Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Khuyến cáo về Viêm gan siêu vi B ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.94 KB, 16 trang )

Khuyến cáo về Viêm gan siêu vi B


Ghi chú của Hiệp hội nghiên cứu các bệnh về gan của Hoa Kỳ (American
Association for the Study of Liver Diseases-AASLD):
Hướng dẫn này xuất bản lần đầu tiên vào năm 2001 và cập nhật mới nhất vào
tháng 2- 2007. Sau đó có được sửa đổi vào tháng 6-2007.
Các khuyến cáo được xếp hạng theo độ chứng cứ tin cậy (Độ I, II-1, II-2, II-3,
III).
Tầm soát dân số nguy cơ cao để xác định người nhiễm virus Viêm Gan B
(HBV)
Cần xét nghiệm tầm soát HBV ở các nhóm sau: những người sinh ở vùng dịch
tễ cao (xem bảng dưới); đồng tính nam; người tiêm chích ma tuý; chạy thận nhân tạo;
người nhiễm HIV; phụ nữ có thai; những người cùng gia đình, ở chung nhà, có quan
hệ tình dục với bịnh nhân nhiễm HBV.
Cần xét nghiệm kháng nguyên bề của HBV (HBsAg) và kháng thể bề mặt
(anti-HBs), những người huyết thanh âm tính cần được tiêm phòng.
Bảng 1: Nhóm người nguy cơ nhiễm HBV cao cần được tầm soát
+Người sinh ở vùng dịch tễ HBV trung bình và cao, kể cả những người nhập
cư và các con nuôi.
+Châu Á: tất cả các nước (trừ Sri Lanka)
+Châu Phi: tất cả các nước
+Các đảo Nam Thái Bình Dương: tất cả các nước và lãnh thổ (ngoại trừ những
người không phải thổ dân ở New Zealand và Australia)
+Trung Đông: tất cả các nước (trừ Cyprus)
+Tây Âu: Hy Lạp, Italy, Malta, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha
+Đông Âu: tất cả các nước (trừ Hungary)
+Vùng Cực: các thổ dân
+Nam Mỹ: Argentina, Bolivia, Brazil, Ecuador, Guyana, Suriname,
Venezuela, và vùng Amazon thuộc Colombia và Peru
+Trung Mỹ: Belize, Guatemala, Honduras, và Panama


+Vùng Caribbean: Antigua và Barbuda, Dominica, Cộng Hoà Dominican,
Grenada, Haiti, Jamaica, Puerto Rico, St. Kitts và Nevis, St. Lucia, St. Vincent và
Grenadines, Trinidad và Tobago, Turks và Caico
Các nhóm nguy cơ cao khác nên tầm soát
+Người ở chung nhà, người có quan hệ tình dục với bệnh nhân HbsAg - dương
tính.
+Người chích ma tuý
+Người có nhiều bạn tình hoặc có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình
dục
+Đồng tính nam
+Tù nhân
+Người có men aminotransferase (ALT) hoặc aspartate aminotransferase
(AST) cao mãn tính
+Người nhiễm virus viêm gan C (HCV) hoặc HIV
+Bệnh nhân chạy thận nhân tạo
+Tất cả phụ nữ có thai
+Khi một người thuộc thế hệ thứ I có HBsAg-dương tính, các thế hệ kế tiếp
phải được tầm soát HBV.
+ Xuất độ HBsAg >8%: vùng dịch tễ cao
+ Xuất độ HBsAg từ 2 đến 7%: Vùng dịch tễ trung bình

Tư vấn và phòng ngừa viêm gan B
Khuyến cáo về tư vấn và phòng chống lây nhiễm viêm gan B từ những người
nhiễm HBV mãn.
1. Những người huyết thanh âm tính phải được tiêm phòng Viêm Gan B
2. Người lành mang vi trùng phải được tư vấn về việc đề phòng lây nhiễm
HBV cho người khác. (Độ III)
Bảng 2. Khuyến cáo cho những người nhiễm HBV về việc đề phòng lây
nhiễm cho người khác
Người HbsAg dương tính nên

+Khuyên bạn tình của mình đi tiêm phòng
+Dùng bao cao su nếu bạn tình chưa có kháng thể
+Không dùng chung bàn chải răng và dao cạo
+Băng kín các vết thương, các vết trầy xước
+Rửa các chỗ dính máu bằng bột giặt hoặc thuốc tẩy.
+Không hiến máu, bộ phận cơ thể, tinh dịch
Trẻ em hoặc người lớn HbsAg dương tính:
+Được tham gia mọi hoạt động kể cả các môn thể thao va chạm.
+Được đi nhà trẻ bán trú, đi học và không bị cách ly với các trẻ khác.
+Được chia sẻ thức ăn, dụng cụ, hôn trẻ khác
+Những người ở chung nhà hoặc có quan hệ tình dục với người nhiễm HBV,
cần phải được tiêm phòng viêm gan B nếu chưa có kháng thể. (Độ III)
+Trẻ sơ sinh của mẹ nhiễm HBV cần phải được tiêm globulin miễn dịch viêm
gan B (HBIG) và vaccin phòng viêm gan B lúc sanh và tiếp tục hoàn tất lịch trình
tiêm chủng về sau (Độ I)
+Người có nguy cơ nhiễm HBV như: con của người mẹ có HBsAg-dương
tính, nhân viên y tế, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bạn tình của người nhiễm HBV
cần phải được kiểm tra đáp ứng kháng thể sau khi tiêm chủng. (Độ III)
+Kiểm tra sau tiêm chủng lúc trẻ được 9 và 15 tháng tuổi nếu mẹ nhiễm HBV
và từ 1 đến 2 tháng sau liều tiêm cuối đối với những người khác. (Độ III)
+tra kháng thể định kỳ hàng năm đối với các bệnh nhân chạy thận nhân tạo
mãn. (Độ III)
+Không uống rượu hoặc uống thật ít đối với HBV carriers. (Độ III)
+Người chỉ dương tính đơn thuần với kháng thể lõi viêm gan B (anti-HBc), ở
vùng lưu hành dịch tễ thấp, không có nguy cơ nhiễm HBV cần được tiêm phòng viêm
gan B đủ liệu trình. (Độ II-2)
+Đánh giá và xử trí nhiễm HBV mãn
Khuyến cáo về lượng giá ban đầu đối với bệnh nhân nhiễm HBV mãn tính
Lượng giá ban đầu đối với bệnh nhân mới được chẩn đoán nhiễm HBV mãn
bao gồm : Bệnh sử,khám lâm sàng và các xét nghiệm theo bảng dưới đây (Độ III)

