Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÂN MÓNG CHO BÒ SỮA KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.86 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

PHAN VIỆT THÀNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỬ NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÂN MÓNG
CHO BÒ SỮA KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

PHAN VIỆT THÀNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỬ NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÂN MÓNG
CHO BÒ SỮA KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: Thú y
Mã số:

60.62.50


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN KHANH
2. TS. ĐOÀN ĐỨC VŨ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỬ NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÂN MÓNG
CHO BÒ SỮA KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

PHAN VIỆT THÀNH
Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch:

PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TỪ
Hội thú y Việt Nam

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

3. Phản biện 1:

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HẢI
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM


4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN VĂN PHÁT
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

5. Ủy viên:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANH
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tên tôi là Phan Việt Thành, sinh ngày 02 tháng 8 năm 1974 tại huyện Thanh
Trì, Hà Nội. Con ông Phan Văn Trung và bà Phan Thị Kim Liên.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan,
TP.Hà Nội năm 1991.
Tốt nghiệp Đại học ngành Thú y, hệ chính qui tại Đại học Nông Lâm Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 1999
Từ tháng 2 năm 1999 đến tháng 9 năm 2006 làm việc tại Trung tâm nghiên
cứu và Huấn luyện chăn nuôi Gia Súc Lớn, trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam. Chức danh là cán bộ kỹ thuật.
Từ ngày 15 tháng 9 năm 2006 về làm việc tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam. Chức danh là Nghiên cứu viên.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học chuyên ngành Thú y tại Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Tình trạng gia đình: Vợ là Đinh Kim Liên, kết hôn năm 2003
Con là Phan Việt Long, sinh năm 2004
Địa chỉ liên lạc: 39/15 Tây B, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: 0918 207574
Email:


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài của Phòng Nghiên cứu Sinh lý động vật, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, tôi đã tham gia nghiên cứu và được
phép sử dụng một phần kết quả của đề tài.

Bình Dương, ngày 17 tháng 9 năm 2010
Người cam đoan

Phan Việt Thành


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Chăn nuôi Thú y và
Phòng Đào tạo sau đại học trường Đai học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành được chương trình học Cao học này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Nghiên cứu Sinh lý động vật,
Phòng Nghiên cứu Sức khỏe gia súc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền
Nam, Ban giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Gia súc lớn
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong quá trình học và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các trại chăn nuôi bò sữa tại Hóc Môn, Củ Chi –

Thành phố Hồ Chí Minh và các trại chăn nuôi bò sữa tại Thủ Dầu Một – Bình
Dương đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra cũng như triển khai thực
hiện đề tài.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. NGUYỄN VĂN
KHANH và TS. ĐOÀN ĐỨC VŨ đã tận tình hướng dẫn, động viên và đóng góp
những ý kiến quí báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài.
Xin cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Trí và hai sinh viên Nguyễn Thị Kim Nhung,
Lê Văn Thật đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện đề cương nghiên
cứu cũng như thu thập và xử lý số liệu của đề tài.
Về phía gia đình, tôi xin chân thành cảm ơn Cha, Mẹ, Vợ Con cùng tất cả
Anh Chị Em đã luôn động viên thăm hỏi và giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn
tất chương trình học này.


TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm một số biện pháp
phòng trị bệnh chân móng cho bò sữa khu vực Đông nam bộ” đã được tiến hành
tại các trại chăn nuôi bò sữa thuộc 2 huyện Hóc Môn - Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh và
các trại bò sữa thuộc thị xã Thủ Dầu Một, trại bò sữa của Trung tâm Nghiên cứu và
Huấn luyện chăn nuôi Gia súc lớn, tỉnh Bình Dương trong khoảng thời gian từ
tháng 9/2009 đến tháng 5/2010.
Các nội dung của đề tài bao gồm:
1. Điều tra xác định các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh chân móng thông qua
phiếu điều tra ở 45 hộ/3 qui mô đàn.
2. Xác định vi sinh vật gây bệnh chân móng bò sữa: Phân tích 20 mẫu bệnh
phẩm bệnh chân móng nhằm xác định vi sinh vật gây bệnh chân móng.
3. Xây dựng một số giải pháp phòng trị bệnh chân móng: Vệ sinh sát trùng
chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị cục bộ chân móng.
Kết quả thu được như sau:

1. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến bệnh chân móng trong đề tài là:
Phương thức chăn nuôi, độ khô thoáng nền chuồng và sát trùng chuồng trại.
2. Vi sinh vật phân tích được trong bệnh chân móng là Streptococcus spp
3. Các giải pháp chính phòng trị bệnh chân móng cho bò sữa:
* Cải thiện vệ sinh thông qua việc dọn phân thường xuyên, sát trùng chuồng
trại kết hợp với sử dụng tấm lót chân đã làm giảm tỉ lệ mắc bệnh chân móng, kéo
dài thời gian xuất hiện bệnh chân móng, tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng năng
suất sữa so với việc không dọn phân thường xuyên, không sát trùng chuồng trại và
không sử dụng tấm lót chân.
Tỉ lệ mắc bệnh chân móng là 40% và 30%, năng suất sữa đạt 17,7kg và
17,9kg khi sát trùng chuồng trại hoặc sát trùng chuồng trại kết hợp sử dụng tấm lót


chân so với tỉ lệ mắc bệnh lên tới 90%, năng suất sữa chỉ đạt 15,8% khi không sát
trùng chuồng trại (chăn nuôi trong điều kiện bình thường).
* Cải thiện chăm sóc nuôi dưỡng bằng cách cho bò vận động đi lại tự do
trong chuồng và cho ăn khẩu phần cân đối dinh dưỡng làm giảm tỉ lệ mắc bệnh
chân móng, kéo dài thời gian xuất hiện bệnh chân móng (thời gian giữ cho bò
không bị bệnh chân móng được lâu hơn), tăng lượng thức ăn thu nhận được, tăng
năng suất sữa.
Tỉ lệ mắc bệnh chân móng là 30% và 20%, năng suất sữa đạt 17,67kg và
18,38kg khi cho bò đi lại tự do trong chuồng hoặc đi lại tự do kết hợp với ăn khẩu
phần cân đối dinh dưỡng so với tỉ lệ mắc bệnh lên tới 100%, năng suất sữa chỉ đạt
16,55kg khi cầm cột hoàn toàn bò trong chuồng và không áp dụng biện pháp cải
thiện nào.
* Điều trị bệnh chân móng bằng cách gọt móng hoặc gọt móng kết hợp với
xịt thuốc mang lại hiệu quả cao hơn so với điều trị bằng phương pháp xịt thuốc.
Tỉ lệ khỏi bệnh là 80% và 90%; thời gian khỏi bệnh là 2,38 ngày và 1,78
ngày; Tỉ lệ tái phát bệnh là 62,5% và 33,3%; thời gian tái phát bệnh là 168,6 ngày
và 183,7 ngày khi điều trị bằng phương pháp gọt móng hoặc gọt móng kết hợp với

xịt thuốc so với tỉ lệ khỏi bệnh chỉ đạt 30%; thời gian khỏi bệnh kéo dài tới 5,33
ngày; tỉ lệ tái phát bệnh lên tới 100%; thời gian tái phát chỉ có 69 ngày khi điều trị
bằng cách xịt thuốc cục bộ nơi tổn thương.


ABSTRACT
The thesis: “Study on effect factors and try some measures to prevent and
treat on dairy cow hoof diseases in South-east regions in Vietnam” was carried out
in HCMC and Binh Duong dairy farms from Sep 2009 to May 2010.
The results show that, factors affecting hoof diseases of dairy cows include:
Animal husbandry system, wet level of floor and stall disinfectant.
The microorganism that occur in hoof medical waste is Streptococcus. spp
Stall disinfectant or stall disinfectant combined with the rubber mat for cow
standing decreased considerably hoof diseases incidence and prolong time to appear
foot lesions.
Free stall housing or free stall housing combined with balance ration to make
decreased incidence of lameness and prolong time to appear foot lesions after
beginning the experiment too. These treatments increased food intake and milk
yield of dairy cows.
Claw trimming or claw trimming combined with violet-antibiotic spray make
increasing rate out of illness (recover from illness rate), shorten treated time and
prolong the reappearance of lameness of the cows.


MỤC LỤC
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 01
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 01
1.2 Yêu cầu của đề tài ............................................................................................. 02
Chương 2.TỔNG QUAN ....................................................................................... 03
2.1 Cấu tạo và chức năng bàn chân bò sữa .......................................................... 03

2.2 Các nhân tố dẫn tới bệnh chân móng và cách quản lý chúng ...................... 06
2.2.1 Môi trường ...................................................................................................... 06
2.2.2 Di truyền .......................................................................................................... 09
2.2.3 Dinh dưỡng ...................................................................................................... 11
2.3 Những yếu tố rối loạn và bệnh chân móng thông thường-cách xử lý ......... 14
2.4 Một số nghiên cứu về bệnh chân móng .......................................................... 19
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................... 19
Bệnh chân móng do quản lý, môi trường và dinh dưỡng ......................................... 19
Các giải pháp hiện đang được áp dụng ..................................................................... 22
Thiệt hại về kinh tế ................................................................................................... 24
2.4.2 Nghiên cứu trong nước..................................................................................... 24
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 27
3.1 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 27
3.1.1 Điều tra xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh chân móng bò sữa ............. 27
3.1.2 Khảo sát một số vi khuẩn liên quan đến bệnh chân móng bò sữa .................. 27
3.1.3 Xây dựng một số biện pháp phòng trị bệnh chân móng bò sữa ....................... 27
3.1.3.1 Cải thiện vệ sinh chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi ............................... 27
3.1.3.2 Cải thiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................... 28
3.1.3.3 So sánh một số biện pháp điều trị chân móng............................................... 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 28
3.2.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh chân móng bò sữa miền Đông Nam
Bộ qua phiếu điều tra ................................................................................................ 28
3.2.2 Khảo sát một số vi khuẩn liên quan đến bệnh chân móng bò sữa .................. 30


