Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNGCHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠIXÃ CANH LIÊN, HUYỆN VÂN CANH,TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*********۞*********

TRẦN NGỌC TY

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI
XÃ CANH LIÊN, HUYỆN VÂN CANH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*********۞*********

TRẦN NGỌC TY

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI
XÃ CANH LIÊN, HUYỆN VÂN CANH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số

: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2010


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG CHO
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CANH LIÊN,
HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRẦN NGỌC TY

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch: TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN
Hội Khoa học Lâm nghiệp TP.Hồ Chí Minh
2. Thư ký:

TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1: TS. LA VĨNH HẢI HÀ
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
4. Phản biện 2: TS. NGUYỄN NGỌC THÙY
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
5. Ủy viên: TS. BÙI VIỆT HẢI
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Ngọc Ty, sinh ngày 03 tháng 4 năm 1969 tại huyện An
Nhơn, tỉnh Bình Định. Con ông Trần Ngọc Bé và bà Võ Thị Chúng.
Tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại Trường Phổ thông Trung học Phù Cát I,
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định năm 1986.
Tốt nghiệp đại học ngành Lâm nghiệp, hệ chính quy tại Trường Đại học
Nông nghiệp II Huế, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 1992.
Sau đó làm việc tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định từ tháng 8 năm 1992.
Được giữ chức vụ Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Phù Cát từ 01/03/2009 đến nay.
Năm 2007, theo học Cao học ngành Lâm học tại Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình:
Vợ Phạm Thị Huế, sinh năm 1969, kết hôn năm 1992
Các con:
Trần Thu Nha Trang, sinh năm 1993,
Trần Phạm Long Vân, sinh năm 2000.
Địa chỉ liên lạc: Hạt Kiểm lâm Phù Cát, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Điện thoại nhà riêng: 056.3750470
Điện thoại di động: 098.9760486.
Email:


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.

Trần Ngọc Ty



CẢM TẠ
Với những kết quả thu được sau gần 3 năm trong giảng đường Sau đại học
tại Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, trước hết tôi xin khắc ghi:
-

Công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ,

-

Ơn dạy dỗ của Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh,

-

Sự quan tâm giúp đỡ của Thầy Cô trong Khoa Lâm nghiệp,

-

Nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao của người vợ thân yêu và hai con gái quý
mến.

-

Sự động viên của lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Bình Định, lãnh đạo Hạt
Kiểm lâm các huyện Vân Canh, Phù Cát, Hoài Ân và bạn bè thân hữu.

-


Sự chỉ bảo chân tình và giúp đỡ về mọi mặt trong thời gian công tác của
các đồng nghiệp ở Chi cục Kiểm lâm Bình Định;

-

Sự dạy dỗ của Thầy Cô trong Bộ môn Lâm nghiệp xã hội, đặc biệt là
Thầy Bùi Việt Hải đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ khoa học Nông nghiệp chuyên ngành Lâm học này.

Xin chân thành cảm ơn các cấp chính quyền, bà con trong xã Canh Liên của
huyện Vân Canh, cán bộ Công ty Lâm nghiệp Hà Thanh, cán bộ Ban Quản lý rừng
phòng hộ Vân Canh, cán bộ Hạt Kiểm lâm Vân Canh, đặc biệt là gia đình anh Đinh
Bộ Lĩnh – Bí thư xã, anh Đinh Văn Bưởi – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Canh Liên
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại địa phương.
Xin dâng kết quả này đến Cha Mẹ và tất cả Thầy Cô, đồng nghiệp, người
thân, bạn bè với lòng biết ơn vô tận.
Trần Ngọc Ty


TÓM TẮT

Đề tài “Phân tích kết quả giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc
thiểu số tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định”
Sử dụng phương pháp chuyên gia với cách tiếp cận “nghiên cứu có sự tham
gia” (PR) và “quản lý rừng có sự tham gia” (PFM ) dựa vào cộng đồng sống trong
và gần rừng là phương pháp luận xuyên suốt của đề tài. Sử dụng đồng thời phương
pháp phỏng vấn với các công cụ của bộ PRA trong việc đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân để thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin.
Những kết quả chính của đề tài:
Nguyên nhân chính làm giảm diện tích rừng tự nhiên tại khu vực được xác

