá cả xuất khẩu của các mặt hàng
nông sản như điều, tiêu đứng ở giá cao. Còn đối với ngành cà phê, do không có tiền nên
các doanh nghiệp chỉ mua dự trữ được 7-8% so với kế hoạch là 200.000 tấn trong lúc
giá cà phê xuống thấp ở thời gian qua
- Lĩnh vực xây dựng, bất động sản: Thị trường bất động sản nhiều năm tăng trưởng
nóng, nhiều người đổ xô vào mua một phần phục vụ nhu cầu ở, một phần lớn đầu cơ,
giá bất động sản bị dẩy lên quá cao.Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sử dụng
đòn bẩy tài chính với tỷ lệ quá cao, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tín dụng cao gấp vài lần vốn
chủ sở hữu. Khi nhà nước thực hiện chính sách thặt chặt tín dụng, thu hồi vốn cho các
doanh nghiệp vay, chi phí vốn vay đẩy lên cao hệ quả tất yếu làm cho các doanh nghiệp
7


kinh doanh bất động sản khó khăn về tài chính, không có vốn để thực hiện tiếp các dự
án đang thực hiện dở dang. Các nhà đầu cơ bất động sản cũng gặp khó khăn do không
có vốn tín dụng tài trợ, lãi suất vay cao, trong khi giá bất động sản đã vượt qua nhiều so
với giá trị thực của nó, người mua mất lòn tin vào thị trường, tâm lý chờ đợi giá thấp
hơn mới mua. Các yếu tố trên đã làm cho thị trường bất động sản rơi vào ảm đạm, gặp

nhiều khó khăn, giá giảm, không bán được làm tồn kho tăng, dẫn đến đọng lượng vốn
khổng lồ, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không bán được hàng, không có
tiền trả nợ ngân hàng làm cho nợ sấu ngân hàng tăng vọt.
- Lĩnh vực thương mại, xuất – nhập khẩu: Việt Nam là nước có đến 60% GDP là
để phục vụ cho xuất khẩu. Vậy, khi các nước nhập khẩu của Việt Nam bị khủng hoảng
kinh tế, đời sống người dân gặp khó khăn, sản xuất bị đình trê, tỷ lệ thất nghiệp tăng
cao, đời sống người dân gặp khó khăn, sức mua giảm, nhu cầu nhập khẩu giảm dẫn đến
hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam khó xuất khẩu. Trong đó, các doanh nghiệp may mặc,
giày dép và hàng thủy sản, than... là gặp nhiều khó khăn.
2. Giá các yếu tố đầu vào tăng cao:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng trước sự
tăng giá của nguyên liệu đầu vào. Điển hình là giá các mặt hàng sau:
-

Sắt, thép tăng 55%;

-

Gạch tăng 50%;

-

Điện tăng 17,7%;

-

Than 4,3%;

-


Khí đốt, khí hóa lỏng tăng 16,7%-50%;

-

Sữa bột tăng 35,8%;

-

Bia tăng 15,3%.

3. Thị trường đầu ra bị thu hẹp:

8


-

Thị trường xuất khẩu: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm
tỷ trọng khoảng 23 – 25 %. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16.5% trong khi năm 2007 là
18%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12/2008 đạt 1,15 tỷ
USD, giảm 2% so với tháng 11/2008 (đạt 1,17tỷ USD), giảm 34% so với tháng
7/2008 – tháng đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản gặp nhiều trở ngại
do việc thanh toán quốc tế. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp xuất
khẩu gỗ, chè, thủy sản, cà phê.

