Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.02 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………..…/………….

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyên

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hữu Hải
Phản biện 2: TS. Phạm Thế Trịnh

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp......... Nhà ....... - Hội trường bảo vệ luận văn


thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố
Hà Nội
Thời gian: vào hồi...... giờ.....tháng...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc
gia.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển
các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, cao su, ca cao...
Điều này không những góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội
của đồng bào các dân tộc, đẩy mạnh chương trình nông thôn mới mà
còn đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, sự phát
triển quá nhanh và ồ ạt về cả sản lượng và diện tích cây công nghiệp
không theo quy hoạch đã dẫn tới sự suy thóa trầm trọng của môi
trường. Mặc dù, chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk đã có những
bước triển khai, thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm cây công nghiệp, song vẫn còn nhiều hạn
chế....Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển
bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện việc quy hoạch và phát triển các
sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao và bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu
Có nhiều đề tài trong và ngoài nước chọn cây công nghiệp làm đối
tượng nghiên cứu theo những cách tiếp cận khác nhau.Tuy nhiên, đối
với vấn đề quản lý nhà nước về cây công nghiệp nói chung của tỉnh

Đắk Lắk lại chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Chính vì vậy,
tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển bền
vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” không trùng lặp
với các công trình và bài viết khoa học đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu: thông qua phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia để đề xuất hệ thống các
1


giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về cây công
nghiệp chủ lực theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nội dung về
quản lý nhà nước đối với cây công nghiệp theo hướng bền vững, đánh
giá thực trạng phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực tiễn
quản lý cây công nghiệp của chính quyền địa phương và đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cây công
nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnhĐắk Lắk.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà
nước về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: địa bàn tỉnh Đắk Lắk (gồm các loại cây công nghiệp
chủ lực là cà phê, ca cao, cao su, tiêu và điều).
- Thời gian nghiên cứu: thu thập số liệu từ 2010 – 2015 trên cơ sở đó
đề xuất định hướng sự phát triển đến năm 2020..
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Các quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà
nước về phát triển cây công nghiệp; các quan điểm về phát triển bền

vững của các tổ chức tiến bộ trên thế giới.
Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lí luận: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về phát triển bền vững cây công nghiệp, quản lý nhà nước về cây công
nghiệp theo nghĩa hẹp.
2


Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng về quản lý nhà
nước đối với cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở cho
việc đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý
nhà nước, đóng góp một số kiến nghị, đề xuất phù hợp với công tác
quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo hướng bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về phát triển bền
vững cây công nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà
nước về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3



Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1. Phát triển bền vững cây công nghiệp
1.1.1. Định nghĩa và phân loại cây công nghiệp
1.1.1.1. Định nghĩa
“Cây công nghiệp là cây cho sản phẩm chủ yếu dùng làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến như cà phê, ca cao, chè, cao su…”
1.1.1.2. Phân loại
Xét theo chu kì phát triển: Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công
nghiệp dài ngày.
1.1.2. Vai trò của cây công nghiệp
Cây công nghiệp giúp: Tận dụng lợi thế cạnh tranh của khu vực,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia; Bảo vệ môi
trường; Đảm bảo ổn định xã hội, an ninh quốc phòng.
1.1.3. Phát triển bền vững cây công nghiệp
1.1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững
Định nghĩa về PTBV được đề cập tại mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ
môi trường 2005: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu
cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường”.
1.1.1.4. Khái niệm về phát triển bền vững cây công nghiệp
Phát triển bền vững cây công nghiệp là việc khai thác và sử dụng
nguồn lực hiện tại để phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ nhu
cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các nguồn
lực đó của thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển của cây công nghiệp
4



