Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

TIỂU LUẬN văn hóa PHƯƠNG tây văn học nghệ thuật mỹ và những ảnh hương của nó đến việt nam và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.06 KB, 46 trang )

ĐỀ TÀI: Văn học - nghệ thuật Mỹ và những ảnh hương của nó
đến Việt Nam và thế giới.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi chọn đề tài này, tôi nhận thấy rằng Văn hóa Mỹ là vấn đề cần
được quan tâm và lưu ý đặc biệt là ở lĩnh vực Văn học – Nghệ thuật. Bởi
nước Mỹ là một trong những nước tiêu biểu đại diện cho nền văn hóa
phương Tây. Văn học và nghệ thuật Mỹ đã để lại nhiều giá trị, công trình vĩ
đại cho thế giới sau này. Và đặc biệt hơn văn học – nghệ thuật Mỹ cũng có
sự ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam, tạo cho Việt Nam những bước ngoặt
mới,..
Tìm hiểu để hiểu biết hơn về Văn hóa Mỹ cũng là cơ sở, nền tảng cho
quá trinh làm việc sau này của mình với những kiến thức vững vàng hơn,
chuyên sâu hơn về chuyên ngành văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu
Do giới hạn về số tiết nên tập đề cương bài giảng môn Văn hóa
phương Tây không thể đề cập, phân tích rõ hơn sâu hơn về Văn hóa Mỹ qua
các vấn đề, khía cạnh chuyên sâu vậy nên tôi quyết định chọn đề tài này để
bổ sung chi tiết và hoàn thiện hơn.. Đặc biệt là trong vấn đề về văn học –
nghệ thuật Mỹ.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp luận :
- Chủ nghĩa Mác- Lê nin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2 Phương pháp cụ thế


- Chứng minh
- Phân tích
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Văn hóa Mỹ nói chung và đặc biệt là văn học – nghệ thuật Mỹ nói


riêng. Những đặc điểm, vai trò của văn học nghệ thuật Mỹ và tầm quan
trọng, ảnh hưởng của nó đến Việt Nam.
5. Kết cấu
MỞ ĐẦU
Chương 1: Khái niệm
Chương 2: Khái quát nước Mỹ
Chương 3: Đặc trưng văn học – nghệ thuật Mỹ
Chương 4: Ảnh hưởng đến Việt Nam và thế giới
KẾT LUẬN


CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM
1.1 Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con
người. "Văn hoá" (chữ Hán: 文文) nghĩa gốc là tổng xưng của "văn trị" (文文)
và "giáo hoá" (文文)". Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu
là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh,... Các "trung
tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông
thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang
phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một
người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập
đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ
phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến
tinh thần mà bao gồm cả vật chất.
Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là
sản phẩm của người thông minh. Trong quá trình phát triển, tác động sinh
học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh
để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con

người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng
tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động
vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm
bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình
thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp
thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ


khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội
mà các cá thể là thành viên.
Tóm lại, Văn hóa là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần
dược sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thức tiễn của
con người. các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời
sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình độ
phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
1.2 Văn học
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của
đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông
qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn
ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn
chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm
văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương
thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mỹ, sự sáng tạo của văn học về phương
diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ.
Văn học có các thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện
ngắn, thơ, từ, kịch bản, lý luận phê bình.
Văn học gồm có ba đặc trưng:
- Đặc trưng đối tượng và nội dung của văn nghệ
- Đặc trưng của tư duy nghệ thuật
- Cấu trúc chỉnh thể của hình tượng nghệ thuật

1.3 Nghệ thuật
Nghệ thuật (tiếng Anh: art) là một loạt những hoạt động khác
nhau của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra. Bài


viết này chủ yếu tập trung vào các môn nghệ thuật thị giác, bao gồm việc tạo
ra những hình ảnh hay vật thể trong những lĩnh vực như hội họa, điêu
khắc, đồ họa in ấn, nhiếp ảnh, và những phương tiện truyền thông hình ảnh
khác.
Kiến trúc thường được xem là một trong các nghệ thuật thị giác; tuy
nhiên, giống như các loại hình nghệ thuật trang trí, nó liên quan đến sự sáng
tạo ra các vật thể cho những công dụng cụ thể, một điều hoàn toàn khác với,
chẳng hạn, hội họa. Âm nhạc, kịch, điện ảnh,múa, và những môn nghệ thuật
trình diễn khác, cũng như văn chương, và những phương tiện truyền thông
tương tác, được bao gồm trong một định nghĩa rộng hơn về nghệ thuật, gọi
chung là các môn nghệ thuật.
Cho đến thế kỷ 17, nghệ thuật được dùng để chỉ bất kỳ kỹ năng hay sự
thông thạo nào, và không phân biệt khỏi các môn thủ công mỹ nghệ hay các
ngành khoa học, như y học cũng được coi là một nghệ thuật. Trong thời hiện
đại, ở các loại hình mỹ thuật, nơi cực kỳ chú trọng đến khía cạnh thẩm mỹ,
được phân biệt hẳn khỏi những kỹ năng có được nói chung, chẳng hạn như
với các loại hình nghệ thuật trang trí hay nghệ thuật ứng dụng.
Những đặc trưng của nghệ thuật có thể được mô tả bởi sự bắt chước
(phản ánh cuộc sống), sự thể hiện, trao truyền cảm xúc, và những phẩm chất
khác. Trong suốt thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn, nghệ thuật được xem là "một
lĩnh vực đặc biệt của tâm thức con người, giống như tôn giáo và khoa
học". Mặc dù không có một định nghĩa thống nhất về nghệ thuật, và cách
nhìn về nó cũng thay đổi theo thời gian, những mô tả chung về nghệ thuật đề
cập đến ý tưởng về một kỹ năng kỹ thuật hay trí tưởng tượng bắt nguồn từ
khả năng tác động của con người và sự sáng tạo.

