Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

lý luận văn học khảo sát và đánh giá tình hình về sự xuất hiện của thể loại kí trên báo mạng (tần số, phạm vi đề tài, tương quan với các thể loại khác)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.22 KB, 12 trang )

Kiểm tra môn
Lý luận Văn học
Khảo sát và đánh giá tình hình về sự xuất hiện của thể loại kí trên báo
mạng (tần số, phạm vi đề tài, tương quan với các thể loại khác)
Bài làm
1. Các thể loại kí báo chí
Căn cứ vào phương thức thể hiện và chất liệu kết cấu, có thể chia Kí báo chí
thành 3 loại: kí tự sự, kí trữ tình, kí chính luận.
Căn cứ vào bút pháp và đối tượng phản ánh, có thể chia kí thành các loại:
phóng sự, kí sự, tùy bút, hồi kí, truyện kí, nhật kí, du kí, bút kí chính luận, tản văn.
2. Đánh giá thể loại kí trên Báo mạng điện tử
Trong bài viết dưới đây, sẽ khảo sát để đánh giá thể loại kí: phóng sự, kí sự,
tùy bút, hồi kí, truyện kí, nhật kí, du kí, bút kí chính luận, tản văn.
Khảo sát Tít báo mạng điện tử Vietnamnet ngày 9/11/2012:


Một phụ nữ Thái Lan xách 6kg ma túy vào VN



Nữ quái cầm đầu đường dây ma túy nhận án chung thân



Thủ đoạn lừa đảo mới: tráo xe tại bãi giữ xe



Đua xe trái phép có thể bị phạt tới 30 triệu




Phát hiện 2 hổ con trên xe khách



Xót xa bé lớp 3 bị 'hại đời' trong trường học



Đổ máu với... trộm chó



Tăng thu phí ô tô ở 9 tuyến đường trung tâm



Thua lỗ, đại gia ào ào đi điều trị tâm thần



Sơn nữ sập bẫy tình và đứa trẻ mang tên thù hận



Thời sự trong ngày: Họp khẩn vụ bắt hổ nuôi





Ôtô tông 3 xe máy rồi lao xuống hồ Xuân Hương



Rơi từ tầng 19, một người nước ngoài chết thảm



Bắt vali toàn sừng tê giác vận chuyển qua máy bay



Ngăn làn ô tô để ‘cứu’ đại lộ nghìn tỷ



Thời sự trong ngày: Tên trộm kỳ lạ nhất VN



Ung thư cạnh mỏ sắt: Hàm lượng sắt vượt mức



Nữ quái cầm đầu đường dây ma túy xuyên quốc gia



Khó tin: Gửi thư báo trước khi đến ăn trộm




Loằng ngoằng dự án bãi đỗ xe trong công viên



Nổ súng trấn áp nhóm thanh niên vây đánh công an



Phát hiện hộ dân nuôi nhốt hổ ở Nghệ An



Sự thật gã Việt kiều dỏm bịa bị u não để lừa tiền



Giăng “bẫy tình” trong khách sạn



Xây ga xe buýt nghìn tỷ, hiện đại nhất phía Nam



Kiểm định thép ở dự án 700 tỷ hoen gỉ




Đi săn, bị kim loại xuyên thủng hộp sọ



Đại học Việt bàn cách cứu mình



Thầy cô khốn khổ băng rừng đi nhận lương tháng qua ATM



Sai sót, địa phương phải chịu trách nhiệm



Bà mẹ vĩ đại nuôi 5 con của bạn quá cố



Lương 2.000 USD giáo viên sẽ vượt chuẩn châu Âu



Dịch vụ 'ngủ ôm không sex' của nữ sinh đắt khách



Doanh nghiệp ngoại coi nhân lực Việt là lực cản




Lương thấp, giáo viên giỏi sẽ bỏ nghề




Bộ Giáo dục không tiếp khách ngày 20-11



140 tân sinh viên nhận học bổng Kumho Asiana



Hà Nội muốn bỏ tiếng Anh liên kết



'Mẹ thực sự muốn con thủ đoạn?'