phù hợp với tình hình KT-XH và bảo vệ môi trường.
1.1.1.5. Tại sao phải phát triển bền vững cây công nghiệp
Nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm
môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh
học; Các ảnh hưởng của BĐKH đang trở thành một vấn đề cấp thiết,
đe dọa đến sự PTBV của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Vì vậy, phát triển bền vững là xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát
triển dài hạn của quốc gia. Nhóm cây công nghiệp lâu năm như cà phê,
hồ tiêu, điều đã góp mình vào việc xóa đói giảm nghèo cho bà con
nông dân, đảm bảo an ninh - quốc phòng, đồng thời phát triển cây
công nghiệp theo hướng bền vững còn góp phần bảo vệ môi trường, sử
dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu….
1.2. Quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cây công nghiệp
Quản lý nhà nước đối với phát triển bền vững cây công nghiệp
(theo nghĩa hẹp) là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước
của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đối với sự phát triển của
cây công nghiệp trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền nhằm sử dụng
có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, tận dụng
các cơ hội có thể đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, tiến bộ và
công bằng xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên và bảo vệ
môi trường.
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về cây công nghiệp phát
triển theo hướng bền vững
Thứ nhất, vai trò của cây công nghiệp đối với phát triển KTXH.Thứ hai, tính tất yếu của sự điều tiết kinh tế của Nhà nước trong
nền kinh tế thị trường và vai trò của nền kinh tế nhà nước đối với phát
triển bền vững cây công nghiệp. Thứ ba, yêu cầu khách quan của việc
5



quản lý nhà nước về phát triển bền vững.
1.2.3. Yêu cầu của quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo hướng
bền vững
Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng quản lý, với
định hướng phát triển KT-XH của địa phương và của quốc gia; Phải có
được sự ổn định tương đối để hoạt động quản lý nhà nước không bị
gián đoạn trong bất kì tình huống nào, đồng thời có tính linh hoạt nhất
định nhằm đảm bảo cho lĩnh vực CCN có được sự thích ứng tối thiểu
đối với những sự thay đổi của quốc gia và quốc tế; Hướng tới mục tiêu
quản lý là thúc đẩy sự phát triển của cây công nghiệp theo hướng hiện
đại hiệu quả và bền vững; Đảm bảo tính hệ thống và nhất quán trong
quá trình hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển cây công nghiệp theo
hướng bền vững
Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển cây công
nghiệp, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng; Tạo lập môi trường
và điều kiện thuận lợi cho cây công nghiệp phát triển; Ban hành và
triển khai các chính sách hỗ trợ; Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý,
đội ngũ cán bộ công chức quản lý về lĩnh vực cây công nghiệp; Phối
hợp giữa các cấp, ngành; Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh
tra.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về cây
công nghiệp theo hướng bền vững
1.2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Sự phát triển của cây công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của các
yếu tố tự nhiên.Vì vậy, nhà quản lý phải có những chính sách linh hoạt
và phù hợp với từng điều kiện cụ thể nhằm khắc phục và tận dụng tối
đa các yếu tố tự nhiên của khu vực đó.
6



1.2.5.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Công tác quản lý nhà nước về cây công nghiệp chịu ảnh hưởng sâu
sắc bởi yếu tố kinh tế, xã hội thông qua: Định hướng phát triển kinh tế,
xã hội của địa phương theo từng thời kì; Tiềm năng phát triển của địa
phương đó, khả năng áp dụng khoa học sản xuất,... ; Phong tục tập
quán và trình độ lao động, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa
nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
1.2.5.3 Khoa học - Kĩ thuật
Chính phủ cần có những chính sách kịp thời nhằm đuổi kịp các tiến
bộ công nghệ trên thế giới, khuyến khích áp dụng vào thực tiễn và đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học.... Ngoài ra, sự phát triển liên tục của KH KT còn đặt ra yêu cầu bản thân nhà nước cũng cần liên tục cập nhật,
nâng cao trình độ nhân lực và cơ cấu tổ chức của mình để phù hợp với
tiến bộ trên thế giới và bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa.
1.2.5.4 Chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về cây công nghiệp
Nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp tới chất lượng hoạt
động quản lý nhà nướcvề cây công nghiệp bởi nó là nguồn lực để đảm
bảo tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
Một cơ cấu tổ chức tốt, tinh gọn, không chồng chéo, ít tầng nấc sẽ
giúp cho các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước diễn ra một cách
có hệ thống, tránh tình trạng trùng chéo chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ
nhân lực phát huy được năng lực của mình.
1.3. Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về nông
nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Israel
Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu Bộ NN&PTNT, cơ quan cao nhất
7



chỉ đạo mọi hoạt động của ngành nông nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ cao trong nông nghiệp.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Brazil
Brazil đã tận dụng rất tốt những đặc trưng về chất lượng sản phẩm
để định vị thị trường và xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, hỗ trợ
người dân trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra.
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan
Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại;
Phát huy tối đa vai trò của hệ thống khuyến nông.
1.3.2. Bài học rút ra
Nâng cao công tác định hướng và xây dựng chính sách; Xây dựng
chiến lược phát triển cho những loại sản phẩm chủ lực, chế biến sâu và
giá trị kinh tế cao; Phát triển nông nghiệp gắn với việc sử dụng hợp lý
tài nguyên, bảo vệ môi trường; Thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp;
Coi trọng công tác khuyến nông.