Bản chất của nghệ thuật, và những khái niệm có liên quan như sáng
tạo và sự diễn dịch, được khảo sát trong mỹ học - một nhánh củatriết học.


1.4 Kiến trúc
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp
không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc sưvới kiến
thức chuyên ngành kiến trúc, ngoài công tác thiết kế công trình có thể tham
gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác, như quy hoạch đô
thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự
án, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa haythiết kế tạo dáng công nghiệp.
Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu
cầu thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến
trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các công trình kiến trúc có
chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử.
Kiến trúc hiện đại đi theo xu hướng tôn sùng công nghệ và vật liệu
mới, công năng sử dụng, và năng lực sáng tạo cá nhân, do đó các công trình
kiến trúc hiện đại thường không có nhiều liên hệ đến văn hóa bản địa.
Sự khô cứng, vô tính của kiến trúc hiện đại bị phê phán mạnh mẽ
trong những năm 1970 khiến trào lưu kiến trúc hậu hiện đại ra đời. Công
nghệ và vật liệu mới vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong kiến trúc hậu hiện
đại, mà áp dụng chúng một cách khôn ngoan đầy cảm xúc hơn, nhằm nhấn
mạnh các đặc thù của công trình và mối liên hệ của công trình đến khung
cảnh tự nhiên văn hóa xã hội xung quanh.


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC MỸ
2.1 Vị trí địa lý
Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba trên thế giới. 9,83
triệu km². Nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ

đô Washington, D.C.
Hoa Kỳ Nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, giáp đại
Tây Dương ở phía đông, giáp Canada ở phía bắc, và giáp Mexico ở phía
nam.
Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và
từ Canada đến Mexico và Vịnh Mexico. Có tiểu bang Alaska nằm trong
vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông (Alaska là
tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng
Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục địa), và có tiểu
bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác
trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
2.2 Khí hậu
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ
gần như có tất cả các loại khí hậu.
- Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng,
- Khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida


- Khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía
tây kinh tuyến 100 độ,
- Khí hậu hoang mạc ở tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên
hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa.
Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy, chỉ ở các tiểu bang giáp ranh
Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bảo và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy
ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
2.3 Lịch sử hình thành
2.3.1 Thời kì lập quốc
Khoảng 35.000 năm trước đây, phần lớn lượng nước trên thế giới
được bao bọc trong những lớp băng lục địa rộng lớn. Một dải đất rộng

khoảng 1.500 km đã nối liền châu Á và Bắc Mỹ. Khoảng 12.000 năm trước,
con người sống rải rác trên khắp Tây bán cầu. Từ châu Á, những người Mỹ
đầu tiên đã vượt dải đất này và người ta cho rằng họ đã ở khu vực mà ngày
nay là Alaska.
Sau đó, họ tiến về phía nam đến vùng đất sau này trở thành Hoa Kỳ. ở
vùng Tây Bắc, họ định cư dọc bờ biển Thái Bình Dương, ở vùng Tây Nam
họ sinh sống trên núi và sa mạc, và ở vùng Trung Tây họ sống dọc theo sông
Mississippi.
Phải gần 500 năm sau những người châu Âu khác mới đặt chân lên
Bắc Mỹ và phải mất 100 năm nữa những khu vực định cư lâu dài mới được
xây dựng. Những nhà thám hiểm đầu tiên tìm một tuyến đường biển đến
châu Á. Những người khác - chủ yếu là các nhà thám hiểm người Anh, Hà
Lan, Pháp, và Tây Ban Nha - đến đây muộn hơn và tuyên bố chủ quyền đối
với những vùng đất và của cải ở nơi mà họ gọi là “Thế giới mới”. Nhà thám
hiểm đầu tiên và nổi tiếng nhất trong số những nhà thám hiểm này là


