Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận luật báo chí vấn đề LUẬT báo CHÍ và đạo đức NGHỀ báo với PHÓNG VIÊN báo CHÍ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.2 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội càng văn minh thì thông tin trên báo chí ngày càng được sử dụng hiệu
quả hơn và có giá trị hơn. Điều đó đún với việc báo chí ngày càng có sức nặng hơn
trong lòng công chúng độc giả. Tuy nhiên, hiện nay báo chí vẫn không được sử
dụng đúng cách của nó. Vẫn còn rất nhiều trường hợp vi phạm đạo đức nhà báo,
hay vi phạm luật báo chí mà cần được sự vào cuộc của các cấp để báo chí giữ được
tính trong sạch của nó.
Báo chí là cơ quan hàng đầu để đưa thông tin cho độc giả. Bên cạnh những
thông tin về đời sống hàng ngày báo chí còn có trách nhiệm thông tin những vấn đề
mang tính đấu tranh và đẩy lùi cái xấu. Nhờ vào vai trò này của báo chí mà xã hội
ngày càng tốt đẹp hơn và công chúng tin tưởng hơn những người làm báo.
Hiện nay, đội ngũ những phóng viên đương đầu với những cái xấu, cái dở
trong xã hội ngày một nhiều hơn. Bằng chứng là những sự thật về cuộc sống càng
trở nên bức bối và được phanh phui nhiều hơn. Khi đó, báo chí đã làm tốt được
công việc của mình.
Bên cạnh những con người luôn phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của
toàn xã hội thì còn đó rất nhiều những điểm nóng về sự tha hóa biến chất của đạo
đức nghề nghiệp. Hiện tượng các nhà báo tống tiền, nhận hối lộ ngày một nhiều và
xuất hiện với tấn xuất lớn.
Phát hiện và phanh phui những sự vụ này là việc làm quan trọng và có ý nghĩa
to lớn trong việc nêu cao giá trị luật pháp và đạo đức nghề nghiệp của báo chí hiện
nay.

1


Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, xin được nhìn lại một số sự vụ trên cơ sở
con mắt khách quan của một sinh viên báo chí nhìn nhận vấn đề đạo đức nghề
nghiệp và pháp luật nghề nghiệp hiện nay.
Hai trong số nhiều vấn đề được nhìn nhận ở đây là sự vụ về nhà báo Hà Phan,
phóng viên Báo Tiền Phong đã bị bắt trong vụ cưỡng đoạt tài sản của Công ty Cổ


phần xi măng Sài Gòn. Thứ hai là vụ việc của nhà báo Phùng Thế Dũng - phóng
viên, phó trưởng Cơ quan đại diện Báo Văn nghệ tại các tỉnh Nam Trung bộ nhận
tiền chạy án của cha bị cáo trong một vụ án hình sự. Đây chỉ là hai trong số rất
nhiều những sự vụ mà nhà báo bị dính vào những án tù tội. Và xét về nhiều mặt
khác nhau thì hai sự vụ này liên quan đến cả vấn đề đạo đức và luật báo chí nói
chung.

2


I.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN

Trước hết xin nêu ra một số vấn đề về lý luận để có thể có những tiền đề giúp
giải quyết những nội dung chung nhất của bái tiểu luận này.
Nói đến vấn đề luật báo chí cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
là những vấn đề rất rộng và nó bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Trong khuôn
khổ nội dung này xin nói sơ qua một vài vấn đề để bổ trợ nội dung cho phần thực
hành sau đó:
1.
Vấn đề Luật báo chí hiện nay
1.1
Giới thiệu luật báo chí.
Luật báo chí bao gồm những quy định, những điều lệ chung nhất về cách
hàng sử của nhà báo với những quan hệ trong xã hội và quan hệ với đồng nghiệp.
những quan hệ này được pháp luật quy định cụ thể bằng những điều luật và những
nội dung luật cụ thể tại luật báo chí hiện hành.
Bộ luật báo chí đầu tiên được được Bộ tư pháp ban hành vào năm 1957 với
những điều luật “sơ khai” nhất để bảo vệ quyền lợi và nêu cao trách nhiệm của nhà

