Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.91 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------/--------------

BỘ NỘI VỤ
------/------

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN LINH

CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HẢI

Phản biện 1: PGS. TS. Đặng Khắc Ánh
Phản biện 2: PGS.TS Vũ Thanh Sơn

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng 402, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện


Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Thời gian: vào hồi 15 giờ 30 ngày 30 tháng 8 năm 2017

Có thể tìm thấy luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khao Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng
trong thời gian qua đã tạo ra những tác động tích cực, cũng như tạo
ra môi trường thuận lợi khuyến khích sự phát triển của du lịch biển
Đà Nẵng theo định hướng của Đảng và Nhà nước nói chung cũng
như của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm của mình, hệ thống chính sách phát triển du lịch biển của thành
phố Đà Nẵng cũng không thể tránh khỏi việc tồn tại những hạn chế
nhất định. Vì vậy, việc làm rõ một thực trạng và đề xuất một số
phương án nhằm hoàn thiện nội dung chính sách phát triển du lịch
biển của thành phố Đà Nẵng, qua đó góp phần khai thác thác tối đa
các tiềm năng, tạo ra và nắm bắt các cơ hội để phát triển du lịch biển
của thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng nội
dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng, luận văn đề xuất
một số nội dung nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển
Đà Nẵng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ cơ
bản sau:.

1


- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về nội dun chính sách công
nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng.
- Phân tích, làm rõ thực trạng nội dung chính sách phát triển du
lịch biển Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại.
- Từ thực trạng nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà
Nẵng và bài học kinh nghiệm từ các địa phương trong và ngoài nước,
đề xuất các phương án hoàn thiện nội dung chính sách phát triển du
lịch biển Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là
nội dung chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng nội
dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng, bao gồm mục tiêu
và các chương trình chính sách. Các phương án nhằm hoàn thiện nội
dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
3.2.2. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hệ thống các văn bản quản
lý Nhà nước có liên quan đến nội dung chính sách phát triển du lịch
biển của thành phố Đà Nẵng đang có hiệu lực thi hành ở thời điểm
hiện tại.
Các số liệu, phân tích, tài liệu có liên quan đến kết quả thực
hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng giai đoạn 2011 –
2016 định hướng đến năm 2025.


2


3.2.3. Về không gian: Đề tài nghiên cứu chính sách phát triển du
lịch biển trên phạm vi thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương
pháp nghiên cứu văn kiện, tài liệu; Phương pháp thống kê mô tả;
Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu; Phương pháp so sánh để
nghiên cứu, đánh giá thực trạng chính sách từ đó đưa ra những đề
xuất phù hợp.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các
khái niệm cơ bản về chính sách phát triển du lịch nói chung, chính
sách phát triển du lịch biển nói riêng, từ đó làm cơ sở cho việc xây
dựng và thực hiện chính sách phát triển du lịch biển.
Về mặt thực tiễn, thông qua nghiên cứu phân tích các đặc
điểm, điểu kiện kinh tế - xã hội - tự nhiên của thành phố Đà Nẵng,
luận văn rút ra những kết luận về ưu điểm và hạn chế còn tồn tại
trong việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển du lịch biển
của thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu này làm dữ liệu tham
khảo cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách phát triển du lịch
biển trong việc xây dựng, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với
thực tiễn địa phương nhằm phát triển du lịch biển của thành phố Đà
Nẵng trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn gồm 03 chương:

3



 Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch
biển.
 Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển du lịch biển Đà
Nẵng .
 Chương 3: Hoàn thiện nội dung chính sách phát triển du lịch
biển Đà Nẵng.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
1.1. Khái niệm, nội dung chính sách phát triển du lịch biển
1.1.1. Khái niệm chính sách phát triển du lịch biển
1.1.1.1. Du lịch biển
Du lịch biển loại hình du lịch gắn liền với việc sử dụng tài
nguyên biển (tài nguyên biển trong du lịch bao gồm: bãi biển, hang
động, các loại sinh vật biển như tôm, cá, san hô,…) gắn với bản sắc
văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm đáp ứng
nhu cầu giải trí, ăn uống, khám phá, thăm quan,… của khách du lịch
và tạo sự phát triển bền vững.
1.1.1.2. Chính sách phát triển du lịch biển
Chính sách công là định hướng hành động được thể hiện bằng
một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do Nhà nước ban
hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề
công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định