Christoph Colombus, người Genoa. Những chuyến đi của ông được Nữ
hoàng Isabella của Tây Ban Nha tài trợ. Columbus đã đặt chân lên những
hòn đảo trên biển Caribê vào năm 1492, tuy nhiên ông chưa bao giờ nhìn
thấy phần lục địa mà sau này là Hoa Kỳ. Khu định cư lâu dài đầu tiên của
người châu Âu ở khu vực sau này trở thành nước Mỹ được người Tây Ban
Nha xây dựng vào giữa những năm 1500 tại St. Augustine ở Florida. Khi
người Tây Ban Nha tiến lên từ phía Nam, thì phần phía Bắc của nước Mỹ
ngày nay được khám phá một cách chậm chạp qua hành trình của những nhà
thám hiểm châu Âu khác. Trong số này có Giovanni da Verrazano, Jacques
Cartier, và Amerigo Vespucci mà sau này lục địa Mỹ được đặt theo tên họ.
2.3.2 Thời kỳ thuộc địa
Năm 1600, Hầu hết những người định cư là người Anh. Những người
khác đến từ Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Pháp, và sau này là Scotland và Bắc

Ireland. Một số rời bỏ quê hương để thoát khỏi chiến tranh, đàn áp chính trị,
khủng bố tôn giáo, hoặc trốn án tù. Một số ra đi với thân phận nô lệ mong
muốn tìm tự do. Người châu Phi da đen bị bán làm nô lệ và đến đây với
gông cùm.
Năm 1690, dân số khoảng 250.000 người. Chưa đầy 100 năm sau, con
số này đã lên tới 2,5 triệu người. Những khu định cư đầu tiên được xây dựng
dọc bờ biển Đại Tây Dương và ở lưu vực những con sông chảy ra đại dương.
Ở vùng Tây Bắc, người định cư tìm thấy những đồi cây và đất đai phủ đầy
đá còn sót lại sau khi Băng hà tan chảy. Sức nước dễ khai thác, nên vùng
“New England”, bao gồm Massachusetts, Connecticut, và đảo Rhode phát
triển kinh tế từ khai thác gỗ, đánh bắt cá, đóng tàu, và thương mại. Những
thuộc địa ở miền Trung, gồm New York và Pennsylvania, có khí hậu dễ chịu
hơn và địa hình đa dạng hơn. Ở đây, công nghiệp và nông nghiệp đều phát


triển, xã hội đa dạng và mang dáng dấp đô thị hơn. Ví dụ, ở New York, có
người Bohemia, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Ai Len, Italia, Na-uy,
Ba Lan, Bồ Đào Nha, Scotland, và Thụy Điển. Các thuộc địa miền Nam như
Virginia, Georgia và Carolina nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với thời
vụ gieo trồng dài và đất đai phì nhiêu. Nơi đây có các chủ trang trại nhỏ và
các lãnh chúa quý tộc giàu có với những đồn điền rộng lớn được canh tác
bởi bàn tay của nô lệ da đen.)
Hợp tác và xung đột là đặc trưng trong quan hệ giữa dân định cư và
dân bản xứ, hay còn gọi là người Da đỏ. Ở một số khu vực có trao đổi
thương mại và giao lưu xã hội, nhưng nhìn chung khi các khu định cư mới
được mở rộng thì người Da đỏ buộc phải rời đi nơi khác vì thất bại trong các
cuộc giao tranh.
2.3.3 Thời kỳ cách mạng và giành độc lập
Cách mạng Mỹ - cuộc chiến giành độc lập từ nước Anh - khởi đầu chỉ
là một cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ

trang ngày 19/4/1775, trong cuộc tịch thu vũ khí đạn dược của lực lượng
cách mạng. Sau đó liên tiếp xảy ra các cuộc giao tranh, đấu sung lẫn nhau.
Tuyên ngôn Độc lập được thông qua ngày 4/7/1776. Từ đó, ngày 4/7
trở thành ngày Quốc khánh của Hoa Kỳ.
Cuộc chiến đấu kéo dài 8 năm trên phần lớn lục địa. Các trận chiến
diễn ra từ Montreal, Canada, ở miền Bắc đến Savannah, Georgia ở miền
Nam. Quân đội hùng hậu của Anh đã đầu hàng tại Yorktown, Virginia, năm
1781, nhưng giao tranh vẫn kéo dài hai năm nữa mà không phân thắng bại.
Cuối cùng một hiệp định hòa bình đã được ký kết tại Paris vào ngày
15/4/1783.