báo với nguồn tin và công chúng. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo cũng được nêu và phản ánh trong bộ luật này.
Ngay sau đó, năm 1989 và năm 1990 là hai năm sửa đổi bộ luật này. Hiện nay,
luật báo chí bao gồm 7 chương, 29 điều. Luật báo chí nhằm đảm bảo quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngôn luận của công dân, phù hợp với lợi ích của xã hội và của
công dân. Để phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Đất nước.
Luật báo chí năm 1990 đã có rất nhiều đổi mới tiến bộ, thắt chặt hơn vai trò
luật pháp trong quản lý báo chí và những quy định hành sử của báo chí, nhà báo
nói chung.
1.2
Luật báo chí hiện nay

3


Luật báo chí hiện nay ngày một hoàn chỉnh hơn trong các quy định và những
điều lệ nhằm thiết chặt hơn các mối quan hệ nghề nghiệp của những người làm
báo. Đồng thời bảo vệ quyền lợi của công chúng khi tiếp cận với báo chí.
Cần phải có sự phân biệt rạch ròi những quy định và vai trò khác nhau của
những đối tượng khác nhau tỏng tòa soạn báo với luật báo chí. Hiện nay, với luật
báo chí thì người chịu trách nhiệm lớn nhất với bài viết của mình khi có sai phạm
trên báo chí lại chính là tác giả của bài báo mà người có trách nhiệm trong việc đưa
bài báo ra với công chúng thì hầu như không có trách nhiệm gì. Hay nói cách khác,
cần tách bách trách nhiệm giữa các đối tượng khi bài báo thực sự có sai phạm khi
nó được đưa ra trước công chúng.
Chúng ta có thể phân biệt với ba đối tượng như sau: tổng biên tập, tác giả bài
báo và cơ quan chủ quản của tòa soạn báo. Xét trên mọi góc độ khác nhau về Luật
báo chí thì ba đối tượng này có mối quan hệ ràng buộc với nhau và chịu sự chi
phối của nhau. Nên nhất thiết cần phải có sự tách bách trách nhiệm giữa các bên

với nhau.
Trong quá trình quy kết trách nhiệm thì tổng biên tập và cơ quan chủ quan lại
không mấy liên quan khi là người trực tiếp chịu trách nhiệm đưa bài báo ra với
công chúng báo chí. Với cơ quan chủ quản thì là người chịu trách nhiệm trực tiếp
trong việc bổ nhiệm chức vụ đúng hay không đúng với tổng biên tập nên cũng là
người có trách nhiệm trong những sai phạm mà phóng viên gây nên. Chính vì vậy,
cần có sự công bằng và tạo mối liên quan trong mối quan hệ các bên này.
Một phản hồi khác là theo nghiên cứu thì báo chí được xem là lĩnh vực ít
tham nhũng nhất nên có một đề xuất là khi người làm báo có sai phạm thì chỉ đánh
vào lỗi hành chính mà không quy kết lỗi hình sự. Cũng bởi một lý do khác, báo chí
là một loại hình đặc thù với những công việc chuyên trách nên khi tham gia điều
tra báo chí cũng nên được xét là người thi hành công vụ bởi người làm báo cũng là
người bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý. Xét đến cùng thì trong một số trường hợp luật
báo chí chưa thực sự được sử dụng và thi hành một cách có chuẩn mực.
4


Luật báo chí cũng cần có những quy định rõ ràng hơn về việc làm như thế nào
trong một sản phẩm báo chí về hình thức cũng như nội dung. Hay một vấn đề quan
trọng khác nữa là vấn đề quảng cáo trên báo chí. Quảng cáo là nguồn thu chính cho
cơ quan báo chí nhưng dường như các cơ quan đang lợi dung một cách quá đà
quảng cáo. Quảng cáo hiện nay không hề có một quy định nào cho phù hợp.
Hiện nay, luật báo chí ngày càng được tôn trọng và sử dụng một cách rộng rãi
trong đội ngũ những người làm báo và công chúng. Và những quy định của Luật
báo chí bổ sung dường như sẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn nhiều trong việc thi
hành luật.

2.

Vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.