định gồm: (i) Chuyển đổi đất lâm nghiệp có rừng nghèo kiệt thành đất trồng cây
nông lâm nghiệp, nguyên nhân này từ phía nhà nước. (ii) Đốt rừng làm rẫy và lấn
chiếm đất rừng để trồng cây ngắn ngày, nguyên nhân này xuất phát từ các hộ dân
địa phương.
Đến năm 2008, diện tích rừng tự nhiên đã giao chiếm 85% diện tích có rừng;
diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 84,7% tổng diện tích đất
lâm nghiệp, nhưng chủ yếu là giao cho các đơn vị kinh tế nhà nước..
Có 70% số hộ nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích trung bình 28,8 ha trên
hộ, biến động từ 7 ha đến 70 ha/hộ. Không có sự khác biệt hoặc ưu tiên nào của
việc nhận khoán bảo vệ rừng giữa các nhóm dân tộc và giữa các nhóm kinh tế hộ.
Thu nhập từ rừng của các hộ dân tại Canh Liên gồm 3 thành phần: thu nhập
bằng tiền mặt từ khoán bảo vệ rừng, thu nhập từ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở
trong rừng, và thu nhập từ các sản phẩm cây trồng trên đất rừng. Phần đóng góp
của thu nhập từ rừng so với tổng thu là trên 45,8%. Có thể khẳng định rằng, đời
sống người dân có sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.


Nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng khá rõ ràng thông qua quy ước
của cộng đồng. Họ đề cao tính cá nhân và cộng đồng, đề cao tính hợp tác trong quá
trình bảo vệ và phân xử theo quy ước đề ra. Các hình thức bảo vệ rừng dựa vào
cộng đồng có: (a) Rừng do cộng đồng quản lý, bảo vệ; (b) rừng do người dân quản
lý, bảo vệ; và (c) rừng do một nhóm hộ quản lý, bảo vệ.
Từ những kết quả điều tra, phân tích và đánh giá, đề tài xây dựng các nhóm
giải pháp sau: (i) Các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống
người dân tham gia nhận đất và nhận khoán; (ii) Các giải pháp về mặt xã hội, thực
hiện chính sách và sự tham gia của người dân trong các hoạt động.


SUMMARY


The thesis “Analysis of the results of forest protection contracted to ethnic
minority in Lien Canh commune, Van Canh district, Binh Dinh province”
The main results showed that:
Key reason for reducing of natural forest areas at the research site was
identified, including: (i) Converting of forest land cover by exhausted forest to
agro-forest land by government; (ii) Forest clearance for shifting cultivation and
encroachment of forest land for short-term crops by local households.
Up to 2008, the areas of natural forest have been contracted to protected
account for 85% of the forests area; the areas have been certificated the land use
right (Red book) account for 84.7% of total forest land, mainly for state economic
enterprise however.
About 70% of households contracted with the average area are 28.8 ha per
household, with the range from 7 to 70 ha per household. There was no difference
or priorities in the process of making the contracted among ethnic groups as well
the household group (in term of healthiness).
Household income generated from forest in Lien Canh consits of: cash
income from the forest protection contract; income from NTFP in the contracted
forest and income from crops on the contracted forest land. The income generated
from forest management activities account for over 45.8% of total income of
household. This shown that local people’s livelihoohds remain depend on forest
resources.
The awareness of people of forest conservation reflects in the covention of
community. People to give prominence the personality and community as well the
co-cordinateness in implementing the forest conservation and follow the
convention of forest conservation as mentioned above. In this study, there were 3


types of community-based forest management: (a) community forest management;
(b) local people forest management; and (c) household group forest management.
Based on the findings of the study, some of possible solutions for

community based forest management were proposed as following: (i) Solutions on
household economic development, livelihood improvement for people who
involved in forest protection contracted; (ii) Social solutions, enforcement of the
implementation of forest policies and enhancement of the participation of people in
forest management activities.


MỤC LỤC
Trang
Trang chuẩn y ........................................................................................................ i
Lý lịch cá nhân ..................................................................................................... ii
Lời cam đoan ...................................................................................................... iii
Lời cám ơn .......................................................................................................... iv
Tóm tắt ................................................................................................................. v
Summary ............................................................................................................ vii
Mục lục ............................................................................................................ viii
Danh sách chữ viết tắt .......................................................................................... x
Danh sách các bảng ............................................................................................. xi
Danh sách các hình ............................................................................................ xiii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Dân tộc thiểu số, cộng đồng và quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng .......... 5
2.2 Giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng ...................................................... 9
2.3 Tình hình nghiên cứu về GĐGR và khoán BVR .......................................... 16
2.4 Thảo luận chung về các vấn đề liên quan ..................................................... 21
Chương 3: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 24
3.1.1 Tiêu chí lựa chọn địa điểm ......................................................................... 24
3.1.2 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ............................................................. 25
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 28


