Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÂY LÚAĐỐI VỚI BỆNH LÙN LÚA CỎ, LÙN XOẮN LÁỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.19 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

********************

NGUYỄN VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÂY LÚA
ĐỐI VỚI BỆNH LÙN LÚA CỎ, LÙN XOẮN LÁ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

********************

NGUYỄN VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÂY LÚA
ĐỐI VỚI BỆNH LÙN LÚA CỎ, LÙN XOẮN LÁ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật


Mã số ngành: 60.62.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM VĂN DƯ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010

ii


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÂY LÚA
ĐỐI VỚI BỆNH LÙN LÚA CỎ, LÙN XOẮN LÁ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NGUYỄN VĂN DŨNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. TRẦN THỊ THU THỦY
Đại học Cần Thơ

2. Thư ký:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Đại học Nông Lâm TP.HCM

3. Phản biện 1:

GS.TS. NGUYỄN THƠ

Hội Bảo vệ thực vật

4. Phản biện 2:

TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
Đại học Nông Lâm TP.HCM

5. Ủy viên:

PGS.TS. PHẠM VĂN DƯ
Cục Trồng trọt

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tên tôi là Nguyễn Văn Dũng sinh ngày 07 tháng 05 năm 1978 tại huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Con Ông Nguyễn Văn Dung và Bà Đào Thị Tuyết.
Quá trình học tập và công tác:
- Năm 1997 tốt nghiệp Tú tài tại trường Trung học phổ thông Bắc Duyên Hà,
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Năm 2001 tốt nghiệp Đại học ngành Sư phạm kỹ thuật Nông Nghiệp, hệ
chính quy tại Trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội.
- Từ năm 2002 đến nay là giảng viên trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Nam
Bộ, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Từ tháng 9 năm 2007 theo học lớp Cao học chuyên ngành Bảo vệ thực vật
tại trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Tp. HCM.

Tình trạng gia đình: chưa kết hôn.
Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Văn Dũng, giảng viên trường Cao Đẳng Nông
Nghiệp Nam Bộ, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại liên hệ: 0919555065
Email:

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Văn Dũng

v


CẢM TẠ
Để hoàn thành được chương trình sau đại học này tôi xin chân thành cảm ơn
BGH, khoa Trồng Trọt và BVTV cùng các anh, chị đồng nghiệp trường Cao Đẳng
Nông Nghiệp Nam Bộ, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nơi tôi đang công tác đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi có thể tham dự và hoàn tất việc học tập của mình.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến BGH, quý thầy cô khoa Nông học, quý thầy
cô thỉnh giảng và phòng Quản lý đào tạo sau đại học cùng anh chị em lớp Cao học
chuyên ngành BVTV khóa 2007 - 2010, trường Đại Học Nông Lâm - Tp.HCM, nơi
tôi theo học đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cũng cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Cẩm Loan cùng tập thể anh,
chị bộ môn Bệnh Cây-Viện Lúa ĐBSCL, huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Văn Dư - Cục phó Cục Trồng Trọt, Bộ
NN và PTNT, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Và tận nơi sâu thẳm trái tim mình cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cha
mẹ, cô và các em tôi, những người đã luôn bên cạnh ủng hộ tôi, là nguồn động viên
lớn nhất để tôi phấn đấu học tập và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

vi


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá khả năng chống chịu của cây lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ,
lùn xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành tại bộ môn Bệnh cây, Viện
lúa đồng bằng sông Cửu Long huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ. Thời gian thực hiện từ
tháng 11 năm 2008 đến tháng 11 năm 2009, nghiên cứu gồm 3 nội dung sau đây;
- Đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của 219 giống lúa thuộc 10 bộ giống
khác nhau đối với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn theo phương pháp nương mạ trắc
nghiệm bệnh vi rút lúa. Kết quả đối với bệnh lùn lúa cỏ: tỷ lệ trung bình các giống
chống chịu chiếm 69,96%, giống chống chịu trung bình chiếm tỷ lệ 27,44% và
giống nhiễm chiếm tỷ lệ 2,60%. Đối với bệnh lùn xoắn lá: tỷ lệ trung bình các giống
chống chịu chiếm tỷ lệ 40,42%, giống chống chịu trung bình chiếm tỷ lệ 50,78% và
giống nhiễm chiếm tỷ lệ 8,80%. Đã xác định được 24,53% số giống có phản ứng
chống chịu đồng thời với 2 loại bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá. Bên cạnh đó cũng
quan sát thấy 28,82% số giống nhiễm đồng thời 2 loại bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn
lá.
- Đánh giá tiếp tục trong điều kiện nhà lưới đối với 20 giống lúa đã có tính
chống chịu tốt nhất ở điều kiện ngoài đồng theo phương pháp Forced Tube, kết quả
thu được; đối với bệnh lùn lúa cỏ: các giống chống chịu chiếm tỷ lệ 85%, giống
chống chịu trung bình chiếm 15% và không có giống nào nhiễm. Đối với bệnh lùn