2.1

Khái niệm

Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc
về vấn đề tốt - xấu, hơn nữa xem như là đúng - sai, được sử dụng trong 3 phạm vi:
lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được
gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học
và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau,
với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được
thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Nói đến đạo đức là xét trên vấn đề đạo lý hành sự của con người với con
người. Khi quy chiếu vấn đề này vào đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cũng có
một số nội dung cần được nêu bật.
5


Theo TS. Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn Đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo có làm rõ khái niệm này như sau: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những
quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong mối
quan hệ nghề nghiệp. Trong quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thì vấn đề
lương tâm nghề nghiệp của nhà báo được đặt lên hàng đầu và có vấn đề then chốt
với các quan hệ nghề nghiệp của nhà báo nói chung và với công chúng và nguồn
tin nói riêng.
Trong quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam quy định rõ yêu
cầu với người làm báo Việt Nam: “Tuyệt đối chung thành với sự nghiệp xây dựng
và bảo về Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam” và coi đây là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất.
2.2

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo hiện nay

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo hay vấn đề đạo đức báo chí hiện đang là
vấn đề nổi cộm hiện nay. Báo chí là lực lượng xung kích tham gia vào công cuộc
cải tạo xã hội và xây dựng xã hội mới tốt đẹp và văn minh hơn.
Đạo đức báo chí là vấn đề đang được quan tâm. Báo chí đã và đang tích cực
trong vấn đề nêu cao đạo đức và cách ứng xử của con người hiện nay. Để biết
được những vấn đề có tôn trọng quy tắc ứng xử của đạo đức hay không cần soi xét
vào những biểu hiện của nó. Hiện nay, báo chí đã có những việc làm rât tích cực
giúp cho con người có thể biết và tin tưởng vào sự phát triển chung của toàn xã
hội. Những vấn đề được quan tâm như báo chí luôn có ý thức giũ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, những truyền thống tốt đẹp; tích cực tham gia vào công tác từ thiện,
công tác xã hội, biểu dương cái tốt cái thiện trong xã hội. Bên cạnh đó, báo chí nêu
cao đạo đức nghề nghiệp bằng cách tôn trọng những quy định nghề nghiệp và luật
6


báo chí, gắn bó những vấn đề lý luận nghề với vấn đề thực tiễn cuộc sống. Cùng
với đó, nhà báo cũng luôn phải nêu cao tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước và
trung thành với lợi ích của nhà nước và nhân dân…
Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và nhân dân sẽ thấy tin tưởng hơn khi có nhiều
hơn những ngôi nhà tình nghĩa được xây, người dân vùng lũ được lo cải tạo cuộc
sống, những tấm gương nhà báo lăn lộn với thực tiễn cuộc sống để viết và để ghi
nhận…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề đạo đức cũng trở nên nhức nhối với những sự
vụ liên quan tới tiêu cực và vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo hiện nay. Những con số, những biểu hiện vi phạm gần như nhiều hơn và có xu

hướng tăng trong giai đoạn hiện nay.
Những biểu hiện cụ thể được nêu ra như số lượng các vụ án, những mặt trái
những tiêu cực của xã hội ngày càng được đưa lên mặt báo với tần xuất lớn dần;
những vấn đề được đưa lên báo chí hiện nay cũng bao hàm cả những vấn đề thiếu
tính nhân văn, nhân đạo, thiếu trách nhiệm xã hội…
Những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo xuất hiện ngày
một nhiều hơn và có tính chất nghiêm trọng hơn. Vấn đề nhà báo tống tiền các
doanh nghiệp hay nhận hối lộ nhằm “chạy án” cho những sai phạm trong cuộc
sống là những biểu hiện sai phạm lớn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo bị tha
hóa, biến chất. Những nội dung này khiến cho báo giới có những vết ố khó có thể
xóa bỏ. Không chỉ vi phạm về đạo đức mà luật báo chí cũng bị vi phạm một cách
nghiêm trọng.

7


Những vấn đề này cần nhanh chóng được giải quyết và cần được đẩy lùi để
cho nền báo chí luôn trong sáng và làm tốt được vai trò thông tin và định hướng
công chúng của nó.

II.

THỰC TIỄN BÁO CHÍ HIỆN NAY.

1.