3.2.3 Xây dựng một số giải pháp phòng trị bệnh chân móng .................................. 31
3.2.3.1 Thí nghiệm 1: Cải thiện vệ sinh và sát trùng chuồng trại ............................. 31
3.2.3.2 Thí nghiệm 2: Cải thiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ................................. 32
3.2.3.3 Thí nghiệm 3: So sánh một số biện pháp điều trị chân móng ....................... 33
3.3 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 34

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 35
4.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh chân móng bò sữa ...................... 35
4.1.1 Tỉ lệ bò bị bệnh chân móng ............................................................................. 35
4.1.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh chân móng ...................................... 36
4.1.2.1 Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến bệnh chân móng ..................... 36
4.1.2.2 Ảnh hưởng của hộ chăn nuôi, qui mô đàn đến tỉ lệ bệnh chân móng .......... 37
4.1.2.3 Ảnh hưởng của độ tuổi, lứa đẻ, giống đến bệnh chân móng ....................... 38
4.1.2.4 Ảnh hưởng của độ khô thoáng nền chuồng với bệnh chân móng ................. 39
4.1.2.5 Ảnh hưởng của chăm sóc, kiểm tra và sát trùng đến bệnh chân móng ....... 39
4.1.2.6 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến bệnh chân móng .................................... 40
4.1.2.7 Bệnh chân móng và một số chỉ tiêu sinh sản và viêm vú ............................ 41
4.1.2.8 Tiểu khí hậu chuồng nuôi và bệnh chân móng ............................................ 42
4.1.2.9 Ảnh hưởng của việc sát trùng chuồng trại đối với bệnh chân móng ........... 42
4.2 Khảo sát vi sinh vật gây bệnh chân móng cho bò sữa .................................. 42
4.2.1 Vi sinh vật trên nền chuồng ............................................................................ 42
4.2.2 Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi ........................................................ 43
4.2.3 Vi sinh vật trong bệnh phẩm bệnh chân móng ................................................ 44
4.3 Xây dựng một số giải pháp phòng trị bệnh chân móng ................................ 45
4.3.1 Thí nghiệm 1: Cải thiện vệ sinh và sát trùng chuồng trại ............................... 45
4.3.1.1 Tỉ lệ bò mắc bệnh chân móng ...................................................................... 45
4.3.1.2 Mức độ mắc bệnh chân móng trên số bò khảo sát ....................................... 46
4.3.1.3 Tỉ lệ các dạng bệnh chân móng trên bò thí nghiệm 1 .................................. 47
4.3.1.4 Thời gian xuất hiện bệnh chân móng sau khi bắt đầu thí nghiệm ............... 48
4.3.1.5 Khả năng thu nhận thức ăn ........................................................................... 49


4.3.1.6 Năng suất sữa ............................................................................................... 49
4.3.2 Thí nghiệm 2: Cải thiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ................................... 50
4.3.2.1 Tỉ lệ bò mắc bệnh chân móng ...................................................................... 50
4.3.2.2 Mức độ mắc bệnh chân móng trên số bò khảo sát ....................................... 51

