Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tiểu luận lao động nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.83 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
“Viết một bài báo cũng như nghệ sĩ vẽ một bức tranh, nhưng trước hết
cân nhắc nó như một nhà báo, như một quan sát viên vô tư, có trách nhiệm
báo cáo trung thực sự kiện.” (Leonard Ray Teel – Ron Taylor, Bước vào
Nghề báo, NXB Trẻ, 1993).
Xã hội ngày càng phát triển thì những nhu cầu tất yếu của con người
về vấn đề nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cũng phát triển
theo, kèm theo đó chính là sự cập nhật nhanh chóng các nguồn tin qua các
kênh thông tin, truyền thông. Một trong những kênh thông tin quan trọng
nhất, đó chính là báo chí. Có thể khẳng định, báo chí ngoài chức năng cung
cấp thông tin, truyền tải kịp thời những kiến thức bổ ích đến phục vụ quần
chúng nhân dân, còn giúp công chúng mở rộng tầm nhìn, mở rộng hiểu biết
tiến tới xây dựng một xã hội văn minh theo đúng nghĩa của nó; báo chí còn
là công cụ đắc lực tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,
của Nhà Nước; mang trong mình những tiềm năng có ý nghĩa to lớn góp
phần định hướng xã hội, cải tạo xã hội, là sợ dây kết nối con người với con
người.
Để có được một tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống, phản
ánh đúng thực tế và tạo được dư luận xã hội tốt đến với độc giả đòi hỏi
người phóng viên không chỉ năng động, tích cực đi sâu, đi sát mà còn phải
quan sát thực tế tốt, có sự tổng hợp vấn đề, từ đó nghiên cứu, phân tích, có
sự chắt lọc để phản ánh đúng sự việc, sự kiện của cuộc sống. Ngược lại,
người làm báo không tự trau dồi kiến thức và có niềm đam mê thực sự thì sẽ
không thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghề nghiệp. Các tác phẩm
báo chí được ra đời, bám sát những biến động dù là nhỏ của xã hội để phản
1


ánh tới nhân dân những mặt tích cực và tiêu cực của mỗi bước chuyển mình.
Mỗi một sự kiện lớn được đăng trên các báo đều cho công chúng thấy được
những góc nhìn đa diện khác nhau, từ đó nhận thức vấn đề dưới nhiều khía


cạnh khác biệt. Cách nhìn sự việc của nhà báo ảnh hưởng phần nào đến tác
phẩm báo chí mà nhà báo sáng tạo ra, cũng ảnh hưởng lớn đến nhận thức và
đánh giá của công chúng, của dư luận đặt niềm tin vào báo chí. Chính vì thế,
khi nhà báo tiếp cận vấn đề cần hết sức cẩn trọng để có thể truyền tải một
quan điểm từ góc nhìn đa diện, đúng với bản chất vấn đề.
Bài tiểu luận sau đây sẽ đi vào tìm hiểu một sự kiện lớn thông qua
phân tích góc nhìn, cách tiếp cận của nhà báo thông qua các mặt của sự kiện
để đưa vào tác phẩm báo chí. Do vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ, thời gian
chuẩn bị và tư liệu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, vấp váp.
Rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá từ phía các giảng viên để em có
thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện tốt đề tài lần sau.

2


I. Sự kiện: Nghị định 71 về xử phạt xe không chính chủ.
Các tác phẩm báo chí tiêu biểu:
Tác phẩm số 1:
Xe không chính chủ bị phạt tới 10 triệu đồng

Từ hôm nay, cảnh sát giao thông sẽ áp dụng mức phạt
6-10 triệu đồng với ôtô và một triệu đồng với xe máy
không sang tên đổi chủ theo Nghị định 71. Quy định
này khiến không ít người băn khoăn về tính khả thi.

Lực lượng CSGT sẽ kiểm tra và phạt nặng đối với các phương tiện không làm thủ tục sang
tên, đổi chủ. Ảnh minh họa: Bá Đô

Trao đổi với VnExpress.net, đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông
(Công an Hà Nội) cho biết, ngay sau khi Nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10,

Phòng CSGT đã tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết về sự
thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. "Trong những ngày đầu cảnh sát

3


sẽ nhắc nhở chủ phương tiện với các lỗi vi phạm mới được sửa đổi bổ sung, sau đó sẽ xử
phạt theo đúng quy định", ông Thắng nói.
Theo đại tá Thắng, việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết
nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế cho nhà nước, góp phần giải
quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông nhanh chóng.
Theo quy định, người dân sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ
quan đăng ký, làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện đã
mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách
nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu.
"Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang
tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt người điều khiển, nhưng không tạm giữ phương
tiện. Còn với người đi xe của bạn bè, người thân đều phải chứng minh được chủ phương
tiện là ai, như cần có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh", đại tá Thắng
nhấn mạnh.
Trước quyết định xử phạt nặng với những phương tiện không sang tên đổi chủ, trên diễn
đàn mạng, nhiều ý kiến ủng hộ, tuy nhiên không ít lo ngại quy định khó có thể thực thi.
Theo một số người dân, thủ tục sang tên đổi chủ xe hiện quá rườm rà, chi phí cao, mất
nhiều thời gian đi lại. Nhiều khi mua xe cũ qua nhiều đời chủ, không biết chủ sở hữu
trước đó để làm thủ tục.
Theo nghị định 71 được sửa đổi bổ sung, từ ngày 10/11, những người lái ôtô sẽ bị xử phạt
10-15 triệu đồng nếu hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc 0,250,4 mg/lít khí thở. Trước đó với lỗi này, nghị định 34 chỉ đưa ra mức phạt 2-6 triệu đồng.
Nghị định 71 sửa đổi bổ sung 19 điều của nghị định 34. Trong đó có 6 nhóm vi phạm
được điều chỉnh mức phạt, trong đó có lỗi vi phạm theo nghị định 71 tăng gấp 6 lần so với
nghị định 34. Cụ thể như người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc mức phạt

8-10 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày.
Phạt tiền từ 25 triệu đồng đối với các trường hợp vi phạm không dừng xe hoặc chống đối
người thi hành công vụ khi có hiệu lệnh, tăng số tiền phạt từ 4 lên tới 6 triệu đồng đối với
người cổ vũ, kích động, đua xe trái phép mà cản trở hoặc chống người thi hành công vụ...
Bá Đô – vnexpress.net

4


Tác phẩm số 2:

"Nghị định về xe chính chủ trái nguyên tắc lập pháp"
Thứ tư 21/11/2012 13:30
(GDVN) - “Về Nghị định 71/2012/NĐ-CP, theo quan điểm của tôi đây là một văn
bản Nghị định đi trái quy định, nguyên tắc lập pháp", LS Trần Đình Triển nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Luật sư Trần Đình Triển (Văn phòng
Luật sư Vì Dân – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) nói: “Về Nghị định 71/2012/NĐ-CP,
theo quan điểm của tôi đây là một văn bản Nghị định đi trái quy định, nguyên tắc lập
pháp.
Trong pháp luật, chúng ta có những phạm vi điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau do đó
có những ngành luật và những bộ phận điều chỉnh riêng lẻ. Cụ thể như Luật Hình sự,
Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ… Nghị định 71/2012/NĐ-CP
là Nghị định điều chỉnh giao thông đường bộ và phạm vi điều chỉnh liên quan đến Luật
giao thông đường bộ.