Hiệp ước Paris công nhận nền độc lập, tự do, và chủ quyền của 13
thuộc địa cũ đã trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ , nay là các bang. 1789,
Hiến pháp chính thức được thông qua.
Từ đó, mười ba thuộc địa trở thành mười ba tiểu bang nằm trong liên
bang Mỹ. Từ 13 tiểu bang nguyên thủy, Mỹ đã bành trướng lãnh thổ lên
thành một nước rộng lớn với 50 bang với nhiều lãnh thổ phụ thuộc, bao gồm
vùng quốc hải (Insular area), Puerto Rico, Samoa, Guam, 2 quần đảo và 9
hòn đảo.
2.4 Đặc điểm Chính trị - Kinh tế - Xã hội
2.4.1 Chính trị
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam
quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc
hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà
án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không
được trái với Hiến pháp của Liên bang.
Quốc hội Liên bang: Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện
và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ
máy hành pháp và tư pháp.. Về mặt pháp lý, Phó Tổng thống là Chủ tịch

Thượng viện . Đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là
người thứ hai sau Phó Tổng thống kế nhiệm Tổng thống.
Phân chia quyền lực giữa hai viện: Cả hai viện đều có quyền quyết
định chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát
hành tiền, điều tiết thương mại, và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của
chính quyền. Trong đó, Thượng viện có đặc quyền cố vấn và thông qua các
hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ
nhiệm. Ví dụ, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được chính phủ
hai nước ký tháng 7 năm 2000 và đến tháng 11 năm 2001 mới được Thượng


viện Hoa Kỳ thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành.
Tất cả các dự luật liên quan đến tài chính (thuế và phân bổ ngân sách) đều
do Hạ viện đề xuất; Thượng viện có thể bỏ phiếu thay đổi dự luật của Hạ
viện và khi đó hai viện sẽ họp chung để giải quyết bất đồng. Hạ viện có
quyền bỏ biếu buộc tội Tổng thống và các các quan chức liên bang, và
Thượng viện có quyền quyết định có bãi chức người bị buộc tội đó hay
không.
Cả Thượng viện và Hạ viện đều có những uỷ ban riêng của mình. Tuy
nhiên, giữa Thượng viện và Hạ viện có một số uỷ ban phối hợp để xử lý một
số

công

việc

chung.

Chính quyền liên bang: Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến
pháp Liên bang qui định và chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hưởng

đến toàn liên bang như ngoại giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập
khẩu, quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ, và một số lĩnh vực khác.
Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực:
Lập pháp: Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện và Hạ viện đặc
trách làm luật liên bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền
quyết định về ngân sách, và có quyền ít khi được dùng đến là truất phế mà
có thể bãi bỏ chức vụ của các viên chức đương nhiệm của chính phủ.
Hành pháp: tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền phủ quyết
các đạo luật của ngành lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ
nhiệm Nội các và các viên chức khác giúp quản trị và thi hành chính sách
cũng như luật liên bang.
Tư pháp: Tối cao Pháp viện và những tòa án liên bang thấp hơn trong
đó các thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng
viện. Nhiệm vụ của ngành là diễn giải về luật và có thể đảo ngược các luật
mà họ cho rằng vi hiến.


Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được
bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Theo luật hiện hành, mỗi tổng thống chỉ
được phục vụ không quá 2 nhiệm kỳ. Tất cả các dự luật liên bang được Quốc
hội liên bang thông qua phải được Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến
pháp cho phép Tổng thống quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội liên
bang

thông

qua.

Ngoài Tổng thống, bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống,
15 bộ và trên 60 ủy ban độc lập. Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và

phải

được

Thuợng

viện

thông

qua.

Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn
phòng quản trị và tài chính, các hội đồng cố vấn. Các hội đồng cố vấn đóng
vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách của Tổng thống. Đáng chú ý
nhất là Hội đồng an ninh quốc gia, Hội đồng cố vấn kinh tế, và Hội đồng
chính

sách

phát

triển.

Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng
Dân chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ quan tâm nhiều hơn
đến các vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục và công ăn việc làm cho nguời
nghèo, và do vậy được đông đảo người nghèo và giới công đoàn ủng hộ.
Đảng này chủ trương tăng cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh
vực


kinh

tế





hội.

Ngược lại, Đảng Cộng hòa muốn giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ đối
với nền kinh tế, để nền kinh tế vận động theo qui luật của thị trường. Đảng
này thường quan tâm nhiều hơn đến các giới chủ, các thế lực tài phiệt, giới
chuyên gia và các tầng lớp trung lưu. Trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng Cộng


hòa thường chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và cứng rắn hơn trong
việc giải quyết các xung đột quốc tế.
2.4.2 Kinh tế
Hoa Kỳ có một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài
nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất
cao.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13
ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Đây là tổng sản
phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội
địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006.
Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu
người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua
tương đương. Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất

cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa,Mexico, Nhật Bản, và Đức là các
bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện,
trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng.
Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23
phần trăm tổng số nợ toàn thế giới. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội
địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có.
Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp
khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính
theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và
bảo hiểm.
Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa
học dẫn đầu ngành sản xuất. Và cũng là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên
thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất. Đây là nước sản xuất năng


lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa
lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối.
Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân
hàng Thế giới. So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được
từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực
thấp hơn. Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá
trị đô la.
2.4.3 Dân cư, xã hội
Khi mới thành lập nước, số dân Hoa Kỳ chỉ khoảng 3 triệu người,
phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương. Đến hiện nay Hoa
Kỳ có số dân thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Và theo Văn
phòng kiểm tra dân số, cứ mỗi 11 giây thì có thêm một công dân mới. Trung
bình dân số Mỹ tăng khoảng 2,8 triệu người/năm. Dân số Hoa Kỳ tăng
nhanh, một phần quan trọng là do dân nhập cư vào Hoa Kỳ từ năm 1820 đến
năm 2005 là hơn 65 triệu người, riêng năm 1998 có 600 nghìn người. Dân số

Hoa Kỳ đạt 200 triệu vào năm 1967, 39 năm trôi qua, kể từ đó, dân nhập cư
và hậu duệ của họ đã chiếm khoảng 55% trong tỷ lệ tăng dân số nước này.
Dân cư Hoa Kỳ gồm nhiều chủng tộc : ơ-rô-pê-ô-it, môn-gô-lô-it,nêgrô-it. Hiện nay, 83% dân số Hoa Kỳ có nguồn gốc Châu Âu. Đây là nhóm
người nắm giữ hầu hết quyền lợi về chính trị, kinh tế. Mức sống trung bình
của người da trắng thường cao hơn người da màu. Dân cư có nguồn gốc
Châu Phi hiện vào khoảng 33 triệu người. Bộ phận dân cư có nguồn gốc
Châu Á và Mĩ La Tinh cũng tăng mạnh. Dân Anh điêng (bản địa) chỉ còn
khoảng 3 triệu người. Thành phần dân cư :dân gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha chiếm gần 15% dân số và người gốc Á khoảng 5%. Người da trắng
không phải gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha chiếm khoảng 67%. Số còn lại là
người

da

đen.


Trong xã hội Hoa Kỳ xảy ra tình trạng chênh lệch rất lớn về thu nhập
giữ người giàu và người nghèo, với mức độ ngày càng tăng. Thu nhập hằng
năm của 2.5 triệu người giàu nhất bằng thu nhập của 100 triệu người nghèo.
Sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc là một trong những nguyên nhân của tình
trạng

mất

an

ninh




hội.

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT MỸ
3.1 Đặc trưng văn học
3.1.1 Khái quát về văn học Mỹ
Trải qua thời kỳ lịch sử văn học Mỹ có nhiều sự thay đổi khác biệt
một cách rõ nét. Ban đầu văn học Mỹ đi theo chủ nghĩa lãng mạn và đã có
nhiều tiểu thuyết gia nổi tiếng với những tác phẩm hay và đầy ý nghĩa của
mình. Và chủ nghĩa hiện thực xuất hiện ra đời sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết
thúc và Mỹ đang trên đã phát triển công nghiệp hóa. Sau đó làn sóng văn
hóa lớn của chủ nghĩa hiện đại đã nổi lên ở châu Âu và nhanh chóng lan


rộng tới nước Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20, biểu thị cảm xúc về cuộc
sống hiện đại thông qua nghệ thuật như hình bóng từ quá khứ. Vì máy móc
hiện đại đã làm thay đổi vận tốc, khí hậu và muôn mặt của cuộc sống đời
thường trong những năm đầu thế kỷ 20 nên nhiều nghệ sĩ và nhà văn, với
các cấp độ thành công khác nhau, đã tái hiện lại những thể thức nghệ thuật
truyền thống và thử tìm ra những thể thức nghệ thuật mới - một thành tựu
thẩm mỹ mà người ta gọi là “thời đại của máy móc”.
Nền văn học Mỹ tuy mới có một lịch sử ba thế kỉ nhưng đã nở
rộ phong phú và đa dạng ở thế kỉ 20. Đặc biệt nửa sau thế kỉ này, văn học
Mỹ chứa đựng những khuynh hướng tư tưởng gần như trái ngược nhau
khiến cho việc nghiên cứu nền văn học trẻ này rất khó có được một nhận
định chung, thống nhất. Mặt khác cũng vì văn học Mỹ luôn luôn sôi động
và bất ngờ. Trong tiểu thuyết, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả nổi
bật mối mâu thuẫn sâu sắc giữa cảnh đau khổ của các tầng lớp bất hạnh với
sự thắng thế của các thế lực giàu có . Các nhà văn nhấn mạnh những cố gắng
của các ông bố gia đình muốn tìm cáisống cho gia đình đã phải đẩy những

