Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ ANH TUẤN

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH – TỪ THỰC TIỄN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 60 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn là GS.TS. Phạm Hồng Thái. Các số liệu,
nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2017


Học viên

Vũ Anh Tuấn


Li Cm n
hon thnh chng trỡnh cao hc v vit lun vn, ngoi
s n lc cỷa bõn thồn, em ó nhn c s giõng dọy, hng dn, giỳp ,
gúp ý nhit tỡnh cỷa quý thổy cụ tọi Hc vin Hnh chớnh Quc gia.
Trc ht, em xin chồn thnh cõm n Ban Giỏm hiu, quý thổy cụ
Khoa Nh nc v Phỏp lut, Khoa Sau ọi hc - Hc vin Hnh
chớnh Quc gia v quý thổy cụ tham gia giõng dọy ó tn tỡnh truyn ọt
kin thc, giỳp em trong thi gian hc tp. c bit, em xin gi li cõm
n sồu sc ti GS.TS. Phọm Hng Thỏi ó dnh nhiu thi gian,
cụng sc trong giõng dọy v hng dn em hon thnh lun vn ny.
Em xin gi li cõm n n ụng Phọm Trung Uy - Chỏnh ỏn
Tũa ỏn nhồn dồn tợnh Quõng Ngói, tp th Lónh ọo Tũa ỏn nhồn dồn
tợnh Quõng Ngói; Phũng T chc - Cỏn b v ton th cỏn b Tũa ỏn
nhồn dồn tợnh Quõng Ngói l ni em cụng tỏc ó giỳp , tọo iu kin thun
li em hon thnh khúa hc v lun vn. Cui cựng, em xin by tụ li cõm n
n gia ỡnh, bọn bố l ngun ng viờn ln, tọo iu kin v ht lũng chm súc,
khuyn khớch em tham gia hc tp v nghiờn cu, em cú th hon thnh lun
vn ny. Lun vn l thnh quõ s n lc cỷa cỏ nhồn tỏc giõ trong thi gian
qua. Tuy nhiờn, do kin thc bõn thồn cũn họn ch nờn lun vn khụng trỏnh
khụi nhng thiu sút, kớnh mong nhn c s gúp ý quý bỏu cỷa quý thổy cụ v
cỏc bọn Lun vn ny c hon chợnh hn.
Xin chồn thnh cõm n!
Hu, ngy 19 thỏng 5 nm 2017
Hc Viờn
Vỹ Anh Tuỗn



MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH ........................................................................ 11
1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân .................... 11
1.1.1. Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước ........ 11
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân17
1.2. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tòa án nhân dân cấp
tỉnh ở Việt Nam ........................................................................................... 25
1.2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân cấp tỉnh ..... 25
1.2.2. Nguyên tắc của tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh........................................................................................................... 31
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và mục tiêu đặt ra đối với việc đổi mới tổ chức
và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ................................................ 31
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh ............................................................................................. 31
1.3.2. Mục tiêu đặt ra đối với việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh. ............................................................................................ 33
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 37
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM .............................................. 38



2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển về tổ chức và hoạt động của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh từ năm 1945 đến nay ......................................... 38
2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1959 ......................................................... 38
2.1.2. Giai đoạn từ 1959 đến 1980 ......................................................... 40
2.1.3. Giai đoạn từ 1980 đến 1992 ......................................................... 43
2.1.4. Giai đoạn từ 1992 đến 2002 ......................................................... 45
2.1.5. Giai đoạn từ 2002 đến 2014 ......................................................... 49
2.2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân năm 2014 ......................................................................... 55
2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND tỉnh Quảng Ngãi ........... 63
2.3.1 Thực trạng về cơ cấu tổ chức tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ...63
2.3.2. Thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi ......................................................................................................... 68
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 88
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH HIỆN NAY ...... 89
3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh . 89
3.1.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải
gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của dân, do dân, vì dân. ................................................................. 89
3.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải
được tiến hành đồng bộ với cải cách hệ thống Tòa án nhân dân, các cơ
quan tư pháp và các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước. ................. 90
3.1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải
được thực hiện một cách đồng bộ với quá trình cải cách thể chế. ......... 90
3.1.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải
gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế, phục vụ cho việc xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta................................. 91



