Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.68 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

--------/--------

-----/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH HƢỜNG

THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI
NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – 2017


Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH

Phản biện 1:

Phản biện 2:



Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp… tầng …Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi …hngày… tháng … năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian
khổ. Để có được những chiến thắng và đất nước ta được như ngày hôm
nay, thì chúng ta không thể không nói đến những người con ưu tú của dân
tộc đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Họ là những người có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn
thể nhân dân đời đời ghi nhớ. Biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy
sinh mất mát đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “Uống nước nhớ nguồn; Ăn
quả nhớ người trồng cây”; nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước
trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ
đã đặc biệt quan tâm tới công tác thương binh, liệt sỹ. Chính vì vậy, sau
khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành quy định về ưu đãi xã hội đối với những người có
công với đất nước. Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành
Sắc lệnh số 20/SL về “Ưu đãi người có công”, và đã lấy ngày 27/7/1947 là

ngày thương binh, liệt sỹ đầu tiên ở nước ta. Suốt mấy chục năm qua, Đảng
và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách chế độ đôi với thương binh,
bệnh binh, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ
cách mạng. Đây là chính sách lớn và thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho
phù hợp với từng thời kỳ cách mạng và đến nay đã hình thành một hệ
thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với thực hiện chính sách
kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có
công. Hồ Chủ tịch đã nói: “Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia
đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của
1


chúng ta là phải biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ”. Việc thực hiện chính
sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệm của toàn
xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa, ưu tiên ưu đãi đối với người có
công. Mục đích của chính sách là đảm bảo cho người có công luôn được
yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức
sống trung bình của nhân dân địa phương và tạo điều kiện cho người có
công sử dụng được khả năng lao động của mình vào những hoạt động có
ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp
của mình phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự phân hóa xã hội đang
ngày càng sâu sắc, các định hướng giá trị của xã hội đang có những thay
đổi thì việc đảm bảo người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức
sống trung bình của cộng đồng nơi cư trú là cấp thiết.
Trên thực tế, việc thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách
mạng còn vấp phải nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau và gây
khó khăn, cản trở cho cả cán bộ, công chức thực hiện chính sách và khó
khăn cho người thụ hưởng chính sách. Ví dụ như việc ban hành văn bản

thiếu tính thống nhất, còn chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà; trình độ
của cán bộ công chức còn hạn chế, cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm không
phải là người địa phương nên hiểu rõ được hết các đối tượng sẽ dẫn đến
việc giải quyết chế độ cho các đối tượng có công gặp nhiều khó khăn.
Công tác tuyên truyền còn hạn chế nên trong thực tế nhiều người có công
vẫn chưa tiếp cận được với những ưu đãi mà họ xứng đáng được hưởng.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước nói chung và với chính quyền địa phương nói riêng.

2


Từ góc độ thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
cũng còn một số tồn tại cần nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện cả về pháp luật
quy định đối với các chế độ ưu đãi lẫn cơ chế thực hiện.
Nam Từ Liêm là một quận được thành lập mới trên cơ sở Nghị quyết
số 132/NQ-CP ngày 7/12/2013 của Chính phủ về việc "Điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành
phố Hà Nội". Là một quận mới được thành lập, song với sự quan tâm, chỉ
đạo,lãnh đạo của cấp ủy, các cấp chính quyền công tác thực thi chính sách
ưu đãi người có công với cách mạng ở quận Nam Từ Liêm được thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên,đối tượng người có công trên địa
bàn quận rất đa dạng, văn bản ban hành thiếu tính thống nhất, chồng chéo,
có đối tượng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên việc triển khai thực
hiện chính sách trên địa bàn còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy,
nghiên cứu về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nói chung
cũng như ở thực tế của quận Nam Từ Liêm nói riêng nhằm làm rõ cơ sở lý
luận, thực tiễnthực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm, chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế,
trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần làm rõ

các vấn đề lý luận về chính sách, hệ thống hóa các chính sách đối với
người có công với cách mạng cũng như tìm ra những định hướng, giải
pháp để thực hiện tốt chính sách đối với người có công tại địa phương.
Để góp phần giải quyết yêu cầu đó, vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu “Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa
bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành chính sách công.

