Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên thpt module 14, 17, 25, 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.06 KB, 23 trang )

NỘI DUNG 3
(khối kiến thức tự chọn, thời lượng: 60 tiết):
Căn cứ chương trình BDTX của bậc học, cấp học (ban hành kèm theo
các Thông tư số 30, 31, 32, 33 ngày 08/8/2011 và Thông tư số 36 /2011/TTBGDĐT ngày 18/8/2011 của Bộ GD&ĐT) và căn cứ vào khả năng, năng lực
của bản thân, tôi lựa chọn 4 mô đun (trong tổng số các mô đun thuộc chương
trình BDTX) để bồi dưỡng trong năm học(Môđun 14,17,25,29)

MÔ ĐUN 14
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
1.1. Dạy học tích hợp là gì ?
- Dạy học tích hợp được hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó
toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ
ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ các quá
trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động.
Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo
dục Hs phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
1.2. Kế hoạch dạy học là gì ?
Kế hoạch dạy học là bản chương trình công tác do giáo viên soạn thảo ra bao
gồm toàn bộ công việc của thầy và trò trong suốt năm học, trong một học kì,
đối với từng chương hoặc một tiết học trên lớp.
Ta có thể chia kế hoạch dạy học của giáo viên thành hai loại: Kế hoạch năm
học và kế hoạch bài học (còn gọi là giáo án hay bài soạn).
1.3. Cách lập kế hoạch năm học
1


- Xác định mục tiêu
- Dự kiến kế hoạch thời gian để đảm bảo hoàn thành chương trình một cách
đầy đủ và có chất lượng (ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc).
- Liệt kê tài liệu, sách tham khảo, phương tiện dạy học có sẵn hay cần tự tạo.
- Đề xuất những vấn đề cần trao đổi và tự bồi dưỡng liên quan đến nội dung


và phương pháp dạy học.
- Xác định yêu cầu và biện pháp điều tra, theo dõi học sinh để nắm vững đặc
điểm, khả năng, trình độ và sự tiến bộ của họ qua từng thời kì.
- Nghiên cứu kĩ chương trình minh sẽ dạy, sách giáo khoa và tài liệu có liên
quan, trước hết để nắm được tư tưởng chủ đạo, tinh thần nhất quán đối với
môn học, thấy được các điểm đổi mới trong sách. Đây là vấn đề rất quan
trọng vì sách giáo khoa ấn định kiến thức thống nhất cho cả nước. Nếu có
điều kiện nghiên cứu cả chương trình lớp dưới và lớp trên thì có thể tranh
thủ tận dụng kiến thức cũ để học sinh không phải học lại hoặc hạn chế vấn
đề thuộc lớp trên.
- Nghiên cứu tình hình thiết bị, tài liệu của trường và của bản thân mình.
Thấy đuợc tình hình trang thiết bị, giáo viên mới có kế hoạch mua sắm bổ
sung, có kế hoạch tìm hiểu, lắp ráp, sử dụng hay chuẩn bị các mẫu đồ dùng
dạy học do giáo viên tự làm hay cho học sinh làm.
- Nghiên cứu tình hình lớp học sinh được phân công dạy về các mặt: Trình
độ kiến thức, tinh thần thái độ, hoàn cảnh, kĩ năng thực hành ở các năm
trước.
-Nghiên cứu bản phân phối các bài dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo để chủ
động về thời gian trong suốt quá trình dạy.
1.4. Các kiếu bài soạn
2


Có nhiều cách phân loại bài soạn. Cách phân loại dưới đây dựa vào mục tiêu
chính của bài soạn, bao gồm:
- Bài nghiên cứu kiến thức mới;
- Bài luyện tập, củng cổ kiến thức;
- Bài thực hành thí nghiệm;
- Bài ôn tập, hệ thống hoá kiến thức;
- Bài kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng.