Vụ việc của nhà báo Hà Phan, báo Tiền Phong.

1.1


Giới thiệu vấn đề.

Hà Phan là bút danh của nhà báo Phan Hòa Bình, phó tổng thư kí tòa soạn báo
Tiền Phong. Ông Phan Hà Bình sinh năm 1969, mới được bổ nhiệm làm Phó tổng
thư ký tòa soạn, làm việc tại văn phòng phía nam của Báo Tiền Phong sau nhiều
năm làm phóng viên chuyên trách mảng kinh tế. Đáng lưu ý, tháng 7/2010 báo
Tiền Phong có văn bản gửi Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm đề nghị có
biện pháp thích hợp bảo vệ nhà báo Hà Phan vì một số lời đe dọa liên quan loạt bài
điều tra "Biệt thự bức tử rừng thông" đăng trên báo này.
Vụ việc được phát hiện vào đầu tháng 10/2010 với tội danh chiếm đoạt tài
sản. Nguồn tin từ cơ quan an ninh cho hay, trước khi xảy ra vụ việc, ông Bình với
bút danh Hà Phan đã cùng phóng viên khác có một số bài viết mang "Nội dung bất
lợi cho công ty cổ phần Tân Kỳ thuộc tập đoàn Đầu tư Sài Gòn".
Theo kết luận điều tra, ngày 13/9/2010, Phan Hà Bình với bút danh Hà Phan
đã cùng một đồng nghiệp viết bài "SGT và KBC - Dự án tỷ đô đầu voi đuôi chuột"
với nội dung bất lợi cho công ty Cổ phần xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ (thuộc tập
đoàn Đầu tư Sài Gòn). Trong thời gian thu thập thông tin để viết bài và sau khi bài
báo đăng, ông Hà Phan đã nhiều lần đến gặp bà Nguyễn Cẩm Phương (Giám đốc
8


Truyền thông của tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) để đòi chi tiền, nếu không sẽ tiếp tục
đưa các bài báo gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Bị bà Phương từ chối, liên tục trong tháng 9, tháng 10/2010, Hà Phan đã viết
và đăng trên báo Tiền Phong các bài liên quan đến dự án kinh tế của những công ty
thành viên tập đoàn Đầu tư Sài Gòn như: "Cổ phiếu bất thường trên sàn Hà Nội",
"Cách nào kiểm soát được giá cổ phiếu bất thường", đề cập việc công ty Cổ phần
Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn đã tạm ngưng hoạt động nhưng giá cổ phiếu vẫn
cao nhất trên sàn Hà Nội.
Theo cơ quan điều tra, sau khi báo đăng, ông Hà Phan lại nhiều lần chủ động

gặp bà Phương gây áp lực buộc phải đưa 200 triệu đồng để dừng đăng các bài viết
gây bất lợi, và chi thêm 3.000 USD sẽ viết bài khác lấy lại uy tín cho doanh
nghiệp. Sau đó, bà Phương đã báo sự việc với cơ quan chức năng.

Nhà báo Hà Phan.
Quá trình điều tra, ông Bình còn khai nhận, khoảng tháng 3/2009, phát hiện
trong bản cáo bạch của công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Lương Tài có điểm
9


không chính xác nên đã liên hệ với lãnh đạo công ty để thu thập tài liệu viết bài.
Đồng ý với đề nghị trên, ông Bùi Đình Hưng (Chủ tịch HĐQT công ty Lương Tài)
đã hẹn gặp nhà báo tại quán thịt cừu Thuận Tuấn (quận 1, TP HCM).
Tại đây, ông Bình đòi phải chi cho mình 1.000 USD nếu không sẽ viết bài gây
ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Theo đó, ngay hôm sau, ông Hưng đã phải đưa
cho Bình số tiền trên tại quán cà phê Zenta (quận 1, TP HCM).
Trước khi bị bắt, ông Phan Hà Bình còn là tác giả loạt bài "Biệt thự bức tử
rừng thông" đăng trên báo Tiền Phong vào tháng 7/2010. Trong đó, ông Bình nêu
đích danh một số quan chức, doanh nhân đã có những hành vi “bôi trơn”, mua bán
dự án, có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Sau khi loạt bài trên được đăng, ông Bình đã liên tiếp nhận được tin nhắn của
một số điện thoại lạ, đe dọa sẽ "xử" cả gia đình ông. Nhà báo này đã trình báo sự
việc với các cơ quan chức năng. Ban biên tập báo Tiền Phong cũng gửi công văn
tới lãnh đạo Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), lãnh đạo
Công an tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo Công an TP. Hồ Chí Minh yêu cầu xác minh,
xử lý những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số doanh nhân và quan
chức ở Lâm Đồng được nêu trong loạt bài của ông Bình. Ngoài ra, báo Tiền Phong
còn đề nghị các cơ quan pháp luật có biện pháp bảo vệ ông Bình và gia đình.
1.2


