Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN HUYỀN MINH TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN HUYỀN MINH TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA


TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HƢỜNG

ĐẮK LẮK- NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian, học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia,
tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm, giúp Ďỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo
trực tiếp giảng dạy cũng như sự Ďộng viên khích lệ của các thầy cô giáo của
phân viện Tây Nguyên.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Ďối với TS.Nguyễn Thị
Hường, người Ďã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu
thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý di tích tỉnh Đắk Lắk, Phòng Quản
lý di sản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Ďã tạo Ďiều kiện cho
tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cảm ơn Ďồng nghiệp phòng Giáo dục & Công chúng, Ban Giám Ďốc Bảo
tàng Đắk Lắk Ďã giúp Ďỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Bản thân Ďã cố gắng hết sức, song vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức,
kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu. Do vậy, Luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận Ďược các ý kiến Ďóng góp của các thầy, cô
giáo, các học viên cùng Ďộc giả nhằm giúp Luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
TÁC GIẢ


Nguyễn Huyền Minh Trang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam Ďoan Luận văn này công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu và nội dung trong Luận văn là trung thực, khách quan, khoa học, dựa trên
cơ sở số liệu từ cơ quan chuyên ngành, tài liệu tham khảo Ďã Ďược công bố.

Đắk Lắk, ngày 30 tháng 3 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Huyền Minh Trang


MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. UBND

Ủy ban nhân dân

2. HĐND

Hội Ďồng nhân dân

3. UNSESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
4. DLTC

Danh lam thắng cảnh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ......................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.............................. 5
6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận ............................................................... 5
7. Kết cấu luận văn.................................................................................. 6
Chƣơng 1 .......................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ................................................. 7
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ............................................................. 7
1.1. Lý luận cơ bản về di sản văn hóa và di tích lịch sử văn hóa ........... 7
1.2. Quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa ............................... 22
Chƣơng 2 ........................................................................................................ 36
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ................................................... 36
2.1. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk .......................................................................................................... 36
2.2. Công tác quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................. 49
2.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý Nhà nƣớc về
di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................... 58
2.4. Những nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý Nhà nƣớc về
di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................... 61
Chƣơng 3 ........................................................................................................ 64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ...... 64

3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu của quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch
sử - văn hóa .................................................................................................... 64
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ..................................................................... 69
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................. 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa có vai trò Ďặc biệt quan trọng trong Ďời sống xã hội; là năng
lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, Ďạo Ďức của con người; trụ cột phát triển bền
vững của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại. Ngày nay, trong bối cảnh Ďất
nước Ďẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa và hội nhập quốc tế, vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì vai trò của
văn hóa càng Ďược khẳng Ďịnh.
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý của cộng Ďồng các dân tộc Việt
Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Vấn Ďề bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Ďặc biệt là di tích lịch sử
- văn hóa là một mục tiêu vô cùng quan trọng, Ďòi hỏi sự quan tâm của toàn
xã hội, song quan trọng và quyết Ďịnh nhất vẫn là vai trò của Nhà nước. Nhà
nước cần có những hành Ďộng thiết thực Ďể quản lý, huy Ďộng sự tham gia của
các cấp, các ngành, các Ďịa phương và toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát
huy các giá trị văn hóa, tạo Ďộng lực cho việc thúc Ďẩy sự phát triển kinh tế,
xã hội.
Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý Nhà nước về di
tích lịch sử - văn hóa Ďóng vai trò rất chính yếu, góp phần Ďịnh hướng, Ďiều

chỉnh sự phát triển của di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa
các chủ trương, Ďường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ Ďó tác
Ďộng Ďến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc.
Đắk Lắk là tỉnh có tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú với nền
văn hóa lâu Ďời và Ďộc Ďáo, văn học dân gian phát triển sớm với nhiều thể
loại: Chuyện thần thoại, chuyện cười, cổ tích, ngụ ngôn… Những bản sử
thi như trường ca Đam san, Xinh Nhã, Đam Kteh,… và di sản văn hóa cồng