3.2. Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh ........................................................................................................ 92
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động
của Tòa án ............................................................................................... 92
3.2.2. Trong hoạt động xét xử của Tòa án phải tuyệt đối trung thành với
Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ
công lý, công bằng xã hội. ...................................................................... 92
3.2.3. Nghiên cứu khả năng trao cho Tòa án quyền giải thích pháp luật,
phán xét tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật
do các cơ quan Nhà nước ban hành. ...................................................... 95
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ Thẩm phán và cán bộ của Tòa án. ............................................. 95
3.2.5. Nâng cao năng lực của Hội thẩm nhân dân. .............................. 100
3.2.6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả xét xử của Tòa án thông qua các bản
án, quyết định đảm bảo công bằng, đúng pháp luật, khả thi................ 101
3.2.7. Kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức Hệ thống Tòa án theo hướng
tinh giản, hiệu quả, bố trí sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, sử dụng
nhân sự đúng người đúng việc, đúng sở trường; đồng thời có chính sách
phù hợp để thu hút đội ngũ những người có năng lực và phẩm chất đạo
đức tốt phục vụ cho sự phát triển của Hệ thống Tòa án....................... 102
3.2.8. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng thống
nhất, đồng bộ phù hợp, khả thi, dễ hiểu và dễ tiếp cận làm cơ sở pháp lý
trong hoạt động xét xử của Tòa án. ...................................................... 104
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ luật tố tụng hình sự

: BLTTHS

Bộ luật hình sự

: BLHS

Bộ luật dân sự

: BLDS

Tòa án nhân dân

: TAND

Xã hội chủ nghĩa

: XHCN

Viện kiểm sát nhân dân

: VKSND

Tòa án nhân dân

: TAND


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong thời kỳ đất nước phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế khu vực và thế giới, trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước,
trước yêu cầu Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc đấu tranh phòng và chống tội
phạm ở nước ta hiện nay đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó việc đổi mới tổ chức và hoạt động
của Tòa án nhân dân là một nội dung quan trọng được thể hiện trong nhiều
văn kiện Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp.
Trước hết, nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định nhiều nội
dung về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có
đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Nghị quyết nêu rõ:
Tòa án là: “Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của
tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Bên cạnh đó, Nghị quyết còn xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền và việc hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Triển khai
thực hiện những quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2014, Tòa án nhân dân tối cao xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp, trọng tâm là
xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án theo chức
năng, nhiệm vụ đã được Hiến định. Theo đó, tòa án là “Cơ quan xét xử của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” nhằm
1


đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam XHCN trong giai đoạn mới.

Mô hình hệ thống Tòa án nhân dân khi được tổ chức lại theo tinh thần
cải cách tư pháp có bốn cấp gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện,
quận, thị xã, thành phố và tương đương). Trong đó:
Tòa án nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ, thẩm quyền xét xử sơ thẩm
hầu hết các vụ, việc thuộc thẩm quyền theo luật định;
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án,
quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện có kháng cáo, kháng nghị
và xét xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp huyện, thành phố. Tuy nhiên, tòa án nhân dân cấp tỉnh không thực hiện
nhiệm vụ giám đốc thẩm và tái thẩm.
Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án,
quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị và
giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có
hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.
Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm,
tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát
triển án lệ. Việc đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao cần thực hiện theo
hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về
pháp luật và có kinh nghiệm trong ngành.
Điều đáng lưu ý là việc thành lập Tòa chuyên trách phải căn cứ vào
thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, ở từng địa phương. Việc nghiên cứu, xác
định phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cần theo hướng chủ yếu
xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
và những vụ án liên quan đến bí mật quân sự.
2