Bảng 3. Đánh giá bệnh nhân nhiễm HBV mãn
+Đánh giá lúc đầu
+Bệnh sử và khám lâm sàng
+Tiền sử gia đình về bệnh gan, Ung thư tế bào gan (HCC)
+Xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá bệnh gan – công thức máu, tiểu cầu,
chức năng gan, men gan và prothrombin time
+Xét nghiệm sao chép HBV – antigen e viêm gan B (HBeAg)/ kháng thể đối
với antigen e viêm gan B (anti-HBe), HBV DNA
+Các xét nghiệm để loại trừ nhiễm các virus khác : Kháng thể viêm gan C
(anti-HCV)
+Kháng thể viêm gan D (anti-HDV) (ở những người từ các nước thường gặp
viêm gan D và những người có tiền sử chích ma tuý), xét nghiệm nhiễm HIV ở những
người có nguy cơ.
+Xét nghiệm tầm soát HCC-alpha fetoprotein (AFP), siêu âm ở những bệnh
nhân có nguy cơ cao.
+Sinh thiết gan để phân cấp và phân giai đoạn bệnh gan đối với những bệnh
nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan mãn
+Tất cả các bệnh nhân viêm gan B mãn chưa có kháng thể với viêm gan A đều
phải được chích ngừa đủ 2 liều cách nhau 6 – 18 tháng . (Độ II-3)
Khuyến cáo theo dõi bệnh nhân nhiễm HBV mãn
+Các bệnh nhân HBeAg-dương tính và HBeAg-âm tính hội đủ tiêu chuẩn
chẩn đoán viêm gan B mãn (xem bảng dưới đây) phải được đánh giá & điều trị (Độ I)
Bảng 4 . Tiêu chuẩn Chẩn đoán nhiễm HBV
+Viêm gan B mãn
+HBsAg+ >6 tháng.
+HBV DNA huyết thanh >20,000 IU/mL (105 copies/mL), trị giá thấp 2,000
đến 20,000 IU/mL (104 đến 105 copies/mL) thường thấy ở bệnh nhân viêm gan B
mãn HBeAg-âm tính.
+Tăng liên tục hoặc gián đoạn trị số ALT/AST .
+Sinh thiết gan cho thấy có viêm gan B mãn ở mức độ trung bình hoặc viêm

hoại tử nặng.
+Trạng thái HbsAg Carrier bất hoạt
HBsAg+ >6 tháng
HBeAg-, anti-HBe+
HBV DNA huyết thanh <2,000 IU/mL
Trị số ALT/AST bình thường kéo dài .
Sinh thiết gan cho thấy không có viêm gan đáng kể.
+Viêm gan B đã lành
Tiền sử viêm gan B cấp hoặc mãn trước đây hoặc sự hiện diện anti-HBc +
anti-HBs
HBsAg-
Không phát hiện được HBV DNA* trong huyết thanh
Trị số ALT bình thường
*Trị số rất thấp có thể được phát hiện bằng cách sử dụng xét nghiệm (PCR)
siêu nhạy .
+Bệnh nhân HBeAg-dương tính:
Bệnh nhân HBeAg-dương tính có trị số ALT bình thường kéo dài cần phải
được xét nghiệm ALT mỗi 3 – 6 tháng. Xét nghiệm ALT cùng với HBV DNA thường
xuyên hơn khi trị số ALT tăng. Tình trạng HBeAg cần được kiểm tra mỗi 6 – 12
tháng. (Độ III)
+Các bệnh nhân còn HBeAg dương tính đồng thời với trị số HBV DNA
>20,000 IU/mL sau giai đoạn 3 – 6 tháng, tăng trị số ALT từ 1 – 2 lần so với giới hạn
cao bình thường (ULN), hoặc còn HBeAg dương tính cùng với trị số HBV DNA
>20,000 IU/mL và >40 tuổi, cần phải được xem xét sinh thiết gan, và cần được điều
trị nếu sinh thiết cho thấy viêm từ trung bình đến nặng hoặc xơ hoá gan đáng kể. (Độ
III)
+Bệnh nhân còn HBeAg dương tính với trị số HBV DNA >20,000 IU/mL sau
giai đoạn 3 – 6 tháng, tăng trị số ALT >2 x ULN (giới hạn cao bình thường) cần được
xem xét điều trị. (Độ III).
+Bệnh nhân HBeAg-âm tính:

×