xoắn lá: các giống chống chịu chiếm tỷ lệ 60%, giống chống chịu trung bình chiếm
tỷ lệ 25% và giống nhiễm chiếm tỷ lệ 15%.
- Đánh giá sự mẫn cảm của cây lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá
thông qua các thời điểm truyền bệnh khác nhau (7, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40 và 50
ngày ngày sau gieo) được thực hiện trong điều kiện nhà lưới, theo phương pháp
nuôi rầy trong lồng nhựa, kết quả:
Đối với bệnh lùn lúa cỏ: khi cây bị truyền bệnh ở 7 ngày tuổi, thời gian ủ
bệnh ngắn nhất là 10 ngày, tỷ lệ bệnh đạt cao nhất là 84,97%, chỉ số bệnh đạt cao

vii


nhất là 31,59%, chiều cao cây giảm nhiều nhất là 43,23%. Khi cây lúa được truyền
bệnh ở 35 ngày tuổi, thời gian ủ bệnh dài nhất là 20 ngày và tỷ lệ bệnh đạt thấp nhất
là 12,82%, chỉ số bệnh đạt thấp nhất là 1,64% và chiều cao cây giảm thấp nhất là
1,61%. Khi cây lúa được truyền bệnh ở 15 ngày tuổi tỷ lệ gia tăng số chồi đạt cao
nhất là 39,26% và thấp nhất là 5,51% khi cây lúa được truyền bệnh ở 25 ngày tuổi.
Khi cây lúa ở 40 và 50 ngày tuổi được truyền bệnh không còn quan sát thấy triệu
chứng bệnh xuất hiện.
Đối với bệnh lùn xoắn lá: khi cây bị truyền bệnh ở 7 ngày tuổi, thời gian ủ
bệnh ngắn nhất là 9 ngày, tỷ lệ bệnh đạt cao nhất là 90,20%, chỉ số bệnh đạt cao
nhất là 15,53%, chiều cao cây giảm nhiều nhất là 19,81%. Cây lúa được truyền
bệnh ở 40 ngày tuổi, thời gian ủ bệnh dài nhất là 18 ngày, tỷ lệ bệnh đạt thấp nhất là
9,94%, chỉ số bệnh đạt thấp nhất là 2,11%. Cây lúa được truyền bệnh ở 35 ngày
tuổi, chiều cao cây giảm thấp nhất là 6,55%. Cây lúa được truyền bệnh ở 30 ngày
tuổi tỷ lệ gia tăng số chồi đạt cao nhất là 19,92% và thấp nhất là 7,54% khi cây lúa
được truyền bệnh ở 35 ngày tuổi. Cây lúa ở 50 ngày tuổi được truyền bệnh không
còn quan sát thấy triệu chứng bệnh xuất hiện.

viii



ABSTRACT
The thesis “Evaluation on tolerance to rice grassy stunt virus and rice ragged
virus diseases in the Mekong Delta” was conducted at Plant Pathology Department
of Cuu Long Delta Rice Research Institute, Thoi Lai District, Can Tho City. This
thesis was carried out from November 2008 to November 2009. This study
consisted of 3 contents:

- Evaluating tolerance of 219 rice varieties which belonged to 10 different
groups under field condition to rice grassy stunt virus and rice ragged virus diseases
by rice virus nursery method. Results indicated that out of tested varieties, 69.96%
showed tolerance, 27.44% showed moderate tolerance and 2.60% showed
susceptibility to rice grassy stunt virus disease. To rice ragged stunt virus disease,
40.42% showed tolerance, 50.78% showed moderate tolerance and 8.80% showed
susceptibility. There are 24.53% varieties found tolerance with both rice grassy
stunt and ragged stunt viruses. Besides that 28.82% varieties found infected with
both viruses.
- Twenty varieties which were the best to rice grassy stunt virus and rice
ragged virus diseases under field condition then continued to be tested under green
house condition by Forced Tube Method. Results indicated that 85% showed
tolerance, 15% showed moderate tolerance and 0% showed susceptibility to rice
grassy stunt virus disease. To rice ragged stunt virus disease, 60% showed
tolerance, 25% showed moderate tolerance and 15% showed susceptibility .
- Evaluation on the sensibility to rice grassy stunt virus and rice ragged virus
diseases through virus transmission at different rice growth stages (7, 10, 15, 20, 25,
30, 35, 40 and 50 days after sowing) was carried out under green house condition by
Plastic Cage Method. Results indicated that;
To rice grassy stunt virus disease: at 7 days after virus transmission, infected
plants showed the shortest incubation period of 10 days, the highest disease


