Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY CÓ MÚI TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

TRẦN NGỌC NỮ

BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY CÓ MÚI
(CITRUS) TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

TRẦN NGỌC NỮ

BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY CÓ MÚI
(CITRUS) TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã ngành: 60.62.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS NGUYỄN THỊ THU CÚC


2.

TS NGUYỄN THỊ THU NGA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY CÓ MÚI (CITRUS)
TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

TRẦN NGỌC NỮ

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

GS.TS NGUYỄN THƠ
Hội Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam

2. Thư ký:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1: PGS.TS TRẦN THỊ THU THỦY
Đại học Cần Thơ
4. Phản biện 2: TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
Đại học Nông Lâm TP. HCM
5. Ủy viên:


PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU CÚC
Đại học Cần Thơ

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Ngọc Nữ sinh ngày 08 tháng 02 năm 1983 tại huyện Lấp Vò
tỉnh Đồng Tháp, Con ông Trần Văn Đon và Bà Cao Thị Nga.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Lấp Vò II, tỉnh Đồng Tháp
năm 2001.
Tốt nghiệp Đại học ngành Sư Phạm Sinh Vật hệ chính quy tại Đại học Cần
Thơ thành phố Cần Thơ.
Tháng 09 năm 2007 theo học Cao học ngành Bảo Vệ Thực Vật tại Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng Phan Văn Đa kết hôn năm 2004.
Địa chỉ liên lạc:
Điện thoại: 01269688200.

i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
- PGS.TS NGUYỄN THỊ THU CÚC, TS NGUYỄN THỊ THU NGA đã trực
tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đở trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
- Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, phòng Đào Tạo Sau Đại
học trường Đại Học Nông Lâm đã giúp đở và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá

trình học tập và hoàn thành luận văn này.
- Tâp thể các anh chị em ở phòng thí nghiệm 108A và phòng Bệnh Cây bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật khoa Nông học và Sinh học Ứng Dụng trường Đại Học Cần
Thơ đã giúp đở rất nhiều trong quá trình điều tra, thu thập mẫu và xử lý mẫu ở
phòng thí nghiệm.
- Gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đở tôi rất nhiều trong thời gian
thực hiện đề tài.

Trần Ngọc Nữ

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Trần Ngọc Nữ

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “ Bệnh tuyến trùng trên cây có múi (Citrus) tại một số tỉnh ở
Đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành từ tháng 04/ 2009 đến tháng 12/ 2009.
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn nông dân, điều tra ngoài
vườn và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Kết quả điều tra ngoài vườn ghi
nhận bệnh vàng lá thối rễ hiện diện rất phổ biến trên các địa bàn điều tra, Bình

Minh (Vĩnh Long) là vùng bị nhiễm bệnh nặng nhất. Qua điều tra, phân tích mẫu
đất và rễ thuộc 60 vườn cây có múi (Citrus) thuộc 4 tỉnh (Tiền Giang, Vĩnh Long,
Đồng Tháp, Hậu Giang) và tp. Cần Thơ đã phát hiện được 13 loài tuyến trùng, với 6
loài hiện diện phổ biến, bao gồm: Tylenchulus semipenetrans, Pratylenchus coffeae,
Helicotylenchus crenacauda, Rotylenchulus reniformis, Tylenchorhynchus sp., và
Criconemella sp.. Trong 6 loài hiện diện phổ biến, T. semipenetrans và
Pratylenchus coffeae là hai loài gây hại quan trọng nhất, đặc biệt là loài T.
semipenetrans, loài này hiện diện trên 78,33 % vườn điều tra, mật số có thể lên đến
15.763 tuyến trùng /0,5 kg đất + 1 gr rễ. P. coffeae hiện diện trên 68,33% vườn điều
tra, mật số cao nhất là 1.914/ tuyến trùng /0,5 kg đất + 1 g rễ. Cả 3 loại cây có múi
bưởi, cam, quýt đều bị nhiễm bởi 2 loài tuyến trùng này, trong đó bưởi bị nhiễm
nặng nhất. Triệu chứng vàng lá thối rễ không những được ghi nhận trên cây bị
nhiễm cùng một lúc hai tác nhân F. solani và tuyến trùng, mà ngay cả những cây
chỉ bị nhiễm duy nhất bởi tuyến trùng, cũng có hiện tượng vàng lá thối rễ, tuy nhiên
mức độ vàng lá trên các cây này thường gia tăng theo mật số của tuyến trùng ký
sinh.
Từ khóa: Bệnh vàng lá thối rễ, cây có múi, Citrus, Fusarium solani , tuyến trùng
thực vật, Tylenchulus semipenetrans.