1.5. Các bước xây dựng bài soạn
Xác định mục tiêu của bài học cần có và chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu
về thái độ trong chương trình.
Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để: Hiểu chính xác, đầy
đủ những nội dung của bài học, xác định những kiến thức, kĩ năng thái độ cơ
bản cần hình thành và phát triển ở HS. Xác định trình tự lôgic của bài học.
Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS: xác định những
kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có. Dự kiến những khó khăn,
những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
Lựa chọn PPDH, phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và
cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cục, chủ động sáng
tạo phát triển năng lực tự học.
Xây dựng kế hoạch bài học: xác định mục tiêu thiết kế nội dung, nhiệm vụ,
cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt được cho từng hoạt động
dạy của GV và hoạt động học tập của HS.
1.6. Cấu trúc của một kế hoạch bài học
a.Mục tiêu bài học :
3


* Mục tiêu kiến thức: gồm 6 mức độ
Nhận biết: Nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin.
Thông hiểu: Giải thích được, chứng minh được.
Vận dụng: Vận dụng nhận biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra.
Phân tích: chia thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ và thiết lập mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chứng.
Tổng hợp: Thiết kế lại thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ
sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.
Đánh giá: Thảo luận về giá trị của một tư tưởng, một phương pháp, một nội
dung kiến thức. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc

trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, hiện tượng.
* Mục tiêu kĩ năng: gồm hai mức độ: làm được, biết làm và thông thạo
(thành thạo).
* Mục tiêu thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm
phát triển con người toàn diện theo mục tiêu GD.
b.Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên chuẩn bị các TBDH (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, …) các phương
tiện và tài liệu dạy học cần thiết.
GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
và đồ dùng học tập cần thiết).
c. Tố chức các hoạt động dạy học:
Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy học cụ thể. có thể
phân chia các hoạt động theo trình tự kế hoạch bài học như sau:
Hoạt động nhằm kiểm tra, hệ thống, ôn lại bài cũ, chuyển tiếp sang bài mới.
4


Hoạt động nhằm hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt
vấn đề
Hoạt động nhằm để HS tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, quy nạp, suy diễn
để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề.
Hoạt động nhằm rút ra kết luận, tổng hợp, hệ thống kết quả, hệ thống hoạt
động và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề
Hoạt động nhằm tiếp tục khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để vận dụng
vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sổng.
Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
Tên hoạt động.
Mục tiêu của hoạt động.
Cách tiến hành hoạt động.
Thời lượng để thực hiện hoạt động.

Kết luận của GV về những kiến thức kỉ năng, thái độ HS cần có sau hoạt
động những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kỉ năng, thái độ
đã học để giải quyết, những sai sót thường gặp, những hậu quả có thể xảy ra
nếu không có cách giải quyết phù hợp...
d. Hướng dẫn ôn tập, củng cố:
Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để
củng cổ, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

MÔ ĐUN 17
TÌM KIẾM, KHAI THÁC,XỬ LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO BÀI
GIẢNG
5


1/ Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng
-Thông tin cơ bản phục vụ bài giảng là những thông tin có liên quan đến nội
dung bài giảng. Đó có thể là là một văn bản, một tài liệu, một thông tin cập
nhật, một hình ảnh, một mẫu vật nào đó có liên quan đến bài giảng và có tác
dụng phục vụ bài giảng.
VD: Khi giảng bài: “Đàn ghi ta của Lor car” Ngoài ND SGK ta có thể thu
thập thông tin liên quan đến nhà thơ Lorcar và đất nước Tây Ban Nha.
Dạy về một tác giả văn học mà không nắm được thông tin của tác giả ấy thì
khó có thể cảm nhận được hết được phong cách sáng tác của tác giả đó.
Có thể nói việc tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng là vô cùng quan trọng.
2/ Các bước cơ bản trong việc tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng
giáo viên cần tìm hiểu, nắm vững các thông tin sau: Dạy bài gì? Trong
chương trình nào? Đối tượng học là ai? Trình độ nhận thức của học sinh thế
nào? Thời gian thực hiện là bao lâu? (một tiết hay 2 tiết)...
-Khai thác thông tin có liên quan đến bài dạy một cách hợp lý.
Bước 1: Xác định mục tiêu,nội dung bài giảng, đối tượng học sinh.