đứa con gái vào con đường sa đoạ để thoả mãn sự thèm khát hưởng lạc,
đam mê tình dục của bọn nhà giàu, từ đó họ mất hết cả niềm tin vào đạo đức
và tôn giáo. Do đó trong văn học “tự nhiên chủ nghĩa” nổi lên yếu tố dục.
Người ta đưa bạn đọc đến chứng kiến những pha chiếm đoạt gay cấn. Tình
yêu trở nên vô nghĩa và cảm giác thay thế cho tính lí tưởng.Walt Whitmann
là nhà văn mở đường. Chủ nghĩa tự nhiên Mỹ đã vượt lên trên nhà văn Zola
ở Pháp. Thoạt đầu bạn đọc bị một cú sốc. Nhưng sự suy thoái của uy tín tôn
giáo đã giúp họ hiểu rõ hơn giá trị của tiểu thuyết. Người ta vượt lên trên
những kẻ tuyên truyền chuyên nghiệp về tôn giáo “những con chó canh giữ
đạo đức”. Tác phẩm “The Genius” (Thiên tài) của T. Dreiser bị cấm năm
1915 vì nội dung đề cập tình dục, thì đến năm 1923 lại được Pháp phát hành.


Chỉ có ở Boston, hội The Society for the Suppression of Vice tìm cách
gạt tác phẩm của Dreiser ra khỏi các hiệu sách. Cuối cùng, trường phái mới
này vẫn thắng cuộc. Tuy vậy một bộ phận công chúng vẫn không muốn đi
quá xa cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực có mức độ”
3.1.2 Một số tác phẩm tiêu biểu
Một số tác phẩm văn học nổi tiếng của Mỹ: “Địa ngục” của
Dante , “Âm thanh và cơn thịnh nộ” (1929) của Faulkner, “Cuốn theo chiều
gió” (1937) của Margaret Mitchell, “Ông già và biểm cả” của Emest
Hemingway...
3.1.2.1 Tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”
TÁC GIẢ:
Margaret Munnerlyn Mitchell (8 th.11/1900 – 16 th. 8/1949) là nhà
văn nữ người Mỹ, đã đoạt Giải Thưởng Pulitzer năm 1937 nhờ cuốn tiểu
thuyết rất thành công của bà, với tên gọi là "Cuốn Theo Chiều Gió" (Gone
with the Wind). Đây là một trong các tác phẩm danh tiếng nhất của mọi thời
đại, được xuất bản năm 1936. Trong vòng 6 tháng, 1 triệu ấn bản đã được
bán hết với sức mua là 50.000 cuốn mỗi ngày. Đây cũng là tác phẩm có số

lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, đã vượt qua kỷ lục 12
triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ
biến trên 40 quốc gia. Riêng bản tiếng Anh, tác phẩm này đã được bán ra với
trên 200.000 cuốn mỗi năm và còn là một trong các tiểu thuyết bán chạy
nhất cho tới ngày nay.
NỘI DUNG:


Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội
chiến, một thế giới với những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo
những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý phái...
Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính
của truyện, Scarlett O'Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt
Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart
Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng
người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn bị đính hôn với cô em họ
là Melanie Hamilton ởAtlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc
nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để
xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ
là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng
đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks


sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không
theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng
vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler,
người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm
nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận
cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton

nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley
ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến
Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh
chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc
làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc
này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có
cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng
đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con
bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng
vượt phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam.
Rhett Butler đã mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng. Mặc dù đang
chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vũ
cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa
phụ.
Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những
thất bại liên tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và
bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên,
Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì Melanie đang có thai và
có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh,
lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie. Sau khi


Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và hắn đã lấy cắp của quân
đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng conngựa vô cùng ốm yếu. Hắn chở
Melanie và con nàng, Prissy, Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy,
đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân
đội Hợp bang. Trước khi đi, hắn hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett
giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi

chính phủ Yankee tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền
trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ
hắn, một kẻ da trắng cặn bã. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta
mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù.
Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để
hắn biết là nàng đang cố tán tỉnh hắn vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục
được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của hắn thấy đến bàn tay chai sần
của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và
hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến
viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. Trong cơn tuyệt
vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, nay
đã là chủ một cửa hàng và có một khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank
rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình.
Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn
tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng
tiền giúp Ashley Wilkes.
Ý NGHĨA
“Cuốn theo chiều gió” là sự tổng hòa của quá nhiều những vấn
đề hiện thực trong cuộc sống của những người dân Mỹ diễn ra trong bối


cảnh rối loạn của cuộc nội chiến. Và rồi từ trên cái nền đổ nát, chết chóc của
cuộc chiến ấy, con người dù bằng cách này hay cách khác vẫn biết tự nuôi
dưỡng sự ham sống trong mình và rồi vươn lên, tự tìm cho mình những
hạnh phúc riêng tư và tốt đẹp.
Các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết ấy đều đã để lại những ấn tượng
tốt đẹp trên hành trình đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống sau những
thăng trầm nhọc nhằn, nhưng phải nói rằng hai nhân vật nữ chính Scarlett và
Melanie chính là hai nhân vật đã ghi đậm được dấu ấn của riêng mình trong
sự ham sống và sự vươn lên kì diệu. Đó là sự tồn tại bất diệt và đầy đam mê.