5


Luật sư Trần Đình Triển - Văn phòng Luật sư Vì Dân (Ảnh: kienthuc.net.vn)


Luật Giao thông đường bộ chỉ điều chỉnh mối quan hệ đó là chấp hành luật giao thông
trên đường và các phương tiện lưu thông trên đường đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Việc mua bán xe không sang tên đổi chủ là một lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt không liên
quan gì đến việc chấp hành Luật giao thông đường bộ. Nó thuộc phạm vi mua bán,
chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, tặng cho là các quan hệ trong bộ Luật Dân sự".
LS. Triển nói tiếp: "Bây giờ người đi xe trên đường miễn là họ có các giấy tờ như đã quy
định trong Luật Giao thông đường bộ và họ chấp hành giao thông có đúng theo Luật Giao
thông quy định hay không thì phạm vi điều chỉnh của Nghị định 71/2012/NĐ-CP cũng
chỉ được trong phạm vi đó thôi.
Vì Nghị định 71/2012/NĐ-CP đã đi sang một mối quan hệ dân sự là việc sang tên đổi chủ
khi mua bán xe nên đã va chạm vào rất nhiều mối quan hệ. Vì vậy đã tạo nên một sự
phản
ứng
rất
mạnh
mẽ
trong

luận.
Ở đây có lẽ khi những người xây dựng Nghị định có động cơ mục đích thì tốt nhưng
không tính toán kỹ và thiếu đi một suy nghĩ khái quát về mối quan hệ chung trong luật
pháp. Điều này dẫn đến phản cảm gây hoang mang trong dư luận làm ảnh hưởng uy tín
của Chính phủ cũng như các cơ quan thuộc Chính phủ, gây nên sự khó khăn cho lực
lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ trên đường: Không xử lý thì không làm tròn trách
nhiệm mà xử lý thì dân kêu".
Lý giải về hiện tượng nhiều người không sang tên đổi chủ khi mua bán xe ở Việt Nam,
theo LS Trần Đình Triển chỉ ra một số lý do: Thứ nhất là thu thuế khi chuyển nhượng có
điểm không hợp lý vì khi ra cơ quan thuế, cơ quan này cứ nhìn vào xe mà định giá chiếc
xe có giá trị khác (thường là cao hơn) so với thỏa thuận mua bán dẫn đến việc người mua
phải

trả
thuế
cao
hơn.
Đó

điều
không
thực
tế.
Thứ hai là thủ tục làm hồ sơ ở cơ quan thuế phải chờ đợi lâu. Rồi sang cơ quan có thẩm
quyền cấp lại giấy đăng ký thì thủ tục phiền toái dẫn đến việc người dân cảm thấy phiền
hà nên khi mua bán họ chỉ viết tay cho nhau. Đây là tình trạng phổ biến.
Thêm nữa là ý thức của người dân cũng chưa cao. Khi mua một tài sản lớn như vậy, họ
không biết rằng nếu không sang tên đổi chủ, khi xảy ra tranh chấp thì có thể họ sẽ bị thiệt
vì xe máy, ô tô là những phương tiện phải đăng ký chủ sở hữu, không phải như những tài
sản khác: tủ lạnh, máy giặt…", ông Triển nói.

6


Theo LS. Triển, thời gian tới đây, 1/1/2013, khi Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ có
hiệu lực, có quy định không hợp lý. Đó là việc các phương tiện phải nộp phí như nhau.
Theo ông Triển, nên đưa phí này vào trong giá bán xăng vì xe đi nhiều thì phải đóng quỹ
nhiều và khi đó sẽ mua xăng nhiều thì việc quỹ bảo trì đường bộ nằm trong giá xăng là
rất
hợp
lý.
Còn về việc có phải mang giấy chứng nhận đã nộp phí khi đi đường hay không, ông Triển
cho rằng các cơ quan chức năng nên triển khai làm sao để người dân càng phải mang theo

ít giấy tờ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, tránh trường hợp bị mất rồi rất vất vả mới đi
làm lại được, chưa kể trong trường hợp bị hỏng…

Trả lời trên báo Pháp luật TP.HCM ngày 19/11, TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp khẳng định: “Quy định xử phạt hành vi
không chuyển quyền sở hữu phương tiện tại Nghị định 71/2012 là không phù hợp”.
"Nghị định 71 đã tạo điều kiện cho CSGT can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không
phải trách nhiệm quản lý của mình. Như thế là đang “ép” quan hệ dân sự, làm co lại sự
phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường. Quản lý là điều
cần thiết nhưng cũng vừa phải thôi. Chứ quản lý quá sâu, đến mức phạt cả việc không
sang tên đổi chủ là không chấp nhận được. Còn việc giải quyết hậu quả do không sang
tên đổi chủ, gây khó khăn cho việc xử lý thì đây là trách nhiệm của ngành công an", TS
Sơn
khẳng
định.
Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - đại biểu Quốc Hội TP Hà
Nội:
"Nội dung phạt đối với chủ sở hữu tài sản không phải là đối tượng điều chỉnh của lĩnh
vực vi phạm giao thông đường bộ. Cơ quan tham mưu trình Nghị định 71 cần đề nghị
Chính phủ xem xét, loại nội dung này khỏi nghị định".
Tuệ Minh

7


Tác phẩm số 3:
'Quy định về xe chính chủ sai luật, không khả thi'
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp Quốc hội cho rằng, Nghị định 71 về xe
chính chủ còn sai luật và không khả thi, mức

phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng
cực đoan với chính sách của Nhà nước.
> Bắt chứng minh 'xe chính chủ' là vô lý

- Nhiều ý kiến cho rằng, quy định về xư
phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu
phương tiện, nhất là Nghị định 71/CP đã
trái thẩm quyền hoặc vi hiến khi cản trở
quyền sở hữu tài sản của công dân. Bà
nhận định như thế nào?

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Việc xử phạt chủ phương tiện (ôtô, xe máy...) không chuyển quyền sở hữu không phải là
vấn đề mới mà đã được quy định trong các nghị định xử phạt hành chính về giao thông
đường bộ như: Nghị định 15/2003, Nghị định 152/2005, Nghị định 146/2007, Nghị định
34/2010 và mới nhất là Nghị định 71/2012.
Về hành vi vi phạm, đối tượng bị phạt, thẩm quyền xử phạt, Nghị định 71 không có gì
thay đổi so với các nghị định cũ. Thay đổi lớn nhất là tăng mức phạt ôtô từ 1 - 2 triệu
đồng lên 6 - 10 triệu đồng, xe máy từ 50.000 - 100.000 đồng lên 800.000 đồng - 1,2 triệu
đồng.
- Vì sao một quy định được Chính phủ đưa ra từ năm 2003 mà nay lại bị dư luận phản
ứng như vậy?
- Thông tin về kết quả cuộc họp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an ngày 19/11 vừa qua vẫn
khẳng định, các quy định này là đúng pháp luật.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đưa ra một quy trình khá chặt chẽ tại
chương 5 để bảo đảm các nghị định có chất lượng tốt, thực sự là sản phẩm trí tuệ của tập
thể Chính phủ. Trong đó, khâu thẩm định của Bộ Tư pháp có thể coi là người gác cổng
8



của Chính phủ đối với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, phân
tích kỹ về mặt pháp lý, có thể thấy Nghị định 71/CP đã không bảo đảm được yêu cầu của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tính khả thi trong nội dung phạt hành
chính hành vi không chuyển quyền sở hữu.

