Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

BÁO cáo THỰC tập môn NHIÊN LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 59 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN NHIÊN LIỆU
Hệ thống nhiên liệu
A.Tổng quan.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu có vai trò tích trữ và lọc nhiên li ệu, đồng th ời
dựa vào yêu cầu của từng tình trạng làm việc của động cơ mà cung cấp một
lượng nhiên liệu với số lượng chính xác cao. Hệ thống cung cấp nhiên liệu chia
làm hai loại: hệ thống cung cấp nhiên liệu nhờ chế hòa khí và hệ thống cung
cấp nhiên liệu điện tử( trực tiếp và gián tiếp)
I.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng
1. Hệ thống cung cấp nhiên nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí.(1893- người

Đức phát minh)
a. Cấu tạo.

Hình 1
Hệ thống nhiên liệu sử dụng chế hòa khí có các thành phần sau:
-

Thùng nhiên liệu (fuel tank)
Bơm nhiên liệu cơ khí(fuel pump)
Chế hòa khí ( Carburetor)
Lọc gió( Air clear) and fuel filter( lọc nhiên liệu)
ống cấp nhiên liệu(Outward fuel line)
Ống hồi nhiên liệu(Return fuel line)
Vent pipe( ống thông hơi)
Ngoài ra còn có Canister( Bộ hấp thụ hơi xăng có trang bị ở một s ố xe.


b. Chi tiết các bộ phận.
-



Thùng nhiên liệu.

Hình 2
Bình xăng được làm từ lá thép mỏng và được đặt ở phía sau xe nhằm tránh
rò rỉ xăng khi va chạm. Phía trong của thùng được mạ chống rỉ. Thùng có các
tấm ngăn để hạn chế dao động của nhiên liệu. Miệng của ống dẫn xăng
được đặt cao hơn đáy thùng 2-3 cm để tránh hút phải cặn hay nước lẫn trong
nhiên liệu.
Ở trên thùng có các đường dẫn xăng như hình vẽ
-

Đường nhiên liệu
Có ba đường dẫn nhiên liệu: Đường dẫn nhiên liệu từ thùng chứa tới bơm
xăng, Đường dẫn hồi nhiên liệu từ bơm xăng về thùng chứa, đường hơi
nhiên liệu từ thùng chứa tới động cơ.


-

Lọc nhiên liệu.

-

Hình 3
Bầu lọc có tác dụng làm chậm lại tốc độ di chuyển của nhiên liệu nh ờ
các lưới lọc làm cho các phần tử cặn nước nặng hơn nhiên liệu bị lưu lại
dưới đáy bầu lọc.
Bộ lọc hơi xăng.


Hình 4
Các phần tử than xay nhuyễn trong bầu lọc có tác dụng l ưu l ại hơi xăng
bốc hơi tư thùng xăng và từ bầu phao của bộ chế hòa khí . Khi động c ơ làm
việc thì hơi xăng này được cung cấp cho động cơ nhằm tiết kiệm nhiên liệu
và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.


-

Bơm nhiên liệu.

Hình 5
Bơm nhiên liệu là bơm cơ khí kiểu màng được dẫn động bởi trục cam và
qua các cơ cấu đòn bẩy lò xo, màng ngăn, các valve một chiều khi đó nó cung
cấp nhiên liệu cho bộ chế hòa khí.
Có hai loại bơm cơ khí là loại có đường hồi về thùng(Hình 5), và loại không
có đường hồi. Trên hình 5 là loại fuel pump cơ khí có đường hồi ngay trên
pump.
-

Bộ chế hòa khí( Carburator)


Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ biến nhiên liệu dạng lỏng thành dạng
sương có thành phần phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
Hỗn hợp xăng và không khí từ bộ phận này sẽ được đưa vào đốt trong
động cơ . Như vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến công suất tính tiêu hao
nhiên liệu và chất lượng khí xả.
• Họng khuếch tán


Hình 6
Xăng được hút từ buồng phao ra vòi phun nhờ độ chênh lệch áp su ất khi
có dòng khí đi qua họng khuếch tán. Sự khác biệt về chi ều cao của mức nhiên
liệu trong bầu phao và vòi phun tạo ra sự khác nhau về lượng nhiên li ệu


được phun ra khi đó cần có một cơ cấu duy trì mức nhiên liệu trong buồng
phao.