4.3.2.3 Tỉ lệ các dạng bệnh chân móng trên bò thí nghiệm 2 .................................. 51
4.3.2.4 Thời gian xuất hiện bệnh chân móng sau khi bắt đầu thí nghiệm ................ 52
4.3.2.5 Khả năng thu nhận thức ăn ........................................................................... 53
4.3.2.6 Năng suất sữa ............................................................................................... 54
4.3.3 Thí nghiệm 3: So sánh một số biện pháp điều trị chân móng ......................... 54
4.3.3.1 Tỉ lệ khỏi bệnh và thời gian khỏi bệnh ........................................................ 54
4.3.3.2 Tỉ lệ tái phát bệnh ......................................................................................... 56
4.3.3.3 Thời gian tái phát bệnh ................................................................................. 57
4.3.3.4 Khả năng thu nhận thức ăn ........................................................................... 57
4.3.3.5 Năng suất sữa ............................................................................................... 58
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 59
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 59
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 60
Tái liệu tiếng Việt ................................................................................................... 60
Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................... 61
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tỉ lệ bệnh chân móng
Bảng 4.2: Tỉ lệ bò bị bệnh viêm móng theo các phương thức chăn nuôi
Bảng 4.3: Tỉ lệ hộ có bò bị bệnh chân móng theo qui mô đàn
Bảng 4.4: Tỉ lệ bò bị bệnh chân móng theo qui mô đàn
Bảng 4.5: Tỉ lệ bò bị bệnh chân móng theo độ tuổi, lứa đẻ, giống
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mức độ khô thoáng nền chuồng đối với bệnh viêm móng
Bảng 4.7: Tình trạng chăm sóc, kiểm tra và sát trùng chân móng của các hộ
Bảng 4.8: Cân đối khẩu phần ăn bò sữa ở các qui mô
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của bệnh chân móng tới một số chỉ tiêu sinh sản và viêm vú
Bảng 4.10: Nhiệt độ, ẩm độ và THI trong chuồng nuôi

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của việc sát trùng chuồng trại đối với bệnh chân móng
Bảng 4.12: Kết quả phân tích vi sinh vật nền chuồng theo các qui mô
Bảng 4.13: Kết quả phân tích vi sinh vật trong không khí theo các qui mô
Bảng 4.14: Kết quả phân tích vi sinh trong bệnh phẩm bệnh chân móng
Bảng 4.15: Tỉ lệ bò bị bệnh chân móng sau khi áp dụng biện pháp vệ sinh sát trùng
Bảng 4.16: Mức độ bệnh chân móng trên số bò khảo sát
Bảng 4.17: Tỉ lệ các dạng bệnh chân móng trên bò TN1
Bảng 4.18: Thời gian từ khi bắt đầu thí nghiệm đến khi có bệnh chân móng xuất
hiện
Bảng 4.19: Khả năng thu nhận thức ăn tính theo vật chất khô
Bảng 4.20: Năng suất sữa 3 tháng đầu sau khi sinh
Bảng 4.21: Tỉ lệ bệnh chân móng sau khi áp dụng biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng
Bảng 4.22: Mức độ nhiễm bệnh chân móng trên số bò khảo sát
Bảng 4.23: Tỉ lệ các dạng bệnh chân móng trên bò TN2
Bảng 4.24: Thời gian từ khi bắt đầu thí nghiệm đến lúc có bệnh chân móng xuất
hiện


Bảng 4.25: Khả năng thu nhận thức ăn tính theo vật chất khô
Bảng 4.26: Năng suất sữa 3 tháng đầu sau khi sinh
Bảng 4.27: Tỉ lệ khỏi bệnh và thời gian khỏi bệnh sau khi điều trị
Bảng 4.28: Tỉ lệ tái phát bệnh sau khi điều trị
Bảng 4.29: Thời gian tái phát sau khi khỏi bệnh
Bảng 4.30: Khả năng thu nhận thức ăn tính theo vật chất khô
Bảng 4.31: Năng suất sữa 3 tháng đầu sau khi sinh


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo bình thường của bàn chân bò
Hình 2.2: Móng chân bò bình thường

Hình 4.1: Viêm hoại tử gan bàn chân
Hình 4.2: Móng bò có xuất huyết
Hình 4.3: Xịt thuốc sau khi gọt móng
Hình 1 (phụ lục): Viêm móng cận lâm sàng
Hình 2 (phụ lục): Bệnh đường trắng
Hình 3 (phụ lục): Viêm loét đế
Hình 4 (phụ lục): Bò bị mòn gót chân và có hai đế
Hình 5 (phụ lục): Viêm kẽ móng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP:

Crude Protein

HF:

Holstein Friesian

KCLĐ:

Khoảng cách lứa đẻ

ME:

Metabolic Energy

THI:


Temperature Humidity Index

TLĐT:

Tỉ lệ đậu thai

TMR:

Total Mixed Ration

TN:

Thí nghiệm

VCK (DM): Vật chất khô (Dry Matter)


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi bò sữa, bệnh tật là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất
và hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi. Do đó, đã và đang có nhiều dự án nghiên
cứu và chương trình quản lý phòng và trị bệnh cho bò sữa, nhất là tại các nước có
ngành sản xuất sữa đang phát triển. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ bò loại thải trước chu
kỳ sữa thứ ba là rất cao với các nguyên nhân khác nhau. Phần lớn số bò sữa bị loại
thải do bốn nguyên nhân chính sau: Vô sinh do phối giống không đậu thai; viêm vú
do nhiễm trùng bầu vú kéo dài dẫn đến giảm sản lượng sữa; bệnh chân móng do
nhiễm trùng hoặc tổn thương dẫn đến vô sinh và giảm khả năng thu nhận thức ăn
làm giảm sản lượng sữa; sản lượng sữa thấp mặc dù có tiềm năng sản xuất sữa cao
gây thiệt hại về hiệu quả kinh tế.