Nền tảng văn hoá không theo kịp sự nổi tiếng



Hoa hậu, Á hậu bàn chuyện "tút tát nhan sắc"




Bí ẩn dưới ngôi đền Angkor Wat huyền thoại



Hoàng Anh và các Hoa hậu gợi cảm với bikini



"Cuộc đời của Pi" không được quay ở Hollywood



Các ngôi sao chúc mừng Obama tái đắc cử



Điều ít biết về cuộc tình Jennifer Phạm - Đức Hải



Chuyện chưa biết ở phòng đo hoa hậu



Làm phim lịch sử kiểu đại gia ném tiền



Sao Việt gây sốc với nụ hôn cùng giới




Ảnh thời "tiền sử" của Jennifer Phạm



Dành riêng cho fan "Chạng vạng" tại Việt Nam



8 sao Việt dở dang đường học vấn



Bật mí giá bơm mũi, gọt cằm của giới nghệ sĩ



Hoàng Anh gây chú ý ở cuộc thi Hoa hậu Trái đất

2.1 Tần số
Tần số xuất hiện của các thể loại kí ít. Trong 1 ngày đăng bài của báo
Vietnamnet, với tổng 100 bài viết, thì thể loại kí chỉ chiếm 5- 10 bài, chiếm đa số là
phóng sự.


Còn các tờ báo nhỏ khác, thì kí xuất hiện ít hơn nhiều, các thể loại kí trên
báo mạng cũng không đa dạng, mà chủ yếu là phóng sự, kí chân dung.
Ví dụ một bài hồi kí

Tuyến đường vận tải quân sự độc đáo, sáng tạo
QĐND - Thứ Bẩy, 10/09/2011, 19:6 (GMT+7)
QĐND - Để đưa cách mạng miền Nam chuyển sang bước phát triển mới,
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) xác định: Con
đường giải phóng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng; miền Nam cần phải
nhận được sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc, miền Nam phải có nhiều vũ
khí để đánh giặc. Tháng 5-1959, Bộ Chính trị giao Bộ Quốc phòng tổ chức “Đoàn
công tác quân sự đặc biệt”, mang phiên hiệu Đoàn 559, mở đường Trường Sơn, chi
viện chiến trường miền Nam. Tiếp đó, Bộ Chính trị quyết định mở tuyến chi viện
chiến lược bằng đường biển vào Nam Bộ, không chờ tuyến vận chuyển đường bộ
dọc theo dãy Trường Sơn hoàn thành.
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, tháng 7-1959, Tổng Quân ủy (từ năm
1961 là Quân ủy Trung ương) quyết định tổ chức đường vận chuyển chiến lược
trên biển và thành lập Tiểu đoàn 603 dưới danh nghĩa “Tập đoàn đánh cá sông
Gianh”. Tiếp đó, ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759
(năm 1964 đổi tên là Đoàn 125) thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chiến lược bằng
đường biển chi viện chiến trường miền Nam.
Tháng 8-1962, Quân ủy Trung ương ra nghị quyết về mở đường vận chuyển chiến lược trên biển,
hướng đột phá là các tỉnh Nam Bộ, tiếp đó phát triển ra Khu 6, Khu 5. Đây là quyết định hoàn toàn đúng
đắn, sáng suốt và quyết tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Từ đây, con đường vận chuyển
chiến lược sáng tạo và độc đáo như một huyền thoại trên Biển Đông mang tên Đường Hồ Chí Minh trên
biển hình thành.


