Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/-------------

BỘ NỘI VỤ
------/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN QUỐC DŨNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/-------------

BỘ NỘI VỤ
------/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN QUỐC DŨNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT


TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG SỸ KIM

ĐẮK LẮK – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi để hoàn thành
luận văn.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí và các trang Web được thể hiện trong danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng thành kính và biết ơn, tôi xin bày tỏ tình cảm sâu sắc tới quý
thầy, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy cho tôi trong suốt khóa học tại Học
viện Hành chính Quốc gia - Phân viện Khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt, xin gửi lời

tri ân đến thầy: TS. Hoàng Sỹ Kim, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Để hoàn thành Luận văn, xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, quý cơ
quan đã giúp đỡ, đặc biệt là các sở ban ngành có liên quan trong công tác quản lý
hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật đã cung cấp, hỗ trợ tài liệu để hoàn
thành Luận văn.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã lo toan, bạn bè thân hữu đã
giúp đỡ, động viên, khích lệ trong quá trình học tập để đạt được kết quả như hôm
nay.
Xin chân thành cảm ơn./.
Đăk Lăk, ngày 15 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Dũng

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ....................................................................... v
Danh mục bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ.........................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ................................................................................................... viii
Danh mục hộp ............................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tiń h cấ p thiế t của đề tài luận văn .......................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ...........................................2
3. Mu ̣c đić h và nhiê ̣m vu ̣ của luận văn ...................................................................3
4. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu của luận văn .................................................4
5. Phương pháp luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................4
6. Những đóng góp mới của luận văn .....................................................................5
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..........................................................5
8. Kế t cấ u của luận văn ...........................................................................................6
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ....................................................7
1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV .....................................7
1.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV .................... 10
1.3. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc
BVTV tại các địa phương ...................................................................................... 26
Tiểu tiết chương 1 ................................................................................................... 32
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.33
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk ..................................... 33
iii


2.2. Khái quát về tình hình kinh doanh thuốc BVTV tỉnh Đắk Lắk ............ 39
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ..................................................................................... 47
2.4. Kết quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV tại
Đắk Lắk ................................................................................................................... 76
Tiểu tiết chương 2 ................................................................................................... 88
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC BVTV TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK........................................................................................... 89
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường QLNN về hoạt động

kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk ............................................................ 89
3.2. Giải pháp tăng cường QLNN về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV ở
tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................................... 91
3.3. Kiến nghị về tăng cường QLNN về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
ở tỉnh Đắk Lắk ...................................................................................................... 105
Tiểu tiết chương 3 ................................................................................................. 108
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………...111
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………..115

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP:
ATVSTP:
ASEAN:
BVTV:
BV&KDTV:
DTTN:
FAO:
ISO:

An toàn thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bảo vệ thực vật
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Diện tích tự nhiên
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Là việc quản lý theo hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất đã được tiêu
chuẩn hóa.

KT - XH:
NN&PTNT:

Kinh tế - Xã hội
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QLNN:

Quản lý nhà nước

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT&BVTV:
UBND:
WTO:
XHCN:

Trồng trọt và bảo vệ thực vật
Ủy ban nhân dân.
Tổ chức Thương mại thế giới.
Xã hội Chủ nghĩa.

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Nội dung thanh tra, kiểm tra thuốc BVTV ................................................ 25

Bảng 2.1.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành tỉnh Đắk Lắk ...... 37

Bảng 2.2.

Tình hình đăng ký thuốc BVTV tại Việt Nam giai đoạn 2012–2016 ... 40

Bảng 2.3.

Chi nhánh, công ty cung ứng thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk...................... 43

Bảng 2.4.

Một số công ty thuốc BVTV nhỏ cung ứng ở tỉnh Đắk Lắk ..................... 44

Bảng 2.5.

Số lượng cửa hàng buôn bán thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk ...................... 44

Bảng 2.6.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về thị
trường thuốc bảo vệ thực vật của Trung ương tính đến năm 2015 ........... 49


Bảng 2.7.

Tình hình quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV năm 2016 ............ 58

Bảng 2.8.

