Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đạo đức công vụ của công chức địa chính xây dựng cấp xã ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………..*……….

BỘ NỘI VỤ
……*……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HOÀNG XUÂN LƯƠNG

ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÔNG
CHỨC ĐỊA CHÍNH – XÂY DỰNG CẤP XÃ Ở
HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………../……….

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HOÀNG XUÂN LƯƠNG

ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÔNG
CHỨC ĐỊA CHÍNH – XÂY DỰNG CẤP XÃ Ở


HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẬU

ĐẮK LẮK – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
------***------

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dựa trên việc vận dụng các kiến thức đã được học, nghiên cứu
các tài liệu tham khảo, kết hợp với quá trình điều tra khảo sát thực tiễn; Với sự
hướng dẫn khoa học của Thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu – Trưởng ban đào
tạo, Học viện Hành chính Quốc gia và qua trao đổi với đồng nghiệp, bạn bè, người
thân và các đối tượng liên quan để hoàn thành luận văn của mình. Số liệu và các kết
quả trong luận văn là trung thực, hoàn toàn dựa theo số liệu thu thập và điều tra.

Khánh Hòa, tháng 01 năm 2017
Người thực hiện đề tài

Hoàng Xuân Lương

i



LỜI CẢM ƠN
------***------

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu chương trình đào tạo đến nay, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, lãnh đạo cơ quan, gia
đình, đồng nghiệp và bạn bè. Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá
trình nỗ lực học tập và nghiên cứu với sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của nhiều
người.
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy
giáo - PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu – Trưởng ban đào tạo, Học viện Hành chính Quốc
gia đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cũng
như thầy đã có những gợi ý quý báu giúp tôi hoàn thiện và hoàn thành luận văn.
Với tình cảm trân trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các giảng
viên cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Học viện Hành chính Quốc gia
cũng như Phân viện Khu vực Tây Nguyên đã tận tình, chu đáo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình từ tuyển sinh đến tổ chức đào tạo, truyền
đạt kiến thức và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Để có được thành quả ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Phòng Nội vụ Huyện Vạn Ninh, lãnh đạo và công chức địa chính – xây dựng các xã
tại huyện Vạn Ninh đã cung cấp số liệu và thông tin cần thiết cho quá trình nghiên
cứu.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai
huyện Vạn Ninh, đồng nghiệp và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, góp phần quan trọng vào việc hoàn
thành luận văn này.

ii



Và động lực to lớn hơn hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tha thiết nhất đến cha mẹ,
gia đình và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi an tâm công tác, học tập và nghiên
cứu trong suốt thời gian qua.
Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân trong tìm hiểu tài
liệu, số liệu và khảo sát thực tế để tổng hợp, đánh giá. Dù rất cố gắng nhưng
trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy cô bỏ qua.
Đồng thời do thời gian và trình độ lý luận, sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực
tiễn còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bản thân học hỏi thêm được nhiều
kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn công việc trong thực tiễn sắp tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tác giả

Hoàng Xuân Lương

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................ VII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................. VIII
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................................. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ..................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................... 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÔNG
CHỨC XÃ .............................................................................................................. 9
1.1. Đạo đức công vụ của công chức xã ................................................................... 9
1.2. Công chức xã ................................................................................................. 18
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................. 45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC ĐỊA
CHÍNH – XÂY DỰNG CẤP XÃ Ở HUYỆN VẠN NINH ................................. 47
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh ................................ 47

iv


2.2. Thực trạng đạo đức công vụ của công chức địa chính – xây dựng cấp xã ở
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa .......................................................................... 49
2.3. Kết quả nâng cao đạo đức công vụ của công chức địa chính – xây dựng ......... 69
2.4. Đánh giá kết quả nâng cao đạo đức công vụ của công chức địa chính – xây
dựng ...................................................................................................................... 79
Tiểu Kết Chương 2 ................................................................................................ 85
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO
ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC ĐỊA CHÍNH – XÂY DỰNG CẤP XÃ Ở
HUYỆN VẠN NINH............................................................................................ 86
3.1. Định hướng nâng cao ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa ............................................................................................................ 86
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã ở
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa .......................................................................... 89

Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 102
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 106
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCHC

Cải cách hành chính

BMHC

Bộ máy hành chính

CC ĐC – XD

Công chức Địa chính – Xây dựng

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CCCCS - CCCX

Công chức cấp cơ sở - Công chức cấp xã

HĐND, UBND


Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

HVHC

Học viện hành chính

CCX

Công chức xã

TTCV

Thực thi công vụ

ĐĐCV

Đạo đức công vụ

NXB

Nhà xuất bản

QLNN

Quản lý nhà nước

NTM

Nông thôn mới


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

HĐCV

Hoạt động công vụ

NLĐ

Người lao động

KTTT

Kinh tế thị trường

LLCT

Lý luận chính trị

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng số 2.1. Số lượng CC ĐC – XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh từ năm 2011 – 2015
.............................................................................................................................. 52
Bảng số 2.2: Cơ cấu độ tuổi của CC ĐC – XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh năm 2015
.............................................................................................................................. 53

Bảng 2.3. Thời gian công tác của CC ĐC – XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh ............ 54
(tính từ khi tham gia công tác đến cuối năm 2015)
Bảng 2.4. Tỷ lệ CC ĐC – XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh được đào tạo về trình độ lý
luận chính trị và QLNN ......................................................................................... 59
Bảng 2.5. Trình độ tin học và ngoại ngữ của CC ĐC – XD cấp xã ở huyện Vạn
Ninh ...................................................................................................................... 62
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến CC ĐC – XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh về mức
độ thành thạo các kỹ năng trong thực thi công vụ .................................................. 66
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát ý kiến Chủ tịch UBND các xã ở huyện Vạn Ninh đánh
giá về kỹ năng của CC ĐC – XD trong thực thi công vụ ........................................ 67
Bảng 2.8. Kết quả nhận xét, đánh giá CC ĐC – XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh năm
2015 ...................................................................................................................... 69
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân dân đối với hoạt động TTCV của CC
ĐC – XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh....................................................................... 72

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng CC ĐC – XD ở huyện Vạn Ninh từ năm 2011 – 2015
.................................................................................................................................. 53
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh là Đảng viên .................... 56
Biểu đồ 2.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn
Ninh .......................................................................................................................... 58
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh được đào tạo về trình độ
LLCT và QLNN ........................................................................................................ 61
Biểu đồ 2.5. Trình độ tin học của CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh ................. 62
Biểu đồ 2.6. Trình độ ngoại ngữ của CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh ............ 63

Biểu đồ 2.7. Kết quả đánh giá CC ĐC - XD ở huyện Vạn Ninh năm 2015 ................. 70

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức là một phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội có tầm quan trọng đặc
biệt đối với sự phát triển của các quốc gia nói chung và đối với các ngành nghề trong
xã hội nói riêng. Mỗi ngành nghề trong xã hội đều có những chuẩn mực đạo đức,
những khuôn mẫu, những tiêu chuẩn hành vi hình thành nên chân giá trị của những
nghề nghiệp đó. Các đặc điểm này chi phối, định hướng, dẫn dắt hành vi và thái độ đối
với các cá nhân trong nghề nghiệp đó tạo thành nét riêng biệt để phân biệt với các
nghề khác trong xã hội. Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và
sâu rộng, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi
đội ngũ công chức phải ngang tầm, có đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất
cách mạng, được trang bị đầy đủ kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QLNN, điều
hành xã hội có hiệu quả, đặc biệt là đội ngũ CCCCS - CCCX.
CCCCS - CCCX là những người gần dân nhất, sát dân nhất, trực tiếp tiếp xúc
với nhân dân, hàng ngày triển khai hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe,
giải quyết hoặc kiến nghị lên chính quyền cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện
vọng của nhân dân. Nhận thức được vai trò quan trọng của công chức cấp xã trong
QLNN, nên Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ
này vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và
trình độ năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ
thống chính trị ở cơ sở cấp xã đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống chính trị
và công chức cấp xã đối với sự nghiệp CNH – HĐH phát triển đất nước. Đầu tư xây
dựng CCX có phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầng sự nghiệp đổi mới mang ý

nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở trong công tác cán bộ. Do vậy, nâng cao ĐĐCV
công chức cấp xã là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần xây dựng CCX đủ khả năng
thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng trọng trách là "công bộc" của

1


nhân dân và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở,
UBND xã đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước hiện nay.
Theo luật Cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, thì CC ĐC - XD là một trong bảy chức danh chính của chính quyền cấp
xã. Có thể nói đội ngũ CC ĐC - XD ở địa phương là “cánh tay nối dài” giúp các cấp,
ngành từ tỉnh, huyện thực hiện nhiệm vụ QLNN trên lĩnh vực xây dựng, đất đai, giao
thông, môi trường trên địa bàn xã, đảm bảo định hướng trong quá trình phát triển đô
thị và xây dựng NTM.
Những năm gần đây, lĩnh vực xây dựng, đất đai đang trở thành vấn đề nóng và
luôn được nhiều người quan tâm, do đó trách nhiệm của người CC ĐC - XD chuyên
trách ở lĩnh vực này cũng nặng nề hơn so với thời gian trước. Tuy nhiên thực tế hiện
nay, ngoài nhiệm vụ chính được giao, tùy theo điều kiện của mỗi địa phương mà Công
chức chuyên trách lĩnh vực địa chính - xây dựng ở xã phải kiêm thêm nhiều công việc
khác như: lĩnh vực giao thông, thương mại, đất đai, môi trường. Việc lựa chọn phân
công nhiệm vụ chủ yếu dựa vào năng lực, thời gian hoạt động của Công chức ở tại địa
phương, đơn vị. Do đó, khi được phân công nhiệm vụ, Công chức chuyên trách lĩnh
vực địa chính - xây dựng chủ yếu phải dựa vào khả năng tự học hỏi từ người đi trước,
từ tài liệu. Đó là một trong những lý do làm giảm sút hiệu lực, hiệu quả quản lý hành
chính nhà nước và niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.
Tuy nhiên còn một nguyên nhân quan trọng không kém, đó là thực trạng ĐĐCV
của đội ngũ CC ĐC - XD. Hiện nay bên cạnh những CC ĐC - XD cấp xã tâm huyết,

hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, thì vẫn có một số CC ĐC - XD tỏ thái độ quan liêu,
hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc, trách nhiệm xử lý công
việc chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, "ăn thật làm giả", làm
việc cầm chừng qua ngày, không có chất lượng và hiệu quả rõ rệt, coi công việc nhà
nước như là chỗ trú chân an toàn, còn lại dành trí tuệ, sức lực của mình cho các hoạt

2


động bên ngoài cơ quan để kiếm sống thêm hay còn gọi là "chân ngoài dài hơn chân
trong "... là những hạn chế vẫn còn tồn tại trong đội ngũ CCCX nói chung và CC ĐC XD trên địa bàn huyện Vạn Ninh nói riêng. Chính những điều này đã làm giảm sút
lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, gây ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của UBND các xã trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
Việc tập trung phân tích, làm rõ và nêu ra thực trạng ĐĐCV của đội ngũ CC
ĐC - XD của CCX, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp các cấp, các ngành cũng như
đội ngũ CC ĐC - XD có định hướng, kế hoạch phát triển đồng thời xây dựng đội ngũ
CC ĐC - XD vừa hồng, vừa chuyên là vấn đề cấp thiết hiện nay. Với lý do trên, tác giả
chọn đề tài: " Đạo đức công vụ của Công chức Địa chính – Xây dựng cấp xã ở
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa " làm luận văn Thạc sĩ - chuyên ngành Quản lý
Công, nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết những
vấn đề nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề ĐĐCV của CCX nói chung và của CC ĐC - XD cấp xã nói riêng đã
được các Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ địa phương và nhiều nhà khoa học phân tích,
đánh giá, tổng kết và được tác giả lựa chọn để nghiên cứu phục vụ cho việc xây dựng
nội dung đề tài gồm các công trình, các bài viết của các tác giả sau:
Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Trong cuốn
sách này, các tác giả đã nêu ra cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Ngoài ra,