3


2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về người có công tuy không còn là một vấn đề
mới, nhưng vẫn luôn là một đề tài được nhân dân cả nước quan tâm và
được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà tổ chức hoạt động thực tiễn tập
trung đi sâu nghiên cứu, tìm tòi đúc kết. Đến nay đã có một số công trình
được công bố dưới những góc độ, tiếp cận, hình thức thể hiện khác nhau
như:
Luận án Phó Tiến sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công
ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn” (1996) của tác giả Nguyễn Đình Liêu.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Nâng cao hiệu quả thực
thi chính sách đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Tuyên Quang”
(2011) của tác giả Nguyễn Anh Công.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Chính sách đối với người
có công với cách mạng trên địa bản tỉnh Nam Đinh” (2015) của tác giả
Ngô Công Viên.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Quản lý nhà nước về ưu
đãi người có công ở Việt Nam hiện nay” (2011) của tác giả Đỗ Thị Hồng
Hà.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Tổ chức thực thi chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Xuân Trường,
tỉnh Nam Định” (2014) của tác giả Phạm Thị Dung.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Nâng cao năng lực của cơ
quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với
cách mạng ở nước ta hiện nay” (2007) của tác giả Phạm Hải Hưng.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” (2015) của tác giả Nguyễn Xuân Bách.

4


Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi
người có công, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tóm lại, các công trình trên tiếp cận nghiên cứu vấn đề chính sách,
pháp luật về người có công dưới các góc độ khác nhau, song chưa có một
công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và việc nâng cao hiệu quả
thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội. Do vậy, những nội dung được đề cập tại luận văn
“Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” góp phần làm rõ các vấn đề lý luận
về chính sách, hệ thống hóa các chính sách đối với người có công với cách
mạng cũng như tìm ra những định hướng, giải pháp để thực hiện tốt chính
sách đối với người có công tại địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Làm rõ lý luận chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nhằm
đề xuất hệ thống hóa giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách
ưu đãi người có công với cách mạng.

3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng.
- Phân tích đánh giá thực trạng chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
- Đề xuất giải pháp để tăng cường, nâng cao chất lượng thực thi chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

5


Đối tượng nghiên cứu của Luận văn chính là việc thực thi chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
- Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm từ năm 2011 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu được triển khai dựa trên phương pháp khoa học cụ thể
như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá.
- Phương pháp phỏng vấn, thống kê


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng; chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân,
đề xuất giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng thực thi chính
sách ưu đãi người có công trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và
quận Nam Từ Liêm nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng thực thi chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm từ năm
2011 đến nay.

6


Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu học tập trong đào tạo thực thi chính sách,
các nhà hoạt động trong lĩnh vực thực thi chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham
khảo, Phụ lục … kết cấu bố cục của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ưu đãi người
có công với cách mạng.
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.

7



Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về chính sách
1.1.2. Khái niệm về chính sách công
1.1.3. Khái niệm về thực thi chính sách công
1.1.4. Khái niệm chính sách ưu đãi
1.1.5. Khái niệm người có công với cách mạng
1.1.6. Khái niệm chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1.1.7 . Khái niệm thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách
mạng
1.2. Nội dung, quy trình và vai trò thực thi chính sách ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng
1.2.1. Nội dung thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1.2.1.1. Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật quy định về chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng
Từ năm 1986 đến nay, trong vấn đề ưu đãi đối với người có công, hệ
thống pháp luật nước ta đã có những thay đổi quan trọng để phù hợp với
tình hình kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới. Nhà nước đã đề ra nhiều văn
bản luật ưu đãi xã hội đối với người có công, trong đó nổi bật nhất là việc
ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình
liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có
công giúp đỡ cách mạng năm 1994 (Pháp lệnh ưu đãi năm 1994) và Pháp
lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
năm 1994. Đây là hai văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm
1992, đánh dấu sự tiến bộ trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với
8