"Mức phạt quá cao đã làm cho nhiều người dân có phản ứng cực đoan với chính sách của
Nhà nước và người trực tiếp thực thi hoặc tìm cách chống đối, lách luật". Ảnh minh họa: Bá
Đô

- Vậy, Nghị định này không bảo đảm yêu cầu ở điểm nào?
- Thứ nhất, việc giao CSGT có thẩm quyền xử phạt là không đáp ứng được yêu cầu bảo
đảm "sự phù hợp giữa quy định dự thảo với điều kiện thực hiện". Các nghị định trên đều
giao CSGT có thẩm quyền xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện giao
thông.
Muốn phạt được thì trong hàng triệu trường hợp vi phạm giao thông, CSGT phải xác định
ai là người chủ đích thực của phương tiện chưa chuyển quyền. Việc giao CSGT nhiệm vụ
"truy tìm" chủ xe thông qua việc giữ người điều khiển vi phạm vừa không đúng với chức
năng là lực lượng tuần tra, kiểm soát nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vừa không
khả thi.
Thứ hai, không thể yêu cầu công dân khi sử dụng phương tiện giao thông phải mang theo
giấy tờ chứng minh việc mình mượn, thuê phương tiện đó vì không hợp pháp và không
phù hợp với tập quán, văn hóa ứng xử của người Việt.

9


Thứ ba, quyền sở hữu của chủ phương tiện giao thông có thể bị điều chỉnh bởi Luật Dân
sự và Luật Hành chính. Dưới góc độ dân sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự và
sự kiện pháp lý xuất hiện nghĩa vụ chứng minh là khi có tranh chấp quyền sở hữu. Còn

dưới góc độ hành chính, nếu xử phạt hành chính vì lý do không chuyển quyền thì nghĩa
vụ chứng minh thuộc người có thẩm quyền xử phạt.
Như vậy, việc bắt công dân chứng minh chiếc xe đang đi là mượn hay mua nhưng chưa
làm thủ tục vào thời điểm họ vi phạm luật về giao thông nhằm làm căn cứ xử phạt vi
phạm hành chính là không đúng pháp luật.
- Bà nhìn nhận thế nào về mức phạt xe không “chính chủ” theo Nghị định 71/CP?
- Số tiền 1,2 triệu đồng một xe máy, đối với người khá giả là không lớn nhưng đối với
người nghèo, người dân nông thôn, sinh viên... là không nhỏ; còn 10 triệu đồng một ôtô
thì kể cả người khá giả cũng là vấn đề. Mức phạt quá cao làm cho nhiều người dân có
phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước và người trực tiếp thực thi hoặc tìm cách
lách luật, trong đó không loại trừ việc chung chi cho CSGT.
Bà Lê Thị Nga cho rằng, phương án do một vài chuyên gia của Bộ Tư pháp và Bộ Công
an đưa ra là tạm hoãn thi hành việc xử phạt chủ phương tiện giao thông không chuyển
quyền sở hữu là giải pháp “hoãn binh” chứ không phải là sự thừa nhận tính thiếu khả thi
của Nghị định 71/CP.
"Chính phủ cần sớm xem lại Nghị định 71/CP. Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Quốc phòng và
An ninh của Quốc hội nên phối hợp giám sát và tổ chức một phiên giải trình về việc tuân
thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc ban hành nghị
định trên", bà Nga kiến nghị.
Theo Người Lao động

Tác phẩm số 4:

Xe chính chủ: 'Hoãn binh' không phải giải pháp
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội cho rằng hoãn thi
hành phạt xe không chính chủ không phải cách để thừa nhận
tính thiếu khả thi.
Việc xử phạt chủ phương tiện (ô tô, xe máy...) không chuyển quyền
sởhữu không phải là vấn đề mới mà đã đã được quy định trong nhiều
Nghịđịnh xử phạt hành chính về giao thông đường bộ.


10


Về hành vi vi phạm, đối tượng bị phạt, thẩm quyền xử phạt, NĐ
71không có gì thay đổi so với quy định cũ. Thay đổi lớn nhất và đặc
biệtlà so với NĐ năm 2003 là tăng mức phạt (ô tô mức từ 1 - 2 triệu
đồng lêntừ 6 - 10 triệu đồng, xe máy mức từ 50 - 100 ngàn đồng lên từ
800 ngàn -1.200 ngàn đồng).
Vì sao, một quy định được Chính phủ đưa ra từ năm 2003 mà nay lại bị
dư luận phản ứng dữ dội đến như vậy?
Từ năm 2003 đến nay, chúng ta xử phạt rất ít chủ phương tiện vi
phạm,và hầu như cũng chưa tổ chức tuyên truyền sâu rộng về quy định
này nênngười dân không nắm được. Bằng chứng là: quá nhiều người
dân tưởng đâylà quy định mới của Chính phủ và suy ra đó là sản phẩm
mới của Bộ trưởngGiao thông!
Một quy định có tuổi đời gần 10 năm mà nhiều người dân không
biết,trách nhiệm này trước hết thuộc về các cơ quan thực thi pháp luật.
Đặc biệt, tính khả thi của việc giao thẩm quyền cho ai xử phạt,phương
pháp phát hiện vi phạm và mức phạt là những vấn đề cần được
phântích kỹ về mặt pháp lý.
Biến quyền thành nghĩa vụ
Các Nghị định trên đều giao cho CSGT có thẩm quyền xử phạt hành
vikhông chuyển quyền. Muốn phạt được thì trong hàng triệu trường hợp
viphạm giao thông mỗi ngày, CSGT phải tìm được ai là người chủ đích
thựccủa phương tiện chưa chuyển quyền.
Việc giao cho CSGT nhiệm vụ "truy tìm" chủ xe thông qua việc giữngười
điều khiển vi phạm vừa không đúng với chức năng của CSGT là
lựclượng tuần tra, kiểm soát nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông
(chứkhông phải công cụ để thi hành việc trừng phạt chủ sở hữu nhằm

mục đíchrăn đe, thúc đẩy việc nộp thuế, lệ phí trước bạ và làm thủ tục
chuyểnquyền) vừa không thể khả thi.
Cứ cho rằng trong khi Quốc hội chưa cho phép thành lập lực lượng
Điềutra thuế, Cảnh sát thuế như một số ý kiến đề nghị thì Chính phủ
cóquyền giao việc thuộc chức năng của ngành thuế cho CSGT, nhưng
do Bộluật dân sự quy định việc mượn, thuê tài sản không bắt buộc phải
lậpthành văn bản, chứng thực. Vì vậy, không thể yêu cầu công dân khi
sửdụng phương tiện phải mang theo giấy tờ chứng minh việc mình
mượn, thuê.
Đây là một việc làm không thể vì vừa không hợp pháp vừa không phù
hợpvới thực tế tập quán, với văn hóa ứng xử của người Việt Nam.