iv


ABSTRACT
Through farmer interviews, field surveys and lab analysis on 60 Citrus
orchards from 10 areas of 4 provinces (Tien Giang, Vinh Long, Đong Thap, Hau
Giang) and Can Tho city, from April 2009 to December 2009, we recorded the
presence of root rot disease all over survey areas and the pomelo orchards in Binh
Minh (Vinh Long province) were the most infested areas. By soils and roots
analysis, 13 species of plant nematodes were recorded of which the most important
ones


are

as

follows:

Tylenchulus

semipenetrans,

Pratylenchus

coffeae,

Helicotylenchus crenacauda, Rotylenchulus reniformis, Tylenchorhynchus sp., and
Criconemella sp. Among them, T. semipenetrans and Pratylenchus coffeae were the
two most important nematodes, especially T. semipenetrans which was present on
78,3% survey fields and its density could reach 15.763 nematodes /0,5 kg soils +
1gr roots. P. coffeae was present on 68,3% survey fields and its highest density was
1.914 nematodes /0,5 kg soils + 1 gr roots. Pomelo, orange and mandarin were all
infested by these two nematode species. But pomelo was the most infested ones
among the three. The symptoms of yellow leaf disease were recorded on affected
plants (pomelo, orange and mandarin) by both Fusarium solani and plant
nematodes, or by only plant nematodes, and on these plants (without F. solani), the
degree of yellow color on leaves increased with the density of nematodes.
Title: Nematode disease on Citrus in some provinces of the Mekong delta of Viet
Nam
Key word: Citrus, Fusarium solani, nematode disease, root rot disease, Tylenchulus
semipenetrans, yellow leaf disease.


v


MỤC LỤC
TRANG
Lý lịch cá nhân………………………………………………………… ............... i
Lời cảm tạ………………………………………………………… .....................ii
Lời cam đoan………………………………………………………… .............. iii
Tóm tắt………………………………………………………… ......................... iv
Mục lục………………………………………………………… ........................ vi
Danh sách các chử viết tắt………………………………………………………ix
Danh sách các bảng…………………………………………………………....... x
Danh sách các hình………………………………………………………… .....xii
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................... xiii
Chương 1: Giới thiệu ...................................................................................... 1-3
Chương 2: Tổng quan tài liệu ...................................................................... 4-15
2.1. Vấn đề chung về tuyến trùng ........................................................................ 4
2.2. Khái quát một số loại sâu bệnh hại cây có múi ............................................. 7
2.3. Tuyến trùng gây hại cây có múi (Citrus) ...................................................... 8
2.4. Tình hình gây hại cam quýt của tuyến trùng trên thế giới và Việt Nam ..... 11
2.5. Sơ lược về cây có múi khu vực ĐBSCL……………………………… ...... 13
2.6. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL…………………........ 15
Chương 3: Nội dung, phương tiện và phương pháp .............................. 16-24
3.1. Phương tiện………………………………………………………… .......... 16
3.2. Nội dung ....................................................................................................... 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu ……………................................................... 18-23
3.3.1 Điều tra nông dân ....................................................................................... 18
3.3.2 Điều tra ngoài đồng và thu thập mẫu ......................................................... 19
3.3.3 Khảo sát tại phòng thí nghiệm ............................................................. 19-23

3.4. Xử lý số liệu ................................................................................................. 24
Chương 4: Kết quả và thảo luận ................................................................ 25-67