1


chiêng ở Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung là di sản quý báu của
Ďồng bào các dân tộc thiểu số Ďã Ďược UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể của nhân loại (25-11-2005). Đây không những là niềm tự
hào của nhân dân Đắk Lắk - Tây Nguyên, mà còn là những viên ngọc quý
trong kho giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa Ďó
là các di tích lịch sử - văn hóa vô cùng Ďặc sắc như: nhà Ďày Buôn Ma
Thuột - chứng tích về tội ác của Ďế quốc, thực dân, thể hiện khí phách kiên
cường của các chiến sĩ cộng sản; Đình Lạc Giao, nơi ghi lại dấu chân của
dân tộc Việt Ďịnh cư trên vùng Ďất mới cùng lời nguyện giao ước sống
thuận hòa anh em với Ďồng bào Thượng…
Hiện nay, các thiết chế văn hóa Ďịa phương, nhất là cấp tỉnh còn nhiều
hạn chế trong việc gìn giữ, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa Ďang bị xâm
hại, xuống cấp. Có những giá trị văn hóa Ďã Ďịnh hình trong quá khứ Ďã và
Ďang dần biến mất trong Ďiều kiện văn hóa hiện tại.
Từ thực tế tại tỉnh Đắk Lắk, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch
sử - văn hóa chưa Ďược quan tâm thỏa Ďáng, các di tích lịch sử - văn hóa
Ďang ngày càng bị lãng quên, xuống cấp và hư hại. Trong khi Ďó, công tác
quản lý Nhà nước tại Ďịa phương chưa thể hiện tối Ďa vai trò, trách nhiệm
về lĩnh vực này.

Do vậy, Ďề tài “Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là một Ďề tài có tính cấp thiết và mang ý nghĩa thực
tiễn, hướng tới việc tìm ra nguyên nhân thực trạng cũng như Ďề xuất một số
giải pháp nhằm giải quyết vấn Ďề còn tồn tại trong công tác bảo tồn di tích
lịch sử -văn hóa tại các Ďịa phương. Đồng thời phát huy vai trò của quản lý
Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại Ďịa phương, góp phần vào công
cuộc công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa và phát triển kinh tế, xã hội của Ďất
nước.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là vấn Ďề cấp thiết trong
toàn xã hội. Đây cũng là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của
các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Ďịa phương Ďến trung ương, Ďặc biệt là
vấn Ďề quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. Do vậy có rất nhiều
công trình nghiên cứu, tham luận và các bài báo viết về vấn Ďề này, tiêu biểu
như:
Giáo trình Quản lý di sản văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Kim Loan
của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Ďã Ďưa ra một số nội dung cơ bản của
quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong Ďó có di tích lịch sử - văn hóa.
Giáo trình “Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch” của tác giả Lê
Hồng Lý, xuất bản năm 2010, ĐHQG Hà Nội, bên cạnh việc Ďề cập Ďến các cơ
sở lý luận về quản lý di sản văn hóa thì giáo trình tập trung vào phát triển du
lịch, chưa Ďi sâu vào công tác quản lý di sản văn hóa một cách toàn diện.
Bài viết của PGS. TS Đỗ Văn Trụ “Tiếp tục đổi mới hoạt động bảo
tồn phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới” trong Kỷ yếu
Hoạt động bảo tàng trong sự nghiệp đổi mới đất nước của Cục di sản Văn
hóa, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng

Hồ Chí Minh (2004) Ďề cập Ďến một trong những nội dung liên quan mật
thiết Ďến quản lý Nhà nước về di sản văn hóa.
Chương trình “Chăm sóc, bảo tồn và quản lý các di sản” của cuốn
Cẩm nang bảo tàng (2001) của 2 tác giả Gary Edson và David Dean nói Ďến
một cách thiết thực, dễ hiểu và rõ ràng, tuy nhiên công trình vẫn chưa có
những quan Ďiểm sâu sát Ďến công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại Ďịa phương.
Chuyên luận “Góp phần Bảo tồn văn hóa người Bih” của TS. Lương
Thanh Sơn (2011), nguyên Giám Ďốc Bảo tàng Đắk Lắk phác dựng bức