Đổi mới việc tổ chức phiên Tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền
hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo

hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng
tại các phiên Tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
Trong Văn kiện đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng
sản Việt Nam cũng nêu rõ: Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch,
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, và quyền con người. Tiếp
tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải
cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng
tâm, thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế
phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động Lập pháp, Hành
pháp và Tư pháp… Đặc biệt là, Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của
Đảng tiếp tục đề ra mục tiêu: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh,
bảo vệ công lý; tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách
pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các
cơ quan tư pháp, đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách
quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp. Đổi mới hệ
thống tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét
xử là trọng tâm của cải cách tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa đối
với các khiếu kiệnhành chính” [10]. Các quan điểm, định hướng nêu trên đều
khẳng định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống cơ quan tư pháp và
trọng tâm của công tác xét xử. Vì vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của
Tòa án nhân dân các cấp được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình cải
cách tư pháp. Tuy nhiên, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân
dân nói chung và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng trong thời gian qua cũng
đặt ra những vấn đề cần giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể như
3


về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, vấn đề mở rộng thẩm
quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện cũng đặt ra vấn đề thẩm quyền

xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; vấn đề đổi mới việc tranh
tụng tại phiên Tòa… Chính vì vậy, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả công tác
xét xử trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay.
Với lý do nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài: "Tổ chức và hoạt động
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh – Từ thực tế Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi" có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hệ thống Tòa án
nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng để làm luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội
thảo, các bài viết trên các tạp chí liên quan đến nội dung tổ chức hoạt động
của Tòa án nhân dân. Có thể phân loại thành hai nhóm như sau:
 Nhóm thứ nhất: Những công trình là đề tài khoa học cấp Nhà nước,
cấp Bộ, các luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo nghiên cứu về hệ thống tư pháp
Việt Nam có liên quan đến Tòa án nhân dân như:
+ Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX.04.06 "Cải cách các cơ
quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và
hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân".
+ Luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật "Đổi
mới tổ chức và hoạt động Tòa án nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay" của tác giả Lê Thành Dương năm 2002.

4


+ Luận án tiến sĩ luật học, Đại học luật Hà nội "Đổi mới tổ chức và
hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp

quyền" của tác giả Trần Huy Liệu năm 2003.
+ Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà nội "Những vấn đề lý luận
và thực tiễn về cải cách hệ thống cơ quan Tòa án Việt Nam theo định hướng xây
dựng Nhà nước pháp quyền" của tác giả Đỗ Thị Ngọc Tuyết năm 2005.
+ Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội “Đổi mới tổ chức
Tòa án nhân dân cấp huyện trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của
tác giải Nguyễn Minh Sử năm 2011.
+ Sách tham khảo: "Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy Nhà nước"
của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb Giao thông vận tải năm 2002;
+ Sách "Hệ thống tư pháp và cái cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay"
của tập thể các tác giả do GS.TS Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Khoa học xã hội
năm 2002;
+ “Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ thẩm phán ở nước ta hiện
nay” của tác giả Đỗ Gia Thư (Luận án tiến sĩ luật học, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, 2006);
+ “Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện trong quá trình cải
cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Sử (Luận án tiến sĩ luật
học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2011);
+ Liên quan đến nhóm vấn đề này còn có kỷ yếu các cuộc hội thảo về
lịch sử ngành Tòa án nhân dân.
 Nhóm thứ hai: Các bài viết liên quan đến nội dung đổi mới tổ chức
và hoạt động của Tòa án nhân dân được đăng trên các tạp chí:
+ “Những vấn đề chủ yếu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai
đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam” của TSKH.PGS Lê Cảm, tạp
chí Tòa án nhân dân số 3 năm 2006;
5


+ "Yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đối với đổi mới tổ
chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp " của tác giả Nguyễn Mạnh