11


Chẳng lẽcả nhà đi chung một chiếc xe máy của bố, lại phải làm sẵn cho
mỗi đứacon một cái giấy mượn xe rồi lên xã chứng thực để chứng minh
với CSGTkhi vi phạm; cần mượn xe hàng xóm đi một lúc có việc gấp, lại
phải ngồilại với nhau viết giấy mượn và đi chứng thực?
Nếu các giấy mượn này không chứng thực thì không có ý nghĩa
chứngminh, nhưng nếu yêu cầu phải chứng thực thì trái quy định tại
các Điều401, 480, 512 Bộ luật dân sự theo đó các loại hợp đồng này
không buộc phải lập thành văn bản có chứng thực.
Hơn ai hết, người thẩm định thừa hiểu rằng: quy phạm do Chính phủ
banhành không được phép khi thực hiện lại trái Luật của Quốc hội. Bên
cạnhđó, dễ nhận thấy sự bất khả thi về nghĩa vụ chứng minh.
Quyền sở hữu của chủ phương tiện, có thể bị điều chỉnh bởi luật dânsự
và luật hành chính. Dưới góc độ dân sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc
về đương sự và sự kiện pháp lý xuất hiện nghĩa vụ chứng minh là khi
có tranh chấp quyền sở hữu.

Dưới góc độ hành chính, nếu xử phạt hành chính vì lí do không chuyển
quyền thì nghĩa vụ chứng minh thuộc người có thẩm quyền xử
phạt.Đây một nguyên tắc bắt buộc trong xử lý vi phạm hành chính đã
đượcchứng minh tính hợp lý trong thực tiễn và được luật hóa tại Luật
xử lývi phạm hành chính.
Về mặt pháp lý, tổ chức, cá nhân có quyền thì có thể họ dùng quyềncủa mình hoặc
không, và kể cả trường hợp họ không dùng quyền thì để cócăn cứ xử phạt, nghĩa vụ
chứng minh vẫn thuộc về người có thẩm quyền xửphạt.

"Hoãn binh" việc xử phạt xe không chính chủ cũng không phải giải pháp. Ảnh
minh họa

12


Như vậy, pháp luật hiện hành không cho phép CSGT biến "quyền" của
người điều khiển phương tiện thành "nghĩa vụ" bắt buộc của họ.
Bắt công dân chứng minh chiếc xe đang đi là xe mượn hay xe mua
nhưngchưa làm thủ tục vào thời điểm nhân lúc họ vi phạm luật lệ về
giao thôngnhằm làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính là không đúng
pháp luật.
Để đảm bảo giữ được trật tự an toàn giao thông, chống tai nạn, ùn
tắchiện nay, CSGT đã quá vất vả. Bằng cách nào để họ vừa đảm bảo
hoànthành tốt nhiệm vụ chính, vừa hoàn thành được trách nhiệm
chứng minhtrên?
Rõ ràng quy định của Nghị định đã không thỏa mãn được yêu cầu "sự
phù hợp giữa quy định của dự thảo với điều kiện đảm bảo thực hiện".
Hoãn binh?
Hơn nữa, nghị định không đáp ứng yêu cầu "sự phù hợp giữa quy
địnhcủa văn bản với yêu cầu của thực tế, trình độ phát triển của xã

hội".
Không ai phản đối việc xử phạt hành chính chủ phương tiện không
làmthủ tục chuyển quyền, nhưng người làm chính sách hơn ai hết phải
hiểurằng: các quy định đưa ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã
hội vàcả tập quán, văn hóa, thực trạng về ý thức của người dân thì mới
khảthi.
Chúng ta phải nhìn thẳng vào một sự thật là: Trong hàng chục năm
qua,mặc dầu pháp luật đã có quy định, nhưng thực tế quản lý tài sản
củacông dân nói chung, quản lý nhà, đất, phương tiện giao thông nói
riêngcủa chúng ta không tốt.
Trước khi trách người dân tại sao lách luật, tại sao trốn thuế, lệphí trước
bạ, chúng ta phải tự hỏi tại sao họ lại làm như thế và có thểlàm được
như thế?
Quy định pháp luật chưa phù hợp thực tiễn, sự thực thi pháp luật
chưanghiêm trong một thời gian dài đã tác động vào ý thức của cả
người dâncũng như cán bộ thực thi, tạo thành một tập quán, thói quen
tuy khôngtốt nhưng đã trở thành khá phổ biến.
Để thay đổi một hành vi đãtrở thành thói quen phổ biến của cộng
đồng, để xử lý một tồn tại mangtính lịch sử mà thời gian từ khi ký Nghị
định đến khi có hiệu lực là 51ngày, chưa tổ chức tuyên truyền sâu
rộng, vậy mà chúng ta lại dùng lựclượng CSGT (hiện là lực lượng vũ

13


trang) tổ chức thực hiện đồng loạt,liệu chúng ta có thể thực hiện thành
công?
Về mức phạt, thử so sánh mức phạt từ NĐ 15 năm 2003 cho đến NĐ
71tăng bao nhiêu lần? Số tiền hơn triệu đồng phạt/xe máy đối với
ngườinghèo, với người dân nông thôn, các em sinh viên là tài sản

không nhỏ;10 triệu đồng/ ô tô thì kể cả người có điều kiện cũng là cả
một vấn đề.
Mức phạt này có phù hợp với thu nhập và mức sống trung bình của
ngườidân, nhất là trong điều kiện khó khăn hiện nay không thì cả Bộ
tàichính khi được xin ý kiến và Bộ tư pháp khi thẩm định phải có câu
trảlời trước khi Nghị định được thông qua.
Mức phạt quá cao đã làm cho nhiều người dân hoặc là có phản ứng
cựcđoan với chính sách của Nhà nước, hoặc với người trực tiếp thực
thi,hoặc là loay hoay tìm cách lách luật (trong đó không loại trừ việc
chungchi cho CSGT tiêu cực).
Điều trần tại QH?
Từ góc độ pháp lý, có thể khẳng định rằng: Việc xử phạt chủ
phương tiện không chuyển quyền sở hữu quy định tại các nghị định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhất là Nghị
định 71 là không đảm bảo quy định của điều 63, điều 36 Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật về tính khả thi.
Phương án mà một vài chuyên gia của Bộ Tư pháp, Bộ Công an đưa ra
làtạm hoãn thi hành nội dung này chỉ là giải pháp "hoãn binh". Đó
khôngphải là sự thừa nhận tính thiếu khả thi của các Nghị định về nội
dungnày, càng không phải là giải pháp để khắc phục sự thiếu khả thi
này.
Chính phủ cần sớm xem lại Nghị định này. Ủy ban pháp luật, Ủy
Quốcphòng và An ninh của Quốc hội nên phối hợp giám sát và tổ chức
một phiênđiều trần về việc tuân thủ các quy định của Luật ban hành
văn bản quyphạm pháp luật trong việc ban hành các Nghị định trên.
ĐBQH Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội

Tác phẩm số 5:

Bài học “xe chính chủ”