Tàu của Đoàn 125 nhận hàng từ bến Đá Bạc
(Thủy Nguyên, Hải Phòng) để vận chuyển, chi viện
chiến trường miền Nam. Ảnh tư liệu.
Quá trình vận chuyển theo Đường Hồ Chí Minh trên biển, từ khảo sát nắm
tình hình, tổ chức những chuyến đi thử nghiệm, trinh sát, đến việc xác định phương
thức, phương tiện vận chuyển đã khó; việc tiếp tục sử dụng những con tàu không

số bí mật theo con đường này càng khó khăn hơn, bởi trên biển không có vật che
khuất như Đường Hồ Chí Minh trên bộ; địch tăng cường bao vây, phong tỏa, kiểm
soát nghiêm ngặt và số tàu vận chuyển của ta cũng ngày một nhiều hơn so với lúc
đầu. Vì thế, sau sự kiện Vũng Rô (tháng 2-1965), yếu tố bí mật, bất ngờ không còn,
địch nắm được ý đồ của ta. Sau khi nghe báo cáo về tàu vào Vũng Rô bị lộ, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
chỉ thị: Phải ngừng ngay việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam, tổ chức
rút kinh nghiệm và nghiên cứu hướng vận chuyển theo phương thức mới phù hợp.
Từ đây, Quân chủng Hải quân chuyển sang giai đoạn vận chuyển mới: Địch
đã phát hiện ra tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển của ta, còn ta bước sang giai
đoạn hết sức khó khăn, gian khổ phải đối mặt quyết liệt với các tình huống địch
phong tỏa. Sau khi nghiên cứu tình hình địch, quân chủng nhận định: Mặc dù vùng
ven biển miền Nam, địch dùng ra-đa, tàu thuyền, máy bay kiểm soát chặt chẽ, song


ở vùng ngoài khơi xa, chúng vẫn có lúc sơ hở, ta phải triệt để lợi dụng để hoạt
động. Trên cơ sở đó, quân chủng quyết định thực hiện phương án vận chuyển theo
phương thức mới: Đi xa bờ, xác định vị trí tàu bằng thiên văn (còn gọi là đi bằng
phương pháp thiên văn) và tăng thêm tàu, cải dạng thành tàu đánh cá, tàu buôn ra
vùng biển xa để tránh địch phát hiện.
Trong giai đoạn vô cùng khó khăn, gian khổ (1965-1968), cán bộ, chiến sĩ ta
phải chiến đấu nhiều trận rất quyết liệt và bị tổn thất, trong số 28 chuyến, chỉ có 7
chuyến vận chuyển vào được chiến trường. Những năm 1969-1972, ta tiếp tục phá
thế phong tỏa của địch, đưa tàu ra xa tận vùng biển quốc tế, hòa vào các tuyến
nhiều tàu thuyền các nước qua lại, vận chuyển khoảng 10 chuyến vào miền Nam.
Tiếp đó, những năm 1973-1974, Quân chủng Hải quân sử dụng 380 lượt tàu vận
chuyển hàng chục nghìn tấn vũ khí chi viện chiến trường. Đặc biệt, trong cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh,
quân chủng huy động 143 lần tàu, vận chuyển 8.721 tấn vũ khí cùng 50 xe tăng,
pháo binh vào tham gia chiến đấu, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, rất sáng tạo về
chiến lược vận tải quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.
Việc mở đường vận chuyển chi viện miền Nam và những chiến công về con đường
biển mang tên Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Cùng với Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí
Minh trên biển thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền
tuyến lớn miền Nam. So với Đường Hồ Chí Minh trên bộ, khối lượng vũ khí vận
chuyển theo Đường Hồ Chí Minh trên biển ít hơn nhiều, nhưng chi viện kịp thời
đến các vùng ven biển miền Trung và Tây Nam Bộ, những nơi vận tải bộ chưa
vươn tới. Những chiến công của từng chuyến tàu không số chi viện chiến trường
thể hiện lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tinh thần
mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt


Nam trong mọi tình huống; thể hiện tình đoàn kết quân dân, giữa cán bộ, chiến sĩ
hải quân với các đơn vị, cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương vùng ven
biển, nơi các bến bãi tiếp nhận vũ khí. Đây là con đường của ý chí và sức sáng tạo,
độc đáo Việt Nam; kế thừa truyền thống sông biển oanh liệt của dân tộc và phát
triển lên tầm cao mới trong điều kiện chiến tranh gian khổ, ác liệt, góp phần vào
thắng lợi chung của dân tộc.
Đại tá, TS Dương Đình Lập
2.2 Phạm vi đề tài
Phạm vi đề tài của Kí khá đa dạng, trong đó, lí tập trung phản ánh những sự
kiện xã hội, đời sống con người, những câu chuyện hiện hữu xung quanh xã hội để
tác dụng vào công chúng.
Bên canh đó, kí còn ghi lại những chân dung, con người đặc biệt, những oàn
cảnh éo le, là một điển hình trong xã hội, hay hồi tưởng lại một quang hào hùng
của dân tộc.
2. 3 Tương quan với các thể loại khác
So với các thể loại khác, kí xuất hiện ít hơn nhiều so với Tin Báo mạng. Bởi

một tác phẩm kí hoàn thành cần nhiều thời gian, công sức, tìm hiểu, chắt lọc ...
Muốn thực hiện tác phẩm kí, bản thân người thực hiện phải có trình độ
chuyên môn cao, nhạy bén với nghề, đồng thời có tính chịu khó, tìm tòi, sáng tạo...
Ví dụ một bài phóng sự - Kí sự
PHÓNG SỰ - KÝ SỰ
Thứ Ba, 13/11/2012, 01:45 (GMT+7)
Những cánh rừng thiêng - Kỳ 5
Rừng thiêng bản Cậy


TT - Dân làng thờ thần rừng, chủ rừng trong những ngôi đền thiêng giữa rừng. Đền thiêng lẳng
lặng nằm dưới tán rừng già, sẵn sàng trừng phạt kẻ nào thiếu lễ nghĩa với rừng, với luật tục của làng.
Rừng thiêng là nỗi sợ hãi của người Nùng bản Cậy.

Lối vào đền thiêng - Ảnh: Vũ Thủy

Thần rừng trừng phạt
Thầy cúng Vương Hữu Chương nhìn chúng tôi cất lời buồn bã: “Năm trước,
Vàng Pồ Hiên làm thầy cúng rừng đã trót ăn thịt chó, thần rừng phát hiện đã phạt
làm cho Pồ Hiên hóa dại”.
Ở bản Cậy, người thầy cúng khi vào lễ thần rừng phải mặc trang phục truyền
thống của người Nùng. Đêm trước khi làm lễ, thầy cúng phải tắm bằng nước lá
bưởi và giữ cho mình chay tịnh, nhất là không được ăn thịt chó trong vòng ba ngày.
Trưởng thôn Hoàng Tiến Sỹ, người từ đầu đã can ngăn chúng tôi không nên
đòi đến thăm rừng thiêng, trầm ngâm nhớ lại: “Năm nào không cúng thần thì sâu
bọ sẽ phá hoại hết mùa màng”. Vài năm trước, mưa lớn khắp vùng, đồi núi bị mưa
xói, cây cối như cành củi cuốn tròn theo dòng lũ lớn. Đồi núi trơ ra đất đỏ như con
người để hở hết da thịt. Nhìn mà xót xa, đau đớn. Khi ấy dân bản đói kém, không
làm lễ cúng thần rừng, đến khi vào vụ, sâu bọ không rõ ở đâu kéo về phá hoại hết.



