Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.98 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
--------------------------------------

TRƯƠNG ÁNH DƯƠNG

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
(NGÀNH KINH TẾ NƠNG NGHIỆP)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ
  Chí Minh
Tháng 10/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
--------------------------------------

TRƯƠNG ÁNH DƯƠNG

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020


Chuyên ngành

:

Kinh tế Nông nghiệp

Mã số

:

60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

Hướng dẫn khoa học :
1. TS. LÊ QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020

TRƯƠNG ÁNH DƯƠNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

4. Phản biện 2:

TS. PHẠM THANH BÌNH
Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

TS. LÊ QUANG THÔNG
Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trương Ánh Dương, sinh ngày 15 tháng 04 năm 1974 tại TP. Vĩnh Yên tỉnh
Vĩnh Phúc, Con Ông Trương Trọng Thực và Bà Nguyễn Thị Kiểm.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Chơn Thành, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh

Bình Phước) năm 1993.
Tốt nghiệp đại học ngành: Kinh tế Nông Lâm, hệ chính quy, tại Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó làm việc tại Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, chức vụ: nghiên cứu
viên Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp, kể từ 1/1/2008 được phân công tác đến Phòng Kế toán
Tài vụ.
Tháng 09 năm 2006 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Nguyễn Thị Thanh Tâm, năm kết hôn 2002; con Trương Minh
Huy, sinh năm 2006.
Địa chỉ liên lạc: 122/6A Đường số 11, Khu phố 3, Phường 16, Quận Gò Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Điện thoại cơ quan: 08.38204133; di động: 091.8308192
Email: hoặc
Fax: (08) 38204039


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Trương Ánh Dương


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, Tôi thường xuyên nhận
được sự chỉ dạy, giúp đỡ tận tình của qúy thầy cô Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
cơ quan nơi công tác, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:
- Quý thầy cô Khoa Kinh tế, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng

dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
- TS. Lê Quang Thông (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã tạo
mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt khóa học và thời gian thực hiện đề tài.
- Lãnh đạo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Trung tâm Quy hoạch Nông
nghiệp, Phòng Kế toán Tài vụ đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Hiệp hội Cây điều Việt Nam (VINACAS), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền
Nam, UBND tỉnh Bình Phước, Sở Nông nghiệp & PTNT và Phòng Nông nghiệp ở 8
huyện, thị xã tỉnh Bình Phước đã tận tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu có liên
quan đến lĩnh vực đề tài nghiên cứu.
- Bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu
thực hiện đề tài.
- Đặc biệt, Gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!

Trương Ánh Dương


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích khả năng phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm
2020” được tiến hành từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009. Mục tiêu nghiên cứu là xác
định hướng phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020; từ đó đề xuất các
giải pháp để tăng tính khả thi cho hướng phát triển cây điều.
Kết quả nghiên cứu đã phân tích được thực trạng sản xuất điều trên địa bàn tỉnh Bình
Phước giai đoạn 1997 – 2007: Phân bố địa bàn trồng điều và loại đất trồng điều. Giai đoạn 1997
– 2007, cây điều có sự tăng trưởng khá nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng (diện tích
thu hoạch tăng: 15,00%/năm, năng suất tăng: 13,57%/năm, sản lượng tăng (30,60%/năm). Thực

trạng canh tác điều ở Bình Phước còn có những hạn chế, như chất lượng cây giống chưa được
đảm bảo, tỷ lệ số hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác vào sản xuất điều còn thấp, nên
năng suất chưa cao, thu nhập của người trồng điều thấp. Kết quả đã nêu rõ những thuận lợi, khó
khăn, thách thức của các nông hộ trồng điều và ngành điều Bình Phước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
phụ thuộc vào sự lựa chọn ra quyết định của người trồng điều qua kết quả phân tích khả năng
cạnh tranh của điều với cây trồng khác, xác định các yếu tố tác động đến thu nhập từ trồng điều
của người dân. Hướng phát triển cây điều là quy mô về diện tích gieo trồng giảm, diện tích thu
hoạch tăng, tăng năng suất và sản lượng, tăng chất lượng hạt điều. Đến năm 2020, diện tích điều
thu hoạch là: 138.456 ha, năng suất: 2,02 tấn/ha và sản lượng đạt: 279.971 tấn. Nghiên cứu đã
đưa ra sáu giải pháp chủ yếu để tăng tính khả thi cho hướng phát triển cây điều.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm
2020.