3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 29
3.3.1 Phương pháp tiếp cận ................................................................................ 29
3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 30
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .................................................. 33
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình kinh tế, xã hội, tự nhiên và thực trạng của công tác giao khoán ... 35
4.1.1 Tình hình kinh tế và xã hội của đối tượng nghiên cứu ................................ 35
4.1.2 Đặc điểm đất đai, tài nguyên rừng và diễn biến tài nguyên rừng ................. 43
4.1.3 Tình hình thực hiện công tác giao đất giao rừng và khoán bảo vệ rừng ...... 50
4.1.4 Thuận lợi, khó khăn của giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng ............ 56
4.2 Các phương thức quản lý, bảo vệ rừng sau khi nhận khoán .......................... 60
4.2.1 Hương ước, quy ước cộng đồng – công cụ của quản lý bảo vệ rừng ........... 60
4.2.2 Các hình thức quản lý bảo vệ rừng sau nhận khoán .................................... 62
4.3 Kết quả đạt được về mặt kinh tế và xã hội của việc thực hiện giao khoán .... 67
4.3.1 Tình hình thu nhập của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng ............................. 67
4.3.2 Thu nhập từ các hoạt động liên quan tới tài nguyên rừng tự nhiên ............. 74
4.3.3 Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp ........ 78
4.4 Các giải pháp liên quan đến giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng ........ 80
4.4.1 Giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình liên quan đến việc cải thiện đời sống
của người dân nhận khoán ................................................................................... 80
4.4.2 Giải pháp về mặt xã hội, thực hiện chính sách và sự tham gia của người dân
trong các hoạt động ............................................................................................ 83
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 85

5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 90
PHẦN PHỤ LỤC .............................................................................................. 94


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Tiếng Anh
FAO: Food and Agricuture Organization
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
PAR: Participatory Action Research
Nghiên cứu hành động có sự tham gia
PRA: Participatory Rural Appraisal
Đánh giá nông thôn có sự tham gia
PR:

Participatory Research
Nghiên cứu có sự tham gia

SWOT: Strengths, weaknesses, opportunities, threats;
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cản trở.
2. Tiếng Việt
BQLRPH: Ban Quản lý rừng phòng hộ
BVR: Bảo vệ rừng
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CT:

Công ty

DT:


Diện tích

GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GĐGR: Giao đất giao rừng
HTX: Hợp tác xã
LN:

Lâm nghiệp

LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
PTTH: Phổ thông Trung học
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1. Diện tích tài nguyên rừng trên địa bàn xã Canh Liên

26

Bảng 3.2. Phân bố số hộ và hộ nghèo theo thôn (làng) ở xã Canh Liên

30


Bảng 3.3. Tóm tắt các phương pháp thu thập dữ liệu tại hiện trường

32

Bảng 3.4. Tóm tắt các phương pháp xử lý và phân tích thông tin

34

Bảng 4.1. Phân bố số nhân khẩu và số lao động ở các hộ

35

Bảng 4.2. Phân bố số nhân khẩu theo cấp tuổi theo hộ và chủ hộ

36

Bảng 4.3. Trung bình nhân khẩu và lao động/ hộ theo dân tộc

36

Bảng 4.4. Tỷ lệ giới tính chung của hộ và tỷ lệ giới tính của chủ hộ

36

Bảng 4.5. Trình độ học vấn chung của hộ và học vấn của chủ hộ

38

Bảng 4.6. Nghề nghiệp chính của các thành viên hộ và của chủ hộ


39

Bảng 4.7. Phân loại kinh tế của hộ gia đình theo các cách khác nhau

41

Bảng 4.8. Số tháng thiếu lương thực và lý do thiếu lương thực

42

Bảng 4.9. Các loại đất chính mà các hộ gia đình đang sử dụng

43

Bảng 4. 10. Phân bố diện tích đất và quyền sử dụng đất ở các hộ gia đình

45

Bảng 4.11. Diện tích các trạng thái rừng của xã Canh Liên (năm 2008)