3


tranh toàn cảnh di sản văn hóa người Bih và sự cần thiết phải bảo tồn, phát
triển giá trị di sản văn hóa của các dân tộc sinh sống trên Ďịa bàn Đắk Lắk
nói riêng, trên các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Công trình chỉ dừng lại ở
việc bảo tồn di sản văn hóa của một tộc người, chưa khái quát chung cho
toàn ngành di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa nói riêng.
Năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phát hành
cuốn sách Địa chí Đắk Lắk - bộ sách tổng hợp ghi chép một cách khá toàn
diện các Ďặc Ďiểm tự nhiên, dân tộc, dân cư, hành chính, chính trị, lịch sử,
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và cũng là một công trình khoa học có quy
mô lớn. Ở phần thứ tư: Văn hóa, xã hội với 14 chương Ďược trình bày toàn
diện, phong phú về nền văn hóa vật chất, tinh thần của cộng Ďồng các dân
tộc sinh sống trên Ďịa bàn Đắk Lắk qua các thời kỳ lịch sử hình thành, phát
triển và Ďịnh hình như ngày nay. Song cuốn sách cũng chỉ dừng lại ở việc
giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa trên Ďịa bàn tỉnh, chưa Ďi sâu vào công
tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa.
Bên cạnh Ďó còn rất nhiều Tài liệu tham khảo như sách “Bảo tồn, làm
giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập” của tác giả Ngô Đức Thịnh; “Di sản văn hóa bảo tồn và

phát triển chuyên đề Kiến trúc” của tác giả Nguyễn Đình Thanh, Văn bản
quản lý Nhà nước về Di sản Văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Cục Di sản Văn hóa (2014),...là những tài liệu tham khảo liên quan Ďến công
tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, những vấn Ďề lí luận về
công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa nói chung, nhằm cung
cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin Ďầy Ďủ, cập nhật và có hệ thống
nguồn tài liệu về di tích lịch sử - văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk.

4


- Phân tích, Ďánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk, từ Ďó Ďề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk
Lắk hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử
văn hóa tại tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tỉnh Đắk Lắk.
+ Thời gian: Từ năm 2013 Ďến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên quan Ďiểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc kế thừa
vốn văn hóa truyền thống cũng như Ďường lối của Đảng ta trong việc bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
Ďậm Ďà bản sắc dân tộc.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê
và phân loại, khảo sát, so sánh.
Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, Ďa ngành

như: Ďịa lý, sử học, văn học dân gian, quản lý văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa,
bảo tàng học,...
6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận
Ý nghĩa lý luận:
+ Góp phần hệ thống hóa lý luận về di sản văn hóa, di tích lịch sử văn
hóa và cơ sở lý thuyết quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa.
+ Vận dụng cơ sở lý luận vào một trường hợp cụ thể: tìm hiểu công tác
quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên Ďịa bàn tỉnh Đắk Lắk

5


Ý nghĩa thực tiễn:
+ Bước Ďầu cung cấp thông tin, tư liệu về hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa trên Ďịa bàn tỉnh Đắk Lắk về các mặt: số lượng, phân loại, tình trạng di
tích,...
+ Làm rõ tổng thể thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên Ďịa bàn tỉnh Đắk Lắk bao gồm: những kết quả Ďạt Ďược, hạn chế,
nguyên nhân và những vấn Ďề Ďặt ra.
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên Ďịa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian
tới.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở Ďầu và kết luận, luận văn gồm có 03 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên
Ďịa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về di tích lịch
sử văn hóa trên Ďịa bàn tỉnh Đắk Lắk


6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.1. Lý luận cơ bản về di sản văn hóa và di tích lịch sử văn hóa
1.1.1. Văn hóa và di sản văn hóa
1.1.1.1. Văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh Ďã từng phát biểu một quan Ďiểm về văn hóa như
sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh và sáng tạo đó là văn hóa.
Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó do loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi
sự sinh tồn” [25,tr.413].
Chính văn hóa Ďược hiểu theo nghĩa rộng như vậy mới có thể Ďóng góp
Ďược vai trò “là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Vị trí rất cao của văn hóa trong
Ďời sống xã hội, vai trò tối quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển Ďất nước Ďã Ďược Chủ tịch Hồ Chí Minh Ďưa ra như một vấn Ďề
thiết yếu, mang tính lịch sử và sự tồn tại của một quốc gia.
Văn hóa theo Tylor là: “Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thẩy những năng lực
khác và những tập quán khác mà con người hoạch đắc với tư cách là thành
viên của xã hội” [20, tr.10]. Có thể coi Ďây là Ďịnh nghĩa khoa học Ďầu tiên
về văn hóa, cũng từ Ďây, văn hóa trở thành Ďối tượng mới mẻ và riêng biệt của
nhiều khoa học xã hội và nhân văn.