Bước 2 Tìm kiếm thông tin...(có thể trong cs, trong sách báo, các phương
tiện thông tin đại chúng,trên mạng Internet)
Bước 3: Lựa chọn thông tin tin cậy,phù hợp.....
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và
chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và phù hợp để bổ
sung những nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa.
Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học
sinh đáp ứng được yêu cầu đó.
Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú,
sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên
hơn.
6


Tuy nhiên, để hiểu và sử dụng Internet một cách có hiệu quả nhất,
người giáo viên phải làm việc gì và cần có yêu cầu gì? Theo nhiều GV có
kinh nghiệm trong khai thác Internet phục vụ công tác giảng dạy của mình
đã chỉ ra rằng: Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng
nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung
giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được
chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm
loãng nội dung.
Về nội dung: Tư liệu phải liên quan đến nội dung bài giảng một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp nhằm định hướng tư duy cho hs.
Về hình thức: Nếu đã có một tư liệu là văn bản hay kiến thức thì tư liệu
khác nên được cung cấp dưới dạng ảnh. Vì tư liệu là thông tin bổ sung nên
những tư liệu ảnh là rất thích hợp vì nó thường mới, truyền đạt thông tin
nhanh thông qua quan sát chứ không phải đọc hay giảng.
Về dung lượng: Thông tin và tư liệu chỉ được chiếm một tỷ lệ vừa đủ,
tư liệu không thể lấn át nội dung chính của bài giảng mà nó chỉ bổ sung, làm

cho kiến thức được cung cấp được hấp thụ dễ dàng và toàn diện hơn.
3/ Khai thác,xử lý thông tin thông tin phục vụ bài giảng
Sau khi lựa chọn được thông tin phục vụ bài giảng.GV phân loại thông tin,
sắp xếp việc đưa thông tin đó vào bài giảng như thế nào cho phù hợp là điều
rất

quan

trọng,

Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng
Internet cũng đòi hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng
và những điều kiện nhất định.
Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang
phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú

7


nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị
hạn chế khá nhiều.
Thứ hai là những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức đại cương như truy cập
vào Internet thế nào? Làm thế nào để sử dụng những công cụ tra cứu, tìm
kiếm như Google, Yahoo, Altavista, hay kỹ năng chọn lọc từ khoá tìm kiếm
phù hợp với mục đích tra... sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm tư liệu.
Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc
liên lạc trực tiếp bằng thư điện tử (email) với các cá nhân, cơ sở nghiên cứu
có thể tìm thấy trên Internet hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp
cung cấp những tư liệu chuyên môn quý.
Điểm cuối cùng cũng rất quan trọng đó là muốn khai thác Internet thì

cần phải truy cấp được vào Internet bằng cách nào.
3.1 Tìm kiếm thông tin bằng website Google:
-

Sử

dụng

trình

duyệt

Internet

chỉ: (trang
hoặc (trang

Explorer





Google
Google

vào

địa
Mỹ)


Việt

Nam)

Tất nhiên, chúng ta sẽ sử dụng trang Google Việt Nam. Đầu tiên là
chúng ta truy cập vào trang này:(Chú ý là khi gõ thông tin vào trang Web,
nếu để gõ địa chỉ các đồng chí nên tắt chế độ tiếng Việt ở phông chữ, còn khi
muốn gõ chữ Việt có dấu thì chuyển từ phông chữ TCVN3 sang Unicode).
Khi đã truy cập vào Google, để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho dạy và học, ta
chỉ cần quan tâm đến 2 chức năng Tìm kiếm trang Web và tìm kiếm hình
ảnh. Về tìm kiếm trang Web, tôi xin lấy một số ví dụ như sau:
VD1: Khi cần tìm thư viện bộ môn Vật lý, các đồng chí gõ vào phần
tìm kiếm nội dung sau: Thư viện vật lý. Khi đó xuất hiện một danh sách các
trang Web có các thông tin theo mục đích tìm kiếm của mình. Chúng ta di
chuyển

đến

một

trang

Web

...
8


VD2: Khi tìm trang Web để học ngoại ngữ, ta gõ vào phần tìm kiếm:

Học
Về

ngoại
tìm

hình

ảnh:

ngữ

Nhấn

chuột

vào

...

liên

kết

Hình

ảnh.