Từ đó trở đi, dù được mùa hay đói kém, dân bản vẫn bảo nhau đến dịp thì vào rừng
làm lễ cúng thần.
Khi chúng tôi đề nghị vào thăm rừng ma, anh Tiến Sỹ, trưởng thôn bản Cậy,
xua tay lắc đầu quầy quậy: “Không phải ngày cúng thì không được phép vào rừng
đâu”. Chỉ đến khi thầy cúng hứa sẽ đi theo cúng xin phép thần linh mở cửa rừng
đón chúng tôi, anh mới dám dẫn đường cho chúng tôi vào đền. Con đường mòn
tuyệt nhiên không thấy dấu chân hay bóng dáng con người, chỉ có tiếng chim rừng
lảnh lót. Đi chừng vài trăm mét thấy một gốc cây to, theo chân trưởng bản chúng
tôi tiếp tục vạch lá, đi xuyên qua những rễ cây già rêu mọc chừng thấm mệt mới
thấy ngôi đền thiêng hiện ra.
Đền được xây cất trên một mảnh đất bằng phẳng, trước đây là một ngôi nhà
trình tường bằng đất nện, lợp mái tranh nhưng nay được xây lại và lợp ngói kiên cố
hơn. Bên trong đền đặt một dãy bàn dài, ở trên là sáu bát hương lớn. Thầy cúng già
mắt đã mờ nhưng đôi chân thoăn thoắt đã đứng đợi sẵn. Ông chăm chú đốt lửa
châm bó nhang đen ngoài cửa đền rồi dẫn chúng tôi vào. Ông lầm rầm khấn vái.
Tôi chẳng hiểu ông nói gì chỉ nghe loáng thoáng mấy từ “thanh niên miền Nam”.
Thầy cúng xin phép thần rừng xong xuôi mới yên tâm kể cho chúng tôi nghe
về tục lệ cúng rừng. Lễ cúng thần rừng diễn ra vào tháng 2 và tháng 6 hằng năm,
cúng tháng 2 được coi như lễ khởi đầu năm mới, khởi đầu mùa vụ mới. Cúng thần
dịp này là mong thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, dân làng có hạt thóc, hạt
ngô, quả bầu, quả bí làm cái ăn, cái giống. Còn cúng tháng 6 là lễ cúng kết thúc
mùa vụ, như một cách tạ ơn thần rừng đã bảo vệ mùa màng, đã cho ngô, cho thóc
để dân bản ấm no.
Cứ ba năm lại có một lễ cúng lớn. Lễ vật đem tế cho thần rừng là một con
trâu, một con lợn và bốn con gà. Lễ cúng này thì tất cả mọi người trong bản sẽ tụ
tập lại quanh đền, cùng mổ trâu, mổ lợn, gà để dâng cúng thần, rồi sau đó cùng
nhau ăn uống linh đình, chúc tụng nhau cho tới khi trời tối. Kết thúc lễ lớn, mọi



người lục tục kéo nhau về nhà, nhưng không ai được phép mang bất cứ thứ gì thừa
ra khỏi rừng, đồ ăn không hết sẽ để lại ngay tại rừng, nếu không sẽ bị thần rừng
trừng phạt.
Câu nói “rừng trừng phạt” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong câu chuyện của thầy cúng già.
Nhưng với trưởng thôn Tiến Sỹ thì “nhờ ngôi đền thiêng mà cây rừng không bị chặt phá”. Bởi người
Nùng bản Cậy tin rằng rừng là nơi các vị thần trú ngụ, dân không được phép vào rừng chặt phá. Nhà ai
trót dại vào rừng bẻ cành măng, ngọn trúc thì bị thần rừng phạt, dân bản phát hiện phải nộp thóc, góp
gạo cho làng để làm lễ cúng thần. “Hầu như chưa có trường hợp chặt phá cây rừng nào xảy ra ở bản cả” trưởng thôn đứng giữa rừng già tự hào khẳng định lại với chúng tôi.