7


GS, TS Ngô Đức Thịnh khi nghiên cứu về văn hóa truyền thống Việt
Nam Ďã Ďịnh nghĩa: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy trình quá trình hoạt động thực
tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình” [36,
tr.19].
Tuy Ďược dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái
niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp
và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá Ďược giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa
Ďược hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ
thuật,…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá Ďược dùng Ďể chỉ những giá trị
trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh,…). Giới hạn theo
không gian, văn hoá Ďược dùng Ďể chỉ những giá trị Ďặc thù của từng vùng
(văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá
Ďược dùng Ďể chỉ những giá trị trong từng giai Ďoạn (văn hoá Hoà Bình, văn
hoá Đông Sơn…)
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường Ďược xem là bao gồm tất cả những gì
do con người sáng tạo ra. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt Ďộng thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội [37,
tr.10].
1.1.1.2. Di sản văn hóa
Văn hóa hình thành trong hoạt Ďộng sống của con người và mối quan
hệ tương tác giữa con người với tự nhiên. Trong quá trình hình thành và phát
triển, văn hóa hàm chứa một hệ giá trị Ďược xã hội, cộng Ďồng thừa nhận. Các


8


giá trị văn hóa là cốt lõi của văn hóa. Giá trị văn hóa chứa Ďựng, kết tinh trong
di sản văn hóa và thông qua di sản văn hóa Ďể thực hiện các chức năng xã hội.
Di sản văn hóa là hình thức tồn tại của giá trị văn hóa, hệ giá trị văn hóa
có nguồn gốc từ nhu cầu của con người, nó thể hiện một chuẩn mực xã hội mà
con người muốn hướng tới, nói cách khác nó là tiêu chí Ďể Ďánh giá, Ďiều chỉnh
hành vi, suy nghĩ,… của một cá nhân trong cộng Ďồng.
Các giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó Ďược sáng tạo và
kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng Ďồng, tương ứng với môi trường
tự nhiên và xã hội nhất Ďịnh. Giá trị văn hóa hướng tới thỏa mãn những nhu
cầu và khát vọng của cộng Ďồng về những Ďiều tốt Ďẹp, bồi Ďắp và nâng cao
bản chất người [36, tr.22].
Như vậy giá trị văn hóa Ďóng vai trò là thành tố Ďể phân biệt di sản văn
hóa với các hiện tượng văn hóa nói chung hình thành trong quá trình
lịch sử của một cộng Ďồng, xã hội nhất Ďịnh. Di sản văn hóa Ďược xem như là
những yếu tố Ďặc biệt, nổi bật, là tinh hoa của văn hóa.
“Từ điển Tiếng Việt” Ďịnh nghĩa: “Di sản là cái của thời trước để lại;
văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [45, tr.254].
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học Ďược lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, bao gồm di sản
văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
Di sản văn hóa quy Ďịnh tại Luật di sản văn hóa bao gồm di sản văn
hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, Ďược lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Rất nhiều nhà khoa học cũng như nhiều công trình nghiên cứu về di sản

văn hóa, thống nhất rằng: Di sản văn hóa là sản phẩm sáng tạo trong quá trình

9


hoạt Ďộng của con người nhằm vươn tới Ďỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ, là
sự kết tinh của mối quan hệ tổng hòa và tương tác giữa môi trường - con
người - văn hóa, là sự vươn lên những thách Ďố khốc liệt bằng sự kiên trì,
lòng dũng cảm, trí thông minh và khát vọng vươn tới tầm cao của nhân loại,
là tấm lòng bao dung, sự dung hợp giữa việc bảo tồn bản sắc riêng của mình
với sự thích ứng, tiếp thu những giá trị của các văn hóa khác.
1.1.1.3. Phân loại di sản văn hóa
Ngày nay người ta Ďều chấp thuận nghiên cứu theo quan niệm của
UNESCO, di sản văn hóa bao gồm hai loại: di sản văn hóa vật thể và di sản
văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa vật thể Ďược hiểu là những sản phẩm văn hóa có thế “sờ
thấy Ďược”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ
yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng,
Ďường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác Ďịnh.
Di sản văn hóa vật thể Ďược tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, Ďể lại
dấu ấn lịch sử. Văn hóa vật thể Ďược khách thể hóa và tồn tại như một thực
thể ngoài bản thân con người. Di sản văn hóa vật thể luôn chịu sự thách thức
của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác Ďộng của con người thời Ďại
sau. Di sản văn hóa vật thể luôn Ďứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay Ďổi
rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn Ďề bảo tồn những di sản văn hóa vật
thể lâu Ďời Ďòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.
Di sản văn hóa phi vật thể là dạng thức tồn tại của văn hóa không phải
chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời gian, mà nó
tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng Ďồng, tập tính, hành vi ứng xử của con
người và thông qua các hoạt Ďộng sống của con người trong sản xuất, giao

tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ Ďó người ta có thế nhận biết Ďược sự tồn tại của
văn hóa phi vật thể.