4. Thị trường nội địa: Trong giai đoạn trước năm 2007, cơ cấu GDP đã duy trì ở
mức tích cực với tốc độ tạo lập vốn đầu tư duy trì trong khoảng 35% - 36%, tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn. Trong năm 2007, với việc
gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào nước ta đã kéo

theo việc gia tăng thâm hụt thương mại, đặc biệt trong hai quý cuối năm 2007.
Kết quả là, thâm hụt thương mại năm 2007 lên tới 14,1 tỷ USD, chiếm khoảng
13,4% GDP. Tuy nhiên, phần này được bù đắp hoàn toàn bằng 8 tỷ USD vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài, và 6,24 tỷ vốn đầu tư gián tiếp và lượng kiều hối đạt kỷ
lục 6,18 tỷ USD. Khuynh hướng này tiếp tục kéo dài sang năm 2008, cùng với
việc biến động giá tăng của hầu hết các hàng hóa nhập khẩu đầu vào sản xuất ở
Việt Nam khiến thâm hụt thương mại lên tới 18 tỷ USD, đạt mức kỷ lục và chiếm
khoảng 16,1% GDP.
5 . Thị trường lao động: Do nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thu hẹp sản xuất dẫn
đến sa thải lao động, không tiếp nhận thêm lao động mới từ đó đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên
cao đẩy đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút làm sản xuất ra
không tiêu thụ được...

9


III. Sự tác động lên vốn cổ đông và tài sản của những công ty bị ảnh hưởng
nhiều nhất:
1. Tổng công ty xăng dầu:
Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết đã kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán báo
cáo tài chính năm 2011 tại Petrolimex.Theo đó, doanh nghiệp này lỗ 2.604 tỉ đồng, chủ
yếu do chênh lệch tỷ giá. Cụ thể hơn, lợi nhuận trước thuế năm 2011 theo báo cáo tài
chính hợp nhất của Petrolimex lỗ 1.423 tỉ đồng. Bao gồm: lỗ của khối kinh doanh xăng
dầu là 2.358 tỉ đồng (trong đó lỗ kinh doanh xăng dầu là 2.604 tỉ đồng), lãi của khối các
công ty cổ phần, kinh doanh khác và do bù trừ hợp nhất báo cáo tài chính 935 tỉ đồng.
Số lỗ 1.423 tỉ đồng chưa tính đến khoản lỗ do định giá lại các khoản đầu tư tài chính,
đầu tư chứng khoán tại thời điểm chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công
ty cổ phần là 949 tỉ đồng.
2. Tổng công ty Vinalines:
Kết luận của Thanh tra Chính phủ vừa công bố cho thấy hàng loạt vấn đề trong hoạt

động và kết quả kinh doanh của Vinalines giai đoạn 2007 – 2010.Trong đó, 4 vấn đề lớn
nhất gồm: mua nhiều tàu cũ, để xảy ra nhiều vụ bắt tàu gây thiệt hại lớn, đầu tư xây
dựng vội vàng - ngoài quy hoạch và đầu tư tài chính sai nguyên tắc. Những sai phạm
này, cùng với một số yếu tố khách quan, đã dẫn đến kết quả kinh doanh yếu kém của
doanh nghiệp, với tổng số lỗ trong 2 năm 2009 – 2010 lên tới hơn 1.686 tỷ đồng, các chỉ
số tài chính khác đều đáng quan ngại. Đầu tư ngoài ngành của Vinalines là 672 tỷ đồng,
bằng 10,37% vốn điều lệ
3. Các ngân hàng, tổ chức tài chính, chứng khoán, bảo hiểm:
Do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nên các doanh nghiệp bị Các doanh nghiệp
vay vốn nợ đọng, mất khả năng thanh toán. Tổng nợ sấu của các ngân hàng tại Việt Nam
hiện nay vào khoảng trên 200.000 tỷ đổng.Nhiều chuyên gia kinh tế gọi đây là một
chính là cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu nền kinh tế.Huy động vốn khó khăn:
Lãi suất huy động cao có thời điểm lên 14 – 15%/năm; lãi suất cho vay cao có thời điểm
lên tới trên 20%, điều kiện cho vay khắt khe, thắt chặt dẫn đến các doanh nghiệp thiếu