vi


4.1 Hiện trạng canh tác cây có múi ............................................................... 25-34
4.1.1 Địa bàn Tiền Giang .................................................................................... 25
4.1.2 Địa bàn Vĩnh Long ..................................................................................... 26
4.1.3 Địa bàn Đồng Tháp .................................................................................... 28
4.1.4 Địa bàn tp. Cần Thơ ................................................................................... 29
4.1.5 Địa bàn Hậu Giang ..................................................................................... 30
4.1.6 Một số ghi nhận chung về tình hình canh tác cây có múi ở các địa bàn
khảo sát ................................................................................................... 31
4.1.7 Ghi nhận chung về tình hình dịch hại, đặc biệt là bệnh vàng lá, vàng lá
thối rễ tại các địa bàn khảo sát ................................................................. 33
4.2 Thành phần tuyến trùng trên các địa bàn canh tác ........................................ 35
4.3 Một số đặc điểm hình thái của các giống, loài tuyến trùng hiện diện trên các
vườn điều tra. ..................................................................................... 36-51
4.4 Mức độ phổ biến của các loài tuyến trùng đã được phát hiện trong đất và rễ
cây có múi (Citrus) ............................................................................. 52-54
4.4.1 Sự phân bố và tỷ lệ hiện diện trên các địa bàn khảo sát ............................ 52
4.4.2 Tỷ lệ vườn nhiễm tuyến trùng trên các địa bàn khảo sát ........................... 53
4.4.3 Tỷ lệ cây nhiễm tuyến trùng trên các địa bàn khảo sát .............................. 54
4.5 Mật số tuyến trùng trên các địa bàn trồng cây có múi vùng ĐBSCL ........... 56
4.6 Ghi nhận chung về mức độ phong phú và phổ biến của các loài tuyến trùng
trên cây có múi ......................................................................................... 57
4.7 Sự nhiễm tuyến trùng T. semipenetrans và P. coffeae trên 3 nhóm cây ăn trái
cam, quýt, bưởi......................................................................................... 59
4.8 Bệnh vàng lá thối rễ trong mối liên hệ với sự gây hại của tuyến trùng và nấm

Fusarium solani trên cây có múi tại ĐBSCL..................................... 60-68
4.8.1 Hiện tượng vàng lá, thối rễ và sự hiện diện của nấm Fusarium solani trên
cây có múi ................................................................................................ 60
4.8.2 Mối liên hệ về sự gây hại của tuyến trùng, nấm Fusarium solani và bệnh
vàng lá thối rễ trên cam, quýt, bưởi ......................................................... 64

vii


Chương 5: Kết luận và đề nghị .................................................................. 69-70
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 69
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 70
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 71-74
Phụ lục ........................................................................................................... 75-91

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VLTR: Vàng lá thối rễ
VLGX: Vàng lá gân xanh
SVB: Sâu vẽ bùa
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tp. Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ
TTNS: Thị trấn Ngã Sáu
ANOVA: Analysis of variance
CV: Coefficient of variation

iv



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3: Địa bàn và nhóm cây quan sát về sự liên hệ giữa tuyến trùng ký sinh
thực vật, nấm F. solani và bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi .............. 22
Bảng 4.1:Tình hình canh tác cây có múi tại Tiền Giang ..................................... 24
Bảng 4.2: Tình hình canh tác cây có múi tại Vĩnh Long ................................... 26
Bảng 4.3: Tình hình canh tác cây có múi tại Đồng Tháp .................................... 27
Bảng 4.4: Tình hình canh tác cây có múi tại Tp. Cần Thơ ................................. 29
Bảng 4.5: Tình hình canh tác cây có múi tại Hậu Giang ................................... 30
Bảng 4.6: Hình thức trồng cây có múi ở các địa bàn khảo sát ........................... 31
Bảng 4.7: Dịch hại và các loại thuốc phòng trị ................................................... 34
Bảng 4.8: Thành phần giống, loài tuyến trùng và đặc tính ký sinh ..................... 35
Bảng 4.9: Chỉ số đo hình thái ấu trùng Tylenchulus semipenetrans .................. 37
Bảng 4.10: Chỉ số đo hình thái con cái trưởng thành Tylenchulus semipenetrans37
Bảng 4.11: Chỉ số đo hình thái con đực Tylenchulus semipenetrans ................. 37
Bảng 4.12: Chỉ số đo hình thái của con cái Pratylenchus coffeae .................... 39
Bảng 4.13: Chỉ số đo hình thái của con đực Pratylenchus coffeae .................... 39
Bảng 4.14: Chỉ số đo hình thái của con cái non Rotylenchulus reniformis ....... 41
Bảng 4.15: Chỉ số đo hình thái của con đực Rotylenchulus reniformis ............. 41
Bảng 4.16: Chỉ số đo hình thái của con cái Helicotylenchus crenacauda ......... 43
Bảng 4.17: Thành phần loài tuyến trùng và sự phân bố ở các địa bàn khảo sát . 53
Bảng 4.18: Tỷ lệ vườn nhiễm trên tổng vườn điều tra ở các địa bàn khảo sát.... 54
Bảng 4.19: Tỷ lệ cây nhiễm trên tổng vườn điều tra ở các địa bàn khảo sát ..... 55
Bảng 4.20: Mật số trung bình của các loài tuyến trùng ở các địa bàn khảo sát .. 57
Bảng 4.21: Mức độ phong phú và phổ biến của các loài tuyến trùng ở các địa
bàn khảo sát ............................................................................................... 59