10


Đặc trưng rõ nhất của văn hóa phi vật thể là nó luôn tiềm ẩn trong tâm
thức của cộng Ďồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt Ďộng của con
người. Văn hóa phi vật thể Ďược lưu giữ trong thế giới tinh thần của con
người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó Ďược bộc lộ sinh Ďộng trong
tư cách một hiện tượng văn hóa.
Di sản văn hóa phi vật thể Ďược hiểu là các tập quán, các hình thức thể
hiện, biểu Ďạt tri thức, kỹ năng và kèm theo Ďó là các công cụ, Ďồ vật, Ďồ tạo
tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng Ďồng, các nhóm và
một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của
họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật
thể Ďược các cộng Ďồng và nhóm không ngừng tái tạo Ďể thích nghi với môi
trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng Ďồng với tự nhiên và lịch sử của họ,
Ďồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua Ďó
khích lệ thêm sự tôn trọng Ďối với sự Ďa dạng văn hóa và tính sáng tạo của
con người.
Văn hóa phi vật thể cũng có thế bị mai một, biến dạng, hoặc mất Ďi
vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự vô ý thức của con người. Di sản
văn hóa phi vật thể không chỉ gắn bó với các chủ thể văn hóa mà cũng hòa
quyện vào không gian sinh thái - nhân văn, nơi chúng Ďược sáng tạo ra và
Ďang hiện diện, tiến diễn trong Ďời sống Ďương Ďại của cộng Ďồng. Điều Ďó có
nghĩa là, di sản văn hóa phi vật thể không “nhất thành bất biến”, chúng nhất
Ďịnh phải hàm chứa những nhân tố mang tính lịch sử, Ďồng thời lại phải mang
hơi thở của thời Ďại mà chủ thể văn hóa cũng như chủ sở hữu di sản văn hóa
phi vật thể Ďang sống, làm việc và sáng tạo. Điều Ďó cũng có nghĩa là, di sản

văn hóa phi vật thể Ďược sáng tạo ra, Ďược bảo lưu và chuyển giao qua nhiều
thế hệ là cả một quá trình sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ. Các thế hệ
kế tiếp nhau có quyền bình Ďẳng trong việc thừa hưởng các giá trị di sản văn

11


hóa do cha ông Ďể lại, Ďồng thời phải có trách nhiệm chọn lựa những gì là tinh
hoa nhất Ďể bảo lưu, chuyển giao và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc. Trong
thực tế, người ta thường có xu hướng thêm bớt trong quá trình lưu giữ những
giá trị phi vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong
ký ức của cộng Ďồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ
thuộc vào cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất
ngờ). Hơn nữa, văn hóa phi vật thể cũng có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính
dị bản của nó do sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời Ďại.
Trên cơ sở Ďồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn
hoá của Việt Nam (2001) phân loại di sản văn hóa như sau:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, Ďược lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, Ďược lưu
truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu
giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức
về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và các tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là
sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia ...” [30]
Tuy nhiên, sự phân Ďịnh này cũng chỉ mang tính tương Ďối, nhằm
nghiên cứu những Ďặc tính riêng của từng di sản, còn trong thực tế yếu tố vật

thể và phi vật thể gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại làm nên giá trị của
một di sản. Khi Ďó, văn hóa phi vật thể là linh hồn, là biểu hiện tinh thần của
văn hóa vật thể.