4


Chính sách phát triển du lịch biển là định hướng hành động do
nhà nước lựa chọn thể hiện bằng một hệ thống các quyết định có liên

quan với nhau (do Nhà nước ban hành), bao gồm các mục tiêu và
giải pháp nhằm hướng tới phát triển du lịch biển, qua đó thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội theo định hướng.
1.1.1.3. Đặc điểm chính sách phát triển du lịch biển
Thứ nhất, chính sách phát triển du lịch biển không chỉ thể hiện
định hướng của nhà hoạch định chính sách về mục tiêu giải quyết
vấn đề phát triển du lịch biển, mà còn bao gồm những định hướng về
cách thức thực hiện các dự định nói trên; Thứ hai, chính sách phát
triển du lịch biển gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau; Thứ
ba, chính sách phát triển du lịch biển thay đổi theo thời gian; Thứ tư,
chính sách phát triển du lịch biển có tính kế thừa lịch sử; Thứ năm,
chính sách phát triển du lịch biển ảnh hưởng đến nhiều nhóm dân số
khác nhau trong xã hội.
1.1.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch biển
1.1.2.1. Mục tiêu chính sách
Mục tiêu của chính sách phát triển du lịch biển là những giá
trị hay kết quả mà Nhà nước mong muốn đạt được thông qua việc
thực hiện các giải pháp chính sách. Các mục tiêu này thể hiện ý chí
của Nhà nước trong giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du
lịch biển.
1.1.2.2. Các giải pháp chính sách

5


Giải pháp chính sách phát triển du lịch biển là cách thức để
giải quyết các vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch biển nhằm đạt
được mục tiêu của chính sách. Trên cơ sở mục tiêu của chính sách,
Nhà nước xác định các giải pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu
đó. Nói cách khác, giải pháp chính sách phải thích hợp với mục tiêu

chính sách.
1.1.2.3. Thời gian tồn tại của chính sách phát triển du lịch biển
Thời gian tồn tại của một chính sách phụ thuộc sự tồn tại của
vấn đề chính sách. Như vậy, về mặt lý thuyết có thể thấy chính sách
phát triển du lịch biển chỉ tồn tại cho đến khi Nhà nước, chủ thể của
ban hành chính sách không muốn phát triển du lịch biển hay vấn đề
phát triển du lịch biển không còn là vấn đề của chính sách công.
1.2. Vai trò của chính sách phát triển du lịch biển đối với phát
triển kinh tế - xã hội
Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt
động phát triển du lịch biển; Thứ hai, tạo động lực cho các đối tượng
tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung; Thứ ba,
phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền
kinh tế thị trường; Thứ tư, tạo lập sự cân đối trong phát triển; Thứ
năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong lĩnh vực du lịch biển;
Thứ sáu, tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội;
Thứ bảy, thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.

6


1.3. Một số bài học kinh nghiệm cho chính sách phát triển du lịch
biển Đà Nẵng từ kinhg nghiệm của đảo Nami - Hàn Quốc,
Singapo và Nha Trang.
Thứ nhất, việc phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch
biển nói riêng cần gắn liền với hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi
trường du lịch;
Thứ hai, cần nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế, các hiệp
hội và sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động phát triển du lịch
biển;

Thứ ba, chủ động trong việc áp dụng biện pháp quảng bá du
lịch phim ảnh nhằm tạo ra các làn sóng văn hóa;
Thứ tư, cần xác định lộ trình, kế hoạch cụ thể đối với từng giai
đoạn trong việc phát triển du lịch.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên
Phía bắc thành phố giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và
nam giáp tỉnh Quảng Nam còn phía đông giáp với biển Đông. Đà
Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền
nhiệt độ cao và ít biến động, là nơi chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu
miền Bắc và miền Nam Việt Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở
phía Nam. Mùa mưa ở Đà Nẵng kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12,