trong cuốn sách này các tác giả còn nêu ra thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức và
thể chế quản lý cán bộ, công chức của Việt Nam hiện nay. Sách đã nêu quá trình hình
thành và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam, đồng thời nêu kinh
nghiệm xây dựng đội ngũ công chức của một số nước trên thế giới và bài học có thể áp
dụng tại Việt Nam.

3


Nguyễn Minh Sản, “Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt
Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. NXB. Chính trị - Hành chính, Hà
Nội, 2009. Trong Sách chuyên khảo này, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận hoàn thiện
pháp luật về công chức, chính quyền cấp xã thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc
điểm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; khái niệm, đặc điểm,
nội dung và vai trò của pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; yêu cầu
của nhà nước pháp quyền đối với hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính
quyền cấp xã; kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp
xã của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng pháp luật về cán
bộ, công chức chính quyền cấp xã và đề xuất quan điểm phương hướng hoàn thiện
pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Thị Hồng Hải - Chủ biên (2013) “Hỏi - đáp về quản lý cán bộ, công
chức cấp xã”, NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. Mục đích của cuốn sách này
nhằm giúp cho cán bộ, công chức cấp xã hiểu rõ hơn những quy định của Luật cán bộ,
công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trịnh Thị Thủy (2010) “Đạo đức công vụ Việt Nam trong tiến trình đẩy mạnh
cải cách hành chính”, Luận án Tiến sỹ, HVHC quốc gia. Luận án Tiến sỹ của tác giả
đã có những luận bàn về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, pháp luật về công vụ
và đạo đức công vụ, đồng thời đã phân tích sự điều chỉnh của pháp luật về đạo đức
công vụ. Qua đó đề ra những giải pháp giúp cho công tác cải cách hành chính của
nước ta ngày càng hiệu quả và phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của người dân.

Tô Đại Phong (2006) “Đạo đức công chức hành chính của nước ta hiện nay”,
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, HVHC quốc gia. Luận văn của tác
giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hoá các căn cứ khoa học của việc nâng cao đạo đức
công vụ cho đội ngũ công chức hành chính của nước ta hiện nay. Từ đó, đưa ra một hệ
thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho
đội ngũ công chức hành chính.
Trần Lê Tố Uyên (2010) “Đạo đức công vụ của công chức hoạt động trong

4


lĩnh vực báo chí”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, HVHC quốc gia.
Tác giả của luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về đạo đức công
vụ cho đội ngũ công chức trong lĩnh vực báo chí, thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc
điểm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức.
Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2012) “Đạo đức công vụ của công chức ngành kiểm
toán nhà nước”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, HVHC quốc gia. Đề
tài này đề cập đến những vấn đề chung về đạo đức công vụ của công chức ngành kiểm
toán nhà nước, đồng thời so sánh đối chiếu quy định về đạo đức công vụ của một số
ngành nghề khác ở Việt nam.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về đề tài nâng cao ĐĐCV của công
chức, nhưng tất cả các công trình trên chỉ nghiên cứu chung trên phạm vi rộng, phạm
vi cả nước hoặc khu vực, nghiên cứu ở các địa phương khác, chưa có công trình nào
nghiên cứu sâu về ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã ở địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, phân tích lý giải
nhiều vấn đề liên quan đến ĐĐCV của cán bộ, công chức nói chung. Tuy nhiên, các
công trình đó chưa đề cập cụ thể đến những vấn đề của hoạt động CC ĐC - XD cấp xã,
trong khi ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã đang được coi là một trong những vấn đề
bức xúc hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình

nghiên cứu liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
của vấn đề ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã nhằm phân tích thực trạng và đưa ra các
biện pháp tăng cường ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã. Vì vậy, tác giả mạnh dạn
nghiên cứu vấn đề này, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công tác cán bộ của địa
phương.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về công
vụ, ĐĐCV, nâng cao ĐĐCV cho CC ĐC - XD cấp xã, tác giả phân tích thực trạng
ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa hiện nay, từ đó đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ĐĐCV cho đội ngũ này trong thời gian
tới.
3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận của đạo đức, ĐĐCV, CC ĐC - XD cấp
xã và yêu cầu ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã.
Đánh giá khái quát những kết quả đạt được về ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã;
làm rõ những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của vướng mắc, bất cập về ĐĐCV
của CC ĐC - XD cấp xã hiện nay.
Luận giải các quan điểm và đưa ra các giải pháp tăng cường ĐĐCV đối với CC
ĐC - XD cấp xã.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Bao gồm những công dân Việt Nam được tuyển dụng, vào
ngạch, chức danh CC ĐC - XD cấp xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề về ĐĐCV của CC ĐC - XD
cấp xã theo các quy định của pháp luật về ĐĐCV của CCCS - CCCX tại các văn bản
như Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật phòng chống tham nhũng năm 2012, Luật
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan.

6


Về thời gian, không gian: Nghiên cứu thực trạng ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã
trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu trước, đồng
thời để thực hiện các mục tiêu trên, trong quá trình xây dựng nội dung đề tài, tác giả sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề, trong đó tập trung
vào một số phương pháp cơ bản sau đây: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
quan sát kết hợp điều tra xã hội.
Đối với phương pháp phân tích, tổng hợp chủ yếu dùng để nghiên cứu, đánh giá
các số liệu từ nguồn cung cấp thành từng nhóm, mảng bộ phận để tìm hiểu rõ hơn và
sâu sắc hơn về đối tượng hoặc nhóm đối tượng điều tra. Tổng hợp là sự liên kết từng
nhóm số liệu, từng bộ phận thông tin đã thu thập được hoặc đã phân tích nhằm tạo ra
một hệ thống kết quả mới nhằm làm rõ hơn về đối tượng hoặc nhóm đối tượng điều
tra.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo
thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng
tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên

cứu khoa học, luận văn này được tác giả chủ yếu dùng lồng ghép hai phương pháp
trên, tức là vừa phải phân tích số liệu, vừa phải tổng hợp số liệu.
Để kết quả nghiên cứu và sự đánh giá đạt yêu cầu cao nhất, tác giả kết hợp
phương pháp điều tra xã hội. Điều tra xã hội là hình thức thu thập thông tin điều tra từ
đối tượng thuộc xã hội. Phạm vi đối tượng, phạm vi điều tra có thể rộng hay hẹp tùy

7


do yêu cầu về thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Hình thức này sẽ cần có
những bảng câu hỏi dành cho đối tượng điều tra. Từ bảng câu hỏi này sẽ giúp cho tác
giả có số liệu và thông tin cụ thể để thực hiện tốt việc đánh giá các nội dung trong quá
trình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp về lý luận:
Góp phần hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, của Đảng và Nhà nước ta về nâng cao ĐĐCV cho CC ĐC - XD cấp xã.
Đánh giá thực trạng ĐĐCV cho CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ĐĐCV cho CC ĐC - XD cấp xã ở huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Đề tài cung cấp luận cứ khoa học giúp các cấp lãnh đạo ở huyện Vạn Ninh trong
công tác xây dựng, hoạch định chính sách và nâng cao ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp
xã.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan
sau này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng số liệu, bản
đồ, hình ảnh và phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về ĐĐCV của CCX.
Chương 2: Thực trạng ĐĐCV của CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao ĐĐCV của
CC ĐC - XD cấp xã ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