12


Cũng vì thế, người ta còn có cách phân loại thứ hai dựa trên giá trị của
di sản Ďể phân chúng thành những nhóm di sản có giá trị Ďặc biệt quan trọng
hay các di sản có mức Ďộ quan trọng cấp quốc tế; nhóm di sản có tầm quan
trọng cấp quốc gia hay nhóm di sản có tầm quan trọng cấp Ďịa phương.
Những di sản có tầm quan trọng cấp quốc tế là những di sản văn hóa
thế giới hoặc những di sản Ďược Nhà nước lập hồ sơ gửi UNESCO xem xét,
công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nhóm di sản thuộc cấp quốc gia bao gồm những di sản Ďược xếp hạng
di tích quốc gia quan trọng, một số làng nghề truyền thống nổi tiếng, những lễ
hội lớn mà tầm ảnh hưởng của nó vượt khỏi phạm vi một tỉnh hay một vùng.
Nhóm di sản thuộc cấp Ďịa phương bao gồm những di tích lịch sử - văn
hóa Ďược xếp hạng cấp Ďịa phương mà tầm ảnh hưởng và thu hút của nó vượt
khỏi phạm vi, giới hạn tỉnh hoặc huyện, thị xã,..
Di sản văn hóa không chỉ mang Ďậm tính chất dân gian mà cũng gắn bó
mật thiết với các hoạt Ďộng mang tính chất tâm linh tại các thiết chế tôn giáo,
tín ngưỡng. Chúng ta cần quan tâm và chủ Ďộng giải quyết thật thận trọng và
thỏa Ďáng vấn Ďề bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa gắn với
không gian văn hóa truyền thống tại các thiết chế tôn giáo và các hoạt Ďộng
mang tính tâm linh, cũng như tính Ďa dạng văn hóa, nhằm tạo lập sự ổn Ďịnh
xã hội, làm tiền Ďề cho phát triển bền vững.
1.1.1.4. Bảo tồn di sản văn hóa
“Bảo tồn” là một khái niệm Ďược sử dụng tương Ďối phổ biến, tuy
nhiên không phải ai cũng có những thấu hiểu về hoạt Ďộng này. Bảo tồn là

việc gìn giữ nguyên hình dạng, quyền sở hữu, công năng sử dụng của một
công trình hoặc một hiện vật mà không làm thay Ďổi chúng. Ý nghĩa tổng
quan này Ďược sử dụng khi Ďề cấp Ďến lĩnh vực bảo tồn di sản, có thể Ďịnh

13


nghĩa là “hoạt động nhằm tránh sự thay đổi của một cái gì theo thời gian”
[39, tr.17].
Trong nghiên cứu, cũng như trong hoạt Ďộng thực tiễn về di sản văn
hóa, ta thường hay dùng các thuật ngữ: bảo quản, bảo vệ và bảo tồn. Bảo quản
mang nghĩa sử dụng những biện pháp kỹ thuật Ďể gìn giữ, chăm sóc Ďối tượng
Ďược nguyên vẹn, tồn tại lâu dài. Bảo vệ chứa Ďựng nội dung thực hành các
hoạt Ďộng mang tính chất pháp lý hay nói cách khác là giữ không Ďể cho bị
xâm phạm. Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn, là hoạt Ďộng giữ gìn một cách an
toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, bảo quản kết cấu một Ďịa
Ďiểm ở hiện trạng và tránh sự xuống cấp của kết cấu Ďó.
Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình
thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo Ďảm sự an toàn, phát triển lâu dài
cho di sản văn hóa và khi cần Ďến phải Ďảm bảo việc giới thiệu, trưng bày,
khôi phục và tôn tạo lại Ďể khai thác khả năng phục vụ cho hoạt Ďộng tiến bộ
của xã hội.
Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp Ďộ khác nhau, bao gồm
các hoạt Ďộng: bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái Ďịnh vị, phục hồi, tái
tạo - làm lại, quy hoạch bảo tồn.
Vấn Ďề Ďặt ra là khi bảo tồn một di sản văn hóa cụ thể cần nghiên cứu,
chọn lựa phương án thích hợp với từng Ďịa phương, từng Ďặc thù riêng Ďể Ďảm
bảo rằng cái chúng ta Ďang trưng bày là xác thực chứ không phải Ďồ giả, là
lịch sử chứ không phải tuyên truyền, là sự uyên bác chứ không phải Ďịnh kiến,
là thông tin chứ không phải sự kích Ďộng và là cảm hứng chứ không phải

những lời sáo rỗng. Bảo tồn di sản văn hóa trở thành mối quan tâm của toàn
xã hội và giới nghiên cứu khoa học trong vài thập niên gần Ďây. Hiện nay ở
nhiều quốc gia, bảo tồn di sản văn hóa trở thành một ngành học có tính