Chủng loại hàng hóa kinh doanh của cơ sở kinh doanh thuốc BVTV ...... 64

Bảng 2.9.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho chủ cơ sở kinh doanh thuốc
BVTV giai đoạn 2012 - 2016 .................................................................... 66

Bảng 2.10. Công tác tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác BVTV năm
2015 – 2016 ............................................................................................... 68
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT giai đoạn 2012 2016 ........................................................................................................... 72
Bảng 2.12. Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giai đoạn 2012 2016 của Chi cục TT&BVTV Đắk Lắk .................................................... 73
Bảng 2.13. Kết quả phân tích kiểm định thuốc BVTV giai đoạn 2012 - 2016............ 75

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý Nhà nước về thuốc BVTV ................................................. 22
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hoạt động thực thi quản lý Nhà nước về thuốc BVTV ................... 23
Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Đắk Lắk ............................. 46
Sơ đồ 2.2. Cấu trúc thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Đắk Lắk ........................ 47
Sơ đồ 2.3. Bộ máy QLNN về thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Đắk Lắk ......................... 53
Sơ đồ 2.4. Nhiệm vụ QLNN về thuốc BVTV của Chi cục TT&BVTV Đắk Lắk ...... 55


vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ cơ sở kinh doanh có nơi lưu chứa thuốc ............................................................ 60
Biểu đồ 2.2. Trình độ của chủ cơ sở kinh doanh thuốc BVTV ........................................................ 61
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ cơ sở kinh doanh thuốc BVTV ghi nhật ký bán hàng ........................................ 61
Biểu đồ 2.4. Việc niêm yết giá bán thuốc BVTV của cơ sở kinh doanh ......................................... 65

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1. Phát hiện sâu bệnh muộn, người dân phải sử dụng thuốc nhiều lần ........... 42

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấ p thiế t của đề tài luận văn
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn
gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những
sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
Thuốc BVTV là một trong những nhân tố quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, góp phần làm ổn định và nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia. Sử dụng thuốc BVTV là một trong những giải pháp hữu hiệu
trong nông nghiệp nhằm phòng chống dịch hại, bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, thuốc
BVTV chỉ có tác dụng tích cực khi được sử dụng đúng kỹ thuật, nếu sử dụng thuốc

BVTV kém chất lượng, thuốc cấm sử dụng, sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật...
sẽ gây tác hại trong quá trình sử dụng, thiệt hại mùa màng, tác động xấu đến môi
trường, môi sinh và sức khỏe cộng đồng. Mặc dù thuốc BVTV là một nhân tố dễ
tác động xấu, nhưng trong sản xuất nông nghiệp không thể không sử dụng thuốc
BVTV. Vì vậy thuốc BVTV vẫn được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Ngành nghề kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện, khác biệt với các ngành nghề kinh doanh khác. Do đó, việc quản lý hoạt
động kinh doanh thuốc BVTV là một trong những nội dung quan trọng. Khi quản
lý tốt hoạt động kinh doanh thuốc BVTV sẽ ngăn chặn, phòng chống dịch hại kịp
thời, hiệu quả sẽ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh bền vững và
giảm thiểu nguy cơ độc hại cho con người, bảo vệ môi trường và tạo ra các sản
phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều
thách thức của cơ chế thị trường, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
thì công tác quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đã bộc lộ nhiều tồn
tại bất cập, chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của thị trường. Số lượng cửa hàng,
đại lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV lớn, lại nằm rải rác ở khắp các huyện, xã,
1