ix


incidence of 84.97%, the highest disease index of 31.59% and the highest height
reduction of 43.23%. At 35 days after virus transmission, infected plants showed the
longest incubation period of 20 days, the lowest disease incidence of 12.82%, the
lowest disease index of 1.64% and the lowest height reduction of 1.61%. At 15 days
after virus transmission, infected plants showed the highest increase of tiller number
of 39.26% and at 25 days after virus transmission, infected plants showed the lowest
increase of tiller number of 5.51%. At 40 and 50 days after virus transmission, no
symptom was observed.
To rice ragged stunt virus disease: at 7 days after virus transmission, infected
plants showed the shortest incubation period of 9 days, the highest disease incidence
of 90.20%, the highest disease index of 15.53% and the highest height reduction of
19.81%. At 40 days after virus transmission, infected plants showed the longest
incubation period of 18 days, the lowest disease incidence of 9.94%, the lowest
disease index of 2.11%. At 35 days after virus transmission, there was the lowest
reduction of plant height of 6.55%. At 30 days after virus transmission, infected
plants showed the highest increase of tiller number of 19.92% and at 35 days after
virus transmission, infected plants showed the lowest increase of tiller number of
7.54%. At 50 days after virus transmission, no symptom was observed.

x


MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG


Trang Chuẩn y

i

Lý Lịch Cá Nhân

ii

Lời Cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Abstract

vii

Mục lục

ix

Danh sách các chữ viết tắt


xiii

Danh sách các hình

xiv

Danh sách các bảng

xvi

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

3

1.2 Mục tiêu của đề tài

3

1.3 Ý nghĩa của đề tài

3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

3


1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

4

Chương 2: TỔNG QUAN

5

2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam

5

2.1.1 Thế giới

5

2.1.2 Việt Nam

5

2.2 Tình hình gây hại và nguyên nhân bùng phát bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá

6

2.2.1 Diễn biến tình hình gây hại của bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá

6

2.2.2 Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh vi rút trên lúa


8

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá

9

2.4 Đặc điểm gây hại của rầy nâu, bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá trên lúa

xi

11


2.4.1 Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)

11

2.4.1.1 Đặc điểm hình thái

11

2.4.1.2 Vòng đời

12

2.4.1.3 Phân bố, ký chủ và tập quán sinh sống

13


2.4.1.4 Sự gây hại và truyền bệnh

13

2.4.2 Bệnh lùn lúa cỏ

15

2.4.2.1 Tác nhân

15

2.4.2.2 Phổ ký chủ và triệu chứng bệnh

16

2.4.2.3 Cách lan truyền bệnh

16

2.4.3 Bệnh lùn xoắn lá

17

2.4.3.1 Tác nhân

17

2.4.3.2 Phổ ký chủ và triệu chứng bệnh


17

2.4.3.3 Cách lan truyền bệnh

17

2.5 Tổng hợp quản lý bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá lúa

18

2.5.1 Quản lý bệnh bền vững trên cơ sở sinh thái học

18

2.5.2 Các biện pháp phòng trừ bệnh vi rút trên lúa

18

2.5.2.1 Đặc điểm tác nhân vi rút gây bệnh và phương pháp chẩn đoán

18

2.5.2.2 Phòng bệnh

20

2.5.2.3 Trừ bệnh

21


2.5.2.4 Biện pháp canh tác và kiểm soát tác nhân môi giới rầy nâu truyền bệnh 22
2.6 Cơ chế kháng và các giai đoạn mẫn cảm của cây lúa đối với bệnh vi rút

24

2.6.1 Cơ chế kháng bệnh vi rút trên lúa

24

2.6.2 Các giai đoạn mẫn cảm của cây lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn


25

2.7 Công tác lai tạo và đánh giá giống lúa chống chịu vi rút

26

2.7.1 Công tác lai tạo giống lúa chống chịu bệnh vi rút

26

2.7.2 Phương pháp kiểm tra tính chống chịu ngoài đồng và trong nhà lưới

27

2.7.3 Đánh giá giống lúa chống chịu vi rút

28
30


xii


Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm

30

3.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu

30

3.3 Phương pháp tiến hành các thí nghiệm

30

3.3.1 Nội dung 1

30

3.3.1.1 Vật liệu và phương tiện

30

3.3.1.2 Phương pháp tiến hành

31

3.3.1.3 Đánh giá tính chống chịu


32

3.3.2 Nội dung 2

32

3.3.2.1 Vật liệu và phương tiện

33

3.3.2.2 Phương pháp tiến hành

33

3.3.2.3 Đánh giá kết quả truyền bệnh

36

3.3.3 Nội dung 3

36

3.3.3.1 Vật liệu và phương tiện

37

3.3.3.2 Phương pháp tiến hành

37


3.3.3.3 Đánh giá kết quả truyền bệnh

38

3.3.3.4 Xử lý số liệu và phân tích thống kê

40

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

41

4.1 Kết quả đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của 10 bộ giống lúa đối với
bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá

41

4.1.1 Bộ giống A0

41

4.1.2 Bộ giống A1

42

4.1.3 Bộ giống A2

43


4.1.4 Bộ giống đặc sản

45

4.1.5 Bộ giống khó khăn

46

4.1.6 Bộ giống trung mùa

47

4.1.7 Bộ giống IRRI

49

4.1.8 Bộ giống KNQG-1

50

4.1.9 Bộ giống KNQG-2

52

xiii


4.1.10 Bộ giống lai tạo

53


4.1.11 Tổng hợp đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của 10 bộ giống lúa

55

4.1.11.1 Tỷ lệ mức chống chịu ngoài đồng của 10 bộ giống

55

4.1.11.2 Tỷ lệ nhiễm và chống chịu đồng thời với 2 loại bệnh của 10 bộ giống

59

4.2 Kết quả đánh giá tính chống chịu trong nhà lưới của 20 giống lúa đối với
bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá

60

4.2.1 Tỷ lệ bệnh ở các lần điều tra trong điều kiện nhà lưới

60

4.2.2 Kết quả đánh giá khả năng chống chịu trong điều kiện nhà lưới

62

4.3 Đánh giá sự mẫn cảm của cây lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá

63


4.3.1 Bệnh lùn lúa cỏ

63

4.3.1.1 Ảnh hưởng của giai đoạn truyền bệnh đến thời gian ủ bệnh lùn lúa cỏ

63

4.3.1.2 Ảnh hưởng của bệnh lùn lúa cỏ đến chỉ số bệnh và tỷ lệ bệnh trên cây
lúa

65

4.3.1.3 Ảnh hưởng của bệnh lùn lúa cỏ đến chiều cao và số chồi trên cây lúa

67

4.3.2 Bệnh lùn xoắn lá

70

4.3.2.1 Ảnh hưởng của giai đoạn truyền bệnh đến thời gian ủ bệnh lùn xoắn lá

70

4.3.2.2 Ảnh hưởng của bệnh lùn xoắn lá đến chỉ số bệnh và tỷ lệ bệnh trên cây
lúa

72


4.3.2.3 Ảnh hưởng của bệnh lùn xoắn lá đến chiều cao và số chồi trên cây lúa

75

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

79

5.1 Kết luận

79

5.2 Đề nghị

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh từ thí nghiệm trong nhà lưới

87

PHỤ LỤC 2: Kết quả chi tiết đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của 219
giống lúa

88

PHỤ LỤC 3: Kết quả xử lý thống kê (bảng ANOVA)


xiv

94


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bp: Base pair
BVTV: Bảo vệ thực vật
CSB: Chỉ số bệnh
ctv: Cộng tác viên
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DNA: Deoxyribonucleic acid
dNTPs: Deoxyribonucleic triphosphate
dsRNA: Double stranded ribonucleic acid
FAO: Food and Agriculture Organization
INGER: International Network for Genetic Evaluation of Rice
IRRI: International Rice Research Institute
LLC: Lùn lúa cỏ
LXL: Lùn xoắn lá
MSG: Mã số giống
NN và PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSG: Ngày sau gieo
NSTB: Ngày sau truyền bệnh
PCR: Polymerase Chain Reaction
RCBD: Randomized Complete Block Design
RGSV: Rice grassy stunt virus
RNA: Ribonucleic acid
RRSV: Rice ragged stunt virus
ssRNA: Single stranded ribonucleic acid

TLB: Tỷ lệ bệnh
WTO: World Trade Organization

xv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Đặc điểm hình thái rầy nâu