46

Bảng 4.12. Các nguồn thu nhập chính mà các hộ gia đình đang sử dụng

47

Bảng 4.13. Cách tìm đất sản xuất của hộ và những trở ngại của nó

48


Bảng 4.14. Thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý

49

Bảng 4.15. Phân bố diện tích đất giao khoán và các đặc trưng của nó

53

Bảng 4.16a. Đặc trưng nhận khoán của các nhóm dân tộc khác nhau

54

Bảng 4.16b. Đặc trưng nhận khoán của các nhóm kinh tế hộ khác nhau

54

Bảng 4.17. Lý do nhận khoán và không nhận khoán của các hộ

55

Bảng 4.18a. Nhận thức của người dân về thực hiện quy ước

59

Bảng 4.18b. Nhận thức của người dân về khai thác gỗ và LSNG

59

Bảng 4.19. Nhận thức của người dân về các quy ước đối với rừng


61

Bảng 4.20a. Phân bố số hộ theo nhận thức của họ về bảo vệ rừng

62


Bảng 4.20b. Phân bố số hộ theo nhận thức về giao rừng để bảo vệ

62

Bảng 4.20c. Phân bố số hộ theo nhận thức về cách mà họ bảo vệ rừng

63

Bảng 4.20d. Phân bố số hộ theo cách mà họ thông báo về phá rừng

63

Bảng 4.21. Phân bố của tổng thu nhập và các đặc trưng của nó

67

Bảng 4.22. Các nguồn thu nhập chính mà các hộ gia đình đang sử dụng

68

Bảng 4.23a. Đặc trưng thu nhập của các nhóm dân tộc khác nhau

70


Bảng 4.23b. Đặc trưng thu nhập của các nhóm kinh tế hộ khác nhau

71

Bảng 4.23c. Đặc trưng thu nhập của các nhóm nghề nghiệp khác nhau

71

Bảng 4.24. Phân bố diện tích giao khoán và thu nhập từ khoán

75

Bảng 4.25. Đặc điểm của các loại lâm sản ngoài gỗ tại xã Canh Liên

76

Bảng 4.26. Phân bố số hộ theo số loại sản phẩm mà họ thu hái từ rừng

78

Bảng 4.27. Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp

78

Bảng 4.27b. Phân bố số hộ theo nhận thức về giao rừng để bảo vệ

76

Bảng 4.28a. Mức độ quan hệ tương quan giữa các nguồn cho thu nhập


81

Bảng 4.28b. Mức độ quan hệ tương quan giữa các yếu tố tạo thu nhập

81


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu – xã Canh Liên

26

Hình 4.1. Cơ cấu diện tích của các loại đất chính mà hộ đang sử dụng

44

Hình 4.2. Diễn biến diện tích rừng qua các năm 2002 - 2009

47

Hình 4.3. Diễn biến diện tích đất nông lâm nghiệp giai đoạn 2002-2009

47

Hình 4.4. Sơ đồ biểu diễn tỷ lệ diện tích đã giao cho các tổ chức và xã


51

Hình 4.5. Cơ cấu thu nhập từ các nguồn khác nhau của hộ gia đình

69

Hình 4.6. Cơ cấu các nguồn cho thu nhập từ rừng của các hộ

75

Hình 4.7. Cơ cấu các nguồn thu nhập từ cây trồng trên đất lâm nghiệp

70


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao đất giao rừng và khoán BVR là một chủ trương, chính sách lớn của nhà
nước ta, được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và 2004), Luật
đất đai (năm 1993 và 2003) và nó được cụ thể hoá bằng các Nghị định 01/CP ngày
04/01/1995, 02/CP ngày 15/01/1994 và 163/CP ngày 16/01/1999 của Chính phủ.
Điều đó đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong việc định hướng cải thiện đời sống
của người dân tộc thiểu số có cuộc sống phụ thuộc vào rừng và làm tăng độ che
phủ đất rừng trên toàn quốc. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành một số chính
sách về tài chính và tín dụng, về khuyến khích đầu tư, về định canh định cư, về y tế
và giáo dục nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người dân ở các địa phương trong cả nước có
được những nguồn lực ban đầu để tạo ra một xu hướng quản lý bền vững tài

nguyên rừng.
Trong đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 - 2010 (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007) đã cho rằng: giao đất lâm nghiệp, giao rừng,
cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là
bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý BVR, làm cho rừng có chủ thực
sự, người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện
tích rừng được giao. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện công tác này
trong thời gian qua còn nhiều hạn chế: Giao rừng nhưng chưa có chính sách quy
định cụ thể và phù hợp về quyền hưởng lợi trên diện tích rừng được giao; việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chậm và chưa gắn với việc giao
rừng, còn lúng túng trong thực hiện; buông lỏng việc quản lý hồ sơ giao rừng;