8


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.125 km2 (chiếm 3,9% diện tích
tự nhiên cả nước), gồm thành phố Buôn Ma Thuột, 1 thị xã, 13 huyện;
trong đó có 20 phường, 12 thị trấn, 152 xã. Về địa hình, địa hình cao

nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1 Đất đai
Đắk Lắk có nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho phát triển nông
nghiệp. Đất đỏ Bazan phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày
như cà phê, cao su, dâu tằm...
2.1.2.2 Khí hậu
Thời tiết được chia thành hai mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Đặc điểm khí hậu đã tạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích
hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như
cà phê, tiêu, cao su, điều, bông vải…
2.1.2.3 Tài nguyên nước
Nước mặt: Đắk Lắk có hệ thống sông suối phong phú và phân bố
tương đối đồng đều. Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên vùng đất
Bazan tương đối lớn, thường ở độ sâu 40 - 90 m nhưng chỉ tập trung ở
khối Bazan Buôn Ma Thuột - Krông Buk.
2.1.3. Điều kiện kinh tế -xã hội
2.1.3.1. Dân số
Dân số Đắk Lắk năm 2015 là gần 1,8 triệu người, chủ yếu là dân số
9


nông thôn (chiếm 77,87%). Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân
tộc, trong đó người Kinh chiếm trên 70%. Phần lớn dân cư của tỉnh là
dân di cư, hay còn gọi là dân “kinh tế mới”. Sự biến động dân số của
Đắk Lắk trong những năm gần đây chủ yếu là do tăng cơ học.
2.1.3.2. Lao động
Nguồn lực lao động của Đắk Lắk chủ yếu làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp. Về chất lượng, tuy số lao động được đào tạo hàng năm
có chiều hướng tăng dần nhưng phần lớn lao động nông nghiệp chưa

qua đào tạo, trình độ tay nghề chưa có, là lao động phổ thông.
2.1.3.3. Phát triển kinh tế
Đắk Lắk có tốc độ phát triển kinh tế khá ổn định. Giai đoạn 2010 2015, tốc độ tăng trưởng GDP duy trì ở mức khá, bình quân tăng
8%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành Nông, Lâm, Ngư
nghiệp sang các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ, song còn
khá chậm. GDP bình quân đầu người toàn tỉnh đã tăng gấp 1,7 lần
trong vòng sáu năm (2010 - 2015) tăng từ 15,79 triệu đồng/người lên
32,75 triệu đồng/người.
2.1.4. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến
quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo hướng bền vững
2.1.4.1. Những ảnh hưởng tích cực
Là khu vực có khí hậu, đất đai phù hợp cho việc phát triển các cây
công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, Nhà nước thường có những
chính sách đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích phát triển các loại cây trồng
này; Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm CCN đang
được mở rộng nhờ vị trí địa lí khá thuận lợi; Người dân có kinh
nghiệm; Nguồn lao động trẻ dồi dào; Tài nguyên đất và hệ thống thủy
văn thích hợp cho phát triển các giống CCN lâu; Cơ cấu kinh tế đang
dần dịch chuyển theo hướng hiện đại.
10


2.1.4.2. Những ảnh hưởng tiêu cực
Diện tích tỉnh khá rộng, nhiều khu vực vùng sâu vùng xa bị đồi núi
chia cắt. Mùa khô có xu hướng kéo dài và ngày càng gay gắt; Đắk Lắk
là địa bàn đa dân tộc, trình độ dân trí còn thấp; Ngành nông nghiệp
vẫn chiếm trên 60% trong cơ cấu kinh tế; việc chuyển đổi mô hình
theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ còn chậm; Kết
cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu
của người dân; Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