Thầy cúng Vương Hữu Chương thắp hương
trong ngôi đền tối tăm - Ảnh: Vũ Thủy
Nguồn cội đền thiêng
Nhà già bản Vàng Pồ Thiền nằm vắt ngang một vạt đồi xanh mướt. Cây
mận, cây đào lúc lỉu quả ở chái nhà chào đón khách. Pồ Thiền đã 94 tuổi nhưng đôi
chân chưa biết mỏi. Trưởng thôn kể: Pồ Thiền vẫn thường đi bộ gần 10km đường
rừng xuống chợ Su Phì mua quả dưa, con cá đãi con cháu mỗi khi có dịp. Tiếng
chó sủa váng cả mấy quả đồi, Pồ Thiền từ trong mùng lục tục bước ra thềm ngó
người lạ. Đôi tai cụ đã hỏng, nghe câu được câu không, tiếng Kinh không sõi,
trưởng thôn Hoàng Tiến Sỹ trở thành người phiên dịch bất đắc dĩ cho chúng tôi.


Từ trong trí nhớ mờ mịt của mình cụ kể chuyện như suối chảy: Tục cúng
thần rừng bắt nguồn từ một chàng thanh niên vạm vỡ mang tên Vàng Pồ Tưởng. Pồ
Tưởng là người dân bản, ngay từ khi Pồ Thiền mới chập chững, Pồ Tưởng đã là
chàng thanh niên mới lớn; Pồ Tưởng tướng vạm vỡ, dẻo dai như cây mây, cây gai
trong rừng.
Dân làng chăm chỉ khai nương, mở đất mà mùa màng vẫn bị sâu bọ phá
hoại, bà con không có miếng ăn vào bụng. Nghe người ta kể ở bên kia ngọn núi
mang tên Hoàng Dìn Thùng có vị thần rừng thiêng liêng bảo vệ mùa màng quanh
năm, Pồ Tưởng quyết men theo rừng rậm, leo ngược về phía ngọn núi ấy để rước

linh hồn thần rừng về phù hộ dân làng.
Sau khi lấy được hồn thần về, Pồ Tưởng định lập đền thờ ở con dốc nhỏ giữa
thôn để cúng thần. Để làm lễ cúng thần, Pồ Tưởng đi bắt một con trâu to về làm
thịt. Nhưng dắt mãi con trâu không chịu đi đến chân dốc, rồi bỗng dưng dây thừng
tuột mũi, con trâu chạy liền một mạch vào giữa rừng sâu nằm xuống ở một bãi đất
trống bằng phẳng, cây cối bao bọc xung quanh. Pồ Tưởng thấy vậy nghĩ rằng nơi
con trâu nằm chính là nơi thần rừng muốn dựng đền để thờ phụng. Ngay lập tức,
Pồ Tưởng cho lập đền thờ thần rừng chỗ con trâu to đã nằm.
Từ đó đến nay, đã hơn 100 năm tồn tại, mặc cho thời gian trầm tích, chiến
tranh tàn phá, ngôi đền thiêng và khu rừng già ở bản Cậy vẫn sừng sững, quanh
năm bảo vệ mùa màng. Và những cánh rừng ở đây cũng mãi trường tồn, như tấm
lưng to bằng vách núi cho người Nùng dựa dẫm muôn đời.
Từ đó, những mong ước về sự sung túc cũng như những chuyện trừng phạt
của thần rừng bắt đầu hình thành và lan ra từ ngôi đền thiêng. Đền thiêng đang bảo
vệ cho sự tồn tại đơn độc của những người Nùng giữa núi này bằng sức mạnh của
những câu chuyện ẩn giấu bên trong nó và tình yêu của người làng dành cho những
ngày lễ lạt quen thuộc.


Chúng tôi rời bản Cậy khi sương mù chen kín trên những ngọn thông. Rừng
ở đây bình yên quá, như chưa bao giờ phải sống trong cơn sợ hãi tuyệt vọng bởi
những nhát cưa của lâm tặc hoành hành. Đền thiêng vẫn sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ
gìn giữ cánh rừng bản Cậy này.



×