nhiều diện tích rừng giàu và trung bình chưa được khai thác và sử dụng hợp lý,
trong khi đó đời sống của một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng còn
gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng rừng bị phá, khai thác trái phép và đất rừng
bị xâm lấn, tranh chấp và sử dụng không theo quy hoạch.
Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên
602.443,4 ha; trong đó, đất lâm nghiệp 380.111,7 ha; có 10 huyện và 1 thành phố
với 137/157 xã, phường, thị trấn có rừng và đất chưa sử dụng quy hoạch cho mục
đích lâm nghiệp. Theo đề án phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Bình Định giai đoạn 2003 – 2010 thì ngành lâm nghiệp phải “Nâng cao năng
lực phòng hộ của rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng; cung
cấp gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ cho xã hội theo hướng chuyển từ khai thác gỗ
rừng tự nhiên sang khai thác và sử dụng gỗ rừng trồng; nâng độ che phủ của rừng
lên 42,5% vào năm 2010. Đến năm 2010, toàn bộ diện tích rừng hiện có và rừng tạo
mới được quản lý bảo vệ” (Nguồn: www.binhdinh.gov.vn/kế hoạch/định hướng
phát triển).
Vân Canh là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong tỉnh Bình Định,

nhưng Vân Canh vẫn còn gần 40% diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa được sử
dụng, rất thích hợp cho việc triển khai các chương trình, dự án phát triển lâm
nghiệp như chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ, kết hợp phát triển
kinh tế trang trại theo mô hình vườn – ao – chuồng – rừng. Đây là chương trình lý
tưởng vừa giúp nông dân làm giàu, vừa BVR đầu nguồn và môi trường sinh thái.
(Nguồn: UBND huyện Vân Canh – dẫn từ www.binhdinh.gov.vn/các huyện, thành
phố/Vân Canh).
Canh Liên là một trong 3 xã miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định, cũng là
nơi các dân tộc thiểu số (chủ yếu là Bana, Chăm) sống chung với nhau thành cộng
đồng, có đời sống gắn bó với rừng cùng chia sẻ lợi ích tài nguyên thiên nhiên. Đây
là vùng đã và đang thực hiện chính sách giao khoán BVR cho hộ gia đình và cộng
đồng dân cư dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy nhiên, trải qua một thời gian thực hiện,
vẫn còn các vấn đề phải bàn về chính sách giao khoán BVR. Một trong những vấn


đề mấu chốt là việc giao khoán BVR có thực sự hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm
nghèo ở đây cũng như rừng có được bảo vệ và phát triển rừng bền vững, cần phải
nhìn nhận lại vấn đề giao khoán BVR một cách khách quan từ phía người dân. Vì
vậy, câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu là:
 Thực trạng của công tác giao đất, giao rừng và khoán BVR đối với người
dân tộc thiểu số ở xã Canh Liên như thế nào?
 Rừng được bảo vệ như thế nào khi có chủ thực sự, có theo xu hướng bền
vững nếu dựa vào sức mạnh của cộng đồng dân tộc tại chỗ?
 Quá trình giao khoán có đem lại lợi ích về mặt kinh tế và xã hội cho
người dân như chủ trương của chính sách giao khoán BVR hay không?
Để đáp ứng được yêu cầu thực tế cần xem việc giao rừng và khoán BVR là
hình thức quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững, sử dụng và
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, chúng tôi đăng ký nghiên
cứu đề tài: “Phân tích kết quả giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc
thiểu số tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định". Từ đó hy vọng sẽ

đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi để người dân thực sự yên
tâm nhận đất, nhận rừng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên từ rừng.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là nghiên cứu tạo cơ sở cho việc thực hiện những nghiên cứu tiếp theo
trong quá trình thiết lập một cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường và cách tiếp
cận “người sử dụng phải trả tiền” – một động lực thu hút người dân tham gia vào
quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Những kết quả thu được từ đề tài này cũng có thể đóng góp thêm tư liệu
giúp các nhà chức trách có những cơ sở cần thiết trong thiết kế các hệ thống quản
lý nhằm hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cộng đồng dân tộc thiểu số
sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững dựa vào cách thức sử dụng và phương
thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của họ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu


Để trả lời cho các câu hỏi đặt ra, đề tài tập trung vào nghiên cứu vào ba mục
tiêu chính sau đây:
 Phân tích về thực trạng của công tác giao khoán BVR, sự phụ thuộc vào
tài nguyên rừng của người dân được giao khoán BVR và các phương
thức quản lý BVR của người dân sau khi nhận khoán.
 Đánh giá kết quả của quá trình giao khoán ở phương diện kinh tế và xã
hội trong ba năm gần đây nhất.
 Xây dựng các giải pháp liên quan tới giao rừng và khoán bảo vệ rừng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Do sự ràng buộc về thời gian và các điều kiện khác, đề tài được giới hạn
trong phạm vi tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Như sẽ được
giới thiệu chi tiết hơn ở phần sau, nơi đây có các dân tộc thiểu số (Bana, Chăm)
sống chung với nhau thành làng và có những đặc trưng tiêu biểu cho các cộng
đồng dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực có rừng của tỉnh.
Đa số diện tích rừng ở đây đã được giao cho Công ty Lâm nghiệp và

BQLRPH tổ chức sản xuất kinh doanh và bảo vệ rừng, phần còn lại đã thực hiện
giao khoán BVR cho người dân từ trên 10 năm nay, nhưng đề tài chỉ giới hạn thời
gian để đánh giá từ năm 2007 đến nay.
Việc đánh giá kết quả của một hoạt động mang tính xã hội thường được
xem xét ở ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường; nhưng ở đề tài nghiên cứu về
việc giao khoán chỉ đánh giá kết quả về kinh tế thông qua thu nhập của hộ và kết
quả về xã hội thông qua số lượng hộ tham gia vào hoạt động này.


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Dân tộc thiểu số, cộng đồng và quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
2.1.1. Dân tộc thiểu số
Nước Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số thì khu vực miền Trung và Nam
Trung Bộ gồm khoảng 12 dân tộc cư trú xen kẽ nhau. Giữa các dân tộc này đã có
quan hệ từ lâu đời, trong mối tương giao thân thiện cùng chung một vận mệnh lịch
sử. Nhìn chung, đồng bào các dân tộc ở Trường Sơn sinh sống chủ yếu nhờ vào
rừng núi, đốt rừng làm nương rẫy. Tiến trình phát triển xã hội, vùng dân tộc thiểu
số diễn ra chậm, trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội quá yếu kém.
Tín ngưỡng, tôn giáo và những phong tục tập quán dòng họ, thiết chế xã hội truyền
thống, quan hệ cộng đồng, sở hữu còn dai dẳng đeo bám, cản trở các dân tộc này
tiếp cận với cuộc sống hiện đại, tiến bộ văn minh (Hà Quế Lâm, 2002).
Theo đề án “Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững
trên đất nương rẫy giai đoạn 2008 -2012” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2007) cho rằng vùng trung du và miền núi là nơi sinh sống chủ yếu của các
dân tộc ít người, gồm:
 Nhóm dân tộc ngôn ngữ Tày- Thái: cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.
 Nhóm dân tộc ngôn ngữ H’Mông- Dao: cư trú chủ yếu ở các khu vực
xen kẽ với nhóm các dân tộc ngôn ngữ Tày- Thái ở các tỉnh miền núi

phía Bắc, khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.
 Nhóm dân tộc ngôn ngữ Hán bao gồm Hoa, Sán Dìu, Sán Trí sống chủ
yếu tập trung ở những khu vực rất nhỏ của Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và
Thái Nguyên.


