Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.75 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

LÊ MAI ANH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI SA PA VÀ BẮC HÀ, LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2009

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

LÊ MAI ANH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI SA PA VÀ BẮC HÀ, LÀO CAI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Văn Hùng


Hà Nội - 2009

2


MỤC LỤC ........................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. 8
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ............................................................................... 9
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 10
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 10
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 11
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 12
5. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 13
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN
1.1. Phát triển du lịch tại miền núi ........................................................................ 14
1.1.1. Điều kiện phát triển du lịch tại miền núi................................................... 14
1.1.2. Các loại hình du lịch tại miền núi ............................................................ 15
1.2. Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên ............................................................................ 15
1.2.1. Một số khái niệm........................................................................................ 15
1.2.2. Các thành phần của môi trường tự nhiên ................................................ 17
1.2.3. Các quy định về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch vùng miền núi . 19
1.3. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trƣờng tự nhiên ........... 22
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên tại điểm du lịch
miền núi .................................................................................................................... 25
1.4.1. Liên quan đến quản lý nhà nước .............................................................. 25
1.4.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch........................................... 26
1.4.3. Liên quan đến cộng đồng địa phương ....................................................... 27

1.4.4. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch .............................. 27

3


Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI SA PA VÀ BẮC HÀ
2.1. Tiềm năng du lịch ở Sa Pa và Bắc Hà ............................................................ 29
2.1.1. Tiềm năng du lịch ở Sa Pa ........................................................................... 29
2.1.2. Tiềm năng du lịch ở Bắc Hà ........................................................................ 30
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Sa Pa và Bắc Hà ......................................... 30
2.2.1. Các loại hình du lịch chính tại hai điểm ................................................... 30
2.2.2. Điểm, tuyến điểm chính của Sa Pa và Bắc Hà ........................................... 33
2.2.3. Số liệu thống kê về hoạt động du lịch ở 2 điểm .......................................... 34
2.3. Tác động của du lịch đến môi trƣờng ở Sa Pa và Bắc Hà ............................ 40
2.3.1. Kiến trúc cảnh quan ..................................................................................... 41
2.3.2. Môi trường nước .......................................................................................... 43
2.3.3. Xử lý chất thải rắn ........................................................................................ 45
2.3.4. Rừng và đa dạng sinh học ............................................................................ 47
2.3.5. Môi trường không khí .................................................................................. 49
2.4. Hoạt động bảo vệ môi trƣờng tự nhiên ở Sa Pa và Bắc Hà.......................... 51
2.4.1. Vấn đề triển khai, thể chế hóa các quy định của Nhà nước về BVMT tại
Sa Pa và Bắc Hà .................................................................................................... 51
2.4.2. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân và
các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch về bảo vệ môi trường ............. 55
2.4.3. Hoạt động BVMT của người dân ở các điểm du lịch Sa Pa và Bắc Hà .... 60
2.4.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm BVMT tại hai điểm du
lịch ........................................................................................................................... 62
2.4.5. Phòng ngừa hạn chế những sự cố môi trường và tác động gây ô nhiễm
môi trường trong hoạt động du lịch ...................................................................... 65

2.4.6. Hoạt động quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường tại các điểm du lịch
ca địa phương ......................................................................................................... 67
2.4.7. Hoạt động xử lý môi trường tại các điểm du lịch ....................................... 67

4


2.5. Một số nhận xét về phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trƣờng tự nhiên
tại Sa Pa và Bắc Hà ................................................................................................. 70
2.5.1. Những kết quả tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại hai điểm du lịch
................................................................................................................................................. 70
2.5.2. Những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm du lịch ....
................................................................................................................................................. 71
2.5.3. Nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường
tại điểm du lịch ................................................................................................................. 74
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH
BẮC HÀ VÀ SA PA
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch tại Bắc Hà và Sa Pa trong thời gian tới ..... 76
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng tại điểm du lịch Sapa và Bắc
Hà .................................................................................................................................. 77
3.2.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch tại địa phương.................................................................................................. 77
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong
hoạt động du lịch tại điểm ...................................................................................... 80
3.2.3. Tăng cường đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ...... 85
3.2.4. Cải thiện hệ thống, quy trình xử lý chất thải .............................................. 86
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các vi phạm về bảo vệ môi trường ............. 87
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động quan trắc và đánh giá ............................................... 89
3.2.7. Huy động sự tham gia của cư dân địa phương vào hoạt động bảo vệ môi

trường trong lĩnh vực du lịch ................................................................................. 89
3.2.8. Tăng cường hợp tác quốc tế trong du lịch và bảo vệ môi trường .............. 89
3.3. Một số khuyến nghị ......................................................................................... 91
3.3.1. Khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường ...
................................................................................................................................. 92