người có công, cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành hai
pháp lệnh này tạo thành hệ thống pháp luật về ưu đãi người có công.
Năm 1998 và năm 2000, Pháp lệnh ưu đãi năm 1994 lại được sửa đổi
cho phù hợp với điều kiện mới và quá trình cải cách hành chính. Cơ quan
hành chính với tư cách là cơ quan hành pháp đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn, quy định chi tiết và tổ chức thực hiện đưa pháp luật vào đời
sống xã hội.
Năm 2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu
đãi người có công với cách mạng thay thế Pháp lệnh ưu đãi năm 1994 vì
không còn phù hợp, chưa thực sự công bằng, Chính phủ và các bộ cũng đã
ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn.
Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng năm 2005.
Ngày 09/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐCP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Uu đãi
người có công với cách mạng.
Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông
tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ,
thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
Như vậy, đối với pháp luật về ưu đãi người có công đã có khoảng
trên 100 văn bản được ban hành của cơ quan hành chính nhà nước dưới các
dạng nghị định, quyết định, thông tư...
1.2.1.2. Các diện đối tượng người có công với cách mạng theo quy
định hiện nay
Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được Ủy ban
Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày ngày 16 tháng 7 năm 2012 thì
người có công với cách mạng bao gồm các diện đối tượng sau:
9



- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
1.2.1.3. Các quy định về các loại trợ cấp ưu đãi người có công với
cách mạng
- Trợ cấp hàng tháng
- Trợ cấp tuất hàng tháng
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng
- Trợ cấp môt lần
- Trợ cấp hàng năm
- Chế độ điều dưỡng
- Phụ cấp người phục vụ
- Phụ cấp ưu đãi hàng tháng
1.2.1.4. Các cơ quan thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại
địa phương
- Ủy ban nhân dân các cấpCơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp
10



- Các cơ quan nhà nước có liên quan:
+ Cơ quan Nội vụ
+ Cơ quan Y tế
+ Cơ quan Xây dựng
+ Cơ quan Thuế
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
1.2.1.5. Các chế độ chính sách ưu đãi
Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội
quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ
ưu đãi sau đây:
- Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;
- Bảo hiểm y tế;
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân
nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia
đình người có công với cách mạng;
- Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học
tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
1.2.2. Quy trình thực thi chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách.
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Bước 4: Đôn đốc thực hiện chính sách
Bước 5: Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
1.2.3. Vai trò thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng

11


1.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với
việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng
1.3.2. Thể chế pháp luật và chính sách của Nhà nước về ưu đãi
người có công với cách mạng
1.3.3. Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1.3.4. Phong tục tập quán
1.3.5. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức (CBCC)
1.3.5.1. Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
1.3.5.2. Năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách
1.3.5.3. Năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách
1.3.5.4. Năng lực duy trì chính sách
1.3.5.5. Năng lực điều chỉnh chính sách
1.3.5.6. Năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách
1.3.5.7. Năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện
chính sách
1.4. Bài học kinh nghiệm về thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước đối với thực thi
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
- Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách người có công
với cách mạng
Tiểu kết Chƣơng 1

12



Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều iện tự nhiên
Ngày 27/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP
về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và
23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm nằm ở phía Tây
Nam thành phố Hà Nội và được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại
Mỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía Nam Quốc lộ 32);
một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía Nam Quốc lộ 32 và
phía Đông Sông Nhuệ). Về đơn vị hành chính mới, quận Nam Từ Liêm có
10 phường: Đại Mỗ, Trung Văn, Tây Mỗ, Xuân Phương, Phương Canh,
Cầu Diễn, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mễ Trì và phường Phú Đô. Quận Nam
Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số 205.337 người, số liệu
cụ thể của từng phường thuộc quận Nam Từ Liêm như sau:

13


Bảng 2.1. Số liệu cụ thể của các phƣờng thuộc quận Nam Từ Liêm
Diện tích

Dân số

Mật độ dân số


(km2)

(ngƣời)

(ngƣời/km2)

Phường Đại Mỗ

4.98

24,651

4,950

Phường Trung Văn

2.78

28,886

10,391

Phường Tây Mỗ

6.50

23,453

3,877


Phường Phương Canh

2.61

19,452

7,543

Phường Xuân Phương

2.75

13,532

4,921

Phường Cầu Diễn

1.79

18.040

10,078

Phường Mỹ Đình 1

2.28

26,348


11,556

Phường Mỹ Đình 2

1.97

28,328

14,380

Phường Mễ Trì

4.67

26,156

5,601

Phường Phú Đô

2.39

14,513

6,072

Tên phƣờng

Địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm: phía Đông giáp quận Thanh