12

Hình 2.2 Mối quan hệ sinh học giữa cây lúa, rầy nâu và vi rút

15

Hình 2.3 Triệu chứng cây lúa bị bệnh lùn lúa cỏ

16

Hình 2.4 Triệu chứng cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá

17

Hình 3.1 Sơ đồ thí nghiệm theo phương pháp nương mạ trắc nghiệm bệnh vi
rút lúa


32

Hình 3.2 Truyền bệnh vi rút trên lúa theo phương pháp Forced Tube

36

Hình 3.3 Truyền bệnh vi rút trên lúa theo phương pháp nuôi rầy trong lồng
nhựa

38

Hình 4.1 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống A0

41

Hình 4.2 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống A1

43

Hình 4.3 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống A2

44

Hình 4.4 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống đặc sản

45

Hình 4.5 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống khó khăn

47


Hình 4.6 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống trung
mùa

48

Hình 4.7 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống IRRI

49

Hình 4.8 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống KNQG-1

51

Hình 4.9 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống KNQG-2

52

Hình 4.10 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của bộ giống lai tạo

54

Hình 4.11 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của các 10 bộ giống

57

Hình 4.12: Một số hình ảnh đánh giá tính chống chịu ngoài đồng

58


Hình 4.13 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm và chống chịu đồng thời với 2 loại bệnh lùn
lúa cỏ và lùn xoắn lá của 10 bộ giống
Hình 4.14 Biểu đồ đánh giá tính chống chịu ngoài đồng của 20 giống lúa

xvi

60
62


Hình 4.15 Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn lúa cỏ đến tỷ lệ bệnh

66

Hình 4.16 Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn lúa cỏ đến chỉ số bệnh

66

Hình 4.17 Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn lúa cỏ đến tỷ lệ giảm
chiều cao cây

68

Hình 4.18 Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn lúa cỏ đến tỷ lệ gia tăng
số chồi

69

Hình 4.19: Cây lúa được truyền bệnh lùn lúa cỏ (trái) so với cây đối chứng
(phải)


70

Hình 4.20 Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn xoắn lá đến tỷ lệ bệnh

73

Hình 4.21 Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn xoắn lá đến chỉ số bệnh

74

Hình 4.22 Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn xoắn lá đến tỷ lệ giảm
chiều cao cây

76

Hình 4.23 Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn xoắn lá đến tỷ lệ gia
tăng số chồi

77

Hình 4.24: Cây lúa được truyền bệnh lùn xoắn lá (trái) so với cây đối chứng
(phải)

78

xvii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Tỷ lệ mức chống chịu ngoài đồng của 10 bộ lúa giống đối với bệnh
lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá

55

Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm và chống chịu đồng thời với 2 loại bệnh lùn lúa cỏ và
lùn xoắn lá của 10 bộ giống lúa

59

Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá của 20 giống lúa đánh
giá ở điều kiện nhà lưới

61

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh đến thời gian ủ bệnh lùn lúa
cỏ

64

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh
lùn lúa cỏ

65

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn lúa cỏ đến tỷ lệ giảm

chiều cao cây và tỷ lệ gia tăng số chồi

67

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh đến thời gian ủ bệnh lùn
xoắn lá

71

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của giai thời điểm bệnh đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh
lùn xoắn lá

72

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn xoắn lá đến tỷ lệ giảm
chiều cao cây và tỷ lệ gia tăng số chồi

xviii

75


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng nhất ở nước ta, nó giữ vị
trí hàng đầu về diện tích gieo trồng và sản lượng hàng năm. Trong đó đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất trong cả nước, hàng năm đóng góp
đến hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu mang lại
ngoại tệ lớn hàng năm cho đất nước, bên cạnh đó nó còn giải quyết nhu cầu lao

động, an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia (Phạm Văn Dư, 2007).
Hiện nay sản xuất lúa gạo nước ta đang đứng trước những thuận lợi và thách
thức mới. Thuận lợi vì trình độ khoa học nông nghiệp nước ta không ngừng được
nâng lên, người dân ngày càng ứng dụng nhiều những tiến bộ khoa học mới vào sản
xuất, nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước đang đầu tư cho nông nghiệp. Bên cạnh
những thuận lợi thì cũng còn không ít những khó khăn đó là diện tích đất nông
nghiệp ngày càng giảm, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, phức tạp khi
chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập sâu vào nền
kinh tế toàn cầu (Diệp Kỉnh Tần, 2007). Đặc biệt trong những năm gần đây việc
chuyển đổi cơ cấu giống, thâm canh cao dẫn đến sự bùng phát về dịch hại trên lúa,
sâu bệnh phá hoại mùa màng ngày càng cao hơn, việc sử dụng thuốc hóa học của
người dân càng gia tăng dẫn đến mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.
Trong số những dịch hại mới nổi lên trong thời gian qua đã và đang gây thiệt hại
đáng kể cho sản xuất lúa ở ĐBSCL là bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá. Những bệnh
này do tác nhân vi rút gây ra và môi giới truyền bệnh là rầy nâu. Bệnh vi rút hại lúa
là nhóm bệnh phức tạp, có quy luật phát sinh rất khác thường, do tác nhân gây bệnh
là vi rút nên không có thuốc đặc trị mà chỉ có biện pháp phòng là chính (Vũ Triệu
Mân, 2006). Trong điều kiện thâm canh cao như ở vùng ĐBSCL hiện nay bệnh có