Bảng 4.22: Mật số trung bình và tỷ lệ cây nhiễm T. semipenetrans và P. Coffeae
trên 3 giống cam, quýt, bưởi tại 10 địa bàn khảo sát ............................... 60

v


Bảng 4.23: Mật số tuyến trùng, tỷ lệ nhiễm nấm F. solani và mức độ vàng lá
trên cam, quýt, bưởi .................................................................................. 65
Bảng 4.24: Mật số tuyến trùng, tỷ lệ nhiễm nấm và mức độ vàng lá của cam
quýt, bưởi tại tp. Cần Thơ, Bình Minh và Lai Vung ................................ 68

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Bảng đồ các khu vực điều tra ............................................................. 16
Hình 3.2: Sơ đồ ly trích tuyến trùng trong đất qua hệ thống rây ........................ 21
Hình 4.1a: Ấu trùng T. semipenetrans ............................................................... 44
Hình 4.1b: Tuyến trùng T. semipenetrans cái .................................................... 44
Hình 4.1c: Tuyến trùng T. semipenetrans đực ................................................... 45
Hình 4.2a: Tuyến trùng Pratylenchus coffeae cái ............................................... 45
Hình 4.2b: Tuyến trùng Pratylenchus coffeae đực ............................................. 46
Hình 4.2c: Tuyến trùng Pratylenchus brachyurus ............................................. 46
Hình 4.3: Tuyến trùng Rotylenchulus reniformis ................................................ 47
Hình 4.4: Tuyến trùng Helicotylenchus crenacauda ......................................... 47
Hình 4.5: Tuyến trùng Tylenchorhynchus sp. ..................................................... 48

Hình 4.6: Tuyến trùng Criconemella sp. ............................................................. 48
Hình 4.7: Tuyến trùng Tylenchus sp. .................................................................. 49
Hình 4.8: Tuyến trùng Discocriconemella sp. .................................................... 49
Hình 4.9: Tuyến trùng Hemicriconemoides sp.................................................... 50
Hình 4.10: Tuyến trùng Gracilacus sp. ............................................................... 51
Hình 4.11: Tuyến trùng Aphelenchoides sp. ....................................................... 51
Hình 4.12: Hiện tượng vàng lá thối rễ ................................................................ 61
Hình 4.13: Hiện tượng thối rễ ............................................................................. 62
Hình 4.14: Nấm Fusarium solani .................................................................. 63-64

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1: Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và mức độ vàng lá thối rễ
trên bưởi khi không có F. solani ............................................................... 66
Biểu đồ 4.2: Mối tương quan giữa mật số tuyến trùng và mức độ vàng lá thối rễ
trên cam khi không có F. solani................................................................ 67

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nhằm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng của người dân trong nước và cho
xuất khẩu, hiện nay cây có múi (Citrus) được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam, thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam là bưởi Năm Roi, bưởi Da
Xanh, chanh, và cam Sành.

Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích cây ăn trái xắp xỉ 300.000 ha,
sản lượng trái cây hàng năm dự tính khoảng 3,3 triệu tấn, trong đó có hơn 73.000 ha
cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi). Cây có múi là một trong những loại cây trồng
có nhiều lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn. Các tỉnh có diện tích
nhiều nhất là Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre (V.Mười, 2009).
Trong những năm gần đây, cây có múi tại vùng ĐBSCL tăng nhanh về diện
tích, sản lượng cũng như giá thành sản phẩm. Tuy nhiên không đủ cung cấp cho thị
trường tiêu thụ. Song song với sự gia tăng diện tích và sản lượng thì sâu bệnh hại
cũng ngày một gia tăng trên cây có múi, ngoài bệnh vàng lá gân xanh do rầy chổng
cánh Diaphorina citri truyền bệnh thì bệnh vàng lá thối rễ phát triển rất mạnh, gây
hại nặng cho các vùng trồng cây có múi tại ĐBSCL.
Theo Phạm Văn Kim (2005), tác nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ trên
cây có múi vùng ĐBSCL là nấm F. solani. Tương tự, theo kết quả nghiên cứu của
Lê Thị Thu Hồng (2002), hiện tượng vàng lá thối rễ trên các vườn quýt Hồng tại
Lai Vung - Đồng Tháp, là do nấm Fusarium solani và tuyến trùng gây ra. Trong đó,
tuyến trùng có thể gây hại trực tiếp bằng cách chích hút chất dinh dưỡng của cây và