 Nhóm dân tộc ngôn ngữ Nam Đảo: cư trú chủ yếu ở khu vực phía Tây và
Đông Nam của tỉnh Gia Lai; những khu vực nhỏ phía Tây của tỉnh Phú
Yên; Một số khu vực nhỏ của Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình
Thuận.
 Nhóm dân tộc ngôn ngữ Môn – Khơ Me: cư trú chủ yếu ở phía Tây các
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng nam, Quảng Ngãi,
Kon Tum; khu vực phía Đông của tỉnh Gia Lai; một số khu vực giáp
ranh giữa Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Theo Nguyễn Xuân Hồng (2000), tỉnh Bình Định có 1.461.000 nhân khẩu,
bao gồm nhiều nhiều dân tộc khác nhau. Nhưng khi nói đến các dân tộc thiểu số ở
miền núi Bình Định chủ yếu có 3 dân tộc chính: Bana, Chăm, H’rê. Bởi vì, người
Bana, người Chăm, người H’rê là những dân tộc sống lâu đời của vùng rừng núi
tỉnh Bình Định. Làng là tổ chức xã hội cơ bản hiện còn tồn tại trong các tộc người ở
miền núi Bình Định. Những gia đình, những dòng họ là các tế bào cấu tạo nên làng.
Có thể nói đồng bào các tộc người ở miền núi Bình Định từ trước tới nay hầu hết
không biết đến những đơn vị xã hội truyền thống lớn hơn hay nhỏ hơn làng.
Riêng huyện Vân Canh có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Kinh, dân
tộc Chăm và dân tộc Bana; trong đó dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh
Hoà, dân tộc Bana tập trung ở các xã Canh Liên, Canh Thuận, Canh Hiệp với dân
số chiếm trên 40% so tổng dân số. Người Chăm (Chăm Hroi) ở Vân Canh có quan
hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng được chú ý
trong cộng đồng người Chăm trong cả nước. Người Chăm ở Vân Canh sống xen cư
với người Bana và người Kinh; họ có khá nhiều tên gọi khác nhau như Chăm Hroi,
Hroi, Aroi, Chăm Đắc Rây, Chăm Hơđang, Chăm Đèo... Trong quá trình sinh sống

do tách biệt cộng đồng ban đầu, do ảnh hưởng của người Bana sống trước đó nên
trong văn hoá của bộ phận Chăm miền núi này dần xuất hiện những yếu tố văn hoá
mới. Cũng có thể người Chăm này vốn là nhóm người địa phương của người Chàm
cổ có mặt ở Vân Canh trước đó. Trong quá trình phát triển đã mang yếu tố văn hoá
của nguồn cội, đồng thời mang yếu tố văn hoá khác do môi trường sống tạo nên.


(Nguồn: UBND huyện Vân Canh – dẫn từ www.binhdinh.gov.vn/các huyện, thành
phố/Vân Canh).
2.1.2. Cộng đồng
Thuật ngữ cộng đồng được định nghĩa: “Một nhóm người sống trên cùng
một khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội
chung và/ hoặc có quan hệ gia đình/ xã hội với nhau” (dẫn từ Bùi Việt Hải, 2007).
Bản thân thuật ngữ “cộng đồng” cũng đã được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Trong các tài liệu liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên, Pomeroy và
Carlos (1991) cho rằng, cộng đồng thường được hiểu là “một nhóm người chia sẻ
những lợi ích, mối quan tâm hay mối liên hệ chức năng hay đạo đức” (dẫn từ Lâm
Quang Hiền, 2004).
Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ (Luật đất đai, 2003).
Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng
một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương (Luật bảo vệ và
phát triển rừng, 2004).
Làng cổ truyền là đơn vị xã hội cao nhất trong xã hội Chăm, Bana, H’rê; là
cộng đồng của những người có quan hệ huyết thống hay khác huyết thống cùng
sinh sống làm ăn trong một phạm vi nhất định (Nguyễn Xuân Hồng, 2000).
2.1.3. Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
Theo FAO (1990), “Lâm nghiệp cộng đồng là bao gồm bất kỳ tình huống
nào mà người dân địa phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp”. Tuy vậy, nó

thường được sử dụng với nghĩa hẹp hơn như là các hoạt động lâm nghiệp được tiến
hành bởi cộng đồng hoặc nhóm người dân địa phương. Ở Nepal dùng thuật ngữ
“Nhóm sử dụng rừng” để chỉ các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức
bởi các nhóm đồng sử dụng tài nguyên rừng trong một làng (dẫn bởi Lâm Quang
Hiền, 2004).