Phân tích vấn đề.

Trước hết phải khẳng định việc làm của nhà báo Hà Phan là hành động sai
quy định của pháp luật và không tôn trọng đạo đức nghề nghiệp của một nhà báo.
Vấn đề này mang tính nghiêm trọng nếu đứng trên phương diện pháp luật nhìn
nhận còn nếu về mặt đạo đức thì nó thiếu đi sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp cũng
như thiếu văn hóa ứng xử với những quan hệ khác nhau trong công việc.
10


Trước hết, xét trên bình diện pháp luật của Nhà nước hiện hành thì việc
làm của nhà báo Hà Phan có thể nhận định đó là chiếm đoạt tài sản của công dân.
Nếu xét trên bình diện này nhà báo không chỉ mất đi uy tín mà còn phải chịu mức
hình phạt của pháp luật hiện hành. Mọi người dân thường khi vi phạm pháp luật
đều phải chịu mức án theo định. Còn đây, một nhà báo đang có vai trò và nghĩ vụ
đem sự thật đến với công chúng thì điều đó càng khó có thể chấp nhận được.
Nhà báo Hà Phan, người đã tìm hiểu và điều tra về sự thật của công ty Cổ
phần xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ (thuộc tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) về những sai
phạm của công ty trong quá trình triển khai dự án. Tuy nhiên, sau khi biết sự vụ
nhà báo lại không thực hiện nhiệm vụ của mình là thông tin cho công chúng biết
mà lại giấu chuyện với ý đồ đem lại lợi ích cho bản thân.
Sự việc của nhà báo Hà Phan xét đến cùng thì vi phạm nghiêm trọng những
quy định của pháp luật. Theo điểm a khoản 3 điều 135 Bộ luật Hình sự thì sự việc
này mang tính chất của việc “Chiếm đoạt tài sản”. Nhà báo Hà Phan phải đứng
trước mức án tù từ 7 – 15 năm tù.
Xét trên phương diện luật báo chí. Hà Phan cũng vi phạm nghiêm trọng
Luật báo chí. Theo Luật báo chí năm 1990 quy định nhiệm vụ của Nhà báo là có
quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân
dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
của công dân. Bên cạnh đó, nhà báo Không ai được lạm dụng danh nghĩa nhà báo

để làm việc vi phạm pháp luật.
Nếu xét trên hai quy định này của Luật báo chí thì việc làm của nhà báo Hà
Phan vi phạm nghiêm trọng cả hai vấn đề này. Nhà báo đã không làm đúng chức
trách và nhiệm vụ của một người làm báo.
11