1


nguy cơ bùng phát khi có sự hiện diện của tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy nâu
mang bệnh ở mật độ cao. Vụ Hè Thu năm 2006, bệnh đã phát triển thành dịch gây
hại nghiêm trọng cho hầu hết các tỉnh phía Nam nhất là khu vực ĐBSCL. Dịch bệnh
đã gây ra lo lắng thực sự cho người trồng lúa khi mà những diện tích bị nhiễm nặng
phải hủy bỏ, đồng nghĩa với việc thất thu hoàn toàn, điều rất hiếm khi xảy ra từ
trước đến nay. Khi dịch diễn ra trên diện rộng công tác kiểm soát bệnh của các cơ
quan chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 4/11/2006, tại thành phố Hồ Chí Minh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã

trực tiếp chủ trì hội nghị bàn giải pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh lùn lúa cỏ và lùn
xoắn lá hại lúa đang diễn ra tại các tỉnh phía Nam. Thông tin từ hội nghị, dịch bệnh
đã lây lan ra 21 tỉnh gây thiệt hại cho 500 nghìn ha và làm giảm sản lượng 825
nghìn tấn, thiệt hại khoảng 2000 tỷ đồng cho nông dân, tập trung ở 500 nghìn hộ
với 2,5 triệu dân (Thiện Thuật, 2006). Ngoài việc chỉ thị Bộ NN và PTNT tìm cách
diệt dịch khẩn cấp, thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đồng thời triển
khai nhanh các chính sách hỗ trợ kịp thời để ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
Lần đầu tiên kể từ năm 1989 đến nay, vựa lúa ĐBSCL phải mang nặng nỗi lo về
lương thực. Bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá có nguy cơ ngày càng trở nên nghiêm
trọng ở khu vực ĐBSCL, do đó nếu không có các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh
hữu hiệu chắc chắn sản lượng lúa của Việt Nam sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Thiệt
hại chắc chắn sẽ nhiều hơn thế nữa nếu như nông dân thất mùa liên tiếp. Đến nay
chưa có thuốc đặc trị và cũng chưa có nhiều giống kháng đối với bệnh lùn lúa cỏ và
lùn xoắn lá trên lúa. Một khi cây lúa bị nhiễm bệnh nhất là giai đoạn cây lúa còn
nhỏ thì nguy cơ mất trắng có thể xảy ra và hậu quả của nó thật khó lường. Trước
tình hình khẩn cấp đó, ngày 12/11/2006 chính phủ đã phải ra chỉ thị cho các cơ quan
chức năng tạm thời ngưng ký các hợp đồng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh
lương thực trong nước (Phạm Văn Quý, 2006).
Hầu hết các giống triển vọng, ngắn ngày năng suất cao đang sản xuất trên địa
bàn đều bị nhiễm đối với 2 bệnh này, mức nhiễm có thể nhẹ, nặng tùy nơi tùy lúc do
ảnh hưởng thời vụ và các biện pháp canh tác. Do vậy cần phải đánh giá các giống

2


có triển vọng kháng hoặc chống chịu tốt nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất trong
vùng (Phạm Văn Dư, 2007). Bên cạnh đó phải xác định được các giai đoạn cây lúa
dễ mẫn cảm với bệnh, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp quản lý bệnh hiệu quả.
Để hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại năng suất lúa do bệnh lùn lúa cỏ,
lùn xoắn lá gây nên và nhằm góp phần vào giữ vững an ninh lương thực quốc gia và

khu vực, trên cơ sở an toàn cho môi trường và chương trình quản lý dịch hại tổng
hợp cho lúa. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng chống chịu của
cây lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu Long”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tính chống chịu của một số giống lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ, lùn
xoắn lá ở vùng ĐBSCL.
- Đánh giá mức độ nhiễm bệnh và sự mẫn cảm của cây lúa đối với bệnh lùn
lúa cỏ và lùn xoắn lá ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đánh giá tính chống chịu đối với bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá của một số
giống lúa ở ĐBSCL ở điều kiện ngoài đồng và trong điều kiện nhà lưới từ đó có
những định hướng nghiên cứu cách quản lý bệnh tốt hơn.
Quan sát và ghi nhận sự phát triển bệnh thông qua các triệu chứng và mức độ
biểu hiện trên cây lúa ở thời điểm 15 và 30 ngày sau truyền bệnh trên các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau. Trên cơ sở đó biết được giai đoạn nào cây lúa dễ mẫn cảm
đối với bệnh để tìm ra các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả.
Xác định thời gian triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện sau khi truyền bệnh,
từ đó biết được thời gian ủ bệnh trên cây lúa.
Làm cơ sở cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về
bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá lúa trong thời gian tới.