1


gây hại gián tiếp bằng cách chích hút tạo vết thương mở đường cho các tác nhân
gây hại khác xâm nhập, triệu chứng bệnh rất dễ nhằm lẫn với các bệnh vàng lá do
các nguyên nhân khác gây ra vì thế các nhà vườn thường rất bối rối trong việc lựa
chọn biện pháp cũng như các loại thuốc điều trị thích hợp.
Đề tài “ Bệnh tuyến trùng trên cây có múi tại một số tỉnh ở đồng bằng sông
Cửu Long” được thực hiện nhằm xác định mức độ và khả năng gây hại của tuyến
trùng trên cây có múi (Citrus), nhằm góp phần giúp nhà vườn có biện pháp quản lý
dịch bệnh thích hợp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định giống, loài và mức độ phổ biến của tuyến trùng nhằm xác định

giống, loài tuyến trùng gây hại quan trọng trên các vườn cây có múi tại một số tỉnh
thuộc khu vực ĐBSCL.
Xác định sự hiện diện của các loài tuyến trùng gây hại quan trọng trên ba
giống cam, quýt, bưởi.
Bước đầu xác định mối liên hệ giữa nấm Fusarium sp., tuyến trùng và bệnh
vàng lá thối rễ trên cây có múi khu vực ĐBSCL.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
Xác định khả năng gây hại của tuyến trùng trên cây có múi làm cơ sở khoa
học cho các phương pháp phòng trị hữu hiệu không gây ô nhiễm môi trường, giúp
tăng năng suất và phẩm chất nông sản, phục vụ cho nhu cầu trong nước và cho xuất
khẩu.
1.4 Yêu cầu của đề tài
- Thu thập tài liệu ban đầu
- Điều tra tình hình nhiễm bệnh vàng lá thối rễ qua các triệu chứng phát hiện
trên cây tại các vùng trồng cây có múi trọng điểm của ĐBSCL.
- Phân tích mẫu đất, rễ để xác định sự hiện diện thành phần loài tuyến trùng
và nấm bệnh.
- Bước đầu xác định khả năng gây hại của một số loài phổ biến.

2


1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tuyến trùng gây hại cây có múi.
- Nấm Fusarium sp. hiện diện trong mô rễ bệnh.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn tập trung vào việc xác định tình hình nhiễm bệnh tuyến trùng
trên cây có múi qua việc xác định thành phần loài và mức độ gây hại của tuyến
trùng cũng như sự liên hệ giữa chúng với nấm Fusarium sp. tại các vùng trồng cây

có múi trọng điểm ở một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vấn đề chung về tuyến trùng
2.1.1 Sơ lược về tuyến trùng
Tuyến trùng còn gọi là giun tròn (Nematodes) là những động vật không
xương sống thuộc ngành giun tròn (Nematoda hay Nemata) (Nguyễn Ngọc Châu,
2003).
Theo Nguyễn Ngọc Châu (2003), tuyến trùng có lẽ là một trong những nhóm
động vật có môi trường sống và hệ sinh thái đa dạng nhất trên hành tinh, sự đa dạng
và phong phú của tuyến trùng thể hiện cả về số lượng loài, số lượng cá thể và khả
năng thích nghi theo các hệ sinh thái khác nhau từ tự do đến các dạng ký sinh ở
người, động vật và thực vật.
Phần lớn tuyến trùng sống tự do và dinh dưỡng bằng các sinh vật nhỏ như vi
khuẩn, nấm, tảo, một số khác dinh dưỡng bằng các chất nền tạo ra do hoạt động
phân giải chất hữu cơ nhóm này không có kim và có vai trò rất quan trọng trong
chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Nhóm tuyến trùng ký sinh và gây hại cho thực vật
được ghi nhận khoảng 5000 loài (Nguyễn Ngọc Châu, 2003) là một trong những
nguyên nhân gây thất thoát về năng suất các vụ mùa.
2.1.2 Phân loại tuyến trùng
Theo Agrios (2005), hầu hết tuyến trùng sống tự do trong nước và trong đất.
Nhiều loài tấn công và ký sinh trên người và động vật gây ra nhiều bệnh khác nhau
và nhiều loài ký sinh trên thực vật gây ra nhiều bệnh quan trọng trên cây trồng, làm
giảm năng suất trầm trọng.
Tuyến trùng ký sinh thực vật có thể được chia thành các nhóm dựa trên cơ sở
về đặc trưng ký sinh khác nhau (Nguyễn Ngọc Châu, 2003) như: Tuyến trùng tạo