Nguyên nhân dẫn tới việc phải loại thải bò sữa do bệnh chân móng hiện nay
chiếm một tỉ lệ không nhỏ và đứng hàng thứ ba trong tất cả các nguyên nhân phải
loại thải bò nêu trên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về bệnh chân móng và những yếu
tố liên quan tới bệnh chân móng nhằm giảm bớt nguy cơ loại thải và góp phần làm
tăng năng suất vật nuôi còn rất hạn chế.
Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng: bệnh chân móng ở bò sữa
đang là một trong những biểu hiện bệnh tật chiếm một phần lớn trong vấn đề sức
khỏe bò sữa (Rushen và cộng sự, 2004). Những đàn bò sữa có tỷ lệ bệnh chân móng
cao thường gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế (Enting và cộng sự, 1997;
Kossaibati và Esslemont, 1997). Bệnh chân móng trên bò sữa xảy ra thường xuyên
và trên hầu hết các đàn bò, thậm chí có những kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bò
bị bệnh trong đàn lên tới 50% tại một số trại (Whay và cộng sự, 2003). Tuy nhiên


các chủ gia súc thường không quan tâm đến bệnh này và họ chỉ phát hiện được 1/3
số ca bệnh (Wells và cộng sự, 1995; Whey và cộng sự, 2003; Espejo và cộng sự,
2006).
Ở Việt Nam, một vài nghiên cứu chỉ ra sự liên quan của thức ăn tinh trong
khẩu phần đến chân móng bò sữa (Nguyễn Xuân Trạch, 2004), ảnh hưởng của tỉ lệ
tinh/thô khẩu phần đến tình trạng bệnh viêm móng (Đoàn Đức Vũ và cộng sự,
2001). Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh chân móng trên, một số tác giả còn cho
biết sự cầm cột hoàn toàn gia súc trong quá trình nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng tới
bệnh chân móng (Lã Văn Kính và cộng sự, 2002).
Từ những tình hình trên cho thấy việc nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân
chính và đưa ra các giải pháp phòng trị thích hợp cho bệnh chân móng là thực sự
cần thiết trong điều kiện chăn nuôi bò sữa hiện nay.
Căn cứ tình hình thực tiễn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh chân móng
bò sữa khu vực Đông Nam Bộ” nhằm mục đích giảm chí phí trong điều trị bệnh
chân móng, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như tăng thu nhập từ bò

sữa cho người nông dân.
1.2 Yêu cầu của đề tài


Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh chân móng bò sữa.



Thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh chân móng bò sữa.


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Cấu tạo và chức năng bàn chân bò sữa (Nocek, 1996)
Hệ thống xương bàn chân: Bàn chân bò sữa bao gồm có hai ngón chân, khác
với ngựa là chỉ có một ngón chân. Xương ngón chân là cấu trúc đầu tiên hỗ trợ cho
bàn chân. Trong mỗi ngón chân có 3 loại xương chính như 3 đốt ngón chân, những
xương này bắt đầu từ phía trên cẳng chân. Đốt đầu, đốt giữa và đốt cuối. Các xương
khác nhỏ hơn định vị trong mỗi ngón như là các xương vừng. Chức năng đầu tiên
của chúng là chỉ dẫn cho các sợi gân. Xương được xây dựng chủ yếu từ khoáng can
xi và phot pho. Xương bàn đạp (đốt cuối) thường gây những biến đổi về hình dạng
của đốt cuối. Đốt xương này nằm trong hộp móng cứng và cũng là xương nhạy cảm
nhất đối với tổn thương và đối với bệnh do vi khuẩn xâm nhập qua những vết rạn
nứt của bàn chân.

Hình 2.1 Cấu tạo bình thường của bàn chân bò


Khớp là điểm nối giữa hai xương. Tại những điểm nối này, đoạn cuối của
xương được bao bọc bởi một tổ chức dai chắc và trơn, được gọi là sụn. Lớp sụn này