7


dưới sự tác động của gió mùa Đông Bắc. Vào mùa mưa, nền nhiệt độ
trong 2 tháng 8 và 9 vẫn xuất hiện nắng nóng nhưng không quá gay
gắt. Từ tháng 10 đến tháng 12, nhiệt độ trở nên khá dễ chịu, có
những đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống thì khu vực này nền nhiệt
sẽ hạ xuống ở ngưỡng se lạnh.
2.1.2. Điều kiện phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng
nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi
cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác, đồng
thời Đà Nẵng cũng nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất
thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác, vịnh Đà Nẵng

còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.Vùng biển
Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống loài. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với
nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với
nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn
Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại
hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng
đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt,...
2.1.3. Cơ hội và thách thức đặt ra đối với phát triển du lịch biển
Đà Nẵng
2.1.4.1. Cơ hội
- Quá trình hội nhâp kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu
rộng và toàn diện hơn với việc tham gia nhập Tổ chức Thương mại

8


Thế giới (WTO) cũng như những cố gắng trong quá trình đàm phán,
thỏa thuận để có thể tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế (AEC).
- Trong thời gian tới, Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực
phát triển năng động và thu hút du lịch.
- Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công
nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng
nhanh và rộng. Các ứng dụng internet, mạng xã hội trong thời gian
qua đã cho thấy những hiệu quả, tầm ảnh hưởng trong việc quảng bá
xúc tiến du lịch nói chung của các quốc gia trên thế giới.
- Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát
triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự
phát triển và thịnh vượng của các quốc gia.

- Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung
Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ
người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh.
- Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý gần với các địa điểm du lịch
nổi tiếng khác của nước ta là Cung đình Huế, phố cổ Hội An, Thánh
địa Mỹ Sơn…
2.1.4.2. Thách thức
- Môi trường kinh tế - chính trị trên thế giới có nhiều xung đột,
các vấn đề liên quan đến khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng
khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền
thống ngày càng có những diễn biến phức tạp.

9


- Sự nổi lên, phát triển mạnh mẽ của các điểm đến trong khu vực
như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Cămphuchia khiến
cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực đang trở lên quyết
liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và
toàn cầu hóa.
- Các địa điểm du lịch biển trong nước như Nha Trang, Vịnh Hạ
Long, Sầm Sơn,… đều đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra sức ép cạnh
tranh với du lịch biển Đà Nẵng.
- Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn đến đời sống
kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung cũng như du lịch biển nới
riêng so với dự báo.
- Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá
trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc
đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị
sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Điều này làm

giảm sức hút đối với du lịch biển đơn thuần.
2.2. Chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách
2.2.2. Mục tiêu
2.2.2.1. Mục tiêu chung
Tăng nguồn thu từ du lịch biển cho ngân sách địa phương;
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác; Tạo công ăn việc
làm cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân; Bảo vệ, cải tạo môi trường du lịch biển

10


của địa phương; Góp phần phát triển du lịch địa phương theo định
hướng của Nhà nước.
2.2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công tác xúc tiến
thị trường, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng; Nâng cao vai trò, sự đóng
góp của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch biển và bảo vệ
môi trường du lịch biển; Cải thiện môi trường đầu tư phát triển du
lịch biển; Nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm du lịch biển đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch; Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản
lý Nhà nước đối với du lịch biển:
- Về khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2020 đón được 8.000.000
khách du lịch, trong đó có 2.000.000 khách du lịch quốc tế và
6.000.000 khách nội địa.Tốc độ tăng trưởng về lượt khách bình quân
hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12,6%.
- Thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân: Đén năm 2020 phấn
đấu đạt 2,5 ngày lưu trú bình quân đối với khách nội địa (tăng thêm
0,5 ngày so với năm 2015) và 2,7 ngày đối với khách quốc tế (tăng

thêm 0,3 ngày so với năm 2015). Chi tiêu bình quân của khách năm
2020 phấn đấu đạt 3,884 triệu đồng/khách, tăng 45% so với 2015.
- Về tổng thu du lịch: Đến năm 2020, phấn đấu tổng thu du lịch
đạt 27.400 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016–2020
đạt 18,4%.
- Về cơ sở lưu trú: Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 23.221 phòng
khách sạn tăng 4.988 phòng so với 2015, trong đó số phòng khách