ABSTRACT
The thesis “Analysis of cashew tree development ability in Binh Phuoc province to year
2020” has conducted from 05/2008 to 09/2009. The target of this study is to define the
development orientation of cashew trees in Binh Phuoc province to year 2020; therefrom,
propose feasible solutions for cashew trees.
The result of study has analised the current situation of cashew production in Binh Phuoc
province in the period of 1997 – 2007 such as soil types and areal distribution of cashew trees.
Since 1997 – 2007, there is a rather fast growing of cashew in both cultivated area, productivity
and capacity as well (Harvested area increases: 15.00%/year, productivity: 13.57%/year and
capacity: 30.60%/year). However, cashew cultivation in Binh Phuoc practicaly is still facing to
some disfficulties, for instance, the seed quality is not good enough, low proportion of farmer
households applying mordern techniques in into cashew cultivation. As the result, the cashew
planters get low productivity and low income from cashew production. The result has specified
the advantages, dificulties, challenges of the cashew planting farmers and Binh Phuoc Cashew

Industry.
The result of study has pointed out that the development ability of cashew trees in Binh
Phuoc province depends on decision, slection of the cashew planting farmers basing on their
analysis about competitive ability of cashew with other trees, throughout the definition of factors
influencing to income of cashew planters. The development orientation of cashew industry is to
the reduce the cultivated area, increase the harvested area, productivity, capacity as well as
improve the quality of cashew product. By the year 2020, the harvested area of cashew trees will
reach 138,456 ha, the capacity will obtain 2.02 tons/ha and the productivity will be at 279,971
tons. The result of study has also pointed out six essential solutions to increase the feasibility for
the development orientation of cashew trees.
The study result of this subject will be the base for planning the strategy of the socialeconomic development in general, and agriculture development in paricular in Binh Phuoc
province to year 2020.


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn Y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan


iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt và ký hiệu

x

Danh sách các hình

xi

Danh sách các bảng

xii

1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.4. Nội dung nghiên cứu

3

1.5. Phạm vi nghiên cứu

4

1.6. Ý nghĩa của đề tài

4

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

5

2.1. Tổng quan về tình hình phát triển ngành điều thế giới và Việt Nam


5

2.1.1. Tổng quan về tình hình phát triển ngành điều thế giới

5

2.1.2. Tổng quan về tình hình phát triển ngành điều Việt Nam

8

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

11

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

11

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

21

2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

24

2.3. Yếu tố sau thu hoạch có ảnh hưởng đến khả năng phát triển điều

25


2.3.1. Thực trạng thu mua hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước

25


2.3.2. Thực trạng chế biến hạt điều ở Bình Phước

27

2.3.3. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ điều

28

2.4. Chính sách và loại hình tổ chức sản xuất điều

32

2.4.1. Chính sách

32

2.4.2. Loại hình tổ chức sản xuất

33

2.5. Một số nhận định – đánh giá về khả năng phát triển điều ở Bình Phước

34

2.6. Tổng quan kết quả nghiên cứu


38

2.6.1. Các kết quả nghiên cứu, quan điểm phát triển trùng với mục tiêu đề tài

38

2.6.2. Các kết quả nghiên cứu, quan điểm phát triển khác với mục tiêu đề tài

39

2.6.3. Các kết quả nghiên cứu, quan điểm phát triển bổ sung cho đề tài

39

3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

41

3.1. Cơ sở lý luận

41

3.1.1. Cơ sở phân tích khả năng phát triển cây trồng trong nông nghiệp

41

3.1.2. Cơ sở lý luận về khả năng phát triển cây điều ở tỉnh Bình Phước

43


3.1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển cây điều ở tỉnh Bình Phước

48

3.2. Phương pháp nghiên cứu

50

3.2.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu

50

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

50

3.2.3. Phương pháp tương quan và hồi quy

50

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

52

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

53

4.1. Phân tích thực trạng sản xuất điều ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2007


53

4.1.1. Hiện trạng phân bố diện tích trồng điều

53

4.1.2. Diễn biến diện tích – năng suất – sản lượng điều

55

4.1.3. Thực trạng canh tác điều ở Bình Phước

59

4.1.4. Phân tích hiệu quả tài chính của việc trồng điều ở các nông hộ

63

4.1.5. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ trồng điều

66

4.1.6. Những thành tựu, hạn chế, thuận lợi và khó khăn của ngành điều

67

Bình Phước
4.2. Khả năng phát triển điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước


68

4.2.1. Sự lựa chọn ra quyết định sản xuất của người trồng điều

68

4.2.2. Các yếu tố tác động đến năng suất của cây điều

71

4.2.3. Khả năng phát triển điều đến năm 2020

73


4.3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước

79

đến năm 2020
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

PHỤ LỤC


92


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa
2. PTNT

: Phát triển nông thôn

3. DTTN

: Diện tích tự nhiên

4. UBND

: Ủy ban nhân dân

5. BP

: Biện pháp

6. VINACAS

: Hiệp hội Cây điều Việt Nam

7. FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nation) : Tổ chức Liên hiệp quốc về
lương thực và nông nghiệp
8. EU (European Union)


: Liên minh Châu Âu

9. FOB (Free on Board)

: Miễn trách nhiệm trên boong tàu (giao lên tàu)

10. OLS (Odinary Least Squares)

: Phương pháp bình phương bé nhất

11. NPV (Net Present Value) : Giá trị hiện tại thuần
12. IRR (Internal Rate of Return)

: Tỷ suất nội hoàn

13. BCR (Benefit Cost Ratio)

: Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí

14. PP (Payback Period)

: Thời gian hoàn vốn

15. ISO (International Organization for Standardization) : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
16. HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) : Hệ thống phân tích, xác định và tổ
chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong sản suất thực phẩm
17. GMP (Good Manufacturing Practice) : Thực hành sản xuất tốt
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU
1. S1 : Mức thích rất thích nghi
2. S2 : Mức thích nghi vừa

3. S3 : Mức ít thích nghi
4. N

: Không thích nghi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 : Tỷ lệ sản lượng điều thô của các nước trên thế giới năm 2007

05

Hình 2.2 : Bản đồ vị trí tỉnh Bình Phước

12

Hình 2.3 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước

13

Hình 2.4 : Bản đồ đất tỉnh Bình Phước

18

Hình 4.1 : Bản đồ hiện trạng sản xuất điều năm 2008

54


Hình 4.2 : Bản đồ bố trí sản xuất điều đến năm 2020

75


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Thống kê diện tích đất đai theo địa hình

15

Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế (GDP) tỉnh Bình Phước 1997 – 2007

22

Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (GDP) tỉnh Bình Phước 1997 – 2007

23

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước 1997 – 2007

24

Bảng 2.5: Giá xuất khẩu nhân điều thô của Việt Nam và Thế giới (giá FOB)

30


Bảng 4.1: Diện tích điều phân theo đơn vị hành chính

53

Bảng 4.2: Phân bố diện tích điều theo loại đất

55

Bảng 4.3: Diễn biến diện tích – năng suất – sản lượng điều 1997 – 2007

56

Bảng 4.4: Diễn biến diện tích điều thu hoạch giai đoạn 1997 – 2007

57

Bảng 4.5: Diễn biến năng suất điều giai đoạn 1997 – 2007

58

Bảng 4.6: Diễn biến sản lượng điều giai đoạn 1997 – 2007

59

Bảng 4.7: Tỷ lệ số hộ có áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác điều

62

Bảng 4.8: Suất đầu tư trồng mới và kiến thiết cơ bản bình quân một ha điều


64

Bảng 4.9: Chi phí sản xuất bình quân một ha điều năm kinh doanh

64

Bảng 4.10: Hiệu quả tài chính bình quân một ha điều năm kinh doanh

65

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của cây điều

65

Bảng 4.12: Các chỉ tiêu tài chính của điều và cây trồng khác trên đất bazan

69

Bảng 4.13: Các chỉ tiêu tài chính của điều và cây trồng khác trên đất xám

69

Bảng 4.14: Các chỉ tiêu tài chính của điều và cây trồng khác trên đất đỏ vàng

70

Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy năng suất điều

71


Bảng 4.16: Dự kiến diện tích điều tổng số giai đoạn 2008 – 2020

76

Bảng 4.17: Dự kiến diện tích điều thu hoạch giai đoạn 2008 – 2020

76

Bảng 4.18: Dự kiến năng suất điều giai đoạn 2008 – 2020

77

Bảng 4.19: Dự kiến sản lượng điều giai đoạn 2008 – 2020

78


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Theo Tổng cục Thống kê năm 2008, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực này chiếm
52,56% tổng lao động xã hội và đóng góp 22,10% GDP của quốc gia. Trong 11 năm trở lại đây
(1997 – 2008) sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, một số mặt
hàng nông sản xuất khẩu đã dành được vị trí cao trên thị trường quốc tế. Sự gia tăng về sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu của nhiều
mặt hàng khác ra nhiều khu vực trên thế giới đã chứng tỏ kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa và
thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm
2008 đạt: 8,42 tỷ USD, cao hơn năm 2000 là: +5,701 tỷ USD (tăng 3,10 lần sau tám năm); trong