Xuân và quận Cầu Giấy; phía Tây giáp huyện Hoài Đức; phía Nam giáp
quận Hà Đông; phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm. Theo quy hoạch chung
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một
trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ
đô Hà Nội.
2.1.2. Điều iện inh tế, văn hóa, ã hội
Trên địa bàn quận có nhiều khu đô thị hiện đại và các công trình có ý
nghĩa chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị đã đi vào hoạt
động ổn định và đang triển khai thực hiện: Khu đô thị tại phường Đại Mỗ,
Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mễ Trì; Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình;
Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Bảo tàng Hà Nội; Trụ sở các cơ quan Trung
14


ương: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và môi trường; các trung tâm thương
mại lớn của Thủ đô: The Manor, The Garden, Keangnam đã đi vào hoạt
động có hiệu quả; các trường Đại học, bệnh viện lớn: Đại học Hà Nội,
Bệnh viện Thể thao… là những điều kiện tiếp cận và ứng dụng khoa học
kỹ thuật; 01 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, 02 làng nghề truyền thống: Mễ
Trì, Xuân Phương..
Về nguồn lực đất đai, quận còn khoảng 1000 ha đất nông nghiệp có thể
quy hoạch xây dựng các khu đô thị và các dự án phát triển kinh tế - xã hội
thuận lợi hơn so với các quận nội thành cũ và quận Bắc Từ Liêm; tỉ lệ lao
động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 6,7%. Hệ thống cơ sở hạ tầng được
đầu tư trước tương đối đồng bộ, nhất là tại các khu đô thị. Hiện nay các quy
hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu đã và đang được phê duyệt cũng là những
thuận lợi cơ bản. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội, trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của Thủ đô.
2.2. Phân tích thực trạng thực thi chính sách ƣu đãi của Đảng và
Nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng

2.2.1. Tình hình về đối tượng người có công với cách mạng của
quận Nam Từ Liêm
Hiện nay, số lượng người có công với cách mạng của quận Nam Từ Liêm
đang quản lý là:

15


Bảng 2.2. Số lượng người có công với cách mạng của quận Nam Từ Liêm tính
đến 31/12/2016
Diện đối tƣợng

STT
01
02

S.lƣợng

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến
ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

05

Liệt sĩ

883

04


Bà mẹ Việt Nam anh hùng

01

05

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

01

06

Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

0

07

Th. binh, người hưởng chính sách như thương binh

485

08

Bệnh binh

115

09


Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

116

11
12

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị
địch bắt tù đày
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Người có công giúp đỡ cách mạng

chú

03

03

10

Ghi

23

5742
06

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Nam Từ Liêm, năm 2016


2.2.2. Thực trạng và kết quả thực thi chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm
Việc chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có
công được thực hiện một tháng (ở thời điểm tháng 12/2016) là:

16


Bảng 2.3. Số lượng người có công với cách mạng quận Nam Từ Liêm đang
được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tính đến 31/12/2016
Diện đối tƣợng

STT

01
02

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến
ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Số
ngƣời

Số tiền
(Triệu
đồng)

3


5,661

5

6,815

03

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

1

3,741

04

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

1

1,105

05

T. binh, người hưởng chính sách như thương binh

454

677,219


06

Bệnh binh

123

268,997

164

255,704

23

18,141

1

1,318

07

08

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến
bị địch bắt tù đày

09


Người có công giúp đỡ cách mạng

10

Tuất liệt sỹ

212

282,578

11

Tuất thương, bệnh binh

34

25,126

12

Các loại tuất khác

21

21,784

25

36,517


Người phục vụ TB, BB 81% trở lên, Người hoạt
14

động kháng chiến bị nhiễm CĐHH 81% trở lên, Bà
mẹ Việt Nam anh hùng
Tổng cộng

1,604,706

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Nam Từ Liêm, năm 2016

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, quận Nam Từ Liêm đã
đề nghị Nhà nước phong tặng và truy tặng 70 Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
hiện có 01 Mẹ còn sống, tổ chức vận động để mẹ được các cơ quan đơn vị
17