2.2. Tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Vai trò của cây công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
Đối với các tỉnh Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cây
công nghiệp có vị trí quan trọng trong đảm bảo ổn định và phát triển
kinh tế của địa phương. Kinh tế Đắk Lắk có sự phụ thuộc rất lớn vào
ngành Nông, Lâm nghiệp, đặc biệt là CCN lâu năm.
Về xuất khẩu, giai đoạn 2010 - 2015, giá trị xuất khẩu nông sản đều
chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, trong đó, chủ lực là cà
phê, tiêu, cao su và điều.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất
Năm 2015, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp ở Đắk Lắk là
1.160,1 nghìn ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 627,3 nghìn ha
(chiếm 51,2%); diện tích trồng cây lâu năm chiếm 61,8 % diện tích sản
xuất nông nghiệp và có xu hướng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, mặc dù
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp khá lớn, song về cơ
cấu diện tích lại khá manh mún, 85% các vườn cà phê đều do các hộ
cá thể quản lý, với quy mô trung bình 0,8 - 1 ha/hộ.
2.2.3. Giống cây trồng
Là khu vực có nền nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nhu cầu về
giống cây trồng và phân bón trên toàn địa bàn tỉnh ngày một tăng cao.
11


Sự phong phú, đa dạng về chủng loại cây giống như hiện nay, một mặt
đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân được lựa chọn tùy
thích, đồng thời góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của ngành
nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý về chất lượng và giống
cây trồng đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng hàng giả, hàng nhái
diễn ra rất phổ biến trên địa bàn tỉnh.
2.2.4. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển cây công nghiệp

Hệ thống thủy lợi: Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 665 công
trình thủy lợi gồm 539 hồ chứa, 79 đập dâng, 46 trạm bơm và 1 hệ
thống đê bao. Hệ thống thủy lợi đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn
trong điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, đưa Đắk Lắk. Tuy nhiên,
hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu tưới
ngày càng cao của người dân.
Mạng lưới điện: Hiện tại, sản lượng điện của tỉnh Đắk Lắk đảm bảo
đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, toàn bộ các xã đã
có điện lưới với tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới là 84%.
Giao thông đường bộ: Năm 2015 toàn tỉnh có 7.083,46 km đường
giao thông bộ, tỷ lệ nhựa, bê tông hóa đường tỉnh, đường đến trung
tâm xã năm 2010 là 74,5%, năm 2015 là 86,9 %.
Cơ sở chế biến: Đắk Lắk có hàng trăm cơ sở hoạt động trên nhiều
lĩnh vực. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh còn
nhiều hạn chế như chưa gắn với vùng nguyên liệu, quy mô nhỏ, thiết
bị và công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công nghệ chế biến nông sản vẫn phổ biến là sơ chế, hàm lượng kỹ
thuật trong sản phẩm công nghiệp thấp.
2.2.5. Hoạt động xúc tiến thương mại
Giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh đã hỗ trợ cho 110 lượt Doanh nghiệp
của tỉnh tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước.
12


Tỉnh cũng chú trọng khuếch trương, quảng bá bằng nhiều hình thức
như tổ chức các hội chợ, sự kiện, tổ chức các lễ hội..., đặc biệt Lễ hội
cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức thường niên. Để bảo vệ thương
hiệu trên thị trường quốc tế, tỉnh cũng đã đăng kí thành công Chứng
nhận đăng bạ về công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma
Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta năm 2005.

2.3. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững cây công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Xây dựng hệ thống văn bản về quản lý cây công nghiệp
Giai đoạn 2005-2015, ngành nông nghiệp đã được giao xây dựng 8
quy hoạch và đề án thuộc lĩnh vực trồng trọt. UBND tỉnh cũng đã ký
và phê duyệt 4 Quy hoạch và 2 Đề án đối với cây công nghiệp.
Việc lập quy hoạch có sự phối hợp giữa các ngành, xin ý kiến các
bộ ngành Trung ương và các địa phương, đơn vị có liên quan. Mục
tiêu của các quy hoạch cũng đã hướng theo tính bền vững. Tuy nhiên,
việc lập quy hoạch của tỉnh, các địa phương, của ngành chưa coi trọng
công tác thẩm định một cách khoa học, mới chỉ dừng lại phục vụ cho
sự phát triển kinh tế của từng ngành kinh tế đơn lẻ và trong phạm vi
hẹp. Công tác cập nhật thông tin, dữ liệu chưa thường xuyên, hệ thống,
thiếu chính xác và còn sai sót.
2.3.2. Quản lý quy hoạch
Sau ba năm kể từ khi có quy hoạch chi tiết về diện tích và cơ cấu
cây trồng cho từng địa phương, diện tích các loại cây trồng chủ lực
đều không diễn ra theo kế hoạch. Trong khi diện tích cà phê và tiêu
tăng đột ngột thì các loại cây trồng như ca cao, cao su và điều đều
không đạt diện tích quy hoạch.
2.3.3. Hệ thống cơ quan quản lý và chất lượng nguồn nhân lực
Sở NN & PTNN là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham
13


mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt và
Bảo vệ thực vật là tổ chức hành chính, chịu sự chỉ đạo, quản lý của của
Sở NN & PTNT, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi

pháp luật về sản xuất trồng trọt nói chung.
Về nguồn nhân lực: Năm 2015, số lượng cán bộ, công nhân viên
trong sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk là 1.192 người, trong đó 13 cán bộ
trình độ thạc sĩ, trình độ đại học 310 người, trình độ cao đẳng 7 người,
trung cấp 276 người còn lại là lao động ở các doanh nghiệp. Đối với
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, tổng số cán bộ, công chức, viên
chức là: 100 người (02 Hợp đồng lao động thời vụ).
2.3.4. Ban hành và triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ
2.3.4.1. Chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh áp dụng khoa học, kĩ thuật
Từ năm 2005 đến nay, được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT và sự
cộng tác, phối hợp có hiệu quả của các viện nghiên cứu và các trường
đại học trên địa bàn, công tác nghiên cứu và chuyển giao KHCN vào
lĩnh vực cây công nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Định hướng đến năm 2020: hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng
khu nông nghiệp ứng dụng CNC quy mô 30 ha tại Trung tâm giống
cây trồng vật nuôi tỉnh, xây dựng một khu nông nghiệp ứng dụng
CNC, mỗi huyện có ít nhất một vùng sản xuất nông nghiệp CNC, đưa
tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lên trên
30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
2.3.4.2. Hoạt động khuyến nông
Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk trực thuộc Sở NN&PTNT Đắk
Lắk đã thực hiện triển khai các công tác khuyến nông nhằm đẩy mạnh
các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ và tuyên truyền các
14


chính sách đến các địa phương trên địa bàn tỉnh.
2.3.4.3. Chính sách tín dụng
Những năm qua, Thủ tướng chính phủ, Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng,... đã có nhiều chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất nhằm

thúc đẩy phát triển bền vững một số loại cây công nghiệp chủ lực của
tỉnh.Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách này rất khó
khăn bởi các điều kiện tín dụng và thủ tục cho vay còn một số bất cập,
chưa bám sát thực tiễn cũng như đặc điểm cụ thể của ngành.
2.3.4.4. Chính sách đất đai
Sau khi có quy hoạch diện tích các loại cây trồng, UBND tỉnh đã
ban hành cơ chế, chính sách về đất đai tạo điều kiện phát triển cây
công nghiệp. Tuy nhiên, sách đất đai đã tạo ra tính manh mún, chia cắt
ruộng đất của hộ nông dân do chia đất theo nguyên tắc bình quân về
diện tích, vị trí, địa hình và độ phì mà không theo khả năng sản xuất
của từng hộ. Đồng thời, việc chia đất với nhiều quyền đưa tới tâm lý
hộ nông dân được nhà nước chia tài sản, không phải giao tư liệu để sản
xuất, dẫn tới việc sử dụng đất không theo yêu cầu của sản xuất hàng
hóa.
2.3.4.5. Một số chính sách hỗ trợ khác
Chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, tập
trung những huyện trọng điểm cây công nghiệp, nhất là vùng trọng
điểm cà phê; Chính sách khuyến khích thành lập Hợp tác xã; Chính
sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2012 – 2015.
2.3.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh vật
tư nông nghiệp
Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh vật tư
nông nghiệp đã có phần đi vào nề nếp hơn. Tuy nhiên, công tác quản
15


lý công tác quản lý chất lượng sản phẩm và về giống cây trồng, phân
bón và thuốc BVTV: vẫn còn tình trạng hàng giả tràn lan cũng đang
diễn ra khá phức tạp.

2.4. Nhận xét và đánh giá


Ưu điểm: Nhận được sự quan tâm chú trọng của các cơ quan

quản lý ở cấp trung ương và cấp địa phương; Công tác đầu tư kết cấu
hạ tầng đồng bộ với vùng chuyên canh đã được tính toán hiệu quả hơn;
Hoàn thiện hiệu quả các công trình thủy lợi lớn và phân cấp quản lý
thủy lợi đã được chú trọng; Hệ thống cơ quan quản lý nông nghiệp từ
tỉnh đến cơ sở được hoàn thiện.