Cấu tạo buồng phao

Việc duy trì mức nhiên liệu trong buồng phao do van kim và phao trong
buồng phao đảm nhiệm. như thế nhiên liệu được duy trì ổn định.



Các chế độ làm việc của bộ chế hòa khí:

- Khi khởi động động cơ ở trạng thái nguội, điều kiện tạo hỗn hợp khí cháy khó khăn hơn
nhiều. Thứ nhất là vì lúc này, trục khuỷu động cơ quay với tốc độ rất chậm (Ú 100 v/ph) bởi
vậy độ chân không trong họng khuyếch tán rất nhỏ. Nguyên nhân thứ hai là ở nhiệt độ thấp
khả năng bay hơi của nhiên liệu kém đi rất nhiều. Do vậy, khi khởi động động cơ, cần phải
có hỗn hợp đậm đặc. Để tạo được hỗn hợp đậm đặc trong điều kiện khởi động, bộ chế hoà
khí được trang bị thêm một bướm khí nằm ở phía trên cùng của ống hút.
Khi khởi động, các bướm ga và bướm khí đều đóng và vì vậy mà độ chân không trong bộ
chế hoà khí lúc này rất lớn mặc dù số vòng quay của động cơ là rất nhỏ. Xăng được hút qua
cả đường xăng chính và đường xăng không tải, trong khi đó không khí chỉ được đi qua gíclơ
khí của đường không tải và qua một van nhỏ trên bướm khí. Nhờ đó mà hỗn hợp khí cháy
cấp vào các xi lanh là rất đậm đặc.



* Chế độ không tải
- ở chế độ này, chỉ cần cấp một lượng xăng rất nhỏ đủ để duy trì cho động cơ hoạt động ổn
định với số vòng quay thấp nhất. Lúc này, bướm ga gần như đóng hoàn toàn cho nên ở
phía trên bướm ga độ chân không hầu như không còn nữa và vì vậy đường xăng chính
không hoạt động. Ngược lại, phía dưới bướm ga độ chân không lại rất lớn và tại đây người
ta bố trí lỗ phun của đường xăng không tải.
- Đường xăng không tải bao gồm một giclơ, nằm ở phía trên đường xăng chính, các đường
dẫn xăng nằm trong thân của bộ chế hoà khí, một giclơ khí và một vít chỉnh. Khi động cơ
hoạt động ở chế độ không tải, độ chân không phía dưới bướm ga rất lớn nên xăng bị hút
qua giclơ đường xăng không tải vào các đường dẫn nằm trong thân của bộ chế hào khí.
Việc hoà trộn với không khí được thực hiện một phần ngay trong đường dẫn: không khí
được hút vào qua giclơ khí và qua một lỗ nhỏ nằm ngay trên bướm ga, sau đó hỗn hợp
được phun ra qua lỗ ở phía dưới bướm ga. Chất lượng của hỗn hợp khí cháy (tỷ lệ nhiên
liệu - không khí) phun qua lỗ này được điều chỉnh bởi một vít chỉnh.
- Lỗ nhỏ nằm phía trên bướm ga còn có tác dụng đảm bảo cho chế độ chuyển tiếp khi
bướm ga bắt đầu mở. Lúc này, đường xăng chính vẫn chưa hoạt động nhưng do mép trên
của bướm ga đã nằm trên cả 2 lỗ nên hỗn hợp cháy sẽ được phun qua cả 2 lỗ này đảm bảo
cho động cơ bắt đầu tăng tải trước khi đường xăng chính bắt đầu hoạt động.


* Chế độ tải trung bình
ở chế độ này bướm ga mở vừa phải và chỉ có đường xăng chính làm việc. Đường xăng
chính bao gồm một giclơ xăng, một giclơ khí và đường dẫn xăng. Giclơ là một ống tiết lưu
có tiết diện lưu thông được tính toán chính xác để khống chế lưu lượng chất lỏng đi qua nó.
Khi động cơ hoạt động ở chế độ tải trung bình, bướm ga mở vừa phải, xăng bị hút qua giclơ
chính theo đường dẫn rồi phun vào họng khuyếch tán.