đó có sự đóng góp không nhỏ của hạt điều và nhân điều xuất khẩu.
Cây điều (còn được gọi là cây đào lộn hột) tên khoa học là Anacardium Occidentale có
nguồn gốc ở vùng ven biển Đông Bắc Brazin, được di thực sang Châu Phi, Châu Á, trong đó có
Việt Nam từ thế kỷ XVI. Điều có thể xếp là cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả bởi giá trị sử
dụng nhiều mặt; đặc biệt, hạt điều (hoặc nhân hạt điều) là nông sản xuất khẩu quan trọng của các
quốc gia như: Ấn Độ, Việt Nam, Brazin, Nigeria, Tanzania,.… Diện tích – sản lượng hạt điều và
nhân điều xuất nhập khẩu của thế giới từ 1995 đến 2007 tăng đáng kể. Năm 2007 tổng diện tích
điều thu hoạch toàn thế giới: 3,817 triệu ha, sản lượng hạt điều: 2,426 triệu tấn và nhân điều
buôn bán khoảng: 300.000 – 350.000 tấn.
Cây điều ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm trồng từ năm 1980 và chế biến hạt điều xuất
khẩu có vào năm 1988. Trong khoảng thời gian 25 năm, mà chủ yếu tập trung trong 6 năm (2000
– 2005) ngành điều Việt Nam đã có bước tăng trưởng cao. Năm 2005 tổng diện tích điều:
348.100 ha, sản lượng: 240.200 tấn và có 219 cơ sở chế biến điều hạt với số lượng nhân hạt điều
là: 110.805 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều: 501,51 triệu USD, xếp thứ 2 thế giới và
là nông sản có giá trị xuất khẩu lớn đứng thứ tư sau gạo, cao su, cà phê. Năm 2006, sản lượng
nhân điều xuất khẩu: 128.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu: 503,972 triệu USD, vươn lên vị trí
số một thế giới về xuất khẩu nhân hạt điều. Năm 2007, sản lượng nhân điều xuất khẩu: 152.500


tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu: 649,0 triệu USD. Năm 2008, sản lượng nhân điều xuất khẩu:
167.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu đạt: 920,0 triệu USD, tiếp tục giữ vững vị trí số một thế
giới về xuất khẩu nhân hạt điều. Trong sản xuất – chế biến các nông sản xuất khẩu, ngành điều
Việt Nam đã tận dụng, khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên để
biến tiềm năng thành lợi thế kinh tế, góp phần xây dựng nên nền nông nghiệp hàng hóa phát triển
bền vững trong cơ chế kinh tế thị trường.
Bình Phước là tỉnh biên giới miền núi nằm ở phía Tây vùng Đông Nam bộ, có diện tích
tự nhiên: 6.874,62 Km2, dân số trung bình năm 2007 là: 840.747 người. Đây là tỉnh có diện tích
trồng điều lớn nhất cả nước, năm 2007: 171.136 ha, sản lượng: 156.377 tấn (chiếm 51,80% sản
lượng hạt điều cả nước).
Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành điều Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình

Phước nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế ở các giai đoạn: sản xuất, thu mua, chế biến
và tiêu thụ, trong khi nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu
vực nên cạnh tranh càng quyết liệt hơn. Đối với tỉnh Bình Phước, cây điều có vị trí quan trọng
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn (chiếm 27,11% diện tích đất nông nghiệp), góp phần xóa
đói giảm nghèo cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số.
Do vậy, để tiếp tục phát huy các thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn và
hạn chế để điều thực sự trở thành nông sản xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao của nông
nghiệp tỉnh Bình Phước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, rất cần
thiết tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá về khả năng phát triển điều. Từ đó, làm cơ sở cho
công tác hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp nói chung và ngành điều nói riêng trên địa
bàn tỉnh Bình Phước trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ những lý do kể trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích khả năng phát triển
cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020”.
1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu về các hoạt động sản xuất điều ở nông hộ trồng điều, vùng trồng
điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Ngoài ra, nghiên cứu còn đề cập đến các yếu tố khác có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất điều như: khí hậu, đất đai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ, chính sách, thị trường
tiêu thụ, giá thu mua hạt điều và nhân điều xuất khẩu.


1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định hướng phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020; từ đó, đề
xuất biện pháp tăng tính khả khi cho hướng phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến
2020.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mô tả và phân tích thực trạng sản xuất điều ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2007.
Phân tích khả năng phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trên cơ sở phân tích
sự lựa chọn ra quyết định của người trồng điều, các yếu tố tác động đến năng suất của cây điều,
xác định khả năng phát triển điều đến năm 2020.

Đề xuất các giải pháp để phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020.