Cường, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10 năm 2002;
+ “Bàn về quản lý thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp” của tác giả Đỗ
Gia Thư đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, 2005;
+ “Cải cách tư pháp trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước” của tác
giả Nguyễn Đăng Dung đăng trên đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số
chuyên đề 2011;
+ “Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc tổ chức Tòa án theo tiêu chí chức
năng, thẩm quyền” của tác giả Nguyễn Ngọc đăng trên Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Số chuyên đề 2011;
+ “Kiến nghị nhằm nâng cao vị thế độc lập của Thẩm phán trong hoạt
động xét xử” của tác giả Nguyễn Minh Sử đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân,
số tháng 7, 2011.
+ “Một vài ý kiến về hoàn thiện hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta”
của tác giả Nguyễn Minh Sử đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số tháng 7, 2011.
+ "Cải cách tư pháp và vấn đề tranh tụng" của tác giả Nguyễn Mạnh
Kháng, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10.
+ Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2010 đến năm 2016.
+ Bài viết về: Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của
Tòa án nhân dân, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ “Tòa án là cơ quan xét
xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” của Đồng chí
Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao năm 2013
+ Bài viết về: “Hoạt động của Tòa án nhân dân trong thời kỳ mới” của
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Tưởng Duy Lượng năm 2014.
6


+ Bài viết về “Thành tựu cải cách tư pháp nổi bật của Tòa án nhân dân”
của Báo Công lý năm 2016.

+ Bài viết về “Cải cách tư pháp nâng tầm vị thế của Hệ thống Tòa án
nhân dân” của Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, Phó Chánh Văn phòng, Ban Chỉ
đạo cải cách tư pháp Trung ương năm 2014.
Tuy vậy các công trình bài viết trên chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực nghiên
cứu chung nhất về tổ chức quyền lực Nhà nước, hoặc có công trình nghiên
cứu đề cập trực tiếp về vấn đề này, nhưng khác về phạm vi nghiên cứu và thời
điểm nghiên cứu đã lâu nên không cập nhật được những vấn đề đang đặt ra
trong lý luận và thực tiễn hiện nay, đồng thời không phù hợp với Hiến pháp
2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, do đó nội dung không còn
mang tính thời sự.
Qua nghiên cứu, khái quát chung có thể thấy các công trình khoa học
trên đây đã nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tổ chức và
hoạt động của Tòa án nhân dân. Bởi vậy, luận văn tập trung nghiên cứu về tổ
chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay theo hướng có
hệ thống và toàn diện hơn để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình đổi
mới và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn dưới góc độ Luật Hiến pháp và luật
Hành chính nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói chung và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nói
riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
7


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động
của Tòa án như phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Tòa án trong bộ máy nhà nước;
- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, trong đó đánh giá những thành tựu, những
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém;
- Xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và
hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là vấn đề tương đối
rộng, có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong khuôn khổ
luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tổ chức
và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thực trạng và giải pháp đổi mới tổ
chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong thời
gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2015 đến 2017.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động tại
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói chung và tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân
tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
8


Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tổ chức và
hoạt động của Tòa án nhân dân mà không nghiên cứu về tổ chức và hoạt động
của Tòa án quân sự.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật, về tổ chức
và hoạt động của Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp, những
thành tựu của khoa học pháp lý trên thế giới. Đồng thời, tác giả nghiên cứu
luận văn trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng
trong luận văn bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để phân tích, khái
quát các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp đổi
mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân
cấp tỉnh nói riêng.
- Phương pháp hệ thống: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích theo
hệ thống các vấn đề nghiên cứu đặt trong hệ thống có mối quan hệ
biện chứng, hữu cơ như một chỉnh thể thống nhất. Tổ chức và hoạt động của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh là một nội dung của đổi mới tổ chức và hoạt động
của Tòa án nhân dân, do vậy, phương pháp hệ thống được sử dụng để nghiên cứu
tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong mối quan hệ với đổi mới
tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và bộ máy nhà nước.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong luận văn để nghiên cứu quá
trình hình thành, phát triển và yêu cầu đổi mới pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

9


- Luận văn sử dụng phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, xem xét
từng vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, các quy
định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.

- Phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa được sử dụng trong Chương 3
nhằm đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; phát huy vai trò
của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý và tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân đối với hoạt động của Tòa án.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung vào lý luận về
tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án
nhân dân cấp tỉnh nói riêng nhằm thống nhất nhận thức về bản chất, vai trò
hoạt động xét xử của toà án trong đời sống xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích
của cá nhân, tổ chức.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các các Tòa án
và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp trong
hoạt động của Tòa án nhân dân, đồng thời có thể sử dụng được cho việc giảng dạy
tại Học viện Tư pháp; Học viện Tòa án, Đại học Kiểm sát và các cơ sở đào tạo...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh ở Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện nay.
10


Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
1.1.1. Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước
Nghiên cứu học thuyết Mác - Lênin cho thấy rằng, trong quá trình phát
triển của đời sống xã hội, khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia giai cấp
và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được thì Nhà nước ra đời. Nhà nước
ra đời đã trở thành công cụ bạo lực của giai cấp thống trị, nhằm đàn áp, cai trị
giai cấp khác. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thống trị về kinh
tế, nắm giữ quyền lực chính trị, quản lý xã hội, thể hiện ý chí giai cấp mình
thành pháp luật và buộc các giai cấp khác trong xã hội phải tuân thủ (lịch sử
các nhà nước quân chủ cho thấy các chiếu chỉ, mệnh lệnh của nhà vua có tính
phục tùng tuyệt đối). Tuy nhiên, ý chí của giai cấp thống trị sẽ không đạt
được, nếu ý chí đó chỉ mới dừng lại ở việc thể hiện thành những quy phạm,
những điều luật, hay bộ luật. Để ý chí của giai cấp thống trị đi vào cuộc sống,
trở thành ý chí chung của toàn xã hội thì nhà nước phải tổ chức ra bộ máy để
thực hiện nhiệm vụ này, đó chính là bộ máy hành pháp với lực lượng đàn áp,
cưỡng chế là quân đội và cảnh sát. Đồng thời, để cho pháp luật – ý chí của
giai cấp thống trị được tuân thủ trong đời sống xã hội, đòi hỏi phải hình thành
một hệ thống cơ quan bảo đảm việc giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật, đó là cơ quan xét xử. Hệ thống cơ quan nhân danh Nhà nước để xét xử
các hành vi vi phạm pháp luật chính là Tòa án.
Như vậy, với sự ra đời của Nhà nước thì quyền lực nhà nước được thể
hiện bởi: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; trong đó quyền
tư pháp là quyền xét xử do Tòa án thực hiện và chức năng xét xử không thể
11


tách rời khỏi Nhà nước. Ở chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, Nhà
nước chủ yếu được tổ chức theo hình thức quân chủ, nên quyền lập pháp,
hành pháp và xét xử đều tập trung vào giai cấp chủ nô và phong kiến do nhà