8


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC XÃ
1.1. Đạo đức công vụ của công chức xã
1.1.1. Công vụ
Công vụ là một thuật ngữ được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau
nên cũng được hiểu theo các phạm vị rộng, hẹp khác nhau. Theo cách hiểu chung
nhất, công vụ là các công việc. Các việc này được thực hiện vì lợi ích chung, lợi ích
cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích của Nhà nước. Trong khi đó, ở một phạm vi hẹp
hơn, công vụ chỉ giới hạn trong các hoạt động của Nhà nước - đây cũng là quan
niệm chung của nhiều quốc gia về công vụ.
Theo cách hiểu này, công vụ gắn liền với con người làm việc cho Nhà nước
và những công việc của Nhà nước do những con người này thực hiện. Chính vì vậy,
ở nhiều quốc gia hai khái niệm công vụ và công chức luôn gắn liền chặt chẽ với
nhau. Hẹp hơn nữa, một số quốc gia coi công vụ chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt
động của các cơ quan hành pháp mà không tính đến các hoạt động lập pháp và tư
pháp (xét xử và công tố) trong bộ máy Nhà nước.
Như vậy, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà thuật ngữ
công vụ được hiểu theo những cách khác nhau.
Ở nước ta, công vụ được xem là một loại lao động đặc thù để thực hiện
nhiệm vụ QLNN, để thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống và để quản lý,

sử dụng hiệu quả công sản và ngân sách Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước giao cho.
Tóm lại, công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được
thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước hoặc những người khác khi mà
được Nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

9


trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ
là phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước [10].
1.1.2. Đạo đức công vụ
Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội,
của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Đạo đức là
một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội,
nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau
và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Đạo đức, hiểu một cách cụ thể là những nguyên tắc, chuẩn mực như những
thang giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi
của mỗi người, phù hợp với lợi ích của xã hội, của đất nước. Đạo đức vừa mang tính
“bổn phận” được hiểu là “văn hóa bổn phận”, diễn ra một cách tự giác của mỗi cá
nhân, đồng thời cũng chịu sự chế định của dư luận xã hội. Mỗi cá nhân có thể thực
hành đạo đức qua nhiều mối quan hệ: Từng người thì lấy mình làm đối tượng như thực
hiện các hành vi cần, kiệm, liêm, chính. Trong mối quan hệ với đất nước và nhân dân
là trung với nước, hiếu với dân. Quan hệ giữa con người với con người, đó là yêu
thương con người, sống có tình có nghĩa. Với nhân loại, đó là tinh thần quốc tế trong
sáng, thủy chung. ĐĐCV không nằm ngoài các lớp quan hệ đó, tức là đạo đức công
dân, đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời, còn phải thực

hành đạo đức của người cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ của Chính
phủ. Trong khi thực hành ĐĐCV, tùy theo tính chất nghề nghiệp, vị trí công tác, chức
vụ được giao, v.v.. mà yêu cầu, đòi hỏi cũng khác nhau. Trong quá trình TTCV ngoài
việc phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về TTCV, cán bộ, công chức còn
phải thực hiện theo đúng các chuẩn mực đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp
nói riêng.