3


1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Chọn ra một số giống có tính chống chịu tốt đối với bệnh lùn lúa cỏ, lùn
xoắn lá trên cơ sở đó khuyến cáo trong công tác quản lý bệnh và sử dụng giống như
là những giải pháp chủ động, rẻ tiền, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Biết được các giai đoạn nào cây lúa dễ nhiễm bệnh dựa trên tỉ lệ và mức độ

bệnh đề xuất các biện pháp bảo vệ cây lúa trong điều kiện có sự hiện diện của bệnh
lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá và vector truyền bệnh, như cách ly nguồn bệnh (mạ mùng)
hoặc giảm thiểu sự gây hại của bệnh (gieo sạ né rầy) góp phần hạn chế sự gây hại
của 2 bệnh nói trên.

4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Thế giới
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới và là
nguồn lương thực chủ yếu cho hơn một nửa dân số toàn cầu. Cây lúa cũng giữ vị trí
hàng đầu về diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực hàng năm. Tuy nhiên hơn
90% lượng lúa trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở châu Á nơi sinh sống của 60%
dân số trên trái đất. Lúa gạo cung cấp từ 35 - 75% lượng calories được tiêu thụ cho
hơn 3 tỷ người châu Á. Ngoài ra lúa còn được gieo trồng ở một số quốc gia châu
Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia khác nữa. Diện tích gieo hàng năm
khoảng 154 triệu ha tương đương với 11% tổng diện tích đất canh tác trên toàn thế
giới (FAO, 2004).
Lúa có lẽ là cây trồng đa dạng nhất, nó được trồng ở tận vùng phía bắc Trung
Quốc và kéo dài đến tận phía nam của Uruguay và bang New South Wales của
Australia. Lúa có thể mọc ở độ cao trên 300 m so với mặt nước biển ở Nepal và
Bhutan và cũng có thể mọc ở độ sâu 3 m dưới mặt nước biển ở bang Kerala Ấn Độ.
Môi trường phát triển của cây lúa được chia làm bốn loại chính: nước tưới chủ
động, nhờ mưa, trên cạn và ngập nước (FAO, 2004).
2.1.2 Việt Nam
Mặc dù có những bước phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ nhưng nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung

của đất nước. Trong nền kinh tế quốc dân, GDP ngành nông nghiệp chỉ chiếm 20%
nhưng cây lương thực chiếm 40% trong GDP nông nghiệp và đồng bằng sông Cửu
Long chiếm 60 - 70% (Thiện Thuật, 2006). Thêm vào đó, ngành nông nghiệp ở
nước ta còn giải quyết việc làm và cung cấp bữa ăn hàng ngày cho hơn 70% lực

5


lượng lao động ở khu vực nông thôn và cung cấp chỗ ở cho khoảng 80% dân số
(Nguyen Huu Nghia, 2000).
Trong nông nghiệp lúa gạo là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của
quốc gia và lúa chủ yếu được sản xuất ở vùng ĐBSCL với diện tích khoảng 4 triệu
ha, sản xuất hàng năm khoảng 16,2 triệu tấn lương thực chiếm khoảng một nửa sản
lượng của cả nước. Trong những năm gần đây (2005, 2006), ĐBSCL cung cấp từ
4,5 - 5 triệu tấn gạo và thu về khoảng 1 tỷ USD mỗi năm (Nguyen Cong Thanh và
Baldeo Singh, 2007).
2.2 Tình hình gây hại và nguyên nhân bùng phát bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá
2.2.1 Diễn biến tình hình gây hại của bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá
Bệnh lùn lúa cỏ có tên khoa học là Rice grassy stunt virus (RGSV) hay còn
gọi là bệnh vàng lùn được Rivera và ctv báo cáo đầu tiên năm 1966 tại Philippine.
Quy mô bệnh lùn lúa cỏ tăng cao từ năm 1970 - 1977 ở Indonesia, năm 1973 1974, 1981 và 1984 ở Ấn Độ, và năm 1978 ở Nhật Bản. Ngoài ra, vi rút lùn lúa cỏ
còn phân bố tại các nước châu Á khác như Malaysia, Sri Lanka, Trung Quốc, Đài
Loan, Thái Lan và Việt Nam. Kể từ năm 1984, bệnh lùn lúa cỏ thường ít xuất hiện
và gây thiệt hại tại châu Á. Mặc dù không được báo cáo nhiều, nhưng sự ít xuất
hiện của RGSV có lẽ là do sự thay đổi khả năng truyền bệnh trong quần thể rầy nâu.
Ở Philippines tỉ lệ truyền bệnh lùn lúa cỏ trong quần thể rầy nâu trên cây lúa vào
khoảng từ 3 - 50% trước năm 1977, nhưng năm 1984 chỉ còn 0 - 5% (Hibino
,1996).
Bệnh lùn xoắn lá do tác nhân vi rút có tên khoa học là Rice ragged stunt
virus (RRSV) gây hại trên lúa được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1977 ở