nang (Heteroderidae), tuyến trùng tạo nốt sưng (Meloidogyne spp.). Nhóm tuyến

4


trùng nội ký sinh di chuyển trong rễ (Pratylenchus spp., Radopholus spp.). Tuyến
trùng bán nội ký sinh (Rotylenchulus spp và Tylenchulus spp), tuyến trùng thân
(Ditylenchus spp.), tuyến trùng ngoại ký sinh rễ (Helicotylenchus spp., Rotylenchus
spp., Paratylenchus spp.,…) và tuyến trùng ký sinh thực vật bộ Aphelenchida, đây
là nhóm ký sinh các phần trên mặt đất như thân, lá, hạt (Aphelenchoides spp.,
Anguina spp.).
Dựa vào mối quan hệ của các nhóm tuyến trùng đối với cây trồng, tuyến
trùng được chia thành 5 nhóm sinh thái khác nhau (Paramonop, 1962) như sau:
1. Nhóm tuyến trùng vùng rễ cây, sống tự do trong đất, có khả năng chích
vào rễ cây và hút nhựa.
2. Nhóm tuyến trùng hoại sinh thực sự, sống trong các môi trường vật chất
hữu cơ đang thối rữa.
3. Nhóm tuyến trùng hoại sinh không điển hình, vừa sống trong các mô tế
bào thực vật đang thối rữa cũng như trong các mô chưa có triệu chứng thối
rữa.
4. Tuyến trùng ký sinh thực vật không chuyên hóa, thường gặp trong các mô
tế bào đã bị các ký sinh khác gây bệnh. Nhóm tuyến trùng này chủ yếu ăn sợi
nấm.
5. Tuyến trùng ký sinh thực vật chuyên tính, gây ra những triệu chứng điển
hình và chỉ sống trên tế bào sống của cây.
Dựa vào cách ký sinh có thể chia tuyến trùng thành 3 nhóm (Phạm văn Kim,
2000)
1. Ngoại ký sinh,
2. Nội ký sinh,
3. Bán nội ký sinh.

2.1.3 Một số đặc điểm về cấu tạo, hình thái của nhóm tuyến trùng ký sinh thực
vật
Tuyến trùng ký sinh thực vật hầu hết có dạng hình thoi hay sợi chỉ một số
loài con cái có hình trái lê, trái chanh, quả thận hay hình túi. Kích thước cơ thể nhỏ

5


bé, thường dài 0,2 – 1mm, một số trường hợp dài đến vài mm, chiều rộng thân
không đồng đều theo chiều dài cơ thể, phần đầu cơ thể tròn hay nhọn, phần cuối
biến đổi từ bầu tròn đến nhọn dài như sợi chỉ. Đặc biệt các loài Meloidogyne spp.,
Heterodera spp., Tylenchulus spp. và một số loài khác có con cái phát triển mạnh về
chiều ngang, vỏ thân dày và ít hoặc không di động. hình dáng của chúng liên quan
chặt chẽ với đặc tính sinh sống và cây ký chủ nên chúng có hình dạng đặc trưng như
quả lê, quả chanh, hình tròn, hình cầu, hình giọt nước nhỏ giọt và phần dưới con cái
phát triển rộng hơn nhiều so với phần đầu.
Về cấu tạo cơ thể tuyến trùng gồm các phần sau (Vũ Triệu Mân, 2007):
- Cơ thể tuyến trùng được bao bọc bằng vỏ cutin, bên dưới là một lớp hạ bì
bên trong hạ bì là xoang cơ thể.
- Cấu tạo cơ thể tuyến trùng gồm 3 phần chính:
ƒ Phần đầu
ƒ Phần thân
ƒ Phần đuôi
- Các cấu trúc bên trong gồm:
ƒ Hệ thống thần kinh
ƒ Bộ máy tiêu hóa
ƒ Bộ máy sinh dục
ƒ Hệ bài tiết.
2.1.4 Đặc điểm gây hại trên cây trồng
Theo Nguyễn Ngọc Châu (2003), tuyến trùng ký sinh di chuyển và sử dụng

dịch cây trồng làm thức ăn bằng cách dùng kim chích hút thức ăn từ mô thực vật và
dùng hệ thống men phân giải các hợp chất phức tạp thành các hợp chất đơn giản để
sử dụng vì thế sẽ tác động làm thay đổi rất mạnh mẽ trong mô tế bào và bó mạch
dẫn gây tác hại đáng kể cho quá trình sống và trao đổi chất trong cây. Nếu ký sinh ở
rễ thì làm rễ hư hỏng, không hút được đầy đủ dưỡng chất từ đất làm cây cằn cỗi,
vàng lá, rụng lá, cây chết dần. Triệu chứng bệnh tuyến trùng gây ra thể hiện rất
chậm, trên cây đa niên bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm trước khi làm cây chết