VD1: Trong môn Ngữ văn hoặc Lịch sử, khi cần tìm hình ảnh về
Văn


Miếu,

ta

gõ:

Văn

miếu

...

VD2: Trong môn Hóa học, để tìm hình ảnh về cấu trúc phân tử
HCl,

...
3.2

Trang
Trang

Web
Web

Một

số

thư

dạy

trang

Web

viện

bài

học

trực

phục

vụ

cho

dạy



học

giảng:
tuyến:

Mạng giáo dục edunet:

Một số trang Web có những chức năng mà người sử dụng phải đăng
ký thành viên mới có thể sử dụng được. Để đăng ký là thành viên chúng ta
làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường chúng ta phải có địa chỉ
email để nhà quản trị xác nhận thông tin đăng ký.
3.3 Lưu các địa chỉ thường dùng trong Favorites
Có những địa chỉ mà ta dùng thường xuyên thì làm thế nào để mỗi khi cần
dùng ta không phải tìm kiếm hoặc mất công gõ địa chỉ vào address. Để làm
được điều này chúng ta Add tên các trang Web vào menu Favorites:B1: Mở
trang Web cần Add.B2: Vào menu Favorites chọn Add to Favorites OKCách
sử dụng: Khi cần mở trang Web đã có trong Fovorites ta chọn menu
Fovorites chọn tên trang Web cần mở.
3.4Một số ví dụ.
Việc vận dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt phần Văn học Việt
Nam hiện đại (VHVNHĐ) là phần mà chúng tôi cho là thuận lợi nhất trong
việc giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông, bởi lẽ, nhiều tác phẩm
VHVNHĐ được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn THPT được
9


chuyển thể thành kịch bản phim, hoặc các tác phẩm thơ được phổ nhạc, hoặc
có các khúc ngâm do các nghệ sĩ có tên tuổi thể hiện…Ví dụ, các tác phẩm
"Tây tiến"- Quang Dũng, "Đây thôn Vĩ Dạ"- Hàn Mặc Tử, "Tràng giang"- Huy
Cận… giáo viên có thể tích hợp giảng dạy Ngữ văn với âm nhạc, với phim ảnh,
với các băng hình tư liệu liên qua đến tác phẩm văn học với các môn học
khác như Địa lí, Hội họa…. Ví dụ khi dạy bài "Đây thôn Vĩ Dạ", "Ai đã đặt
tên cho dòng sông", GV có thể cho HS xem băng hình về xứ Huế, về sông
Hương.. Hay cho học sinh nghe nghệ sĩ diễn
ngâm một thi phẩm thơ khi khả năng của giáo viên hạn
chế…
Khi dạy bài Đàn ghi ta của Lorca ta có thể khai thác các thông tin sau dể đưa

vào bài giảng:
Bài hát “ Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” của nhạc sĩ Thanh Tùng.
Những hình ảnh về đất nước Tây Ban Nha: Những dũng sĩ đấu bò tót, vũ nữ
Di gan, loài hoa lila, thảo nguyên xanh, dòng sông….
Những tư liệu về nhà thơ Lorca, về chế độ độc tài phát xít Tây Ban Nha…
Khi dạy bài Hôn Trương Ba da hàng thịt ta có thể tìm kiếm và khai thác
thông tin về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, video về vở kịch Hôn Trương Ba
da hàng thịt….