thôn, buôn... Lực lượng quản lý chuyên ngành lại mỏng, phương tiện, kinh phí hoạt
động hạn chế gây ảnh hưởng đến công tác hoạt động quản lý chuyên ngành…
Đắk Lắk là một tỉnh có thế ma ̣nh về sản xuấ t các mă ̣t hàng nông sản có giá tri ̣
kinh tế cao, chiế m tỷ tro ̣ng lớn của cả nước để xuấ t khẩ u và tiêu dùng như: Cà phê,
Ca cao, ha ̣t điề u, hồ tiêu và các nông sản khác. Tuy nhiên, trong những năm gầ n đây
do cha ̣y theo lơ ̣i nhuâ ̣n cùng với nhâ ̣n thức yế u kém của người dân nên viê ̣c la ̣m
du ̣ng thuố c BVTV trong sản xuấ t đã đế n mức báo đô ̣ng, làm ô nhiễm môi trường
số ng, gây hoang mang trong quá trình tiêu dùng, đã và đang làm ảnh hưởng đế n sức
khỏe cô ̣ng đồ ng, làm giảm uy tín về chất lượng nông sản khi xuất khẩu ra thị trường

quốc tế...
Để kiện toàn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm góp phần nâng cao chất lượng nông
sản trong sản xuất nông nghiệp, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”
cho nội dung Luận văn cao học quản lý công có ý nghĩa thiết thực về lý luận và
thực tiễn, nhằm hạn chế những tồn tại nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh, buôn bán thuốc BVTV, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk, hạn chế tác động xấu của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường, sức
khỏe cộng đồng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở nước ta, từ năm 2012 đế n nay có nhiề u nghiên cứu liên quan đế n vấ n đề
thuốc BVTV như:
- Luận văn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (năm 2015) “Quản lý nhà
nước về thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang”
với nội dung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh, sử dụng thuốc
BVTV ở TP. Bắc Giang và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về việc kinh doanh thuốc BVTV [12].
- Luận văn nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhật Linh (năm 2015) về “Quản lý
nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Lý Nhân,
2


Tỉnh Hà Nam” với nội dung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh
thuốc BVTV ở huyện Lý Nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về việc kinh doanh thuốc BVTV [16].
- Đề án nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Lan, Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn
Thanh Phong (năm 2014) “Quản lý nhà nước về sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của

hộ nông dân ở tỉnh Thái Bình” với nội dung đánh giá thực trạng tình hình sử dụng
thuốc BVTV của hộ nông dân tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra những khuyến cáo và đề
xuất giải pháp thực hiện [19].
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Quang Trung (năm 2012) về “Nghiên
cứu tăng cường quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk” với nội dung điều tra, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh
doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007 - 2011 và đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về việc kinh doanh thuốc BVTV [21].
- Chuyên đề nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu khoa học - Viện nghiên
cứu lập pháp (năm 2013) “Một số vấn đề về Bảo vệ, Kiểm dịch thực vật” với nội
dung đánh giá thực trạng vấn đề quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam và kiến nghị
nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thuốc BVTV [23].
Mặc dù các Khóa luận, Luận văn, Đề án nghiên cứu có nhiề u nô ̣i dung liên
quan như: phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV của
người dân và đưa ra những định hướng, đề xuất những giải pháp để đảm bảo về vấn
đề kinh doanh thuốc đúng theo quy định... qua đó đảm bảo được ATVSTP, nhưng
chỉ mang tiń h nghiên cứu chung, chưa có Đề tài nghiên cứu chuyên sâu quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV cu ̣ thể ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 2016 để đề ra giải pháp quản lý hiê ̣u quả hơn nữa, phù hợp với nền kinh tế thị
trường hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói
riêng. Như vâ ̣y, đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là hế t sức cầ n thiế t đối với giai
đoạn hiện nay.
3. Mu ̣c đích và nhiêm
̣ vu ̣ của luận văn
3


- Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức về quản lý của nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh thuốc BVTV, phân tích thực trạng các hoạt động quản lý nhà nước về