Khía cạnh tham gia cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong hình thành
phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Trong hoạt động phát triển nông
thôn cộng đồng, người dân địa phương có thể được thu hút tham gia vào tiến trình
quản lý tài nguyên, tuy nhiên cần phân biệt kiểu tham gia của họ và trong phương
thức quản lý rừng cộng đồng (Bảo Huy, 2005).
Rõ ràng, lâm nghiệp “đồng quản lý” hay lâm nghiệp “có sự tham gia” là
một cách tiếp cận mới trong đó hoạt động tham gia quản lý của cộng đồng đặt căn
bản trên sự đồng thuận giữa các nhóm liên quan của hệ thống quản lý. Câu hỏi đặt
ra là làm thế nào để phát huy vai trò của người dân địa phương trong việc quản lý
tài nguyên rừng vì lợi ích của chính họ mà không mâu thuẫn với lợi ích chung.
Bên cạnh đó, cần phải xác định những thay đổi nào được xem là cần thiết để
người dân sống trong vùng có rừng có thể cùng với các cơ quan lâm nghiệp địa
phương xây dựng một hệ thống quản lý rừng bền vững (Hoàng Hữu Cải, 2003).
Thực tế quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã được triển khai theo nhiều hình
thức khác nhau và mức độ tham gia của cộng đồng cũng khác nhau. Các phương
thức đã được mô tả rõ là sự phát triển hình thức “liên kết quản lý rừng” giữa các cơ
quan lâm nghiệp nhà nước với cộng đồng địa phương ở Ấn Độ, phát triển các
“nhóm sử dụng tài nguyên rừng” ở Nepal, tổ chức các cộng đồng đăng ký quản lý
rừng ở Philippines, và thể chế hóa hình thức quản lý rừng cộng đồng ở Thái Lan.
Trường hợp Thái Lan đã cho thấy việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho khái
niệm rừng cộng đồng được các nhóm liên quan chấp nhận là một tiến trình lâu dài
và phức tạp. Cho dù áp dụng hình thức nào, quản lý tài nguyên thiên nhiên (và tài
nguyên rừng nói riêng) dựa vào cộng đồng cũng đòi hỏi những hành động tập thể

(Hoàng Hữu Cải, 2003). Ngay cả khi nhận khoán quản lý với tư cách cá nhân nông
hộ, các nông hộ trong cùng một cộng đồng cũng tự xây dựng các hình thức quản lý
theo tập thể: Họ có thể phối hợp nhau trong các hoạt động tuần tra bảo vệ, phân
công nhau giữ rừng và thực hiện một số hoạt động kinh tế chung trong khuôn khổ
luật pháp và tập quán cho phép (dẫn từ Lâm Quang Hiền, 2004).
2.2. Giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng
2.2.1. Những chính sách liên quan giao đất, giao rừng
Trước khi có chính sách khoán 100, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng
nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của người nông dân. Vào thời kỳ này, đất đai
được tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của HTX nông nghiệp. Tuy nhiên, mô hình
tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp đã không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Cơ chế này đã trói buộc sức sản xuất, triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, đặc biệt
là kinh tế nông nghiệp. Chế độ phân phối theo công điểm làm cho người nông dân
chỉ quan tâm đến số lượng công điểm mà không chú ý đến chất lượng và hiệu quả


của quá trình sản xuất. Vì thế, trong thơì kỳ này, sản xuất nông nghiệp hầu như
giẫm chân tại chỗ mà biểu hiện rõ nhất là sự giảm sút cả về năng suất lẫn sản lượng
nông nghiệp.
Chỉ thị 100 ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (gọi tắt là khoán 100) chính thức thi hành cơ chế khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động là khâu đột phá đầu tiên theo cơ chế khoán sản phẩm. Chỉ
thị 100 vẫn dựa trên chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Do đó, nhiều vấn đề
về quyền sở hữu ruộng đất và sản xuất nông nghiệp này sinh trong quá trình đổi
mới đã không thể giải quyết được do chưa có cơ sở pháp lý.
Nghị quyết 10 ngày 05-4-1988 của Bộ Chính trị (còn gọi là khoán 10) về đổi
mới quản lý kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi nông nghiệp từ nền kinh tế tự cung, tự
cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Đây là một nghị quyết hợp lòng dân đã thúc đẩy nền
nông nghiệp Việt Nam lên một bước nhảy vọt từ một quốc gia nông nghiệp thiếu
lương thực lên một nước đảm bảo an ninh về lương thực và bắt đầu xuất khẩu gạo

vươn lên đứng thứ ba trên thế giới.
Thể chế khoán này kế tục và phát huy mặt mạnh của cải cách trong khoán
100. Người nông dân đã hoàn toàn tự do suy nghĩ kế hoạch sản xuất ngay trên
mảnh đất của mình đã được nhà nước giao khoán trong một thời gian nhất định.
Các HTX sản xuất trở nên năng động và đa dạng các loại hình sản xuất, nhiều HTX
và nông dân bắt đầu hướng vào sản xuất hàng hoá. Nghị quyết 10 là cơ sở đầu tiên
ở nước ta trong việc xác lập vị trí và vai trò của kinh tế hộ gia đình (Phạm Văn
Hiền, 2004).
Hiến pháp (1992) quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn
và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh
cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu
toàn dân” (Điều 17). “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất


×