11


sạn 3-5 sao sẽ tăng 4.005 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn từ 35 sao lên 13.316
- Về nhân lực du lịch: Đến năm 2020 tạo việc làm cho thêm
35.289 người lao động trực tiếp. Xây dựng nguồn nhân lực ngành du
lịch đáp ứng được tiêu chuẩn về nghề du lịch trong khối ASEAN.
Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, các cơ sở kinh doanh du lịch được
chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp và
trình độ ngoại ngữ.
2.2.3. Các chương trình chính sách phát triển du lịch biển Đà
Nẵng
- Chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ du lịch biển: Áp dụng nhiều giải pháp chính sách nhằm nâng
cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thị trường
và quảng bá du lịch biển Đà Nẵng
- Chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ du lịch biển: chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo
hướng chuyên nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Chương trình nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch biển và
bảo vệ môi trường du lịch biển: Quan tâm, chú trọng phát triển du

lịch biển một các bền vững, trong đó việc nâng cao nhận thức của xã
hội về du lịch biển, đảm bảo môi trường du lịch.
- Chương trình nâng cấp, hình thành các sản phẩm du lịch biển:
chú trọng đến việc tạo dựng, hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực

12


theo định hướng phát triển du lịch, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu
của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao.
- Chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
biển: Khuyến khích đầu tư thu hút vào lĩnh vực phát triển dịch vụ du
lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.
- Chương trình nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về du lịch
biển: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch biển. Áp
dụng khoa học công nghệ cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các
cơ quan ban ngành công tác quản lý Nhà nước về du lịch biển.
- Chương trình hợp tác quốc tế về du lịch biển: Tăng cường hợp
tác quốc tế về du lịch biển trong việc xúc tiến thị trường, quảng bá du
lịch biển, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch biển.
2.3. Đánh giá chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
2.3.1. Những ưu điểm
- Chính sách phát triển du lịch biển có tính hệ thống chặt chẽ,
thống nhất. Chính sách được xây dựng phù hợp với những định
hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước cũng như các
chính sách phát triển kinh tế xã hội khác của Đảng và Nhà nước.
- Nội dung chính sách được xây dựng phù hợp với những yêu cầu
đặt ra. Các mục tiêu, biện pháp cũng như thời gian tồn tại của chính
sách được xác định, xây dựng dựa trên tình hình thực tế, những yêu
cầu thực tế của thực trạng phát triển du lịch biển Đà Nẵng cũng như

thực trạng kinh tế - xã hội của thành phố.

13


- Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng có tính hiệu quả
cao: Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời gian qua
đã tạo động lực cho sự phát triển của du lịch biển của thành phố. Cụ
thể lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch liên tục tăng; Chất
lượng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng được nâng
cao; Sản phẩm dịch vụ du lịch biển ngày càng đa dạng với chất
lượng ngày càng cao; Hệ thống cơ sở lưu trú được cải thiện về số
lượng và chất lượng; Nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển dần đáp
ứng được nhu cầu về nhân lực của hoạt động du lịch biển;
- Thích ứng với những thay đổi, biến động của môi trường kinh
tế - xã hội.
- Tạo cơ sở cho việc tăng cường sự phối hợp liên ngành, sự tham
gia của người dân vào phát triển du lịch biển.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại
- Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng còn thiếu tính dự
báo.
- Chưa có những biện pháp chính sách phù hợp với mục tiêu về
cơ sở lưu trú của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
- Một số biện pháp chính sách chưa thực sự có hiệu quả trên thực
tế. Cụ thể:
+ Chương trình phát triển sản phẩm du lịch biển chưa có tính
đột phá, sáng tạo, chủ yếu phát triển các sản phẩm du lịch biển phục
vụ khách du lịch nội địa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hướng