10


vốn sản xuất, hoặc sản xuất không đủ bù đắp chi phí vốn vay, bị lỗ, phá vỡ các hợp
đồng, phải thu hẹp sản xuất, từ đó bị phá sản. Nhiều ngân hàng mất vốn chủ sở hữu, lỗ,
trích lập dự phòng rủi ro chưa đầy đủ, năng lực tài chính yếu, khả năng thanh toán kém,
bị sáp nhập hoặc cần sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.
4. Tập đoàn Vinashin:
Theo kết quả thanh tra, giá trị tài sản và nguồn vốn của Vinashin đến hết ngày
31/12/2009 là trên 102.000 tỷ đồng, loại trừ công nợ nội bộ còn hơn 92.500 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm này, nợ phải trả của Vinashin là hơn 86.700 tỉ đồng. Đáng chú ý,
theo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009, Vinashin chỉ lỗ gần 1.700 tỉ đồng,
nhưng qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định thực chất số lỗ của tập đoàn này lên
tới gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 3.300 tỷ đồng so với báo cáo kiểm toán. Ngoài ra,
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra Vinashin còn khoảng 8.500 tỷ đồng lỗ tiềm tàng, bao

gồm gần 2.800 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các hợp đồng đóng tàu
đã bị hủy; chênh lệch từ các khoản phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối
tượng phải thu gần 4.700 tỷ đồng và hơn 1.000 tỷ đồng bị phạt, trả lãi tiền đặt cọc cho
các chủ tàu do Vinashin vi phạm hợp đồng.

IV. Những ảnh hưởng về chính trị ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có thể tác
động đến hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam.

1. Chính sách thuế:
Việc miễn, giảm, giãn thuế, tạm hoàn thuế cùng với việc điều chỉnh giảm thuế nhập
khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa
sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu là chính sách tài chính
quan trọng trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, kích thích sản xuất,
kinh doanh.
2. Chính sách tỷ giá hợp lý kiềm chế lạm phát:

11


Những điều chỉnh chính sách tỷ giá trong thời gian gần đây cho thấy các cố gắng thu
hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, từ đó góp phần cân bằng
cung - cầu và giảm bớt các hoạt động găm giữ và đầu cơ ngoai tệ trong nền kinh tế. Đây
là những điều chỉnh cần thiết và đúng hướng, đáp ứng cả nhu cầu thực tế trong quản lý
nhà nước và kinh doanh của doanh nghiệp, lẫn phù hợp các nguyên tắc về lý thuyết tiền
tệ.
3. Điều chỉnh lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động:
NHNN vừa đưa ra Thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất
tiền gửi. Quyết định này được đưa ra thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dư thừa, lãi
suất thị trường đang có xu hướng giảm và lạm phát đang có xu hướng giảm. Theo đó, lãi
suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay thanh toán điện tử

liên ngân hàng giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm
xuống 10%/năm.Lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1
tháng từ 4%/năm xuống 3%/năm, và với kỳ hạn trên 1 tháng từ 12%/năm xuống
11%/năm; riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa tiền gửi có kỳ
hạn 1 tháng trở lên giảm từ 12,5%/năm xuống còn 11,5%/năm.
4. Cải cách thủ tục hành chính:
Việt Nam là nước có nền thủ tục hành chính rườm rà, nhiều thủ tục giấy tờ, nhiều khâu,
nhiều cửa quản lý, chức trách nhiệm vụ không rõ ràng, gây phiền hà, tốn kém thời gian
công sức cho hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí làm mất cơ hội của doanh nghiệp,
làm sói mòn, nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngay cả với các
doanh nhân Việt Nam.Đây chính là rào cản lớn cho hoạt động dầu tư nước ngoài vào
Việt Nam cũng như hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian vừa qua, Việt
Nam có nhiều nỗ lực cải cách thủ tục hành chính nhưng những cải cách chưa đạt được
như mong đợi
5. Đẩy mạnh chống tham nhũng:
Nạn tham nhũng khá tràn lan, ở mọi lĩnh vực với một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán
bộ công chức, các lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước trở thành quốc nạn đối với Việt