Nhược điểm: Chính sách quản lý nhà nước chưa đảm bảo

được công tác dự báo thị trường; Công tác giám sát quản lý quy hoạch
chưa chặt chẽ; Việc triển khai các chính sách CNC mới chủ yếu tập
trung vào sản xuất giống cây trồng; Hoạt động xúc tiến thương mại
chưa xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm mũi nhọn và chủ động
tìm kiếm thị trường; Các chính sách hỗ trợ chưa thực sự phát huy hiệu
quả; Chính sách quy hoạch phát triển các loại cây công nghiệp dài
ngày không đi đôi với chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng cơ bản.


Nguyên nhân: Định hướng, quy hoạch và chính sách phát

triển nông nghiệp còn nhiều bất cập; Chính sách đầu tư cho phát triển
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa qua chưa thỏa đáng và tương xứng;
Mạng lưới khuyến nông ở cơ sở còn yếu; Một số chính sách của nhà
nước chậm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới nên đã gây cản
trở đối với chuyển dịch cơ cấu ngành; Chưa có sự phối hợp giữa các

cơ quan trong thống quản lý Nhà nước về giống cây trồng.

16


Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm, mục tiêu của tỉnh về phát triển cây công nghiệp
3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cây công
nghiệp của tỉnh Đắk Lắk
3.2.1.1 Về kinh tế - xã hội
Phát huy hiệu quả nội lực, thu hút các nguồn ngoại lực. Phát triển
kinh tế theo hướng liên kết mở, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế;
Phát triển theo hướng tập trung ưu tiên các ngành có lợi thế, đầu tư có
trọng tâm, trọng điểm, theo chiều sâu vào các khâu;Phát triển theo
hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lượng
các mặt xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái; Kết hợp giữa phát triển
kinh tế và an ninh, quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
3.2.1.2 Quan điểm phát triển cây công nghiệp
Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sử dụng tiết kiệm các loại
đất, đặc biệt đất khả năng sản xuất nông nghiệp; Phát triển cây trồng
phù hợp với mỗi vùng sinh thái; Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa
tập trung, tiến tới xây dựng các khu vực nông nghiệp ứng dụng CNC;
Phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị sản phẩm và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; Xây dựng,
củng cố thương hiệu, lấy thị trường làm định hướng; Tập trung nghiên
cứu, phát triển giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt.
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cây công

nghiệp đến năm 2020
3.2.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Phấn đấu tăng trưởng GDP (giá so sánh 1994) giai giai đoạn 201617


2020 đạt khoảng 12,5-13%; Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế đến năm
2020, tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 25-26%; công nghiệp đạt
khoảng 34-35% và dịch vụ đạt khoảng 41%; Kim ngạch xuất khẩu đạt
1.000 triệu USD; tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 16-18%.
3.2.2.2 Mục tiêu phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2020
a) Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các KH-KT vào sản
xuất; Xây dựng các khu vực sản xuất ứng dụng CNC, phát triển cây
trồng lợi thế, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả cao.
b) Về mục tiêu cụ thể cho từng loại cây trồng:
Cà phê: đến năm 2020, bố trí 180 nghìn ha cà phê tại 14 huyện thị,
trong đó, vùng cà phê ứng dụng CNC đạt 40 nghìn ha, năng suất CNC
bình quân đạt 42 tạ/ha, sản lượng 160 nghìn tấn. Hoàn thành thủ tục
công nhận và hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng sản xuất cà phê ứng dụng
CNC quy mô 40 nghìn ha; Tăng tỷ lệ cà phê được chế biến ở quy mô
công nghiệp lên 80% năm 2020 và 100% năm 2030.
Hồ tiêu: Đến năm 2020, diện tích hồ tiêu đạt 18,7 nghìn ha, năng
suất 33,4 tạ/ha và sản lượng đạt 43,66 nghìn tấn. Trong đó, diện tích
hồ tiêu ứng dụng CNC khoảng 3 nghìn ha, sản lượng 13,5 nghìn tấn.
Ca cao: Từ nay đến năm 2020, ổn định diện tích ca cao khoảng 3
nghìn ha, sản lượng 5,6 nghìn tấn, đến 2030 có thể tăng diện tích ca
cao lên 5 nghìn ha, sản lượng 10 nghìn tấn. Nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu
trắng lên 30% và tiêu nghiền bột lên 25% năm 2020.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao quản lý nhà nƣớc về
phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước về quản lý về phát triển cây công nghiệp
3.2.1.1. Phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ
18