rất trơn nhẵn và chống lại sự chà sát giữa các xương khi di chuyển. Khớp được bao
bọc bởi một lớp vỏ. Trong lớp vỏ này có chứa dịch để bôi trơn và làm giảm sự ma
sát. Khi chống đỡ cơ thể, các xương được ghìm và khớp lại cùng nhau tạo nên sự
liên kết chặt chẽ giúp chống đỡ cơ thể. Nếu xung quanh khớp bị bầm tím hoặc viêm
nhiễm, vi khuẩn có thể vào khớp và gây thoái hóa nghiêm trọng tổ chức sụn, gây
chà sát tại khớp, mang lại sự đau đớn và không thoải mái cho con vật. Khớp sưng là
những dấu hiệu cảm quan của sự tổn thương hoặc viêm nhiễm.
Dây chằng là tổ chức dai chắc, rất bền và có thể co dãn tự nhiên. Dây chằng
nối liền xương với xương và ràng buộc lẫn nhau như một tổ chức tương hỗ. Một vài
dây chằng đan chéo giữa các ngón chân với nhau. Và nhờ sự ràng buộc giữa các
xương liền kề với nhau, các dây chằng có thể ngăn ngừa sự choãi và bẹp ra của bàn
chân.
Dây chằng chính trong bàn chân của bò được đan chéo nhau với những dây
chằng phụ kèm theo. Nếu bò bị trượt chân hay bước đi sai lệch, những dây chằng
này có thể bị căng và trật ra khỏi vị trí ban đầu gọi là trật gân dẫn tới bị sưng phù và
què.
Gân có cấu trúc tương tự như dây chằng, nhưng nó khác với dây chằng là nối
cơ với xương. Có 2 loại gân, gân cơ gấp và gân cơ duỗi. Gân cơ gấp thì nâng bàn
chân và cẳng chân, gân cơ duỗi cho phép duỗi thẳng và hạ xuống một cách từ từ.
Gân được bọc trong một cái vỏ, nó được bảo vệ và bôi trơn. Khi lớp vỏ này
bị rách hoặc tổn thương thì tổ chức này bị sưng phù lên. Vi khuẩn có thể xâm nhập
vào và gây viêm nhiễm dẫn tới tình trạng viêm gân và què quặt nghiêm trọng.
Khả năng di chuyển là một quá trình phức tạp bao gồm sự phối hợp của cơ,
gân, dây chằng và xương. Trước hết cơ phải co rút, sau đó gân hoạt động kéo hoặc
gấp xương lại. Điều này giúp nâng bàn chân lên khỏi mặt đất, sau đó bàn chân mở
rộng để hoàn chỉnh bước đi. Do đó gân cơ gấp được nghỉ ngơi, gân cơ duỗi và cơ co


rút để duỗi thẳng chân và đặt bàn chân xuống. Rất nhiều cơ, gân phối hợp làm việc
để thực hiện quá trình di chuyển.

Sự chuyển tiếp giữa mô da và mô sừng móng gọi là bờ lợi móng (đường
vành). Phía dưới bờ lợi móng là vùng sinh trưởng của bàn chân. Bàn chân phát triển
từ trên xuống dưới. Thành móng là một tổ chức da cứng được sắp xếp khăng khít
như là những tấm mỏng. Thành móng dày nhất gần phía đầu trước ngón chân và
mỏng dần về phía gót chân. Điều này cho phép mở rộng thành móng khi áp lực đè
lên bàn chân trong khi di chuyển.

Phía ngoài móng là thành phần chính bảo vệ bàn chân chống lại sự tổn
thương và sự xâm nhập của vi khuẩn. Sự rạn nứt hay cắt vào thành móng hoặc gan
bàn chân từ lỗ thủng hoặc chấn thương có thể phá vỡ hàng rào ngăn cách này.
Cấu trúc bên trong của móng: bao gồm lớp bảo vệ phần thấp phía ngoài gọi
là hộp móng. Vùng mô đệm nhạy cảm nằm khít trong hộp móng được bảo vệ bởi
thành móng. Tổ chức đệm này cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động đi lại.
Những xương nằm khít trong hộp móng và được nối với nhau bởi các dây chằng.
Giống như thành móng, lớp mô liên kết bao gồm bởi các phiến mỏng. Nhưng
các phiến mỏng này không giống các phiến mỏng ở thành mỏng.


Giữa thành móng và tổ chức mô liên kết bên trong có rất nhiều dây thần kinh
và mạch máu để nuôi dưỡng các mô ở bàn chân. Ở phần dưới của móng là lớp đệm
ngón chân bao gồm các mô sợi dai chắc và thấm nhiễm với lớp acid béo lắng đọng
trong đó. Lớp đệm này định vị phía dưới xương và hoạt động trước hết như một bộ
phận giảm các chấn động từ bên ngoài.
Với tất cả các hoạt động của bàn chân trên cấu trúc của nó, chúng ta có thể
biết rõ các vị trí dễ bị tổn thương và dẫn tới què. Có rất nhiều lí do dẫn tới phá vỡ
cấu trúc khăng khít của bàn chân, mặc dù không thấy các dấu hiệu bên ngoài như
rạn nứt hoặc áp xe.
2.2 Các yếu tố dẫn tới bệnh chân móng và cách quản lý chúng
2.2.1 Môi trường
Nền chuồng: Bề mặt nền chuồng bằng xi măng gây ra nhiều chấn động hơn