kinh doanh thuốc BVTV tại tỉnh Đắk Lắk, tìm ra nguyên nhân những hạn chế của
hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiê ̣u quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV ở
tỉnh Đắk Lắk.
- Nhiê ̣m vụ
Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đích nghiên cứu, luâ ̣n văn có nhiê ̣m vu ̣ là:
+ Hệ thống hoá kiến thức về hoạt động quản lý kinh doanh thuốc BVTV.
+ Phân tić h thực tra ̣ng hoạt động quản lý kinh doanh thuốc BVTV tại điạ bàn
tỉnh Đắk Lắk để tìm ra nguyên nhân những hạn chế.
+ Đưa ra giải pháp nhằ m khắc phục những hạn chế, hoàn thiện quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk.
4. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu của luận văn
- Đố i tượng nghiên cứu
Đố i tươ ̣ng nghiên cứu của Luâ ̣n văn là các hoa ̣t đô ̣ng quản lý của Nhà nước
về kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Pha ̣m vi nghiên cứu
+ Nội dung nghiên cứu: Với yêu cầu của đề tài và thời gian thực hiện đề tài
có hạn, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước hoạt động
kinh doanh thuốc BVTV tại địa bàn Đắk Lắk, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV để phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
+ Không gian nghiên cứu: được thực hiện tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
+ Thời gian nghiên cứu: là 05 năm. (Số liệu tập trung nghiên cứu từ năm
2012 đến hết năm 2016).
5. Phương pháp luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận
4


Luâ ̣n văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luâ ̣n của Chủ nghiã MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điể m, chính sách của Đảng, Nhà nước

ta trong hoạt động quản lý kinh doanh thuốc BVTV.
- Phương pháp nghiên cứu
Luâ ̣n văn sử du ̣ng mô ̣t số phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa ho ̣c quản
lý hành chính nhà nước như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu;
+ Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu, kết quả nghiên cứu;
+ Phương pháp thống kê, phân tích kết quả nghiên cứu;
+ Phương pháp lập bảng, biểu.
+ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Tổng quan được những nội dung cơ bản các hoạt động quản lý nhà nước về
kinh doanh thuốc BVTV ở cấp tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động quản lý nhà nước về kinh
doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk 5 năm gần nhất (2012 - 2016).
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước
về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Về mă ̣t lý luận
Kế t quả nghiên cứu sẽ bổ sung những luâ ̣n cứ khoa ho ̣c, những giải pháp
mới, góp phầ n trong viê ̣c hoàn thiê ̣n cơ chế quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc
BVTV trên điạ bàn tin̉ h Đắk Lắk.
7.2. Về mă ̣t thực tiễn
Luận văn được dùng làm tài liệu tham khảo cho Cục Bảo vệ thực vật, lãnh
đạo tỉnh Đắk Lắk; Sở NN&PTNT, Chi cục Trồng trọt và BVTV, các trạm Trồng
trọt và BVTV cấp huyện và tương đương trên địa bàn tỉnh trong việc quản lý các
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV.
5



Luận văn đề xuất các giải pháp thực thi góp phần nâng cao công tác quản lý
nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay; có thể
làm cơ sở tham khảo cho công tác quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác trong toàn quốc.
Luận văn giúp tác giả và các đồng nghiệp đang công tác tại Chi cục Trồng
trọt và BVTV, các trạm Trồng trọt và BVTV cấp huyện, thị xã, thành phố nâng cao
hơn nữa trong công tác tham mưu và quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV.
8. Kế t cấ u của luận văn
Ngoài phầ n mở đầ u, phầ n kế t luâ ̣n, phu ̣ lu ̣c và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo,
Đề tài đươ ̣c kế t cấ u thành ba chương gồm:
- Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật.
- Chương 2: Thực tra ̣ng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc
Bảo vệ thực vật trên điạ bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về
hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật trên điạ bàn tin̉ h Đắk Lắk.

6


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
1.1.1.1. Khái niệm thuốc Bảo vệ thực vật
Theo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11
năm 2013 đưa ra khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật: “Thuốc hóa học bảo vệ thực
vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng

ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực
vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an
toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc” [24].
Điều 48 Luật BV&KDTV năm 2013 cũng quy định “Thuốc hóa học bảo vệ
thực vật là hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và phải được
quản lý theo danh mục. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và danh mục
thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam. Nhà nước thống nhất quản lý tất cả các khâu
từ đăng ký hoạt chất, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, dự trữ, vận chuyển,
buôn bán và sử dụng thuốc hóa học BVTV theo quy định của pháp luật”.
Đặc điểm của thuốc bảo vệ thực vật
+ Độc với cơ thể sinh vật: tác động đến hệ thần kinh làm sinh vật bị tê liệt
và dẫn tới tử vong.
+ Tồn dư lâu dài trong đất, nước qua chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể
người gây nhiều rối loạn và phát triển thành bệnh như ung thư, viêm loét ngoài
da.
Thuốc BVTV được phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo yêu cầu
nghiên cứu và sử dụng: (i) Dựa vào đối tượng phòng chống: thuốc trừ sâu, thuốc trừ
bệnh, thuốc trừ cỏ dại, thuốc trừ chuột, thuốc trừ tuyến trùng; (ii) Dựa theo con
đường xâm nhập (tác động của thuốc) đến dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thẩm
7


thấu và nội hấp; (iii) Dựa vào nguồn gốc hóa học: thuốc BVTV có nguồn gốc thảo
mộc, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, thuốc BVTV có nguồn gốc vô cơ, hữu
cơ; (iv) Dựa vào dạng thuốc: thuốc bột, thuốc nước, thuốc hạt... hay dựa theo
phương pháp sử dụng: phun lên cây, xử lý giống...
Các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loài dịch hại nhất định, chỉ
phát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai, cây
trồng, canh tác....

1.1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lời [25].
Vậy hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là việc thực hiện liên tục tất cả các
hoạt động trong các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến cung ứng và tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường mà ở đây là thuốc BVTV nhằm mục đích sinh lời cho
người hoạt động kinh doanh thuốc BVTV.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
Kinh doanh thuốc BVTV là những hoạt động mua và bán bao gồm bán
buôn, bán lẻ và trao đổi hàng hoá để lấy thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường
Việt Nam [8].
Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh các loại thuốc thành phẩm có
trong Danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam [24].
Kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Thuốc Bảo vệ thực vật là một mặt hàng kinh doanh đặc thù không giống như các
loại hàng hóa khác trên thị trường. Đây là một mặt hàng yêu cầu các điều kiện
kinh doanh khắt khe hơn rất nhiều so với các loại hàng hóa thông thường khác
trên thị trường. Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hóa không khuyến khích dùng
nhiều mà sẽ hướng đến: dùng đúng, dùng đủ, đảm bảo chất lượng, an toàn cho
người và các sản phẩm nông nghiệp. Vì nếu trong sản xuất nông nghiệp dùng
nhiều, dùng thừa, dùng quá liều lượng và không đảm bảo thời gian cách ly thì sẽ
8


ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản
phẩm nông nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật và người tiêu dùng các hàng hóa nông sản còn tồn dư thuốc bảo vệ thực
vật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều

kiện sau: Có chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV; Có cửa hàng bán
thuốc và kho chứa thuốc đúng quy định; Có trang thiết bị cần thiết bảo đảm an
toàn cho người, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ theo quy định của
pháp luật [24].
+ Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho
người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định. Địa điểm cửa hàng buôn bán
thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện;
khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước…) tối thiểu
20m.
+ Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý
thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố.
Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ:
- Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu
20 m;
- Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu
20 cm.
Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn:
- Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong
sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển [9].
+ Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật
phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt,
sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ

9


thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành BV&KDTV thuộc Sở
NN&PTNT cấp.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV: sau khi đáp ứng

