Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Thuyết trình môn thị trường tài chính quốc tế định giá và rủi ro cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 148 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
UNIVERSITY OF ECONOCMICS HO CHI MINH CITY
KHOA TÀI CHÍNH

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
THUYẾT TRÌNH

GVHD: PGS.TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO

CHƯƠNG 11: ĐỊNH GIÁ VÀ RỦI RO CỔ PHIẾU
THÀNH VIÊN NHÓM:
01/. Tô Công Nguyên Bảo

03/. Lê Thúy Ngọc

02/. Chu Đức Mạnh

04/. Trần Phương Thảo


BỐ CỤC TRÌNH BÀY
Phần 01: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Phần 02: TỶ SUẤT SINH LỢI YÊU CẦU ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU
Phần 03: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
Phần 04: RỦI RO CỦA CỔ PHIẾU

Phần 05: THÀNH QUẢ CỦA CỔ PHIẾU ĐIỀU CHỈNH THEO RỦI RO
Phần 06: THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

Phần 07: THÀNH QUẢ VÀ GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU NƯỚC NGOÀI



ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi ra quyết định đầu tư cổ phiếu (cổ phiếu này có thể tạo ra
dòng tiền đều hoặc không đều hàng kỳ), ngoài việc đánh giá tính
khả thi của phương án đầu tư thì nhà đầu tư cần phải xác định
giá trị hiện tại của cổ phiếu trên cơ sở các dòng tiền kỳ vọng mà
cổ phiếu đó đem lại trong tương lai.

Các nhà đầu tư thường cân nhắc đầu tư vào những cổ phiếu bị
định giá thấp và bán ra những cổ phiếu được định giá cao (kinh
doanh chệnh lệch giá trên nền tảng sự thay đổi kỳ vọng trong giá
cổ phiếu)


Phần

1

CÁC PHƯƠNG PHÁP

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Trình bày: Tô Công Nguyên Bảo


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Có 2 nhóm phương pháp định giá cổ phiếu:
1.

Phương pháp phân tích cơ bản: Dựa trên đặc điểm tài chính
cơ bản (ví dụ: thu nhập) của doanh nghiệp và các đặc điểm trong


ngành có thể tác động đến giá trị cổ phiếu.
2. Phương pháp phân tích kỹ thuật: Dựa vào xu hướng biến động
giá để xác định giá trị cổ phiếu.
Trong phạm vi thực hiện, tác giả tập trung vào nhóm các phương
pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu.


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Đối với nhóm phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu.

Theo thông lệ quốc tế và tiêu chuẩn định giá Mỹ (2009) có 03 cách
tiếp cận:
(1) Cách tiếp cận tài sản;
(2) Cách tiếp cận thị trường;
(3) Cách tiếp cận thu nhập.
Trong thực tiễn, có rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu (từ đơn
giản đến phức tạp) dựa trên nền tảng của cách tiếp cận trên, việc sử
dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

tương ứng với những giả định kèm theo.


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
TIẾP CẬN DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU

KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Ước tính dòng lợi ích kỳ
vọng ở tương lai


Ước tính tỷ suất chiết
khấu / tỷ suất vốn hóa

Cách tiếp cận thu nhập

Xác định
cách tiếp cận định giá

Cách tiếp cận tài sản

Ước tính
các tham
số tài
chính

Cách tiếp cận thị trường

Ước tính
các bội số tài chính

Lựa chọn nhóm các công
ty tương đồng

Xác định mô hình định giá
& các kỹ thuật tính toán


CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ P/E



NỀN TẢNG CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Nền tảng của nhóm các phương pháp định giá theo cách tiếp
cận từ thị trường là việc giá trị của một cổ phiếu sẽ được xác
định dựa trên cơ sở tham chiếu giá bán hợp lý của những cổ
phiếu thuộc các công ty tương đồng (công ty so sánh) đã
được thực hiện thành công trên thị trường thông qua các

giao dịch đại chúng hoặc các giao dịch riêng lẻ.


QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Bước 01: Phân tích tình hình tài chính của công ty mục tiêu,

qua đó xác định vị thế của công ty
Bước 02: Lựa chọn nhóm các công ty tương đồng

Bước 03: Chuẩn hóa báo cáo tài chính của công ty mục tiêu
và công ty tương đồng

Bước 04: Lựa chọn công ty tương đồng
Bước 05: Ước tính giá trị công ty hoặc giá trị vốn chủ sở hữu

công ty mục tiêu, từ đó xác định giá trị của cổ phiếu


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG


1. Mô hình tính toán

Bội số định giá trong công thức ước tính giá trị của công ty mục tiêu
trên thường có mức giá nằm ở tử số, thước đo về mức giá sẽ khác

nhau tùy thuộc vào mục đích của nhà phân tích.
Cụ thể, mức giá thường được sử dụng hoặc là giá trị thị trường của
vốn cổ phần (MVEq) để định giá cho phần giá trị của vốn chủ sở hữu

hoặc giá trị thị trường của vốn đầu tư (MVIC) để định giá cho phần
giá trị của cả trái chủ, cổ đông ưu đãi, cổ đông thường.


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

1. Mô hình tính toán
Chú ý:
▪ Khi sử dụng mô hình tính toán này, nhà phân tích cần xem

xét sự đồng điệu giữa tử số và mẫu số (tính nhất quán trong
chỉ tiêu đo lường và thời gian).

▪ Các tham số tài chính phải được tính toán dựa trên sự kỳ
vọng hợp lý của nhà phân tích. Do đó, để tạo ra tính đồng
điệu giữa tử số và mẫu số thì các chỉ tiêu trên cũng phải
được tính toán dựa trên giá trị thị trường kỳ vọng ở tương lai.


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG


1. Mô hình tính toán
Chú ý:
▪ Nhà phân tích phải xem xét lựa chọn tỷ số nào là tỷ số thích

hợp với loại hình của công ty mục tiêu. Thông thường, các
nhà phân tích sử dụng mẫu số là thu nhập ròng của vốn chủ
sở hữu (EPS), do đó tỷ số P/E sẽ được sử dụng phổ biến.
Tuy nhiên nếu sử dụng tỷ số này, nhà định giá phải điều
chỉnh thu nhập bất thường ra khỏi thu nhập ròng vì các

khoản thu nhập này sẽ không tiếp tục phát sinh ở tương lai.


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

1. Mô hình tính toán

Để xác định giá trị của mỗi cổ phần, nhà phân tích cần ước
tính tổng giá trị vốn chủ sở hữu và sau đó chia cho số lượng cổ
phiếu thường đang lưu hành, công thức tính tổng giá trị vốn
chủ sở hữu như sau:


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

1. Mô hình tính toán
Chú ý 01: Nếu công ty mục tiêu và công ty tương đồng không
giống nhau hoàn toàn thì đòi hỏi nhà phân tích phải xây dựng


được một hệ số nhằm điều chỉnh bội số của công ty tương
đồng về công ty mục tiêu, bội số này được gọi là bội số điều
chỉnh, khi đó:


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

1. Mô hình tính toán

Chú ý 02: Tùy thuộc vào công ty mục tiêu đã niêm yết hay
chưa niêm yết sẽ dẫn đến sự khác biệt trong mức giá (vấn đề
về thông tin). Đối với công ty đã niêm yết thì nhà phân tích sẽ
sử dụng tham số tài chính ở tử số là giá trị thị trường của cổ
phiếu công ty tương đồng, khi đó mô hình định giá trong trường
hợp này được gọi là mô hình vốn hóa thị trường.
Nhưng nếu công ty mục tiêu chưa niêm yết thì tham số tài
chính ở tử số là giá giao dịch của toàn bộ công ty và lúc này

mô hình được gọi là mô hình thị giá so sánh.


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)
Bội số P/E là một trong những bội số được sử dụng phổ biến nhất,
đồng thời bội số này cũng bị sử dụng sai nhiều nhất. Trên thực tế,
nhà phân tích thường bỏ qua mối quan hệ của bội số này với các chỉ
tiêu tài chính cơ bản của một công ty, từ đó dẫn đến kết quả định giá

của công ty mục tiêu bị sai lệch.
P/E = Giá trị thị trường mỗi cổ phần / Lợi nhuận mỗi cổ phần (EPS).