MÔ-ĐUN 25
VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT

Mục 1. Vai trò của tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo
dục :
1.1 : Phần mở đầu : Hiểu về cụm từ và SKKN
10


* Theo Hán Việt từ điển – Đào Duy Anh
- Kinh nghiệm : điều mình đã nghiệm qua, điều mình từng nghe thấy
- Sáng kiến : mới thấy xuất hiện lần đầu, mới bắt đầu phát minh
* Theo Từ điển Tiếng Việt – NXB KHXH :
- Tổng kết : nhìn lại toàn bộ việc đã làm, khi đã kết thúc hoặc sau một năm
để có sự đánh giá chung, rút ra những kết luận chung
- Kinh nghiệm : điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải
- Sáng kiến : ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn
* Ở đây chỉ đề cập đến kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm giáo dục trong
trường THCS . Vậy tổng kết kinh nghiệm (giảng dạy, giáo dục ) là việc giáo
viên rút ra sự đánh giá chung , những kết luận chung về điều hiểu biết bản
thân có được do tiếp xúc với thực tế giảng dạy, thực tế giáo dục, do từng trải

hay là do từng nghe thấy . Đó là điều giáo viên đã nghiệm ra qua thực tế của
bản thân , hay của người khác có khi là sau một năm học, có khi là trong quá
trình lâu dài tích lũy.
Còn sáng kiến kinh nghiệm là ý kiến mới, mới thấy xuất hiện lần đầu, bắt
đầu phát minh có tác dụng làm cho công việc giảng dạy, giáo dục của giáo
viên được tiến hành tốt hơn . Đó là điều giáo viên sáng tạo ra, mang tính
riêng cá nhân và chưa từng có trước đó, có thể là dựa trên cơ sở của việc tổng
kết kinh nghiệm.
* Nội dung tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục rất đa
dạng. Có thể là :
- vấn đề về nội dung dạy học bộ môn ( phân môn) : một vấn đề của kiến
thức về bộ môn

11


- vấn đề về phương pháp dạy học bộ môn: vận dụng và kết hợp các
phương pháp để dạy một kiểu bài nhất định, hay cách thức , tiến trình dạy
một đơn vị kiến thức theo kiểu loại, hay kĩ năng tích hợp kiến thức các kiến
thức bộ môn, kiến thức liên môn, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
với một bộ môn nhất định, về kĩ năng dạy học …….
- Vấn đề về phương pháp giáo dục ( công tác chủ nhiệm ): giáo dục hạnh
kiểm, thực hiện giáo dục lồng ghép theo các yêu cầu như ATGT, học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.2: Vai trò của tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục :
Việc tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục có vai trò và
ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực hiện công việc được giao của mỗi
giáo viên và việc nâng cao nhất lượng giảng dạy, giáo dục nói chung của nhà
trường.
a- Với giáo viên, việc tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo

dục đều cùng giúp hỗ trợ cho công việc giảng dạy và giáo dục của giáo viên
nhưng ở mỗi mức độ khác nhau :Việc viết SKKN giúp cho việc phát huy sự
sáng tạo riêng của mỗi giáo viên trong công việc giảng dạy và giáo dục. Các
SKKN đem đến một “làn gió mới”, những thay đổi khởi sắc cho công việc
giảng dạy và giáo dục, nó là kết quả của quá trình suy ngẫm, thử nghiệm để
tìm ra giải pháp mới, tìm ra cách thức, con đường đi ngắn nhưng hiệu quả,
đáp ứng với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học và phương pháp giáo
dục. Với việc áp dụng những cái mới đúng hướng sẽ giúp thúc đẩy cho nhiều
điều mới khác ra đời, từ đó giúp cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả
công việc của giáo viên . Chuyên môn của giáo viên không vững vàng và
không tâm huyết khó có thể có SKKN sáng tạo, chất lượng ra đời. Mỗi
SKKN, mỗi cái mới ra đời là tâm huyết của mỗi giáo viên.
12