14


Câu chuyện phạt người sử dụng xe không chính chủ có thể tạm khép lại sau khi
lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thông báo việc Chính phủ yêu cầu các cơ quan
liên quan tạm dừng áp dụng quy định xử phạt, chờ thông tư hướng dẫn.
Đúng là việc sang tên đổi chủ mỗi khi phương tiện đi lại được người này chuyển nhượng
cho người kia đã được luật đòi hỏi từ lâu, như một nghĩa vụ của các bên liên quan, đặc
biệt là của người nhận chuyển nhượng. Cũng có thể đã có sự hiểu nhầm, hiểu sai về bản
chất, ý nghĩa của quy định xử phạt, dẫn đến cách ứng xử không thích hợp xuất hiện ở các
vị trí chuyên môn trong quá trình tác nghiệp khiến xã hội, người dân bức xúc.
Xe trong tình trạng không chính chủ ở Việt Nam rất nhiều. Không ít trong số đó thậm chí
không thể “chính chủ hóa” được nữa theo cách bình thường, nghĩa là theo thủ tục do
pháp luật quy định, bởi sau nhiều lần sang nhượng, người ta chẳng còn biết chủ đứng tên
trên sổ đăng bộ chính thức là ai, ở đâu.
Tình trạng này khiến nhà chức trách bị đặt trước 2 bài toán hóc búa: Thứ nhất, phải làm
thế nào truy thu thuế trước bạ chưa nộp sau những lần chuyển nhượng mà chưa sang tên.
Thứ hai, làm thế nào xác định người phải chịu trách nhiệm trong trường hợp người sử
dụng xe không phải chính chủ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thực ra, bài toán thứ hai khó giải phần lớn vì chính nhà chức trách tự tạo ra khó khăn cho
mình, từ việc đặt ra quy định truy tầm cho bằng được tung tích chủ sở hữu có đăng ký, để
buộc người này chịu trách nhiệm mỗi khi chiếc xe do người này đứng tên có liên quan
đến một vụ phạm pháp.
Ở các nước, người ta quy trách nhiệm cho chủ xe có tên đăng ký, bởi hệ thống quản lý
chặt chẽ cho phép thực hiện việc truy tầm đến nơi đến chốn mà không mất quá nhiều
công sức, thời gian, chi phí. Còn ở nước ta, trong điều kiện việc truy tầm khó khăn mà
không thể khắc phục trong ngày một ngày hai thì tốt nhất là sửa luật để cho phép quy
trách nhiệm chính cho người trực tiếp sử dụng, quản lý phương tiện.
Bởi điều quan trọng nhất đối với người bị thiệt hại, cả đối với nhà chức trách và xã hội,
khi xảy ra một vụ phạm pháp là phải xác định cho được người phải chịu trách nhiệm,

theo lẽ phải, chứ không phải xác định cho được ai là chủ phương tiện được sử dụng trong
vụ phạm pháp.
Riêng bài toán thứ nhất khó có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng có một nguyên nhân
mà cả nhà quản lý cũng thừa nhận, là thủ tục sang tên rườm rà, phức tạp và mức thu phí
trước bạ cao khiến người ta ngán ngại. Việc khắc phục khó khăn ấy nằm trong tầm tay
của nhà chức trách, cũng bằng cách sửa luật.
Không thể phủ nhận là không ở đâu, trừ ở Việt Nam, sử dụng xe đã được chuyển nhượng
mà không sang tên đổi chủ lại bị coi là một hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giao
thông công cộng. Bản thân việc thiếu vắng tiền lệ, kinh nghiệm của thế giới có thể không
ngăn cản người ta lựa chọn cái mới.
Có điều, trước khi làm việc đó, cần cân nhắc thận trọng về tính hợp lý và khả thi, nhất là
khả năng của cuộc sống đáp ứng những đòi hỏi của nó. Yêu cầu này càng đặc biệt quan
trọng khi cái được lựa chọn là một giải pháp mang ý nghĩa chính sách, luật pháp bởi
trong trường hợp này, tác động của sự lựa chọn về mặt xã hội, kinh tế thường sẽ rất to
lớn.

15


Có thể coi câu chuyện xe không chính chủ vừa qua là bài học về quan hệ giữa luật và
cuộc sống.
Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện
Người Lao Động

Tác phẩm số 6:

Ủng hộ phạt xe không chính chủ, nhưng
có lộ trình
Xem tin gốc
VnExpress - 1 tháng trước 113 lượt xem


Phương tiện giao thông phải do chính chủ đang sở hữu đứng tên là đúng,
nhà nước dễ quản lý, người dân được bảo vệ tài sản. Nhưng bắt buộc
người sử dụng là chủ đăng ký thì cần xem lại, độc giả Lê Vĩnh Thịnh nêu ý
kiến.
Quyền sở hữu: để giúp nhà nước dễ quản lý. Nên là một cá thể duy
nhất. Người sở hữu hiện tại phải là người đang đứng tên trong giấy
đăng ký.
Quyền sử dụng: thì không thể yêu cầu chỉ duy nhất người sở hữu mới
được phép sử dụng phương tiện, mà phải có cơ chế để nhiều người sử
dụng vì thực tế xã hội đang diễn ra như vậy. Nếu duy y chí, áp dụng
cứng nhắc sẽ làm dân đến bất an, phản ứng như nhiều phương tiện
đăng tải trong 2 ngày qua.
Có thể nói Nghị định 71 là một qui định đúng đắn. Việc này tạo nhiều
thuận lợi trong sinh hoạt, quản lý, góp phần thể hiện tinh thần sống và
làm việc theo pháp luật:
Lợi cho dân
Quyền lợi được đảm bảo trong những trường hợp xe bị mất, thất lạc. Cơ
quan quản lý sẽ dễ dàng nhận diện được chính chủ và trao trả sẽ lại
cho người chủ. Còn gì sung sướng hơn nếu vào một ngày đẹp trời được
bên công an thông báo đến nhận lại chiếc se mình bị mất những tháng
trước!
Hoặc khi có những tranh chấp xảy ra như: bị mất hay bị lột đồ tại các
điểm giữ xe khi ra tranh chấp mà xe của mình do người khác đứng tên,
còn gì khổ hơn khi người đứng tên đó giờ không liên lạc được hay đã
chết! Dĩ nhiên phần thiệt sẽ nghiên về người sở hữu vì không chứng
minh được tài sản của mình.
Cần nói thêm, hiện nay có nhiều bãi giữ xe chui, tư nhân ở những địa
điểm lớn như khách sạn, bệnh viện, người giữ xe chủ động lấy cắp
16



những xe có giá trị cao khi cơ quan công an đến giải quyết họ sẵn sàng
chấp nhận bồi thường nhưng với điều kiện là rủi ro chung hai bên cùng chịu thiệt, và
thời gian trả nợ từng đợt, chưa kể họ lấy lý do xe cũ, phụ tùng cũ để mặc cả bồi thường sẽ
là thiệt thòi nếu giấy tờ xe không do mình đứng tên.

Ảnh: Xuân Tùng
Sẽ không còn chuyện bị giam giữ xe khi không thể xuất trình giấy tờ
kịp thời. Bạn có thấy xót khi “con ngựa sắt” cưng của mình bị giam
trong bãi, bị trầy sướt, nứt bể do không được bảo quản tốt, và giấy tờ
xe cũng không cần bị tạm giữ rất phiền hà. Nếu là do xe chính chủ, chỉ
cần ký vào biên bản xử phạt là được tiếp tục di chuyển, sau đó bạn nộp
tiền phạt là xong chỉ bằng một cái “click chuột” thay vì phải đi “hầu”
như hiện nay. Nếu bạn không nộp tiền đúng hạn, giấy báo thanh toán
nhắc nhỡ chậm nộp sẽ được gửi về địa chỉ nhà bạn.
Giúp cho người chủ có lý do chính đáng để từ chối cho người khác
mượn xe nếu không muốn, hay không tin đối tượng mượn… đặc biệt
những đối tượng hay mượn và quên trả. Thêm nữa, bạn đi xe ngoài
đường cũng cảm thấy thoải mái hơn, không còn phải ngó trước, ngó
sau CSGT vì thường CSGT hay đứng ở những nơi khuất tầm nhìn “ngụy
trang kiểu Úc” và đột xuất xuất hiện và thổi “te”.
Thuận lợi cho cơ quan quản lý
Khi kẻ xấu sử dụng phương tiện giao thông vào những mục đích vi
phạm pháp luật như cướp giật, gây tai nạn giao thông. Nếu phương
tiện chính chủ sẽ giúp người điều tra nhanh chóng xác minh được đối
tượng nhờ thông tin cung cấp của người chủ phương tiện. Dễ dàng
triển khai thu phí, lệ phí, thuế đối với phương tiện giao thông cá nhân
góp phần tăng thu ngân sách. Giúp việc xử phạt vi phạm giao thông