14


tới thị trường khách quốc tế.
+ Các biện pháp chính sách về quản lý nhà nước đối với đầu
tư cơ sở hạ tầng cho du lịch biển còn hạn chế. Dẫn đến tình trạng
nhiều dự án đầu tư ven biển và trung tâm thành phố triển khai chậm,
thiếu quỹ đất để hình thành các cụm mua sắm – vui chơi giải trí, nhất
là giải trí về đêm.
+ Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch biển khi
được thực thi đã cải thiện được chất lượng nguồn nhâ lực phục vụ du
lịch biển, song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và
tính chuyên nghiệp.
+ Chương trình quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch
biển chưa thực sự chặt chẽ.
+ Chưa có các chương trình, biện pháp hiệu quả nhằm bảo
vệ môi trường biển và cảnh quan thiên nhiên.
2.3.2.1. Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế còn tồn tại nêu trên đối với chính sách phát
triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng xuất phát từ nhiều nguyên
nhân chủ quan cũng như khách quan khác nhau. Cụ thể:
- Vai trò và sự tham gia của các bên liên quan trong chu trình
chính sách phát triển du lịch biển còn hạn chế.
- Kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch biển còn hạn chế.
- Năng lực công chức trong hoạch định chính sách còn hạn chế
về một số kỹ năng chính như kỹ năng dự báo, định hướng vấn đề...

15



- Do sự xuất của các vấn đề có khả năng dự báo thấp như các sự
cố môi trường, thủy triều đỏ...
Chương 3.
HOÀN THIỆN NỘI DUNG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐÀ NẴNG
3.1. Định hướng chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Trong thời gian tới, ngành du lịch nói chung trong đó có du
lịch biển nói riêng, đặc biệt là ngành du lịch biển cao cấp được xác
định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Thông qua việc phát
triển ngành du lịch nói chung trong đó có du lịch biển nói riêng tạo
nền tảng để phát triển đột phá cho ngành, thúc đẩy và tạo cơ sở cho
các ngành khác phát triển.
3.2. Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển Đà
Nẵng
3.2.1. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện các chương trình chính
sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
- Mở rộng, phát triển các sản phẩm du lịch mới nhằm khác phục
tính mùa vụ trong du lịch biển.
- Mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu, áp dụng các phương án xúc tiến
thị trường, quảng bá du lịch biển mới, có hiệu quả cao tại các địa
phương trong và ngoài nước.
- Tập trung, đẩy mạnh hơn nữa đến công tác kiểm tra, xử lý các
hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng trong du lịch biển.

16


- Đẩy mạnh và khai thác hiệu quả sự tham gia của cộng đồng vào
hoạt động phát triển du lịch biển.

3.2.2. Đẩy mạnh việc khai thác các ý tưởng về phát triển du lịch
biển từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho chính sách
phát triển du lịch biển thông qua việc tổ chức các cuộc thi về ý
tưởng, sáng tạo.
Sự sáng tạo, cũng như sự phong phú về mặt ý tưởng của các cá
nhân và tổ chức trong và ngoài nước là rất lớn. Đây là nguồn “tài
nguyên về mặt ý tưởng” đối với việc tạo ra những phương án chính
sách sáng tạo, chất lượng cho các chương trình của chính sách phát
triển du lịch biển Đà Nẵng mà đặc biệt là đối với chương trình về
phát triển sản phẩm du lịch biển; chương trình xúc tiến, quảng bá du
lịch biển.
3.2.3.

Đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực có liên quan đến quá trình xây dựng, hoạch định chính sách
phát triển du lịch biển.
Thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về xây dựng,
hoạch định chính sách công, khả năng dự báo, đánh giá vấn đề với sự
tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Cũng
như tổ chức các chương trình tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong
việc xây dựng , hoạch định chính sách với các địa phương trong và
ngoài nước đã có nhiều thành công trong linhc vực này.
3.2.4. Nâng cao vai trò, sự tham gia của các bên liên quan, cộng
đồng trong việc xây dựng và hoạch định chính sách công.

17


Trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần thực hiện một số

biện pháp nhằm cao vai trò, sự tham gia của các bên liên quan, cộng
đồng trong việc xây dựng và hoạch định chính sách công thông qua
việc tổ chức việc lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan cũng như
cộng đồng người dân cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát
triển du lịch biển Đà Nẵng. Đặc biệt là đối với việc xây dựng các
phương án chính sách có liên quan đến việc hoạch định, quy hoạch
phát triển các điểm, các sản phẩm du lịch biển.
3.2.5. Nghiên cứu điều chỉnh một số mục tiều cụ thể còn hạn chế
của chính sách
Trong thời gian tới thành phố cần có những nghiên cứu, đánh
giá cụ thể nhằm điều chỉnh mục tiêu về cơ sở lưu trú của chính sách
phát triển du lịch biển Đà Nẵng sao cho phù hợp với nhu cầu cũng
như định hướng phát triển của thành phố. Nếu nhận thấy việc thực
trạng phát triển các cơ sở lưu trú như hiện nay có thể dãn đến nhiều
hệ quả xấu đối với phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời gian tới
thì cần có những biện pháp chính sách cụ t hể nhằm điều chỉnh mục
tiêu, cũng như tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ
du lịch biển.
3.3. Một số kiến nghị cụ thể
3.3.1.

Kiến nghị với Quốc Hội và Chính phủ

- Đẩy mạnh khai thác quan hệ ngoại giao để có thể dành quyền
đăng cai tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, các sự kiện thể
thao,…

18



- Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý nhằm quản lý đối với các
hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch.
.

- Duy trì, nghiên cứu phát triển chính sách Visa, thị thực thông

thoáng.
3.3.2.

Kiến nghị với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

- Đầu tư, hoàn thiện chính sách xúc tiến thị trường, quảng bá du
lịch Việt Nam đối với thị trường khách du lịch quốc tế.
- Đầu tư, hợp tác nghiên cứu hoạt động du lịch.
- Hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch cho
các địa phương.
3.3.3. Các kiến nghị đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
3.3.3.1. Đối với Sở du lịch
- Thường xuyên, liên tục đánh giá tính khả thi của các mục tiêu
cụ thể, đánh giá hiệu quả, chất lượng các phương án chính sách phát
triển du lịch biển của thành phố. Chủ động cập nhật, nghiên cứu các
chính sách phát triển du lịch biển của các quốc gia trên thế giới, các
địa phương trong nước nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm trong
việc xây dựng chính sách phát triển du lịch biển của địa phương
mình.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực tham gia xây dựng chính sách phát triển du lịch biển của thành
phố.


19


- Trao đổi, liên kết với các sở, ban, ngành khác của địa phương
nhằm đề xuất, xây dựng, hoàn thiện các phương án chính sách có
liên quan đến phạm vi quản lý, cần sự phối hợp của các sở , ban,
ngành khác.
3.3.3.2. Đối với Sở Thông tin và truyền thông, Sở Ngoại vụ
Hỗ trợ, phối hợp với Sở Du lịch, đề xuất các phương án chính
sách về truyền thông, quảng bá du lịch Đà Nẵng nói chung cũng như
du lịch biển Đà Nẵng nói chung cho thành phố.
3.3.3.3. Đối cới Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng,
Cục Hải quan Đà Nẵng.
Chủ động giám sát hoạt động nhập cảnh của khách du lịch, các
hoạt động dịch vụ liên quan đến du lịch nói chung cũng như du lịch
biển nói riêng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Nhằm kịp thời đề xuất các phương án hỗ trợ, đơn giản hóa các
thủ tục hành chính, nhập cảnh tạo thuận lợi cho khách du lịch đến
với Đà Nẵng, đồng thời kịp thời báo cáo, đề xuất các phương án giải
quyết các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân tổ chức có liên
quan đến dịch vụ du lịch, du lịch biển của thành phố Đà Nẵng để
thành phố kịp thời nắm bắt và có những phương án chính sách kịp
thời xử lý các vấn đề góp phần hoàn thiện chính sách phát triển du
lịch biển quả thành phố Đà Nẵng.
3.3.3.4. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Chủ động phối hợp với Sở Du lịch, nghiên cứu thực trạng
chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng, nghiên