. Còn với việc tổng kết kinh nghiệm, đây là việc giáo viên cần làm. Cũng
giúp hỗ trợ cho công việc giảng dạy và giáo dục của giáo viên nhưng tổng kết
kinh nghiệm lại là sự đúc rút tất cả những kinh nghiệm của bản thân và kinh
nghiệm của đồng nghiệp khác đã được biết theo từng chủ đề, đề tài, để từ đó
có sự chọn lọc việc cần làm, phương pháp tiến hành phù hợp với thực tế dạy
học và giảng dạy của mỗi giáo viên . Việc chọn lựa, sắp xếp, hệ thống và
khái quát một cách khoa học để rút ra những nhận xét, đánh giá về các kinh
nghiệm đã được sử dụng đòi hỏi giáo viên phải có năng lực cần thiết như :
lắng nghe và thấu hiểu, sự chính xác và khoa học, khả năng phán đoán và
tổng hợp. Tổng kết kinh nghiệm là nền tảng giúp cho giaó viên tiến được xa
hơn trong công việc
b- Còn với nhà trường, ở góc độ công tác quản lí, việc tổng kết kinh
nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục có ý nghĩa, tác dụng ở cả chiều sâu
và diện rộng.
. Về SKKN, khi nhà trường phát động và phát triển thành một phong trào

thực chất chứ không phải là mang tính hình thức thì sẽ giúp cho chất lượng
chuyên môn của nhà trường có sự thay đổi rõ rệt, toàn diện về mọi mặt .
SKKN sẽ càng hiệu quả hơn khi nó được phát huy, nhân rộng trong tập thể
giáo viên vì sự thích hợp, dễ sử dụng.
. Về tổng kết kinh nghiệm, nếu được chuyên môn nhà trường thực hiện
thường xuyên theo từng đề tài, bám sát được yêu cầu thực tế giảng dạy và yêu
cầu đổi mới phương pháp, đặc biệt nhất là giải quyết được những vướng mắc,
những khó khăn của đa số giáo viên trong giảng dạy và giáo dục thì sẽ có tác
dụng, ảnh hướng vô cùng hiệu quả. Tổng kết kinh nghiệm là nền tảng giúp
cho việc quản lí sâu sát hơn vì việc phổ biến kinh nghiệm hay, tốt sẽ thuận lợi
và khoa học hơn.

13


Hiện nay việc viết SKKN của giáo viên vẫn còn tồn tại những hiện tượng
đáng ngại như sao chép lẫn nhau, sao chép các SKKN từ mạng In ternet, hay
còn sơ lược, thiếu sự đầu tư thích đáng …. Còn việc tổng kết kinh nghiệm lại
ít được giáo viên chú tâm .
Cho dù có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cho những tồn tại
trên nhưng nói tóm lại, tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo
dục luôn vừa là một nhu cầu, vừa là yêu cầu của mỗi giáo viên, là phần việc
phải làm và nên làm của mỗi giáo viên nói riêng và chuyên môn nhà trường
nói chung.
MỤC 2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN
I. Một số vấn đề cần biết:
1. Khái niệm Sáng kiến kinh nghiệm:
Theo từ điển tiếng Việt:
Sáng kiến là những ý kiến mới có tác dụng làm cho công việc tiến
hành tốt hơn.

Sáng kiến là tạo ra, tìm ra, xây dựng nên một ý kiến, một ý tưởng, một
giải pháp mới về một đối tượng hay hoạt động nào đó.
KINH NGHIỆM
Theo từ điển tiếng Việt:
Kinh nghiệm là những điều hiểu biết có thể áp dụng hữu hiệu cho
cuộc sống có được nhờ sự tiếp xúc, từng trải với thực tế.
Kinh nghiệm là cái có thực, được chủ thể tích lũy trong quá trình trải
nghiệm, là những kiến thức cao nhất của chủ thể.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

14


Sáng kiến kinh nghiệm là những sáng kiến đã được thử nghiệm trong thực tế
và đã thu được thành công nhất định, thể hiện sự cải tiến trong phương pháp
hoạt động cho kết quả cao đáp ứng được nhu cầu của thực tế, công sức của
những người tham gia hoạt động.
ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHỆM
Có nét mới;
Đã được áp dụng trong thực tế;
Do chính người viết thực hiện.
2. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm
Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính
thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng
SKKN đó như thế nào?Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những
yêu cầu trên:
+ Tính mục đích:
- Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất
thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách
Đội TNTP.Hồ Chí Minh?

- Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? (nâng cao nghiệp vụ công tác của
bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu
khoa học…)
+ Tính thực tiễn :
- Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác
giảng dạy, giáo dục của mình, ở nơi mình công tác.
- Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự
thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao
chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn )
+ Tính sáng tạo khoa học:
15


- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải
quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài.
- Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN
- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng ,
hiệu quả của SKKN đã áp dụng.
Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình
thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này.
+ Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:
- Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN (có dẫn chứng các kết quả,các
số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ)
- Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp
dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc
vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày (Đề tài có thể vận dụng trong phạm
vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào?)
Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN :
+ Phải có thực tế (đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn

công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề
thực tiễn của công tác Đội TNTP ở địa phương, cơ sở nới mình công tác…)
+ Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.
+ Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc:
- Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề
mục phù hợp nội dung,thể hiện tính logic của đề tài
-Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.Khi xác định một phương
pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác
định được các yếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp?
Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào?Nội dung thông tin cần thu
16


được qua phương pháp đó? Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương
pháp nghiên cứu có hiệu quả?
+ Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày.
Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp,
có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng.
II. Cách xác đinh đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN
1. Cách xác định đề tài:
- Đề tài cần hướng vào những vấn đề cấp thiết, có tác dụng thúc đẩy, phát
triển sự nghiệp GD, QLGD, đề tài phải có tính cấp thiết.
- Vấn đề chọn không nên quá rộng hoặc chung chung mà cần tập trung vào
vấn đề cụ thể, nổi bật nhất trong thực tế công tác.
- Yêu cầu cơ bản của tên đề tài:
+ Ngắn gọn về ngôn ngữ.
+ Phản ánh rõ bản chất của qá trình biến đổi từ lúc chưa áp dụng SK - đạt
được kết quả.
+ Rõ giới hạn của việc nghiên cứu.
2. Cách xây dựng nội dung đề tài:

Bước 1: Trang bị lí luận
- Là việc thu thập, tham khỏa các tài liệu liên quan đến đề tài như những báo
cáo, SKKN, cái tài liệu lí luận, phương pháp luận... Phục vụ cho vến đề đã
chọn.
- Trang bị lí luận chính là sự học tập, lĩnh hội KN của bản thân tác giả để
viểt SKKN.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các bài viết trước.
Bước 2: Thu thập dữ liệu:
- Thu thập tư liệu thực tế từ khi bắt đầu đến kết thúc quá trình áp dụng SK để
làm sáng tỏ quá trình biến đổi hoạt động GD.
17


- Những số liệu, tư liệu về tình hình thực tế khi chưa áp dụng sáng kiến.
Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn của đơn vị với quá trình hoạt
động.
- Hệ thống biện pháp đã tác động.
Bước 3: Phân tích, xử lí dữ liệu
- Từ tất cả các tư liệu trên, phân tích những chuyển biến tích cực do áp dụng
SK.
- Tìm ra các quy luật, bài học kinh nghiệm.
3. Phương pháp viết SKKN:
+ Chọn đề tài ( đặt tên đề tài ):
Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều
lĩnh vực như :
- Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một nội dung
kiến thức cụ thể… )
- Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh
- Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh
- Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh

( Ví dụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội … )
- Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến
hành các họat động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh ( VD: Tổ
chức sinh hoạt sao nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao,bồi dưỡng năng lực tự
quản cho đội viên, bồi dưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội,triển
khai chương trình rèn luyện đội viên,xây dựng một mô hình họat động Đội, tổ
chức bồi dưỡng một số kỹ năng cụ thể cho phụ trách chi đội, BCH đội,phụ
trách sao…)
Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy
nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học (viết
18


SKKN) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn
quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có
tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập
trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.
Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo
dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ.
Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó,
phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu
cầu :
- Đúng ngữ pháp.
- Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác.
- Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn
đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn
trong một đề tài.
+ Viết đề cương chi tiết:
Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc
này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập

những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra
sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết
SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần:
- Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra
được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc
kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không
thiếu.
- Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát,
hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài.