đầy đủ các điều kiện trên, cơ sở kinh doanh thuốc BVTV hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV nộp cho cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành BV&KDTV thuộc Sở NN&PTNT sẽ tiếp hành thẩm định hồ sơ
và cấp giấy chứng nhận [24].
Thuốc Bảo vệ thực vật là đầu vào cần thiết trong nông nghiệp và được
kinh doanh bởi các công ty nhập khẩu, sản xuất, sang chai đóng gói đến các đại
lý, cửa hàng bán lẻ. Địa bàn phân bố các cửa hàng bán lẻ chủ yếu ở các vùng
nông thôn, phân tán rải rác, tạo ra sự khó khăn trong quản lý Nhà nước. Các cửa
hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhỏ lẻ chủ yếu nằm sâu trong khu vực
dân cư, người kinh doanh nhỏ lẻ ít có trình độ và hiểu biết về thuốc bảo vệ thực
vật. Cùng với đó là các cửa hàng này kinh doanh xen lẫn với các khu vực dân cư
sinh sống nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý đặc biệt là làm cho nguồn
lực, kinh phí cho quản lý tăng cao.
Trên thị trường có rất nhiều nguồn cung ứng thuốc BVTV, do đó quản lý
các loại thuốc, nhất là các loại thuốc từ Trung Quốc đòi hỏi nhà quản lý phải
phân định chất lượng, chủng loại thuốc được cấp phép và không được cấp phép
buôn bán, sử dụng ở Việt Nam [14].
1.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo Nguyễn Hữu Hải [13], “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp
luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
Trần Thị Ngọc Lan [18] cho rằng, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội
10


mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các

quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối
quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước.
So với hoạt động quản lý của các chủ thể khác trong xã hội, thì quản lý nhà
nước có những điểm khác biệt sau đây:
- Mục tiêu quản lý nhà nước là đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững
của quốc gia về xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng....
- Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà
nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp theo luật định.
- Đối tượng của quản lý nhà nước là tất cả các tổ chức, cá nhân sinh sống và
làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã
hội được khai thác để cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu xã hội.
- Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính
trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, ngoại giao... nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp
pháp của nhân dân.
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, pháp luật là phương tiện,
công cụ chủ yếu để quản lý của nhà nước, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của
xã hội [15].
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật nhà nước để điều
chỉnh hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ
quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con
người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [31].
1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ
thực vật:
Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là thực hiện vai
trò giám sát của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuốc BVTV.
Trước hết là đảm bảo những cơ quan, cá nhân, tổ chức về kinh doanh thuốc BVTV
11



phải thực hiện theo đúng quy định, pháp luật của Nhà nước; người sử dụng thuốc
BVTV được sử dụng đúng về mặt chất lượng, đảm bảo được an toàn cho con người
từ người kinh doanh đến người sử dụng và môi trường xung quanh; giảm thiểu được
dư lượng thuốc BVTV và các nguy cơ rủi ro cho con người và môi trường. Thực
hiện quản lý Nhà nước là thực hiện những chức năng của các cơ quan công quyền
trong QLNN về lĩnh vực thuốc BVTV để đảm bảo cho các tổ chức hoạt động sản
xuất, kinh doanh vừa có hiệu quả, vừa đúng hướng, vừa đúng pháp luật, vừa đảm
bảo lợi ích cho con người, cho tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, quá trình quản lý Nhà
nước là quá trình tạo điều kiện để cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình
sản xuất, kinh doanh, và sử dụng thuốc BVTV và đồng thời xử lý các vấn đề trước,
trong và sau khi sử dụng thuốc BVTV [4].
1.2.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ
thực vật
Thuốc BVTV là đầu vào rất cần cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là
trong trồng trọt nhưng nó lại là con dao hai lưỡi vì nếu sử dụng đúng, hợp lý, tốt
thì có tác dụng khống chế được dịch bệnh, tăng được năng suất và chất lượng;
còn nếu không đúng mức thì nó phản lại tác dụng cho người sử dụng thuốc; thứ
hai là các tàn dư của hóa chất nằm trong sản phẩm gây độc hại, không an toàn về
mặt sức khỏe, thứ ba là làm ô nhiễm môi trường, suy giảm các loài sinh thái,
nhiễm độc...
Vì vậy, để quản lý phải khống chế được mặt bất lợi, phát huy mặt tích cực
do đó hệ thống luật pháp sinh ra phải có cơ quan thực hiện nó. Giúp cho người
kinh doanh đảm bảo được kinh doanh đúng, giúp người sử dụng có được thuốc
đúng. Cuối cùng, đảm bảo cho môi trường và nền nông nghiệp phát triển bền
vững. Do vậy vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
được thể hiện dưới một số góc độ sau:
Thứ nhất, do xuất phát của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật không thể tự mình giải quyết được
hết các mâu thuẫn phát sinh cho nên cần có sự quản lý của nhà nước giúp cho