5


3.3.2. Khuyến nghị với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch .................. 93
3.3.3. Khuyến nghị với cộng đồng địa phương, khách du lịch ............................ 93
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 94
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường tự nhiên là tài nguyên của hoạt động du lịch, có mối quan hệ qua
lại với hoạt động du lịch. Ở nhiều vùng miền núi, nơi môi trường tự nhiên còn
nguyên sơ, trong lành đang là điểm thu hút du khách; phát triển du lịch được coi
như một phương thức để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong
mối quan hệ với du lịch, môi trường thường là yếu tố chịu nhiều tác động tiêu cực
mà du lịch mang lại. Nhiều thành phần của môi trưòng tự nhiên có khả năng khôi
phục nhưng đa số các yếu tố không thể tự phục hồi hoặc phục hồi chậm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường ở các
tỉnh miền núi chưa cao: điều kiện kinh tế thấp, nhận thức về bảo vệ môi trường chưa
được quan tâm, chú trọng…Mặt khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự

hạn chế này là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường chưa có
nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường; các hoạt động nghiên
cứu, đánh giá các thành phần môi trường còn rất hạn chế.
Sa Pa và Bắc Hà là hai điểm du lịch có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng,
hấp dẫn và có nhiều điểm tương đồng về điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Lào
Cai. Nếu Sa Pa đã trở thành điểm đến thu hút khách từ từ nhiều năm nay thì Bắc Hà
hiện nay được coi như một điểm đến mới của tỉnh Lào Cai đang được tập trung khai
thác, đầu tư phát triển du lịch.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, các cơ quan quản lý ở Sa Pa đã thực
hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường nhưng chưa đáp ứng và khắc phục được
những tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên ở
Sa Pa hiện nay đã có biểu hiện ô nhiễm cục bộ ở một số điểm mặc dù hoạt động du
lịch thực sự phát triển chưa lâu. Trong khi đó, là một điểm du lịch mới được chú
trọng phát triển du lịch nên các hoạt động bảo vệ môi trường ở Bắc Hà hầu như
chưa được quan tâm. Theo quy hoạch phát triển du lịch Lào Cai đến năm 2020, Sa
Pa và Bắc Hà được xác định là hai điểm du lịch trọng tâm của tỉnh. Điều này cũng

7


đồng nghĩa với sự suy thoái của môi trường tự nhiên nếu các hoạt động bảo vệ môi
trường không được quan tâm đúng mức và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi
trường tự nhiên ở Sa Pa và Bắc Hà”. Tại Việt Nam, đã có một số công trình
nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở miền núi cũng như ở Sa Pa. Trong luận
văn này, ngoài các số liệu, kết quả từ báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch và môi trường ở địa phương, tác giả đã thực hiện phương pháp phỏng vấn
nhanh có sự tham gia của người dân. Trên cơ sở phân tích hiện trạng một số yếu tố
môi trường có tác động chính tới hoạt động du lịch và các hoạt động bảo vệ môi
trường của Sa Pa và Bắc Hà, luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị. Từ đó,

luận văn góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường tự nhiên trong
quá trình phát triển du lịch ở Sa Pa và Bắc Hà.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
bảo vệ môi trường tự nhiên trong sự phát triển của hoạt động du lịch ở Sa Pa và Bắc
Hà, đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững của hai điểm du lịch này.
Từ đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
 Nghiên cứu hiện trạng một số thành phần môi trường tự nhiên dưới tác động của
hoạt động du lịch và một số hoạt động bảo vệ môi trường của các thành phần tham
gia hoạt động du lịch tại Sa Pa và Bắc Hà.
 Chỉ ra các yếu kém và nguyên nhân của hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực du lịch ở Sa Pa và Bắc Hà.
 Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ
môi trường ở Sa Pa và Bắc Hà.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo vệ môi trường tại một số
điểm du lịch của Sa Pa và Bắc Hà.

8


 Phạm vi nghiên cứu của luận văn: do hạn chế về nguồn lực và thời gian, luận
văn xác định phạm vi nghiên cứu:
o Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: mô tả hiện trạng một số thành phần tự nhiên
có thể quan trắc được và có số liệu thống kê, nghiên cứu của các cơ quan chuyên
môn; tập trung vào các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu ở các điểm du lịch Sa
Pa và Bắc Hà.
o Phạm vi về không gian: tác giả lựa chọn nghiên cứu Sa Pa là điểm du lịch đã
phát triển và đã thực hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường và Bắc Hà, điểm
du lịch mới phát triển và có những nét tương đồng về môi trường tự nhiên với

Sa Pa.
 Ở Sa Pa: Trung tâm thị trấn Sa Pa, Bản Hồ, Bản Cát Cát, Khu du lịch
Cầu Mây
 Ở Bắc Hà: Trung tâm thị trấn Bắc Hà, Bản Phố, Bản Liền, Nậm Khánh
o Phạm vi về thời gian: nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu được sử
dụng chủ yếu được thống kê vào thời điểm 31/12/2008 trở về trước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, sơ cấp
Thu thập các số liệu, tài liệu của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương
về quy định của hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; các bài học
kinh nghiệm của thế giới đối với hoạt động này.
Thu thập các số liệu sơ cấp tại các điểm điều tra, phục vụ cho tìm hiểu, nhận
định các hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm du lịch tiến hành điều tra.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ các tài liệu, kết hợp với kết quả
của điều tra, khảo sát, quan trắc thực tế tại hai điểm du lịch Sa Pa và Bắc Hà, tiến
hành phân tích tổng hợp để có những nhận định cơ bản về hiện trạng môi trường tự
nhiên ở đây, cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ đó chỉ ra sự chênh lệch
hoặc những điểm giống nhau, khác nhau về mức độ ô nhiễm; mức độ thực hiện và
hiệu quả của hoạt động bảo vệ môi trường…ở hai điểm.