14


chuyên môn cao và các quy ước chung về bảo tồn di sản văn hóa của cộng
Ďồng quốc tế Ďược các quốc gia tôn trọng thực hiện.
Nguyên tắc quan trọng của bảo tồn di sản văn hóa là bảo vệ và giữ gìn
sự tồn tại của di sản văn hóa theo dạng thức vốn có. Bảo tồn Ďồng nghĩa với
không Ďể di sản văn hóa mai một, bị thay Ďổi, biến hóa. Xuất phát từ sự duy
trì ý nghĩa văn hóa của di sản văn hóa mà trong hoạt Ďộng bảo tồn không chấp
nhận việc cải biến, nâng cao hay phát triển. Di sản văn hóa cần Ďược xem là
tinh hoa văn hóa, do vậy việc khẳng Ďịnh giá trị Ďích thực dưới những thể
trạng và hình thức khác nhau cũng như khả năng tồn tại theo thời gian của nó
là Ďiều quan trọng.
Quan Ďiểm lựa chọn bảo tồn di sản văn hóa hợp lý là việc lựa chọn, bảo
vệ, giữ gìn những giá trị từ quá khứ Ďến hiện tại, cái Ďược bảo tồn tất yếu phải
phù hợp với thời Ďại, chứa Ďựng những khả năng có thể Ďược làm giàu thêm
về giá trị và có thể tiếp tục Ďược phát huy, phát triển vì lợi ích của cộng Ďồng,
xã hội, vì sự phát triển của văn hóa. Ngoài ra, hoạt Ďộng bảo tồn di sản văn
hóa phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt mang tính thông lệ Ďược
cộng Ďồng quốc tế cam kết thực hiện. Không có một hình thức, phương pháp
chung nào có thể áp dụng cho việc bảo tồn tất cả các loại hình di sản văn hóa
do sự Ďa dạng, phong phú của di sản văn hóa. Sự Ďa dạng Ďó cũng biểu hiện
trong các Ďiều kiện không gian và thời gian mà di sản văn hóa tồn tại và phát
huy tác dụng, giá trị lịch sử, nghiên cứu khoa học văn hóa về di sản văn hóa là
tìm ra cách lựa chọn bảo tồn có ý thức, thích hợp và Ďảm bảo các khả năng
lan tỏa ý nghĩa văn hóa trong cộng Ďồng, phát huy giá trị của di sản văn hóa

vào Ďời sống tinh thần cộng Ďồng, là Ďộng lực cho sự phát triển.
Cuối cùng mục tiêu của bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa là kéo dài Ďời
sống của di sản văn hóa và nếu có thể làm sáng tỏ các thông Ďiệp nghệ thuật
và lịch sử của di sản mà không làm mất tình xác thực và ý nghĩa của chúng.

15


1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa
1.1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, Ďịa Ďiểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, Ďịa Ďiểm Ďó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, Ďã Ďược xếp hạng theo quy Ďịnh của pháp luật. [29, tr.14]
Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau Ďây:
a) Công trình xây dựng, Ďịa Ďiểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước;
b) Công trình xây dựng, Ďịa Ďiểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của Ďất nước;
c) Công trình xây dựng, Ďịa Ďiểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;
d) Địa Ďiểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
Ď) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc Ďơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai Ďoạn lịch sử.
[29, tr.21]
Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận trong di sản văn hóa vật thể có
giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, liên quan Ďến những sự kiện lịch sử, quá
trình phát triển văn hóa, xã hội; là nơi ghi dấu những công sức, trí tuệ của con
người qua quá trình lao Ďộng, sáng tạo. Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý
giá của nhân loại, là những bằng chứng cụ thể, chính xác nhất chứng minh
cho một thời kỳ phát triển của lịch sử, chứa Ďựng những giá trị về mặt vật

chất và tinh thần.
Di tích lịch sử - văn hóa tồn tại không chỉ là dấu mốc về thời gian Ďã
qua của dân tộc mà còn là những vết son sáng của nền văn hóa hiện tại thể
hiện Ďỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ qua từng thời kỳ.
1.1.2.2. Các loại di tích lịch sử - văn hóa