Để có được lượng xăng cấp vào trong các xi lanh đúng theo yêu cầu thì kích thước của

giclơ chính phải được xác định chính xác, hơn nữa để tránh cho hỗn hợp không bị quá đậm
đặc, người ta bố trí thêm một gíclơ khí. Đường xăng chính phải được thiết kế sao cho khi
động cơ hoạt động ở chế độ tải trung bình thì hỗn hợp khí cháy phải là hỗn hợp loãng
([FONT="]a[/FONT] > 1) để đảm bảo tính tiết kiệm.


* Chế độ toàn tải:
- Đường xăng chính được thiết kế theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, nó luôn luôn cấp hỗn
hợp loãng ([FONT="]a[/FONT] > 1) cho động cơ. Do vậy, khi cần phát huy hết công
suất của động cơ thì cần phải có đường xăng bổ xung để tạo hỗn hợp cháy đủ đậm đặc đáp
ứng cho yêu cầu tải ở chế độ này. Đường xăng bổ xung này (còn được gọi là đường xăng
làm giàu hỗn hợp cháy) bao gồm một van thường được đóng chặt bởi lò xo, một giclơ và
một đường dẫn tới hoà vào đường xăng chính.

- Đường xăng bổ xung chỉ bắt đầu hoạt động khi công suất của động cơ gần đạt tới giá trị
cực đại. Van của đường xăng bổ xung có thể được điều khiển bằng cơ khí, bằng chân
không ở họng hút hay bằng điện tử. Đơn giản hơn cả là hệ thống điều khiển bằng cơ khí, nó
bao gồm một hệ thống các cần, đòn liên động nối với bướm ga của động cơ. Khi bướm ga
mở tới khoảng 80 [FONT="]¸[/FONT] 85 % góc mở cực đại của nó thì thanh đẩy sẽ đẩy
van của đường xăng bổ xung đi xuống, xăng sẽ đi qua van xuống khoang dưới rồi từ đó đi
qua giclơ và theo đường dẫn tới hoà vào đường xăng chính. Như vậy, một lượng xăng bổ
xung sẽ được cấp vào đường xăng chính để làm giàu cho hỗn hợp khí cháy cấp cho các xi
lanh và nhờ đó mà động cơ có thể phát huy được công suất cực đại của nó.
* Chế độ mở bướm ga đột ngột:
- Khi bướm ga mở đột ngột, lượng không khí đi qua họng khuyếch tán cũng đột ngột tăng
theo, nhưng lượng xăng cấp qua đường xăng chính lại tăng chậm hơn, do quán tính của
chất lỏng cũng như sức cản thuỷ lực trong đường dẫn. Vì vậy hỗn hợp khí cháy trở nên rất
loãng và làm tụt hẳn công suất của động cơ, thậm chí có thể gây dừng máy. Để tránh hiện
tượng này và đảm bảo cho động cơ có thể tăng công suất kịp theo tốc độ mở của bướm ga,
bộ chế hoà khí được trang bị một bơm gia tốc.





- Bộ phận chính của bơm gia tốc là một xi lanh bố trí ngay trong buồng phao, quả
pít tông của nó được dẫn động từ bướm ga thông qua một hệ thống đòn liên động
và một lò xo. Phần dưới của xi lanh được nối thông với buồng phao qua một van
một chiều. Trên đường đẩy của bơm có bố trí một van đẩy và một giclơ có kích
thước nhỏ. Bình thường, xăng từ buồng phao đi qua van một chiều để vào khoang
dưới của bơm. Khi bướm ga mở đột ngột, lò xo dẫn động bị nén lại và đẩy pít tông
của bơm gia tốc đi xuống với tốc độ nhanh, áp suất phía dưới pít tông tăng vọt
làm van một chiều đóng lại, xăng bị dồn qua van đẩy và qua giclơ rồi phun vào
họng khuyếch tán. Sau đó, lò xo dẫn động (lúc này đang ở trạng thái bị nén) sẽ
bung ra và tiếp tục đẩy pít tông đi xuống trong khoảng thời gian 1
[FONT="]¸[/FONT] 2 s nữa, đủ để cung cấp lượng xăng bổ xung cho hỗn hợp
cháy đang rất loãng do bướm ga mở đột ngột.
- Nếu bướm ga được mở từ từ thì bơm gia tốc không cấp căng bổ xung vào hệ
thống. Bởi vì khi đó lò xo dẫn động đẩy quả pít tông của bơm từ từ đi xuống, áp
suất ở phía dưới pít tông tăng chậm nên van một chiều (viên bi) không đóng mà
vẫn cho phép xăng đi qua nó để trở về buồng phao.