19


-Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin
không cần thiết cho đề tài.
+ Tiến hành thực hiện đề tài:
-Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã
thực hiện trong thực tiễn (biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể), thu
thập các số liệu để dẫn chứng.Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được
theo từng lọai. Nên sử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho
việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin.
- Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi
tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.
+ Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị.Khi viết SKKN tác giả cần
chú ý đây là lọai văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn
gọn, xúc tích, chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng
nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết.
+ Hòan chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn.
MỤC 3: THỰC HIỆN VIẾT SKKN
Một Sáng kiến kinh nghiệm có kết cấu cơ bản như sau:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: (Lý do chọn đề tài, Tổng quan, Một số vấn đề
chung ...)
- Nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu: Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn,
về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả (Những mâu thuẫn giữa
thực trạng: bất hợp lí, cần cải tiến…, yêu cầu mới, từ đó tác giả khẳng định
cần có biện pháp thay thế, đó cũng là lí do chọn đề tài)
- Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ
của sự vật là gì? Đối tượng nghiên cứu là gì? Đối tượng khảo sát, thực
nghiệm.

20


- Chọn phương pháp nghiên cứu nào? Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
(thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận: yêu cầu trình bày lí luận, lí thuyết đã được tổng kết (tóm
tắt) bao gồm: khái niệm, khái quát kiến thức về vấn đề được chọn để viết
SKKN. Cũng chính là cơ sở lí luận có tác dụng định hướng nghiên cứu, tìm
kiếm giải pháp khắc phục hạn chế của vấn đề đã nêu trong đặt vấn đề.
2. Thực trạng: Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã
gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng
trong phần này là mô tả,làm nổi bật những khó khăn ,những mâu thuẫn mà
tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiến (kèm minh chứng)
3. Các biện pháp tiến hành (Trọng tâm)
- .Trình bày trình tự biện pháp, phân tích và nhận xét về vai trò, tác dụng,
hiệu quả của biện pháp thực hiện (Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể
trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ
ðã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật
được sáng tạo của giải pháp mới)

4. Hiệu quả: Đã áp dụng ở đâu? Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (thể
hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…).
III. KẾT LUẬN
- Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa,
hiệu quả, bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản
thân...
- Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng
phát triển của đề tài.
- Ý kiến đề xuất với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Trường … để phát huy
hiệu quả đề tài (tùy mức độ đề tài để kiến nghị, nếu có).
21


3. Qui định về cách trình bày
- Đề tài SKKN được đánh máy, in, đóng quyển theo đúng quy định:
soạn thảo trên khổ giấy A4 bằng MS Word; Font chữ Times New Roman;
bảng mã Unicode; cỡ chữ: 14; dãn dòng đơn; lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề
trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm.

MÔ ĐUN 29:
GIÁO DỤC HS TRONG NHÀ TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC
Nội dung 1: Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục
Thông qua các hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung và
mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất,
nhận thức và xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương, đất nước. Giáo dục
thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các
hoạt động tập thể. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động
ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.
Nội dung 2: Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Giáo viên chuẩn bị :
+ Xác định rõ tên của chủ đề hoạt động hoặc tên của buổi sinh hoạt; lựa
chọn các hình thức hoạt động phù hợp.
+ Xây dựng yêu cầu giáo dục cần đạt được của hoạt động đó theo 3 yếu
tố: nhận thức, thái độ, kĩ năng hành vi.
+ Dự kiến nội dung và các hình thức hoạt động của tổ chức
+ Dự kiến người thực hiện: Học sinh làm gì, GV làm gì,các lực lượng
giáo dục khác tham gia vào phần việc nào.
+ Dự kiến thời gian tiến hành cho cả chủ điểm giáo dục, cho từng thời
điểm cụ thể.
22


+ Dự kiến địa điểm tiến hành.
+ Điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết.
Nội dung 3: Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
Đây là bước thể hiện toàn bộ kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo
viên, là bước thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể. Khi thực
hiện kế hoạch hoạt động cần chú ý những điều sau:
+ Chỉ đạo hs thực hiện theo đúng chương trình đã vạch.
+ Cần chú ý có thể nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. GVCN
cần rèn luyện cho đội ngũ tự quản đề phòng, có phương án giải quyết để khỏi
bị động.

23



×