10


Đạo đức công chức cần được chuẩn mực trở thành bắt buộc mang tính nguyên
tắc dựa trên pháp luật. Công chức phải làm tròn bổn phận của mình với một phẩm chất
cao nhất là sự liêm khiết. Bởi vậy, trong TTCV, công chức cung cấp cho xã hội một sự
quản lý không thiên lệch, trong sáng; thực hiện những dịch vụ hành chính có chất
lượng cao, vận hành, sử dụng tài sản công theo hướng tối đa hóa lợi ích là một vấn đề
cốt lõi trong cải cách tài chính công, tài sản công hiện nay. Công chức trong quá trình
thực hiện công việc của mình là công việc phục vụ lợi ích công. Do đó, yêu cầu phải
làm tăng niềm tin của nhân dân với các cơ quan thực thi quyền hành pháp thì yếu tố
cần thiết nữa là phải có lương tâm, công minh và dũng cảm. Đây là yếu tố rất cần thiết
trong đạo đức của công chức hiện nay.
Cần kiệm liêm chính chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức cần phải có ở
một người công chức cách mạng nói chung, công chức cấp xã nói riêng.
Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động
với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông
minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù
khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ: kiến tha lâu cũng đầy tổ,
nước chảy mãi đá cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ cần là lười biếng. Bác cho
rằng nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào
toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm
trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng bào, với Tổ quốc.

Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của
nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức,
không xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người.
Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống. như nước đổ vào cái thùng không đáy,
làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì
không tăng thêm và không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn
xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng

11


khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công
cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.
Liêm: Là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không
tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc
mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh
chính đại, không bao giờ hủ đóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết
ngày trước: Khổng Tử nói: “Người mà không liêm thì không bằng súc vật”; Mạnh Tử
cho rằng: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo, người công chức phải thực hiện tốt chữ
liêm. Chữ liêm và chữ kiệm phải đi đôi với nhau như chữ kiệm phải đi đôi với chữ
cần. Có kiệm thì mới có liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được liêm.
Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục
khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng
cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn liêm thật sự
thì phải chống tham ô. Trong một số năm gần đây, một số vụ tham ô tài sản của nhà
nước ở một số ngành, địa phương cho thấy chữ “ Liêm” trong một bộ phận cán bộ,
công chức đang bị vi phạm một cách nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin trong một
bộ phận nhân dân đối với nền hành chính quốc gia. Việc đẩy mạnh phòng, chống tham
ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm phải được coi là một trong những nôi dung đạo đức mà

người công chức không bao giờ được xem nhẹ.
Chính: Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì là không đứng đắn,
thẳng thắn, tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng
còn phải chính mới là người hoàn hảo. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số
người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có
trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: Việc chính
và việc tà. Làm việc chính là người thiện. Làm việc tà là người tà. Người còn chỉ ra
mối quan hệ: Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư,
một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người
đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp

12


thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm thì có dịp đục khoét,
có dịp ăn của đút lót, có dịp “dĩ công vi tư”. Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất
quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết
lên trán chữ “cộng sản” mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến
những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước
cho người ta bắt chước. Luận điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ một
phương châm xây dựng đạo đức nêu gương tốt. Quần chúng nhân dân đã và đang phàn
nàn về một số cán bộ, đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức,
lối sống, không tự phê bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh. Ở một số đảng bộ, chi bộ thực hiện việc tự phê bình chỉ làm qua loa, lấy lệ.
Mấy ai “dũng cảm” tự bộc bạch những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất
chính của mình; còn việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa “dĩ hòa vi quý”. Chính
vì vậy, một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất mình không còn “cái tâm” trong sáng
của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân. Đó chính là do lãng quên việc
rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác
Hồ đã dạy.

Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, tại kỳ họp thứ 4
đã thông qua Luật Cán bộ, công chức, trong đó quy định về bầu cử, tuyển dụng, sử
dụng, quản lý cán bộ, công chức, nghĩa vụ, quyền lợi của công chức và các điều kiện
đảm bảo thi hành công vụ. Ở mục 3 về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công
chức, tại Điều 15, 16, 17 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
Điều 15 về đạo đức của cán bộ, công chức: “Cán bộ, công chức phải thực hiện
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ”.
Điều 16 về văn hóa giao tiếp ở công sở: “Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ,
công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải
chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc”, “Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng
nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn
kết nội bộ”, “Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ

13


công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị
và đồng nghiệp”.
Điều 17 về văn hóa giao tiếp với nhân dân: “Cán bộ, công chức phải gần gũi
với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp
phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc”, “Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa
quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ” [14, tr.5-6].
Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc cũng như kết quả khi TTCV của một
cán bộ, công chức không chỉ dựa vào việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật
khi TTCV mà còn phải dựa trên những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức khi
TTCV. Nếu chỉ áp dụng đúng các quy định của pháp luật trong khi TTCV thì mới chỉ
hoàn thành được một nửa yêu cầu về TTCV. Bởi hệ thống các quy tắc ứng xử trong
TTCV rất đa dạng, không chỉ gồm các luật, văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn
thi hành, văn bản quy định về tiêu chuẩn, quy trình, nghiệp vụ mà còn bao gồm cả các
quy tắc mang tính đạo đức, nghề nghiệp… Đây là nền tảng để vận hành toàn bộ hoạt

động của nền công vụ. Hệ thống các quy tắc ứng xử trong TTCV luôn ẩn chứa trong
đó chủ thuyết, định hướng, nguyên tắc, mục đích của chế độ công vụ.
Cũng đề cập đến vấn đề Đạo đức và văn hóa công sở của cán bộ, công chức
chúng ta có Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước
theo đó ở mục 02 về giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại Điều 08,
09, 10, 11 có quy định:
Điều 08 về giao tiếp và ứng xử: “Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành
nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không
được làm theo quy định của pháp luật”, “Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công
chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng,
mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt”.
Điều 09 về giao tiếp và ứng xử với nhân dân: “Trong giao tiếp và ứng xử với
nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích,

14


hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.”, “Cán
bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó
khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ”.
Điều 10 về giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp: “Trong giao tiếp và ứng xử với
đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp
tác”
Điều 11 về giao tiếp qua điện thoại: “Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công
chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập
trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngộ.” [19, tr.3-4].
Nói tóm lại đạo đức chính là gốc nếu gốc vững, thì con người dễ dàng phát huy
tài trí, tự làm sáng bản thân và trở thành con người có ích cho xã hội. Nếu gốc ấy
không vững, thì con người dễ dàng ngả nghiêng, sa ngã, “lòng dạ không còn trong

sáng nữa”. Và khi đó, con người đó sẽ tự làm xấu chính mình và làm hại người khác.
Đối với người công chức, đạo đức càng quan trọng. Là cầu nối giữa Nhà nước và nhân
dân, ngoài năng lực, người công chức phải thực sự là những người có tư cách đạo đức
tốt. Mọi cán bộ, công chức phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi
lúc mọi nơi. Nói cách khác, tư cách đạo đức của mỗi công chức đều có tác động mạnh
mẽ đến người dân. Nếu không có đạo đức tốt, người công chức sẽ trở thành tấm gương
xấu có thể gây mất lòng tin và giảm hiệu quả hoạt động của cả bộ máy hành chính.
ĐĐCV được hiểu là đạo đức TTCV của cán bộ, công chức; là những giá trị và
chuẩn mực đạo đức được áp dụng cho một nhóm người nhất định trong xã hội - cán
bộ, công chức trong lĩnh vực hoạt động cụ thể là công vụ. ĐĐCV là hệ thống các
chuẩn mực quy định nhận thức và hành động được xem là tốt hay xấu, là nên hay
không nên làm trong HĐCV của người cán bộ, công chức nhằm xây dựng một nền
công vụ trách nhiệm, chuyên nghiệp và trong sạch, tận tụy, công tâm.
ĐĐCV gắn liền với lương tâm nghề nghiệp, đó là biểu hiện của sự tập trung
nhất ý thức đạo đức, nó vừa là thước đo sự trưởng thành vừa là thước đo cho năng lực
của người công chức, từ đó biểu hiện ra ở hành vi của người công chức trong việc thực
hiện công việc của mình. Lương tâm nghề nghiệp của công chức là ý thức được trách
nhiệm đối với hành vi của mình trong quan hệ nghề nghiệp với người khác, với xã hội

15


×