20



cứu các chính sách phát triển du lịch nói chung, du lịch biển nói
riêng của các địa điểm du lịch, các quốc gia trên thế giới. Từ đó đề
xuất các phương án, chính sách liên quan nhằm hoàn thiện chính
sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng.
3.3.3.5. Hiệp hội du lịch thành phố đà nẵng và các doanh nghiệp
du lịch hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch biển trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
Đề xuất các phương án nhằm nâng cao sự đóng góp, tham gia
của các cá nhân, tổ chức du lịch trong hoạt động xây dựng, hoàn
thiện cũng như thực chính sách phát triển du lịch biển của thành phố.
Cũng như đề xuất các phương án, giải pháp cụ thể liên quan đến xúc
tiến, quảng bá hình ảnh, quản lý hoạt động du lịch, xây dựng và phát
triển các sản phẩm du lịch…
3.3.3.6. Đối với Sở Tài nguyên và môi trường
Nghiên cứu các phương án nhằm bảo vệ, cải thiện chất lượng
môi trường, khắc phục các sự cố môi trường ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường của thành phố trong đó có chất lượng môi trường
biển qua đó đảm bảo chất lượng môi trường du lịch biển của thành
phố. Đồng thời nghiên cứu đề xuất các phương án nhằm xử lý, hạn
chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cá nhân, tổ chức.
KẾT LUẬN
Đà Nẵng là thành phố có tài nguyên du lịch biển phong phú
và đa dạng với định hướng phát triển ngành du lịch, đặc biệt với du
lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn. Những phân tích, tổng hợp trong

21


những năm qua cho thấy chính sách phát triển du lịch biển của thành

phố đã đạt được những thành quả nhất định góp phần thúc đẩy, tạo
động lực cho sự phát triển du lịch biển của thành phố. Qua đó khẳng
định vị thế của Đà Nẵng trong thị trường du lịch biển trong nước
cũng như điền tên mình vào danh sách những điểm đến du lịch biển
hấp dẫn trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên bên cạnh đó, thông qua quá
trình tồn tại và thực thi chính sách đã thể hiện việc chính sách phát
triển du lịch biển hiện nay của thành phố Đà Nẵng vẫn còn đó những
hạn chế chưa được khắc phục.
Từ những lập luận, phân tích của mình luận văn “Chính sách
phát triển du lịch biển Đà Nẵng” đã hệ thống những có sở lý luận có
liên quan đến khái niệm, đặc điểm, nội dung của phát triển du lịch
biển cũng như chính sách phát triển du lịch biển nói chung. Từ đó hệ
thống một cách khái quát, cũng như đưa ra những nhận định, phân
tích về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn
tại của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện
nay. Qua đó đưa ra những quan điểm về định hướng, cũng như
những phương án phù hợp nhằm mục đích phát huy hơn nữa những
ưu điểm của chính sách, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn
tại trong thời gian qua. Cùng với đó, để góp phần hoàn thiện hơn nữa
chính sách phát triển du lịch biển của Đà Nẵng luận văn cũng đã đưa
ra những ý kiến đề xuất cụ thể đối với Nhà nước cũng như các Bộ,
Ngành liên quan. Nghiên cứu còn là cơ sở tham khảo cho các nhà
chính sách trong việc hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển
Đà Nẵng, qua đó góp phần giúp thành phố Đà Nẵng khai thác tối đa

22


×