6


nên khó nhận ra kịp thời. Ngoài ra chúng còn tạo điều kiện lan truyền vi khuẩn, nấm
và virut gây bệnh cho cây.
Mật số tuyến trùng hiện diện trong đất là điều đáng quan tâm bởi chúng chỉ
gây hại khi mật số của chúng đạt đến một ngưỡng gây hại nhất định. Trong đất
tuyến trùng nhân mật số lên chậm hơn nấm, vi khuẩn, vi rút nhiều nhưng nếu gặp
ký chủ thích hợp và được trồng liên tục trong nhiều năm thì dần chúng sẽ đạt đến
mật số gây hại cho cây trồng.
2.2 Khái quát một số loại sâu bệnh hại cây có múi
Theo Oleg và ctv (2007), dịch hại trên cây có múi (Citrus) rất đa dạng và
phong phú trong đó có một số loại sâu bệnh hại sau:
- Bệnh Tristeza: Bệnh do virut CTV (Citrus Tristeza Virus) gây ra xuất hiện
nhiều trên những cây có múi được ghép trên gốc cam chua, ở ĐBSCL bệnh chỉ xuất
hiện với dòng virut gây gân trong lá hoặc lõm thân nhẹ trên cành già làm phần gổ
bên trong vặn vẹo, bệnh lây lan nhanh làm cây tàn lụi dần.
- Bệnh chảy gôm: Bệnh do nấm Phytophthora gây ra triệu chứng đầu tiên
của bệnh là những vết đốm chảy nhựa xung quanh thân hoặc rễ chính, chổ chảy
nhựa thối ướt lúc đầu có màu vàng trong, mềm ra sau bị thâm đen và khô lại . Nấm
phá hoại hệ thống rễ làm cây phát triển chậm, nấm xâm nhiễm vào giữa lớp vỏ và
phần thân vỏ làm vỏ bong tróc gây vàng và rụng lá hàng loạt.

- Bệnh vàng lá thối rễ: Là một trong những bệnh quan trọng trên cây có múi
nhất là trên cam sành và quýt tiều. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa lũ
hoặc sau khi xiết nước, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh và
rụng đi nhất là sau những cơn gió lớn. Lúc đầu chỉ có một vài cành bị bệnh và biểu
hiện rụng lá sau đó là toàn cây.
Khi đào rễ lên thì thấy rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan
dần lên phần rễ chính, bệnh cũng xuất hiện trên cây bưởi tuy nhiên mức độ ít hơn.
Bệnh do nấm Fusarium solani tấn công làm hư bộ rễ bên cạnh còn có nấm
Phytophthora, Pythium…cùng với các tác nhân khác như tuyến trùng gây hại và tạo
các vết thương mở đường cho nấm tấn công (Phan Thanh Trí, 2004).

7


- Bệnh vàng lá gân xanh: Là một loại bệnh gây thiệt hại nặng cho các vùng
trồng cây có múi. Bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra và có thể nhiễm
trên tất cả các cây có múi trong đó cam mật, quýt và các dòng quýt lai là nhiễm
nặng nhất. Bệnh biểu hiện trên lá như phiến lá vàng gân lá màu xanh giống như
triệu chứng thiếu kẽm và sắt còn trên trái nhiễm trở nên nhỏ lại, biến dạng và có vị
đắng, thường rụng sớm. Bệnh có thể truyền qua chiết, ghép và đặc biệt là qua rầy
chổng cánh Diaphorina citri.
- Bệnh nấm rễ: Bệnh do nấm Clitocybe tabessens gây ra là một dạng bệnh
quan trọng cho cây bưởi năm roi và quýt tiều. Cây bị bệnh có hiện tượng đọt héo
như thiếu nước, khi bệnh nặng thường héo toàn cây, lá khô. Trên vùng rễ thấy xuất
hiện những tai nấm màu trắng xám mọc lên đường kính tai nấm 15 - 40 cm. Khi rễ
chưa nhiễm nặng tách phần vỏ rễ thấy lớp tơ nấm màu trắng trên vùng mạch nhựa
của rễ, nếu bị nặng thì phủ lên cả rễ làm rễ thối nâu và khô, bệnh càng nặng hơn khi
có rệp sáp xuất hiện ở vùng rễ (Phan Thanh Trí, 2004).
- Rầy chổng cánh Diaphorina citri: Chích hút làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của chồi lá non, khi mật số rầy cao chồi có thể bị khô và rụng lá, rầy là tác