Với một người làm báo, quy định hiện hành đã nêu rất rõ về quy định phải
làm của một nhà báo là thông tin đầy đủ và trung thực những thông tin mà mình đã
tìm được và có xác minh. Nhà báo khi đưa thông tin cho công chúng tiếp cận phải
chịu hoàn toàn về tính chính xác và khách quan của vấn đề. Tuy nhiên, Hà Phan đã
không hề nói sự thật về vụ việc của công ty nằm trong tập đoàn Đầu tư Sài Gòn.
Không những vậy, lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của mình Hà Phan còn tổ
chức tống tiền ban lãnh đạo công ty khi mình thu thập được những thông tin bất lợi
cho công ty này. Việc làm này là hoàn toàn sai trái, vi phạm nghiêm trọng Luật báo
chí.
Xét về đạo đức nghề nghiệp. Nếu xem xét trên việc nhà báo làm sai quy định
nghề nghiệp là sai hướng phát triển chung của báo chí hiện đại. Hay nói cách
khác, xét việc đạo đức nghề nghiệp thông qua những vụ án ngày càng được đưa
nhiều lên mặt báo, những thuần phong mĩ tục bị bỏ mặc… Còn nếu xét việc nhà
báo tống tiền, cướp đoạt tài sản trên danh nghĩa báo chí thì nó là hành động tha hóa
về đao đức nghề nghiệp.
Một nhà báo, xét đến cùng cũng sẽ có lương tâm nghề nghiệp và những quy
định về cách ứng xử trong cuộc sống. Khác với các ngành nngheef khác, báo chí
đòi hỏi mỗi người làm báo phải có sự tỉnh táo và tinh tường khi tiếp cận với nghề.
Nhưng đòi hỏi này luôn theo sát sự nghiệp của mỗi người. Chính vì vậy, một nhà
báo có những hành vi sai phạm trong đạo đức nghề nghiệp luôn là những vết hoen
trong sự nghiệp. Sự vụ của nhà báo Hà Phan đã chó thấy những cám dỗ khó có thể
tránh khỏi của người làm báo.
Nhà báo là những người hiểu luật nhất nhưng vướng phải một phút xa ngã là

vướng vào vòng lao lý. Đã có rất nhiều trường hợp nhà báo nổi tiếng, có tên tuổi
trong làng báo nhưng chỉ vì sơ sẩy mà không thể giữ mình được.
12


Như vậy, xét nhiều phương diện khác nhau thì việc người cầm bút có những
quyết định như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến công chúng không những thế còn có
nghĩa vụ định hướng công chúng. Chính vì vậy, mỗi nhà báo cần phải hiểu và làm
nổi bật được nội dung này.
2.

Vụ việc về nhà báo Phùng Thế Dũng - phóng viên, phó trưởng Cơ

quan đại diện Báo Văn nghệ tại các tỉnh Nam Trung bộ
2.1

Giới thiệu vấn đề.

Cuối tháng11/2011, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa có văn bản báo cáo với
chánh án TAND TP. Nha Trang (Khánh Hòa) về dấu hiệu nhận tiền chạy án của
luật gia, nhà báo Phùng Thế Dũng liên quan đến vụ án hình sự Đỗ Duy Trí “trộm
cắp tài sản”.
Theo gia đình bị cáo Trí, ông Dũng đã nhận 70 triệu đồng là số tiền trọn gói
để ông lo cho Trí được tại ngoại và hưởng án treo. Gia đình Trí đã cung cấp giấy
nhận tiền do chính ông Dũng viết ngày 1/8 với nội dung: “Tôi tên Phùng Thế
Dũng, địa chỉ 404C đường Lê Hồng Phong,Nha Trang, có nhận của anh Đỗ Văn
Thu, xã Cam Thành Nam, TP.Cam Ranh, số tiền 70 triệu đồng để làm giúp công
việc cho gia đình ông theo thỏa thuận.Nếu không (đúng) sẽ hoàn lại đủ số tiền đã
nhận””nhưng trả lời các phóng viên, ông Dũng vẫn không thừa nhận. Ngày
30/11/2011, TAND TP Nha Trang đã tuyên xử phạt bị cáo Đỗ Duy Trí 30 tháng tù

giam về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS.
Phóng viên Tiền Phong đọc một đoạn trích ghi âm lời trao đổi của người nhà
Trí và ông Dũng: "Bữa trước anh nghĩ chắc Dũng chưa lo cho bên kia nên họ lèng
èng? - Không phải, hai chỗ kia là nó thống nhất rồi, nhưng cái chỗ thứ ba nó thấy
hai bên này sao lúc họp nào cũng đề xuất, vì nó hay họp án với nhau, nó đề xuất
13


trường hợp này. - Vậy là đưa thêm hai chục nữa là bảy chục, phải không? - Đúng
rồi. - Khi nãy em nói là em giao năm chục rồi, còn hai chục để giao cho thằng A.
gì đó phải không? - Đúng rồi,đúng rồi… ".
Chỉ vài tiếng sau đó, với tâm lý hốt hoảng, ông Dũng đã lập tức vào Cam
Ranh hoàn trả 70 triệu đồng và yêu cầu gia đình bị cáo Trí ký vào giấy đính chính
do ông viết sẵn với nội dung: Gia đình có đưa ông Dũng 70 triệu đồng để nhờ ông
đi khắc phục thiệt hại chứ không phải đi “chạy án". Tuy nhiên, gia đình bị cáo Trí
chỉ đồng viết giấy biên nhận lại số tiền, nói rõ sẽ dùng số tiền trên để khắc phục
bồi thường cho người bị hại.