12


Nam. Đây chính là rào cản lớn trên con đường xây dựng môi trường kinh doanh lành
mạnh, tạo sự tin cậy dối với các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam và ngay
cả với các doanh nghiệp Việt Nam.
6. Thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
Thông qua thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt, linh hoạt hoạt nhằm giảm lạm
phát, cắt giảm chi tiêu công nhằm giảm thâm hụt ngân sách, giảm nợ công của chính
phủ.Khi kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát về một con số, chính phủ thực hiện chính sách
nới lỏng tiền tệ và chi tiêu công hợp lý nhằm kích cầu nền kinh tế phát triển.
7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Chính phủ đang từng bước thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, theo hướng sản xuất hàng hoá (phát triển vùng nguyên
liệu, nuôi trồng thuỷ hải sản; phát triển khu du lịch sinh thái; và chuyên canh theo các
lĩnh vực sản xuất phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa lý, tự nhiên…) và ứng dụng
công nghệ cao.

Kết Luận

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2007 mà khởi nguồn từ Mỹ lan
sang các nước khu vực Eurozone và đến các nước khác đã gây hậu quả vô cùng to lớn
đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Khủng hoảng kinh
tế đã làm nhiều tổ chức tài chính, tín dụng và các doanh nghiệp lớn phải phá sản, bị bán,
sáp nhập nhập, hoặc bị lâm vào tình trạng khó khăn, thu hẹp sản xuất, sản xuất cầm
chừng, các quốc gia đã đổ nhiều tỷ đổ la để giải cứu, làm nợ công tăng cao, nhiều quốc
gia mất khả năng thanh toán nợ cần đến các gói cứu trợ của các tổ chức quốc tế, IMF,
Ngân hàng trung ương châu âu... các quốc gia phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc
bụng, cắt giảm chi tiêu công; các yếu tố trên làm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đời sống

13


người lao động gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ tăng trưởng GDP thấp, một số quốc gia rơi vào
tình trạng phát triển âm (-).
Việt Nam là một nước còn nghèo,đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế
giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài không quá lớn.Vì vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới lần này đã có những tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, như
đã phân tích ở trên, Việt Nam là đất nước có sự ổn định chính trị, an ninh tốt, không có
bạo loạn, khủng bố, chính sách đối với đầu tư nước ngoài ổn định hướng đến sự đối
mới tạo sự thuận lợi, bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam, các chính sách ổn định
kinh tế vĩ mô đang dần phát huy tác dụng, công cuộc cải cách hành chính đang tiếp

diễn, sự quyết tâm chống tham nhũng được khẳng định mạnh mẽ...
Đóng vai trò là nhà tư vấn tại công ty Mc.Kinsey & Company chúng tôi đưa ra một
số các lời khuyên như sau cho Việt nam :
-

Lường trước các khó khăn, hợp tác liên doanh và tận dụng các cơ hội khai thác
thi trường mới trong thời gian khủng hoảng toàn cầu.

-

Nhà nước luôn theo dõi và đưa ra những định hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp

-

Chính sách nha nước và các doanh nghiệp thắt lưng buộc bụng vượt khó

-

CHính phủ điều hành chính sách tiền tệ, tài chính linh hoạt, hiệu quả

-

Các doanh nghiệp Việt nam đừng bỏ qua sự ủng hộ của người tiêu dùng trong
nước

-

Thông thoáng môi trường đầu tư

Với tất cả các yếu tố trên, tạo cho chúng ta tin tưởng rằng trong các năm tới Việt Nam

vẫn là môi trường đầu tư tốt, đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư nước ngoài dù có sảy
ra suy thoái kinh tế kép vào năm 2013-2015.