nhận phụng dưỡng đến khi mẹ qua đời; giải quyết chế độ ưu đãi hàng
tháng cho 12 cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8 năm
1945; quản lý 883 liệt sĩ, có 265 người hưởng trợ cấp tuất liệt sĩ, tuất
thương, bệnh binh, chất độc hóa học, lão thành cách mạng, cán bộ tiền
khởi nghĩa; 600 người là thương binh, bệnh binh và người hưởng chính
sách như thương binh; 20 người phục vụ thương binh, bệnh binh nặng; 116
người và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; trợ cấp 1 lần cho 01
người hoạt động cách mạng hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; hàng
năm giải quyết ưu đãi trợ cấp giáo dục, đào tạo cho 68 học viên, sinh viên
hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp 1 lần với số tiền 401 triệu
đồng/năm; 638 người hưởng chế độ thờ cúng liệt sỹ; 34 người hưởng tuất
vợ (hoặc chồng) liệt sỹ tái giá; giải quyết 4.072 người được hưởng nhà

nước tặng thưởng Huân huy chương hưởng trợ cấp 1 lần. Như vậy, tính
đến nay, quận Nam Từ Liêm đã thực hiện chế độ ưu đãi cho 5.854 người,
trong đó: Người hưởng trợ cấp hàng tháng 1.083 người và hưởng trợ cấp 1
lần được 4.771 người, với số tiền chi trả trợ cấp một lần và hàng tháng là
68.882 triệu đồng. Hàng năm, quận Nam Từ Liêm đã tiến hành chi trả trợ
cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình cho 26 đối tượng với
số tiền 53 triệu đồng/năm; thực hiện chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho gần
2.800 đối tượng với chi phí 960 triệu đồng/năm.
Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” quận Nam Từ Liêm
đã có nhiều việc làm phong phú, thiết thực đặc biệt là cuộc vận động toàn
dân ủng hộ xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã được khơi dậy và ngày
càng phát triển mạnh, nhiều phong trào được xã hội hóa, nổi bật nhất là
phong trào phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã cuốn hút mọi cấp,
mọi ngành, mọi đơn vị tham gia.
Một số nội dung khác:
18


- Vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”:
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với cách
mạng ở quận Nam Từ Liêm đã khơi dậy được và ngày càng phát triển, đã
cuốn hút mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị tham gia; nhờ sự đóng góp đầy
trách nhiệm và nghĩa tình này. Trong những năm qua tổng số quỹ “Đền ơn
đáp nghĩa” cấp quận vận động được 150 triệu đồng/năm, các phường vận
động được khoảng 400 triệu đồng/năm.
- Làm mới và sửa chữa nhà cho người có công:
- Tặng sổ Tiết kiệm tình nghĩa
- Thực hiện tốt chính sách về y tế, cấp thẻ bảo hiểm y tế và tổ chức
thăm khám chữa bệnh cho người có công và thân nhân người có công đảm
bảo đúng quy trình, quy định; Thực hiện ưu tiên trong tuyển dụng vào công

chức, viên chức đối với con của người có công theo đúng quy định của
Nhà nước đã ban hành; Chỉ đạo triển khai đầy đủ các chính sách khác như
ưu tiên về cấp đất, miễn giảm thuế nông nghiệp, thuế đất phi nông nghiệp,
thuế khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước …

2.3. Đánh giá việc thực thi chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.1.1. Ưu điểm
2.3.1.2. Nguyên nhân
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
2.3.2.2. Nguyên nhân
Tiểu kết Chƣơng 2

19


Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phương hướng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng
3.1.1. Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị đối với người có
công
3.1.2. Duy trì và đẩy mạnh công tác chăm sóc người có công với
cách mạng, gắn với đổi mới hoạt động đền ơn đáp nghĩa
3.1.3. Cải cách hành chính, tập trung vào đơn giản hóa thủ tục xác

nhận trên cơ sở làm rõ trách nhiệm cơ quan, đơn vị, thủ trưởng
3.1.4. Phát huy vài trò của phường đối với công tác thương binh liệt
sĩ và người có công với cách mạng
3.1.5. Đẩy mạnh và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã
hội các cấp đối với công tác chăm sóc người có công với cách mạng
3.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan và mọi tầng lớp nhân
dân về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng
3.2.1.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
làm công tác giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
20