12


các doanh nghiệp này định hướng đúng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
mình. Nhà nước có vai trò định hướng, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các tình
trạng như đầu cơ tích trữ thuốc làm nhiễu loạn thị trường và ngăn chặn tình trạng
độc quyền trong sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật.
Thứ hai, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến các kiến
thức kỹ năng cơ bản đối với cả người bán và người sử dụng thuốc. Đặc biệt là
những người tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật là bà con nông dân,
những người không có nhiều kiến thức và kỹ thuật trong việc sử dụng. Sự quản
lý của nhà nước giúp hạn chế được những tác động xấu của thuốc bảo vệ thực
vật tới sức khỏe của con người và môi trường xung quanh.
Thứ ba, các văn bản chính sách của nhà nước về sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật giúp cho việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện được dễ dàng và
phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong quá trình thực hiện,
tránh được tình trạng đổ lỗi cho nhau trong quá trình thực hiện.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hoạt động kinh
doanh thuốc Bảo vệ thực vật
1.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật
Hệ thống các văn bản pháp luật: Có tính chất định hướng đối với hoạt
động kinh doanh thuốc BVTV, vì thế khi mà hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ
và có tính áp dụng thực tiễn cao sẽ là điểm mấu chốt nâng cao hiệu quả công tác
quản lý.
Chính sách của nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật là các văn bản mang
tính pháp quy thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà nước về vấn đề thuốc bảo vệ
thực vật và thông qua đó để điều hành, quản lý các vấn đề liên quan đến thuốc
bảo vệ thực vật.
Các chính sách của nhà nước mang tính định hướng giúp quá trình thực
hiện các vấn đề liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật được tốt hơn và nó được coi

như định hướng giúp các hoạt động về thuốc bảo vệ thực vật đi theo mục tiêu đã
được vạch sẵn; đưa ra các biện pháp xử lý giải quyết các vấn đề liên quan.
13


Các chính sách của nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật liên quan đến các
nội dung sau: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép dùng và không được
phép dùng ở Việt Nam. Chức năng, vai trò của các tổ chức trong việc thực hiện
các chính sách của nhà nước.
Trong các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vai trò
và trách nhiệm của các cơ quan tại địa phương. Mỗi địa phương đều có đặc thù
riêng vì vậy trong công tác chỉ đạo quản lý ngoài việc tuân thủ theo các quy định
của Nhà nước thì các cơ quan quản lý cũng nên xem xét thực tế địa phương để
đưa ra được những văn bản chỉ đạo sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội
và văn hoá của địa phương ấy.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ quản lý chung; Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có
nhiệm vụ quản lý chuyên môn và quản lý trực tiếp về việc kinh doanh, sử dụng
thuốc BVTV tại địa phương. Các cơ quan quản lý trực tiếp có nhiệm vụ phối hợp
với các cơ quan khác như công an, môi trường, quản lý thị trường, UBND xã,
các đoàn thể,. để phối hợp thành tổ kiểm tra liên ngành để kiếm tra các cơ sở
kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Thành phần của ban kiểm tra liên
ngành thường do UBND tỉnh hoặc giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì quyết định. Ở cấp địa phương thì do UBND huyện quyết định thành
lập. Quy định, quy chế hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành này càng được
quy định rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các cơ quan thì hiệu quả
đạt được rất lớn còn nếu hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành còn rời rạc,
qua loa thì hoạt động quản lý kinh doanh thuốc BVTV chưa đạt được hiệu quả.
Nhà nước quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, các mức xử
phạt này đánh trực tiếp vào lợi ích của khách thể quản lý, khi mức xử phạt cao

người bị phạt sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước,
công việc của các cơ quan quản lý sẽ giảm xuống, hiệu quả quản lý sẽ tăng lên.
Đối với quản lý thuốc BVTV các hình thức xử phạt có thể là nhắc nhở, phạt
hành chính, thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ kinh doanh, tịch thu thuốc
14


×