quan quản lý nhà nước về cây công nghiệp
Vì đây là lĩnh vực rộng và liên quan tới nhiều cơ quan đơn vị từ
trung ương tới địa phương nên cần phải phân định rõ ràng nhiệm vụ,
thẩm quyền và trách nhiệm của từng sở, ngành, trong quản lý nhà
nước về CCN, đặc biệt là công tác quy hoạch, bảo đảm sự phối hợp và
quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo.
3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà
nước về cây công nghiệp
Các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh trong quá trình tham
mưu xây dựng các chủ trương, chính sách cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân và UBND tỉnh, cần phải lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng
ảnh hưởng theo quy định; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Xác
định, công bố, đánh giá Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của
UBND tỉnh, các Sở, ngành; Tổ chức kiểm tra định kì và kiểm tra đột
xuất kết quả thực hiện cải cách hành chính tại các chi cục, đơn vị trực
thuộc các sở. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền về đẩy mạnh
công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
3.2.1.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan
Tăng cường sự phối hợp của các đơn vị trong thực hiện công tác
quản lý nhà nước về cây công nghiệp; UBND tỉnh với vai trò là cơ
quan chủ trì thực hiện ban hành quy trình phối hợp giữa Sở
NN&PTNT và các Sở ngành khác; Nâng cao năng lực quản lý của
lãnh đạo các ngành, địa phương, nănglực làm việc của cán bộ chuyên
ngành thuộc Sở NN&PTNT, các sở có liên quan, các phòng ban chức

năng trực thuộc ở cấp huyện; Đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ các
bên trong phối hợp để mang lại hiệu quả cao hơn.
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các cấp từ trung ương
19


đến địa phương để triển khai có hiệu quả chương trình; Xây dựng đội
ngũ cán bộ về cả mặt đạo đức và chuyên môn; Có chính sách hỗ trợ
kinh phí đào tạo cho đội ngũ cán bộ, cán bộ nhằm nâng cao năng lực
quản lý và các lĩnh vực chuyên môn; Hình thành mối liên kết giữa các
cơ sở nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
và nông dân, để nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào
sản xuất và tiêu dùng...; Đẩy mạnh thu hút nhân tài.
3.2.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch và hiệu lực quản lý nhà nước
đối với quy hoạch
3.2.3.1. Xây dựng quy hoạch
Bám sát vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an
ninh quốc phòng; Việc mở rộng diện tích quy hoạch phải đi đôi với
nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ
mới; Việc lập quy hoạch cần được thực hiện một cách khoa học, có
căn cứ, mục tiêu rõ ràng; Kết nối quy hoạch theo ngành, lãnh thổ, các
đề án về bảo vệ rừng và môi trường.
3.2.3.2. Nâng cao hiệu lực công tác quản lý quy hoạch
Xây dựng một bản đồ địa chính cụ thểcung cấp các thông tin về
từng thửa đất và được sử dụng thống nhất giữa các cơ quan quản lý
nhà nước, ngân hàng và các tổ chức khác; Phân cấp quản lý quy hoạch
cho chính quyền địa phương cấp xã, đồng thời quy định rõ trách nhiệm
nếu quy hoạch bị phá vỡ quá nhiều; Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp

ngành, dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh đề thực hiện triển
khai theo quy hoạch đã được duyệt.
3.2.4. Hoàn thiện một số chính sách có liên quan
3.2.4.1. Khoa học - kĩ thuật
Ưu tiên nguồn vốn cho các dự án nghiên cứu và phát triển giống
20


cây trồng có năng suất và chất lượng cao, các chương trình thực hành
sản xuất nông nghiệp như VietGap, chương trình sản xuất đáp ứng tiêu
chuẩn của các tổ chức như UTZ, 4C,..., dự án đầu tư xây dựng Khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đa dạng hóa các hình thức
chuyển giao KH - KT cho các nông hộ.
3.2.4.2. Chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng
Thủy lợi: tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo Đề án
Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030; đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo định
hướng đa mục tiêu; ưu tiên đầu tư, sửa chữa các công trình thủy điện
đầu mối và các công trình thủy lợi nằm trong khu vực quy hoạch; phân
cấp quản lý cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc quản lý và đảm
bảo nguồn nước cho khu vực được giao.
Các cơ sở chế biến: ưu đãi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các dựa án xây
dựng các cơ sở nhà máy ứng dụng CNC, chế biến sâu, nâng cao giá trị
thành phẩm. Gắn kết nhà máy chế biến với vùng quy hoạch để chủ
động nguồn nguyên liệu.
3.2.4.3. Chính sách đất đai
Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Khuyến khích, hỗ trợ
việc tích tụ đất, dồn thửa đổi ruộng ở các địa bàn phù hợp và ở những
khu vực được phê duyệt phát triển vùng chuyên canh; Giao đất dựa
trên khả năng sản xuất của nông hộ; Miễn hoặc giảm phí chuyển