17


qua hình ảnh camera được hiệu quả, tránh tình trạng CSGT thổi phạt
vô tội vạ, và loại bỏ việc đưa đút lốt, hối lộ CSGT.
Lợi cho nhà nước
Thể hiện xã hội văn minh, thuận tiện trong việc ứng dụng khoa học
công nghệ trong việc quản lý, giám sát giao thông. Giảm bớt nhân lực
CSGT, giảm bớt bệnh nghề nghiệp cho CSGT, giảm bớt gánh nặng ngân
sách chi trả lương cho nhân viên CSGT quá đông như hiện nay, mà việc
quản lý thì quá thiếu hiệu quả, nhiều tiêu cực. Nhà nước có thể dịch
chuyển một phần lực lượng CSGT vào những sứ mệnh công tác quản lý
xã hội khác.
Chắc chắn giảm bớt tình trạng tham nhũng trong giới CSGT. Hãy hình
dung, bạn vi phạm giao thông, giấy phạt và hình ảnh vi phạm được gửi
cho bạn qua email hay gửi thẳng về nhà. Bạn sẽ đến kho bạc nộp phạt
hoặc ngân hàng sẽ trích tiền tài khoản của bạn chuyển cho kho bạc
như vậy CSGT đâu còn cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với tiền, và dĩ nhiên
tham nhũng cũng sẽ không bị xảy ra. Có thể nói không có nước phát
triển nào có nhiều CSGT ở ngoài đường như ở VN hiện nay!
Nếu bạn để ý trên đường Võ Thị Sáu quận 3, TP HCM, vào mỗi sáng, từ
ngã tư Võ Thị Sáu đến bùng binh Cộng hòa, quãng đường khoản 1,5 km
có không dưới 5 điểm chốt di động CSGT (mỗi điểm 2 đến 4 CSGT) sẵn
sàng tuýt còi bạn. Đây là đoạn đường rất dễ vi phạm lấn tuyến vì phần
dành cho xe máy lưu thông thì rất hẹp, xe đông; làn xe hơi thì rất rộng
nhưng ít xe.
Xây dựng hình ảnh nước Việt Nam văn minh, phát triển trong con mắt
người nước ngoài đến du lịch, làm việc, ở nước ta. Nếu bạn có dịp đi du
lịch ở Singapore, bạn sẽ thấy thoải mái dường nào khi đi bộ hay điều
khiển phương tiện giao thông trên những con đường của họ, và bạn sẽ

không thấy bất kỳ một cảnh sát giao thông nào ở dọc các tuyến đường
mà chỉ có bản hướng dẫn giao thông, cảnh báo sắp tới địa điểm có
gắng camera và camera quan sát thôi.
Giải pháp thực hiện quản lý phương tiện
Thiết nghĩ hiện nay, điều kiện kinh tế các gia đình cũng đã khá giả,
những người đủ tuổi, đủ điều kiện cho phép sử dụng phương tiện giao
thông có thể trực tiếp đứng tên phương tiện giao thông của mình.
Người dân cũng nên thay đổi thói quen sở hữu phương tiện giao thông.
Không nhất thiết phải do cha mẹ đứng tên.
Cấp thêm giấy đăng ký xe phụ
Thực tế, nhiều gia đình khi cho con cái xe gắn máy đều cho con cái
đứng tên. Đối với trường hợp cả nhà dùng chung xe, cơ quan quản lý
nên cấp thẻ phụ Chứng nhận đăng ký xe (đối với xe 2 bánh, nếu được
cho cả xe bánh) cho các thành viên gia đình (đủ điều kiện cung cấp ví
18


dụ đã có GPLX, đủ tuổi, chưa từng gây tai nạn giao thông nghiệm
trọng) để thuận tiện trong việc xuất trình cho CSGT, (giống như thẻ
ngân hàng) theo yêu cầu của người chủ chính của chiếc xe như vậy
không cần phải chạy về nhà lấy thẻ đăng ký gốc nếu vô tình vi phạm
CSGT hay được yêu cầu xuất trình vì lý do khác. Và thẻ này chỉ có giá
trị xuất trình khi lưu thông, không có giá trị trong mua bán, chuyển
nhượng cầm cố.
Những thẻ phụ này tự động sẽ mất hiệu lực khi xe được bán và chuyển
nhượng cho chủ khác đứng tên mới. Nếu không cấp được thẻ phụ, thì ít
nhất cấp giấy được phép sử dụng chung Phương tiện có nêu tên những
người cùng sử dụng phương tiện giao thông này.
Việc cần làm hiện nay, tránh cho người dân hoang mang lo lắng. Cơ
quan quản lý cần tạo điều kiện tối đa để người dân tự tin đi chuyển đổi

tên, giảm tối đa hay không thu phí thây đổi tên trong trường hợp này
trong thời hạn qui định để khuyến khích người dân thực hiện việc
chuyển đổi tên. Cần tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân biết những
giải pháp xử lý nếu người sử dụng hiện nay không thể liên hệ trực tiếp
người sở hữu cũ để đổi tên. Có như vậy, người dân sẽ yên tâm đưa
phương tiện đi đăng ký lại.
Thực hiện theo lộ trình
Nên có lộ trình để người dân sắp xếp thời gian và công việc để tiến
hành thay đổi tên, nên lùi đến hết năm 2013 hoặc sớm nhất tháng 6 2013 mới bắt đầu xử phạt. Nếu không người dân sẽ không phục. Đừng
tạo điều kiện để CSGT có cớ tham nhũng, nhũng nhiễu người dân hơn
nữa.
Vì ngay cả chính tôi, người làm công việc văn phòng, có điều kiện đọc
thông tin trên nhiều báo đài, như đâu có biết về qui định này?! Và đâu
biết ngày 10/11 bắt đầu xử phạt?! Ước tính có đến 20% đến 40 %
phương tiện giao thông xe gắn máy chưa đổi tên chính chủ. Một con số
rất lớn nên cần lộ trình để thực hiện.
Còn nhớ, năm 2004, 2005 TP Hà Nội, một số quận huyện đã ngưng
không cấp đăng ký mới xe gắn máy, người dân có thể đã lách bằng
cách nhờ người thân ở địa Phương khác đứng tên hộ, nay Nghị định 71
CP qui định xử phạt sử dụng xe không chính chủ chẳng khác nào dồn
dân vào chân tường, chắn chắn sẽ không nhận được sự đồng tình.
Đối với dân cũng không nên quá lo lắng. Hiện nay có nhiều phản ứng
như: làm gia tăng số lượng xe đăng ký, cả gia đình chỉ có một chiếc xe,
nhiều người dùng chung phượng tiện. Việc này có thể giải quyết một
cách đơn giản nếu có chính sách cấp thẻ phụ như đã đề cập ở trên.
Việc thuê mướn xe để đi lại thì xử lý cũng dễ nên có qui định phải có
hợp đồng thuê mướn giữa chính chủ và người sử dụng phương tiện là
được.
19