Tác phẩm "Cuốn Theo Chiều Gió" của Margaret Mitchell kể lại
câu chuyện của một phụ nữ đẹp, có tính tình nổi loạn, thuộc miền Georgia,
tên là Scarlett O' Hara. Nàng đã làm việc vất vả với các bạn bè, gia đình và
các người yêu trong hoàn cảnh trước và sau cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ
và trong thời kỳ Tái Kiến Thiết. Đây cũng là chuyện tình nẩy nở giữa nàng
Scarlett và chàng Rhett Butler.
Tác phẩm này cũng mang hàm ý bênh vực các lý tưởng của Phe
Miền Nam trong cuộc Nội Chiến và cũng là cách tiểu thuyết hóa nền Văn
Hóa của Miền Nam trước chiến tranh. Cuốn truyện cũng chứa đựng rất
nhiều sự kiện lịch sử, đã mô tả rõ ràng các ngày sụp đổ của thành phố
Atlanta vào năm 1864 và sự tàn phá của chiến tranh. Các nguồn tài liệu của
Margaret Mitchell đã mang các tính cách đặc sắc của các nhà sử học và các
nhà văn Miền Nam, và cũng vì các mô tả cuộc Nội Chiến, các cảnh tàn phá
do chiến tranh gây nên mà tác phẩm "Cuốn Theo Chiều Gió" đã đoạt Giải
Thưởng Pulitzer vào ngày 3 tháng 5 năm 1937.
Trong khi Margaret Mitchell đã từng nói rằng các nhân vật trong
truyện không được viết dựa vào những người thật ở ngoài đời, nhưng các
nhà khảo cứu đã tìm thấy nhiều điểm tương tự giữa một số nhân vật và các


người quen của tác giả. Rhett Butler được diễn tả căn cứ vào người chồng
đầu tiên Red Upshaw, người mà nàng Margaret đã kết hôn vào năm 1922 rồi
sau đó ly dị vì khám phá ra chàng đã từng là kẻ nấu và buôn rượu lậu. Và
cũng có người tin rằng Rhett Butler còn là hình ảnh của Sir Godfrey
Barnsley của thành phố Adamsville, thuộc tiểu bang Georgia.
Nhân vật Scarlett O' Hara có thể là hình ảnh của bà Martha Bulloch
Roosevelt, bà mẹ của Tổng Thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt. Nhà sử học
David McCullough, người chuyên viết tiểu sử của Tổng Thống Roosevelt,
đã tìm thấy các tài liệu cho biết Margaret Mitchell khi làm phóng viên cho tờ
nhật báo Atlantic (the Atlantic Journal), đã phỏng vấn bà Evelyn King

Williams, ở tuổi 87, đây là một trong các người bạn thân nhất và cũng là cô
phù dâu của bà Martha Roosevelt. Nhờ cuộc phỏng vấn này, Margaret
Mitchell đã thấy rõ vẻ đẹp bên ngoài, sự duyên dáng và trí thông minh của
bà Martha rồi dùng các chi tiết này mà áp dụng vào việc mô tả cô nàng
Scarlett O' Hara.
Cuốn Theo Chiều Gió là một chuyện tình, là nỗi suy tư về các đổi
thay đã thổi qua Miền Nam Hoa Kỳ trong thập niên 1860. Cuốn truyện bắt
đầu vào năm 1861 trước khi xẩy ra cuộc Nội Chiến và chấm dứt vào năm
1871 khi các người Dân Chủ (the Democrats) nắm quyền kiểm soát miền
Georgia. Trong các năm chiến tranh này, Miền Nam đã thay đổi hoàn toàn và
cuốn tiểu thuyết của Margaret Mitchell đã minh họa sự tranh đấu của người
dân Miền Nam trong các nghịch cảnh.
Cuốn truyện mở đầu với miền Georgia, một địa phương còn các tập
quán, các niềm kiêu hãnh về những tác phong mã thượng, rồi chiến tranh lan
tràn tới Atlanta đã gây nên cảnh đổ vỡ trong các cấu trúc quyền lực và các
tập quán truyền thống. Miền Nam đã thua trận, các người nô lệ da đen được
giải phóng, lối sống của Miền Nam này khác trước, đã có các xung đột nội