nhượng đất đai giữa các hộ nông dân trong vùng chuyên canh đã được
quy hoạch nhằm khuyến khích các hộ sản xuất không hiệu quả cho
những nông hộ khác thuê lại đất và đảm bảo quỹ đất ổn định để thu hút
đầu tư vào các cụm công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.
3.2.4.4. Chính sách tín dụng
Đề xuất xây dựng và phân bổ nguồn vốn tín dụng riêng cho cây
21


công nghiệp, thường xuyên kiểm tra và theo dõi để có sự điều chỉnh và
bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo phù hợp và thực sự hỗ trợ người dân
và doanh nghiệp; Hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng
đất,tuyên truyền rộng rãi về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với các nông hộ trên địa bàn; Nâng cao khả năng tiếp cận
thông tin về tín dụng nông thôn của người lao động. Hạn chế tối đa các
hình thức tín dụng không lành mạnh, đặc biệt là tín dụng cho vay nặng
lãi; Triển khai cho vay hộ sản xuất qua các tổ chức đoàn thể như Hội
phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,…
3.2.4.5. Công tác khuyến nông
Về tuyên truyền, phổ biến chính sách: đội ngũ khuyến nông cần
nắm rõ tình hình sản xuất trên địa bàn phụ trách, nắm được các chính
sách, định hướng của tỉnh để hỗ trợ các cơ quan chính quyền cơ sở
theo sát được tình hình của địa phương.
Về chuyển giao KH - CN: Nghiên cứu, xây dựng tổ các hình thức
khuyến nông phù hợp với từng đối tượng.
Về nguồn vốn: Ngoài nguồn vốn do chính quyền hỗ trợ, cần thu
hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp
gắn với công tác khuyến nông.
Đội ngũ khuyến nông: chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo
cán bộ khuyến nông; Khuyến khích hình thành các câu lạc bộ khuyến

nông; Xây dựng bộ giáo trình chuẩn dành cho cán bộ khuyến nông;
Quan tâm, điều chỉnh mức thu nhập cho Khuyến nông viên.
3.2.4.6. Xúc tiến thương mại
Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu và tìm kiếm thị trường
riêng cho từng sản phẩm CCN có tiềm năng; Thành lập trung tâm dự
báo giá cả và tình hình thị trường nông sản trên thế giới; Hỗ trợ doanh
nghiệp, hợp tác xã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu hoặc chỉ
22


dẫn địa lý cho các nông sản xuất khẩu có giá trị cao.
3.2.5. Áp dụng bảo hiểm trong nông nghiệp
Đối với những diện tích cây trồng canh tác nằm trong diện quy
hoạch, chính quyền địa phương cần cam kết đầu ra cho người dân với
mức giá đã được thỏa thuận nếu họ đảm bảo tuân theo quy hoạch và
quy trình chăm sóc cây trồng. Trong quá trình sản xuất, nếu năng suất
và sản lượng cây trồng bị ảnh hưởng của thời tiết, chính quyền sẽ có
những nguồn tài chính hỗ trợ để người dân khôi phục sản xuất.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
Giống cây trồng: Tổ chức khảo nghiệm và kiểm nghiệm các loại
giống theo phân cấp của Bộ NN&PTNT; Chứng nhận chất lượng giá
trị giống; Hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ
bản quyền các giống nghiên cứu thành công; Đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về
lĩnh vực giống cây trồng. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh nắm rõ các
quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực kinh doanh, mua bán cây giống.
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Phối hợp các Sở ban ngành nhằm
cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan kiểm tra chuyên
ngành thực hiện việc kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh phân

bón trên toàn tỉnh; Quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm các đơn vị, cá
nhân sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
3.3. Kiến nghị giải pháp thực hiện
Đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch; Xây dựng và
triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; Tranh thủ nguồn vốn
từ ngân sách, vốn ODA, xã hội hóa. Lồng ghép nguồn vốn từ các
chương trình, dự án và đề án đã được phê duyệt; Có kế hoạch và bố trí
kinh phí để đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lực lượng
23


×