14


Một số quốc gia sử dụng đồng tiền Euro – gọi là những quốc gia “Eurozone” – đang
phải đối mặt với sự bất ổn kinh tế nghiêm trọng, trong khi đó các nước khác ổn định
hơn lại e ngại về “sự lây lan” các vấn đề về chính trị và tài chính. Hơn một năm qua,
tình trạng bất ổn bên cạnh sự ổn định của khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã tác động
đến niềm tin kinh doanh.Sau đây là một vài nhận xét về tình hình này.
Hãy đọc những đoạn trích dẫn sau trong bối cảnh nhiệm vụ đặt ra phía dưới.
Seekingalpha.com ngày 04.01.2012
2012: Bên bờ vực của Sự Suy Thoái Toàn Cầu?
Dường như cả thế giới đang chìm trong ba thái cực với các cách nhìn khác nhau về việc
tương lai sẽ mang lại điều gì: nhóm thứ nhất cho rằng điều tồi tệ nhất sẽ qua và kinh tế
sẽ tiếp tục phục hồi, nhóm thứ hai cho rằng chúng ta mới chỉ có một sự phục hồi kinh tế
tạm thời mà chúng ta đang bước vào một giai đoạn suy thoái với đáy kép, và nhóm thứ
ba (có thể đây là những người quá ngờ vực hoặc sợ phải tạo ra một lời kêu gọi định
hướng) cho rằng nền kinh tế đang rối ren vì không có sự chuyển hướng và đôi khi là
bằng phẳng. Tất cả các viễn cảnh này đều có thể diễn ra nhưng tôi vẫn cho rằng bối
cảnh thứ 2 – đó là chúng ta đang bên bờ vực của sự suy thoái toàn cầu, đầu tiên là sự
tăng trưởng toàn cầu chậm chạp, rồi đến những cú sốc kinh tế, sự bắt đầu giảm phát, giá
cả hàng hóa giảm và sự kỳ vọng sụt giảm.
YouTube – 22/09/2011 Jim Rogers – Suy thoái toàn cầu sắp tới sẽ tồi tệ hơn năm
2008....
Zerohedge.com ngày 25/05/2012, Marc Faber nhận thấy 100% khả năng suy thoái
toàn cầu sẽ xảy ra vào năm 2013
Chỉ qua 2 phút clip của CNBC, Marc Faber đã có cuộc hội thoại về chủ đề này mang
tính tập chung sâu sắc. Ông cho rằng “bất cứ khi nào con người chú trọng vào chỉ một

vấn đề - trong giai đoạn này là Hy Lạp và Châu Âu – thì những vấn đề khác sẽ ít được
chú trọng hơn – như sự sụt giảm đáng kể nền sản xuất công nghiệp ở Ấn Độ và Trung
Quốc – sẽ tiếp tục không được chú ý đến”. Nhưng việc tiếp tục chủ đề về Châu Âu,
Faber quả quyết cho rằng khả năng rủi ro sắp tới sẽ là sự sụp đổ của Hy Lạp – mặc dù
15


Faber rất hoài nghi là cuối cùng Đức sẽ làm sập trái phiếu đồng Euro – giống như ông
ấy cho rằng việc trì hoãn càng lâu việc tái cơ cấu/ vỡ nợ/ sụp đổ/ trái phiếu đồng euro
mang lại nguy cơ cao về một thất bại khổng lồ có hệ thống.
businessinsider.com, Michael Snyder, ngày 17.01.2012, 22 tín hiệu từ nước Mỹ đang
nằm trên bờ vực của suy thoái lũng đoạn toàn cầu.
Năm 2012 là một năm sẽ khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu. Trên toàn thế giới đang
phát đi tín hiệu cho thấy hoạt động kinh tế đang dần suy sụp đáng kể. Nhưng hầu hết
mọi người đều không hiểu rằng những gì đang diễn ra bởi họ không đặt tất cả những
mảng dữ liệu lại gần nhau.
Nếu bạn chỉ nhìn thấy một hoặc hai mảng dữ liệu, điều này có thể không thấy ấn tượng
sâu sắc gì. Nhưng khi bạn xem xét tất cả các bẳng chứng là chúng ta đang trên bờ vực
của sự suy thoái lũng đoạn toàn cầu, nó sẽ tạo lên một bức tranh rất khủng khiếp.