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, năm 1978 ở Trung Quốc, Ấn Độ, Sri
Lanka, Đài loan và năm 1979 ở Nhật Bản. Rất nhiều quốc gia ở khu vực châu Á,
bệnh lùn xoắn lá đã tiến đến ngưỡng dịch bệnh. Nhưng kể từ năm 1982, quy mô của
bệnh nói chung thường thấp ở nhiều quốc gia trồng lúa thuộc khu vực châu Á ngoại
trừ Thái Lan và Việt Nam. Bệnh lùn xoắn lá có lẽ đã tồn tại ở những vùng nơi mà
quần thể vector rầy nâu tương đối thấp trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ 20.

6


Nhưng vì rầy nâu có khả năng bay xa vượt đại dương cho nên vi rút RRSV đã được
phát tán lan rộng từ những vùng chúng định cư sang những vùng khác trong giai
đoạn những năm 1977 - 1978 (Hibino,1996).
Theo Vũ Triệu Mân (2006), ở Việt Nam bệnh vi rút lúa được phát hiện từ
năm 1910, 1920, 1940, 1963 - 1969, 1979 - 1985. Các năm từ 1963 - 1969, một trận
dịch lớn do vi rút lúa gây hại đã tàn phá hàng trăm ngàn ha lúa ở miền núi, đồng
bằng Miền Bắc Việt Nam, gây hại cả vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, làm cây lúa
lụi chết nhanh chóng, gây mất mùa cho nhiều tỉnh suốt từ Bắc cho đến Nam Việt
Nam. Các năm từ 1979 - 1985, bệnh vàng lá lúa lại xuất hiện ở Tây Bắc, Lạng Sơn,
bệnh tungro và bệnh xoắn ngọn lá lúa xuất hiện ở các tỉnh phía Nam.
Năm 1978 Viện bảo vệ thực vật đã lấy mẫu và phát hiện vi rút gây bệnh lùn
xoắn lá là tiểu thể vi rút có hình cầu, đường kính 60 - 70 nm trên kính hiển vi điện
tử tại Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. Những năm 1990 - 1994 bệnh được ghi nhận
ở Khánh Hòa, Phú Yên (Ngô Vĩnh Viễn, 2006).
Theo Phạm Văn Dư (2006), ở vùng ĐBSCL từ năm 1989 có xuất hiện một
triệu chứng cây lúa bị vàng và lùn, tỉ lệ này có thể từ 5 - 10% hoặc lớn hơn 50%
trên một số giống và một số ruộng, một số giống như OMCS 96, OM 997-6,
OM 1248 được ghi nhận nhiễm bệnh. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là triệu
chứng trên lại có cùng đỉnh cao xuất hiện của quần thể rầy nâu. Như vậy có thể đây
là một bệnh mới cần có những nghiên cứu để kết luận nhằm tránh sự lây lan bệnh

trên diện rộng. Bệnh xuất hiện thông thường với tỉ lệ rất thấp, nhưng có những năm
gây hại khá lớn. Qua phối hợp nghiên cứu với Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI)
đã xác định trên đồng ruộng vùng Miền Đông và ĐBSCL có sự hiện diện của cả 3
loại vi rút gây bệnh lùn xoắn lá, lùn lúa cỏ và tungro (do rầy xanh đuôi đen truyền
bệnh).
Đến cuối tháng 12/1999 có 13120 ha lúa bị nhiễm ở các tỉnh Bến Tre, TP Hồ
Chí Minh, Bạc Liêu và Long An, riêng TP Hồ Chí Minh có 242 ha bệnh lùn lúa cỏ
và lúa trổ không được. Tháng 1/2000, Bộ NN và PTNT có gửi văn bản cho các Sở
NN và PTNT, Viện, Trường các tỉnh phía Nam thông báo về tình hình bệnh lùn lúa

7


×