VIRUS VIÊM GAN SIÊU VI B
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VIÊM GAN
SIÊU VI B
•
Vào những năm 1880, một số bệnh nhân bỗng dưng bị
vàng da sau khi được chích ngừa bệnh đậu mùa (small
pox). Với nhận xét này, người ta tin rằng bệnh viêm gan
cũng có thể lây qua máu. Lúc bấy giờ họ đưa ra một giả
thuyết như sau: Có 2 loại viêm gan. Loại thứ nhất lây
qua thức ăn, nước uống gây từ vi khuẩn viêm gan nhiễm
độc. Loại thứ hai lây qua máu từ vi khuẩn viêm gan
huyết tương
•
Rồi vào năm 1970 vi khuẩn viêm gan B được nhận diện
dưới kính hiển vi điện tử bởi khoa học gia Dane. Phân tử
này với kích thước là 42 nm, có một vỏ bên ngoài chứa
kháng nguyên HbsAg và một nhân bên trong gồm chất
DNA của vi khuẩn viêm gan B và chất đạm gọi là core
protein
ÐẶC TÍNH CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN B
•
LỚP VỎ VỮNG CHẮC:
Chúng được che chở bởi một lớp
vỏ rất kiên cố, nên có thể sống sót
trong thiên nhiên từ năm này qua tháng
nọ, mà không hề bị thay đổi. Ngay cả
khi bị phơi khô trong vòng 3 đến 4 tuần
lễ, vi khuẩn viêm gan B vẫn giữ nguyên
khả năng tàn phá tế bào gan khi xâm
nhập vào cơ thể chúng ta.
•
CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA HBV
Virus viêm gan B (VRVG B) là một virus nhỏ, AND
có kích thước 3,2kB. Sự nhân lên của virus được khởi
phát từ sự tổng hợp một ARN bắt đầu từ một genome
virus nằm trong nhân tế bào.
Phân tử ARN này sau đó được sao chép ngược
thành một AND chuỗi đơn, sau đó thành chuỗi đôi nằm
bên trong capside, cuối cùng được vỏ bao bọc rồi
được tống ra ngoài vào trong huyết thanh dưới dạng
một hạt virus hoàn chỉnh.
Chuỗi nucleotide của genome có 4 vùng đọc mở,
trong đó vùng S mã hoá cho 3 protein bề mặt, vùng C
mã hóa cho protein của nucleocapside, vùng P mã hóa
cho polymerase virus và vùng X mã hóa cho protein
HBx, một protein có một vai trò quan trọng trong sự
nhân lên của virus và trong bệnh sinh ung thư gan.
HBV thuộc loại siêu vi trùng (hay vi rút ) Hepadna với khả năng
tồn tại cao. Nó có thể tồn tại 15 năm ở -20°C, 24 tháng ở -80°C, 6
tháng ở nhiệt độ trong phòng, và 7 ngày ở 44°C. HBV có genome
gồm một DNA có phần gập đôi, khoảng 3.2 kilo cặp base, tạo nên
các antigen:
•
HBsAg (kháng nguyên bề mặt) : thuộc lớp vỏ của HBV - dùng
trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể
•
HBcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV - dùng để
biết HBV đang phát triển
•
HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh
nhân đang có khả năng lây rất cao
•
gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư gan
•
gen P
Hoạt động nhân đôi của HBV nhờ hoạt tính của men
polymerase (P protein), đây là một Protein lớn, phức tạp, và đa
chức năng.
Trên vùng gen P (Polymerase) được chia làm 4 vùng, mỗi
vùng có một chức năng riêng: Terminal protein, Spacer, RT
domains và RNAase H. Trong đó, vùng sao mã ngược (RT
domains: Reverse Transcription) chịu trách nhiệm cho việc
tổng hợp men RNA-dependent DNA và DNA-dependent DNA
được chia ra thành 7 vùng đặt tên từ A – G.
Vì vùng RT là đích tác động của thuốc Lamivudine nên
những đột biến của vùng này trong quá trình phát triển tự
nhiên của siêu vi B cũng như dưới tác động của thuốc điều trị
sẽ dẫn tới vấn đề đột biến kháng thuốc.