1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu đề tài trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Về thời gian: Các số liệu hiện trạng tập trung trong giai đoạn 1997 – 2007, các số liệu dự
báo sẽ được đề cập đến năm 2020.
Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 05/2008 đến tháng 09/2009.
Khả năng phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong đề tài nghiên cứu là tập
vào phân tích khả năng mở rộng quy mô (diện tích điều tổng số, diện tích điều thu hoạch), tăng
năng suất và sản lượng hạt điều đi đôi với nâng cao chất lượng hạt điều. Yếu tố sau thu hoạch có
ảnh hưởng đến khả năng phát triển điều ở tỉnh Bình Phước, nghiên cứu chỉ đề cập ở mức độ tổng
quan.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và định hướng phát triển ngành điều nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình
Phước trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
2.1.1. Tổng quan về tình hình phát triển ngành điều thế giới
Trồng, chế biến và buôn bán (hạt và nhân điều) trên thế giới được Tổ chức Nông lương của
Liên hợp quốc (FAO) ghi nhận từ năm 1900, nhưng khối lượng và giá trị buôn bán các sản phẩm từ
điều mới có từ năm 1962, với số lượng hạt: 330.000 tấn và giá trị xuất khẩu: 46,2 triệu USD. Bốn
mươi lăm năm sau (2007) tổng diện tích điều thu hoạch toàn thế giới là: 3,817 triệu ha, sản lượng hạt
điều thô: 2,426 triệu tấn, gấp 7,35 lần và nhân điều buôn bán khoảng: 300.000 – 350.000 tấn
(FAO, 2008).

Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo, nơi
có nhiệt độ và độ ẩm cao đều quanh năm. Trên thế giới hiện nay có 32 quốc gia trồng điều. Ấn
Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới, dẫn đầu thế giới về sản lượng điều thô và
nhân điều chế biến (chiếm 25,56%), tiếp theo là Việt Nam, Brazil và các nước châu Phi như Bờ
Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya – những
quốc gia sản xuất điều nổi tiếng; mỗi năm các nước Châu Phi cũng đóng góp khoảng 1,10 triệu
tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới. (Phụ lục 1)
Hình 2.1: Tỷ lệ (%) sản lượng điều thô của các nước trên thế giới năm 2007
3.08%

25.56%

45.63%
6.02% 7.27%

Ấn Độ
Indonesia

Việt Nam
Các nước Châu Phi

12.45%

Brazil
Các nước khác

*Nguồn: và Niên giám thống kê Việt Nam 2007.


Ở Ấn Độ cây điều được trồng rộng rãi ở các bang Maharashra, Andhra Pradesh,

Orissa, Kerala, Tamil Nadu, Karnataka, Goa và West Bengal. Ngoài những bang trồng
điều truyền thống này, cây điều hiện còn được trồng ở các bang khác của Ấn Độ như
Gujarat và Assam - nơi có diện tích cây điều tăng khá nhanh trong thời gian gần đây.
Chế biến là một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị hạt điều. Mỗi quốc
gia đều có những cách chế biến và công đoạn chế biến điều riêng. Trong khi ở Brazil cơ
giới hóa chế biến điều thì Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, thậm chí ở
Ấn Độ, mỗi vùng khác nhau có phương pháp chế biến khác nhau. Ví dụ: ở khu vực
Mangalore của bang Karnataka sử dụng phương pháp hấp dầu và những khu vực Orissa
và Andhra Pradesh thì sử dụng phương pháp chiên. Sau khi chế biến, nhân điều được
tách khỏi vỏ và được phân loại theo kích cỡ, hình dáng, màu sắc như nhân nguyên
(wholes), nhân vỡ dọc (split), nhân bể (brokens), nhân vụn (butts), nhân vụn sém
(scorched butts),... Nhân nguyên sau đó được phân loại tiếp thành những loại W320, loại
W180, loại W450,… căn cứ số lượng hạt trên mỗi pound (tương đương 0,45 kg). Nhân
điều được phân thành 23 đến 26 loại (grades). Nhân nguyên được bán như thực phẩm ăn
nhanh (snack) trong khi nhân vỡ dọc thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các
thực phẩm khác.
Về chế biến điều: Những nước chế biến điều lớn nhất thế giới gồm có ba nước: Ấn
Độ, Việt Nam và Brazil. Những nước Châu Phi chế biến rất ít và hơn 95% lượng điều thô
của Châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ. Ngày nay, các quốc gia Châu Phi đang có
nhiều nỗ lực nhằm gia tăng năng lực chế biến của mình. Trong số các nước kể trên, Ấn
Độ là nước đứng đầu về sản lượng chế biến với khoảng 950.000 tấn điều mỗi năm, nhưng
chỉ đáp ứng khoảng một nửa nhu cầu nguyên liệu. Với năng lực chế biến lớn, Ấn Độ phải
nhập khẩu điều thô từ các nước Châu Phi và trước kia từ Việt Nam. Việt Nam chế biến
được 600.000 tấn điều thô (năm 2008), còn Brazil chỉ chế biến được khoảng 250.000 tấn.
Về cung cầu và mua bán nhân hạt điều: Trong khi các nước Ấn Độ, Việt Nam,
Brazil cùng nhau sản xuất 72,14% tổng sản lượng điều thế giới, thì chỉ riêng Bắc Mỹ đã
tiêu thụ khoảng 50% tổng số lượng nhân hạt điều thế giới, tiếp theo là Liên minh Châu
Âu (EU) chiếm 29%, còn lại là các nước Châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc
chiếm 21%. Trong chuỗi giá trị điều gồm có nhiều nhân tố tham gia gồm: Nhà sản xuất