Đối với những xe buýt, xe taxi thì nên có qui định riêng như giấy chứng
nhận, ủy quyền người điều khiển, sử dụng phương tiện của tổ chức sở
hữu xe là được. Còn đối với các nhân thì có hợp đồng thuê, mướn, hay
giấy đồng ý cho sử dụng Phương tiện giữa hai các nhân là được. Không
nhất thiết phải chính chủ.
Và nhân đây cũng đề nghị nên thay đổi mẫu giấy cấp giấy chứng nhận
đăng ký xe bằng thẻ nhựa + mã số, có gắn vi chíp định vị, (giống bằng
lái xe kiểu mới) thay vì bằng giấy bọc nhựa như hiện nay tuổi thọ rất
ngắn và công dụng hạn chế.
Lê Vĩnh Thịnh

Tác phẩm số 7:
Sinh viên và nỗi lo xe “Chính chủ”
Thứ Hai, 19/11/2012, 04:19 PM (GMT+7)
Sự kiện: Giới trẻ ngày nay
Sau ngày Nghị định 71 chính thức có hiệu lực, nhiều sinh viên không dám đi xe
máy ra khỏi nhà.
Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực kể từ 10/11/2012, trong
đó quy định tăng mức phạt đối vớ những chủ xe “không chuyển quyền sở hữu phương
tiện theo quy định” đã tạo ra không ít ý kiến trái chiều trong dư luận.

“Chính chủ” đã đi… nước ngoài
Sau ngày Nghị định 71 chính thức có hiệu lực, nhiều sinh viên không dám đi xe máy ra
khỏi nhà. Trần Thị Thương (khoa Tiếng Anh, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ:
“Nhà mình chỉ có một chiếc xe, mua lại của một người họ hàng nên không nghĩ gì đến
chuyện phải sang tên chuyển chủ. Bây giờ, người đó đã đi nước ngoài, chẳng biết phải
làm sao nữa. Từ hôm biết quy định đến nay, mình để xe ở nhà, đi xe buýt. Nhưng mà từ
nhà trọ ra đến xe buýt phải đi bộ đến cả cây số, những hôm nhỡ xe buýt, phải đi xe ôm.
Đi xe ôm cũng lo, nếu xe của người ta vi phạm quy định, lại rề rà lỡ việc”.

Nguyễn Văn Lâm (K55, Báo chí, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội) nói: “Bọn mình
phải đi thực tế suốt nhưng xe cũng phải “đắp chiếu” mấy hôm nay. Chưa hiểu rõ ràng
quy định là thế nào nên không dám đi. Bạn bè mình có người bị phạt, có người chỉ bị
nhắc nhở. Để xe ở nhà cũng khổ, khu trọ nhà mình chật hẹp, bình thường chỉ để xe buổi
tối đã khó khăn đi lại, bây giờ hầu như cả xóm “án binh”, chủ nhà trọ cứ ra lườm nguýt,
vào kêu than, dọa sẽ tính tiền”.

20


Hầu hết sinh viên đều đi xe của gia đình, xe mượn (Ảnh minh họa)
Vũ Quyết Thắng (K4, Tài chính – Ngân hàng, trường ĐH Hòa Bình) thì “liều” hơn: “Mình
đi làm thêmca đêm xa chỗ trọ, nên bắt buộc phải dùng xe máy. Xe này không phải tên
mình nhưng đành phải… liều thôi. Nhà mình tận Vũng Tàu, cả năm mới sắp xếp về
được một lần, có phải nói về làm thủ tục hay lấy giấy tờ là về được ngay đâu. Đi đường
lúc nào cũng lo nơm nớp”…
Rất nhiều sinh viên đi xe không “chính chủ”
Vũ Thị Trà My (K33, trường ĐH Luật, Hà Nội) phân tích: “Quy định này có từ lâu rồi, nay
chỉ siết chặt thêm và tăng mức phạt để chủ phương tiện tự giác hơn. Tuy nhiên, theo
mình, trước khi áp dụng, cơ quan ban hành nên làm tốt công tác truyền thông, gắn liền
với thực tế nhằm tránh gây hoang mang, hiểu lầm trong nhân dân và lúng túng, khó
khăn trong công tác kiểm tra, xử phạt”. Cũng theo My, “Bộ Công an đã có văn bản
hướng dẫn công an các tỉnh không xử phạt đối với trường hợp chủ phương tiện khẳng
định là xe mượn, xe thuê, xe gia đình nhưng không phải ai cũng có điều kiện cập nhật
thông tin mới nên có thể vẫn bị phạt”. Bên cạnh đó, có rất nhiều bạn sử dụng xe của gia
đình đã qua nhiều đời chủ, giấy tờ đã thất lạc mà người chủ đầu tiên thì không thể xác
định được, nhiều trường hợp mua lại xe qua mạng, qua người quen giới thiệu cho
người quen… nên việc xác định cũng rất khó.
Hầu hết sinh viên đều đi xe của gia đình, xe mượn. Họ chưa có đủ tiền để tự mua xe và
không phải gia đình nào cũng có điều kiện mà mua xe mới. Trong lúc mà việc hướng

dẫn và thi hành Nghị định chưa thống nhất thì rất nhiều bạn lâm vào cảnh “tiến thoái
lưỡng nan”, “dở khóc dở cười”. Có ý kiến cho rằng nên kiến nghị hoãn thi hành, có ý
kiến khẳng định cần thi hành triệt để, cũng có ý thức bức xúc: “Đây là một chủ trương
thiếu tính thực tiễn”.

21


Theo Nguyễn Hà (Sinh viên Việt Nam)

II. Phân tích các góc nhìn của nhà báo qua các tác phẩm báo chí:
Đứng trước một sự kiện, một vấn đề, thường thì mỗi nhà báo đều tự
chọn cho mình một cách tiếp cận riêng để thu hút sự quan tâm và chú ý của
độc giả hơn, cũng là để tạo một luồng ý kiến khác nhau trong dư luận để
cùng luận bàn về vấn đề, sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra. Muốn thấy được
những góc nhìn đa diện của nhà báo thì cần đi sâu vào phân tích những tác
phẩm báo chí trong cùng một sự kiện. Trong đề tài tiểu luận lần này, em xin
chọn sự kiện “Nghị định 71 về việc xử phạt xe không chính chủ” và một số
bài báo tiêu biểu được lựa chọn để làm đối tượng nghiên cứu.
Có thể nhận thấy, dư luận trong thời gian vừa qua đã thật sự “dậy
sóng” trước nội dung mới ban hành trong nghị định 71 về vấn đề xử phạt vi
phạm xe không chính chủ, mức phạt khá lớn, cùng với đó là rất nhiều trường
hợp “siết chặt” đến mức khiến người dân phải “bàng hoàng”. “Xe chính
chủ” có lẽ là từ khóa được tìm kiếm trên mạng google tương đối nhiều trong
thời gian vừa rồi, cũng là chủ đề được bàn luận liên tục ngay cả trong đời
22