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)
Benjamin Graham & David L. Dodd đã phân loại bội số P/E thành hai
loại: (i) Bội số P/E hiện tại (P/E trailing); và (ii) Bội số P/E kỳ
vọng (P/E forward hay P/E leading).
Phần tử số chính là giá trị thị trường của cổ phiếu và hoàn toàn có

thể xác định được bởi nhà phân tích. Tuy nhiên, phần mẫu số là thu
nhập ròng của cổ đông thường (EPS) lại bị ảnh hưởng bởi chế độ kế
toán mà doanh nghiệp đang lựa chọn, khi đó EPS có thể được tính

toán theo EPS hiện tại, EPS của 4 quý gần nhất, EPS của kỳ tiếp
theo, EPS pha loãng hoàn toàn.


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)
Theo cách phân loại đã đề cập, bội số P/E sẽ được tính toán như sau:


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)

Cả hai bội số P0/E0 và P0/E1 đều được tính toán dựa trên EPS của
công ty. Do đó, EPS là một trong hai thông số rất quan trọng, nếu EPS
của công ty là một số âm thì bội số này sẽ không có ý nghĩa trong
định giá. Trong trường hợp này nhà phân tích hoặc phải tính toán lại

giá trị EPS bằng cách lấy giá trị trung bình của EPS kỳ vọng trong dài
hạn hoặc điều chỉnh EPS về trạng thái bình thường.


MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CỦA CÁCH TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)

Chú ý: Nhà phân tích có thể sử dụng phương pháp hồi quy để ước
tính bội số P/E (nếu số lượng quan sát đủ lớn, thậm chí có thể lấy cho
cả toàn thị trường), khi đó biến phụ thuộc là bội số P/E và các biến
độc lập là tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ chi trả cổ tức, hệ số beta (đo

lường rủi ro hệ thống), các biến kiểm soát khác, v.v.


VÍ DỤ MINH HỌA
2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)

Ví dụ: Giả sử công ty A có thu nhập kỳ vọng là 3 USD/cổ phần trong
năm tới. Bội số P/E trung bình của các đối thủ cạnh tranh trong
ngành là 15 thì giá cổ phiếu của công ty sẽ là:
Giá mỗi cổ phiếu = [Thu nhập kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu] x [Bội số

PE trung bình ngành) = $3 x 15= $45
Giả định quan trọng: Tốc độ tăng trưởng trong thu nhập của

những năm sau sẽ tương tự với mức tăng trưởng của ngành.


VÍ DỤ MINH HỌA
2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)
Chú ý: Trong định giá cổ phiếu, ngoài bội số P/E thì các nhà phân
tích có thể sử dụng các bội số khác như: Bội số doanh thu (P/S); Bội
số giá trị sổ sách (P/BV); v.v.


NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SAI LỆCH TRONG KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ

2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)
Khi sử dụng mô hình P/E, có 03 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai
lệch kết quả định giá:
(1) Thu nhập kỳ vọng thường được dự báo dựa trên thu nhập của
các năm trước đó, tuy nhiên cách dự báo này không phải lúc nào


cũng chính xác. Tính bất ổn của EPS có thể xảy ra và EPS bị
ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ kế toán mà công ty đang lựa chọn.
Điều này có thể làm cho EPS bị bóp méo so với giá trị thực tế từ
đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả định giá.


NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SAI LỆCH TRONG KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ

2. Bội số P/E & Mô hình định giá P/E

 Bội số lợi nhuận (P/E)
Khi sử dụng mô hình P/E, có 03 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai
lệch kết quả định giá:
(2) Nhà đầu tư không thống nhất về cách ước tính thu nhập cũng
như quan điểm về chuẩn hóa thu nhập (khó có thể phân tách được

các khoản thu nhập nào là thường xuyên và khoản thu nhập nào là
bất thường của công ty);
(3) Nhà đầu tư không thống nhất trong việc lựa chọn các công ty
tương đồng trong ngành hoặc nhóm các công ty đại diện cho ngành.


×