và kinh doanh điều thô, nhà chế biến điều, nhà trung gian bán nhân điều và nhà bán lẻ
hoặc người mua cung cấp hàng cho người tiêu dùng. Sản phẩm nhân hạt điều đã qua chế
biến chủ yếu được tiêu thụ ở các nước không tham gia chế biến điều, chỉ còn khoảng 20 –
25% là tiêu thụ nội địa (riêng ở Ấn Độ tiêu thụ khoảng 50% sản lượng nhân hạt điều, ở
Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 3% lượng nhân hạt điều đã qua chế biến). Mua bán điều ở
Ấn Độ phần lớn tập trung ở những vùng như: Kollam, Mangalore, Jeypore (Orissa),
Vetapalam (Andhra Pradesh), Mumbai, Phalasa, Quilon. Ở Ấn Độ, mua bán điều bắt đầu
từ hai Sở Giao dịch Hàng hóa Quốc gia là MCX và NCDEX tương ứng năm 2003 và
2005. Tuy nhiên, cho đến nay những giao dịch thực sự không còn được tiến hành ở hai
trung tâm này. Giá mua bán điều thô chịu ảnh hưởng bởi tình hình mùa vụ ở những khu
vực cung cấp lớn của thế giới bao gồm các nước Châu Phi cộng với các yếu tố khác như
tỷ giá ngoại tệ, thuế xuất khẩu cho điều nguyên liệu.
Về xuất khẩu nhân hạt điều: Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu
nhân hạt điều, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil. Ấn Độ xuất khẩu được khoảng 100 - 125
ngàn tấn nhân điều mỗi năm. Hoa Kỳ, Hà Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
(UAE), Anh và Nhật Bản là những khách hàng chính của Ấn Độ. Giá nhân điều xuất
khẩu chịu ảnh hưởng lớn bởi giá điều nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng.
Về nhập khẩu nhân hạt điều: Những nước nhập khẩu nhân hạt điều lớn trên thế
giới là Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu (EU), Trung Quốc, Các tiểu Vương quốc Ả rập
Thống nhất (UAE), Nhật Bản và Ả Rập Xê út.
Mùa vụ thu hoạch điều ở các quốc gia trên thế giới trải đều các tháng trong năm;
trong đó, tập trung chủ yếu là từ tháng 11 đến tháng 6. Ấn Độ, Việt Nam và Bờ Biển Ngà
mùa thu hoạch điều kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Ở Brazil, mùa vụ thu hoạch
điều từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau. Ở Indonesia mùa vụ thu hoạch kéo dài 7
tháng trong năm (từ tháng 8 đến tháng 2).
2.1.2. Tổng quan về tình hình phát triển ngành điều Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có thổ nhưỡng và khí hậu rất phù
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây điều. Cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ thứ
XVI, nhưng ngành điều của nước ta mới chỉ được hình thành từ năm 1981 (Bộ Lâm nghiệp được