sống và trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, đặc biệt đã trở thành cụm
từ tốn rất nhiều giấy mực của báo chí. Rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra

trong các cuộc tranh cãi, tuy nhiên, đông đảo người dân bày tỏ sự bất bình
và không đồng tình trước nghị định có quá nhiều điểm “vô lý” này. Báo chí
vào cuộc với tư cách là tấm gương phản ánh hiện thực. Rất nhiều tác phẩm
báo chí được khai thác dưới góc độ khác nhau, với những cái nhìn khác
nhau. Và mặc dù đây là vấn đề tương đối nhạy cảm, có liên quan đến pháp
luật, và bộ máy chính quyền, các nhà báo vẫn khá khéo léo trong quá trình
khai thác vấn đề dựa trên cơ sở thực tế, đồng thời lồng ghép ý kiến cá nhân
hòa cũng với quan điểm xã hội, từ đó tạo nên những khía cạnh đa chiều cùng
kiến nghị gửi tới Đảng và Nhà Nước có thể xem xét, dung hòa giữa luật
pháp và đời sống nhân dân, nhờ đó Luật pháp vừa mang tính định hướng xã
hội cũng vừa mang tính dân chủ theo đúng bản chất của nhà nước, hợp lòng
dân.
Trong bài viết “Xe không chính chủ bị phạt 10 triệu đồng”- tác giả
Bá Đô của báo điện tử vnepress, đây có thể coi là một trong những bài viết
ban đầu khi mới ban hành nghị định 71 về việc xử phạt xe không chính chủ.
Ở đây nhà báo đã đứng trên góc nhìn tìm hiểu về nội dung liên quan đến một
nghị định mới được ban hành, dựa trên cơ sở pháp luật để phân tích thực
trạng cũng như nội dung của nghị định cho toàn thể nhân dân được biết. Có
thể khẳng định góc nhìn của nhà báo trong tác phẩm này tương đối khách
quan, thậm chí chỉ đứng trên phương diện trình bày, dựa trên các điểm được
ghi trong nghị định và thông qua các con số cùng lời bình luận của nhiều
phía để đánh giá thực trạng tình hình sở hữu xe mô tô trên cả nước.
Bài báo cũng thông qua quan điểm của phía ngành giao thông để nói
về mặc tích cực của nghị định nhưng đồng thời cũng trích dẫn ý kiến không
đồng tình của người dân. Không có thao tác bình luận, phân tích và đánh giá
23


sử dụng nhiều, dường như tác giả chỉ muốn truyền tải nội dung của nghị
định đến với người dân cũng như thông báo mức xử phạt và các hình thức

xử phạt để người dân được rõ hơn. Tóm lại, tác giả bài viết đứng dưới góc
độ luật pháp để nói về vấn đề chứ không phân tích rõ thực trạng làm rõ. Tuy
nhiên, do việc thông qua một vài chi tiết đã đưa được quan điểm của người
dân nên bài báo cũng đảm bảo được cán cân công bằng giữa luật pháp và
nhân dân.
Bài viết “Nghị định về xe chính chủ trái nguyên tắc lập pháp” thì
ngay từ tít bài đã tỏ ra quan điểm không đồng tình với nghị định mới, thậm
chí còn chỉ ra bản chất “trái nguyên tắc lập pháp” của nghị định. Tác giả bài
viết không bày tỏ ý kiến cá nhân mình mà thay vào đó là một cuộc phỏng
vấn, trao đổi với một luật sư nổi tiếng – người có am hiểu về vấn đề luật
pháp để cùng phân tích tính khả thi cũng như bản chất của nghị định mới
ban hành. Từ góc độ Luật pháp cơ bản để nói về nghị định mới là một cách
tiếp cận khá đúng đắn của nhà báo khi muốn đi sâu vào tìm hiểu để giải mã
một cách xác thực nhất một vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi. Bởi lẽ cần
phải xem xét tính khả thi và cả tính hợp lý trong việc thực thi pháp luật ngay
từ đầu tiên mới có thể kết luận được vấn đề đưa ra là đúng hay sai. Qua lời
phân tích của luật sư Trần Đình Triển từ góc độ pháp luật nhìn thẳng vào
thực trạng xã hội hiện nay thì quy định này hoàn toàn không phù hợp. Một
bài báo được phân tích dưới góc độ Luật pháp rồi áp dụng vào thực trạng cụ
thể ở Việt Nam đã chứng tỏ tác giả đã có một cách tiếp cận khá tốt, tuy góc
nhìn này không phải mới mẻ nhưng có vẻ đã trở nên tương đối toàn diện khi
bao quát được toàn thể vấn đề, từ Pháp luật đến tính sai lệch rồi cuối cùng là
thực trạng của người dân. Ngoài ra, tác giả bài báo còn đưa box thông tin
chính là lời trích dẫn trực tiếp của một số nhân vật trong hệ thống chính trị

24


về vấn đề này, đều là những ý kiến phản đối việc ban hành nghị định 71 vì
nó có quá nhiều bất cập và không phù hợp với hoàn cảnh xã hội.

Trong bài viết “Quy định về xe chính chủ, luật không khả thi” –
Báo Người Lao Động đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp bà Lê Thị Nga, đại
biểu Quốc hội để lấy ý kiến và quan điểm của một nhân vật nắm rõ và hiểu
rõ tính chất của nghị định 71. Theo bà Nga cho biết, nghị định lần này cũng
dựa trên quy định của những nghị định cũ trên cơ sở bản chất và hình thức
xử phạt, tuy nhiên do mức phạt quá cao khiến người dân có phản ứng cực
đoan đối với chính phủ. Trong bài phỏng vấn này, tác giả cũng đặt những
câu hỏi với bà Nga chỉ định lỗ hổng và những điểm sai lệch, không phù hợp
đồng thời trưng cầu ý kiến của bà về mức phạt quá cao đối với người dân
hiện nay. Trong bài phỏng vấn, tác giả đã thật sự đứng trên góc nhìn của
người dân để hỏi về luật pháp và đề đạt khúc mắc của về những điểm vô lý
trong nghị định mới ban hành. Cách tiếp cận vấn đề thiên về phía người dân,
tuy nhiên qua bài phỏng vấn thì công chúng biết thêm được thông tin mới về
nguồn gốc của nghị định. Đồng thời trong box thông tin chính là thông điệp
mà cả tác giả bài viết cũng như nhân vật phỏng vấn – bà Lê Thị Nga, đề nghị
chính phủ sớm xem xét lại và giải trình trước quốc hội cũng như trước nhân
dân, để trấn an dư luận trong suốt thời gian vừa qua.
Nói về bế tắc trong việc thực thi nghị định quá nhiều phản ứng từ dư
luận. báo điện tử VietNamNet đã cho đăng một bài viết khá dài và phân tích
cặn kẽ vấn đề cùng với những mâu thuẫn nảy sinh từ luật pháp với cuộc
sống. Bài viết “Xe chính chủ: Hoãn binh có phải là giải pháp?” đem đến
cho người đọc những Cho rằng việc “hoãn binh” không xử lý khi dư luận
đang xôn xao không phải là giải pháp đúng đắn cho thời điểm hiện tại. Bài
viết đứng trên khía cạnh phân tích nguyên nhân dẫn tới “một nghị định đã có
từ rất lâu mà hiện nay mới bắt đầu gây nên những làn sóng phản đối dữ
25


×