nhân lan truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá gân xanh.
- Rệp sáp rễ: Tấn công rễ khi bị gây hại nặng rễ phình to thành bướu lá bị
vàng và rụng cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu phát triển kém và bị
rụng. Gây hại nặng trên các vườn thường xuyên bị khô hạn và chủ yếu trên cây con.
2.3 Tuyến trùng gây hại cây có múi (Citrus)
2.3.1 Tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans Cobb, 1913
Theo Nguyễn Ngọc Châu (2003), T. semipenetrans là loài tuyến trùng bán
nội ký sinh, ấu trùng cái (J2 - J4) tấn công và dinh dưỡng trên bề mặt lớp vỏ rễ tạo
những đốm nhỏ đổi màu và chết hoại ( Ferraz và Brown, 2002), con cái non xâm
nhập phần trước cơ thể vào mô ngoài của rễ để dinh dưỡng và phình rộng ở phía sau
cơ thể đến khi trưởng thành và sẽ tạo ra trên 100 trứng trong túi gelatin, do kiểu ký
sinh này tuyến trùng mất đi khả năng chuyển động và trở thành ký sinh tại chỗ hoặc
bán nội ký sinh tạo các tế bào u sưng phồng xung quanh vùng chúng ký sinh, làm rễ

8


bị biến dạng, mỗi 1cm rễ non có thể chứa 100 con cái non và trưởng thành (Ferraz
và Brown, 2002). Khi tuyến trùng xâm nhập vào rễ cây làm rễ bị thâm đen, bám
nhiều đất giảm năng suất và khả năng chống chịu của cây (Vũ Triệu Mân, 2007).
Loài T. semipenetrans hoàn thành chu kỳ sống 6 - 8 tuần ( Smith và ctv.,
1997) và thích nghi rộng với các loại đất, điều kiện môi trường khác nhau, tuy nhiên
mẫn cảm với sự khô hạn. Nhiệt độ tối ưu của chúng là 25 oC và pH thích hợp từ 6 8. Số lượng quần thể của T. semipenetrans thường tăng khi mùa xuân đến và rễ thực
vật sinh trưởng. Nhiệt độ và độ ẩm trong mùa hè là thích hợp cho sự phát triển của
tuyến trùng trong suốt các tháng mùa hè. Loài tuyến trùng này có thể được phát
hiện ở độ sâu đến 4 m, tuy nhiên mật độ phong phú nhất của chúng ở dưới lớp đất
sâu 30 cm.
T. semipenetrans có phổ ký chủ hẹp chủ yếu ký sinh gây hại chính ở các cây
giống cam chanh (Citrus) và phân bố ở hầu khắp các vùng trồng cam chanh. Ngoài
ra cũng gặp loài này ký sinh trên cây oliu và bưởi. Các loài nấm Fusarium

oxysporum và F. solani tăng hiệu ứng gây hại khi có xuất hiện loài tuyến trùng này.
2.3.2 Tuyến trùng Pratylenchus sp.
Theo Nguyễn Ngọc Châu (2003), các loài tuyến trùng thuộc giống
Pratylenchus là những loài tuyến trùng nội ký sinh di chuyển ở thực vật bậc cao,
gây tổn thương rễ. Giống Pratylenchus có trên 70 loài đã được xác định trong đó có
một số loài quan trọng như P. brachyurus, P. coffeae, P. penetrans, P. sribneri, P.
vulnus, P. zeae phân bố ở khắp miền nhiệt đới và một số nơi như Úc, Nhật, Mỹ,
Thổ Nhỉ Kỳ, Châu Phi… Trong đó P. coffeae ký sinh gây hại chính trên các giống
cam quýt, cà phê, chuối, khoai tây… (Ferraz và Brown, 2002).
Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000), ở Việt Nam đã xác
định được 17 loài thuộc giống Pratylenchus. Trong đó P. coffeae, P. brachyurus, P.
delattrei, P. neglectus, P. zeae được phát hiện trong đất quanh rễ và rễ cây cam,
chanh và một số cây trồng khác như dứa, chuối, cao su, cà phê, hồ tiêu,…ở các tỉnh
phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Các loài tuyến trùng thuộc giống
Pratylenchus xâm nhiễm vào các phần dưới mặt đất như rễ, thân rễ hoặc củ. Tất cả

9


×