9


 Phương pháp điều tra xã hội học
Để có những thông tin phản ánh thực trạng môi trường và hiệu quả hoạt động
môi trường mang tính khách quan, luận văn đã tổ chức thực hiện lấy thông tin sử
dụng bảng hỏi với người dân; phỏng vấn sâu với cán bộ quản lý của chính quyền
địa phương và các doanh nghiệp.
 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân

Tác giả đã thực hiện phỏng vấn có sự tham gia thảo luận của người dân địa
phương về các vấn đề liên quan tới môi trường tự nhiên như chất lượng môi trường
tự nhiên trong các khu du lịch, tác động của du lịch tới môi trường tự nhiên, nhận
thức của người dân về vai trò của môi trường với du lịch và đời sống sinh hoạt của
người dân. Hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường (tuyên truyền, giáo dục,
đào tạo nâng cao nhận thức, hỗ trợ kinh phí thực hiện bảo vê môi trường…) cũng
được tác giả và người dân địa phương tham gia thảo luận, trao đổi một cách khách
quan.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Một số vấn đề về phát triển du lịch miền núi và bảo vệ môi trường
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch và hoạt động bảo vệ môi trường tại
Sa Pa và Bắc Hà
Chương 3. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
vệ môi trường tại các điểm du lịch Bắc Hà và Sa Pa

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, Tạp chí tiếng Việt:
1. Lê Huy Bá, (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học

Kỹ thuật, Hà Nội
2. Vũ Thế Bính, (2005), Du lịch và công tác bảo vệ môi trường, Tạp chí Du lịch

Việt Nam, Số 7, tr.11-12
3. Bộ Tài nguyên Môi trường, (2003), Quy chế bảo vệ môi rường trong lĩnh vực du


lịch
4. Lê Thạc Cán, (1994), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và kinh

nghiệm thực tiễn, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
5. Nguyễn Thế Chinh, (1999), Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực

quản lý môi trường ở Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Nguyễn Thế Chinh, (2006), Sử dụng công cụ kinh tế bảo vệ môi trường nhằm

phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 4, tr.32-51
7. Bùi Văn Dũng, (1999), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường cho sự phát triển lâu bền, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội
8. Đỗ Thanh Hoa, (2005), Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch
gắn với bảo vệ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 12, tr.17-42
9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội
10. Nguyễn Đình Hòe, (2002), Sổ tay hướng dẫn truyền thông môi trường, Sở Khoa
học, Công nghệ và Môi trường Hải Dương, Hải Dương
11. Quang Hồng, (2005), Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 9, tr.18-19

11


12. Nguyễn Đức Khiển , (2002), Luật và các tiêu chuẩn chất lượng môi trường,
Nxb Hà Nội, Hà Nội
13. Lê Văn Khoa, (2003), Môi trường và phát triển bền vững miền núi, Nxb Giáo
dục, Hà Nội
14. Phạm Trung Lương, (1997), Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du
lịch ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo lần thứ nhất về Đánh giá tác động

môi trường, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Hà Nội
15. Phạm Trung Lương, (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
16. Phạm Trung Lương, (2004), Phát triển du lịch từ góc độ môi trường, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, Số 10, tr.27
17. Phạm Trung Lương, (2004), Phát triển du lịch từ góc độ môi trường, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, Số 11, tr.18-19,53
18. Quốc hội, (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19. Trần Đức Thanh, (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
20. Phạm Lê Thảo, (2005), Môi trường tự nhiên với phát triển bền vững ở Việt
Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 8, tr.26-27
21. Nguyễn Viết Thổ, (1998), Môi trường: các công trình nghiên cứu, Tập 5, Nxb
Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
22. Đặng Như Toàn, Nguyễn Quang Thái (dịch), (1985), Bảo vệ môi trường và hiệu
quả kinh tế xã hội của nó, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
23. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, (2004), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào
Cai (Giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng 2020), Lào Cai.
24. Báo cáo, tham luận về du lịch và BVMT của Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng
Tài nguyên – Môi trường huyện Sa Pa, Bắc Hà.
Sách, tạp chí tiếng Anh:

12


25. Asia – Pacific economic co-operation, (1997), Tourism and environmental best
practise in APEC member economies, Singapore
26. Callan Scott J, (1996), Environmental economies and management: Theory,
policy and applications, Irwin
27. Dasmann Raymond F, (1959), Environmental conservation, John Wiley and

Sons, New York
28. APEC Tourism working group, (1996), Environmentally subtainable tourism in
APEC member economies, Singapore
Internet
29. Một số kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ môi trường du lịch
22/04/2008
30. Nepal phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường
09/09/2008
31. Phát triển du lịch tác động lên môi trường,
22/4/2009

13



×