vua thống trị. Nhà vua vừa là người ban hành các đạo luật, vừa là người quyết
định tổ chức thực hiện và cũng là người có quyền lực xét xử cao nhất. Vì vậy,
Tòa án chưa được tổ chức thành hệ thống rõ nét và hoạt động độc lập với các
tổ chức khác trong bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Vào thế
kỷ 17 và 18, với sự phát triển mạnh mẽ của giai cấp tư sản - giai cấp đại diện
cho phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại đã có tiếng nói, trào lưu chính
trị kêu gọi, đấu tranh để hạn chế quyền lực tuyệt đối của nhà vua, tiến tới xóa
bỏ Nhà nước phong kiến. Các học giả tư sản trong thời kỳ này đã đưa ra các
luận điểm cho rằng cần phải có sự tách bạch quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, trong đó điển hình là tư tưởng của John Locce, Montesquieu... Theo
Montesquieu, quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp và tư tưởng phân chia quyền lực này đã trở thành hạt nhân
của học thuyết "Tam quyền phân lập". Montesquieu cho rằng khi quyền lập
pháp được sáp nhập với quyền hành pháp và tập trung trong tay một người
hay một tập đoàn người, thì sẽ không có tự do, bởi vì điều này có thể dẫn tới
việc chính nhà vua hay nghị viện ấy sẽ đưa ra những đạo luật độc đoán để thi
hành một cách vô nguyên tắc. Đồng thời, sẽ không có tự do nếu quyền xét xử
không được phân biệt với quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền xét
xử được sáp nhập vào quyền lập pháp, thì sẽ không có tự do; nếu quyền xét
xử được nhập vào quyền hành pháp thì Thẩm phán sẽ trở thành những kẻ áp
bức. Với tư tưởng này, ông cho rằng để có một Nhà Nước pháp quyền theo
quan niệm phân lập quyền lực của Nhà nước tư sản, cũng như các cơ quan
nhà nước khác, thì Tòa án phải được tổ chức độc lập, có sự tham gia đối trọng
và chế ước, kiểm soát với nhánh quyền lập pháp và hành pháp. Theo quan
12


điểm của giai cấp tư sản thì Tòa án là cơ quan bảo vệ pháp luật quan trọng
nhất, bảo vệ công lý và là người trọng tài vô tư, khách quan để đánh giá các
hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn

đời sống xã hội. Muốn vậy, hoạt động của Tòa án phải được quy định để
không chỉ giới hạn ở việc xét xử đối với hành vi của các cá nhân mà còn đối
với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hay nói cách khác, sự độc lập của
Tòa án với cơ quan lập pháp và hành pháp là đảm bảo quan trọng nhất cho
việc bảo vệ các quyền con người, hạn chế sự lạm quyền, xâm hại các quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Sự độc lập của Tòa án với hai nhánh quyền
lực lập pháp và hành pháp đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác lập chế độ
dân chủ tư sản, đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của nhân dân trong cuộc
đấu tranh chống chế độ phong kiến, hạn chế sức mạnh của nhà vua. Tuy
nhiên, tính độc lập của Tòa án trong Nhà nước tư sản cũng phụ thuộc rất
nhiều vào cách thức tổ chức hình thức chính thể (Cộng hòa Đại nghị, Cộng
hòa Tổng thống), nhưng cho dù được tổ chức theo hình thức chính thể nào thì
sự độc lập của Tòa án chính là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền và lợi ích Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Bàn về vấn đề này,
A.Hamiton cho rằng trong tất cả các yếu tố khiến cho ngành tư pháp có thể
duy trì được tính độc lập và cương quyết của mình, thì nhiệm kỳ của vị Chánh
án là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy, với sự phát triển của tinh thần dân
chủ thì hoạt động của Tòa án ngày càng mở rộng đến cả những người thực thi
pháp luật khi chính họ có những hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí Tòa án
còn xem xét đến các hành vi vi hiến.
Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì chức năng chung của Nhà nước là
quản lý xã hội, biến ý chí của giai cấp thống trị thành pháp luật và dùng các
công cụ, biện pháp quyền lực để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Để
quản lý Nhà nước, quyền lực nhà nước được thể hiện dưới các hình thức là
13


xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Các hình
thức này tương ứng với ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tư pháp là
một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân

xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định
pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích của các chủ thể pháp
luật. Như vậy, nói đến tư pháp là nói đến việc xét xử theo pháp luật và quyền
tư pháp do hệ thống Tòa án độc lập thực hiện với chức năng đặc trưng là xét
xử, là một phương thức thực thi quyền lực nhà nước. Tòa án là cơ quan nhân
danh Nhà nước thực hiện việc xét xử, bảo vệ công lý; hiệu lực, hiệu quả xét
xử của Tòa án là thước đo tính dân chủ, công bằng và lòng tin của nhân dân.
Bản chất hoạt động xét xử của Tòa án là áp dụng pháp luật và thông qua đó
Tòa án chuyển tải, thể hiện quyền lực nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị
vào đời sống xã hội. Vì vậy, nếu Tòa án hoạt động không minh bạch, khách
quan thì công lý không được bảo vệ, trật tự an toàn xã hội không được bảo
đảm. Đồng thời, thông qua hoạt động xét xử, các quy định pháp luật còn được
chuyển tải đến các đối tượng khác trong xã hội, giúp họ nhận thức, nâng cao ý
thức pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Bàn về vấn đề này, V.I. Lê
Nin đã viết: “Tòa án cần phải đảm đương một nhiệm vụ khác còn quan trọng
hơn nữa, đó là nhiệm vụ bảo đảm cho người lao động chấp hành một cách
nghiêm chỉnh nhất kỷ luật và kỷ luật tự giác”.[38]
Như vậy, xét xử là chức năng quan trọng nhất của Tòa án. Khi đảm
nhận chức năng xét xử, Tòa án có vai trò, vị trí nhất định trong bộ máy nhà
nước. Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước để xem
xét, đánh giá và phán quyết về tính đúng đắn của hành vi theo pháp luật hay
tính công bằng trong các tranh chấp giữa các bên liên quan. Đặc trưng cơ bản
của hoạt động xét xử là Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước và sự nhân
danh quyền lực nhà nước đã làm cho các bản án, quyết định do Tòa án ban
14


hành được bảo đảm thực thi bởi Nhà nước thông qua các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền. Tuy nhiên, ở mỗi hình thái kinh tế xã hội, kiểu Nhà nước với chế
độ chính trị khác nhau, bộ máy nhà nước được tổ chức khác nhau, trong đó

Tòa án có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng khác nhau. Ở Nhà nước
chiếm hữu nô lệ và phong kiến, quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp
và hành pháp và đều do giai cấp thống trị (giai cấp chủ nô và giai cấp phong
kiến) nắm giữ và sử dụng thông qua người đại diện là nhà vua. Ở Nhà nước tư
sản, để hạn chế dần khả năng thực hiện quyền lực vô hạn cũng như đảm bảo
tính dân chủ trong đời sống xã hội, các nhà tư tưởng tư sản đã đưa ra lý thuyết
về tam quyền phân lập, theo đó quyền tư pháp có sự phân lập với quyền lập
pháp và hành pháp để đảm bảo tính kiềm chế và đối trọng lẫn nhau. Tòa án
chính là một nhánh quyền lực nhà nước thực hiện chức năng xét xử các hành
vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã
hội. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, thẩm quyền của Tòa án được
mở rộng; tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Tòa án được nâng cao
và ngày càng có tính hệ thống.
Ở nước ta, mặc dù không áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập như
nhiều nước tư sản nhưng những kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Tòa án
của các nước trên thế giới cũng là cơ sở quan trọng để chúng ta vận dụng,
tham khảo trong quá trình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực
thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thực hiện quyền
tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan
trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Tòa án nhân dân.
Do vậy, Tòa án nhân dân có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà
nước; Tòa án thực hiện quyền tư pháp, là nơi thể hiện công lý trong bộ máy
15


nhà nước. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp là thước đo sự công
bằng trong xã hội. Hoạt động xét xử được coi là hoạt động trọng tâm trong
việc thực hiện quyền tư pháp và chức năng xét xử được Hiến pháp quy định là

chức năng riêng Tòa án, bởi vậy, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
được quy định tương đối cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm
pháp luật Việt Nam. Theo Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là
cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền tư pháp”.[30]. Bằng quy định này, lần đầu tiên trong Hiến pháp, cơ
quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam được khẳng định là Tòa án nhân
dân, theo đó, quyền tư pháp được hiểu là quyền xét xử. So với thời kỳ trước
Hiến pháp năm 2013 thì quyền tư pháp và cơ quan tư pháp có phạm vi thu
hẹp hơn, điều này nảy sinh yêu cầu đổi mới trong nhận thức về quyền tư pháp
ở Việt Nam. Với việc thực hiện chức năng xét xử, Tòa án nhân dân có vai trò
quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo
môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; Tòa án nhân dân là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp
luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm
và hành vi vi phạm pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được xác định là:
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung
thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy
16


tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi
phạm pháp luật khác.
Tòa án xét xử những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm

những tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân và gia
đình; những tranh chấp về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp về lao
động); những vụ án hành chính; giải quyết những việc dân sự (bao gồm
những yêu cầu về dân sự; những yêu cầu về hôn nhân và gia đình; những yêu
cầu về kinh doanh, thương mại; những yêu cầu về lao động); giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết luận cuộc đình
công hợp pháp hay không hợp pháp. Ngoài ra, Tòa án còn có thẩm quyền
giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (ra quyết định thi
hành án hình sự; hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết định
miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên; ra quyết định
xoá án tích). [31].
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Với tư cách là một trong các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, để thực
hiện vai trò của cơ quan có chức năng xét xử, bảo đảm công lý, tổ chức và
hoạt động của Tòa án phải được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc chung
đã được Hiến pháp ghi nhận như nguyên tắc Đảng lãnh đạo (Điều 4 Hiến
pháp 2013), nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 6). Với chức năng riêng của
mình so với các cơ quan Nhà nước khác, TAND còn được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc đặc thù. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Tòa án có tính phổ biến là:
1.1.2.1. Nguyên tắc việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm nhân dân
tham gia; khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Đây là một nguyên tắc đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 103 Hiến
pháp năm 2013. Điều 8 Luật Tổ chức TAND 2014 đã qui định vấn đề này.
17


Theo nguyên tắc đó, khi xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh
doanh, thương mại, lao động, hành chính thì trong thành phần Hội đồng xét
xử có sự tham gia của các Hội thẩm (Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân

nhân). Đây là thành phần đại diện cho dư luận xã hội khi xem xét các khía
cạnh của vụ việc, góp phần bảo đảm việc xét xử có lý và có tình. Vì vậy, bên
cạnh việc nâng cao trình độ pháp lý, trình độ chuyên môn cho các Hội thẩm
nhân dân thì điều quan trọng, người Hội thẩm phải là người đại diện, nói được
tiếng nói đại diện cho dư luận xã hội tại nơi và thời điểm xảy ra vụ án. Cũng
vì vậy, tác giả cho rằng không nên quá quan tâm về vấn đề trình độ pháp lý và
trình độ chuyên môn của Hội thẩm, hay nói cách khác là không nên “thẩm
phán hoá” Hội thẩm. Với nguyên tắc hai cấp xét xử, sự tham gia của Hội thẩm
trong Hội đồng xét xử là bắt buộc trong trình tự xét xử sơ thẩm và mang tính
tuỳ nghi (khi thấy cần thiết) trong Hội đồng xét xử phúc thẩm. Để đảm bảo
tính khách quan, pháp luật đã qui định, khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với
Thẩm phán, nói cách khác là Hội thẩm có quyền độc lập so với Thẩm phán.
Pháp luật về tố tụng đã cụ thể hoá nội dung này bằng cách qui định, khi các
thành viên Hội đồng xét xử nghị án, biểu quyết về từng vấn đề cụ thể của vụ
án thì các Hội thẩm phải biểu quyết trước (với mục đích để hạn chế việc biểu
quyết của Hội thẩm bị ảnh hưởng theo ý chí của Thẩm phán). Cũng chính vì
Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán nên khi xét xử, mặc dù Thẩm phán là
người chủ toạ phiên Tòa nhưng Hội thẩm vẫn có quyền tham gia vào tất cả
các trình tự, thủ tục xét xử tại phiên Tòa.
1.1.2.2. Nguyên tắc độc lập của Tòa án, khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp
2013 và được cụ thể hoá tại Điều 9 Luật Tổ chức TAND năm 2014. Nguyên
tắc này qui định khi xét xử, giữa các thành viên Hội đồng xét xử (Thẩm phán
18


×