so với nền chuồng bằng đất. Nền bằng đất giúp giảm chấn động khi bò bước đi
trong khi nền xi măng thì không, chấn động này tác động trực tiếp lên bàn chân và
làm tăng tổn thương mặt dưới bàn chân. Mặt dưới của bàn chân trở nên dẹt hơn sau
2-3 tháng đi trên nền chuồng bằng xi măng.
Gan bàn chân là một lớp bảo vệ chống lại sự tổn thương và xâm nhập của vi
khuẩn. Khi lớp này trở nên mỏng, mềm hơn hoặc nứt rách thì bàn chân rất dễ bị tổn
thương và vi khuẩn xâm nhập.
Không cho bò mới gọt móng vào chuồng có nền xi măng mới xây dưới 2
tuần. Gan bàn chân sẽ bị đục thủng, chân có thể viêm nhiễm và rất nhiều bò bị què.
Mặt khác, nền chuồng quá trơn nhẵn hoặc cứng có thể dẫn tới sự phát triển
móng rất nhanh. Nền chuồng trơn trượt cũng có thể dẫn tới tổn thương do chăm sóc
kém kèm theo stress, đặc biệt là sự nhốt gia súc quá đông đúc chật chội.
Nền chuồng ẩm ướt có thể làm bàn chân mềm hơn. Điều này làm giảm sự
bảo vệ bàn chân và tăng nguy cơ bị tổn thương cũng như vi khuẩn xâm nhập. Môi
trường quá hanh khô cũng mang lại sự giòn, dễ rạn nứt cho móng.


Nên cho bò vào khu vực chuồng khô thoáng, bằng phẳng ít nhất một lần
trong ngày, vệ sinh sạch sẽ chân móng làm giảm áp lực stress lên móng và cho vận
động tắm nắng. Sự đi lại của bò là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
Khu vực máng ăn uống là nơi thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, vì vậy cần
phải đảm bảo sự khô thoáng, dễ thoát nước cho khu vực này.
Ngăn chuồng và loại chuồng: Các ngăn chuồng luôn đảm bảo khô ráo, sạch
sẽ và riêng biệt với nhau. Chuồng nên được thiết kế giúp cho bò đứng lên nằm
xuống một cách tiện lợi và dễ dàng nhất. Một ngăn chuồng tiện nghi là ngăn chuồng
mà bò có thể nằm nghiêng một cách thoái mái và nhai lại ở đó.
Cách tốt nhất để xác định bò có thích ngăn chuồng của nó hay không là cho
mỗi bò vào một ngăn chuồng riêng. Nếu tỉ lệ bò nằm từ 90-95% là tốt, còn ít hơn
85% thì chúng ta cần xem lại. Chỉ số tiện nghi chuồng nuôi (Stall Comfort IndexSCI) như là một tiêu chí để đánh giá sự thoải mái tiện nghi của bò. Chỉ số này được
đánh giá như sau: Lấy tổng số những bò nằm nghỉ trong các ngăn chuồng chia cho

tổng số bò có mặt trong chuồng rồi nhân với 100.
Nhiều báo cáo cho thấy nhiều trường hợp bị què chân, đặc biệt là tổn thương
gan bàn chân khi bò được chuyển từ nền đất sang nền xi măng. Thậm chí ngay cả bê
con cũng có thể bị sưng viêm vùng móng chân khi được nuôi trên nên chuồng cứng.
Thông thường, lượng đệm lót đầy đủ có thể làm tăng thời gian nghỉ ngơi của
bò trong các ngăn chuồng. Ở chuồng có nền cứng, chất độn chuồng không đầy đủ,
bò có thời gian nghỉ ngơi trung bình khoảng 7 giờ, nhưng với đầy đủ chất độn
chuồng thì bò có thể nghỉ ngơi tới 14 giờ.
Gần đây, việc sử dụng tấm lót nền chuồng trở nên thông dụng để thay thế
dần việc sự dụng các chất đệm lót trong nền chuồng như vỏ bào, mùn cưa, cát …
nhằm làm tăng sự tiện nghi thoải mái cho bò.
Bất cứ nền chuồng hay đệm lót kiểu gì thì vấn đề vệ sinh vẫn là yếu tố then
chốt. Ngăn chuồng sạch, khô làm giảm sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn và nguy cơ
bệnh ở móng cũng như làm giảm tỉ lệ viêm vú.