Giấy nhận tiền của nhà báo Phùng Thế Dũng
Sáng 28/11, tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, trước sự chứng kiến
của luật sư Phan Bạch Mai, ông Đỗ Văn Thu (cha bị cáo Trí) đã tự nguyện giao
nộp toàn bộ chứng cứ gốc, phản ánh việc ông Dũng nhận tiền hứa lo cho Trí được
tại ngoại và án treo.
14


Ngay sau tiếp nhận tin báo tội phạm, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Khánh Hòa đã có chỉ đạo tiến hành điều tra làm rõ vụ việc và xử lý
nghiêm minh theo quy định pháp luật đối với vị này
Đây là những tình tiết liên quan tới nhà báo Phùng Thế Dũng nhận tiền chạy

án cho bị cáo Trí.

2.2

Phân tích vấn đề.

Cũng giống như sự việc của nha báo Hà Phan ở trên, những việc làm của nhà
bào Phùng Thế Dũng đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, luật báo chí và
những chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp.
Ở đây, xin được phân tích kỹ hơn về vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong việc
làm của nhà báo này.
Nhà báo Phùng Thế Dũng người phụ trách một mảng quan trọng trong một tờ
báo chắc hẳn hiểu rất rõ luật báo chí và quy định của pháp luật nhưng lại có hành
động vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp là việc làm không thể chấp nhận
được.
Vấn đề đạo đức nghề báo ở đây bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Khác với
sự việc của nhà báo Hà Phan ở trên. Ở đây, Phùng Thế Dũng dù biết hành động
chạy tội của mình cho đối tượng khác là hoan toàn sai nhưng vẫn lợi dụng uy tín
của một nhà báo mà làm điều đó. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị đạo
đức của một nhà báo mắc phải.
3.

Một số sự vụ khác.
15


Bên cạnh những sai phạm của giới báo chí nói chung trong quá trình làm nghề
thì những hành vi sai trái của công chúng và những người thi hành pháp luật tới đội
ngũ nhà báo cũng là những vấn đề nhức nhối cần có sự vào cuộc của nhiều bên để
cho báo chí thực sự trở thành kênh thông tin quan trọng.

Hiện nay, xuất hiện rất nhiều những sự viêc ảnh hưởng đến công việc của nhà
báo trong quá trình tác nghiệp. Không chỉ những sai phạm do người dân mang lại
mà ngay cả những sự vụ còn được gây ra bởi những người thi hành pháp luật. Tùy
vào mục đích khác nhau mà họ cấm nhà báo hoạt động, đánh đạp và gây thương
tích cho đội ngũ nhà báo.
Sự việc hai phóng viên VOV bị lực lượng công an đánh đạp trong vụ tranh
chấp đát đai tại Văn Giang – Hưng Yên, vụ nhà báo Giáo dục Việt Nam bị đánh tại
Sân vận động Mỹ Đình trong thời gian qua cũng là những điển hình để có chế tài
tốt hơn bảo vệ đội ngũ những người đưa tin như vậy.
Ngoài ra, nhiều vụ nhà báo bị người nhà đốt như vụ nhà báo Hoàng Hùng
cũng là những điển hình cho công lý đang bị “đùa giỡn” bởi những người không
hiểu luật pháp.
Thiết nghĩ cần có chế tài đủ tính dăn đe cho những hành động sai phạm này.
Báo vệ lực lượng nhà báo cũng chính là báo vệ nguồn thông tin tin cậy khi tới công
chúng và là bảo vệ những xứ giả của thời đại.
Hiện nay, luật báo chí hay những bộ luật khác được quy định không mấy đủ
tính răn đe và cũng không mấy bênh vữc quyền lợi cho người làm báo. Giả sử, luật
báo chí có chú trọng tới bảo vệ quyền lợi của người đưa tin như nhà báo nhưng
tính chất và cách thức thực thi luật lại quá hạn chế nên không tạo được niềm tin và
không tạo được cơ sở pháp lý đủ lớn.
16