16


Di tích lịch sử văn hóa được chia thành:
- Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc Ďô thị và Ďô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai Ďoạn phát triển
nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công
trình kiến trúc Ďơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc
nhiều giai Ďoạn lịch sử.
- Di tích khảo cổ là những Ďịa Ďiểm khảo cổ có giá trị nổi bật Ďánh dấu
các giai Ďoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ.
- Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên
hoặc Ďịa Ďiểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến
trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một
trong các tiêu chí sau Ďây:
+ Cảnh quan thiên nhiên hoặc Ďịa Ďiểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.
+ Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về Ďịa chất, Ďịa mạo, Ďịa lý,
Ďa dạng sinh học, hệ sinh thái Ďặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa Ďựng
những dấu tích vật chất về các giai Ďoạn phát triển của Trái Đất.
- Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống
các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những Ďiểm khác với các di tích
tôn giáo tín ngưỡng như Ďình, Ďền, chùa, miếu… ở chỗ: Ďó là những Ďịa Ďiểm
cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, Ďường phố…), là những công trình

Ďược con người tạo nên phù hợp với mục Ďích sử dụng (Ďịa Ďạo, hầm bí
mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành
di tích. Loại hình di tích này rất Ďa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi,
khó nhận biết, Ďồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục Ďích
sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo
tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không Ďược quan tâm Ďặc biệt.

17


Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:
- Di tích cấp tỉnh
Di tích cấp tỉnh là công trình xây dựng, Ďịa Ďiểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, Ďịa Ďiểm Ďó hoặc cảnh quan thiên nhiên,
Ďịa Ďiểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu của Ďịa phương, Ďược xếp hạng
theo quy Ďịnh của pháp luật.
- Di tích quốc gia
Di tích quốc gia là công trình xây dựng, Ďịa Ďiểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, Ďịa Ďiểm Ďó hoặc cảnh quan thiên nhiên,
Ďịa Ďiểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu của quốc gia, Ďược xếp hạng theo
quy Ďịnh của pháp luật.
- Di tích lịch sử quốc gia Ďặc biệt
Di tích quốc gia Ďặc biệt là công trình xây dựng, Ďịa Ďiểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, Ďịa Ďiểm Ďó hoặc cảnh quan thiên
nhiên, Ďịa Ďiểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến
trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu của quốc gia
1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của các di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa
dân tộc, là những gì còn lại của thời gian, là nguồn sử liệu trực tiếp cho ta
những thông tin quan trọng Ďể khôi phục các trang sử hùng tráng của dân tộc.
Đó là bức thông Ďiệp mà cha ông ta Ďã Ďể lại cho các thế hệ chúng ta và mai
sau. Và trong các di tích hữu hình Ďang Ďọng kết các giá trị văn hóa phi vật
thể vô hình.

18


Rõ ràng qua di tích lịch sử - văn hóa ta hiểu biết sâu sắc hơn về bản sắc
văn hóa dân tộc. Khi mà Ďất nước Ďang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện Ďại hóa như hiện nay, cần thiết phải phát huy bản sắc tốt Ďẹp của văn hóa
dân tộc, bên cạnh việc hấp thụ tinh hoa của văn hóa thế giới, Ďể con người
vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn, trên con Ďường tiến lên hiện Ďại.
Văn hóa là Ďộng lực phát triển kinh tế xã hội, bởi vậy không thể không
chú ý Ďến tính chất dân tộc và bề dày lịch sử của văn hóa. Tính chất dân tộc
và bề dày lịch sử Ďó biểu hiện rõ nét qua toàn bộ các di tích lịch sử - văn hóa.
Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa là hoạt Ďộng bảo Ďảm sự tồn tại lâu dài,
ổn Ďịnh của di sản văn hóa. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh có giá trị to lớn và là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá của Ďất nước.
Đây cũng chính là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quan trọng, sự Ďộc
Ďáo, phong phú, Ďa dạng của hệ thống này tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ Ďối với
du khách. Giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh mang lại cho du khách những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử Ďịa
phương, những tri thức về Ďặc Ďiểm tự nhiên, những giá trị thẩm mỹ, những
khoảnh khắc thư giãn, nghỉ ngơi...
Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh
chứng về lịch sử Ďấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp
cho con người biết Ďược cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống

lịch sử, Ďặc trưng văn hóa của Ďất nước và do Ďó có tác Ďộng ngược trở lại tới
việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện Ďại.
Di tích chứa Ďựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất Ďi không Ďơn
thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất Ďi những giá trị tinh thần lớn lao không
gì bù Ďắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển
kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu Ďược khai thác, sử dụng tốt sẽ góp

19


×