Ánh nắng ban ngày: Ánh nắng ban ngày cũng ảnh hưởng một phần tới sự
sinh trưởng của móng. Trung bình móng mọc thêm được khoảng 6,35cm (2,5 inchs)
mỗi năm. Khoảng 34% phần mọc thêm diễn ra trong mùa xuân và những tháng đầu
mùa hè và tỉ lệ mọc móng giảm theo sự giảm ánh nắng chiếu sáng.
Giai đoạn tiết sữa: 100 ngày đầu sau khi đẻ là thời gian bị stress nặng nề nhất
trong kỳ cho sữa của bò cái. Đây cũng là thời gian dễ gây ra những xáo trộn trong
quá trình trao đổi chất của cơ thể, thường gặp nhất là nhất là ketosis, sốt sữa, kể cả
những vấn đề về móng.
Những vấn đề về chân cũng thường thấy trong thời gian này. Bệnh đặc trưng
như loét gan bàn chân thường gặp nhất trong suốt tháng thứ 2 sau khi đẻ.
Lứa tuổi: Tỉ lệ mắc bệnh què chân tăng theo lứa tuổi. Một kết quả điều tra
trên 136.000 bò cái sữa cho thấy bò 3-4 năm tuổi có 3% bị tổn thương chân, bò 5-6
năm tuổi là 7%, bò 7-8 năm tuổi là 11%, bò 9-10 năm tuổi là 13%. Như vậy bò 9-10
năm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh chân móng gấp hơn 4 lần so với bò 3-4 năm tuổi.

Mùa: Thời gian trong năm cũng có tác động lớn đến các vấn đề về chân
móng. Các dạng què cũng xuất hiện khác nhau trong năm. Điều này có thể liên quan
tới lượng mưa. Tổng kết 3 năm ở châu Âu, có sự tương quan giữa tỉ lệ què với
lượng mưa trong cùng một tháng hoặc so với tháng trước. Tùy theo vùng miền, một
vài điều tra đã chỉ ra rằng: tháng 3,4,10 và 11 có tỉ lệ mắc bệnh què chân cao nhất.
Tỉ lệ què cao ở tháng 3,4 cũng có thể liên quan tới độ dài thời gian mà bò bị nhốt
trong chuồng trong suốt những tháng mùa đông. Đến khi trở lại đồng cỏ thì tỉ lệ
bệnh chân móng có xu hướng giảm xuống.
* Quản lý môi trường bò sữa:
- Nếu nền chuồng cứng, thô nhám hoặc dễ gây trầy xước cần phải giảm độ
nhám xuống bằng cách mài những vị trí này.
- Nếu nền xi măng quá trơn thì có thể khía cạnh hoặc xẻ rãnh trên mặt nền


- Nếu có thể, hàng ngày cho bò sang những ngăn chuồng khô thoáng, thoát
nước tốt và không có những gạch đá lổn nhổn. Tránh những nơi trơn trượt, lầy lội
và lạnh giá. Tăng cường cho bò vận động làm khỏe cơ và lưu thông tuần hoàn ở
vùng bàn chân
- Tránh để bò đứng trên nền xi măng cứng trong một thời gian dài, chẳng hạn
như thời gian đứng chờ quá lâu trước khi vắt sữa.
- Các ô (ngăn) chuồng nên thật tiện nghi và thoải mái. Thường xuyên kiểm
tra chỉ số tiện nghi chuồng nuôi (Stall Comfort Index, 2001).
- Gọt móng và sát trùng chân móng nên được làm cho bò ngay từ khi còn là
bò tơ để giảm các vấn đề bệnh chân móng ở các chu kỳ sữa sau này.
2.2.2 Di truyền
Những nét đặc trưng cho thấy một bàn chân tốt là có gót sâu, góc móng tạo
với mặt phẳng nền càng lớn càng tốt và các ngón chân không có hình dạng bất
thường.
Có những vấn đề bàn chân trực tiếp ảnh hưởng bởi di truyền bao gồm: bàn
chân mỏng, bàn chân có hơn 2 ngón, móng xoắn ốc và một số trường hợp viêm

móng (laminitis) đặc trưng.
Di truyền đóng một vai trò nhỏ, thứ yếu trong toàn bộ những vấn đề bệnh
chân móng. Ở bò tơ rất nhiều những vấn đề chân móng thường không được phát
hiện cho đến các chu kỳ sữa sau này. Điều này có thể do bởi những con bò nhiều
năm tuổi phải chống đỡ cơ thể to lớn và nặng hơn trên một đơn vị bàn chân so với
những bò tơ. Việc quản lý môi trường và nuôi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến những
vấn đề về chân móng và có thể che đậy những khiếm khuyết về di truyền.
Với bất cứ đặc tính nào, một số lượng lớn đời con cần được xác minh nhận
dạng đời cha. Sự biến đổi gen trong những đặc tính về chân móng tồn tại ở những
bò lứa tuổi tơ và có khác biệt lớn hơn so với những bò già. Thêm vào đó, các yếu tố
đặc trưng của đàn tạo nên khác biệt rõ ràng lên kích thước và hình dạng bàn chân.


×