Sự hoang mang về khả năng trả nợ của chính phủ Hy Lạp đang ảnh hưởng đến
khoản nợ công của các nước khu vực đồng Euro khác. Đâu sẽ là điểm dừng cho
cuộc khủng hoảng nợ này?
Ngày 29.04.2010
Sau khi kiềm chế được vài tháng, cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp lại sôi sục lên.
Lời hứa cung cấp một khoản cứu trợ trị giá 45 tỷ Euro (60 tỷ đô la Mỹ) của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) và các đối tác khu vực Euro đã không còn đủ sức thuyết phục các nhà
đầu tư tư nhân duy trì trái phiếu chính phủ của Hy Lạp. Sự phản đối cung cấp khoản cứu
trợ tại Đức đồng nghĩa với việc niềm tin đối với thị trường đều đã biến mất vào ngày 27
tháng Tư khi cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poor’s (S&P) hạ bậc trái phiếu

chính phủ Hy Lạp xuống hạng BB+, là mức dưới mức đầu tư một chút. Cơ quan xếp
hạng tín dụng này cũng hạ hạng trái phiếu Bồ Đào Nhà xuống mức A-; một ngày sau họ
đánh tụt hạng trái phiếu Tây Ban Nha một bậc từ AA+ xuống AA.

16


S&P cảnh báo, một khoản cứu trợ nữa dành cho Hy Lạp sẽ đồng nghĩa với vỡ nợ
Graeme Wearden- Ngày 04.07.2011
Những nỗ lực nhằm đối phó với khủng hoảng nợ của Hy Lạp bị giáng một đòn mạnh
vào hôm thứ Hai khi Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's phán quyết rằng kế
hoạch cứu trợ của Châu Âu sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ. S&P cảnh báo rằng họ sẽ công
bố Hy Lạp vỡ nợ nếu như kế hoach gia hạn nợ do ngành ngân hàng Pháp đề xuất được
thực hiện. Quyết định đồng quan điểm với những cơ quan xếp hạng tín dụng khác này
trong những ngày gần đây đã phủ mây đen khắp khu vực Euro vì các nhà hoạch định
chính sách đang nỗ lực tìm kiếm một khoản cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp.

Theo bài Thời gian cho đồng Euro không còn lâu nữa của Tạp chí International
Herald Tribune Crunch
Noah Barkin – Ngày 10.01.2012
Tại Hy Lạp… chính phủ đang nỗ lực tiến tới một thỏa thuận về trao đổi trái phiếu với
các ngân hàng. Điều này đóng vai trò rất quan trọng đối với gói cứu trợ thứ hai trị giá
165 tỷ đô la Mỹ từ các quốc gia châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nếu không có được sự
trợ giúp này, Athens sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng Ba.
Nhiệm vụ: Bạn đóng vai trò là một nhà tư vấn tại Công ty tư vấn McKinsey &
Company, có nhiệm vụ xây dựng một bản phân tích tổng thể về sự tác động có thể vào
môi trường kinh doanh Việt Nam NẾU chúng ta phải chịu Sự Suy Thoái Toàn Cầu khác
bắt đầu vào bất cứ lúc nào khoảng từ năm 2013 đến 2015.
McKinsey lên kế hoạch tạo ra một bản báo cáo tổng thể cho các khách hàng Việt Nam
của mình nhằm hỗ trợ họ tạo dựng chiến lược dựa trên những ảnh hưởng của sự nhiễu

loạn Tài chính ở Mỹ và tại Eurozone khi có thể được nhìn nhận từ Đông Nam Á (SEA).
Báo cáo của bạn cần phải đánh giá được những rủi ro tài chính tiềm ẩn và thực sự do
cuộc khủng hoảng tài chính gây ra đồng thời đưa ra lời khuyên cho họ. Cụ thể, bạn phải
phân tích và đánh giá những tiêu chí sau:

17


i.

Tác động của cuộc khủng hoảng tại Mỹ hoặc Eurozone đối với các doanh nghiệp
địa phương tại Việt Nam;

ii.

Sự tác động toàn cầu đối với các doanh nhiệp và các ngành nghề;

iii.

Sự tác động lên giá trị vốn cổ đông và tài sản của những công ty bị ảnh hưởng
nhiều nhất

iv.

Những ảnh hưởng về chính trị ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có thể tác động đến
hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

18



19



×