bộ: người da trắng sợ người da đen, dân miền Nam ghét dân miền Bắc vừa
thống trị, vừa lợi dụng, giới thượng lưu cũ căm thù các kẻ mới giàu. Ashley
là nhân vật tượng trưng cho Miền Nam cũ, hoài cổ nhưng bất lực trước các
đổi thay, chàng yếu đi và tàn dần. Rhett là kẻ thực tế, cơ hội, đã phát triển do
đứng cả hai chân: vừa theo phe Miền Nam, vừa theo phe Miền Bắc và đôi
khi còn bênh vực các kẻ Miền Bắc (Yankees).
Tác phẩm còn mô tả Scarlett đã vượt qua được các nghịch cảnh bằng
sức mạnh của ý muốn. Nàng là một nữ anh hùng, không cần giúp đỡ của
người khác, đã trông cậy vào chính mình và sống còn sau trận Nội Chiến và
thời kỳ Tái Xây Dựng. Nàng đã khôi phục được đồn điền Tara, chăm sóc các
người bà con và các bạn bè và đôi khi tác giả còn cho rằng muốn vượt qua

các nghịch cảnh, cần tới sự xảo quyệt. Và có lẽ nhờ đặc tính này mà Scarlett
là một nữ thương gia tàn nhẫn, một người vợ áp chế chỉ vì muốn thành công.
Đất đai cũng là một chủ đề của tác giả. Scarlett O' Hara đã thương nhớ
đồn điền Tara, nàng đã yếu đi và trở nên bệnh hoạn khi phải sống xa miền
đất yêu dấu, bởi vì, khi nằm trên mặt đất của đồn điền Twelve Oaks bên
cạnh, nàng đã cảm thấy đất đai thì :"mềm và dễ chịu như chiếc gối". Nàng
Scarlett đã đánh giá cao miền đất quê hương hơn là tình yêu và Ashley đã
phải nói rằng Scarlett yêu mến đồn điền Tara hơn là yêu chàng.
Tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió còn mô tả các phụ nữ có đầy đủ trí
thông minh và lòng cam đảm dù cho ở vào thời đại đó, đã không có sự bình
đẳng giữa hai giới tính. Scarlett thì khôn khéo, đã điều kiển các người đàn
ông dễ dàng, đã điều hành xưởng xẻ gỗ một cách thành công và khiến cho
người chồng trở thành kém khả năng. Melanie, mặc dù là một nhân vật phai
mờ trong truyện, đã có đặc tính mạnh mẽ nhất, nàng khiến cho Scarlett có đủ
sức mạnh để bảo vệ Ashley trước thế giới mà chàng phải đối phó và nàng


cũng phục hồi được xã hội Atlanta. Hai nhân vật nữ khác có đủ trí óc sáng
suốt và sức mạnh tinh thần là bà cô già Fontaine và Ellen.
Tật xấu uống rượu cũng là một đề tài trong tác phẩm, với các nhân vật
như Gerald, Scarlett và Rhett... Họ đã dùng rượu để quên đi các căng thẳng
tinh thần, và sau rượu là các tai họa. Gerald chết cũng vì rượu. Scarlett tiếp
tục uống rượu tại đồn điền Tara khi nàng cảm thấy rắc rối, buồn phiền và
Rhett đã uống thật say khi đứa con Bonnie qua đời.
Nạn mãi dâm cũng được đề cập trong cuốn truyện. Scarlett nhìn thấy
cô gái điếm đầu tiên tại Atlanta: Belle Watling. Belle là một hình ảnh khác
và quá đáng của Scarlett: cả hai cùng quên đi các điều lệ của xã hội, đều tìm
cách quyến rũ đàn ông, đổi trác dục tính lấy tiền bạc và nếu Scarlett tượng
trưng cho một loại gái mãi dâm hạng sang thì Belle thuộc loại thấp hèn của
xã hội, và tác giả Margaret Mitchell đã mô tả Belle còn là con người đại

lượng, có tình nhân đạo và nếu xét về phương diện đạo đức, nàng Belle này
còn cao cả hơn cô Scarlett tàn nhẫn.
Ngoài ra, tác giả Margaret Mitchell còn mô tả thành phố Atlanta đã bị
quân lính Miền Bắc đốt cháy ra sao, xây dựng lại ra sao và nơi này tượng
trưng cho cách thích nghi nhanh chóng của Miền Nam. Sau chiến tranh,
Atlanta trở nên một thành phố mới với các đặc tính giàu có lòe loẹt ở một
phía và cảnh nghèo khó dơ bẩn ở phía kia.
3.1.2.2 Tiểu thuyết “Ông già và biển cả”
Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một
tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm1951 và xuất bản
năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi
Hemingway (và được xuất bản khi ông còn sống). Đây cũng là tác phẩm nổi
tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.


×