3.2.1.4. Kiện toàn tổ chức, bộ máy gắn với đổi mới phương thức tổ
chức và quản lý của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực thi
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Thực hiện tuyên truyền về chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng tại địa phương
3.2.2.2. Chỉ đạo, hướng dẫn thiết lập hồ sơ đề nghị giải quyết chính
sách ưu đãi người có công
3.2.2.3. Đổi mới cách thức thẩm định, xét duyệt hồ sơ người có công
gắn với phân công cụ thể trách nhiệm ở từng cấp.
3.2.2.4. Đổi mới các hình thức chăm sóc người có công, các phong
trào Đền ơn đáp nghĩa, làm tốt công tác mộ - nghĩa trang liệt sỹ
3.2.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính

sách đối với người có công với cách mạng, phát hiện kịp thời những sai sót
và không để xảy ra những trường hợp tiêu cực trong việc thực hiện chính
sách
3.2.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giải
quyết chế độ chính sách và tổ chức thực thi chính sách đối với người có
công với cách mạng.
3.2.2.7. Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ
chính sách đối với người có công với cách mạng.
3.2.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ làm công tác
Lao động Thương binh - xã hội
3.2.2.9. Đẩy mạnh xã hội hóa chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng
Tiểu kết Chƣơng 3

21


KẾT LUẬN
Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà
nước đã luôn coi trọng công tác thực hiện giải quyết chính sách ưu đãi đối
với những người có công với cách mạng. Từ đó, các cấp, các ngành, các tổ
chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân đã quan tâm nỗ lực triển khai
thực hiện, nhằm tạo điều kiện cho những người có công với cách mạng
được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách, các quyền lợi do
Nhà nước đã quy định. Đồng thời, tạo điều kiện để bản thân người có công
và thân nhân của họ phát huy truyền thống gia đinh cách mạng, phấn đấu
vươn lên, cố gắng trong học tập, công tác, lao động sản xuất, phát triển
kinh tế, xây dựng quê hương, đất nước.
Đối với quận Nam Từ Liêm, công tác giải quyết chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng trong thời gian qua đã được các cấp ủy đảng,

chính quyền quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và đã thu được những
kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách
ưu đãi người có công tại địa phương vẫn đang là nhiệm vụ chính trị quan
trọng, có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong quần chúng nhân dân, nhất là đối
với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nghiên cứu hệ thống chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
do Nhà nước đã ban hành và đánh giá thực trạng việc giải quyết chính sách
ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm. Luận
văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giải quyết chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, từ đó đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng tại địa phương. Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
đã đề ra, Luận văn đã đánh giá, giải quyết được những vấn đề cơ bản là:
22


Một là, giải quyết tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
tại địa phương là góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược an sinh xã hội
trong tình hình hiện nay. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, biết ơn của
Đảng, Nhà nước, của xã hội đối với những hy sinh to lớn của những người
và gia đình những người đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ
quốc. Thông qua đó, thể hiện tính ưu việt và bản chất của nhà nước ta, tạo
điều kiện để củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước, làm tăng thêm tiềm lực cách mạng, tăng
thêm sự gắn bó máu thịt của nhân dân đối với Đảng, với chế độ; là cơ sở
cho sự ổn định chính trị và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nêu cao
tinh thần yêu nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc,
xây dựng đất nước ta giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chính sách, chế độ ưu

đãi đối với người có công với cách mạng là hoạt động lớn mang tính chính
trị, xã hội và nhân văn sâu sắc. Trong quá trình thực hiện, trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước là rất to lớn, góp phần quan trọng vào việc phát huy
được tính tích cực của chính sách người có công của Đảng, Nhà nước và
ngược lại.
Ba là, những phương hướng, giải pháp được đề cập tại Luận văn bao
gồm nhóm giải pháp mang tính chiến lược lâu dài, có ý nghĩa quan trọng
trong việc hoạch định chính sách chung và nhóm giải pháp có tính trước
mắt cần thực hiện ngay để giải quyết các chính sách đối với người có công
một cách hiệu quả, thiết thực tại quận Nam Từ Liêm.
Bốn là, đối với các kiến nghị, đề xuất: Về phía cơ quan Trung ương,
các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm
bảo chặt chẽ, bổ sung thêm một số đối tượng để khuyến khích, ghi nhận
23


×