III.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Những vấn đề sự thật về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo liên quan mật thiết
tới sự phát triển cũng như xu hướng phát triển của báo chí hiện nay. Những sự vụ
cụ thể này giúp nâng cao đức nghề nghiệp và giúp cho những sinh viên báo chí

chập chững vào nghề có những kinh nghiệm tốt hơn để bước vào nghề. Cụ thể
những bài học kinh nghiệm sau:
1.

Tôn trọng pháp luật hiện hành.

Không chỉ riêng báo chí hay bất kì công việc nào khác cũng cần có những sự
tôn trọng quy định và các chế tài của pháp luật. Chính vì vậy mỗi người khi cầm
bút, muốn viết một vấn đề gì đó cần phải suy xét thật lỹ xem vấn đề có ảnh hưởng
gì tới công chúng và có vi phạm pháp luật không.
Mỗi người làm bào cần tìm hiểu thật kỹ về những quy định pháp luật và hiểu
nó để tránh những sai phạm sau này.
2. Coi luật báo chí là kim chỉ nam cho mọi hoạt động thực tiễn.
Luật báo chí là những quy định chung nhất với những người làm báo. Mỗi
người đến với báo chí cần hiểu rõ và tuân thủ mọi quy định của nó.
Luật báo chí quy định những nhiệm vụ, vai trò, những điều cần tránh của nhà
báo trong quá trình tác nghiệp.
3. Đạo đức nghề nghiệp cần được tôn trọng.

17


Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc ứng xử chung nhất của
nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Trong bất kỳ một nghề nào cũng có
quy định về đạo đức nghề nghiệp. Riêng với báo chí đạo đức nghề nghiệp rất quan
trọng với người làm báo. Bởi với báo chí là nghề mang lại thông tin cho độc giả, có
vai trò quan trọng trong việc định hướng công chúng. Những việc làm hay những
thông tin mà nhà báo mang lại sẽ tạo ảnh hưởng nhiều tới công chúng báo chí
chính vì vậy mà mỗi nhà báo cần học cho mình những quy tắc ứng xử sao cho phù
hợp với thuần phong mỹ tục và những quy định của pháp luật nói chung.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo rất quan trọng chính vì vậy mà mỗi sinh
viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cần có những bài học và chủ động trau
dồi để có kinh nghiệm thật tốt trong quá trình làm nghề.
4. Trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.
Báo chí là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Cần có những chuẩn mực
chúng nhất về lý luận và kỹ năng làm nghề mới có thể làm tốt công việc được.
Chính vì vậy, khi còn là sinh viên cần phải trau dồi thật tốt kiến thức để thật vững
vàng khi bước vào nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


1.

/>
muc-an-7-15-nam-tu/
2.

/>
Phan/58/6218446.epi
3.

/>
%E2%80%9D_co_quan_andt_trieu_tap_lanh_dao_mot_so_bao-621677170.html
4.

/>
n_hoi_lo-6-21662857.html
5.


/>
dao-12969181.html
6.

/>
trang-a28485.html
7.

Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững

chủ biên (NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội - 2000).
8.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. TS. Nguyễn Thị Trường Giang

(NXB Chính trị - Hành chính Hà Nội - 2011).
9.

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Dương Xuân Sơn, Đinh Văn

Hường, Trần Quang chủ biên (NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội - 1995).
10.

Báo chí Thế giới và xu hướng phát triển. TS. Đinh Thị Thúy Hằng chủ

biên (NXB Thông tin, Hà Nội - 2008).

19



11.

Tác phẩm báo chí tập 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên (NXB

Lý luận chính trị, Hà Nội - 2006).
12.

Báo chí truyền thông hiện đại, từ hàn lâm đến đời thường. PGS.TS.

Nguyễn Văn Dững chủ biên (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội - 2011)

20



×