giao nhiệm vụ nghiên cứu phát triển cây điều trên diện tích đất lâm phần và đất đất hoang hóa ở
các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ). Năm 1982, Hội nghị ngoại thương tổ
chức tại tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho ngành
ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên, thời kỳ này Việt Nam chủ
yếu là xuất khẩu điều thô nên giá trị kinh tế thấp, không có sức cạnh tranh với các nước khác.
Đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày 29 tháng 11 năm 1990,
Hiệp hội Cây điều Việt Nam được thành lập theo Quyết định số: 346/NN-TCCB/QĐ của Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Theo Tổng cục Thống kê, diện tích trồng điều tập trung năm 1980 là: 4.800 ha, sản
lượng: 2.200 tấn và có tốc độ tăng rất nhanh; đến năm 1990 đã đạt: 49.000 ha, sản lượng: 28.000
tấn. Mười năm tiếp theo, đến năm 2000 diện tích trồng điều: 145.800 ha, sản lượng: 67.600 tấn.
Năm 2007, diện tích trồng điều cả nước đã lên đến: 292.700 ha (tăng 60,98 lần so với năm
1980), sản lượng đạt: 301.900 tấn (tăng 137,23 lần sau 27 năm), đứng thứ hai thế giới về sản
lượng điều thô sau Ấn Độ. Theo số liệu của Hiệp hội cây điều Việt Nam, sản lượng điều năm
2007 của Việt Nam là: 350.000 tấn (cao hơn số liệu thống kê 48.100 tấn). Một điểm đáng ghi
nhận là năng suất điều của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 0,46 tấn/ha năm 1980 tăng lên 1,03
tấn/ha năm 2007, cao hơn năng suất bình quân điều thế giới là 0,39 tấn/ha và là quốc gia có năng
suất điều cao nhất thế giới. (Phụ lục 2, 3, 4, 5, 6)


Chế biến nhân điều xuất khẩu ở Việt Nam có mức gia tăng rất nhanh cả về số lượng cơ sở
chế biến và công suất thiết kế. Theo Hiệp hội cây điều Việt Nam, công nghiệp chế biến điều xuất
khẩu được bắt đầu từ năm 1988 chỉ có 3 cơ sở chế biến với công suất nhỏ (tổng công suất: 1.000
tấn/năm); đến năm 1998 đã tăng lên 60 cơ sở, tổng công suất theo thiết kế: 220.000 tấn/năm; đến
năm 2007 tiếp tục tăng lên đến: 245 cơ sở thuộc 225 doanh nghiệp, tổng công suất chế biến theo
thiết kế: 731.700 tấn/năm. Như vậy, tổng công suất chế biến điều ở Việt Nam đã tăng 731,7 lần
chỉ sau 19 năm và có thể chế biến 30,16% tổng sản lượng điều thô của thế giới. Sản lượng điều
chế biến năm 2007 của Việt Nam: 550.000 tấn điều thô, trong đó nhập khẩu: 200.000 tấn, sản

lượng nhân điều đạt: 157.140 tấn.
Công nghiệp chế biến hạt điều ở Việt Nam hiện nay chủ yếu theo hai loại công nghệ, đó
là chao dầu và hấp hơi nước bão hòa – đây là hai loại công nghệ được sử dụng phổ biến ở tất cả
các nước chế biến hạt điều trên thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng, Việt Nam đã có nhiều cải tiến và
hợp lý hoá trong dây chuyền sản xuất nên đã nâng cao được năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm. Hiện cả nước có 14 công ty được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001-2000 và 7 công ty sản xuất đạt tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra, một số công ty còn có
các dây chuyền chế biến dầu vỏ hạt điều và chế biến sau nhân điều (nhân điều rang muối, kẹo
nhân điều).
Xuất khẩu hạt và nhân điều của Việt Nam bắt đầu được ghi nhận từ năm 1988 là: 300 tấn
hạt điều thô và 33,6 tấn nhân, đạt kim ngạch xuất khẩu: 396.800 USD. Sau 20 năm (1988 –
2008), Việt Nam không những không xuất khẩu hạt điều thô mà còn nhập khẩu: 250.000 tấn với
sản lượng điều chế biến lên đến: 600.000 tấn, số lượng nhân điều xuất khẩu: 167.000 tấn, đạt
kim ngạch xuất khẩu: 920,0 triệu USD, tiếp tục giữ vị trí số một thế giới về xuất khẩu nhân điều.

Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt - Trung, hạt điều
Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất hành tinh này. Ngày nay, Trung Quốc
luôn là thị trường lớn thứ ba của nhân hạt điều Việt Nam (chiếm 18%). Năm 1994, Việt
Nam đã có những lô hàng xuất khẩu nhân điều trực tiếp sang thị trường Hoa Kỳ, lúc đó
Việt Nam – Hoa Kỳ còn chưa bình thường hoá quan hệ về mặt ngoại giao. Trong 5 năm
trở lại đây, Hoa Kỳ luôn là thị trường lớn nhất nhập khẩu nhân điều của Việt Nam (chiếm
36%), kế đến là thị trường Liên minh Châu Âu (EU) tiêu thụ trên 20% số lượng nhân
điều xuất khẩu của Việt Nam.


Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam còn một số hạn chế, khó khăn cần khắc phục
như: Chất lượng vườn điều chưa cao, nhất là độ đồng điều về giống và sinh trưởng phát
triển của điều thấp, diện tích trồng bằng hạt (giống cũ) theo phương thức quảng canh còn
khá lớn: 300.000 ha (chiếm 68,65%). Trong tổng số 137.000 ha trồng điều giống mới
(điều cao sản) cũng có tới 50% là kém chất lượng và được trồng ở nơi ít thích hợp cho

trồng điều với mục đích kinh tế (cao trình tuyệt đối trên 600m, có độ ẩm không khí trên
80%, đất có tầng canh tác mỏng dưới 80cm). Các cơ sở chế biến chủ yếu có công suất
nhỏ, công nghệ chế biến còn lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, phát triển còn mang tính tự
phát. Hoạt động thu mua hạt điều còn phụ thuộc vào quá nhiều vào các thương nhân, đại
lý, chưa xây dựng được vùng nguyên liệu sản xuất ổn định. Buôn bán hạt điều còn có
những biểu hiện của gian lận thương mại. Xuất khẩu nhân điều hầu hết phải qua trung
gian và mới chỉ tập trung là nhân hạt điều, các sản phẩm chế biến nhân hạt điều ăn liền
còn chưa được chú ý đầu tư phát triển, nên đã làm giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh của
điều Việt Nam. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật cũng như
xúc tiến thương mại tuy có thực hiện nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Thị trường tiêu
thụ nhân điều trong nước với 85,16 triệu dân vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được coi
trọng khai thác (chỉ tiêu thụ khoảng 3% số lượng nhân điều qua chế biến).
Những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn
kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Diện tích cây điều được giữ vững, nhiều vùng,
nhiều hộ nông dân trồng điều không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn có
thu nhập khá hơn từ trồng điều. Công nghiệp chế biến dần đuợc hoàn thiện, ngày càng đi
vào công nghiệp hoá, thân thiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng
cao, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận của
Ngành điều Việt Nam, tạo nên những điều kiện tốt nhất để chủ động hội nhập vào nền
kinh tế thế giới; trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành điều Bình Phước (chiếm
31,38% diện tích điều và 51,80% sản lượng điều so với cả nước năm 2007).
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý


Bình Phước là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây vùng Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên:
6.874,62 Km2, chiếm 2,08% diện tích cả nước; dân số trung bình năm 2007 là: 840.747 người,
chiếm 0,99% dân số cả nước; mật độ dân số: 122,3 người/km2. Tỉnh Bình Phước có 8 đơn vị
hành chính gồm Thị xã Đồng Xoài và các huyện: Đồng Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đốp,

Bù Đăng, Lộc Ninh, Chơn Thành; với 99 đơn vị cấp xã, phường (86 xã, 8 thị trấn, 5 phường)
(Phụ lục 7). Địa giới hành chính tỉnh Bình Phước được xác định như sau:
- Nằm ở từ 1107’ đến 1209’ độ vĩ Bắc và 106024’ đến 107025’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Vương quốc Campuchia.
- Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai.
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia.
Xét về góc độ vị trí địa lý tỉnh Bình Phước cho thấy vừa có những lợi thế và những hạn
chế đến sự phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển cây điều nói riêng của tỉnh. Đó là:
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, với khí hậu nhiệt đới ôn hòa, địa hình miền núi nhưng ít dốc, tài
nguyên đất đai có chất lượng cao. Từ đó, đã hình thành những vùng sản xuất tập trung một số
cây trồng cho sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu chiến lược của Việt Nam như: cao su, hồ tiêu,
điều và cà phê.
Bình Phước là tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, đây là trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước, sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và tiêu thụ nông sản: Huy động vốn, nguồn nhân lực có tay
nghề cao, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nơi tập trung nhiều nhà
máy chế biến và là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm nông sản.
Bình Phước tiếp giáp với vùng cao Tây Nguyên, là đầu nguồn và được xem là mái nhà
của vùng Đông Nam bộ. Phát triển nông lâm nghiệp tại Bình Phước ngoài mục đích về kinh tế
còn bảo vệ môi trường sinh thái cho các khu công nghiệp và đô thị trong vùng. Theo thống kê
đất đai năm 2007, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh Bình Phước là: 336.770,24 ha; trong
đó, đất rừng phòng hộ và đặc rụng: 192.603,53 ha, chiếm 28,02% diện tích tự nhiên (Phụ lục 8).
Rừng của Bình Phước là rừng đầu nguồn, nơi điều hòa nước của hầu hết các công trình thủy lợi,


×