2. Hệ thống cung cấp nhiên nhiên liệu điện tử

Hình 11
Các bộ phận chính: 1. Thùng nhiên liệu, 2. Bơm xăng, 3. Lọc nhiên li ệu,
4 .Điều áp nhiên liệu, 5. Tích áp and vòi phun, 6. Nắp bình xăng.
II.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel
Hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel phun nhiên liệu có áp suất cao vào trong

buồng cháy, ở đó có không khí đã đượcnén lại đến áp suất cao. Đi ều này cần thi ếtbị
đặc biệt không giống như động cơ xăng.
1. Bình nhiên liệu
Tích trữ nhiên liệu
2.Lọc nhiên liệu có bộ lắng nước
Loại bỏ chất bẩn và nước ra khỏi nhiên liệu
3.Bơm cao áp
Nén và bơm nhiên liệu
4.Vòi phun
Phun nhiên liệu

1.Bơm cao áp loại PE.


Bơm loại này được dẫn động bởi động cơ và môi máy sẽ có một phân bơm
đảm nhiệm cung cấp nhiên nhiên liệu, ở các tốc độ khác nhau thanh răng co th ể
dịch chuyển kéo theo thể tích buồng bơm tay đổi làm cho lượng nhiên li ệu cấp
vào khác nhau nhờ dộ ly tâm của quả văng.
2.Bơm cao áp loại VE

3.Hệ thống common- Rail


Bơm cao áp bơm tích áp lên ống rail và điều khiển phun bởi ECU qua bộ khu ếch
đại EDU.

Bơm cáo áp HP4 Denso sản xuất


BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN ĐIỆN

HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

I. Chức năng của hệ thống cung cấp điện
Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để lái xe được an toàn và thu ận ti ện.
Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi
dừng. Vì vậy, xe có ắc qui để cung cấp điện và hệ
thống nạp để tạo ra nguồn cung cấp điện khi
động cơ đang nổ máy.
Hệ thống nạp cung cấp điện cho tất cả các
thiết bị điện và để nạp điện cho ắc qui.

II. Cấu tạo của hệ thống nạp và dòng điện trong mạch
* Cấu tạo của hệ thống nạp
Hệ thống nạp chủ yếu bao gồm các thiết bị sau đây:
+ Máy phát điện.
+ Bộ điều chỉnh điện áp (đặt ngay trong máy
phát)
+ ắc qui
+ Đèn báo nạp
+ Khoá điện
1. Máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện xoay chiều đóng vai trò chính
thống nạp. Máy phát điện xoay chiều có 3
năng: Tạo ra dòng điện, chỉnh lưu thành dòng
một chiều và điều chỉnh điện áp.

(*) Phát điện

trong hệ
chức

điện


Việc truyền chuyển động quay của động cơ tới puli thông qua truyền động đai
sẽ làm quay rôto máy phát và do đó tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây
stato.
(*) Chỉnh lưu dòng điện
Vì dòng điện được tạo ra trong cuộn dây stato là dòng điện xoay chiều nên nó
không sử dụng được cho các thiết bị điện một chiều được lắp trên xe. Để sử
dụng được dòng điện xoay chiều này người ta sử dụng bộ chỉnh lưu để chỉnh
lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
(*) Điều chỉnh điện áp
Bộ điều chỉnh điện áp IC điều chỉnh điện áp sinh ra để có điện áp ổn định ngay
cả khi tốc độ máy phát hoặc cường độ dòng điện trong mạch thay đổi
* Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
+) Dòng điện xoay chiều 3 pha
(1) Khi nam châm quay trong một cuộn dây, điện áp sẽ
được tạo ra giữa hai đầu của cuộn dây. Điều này sẽ làm
xuất hiện dòng điện xoay chiều.
(2) Mối quan hệ giữa dòng điện sinh ra trong cuộn dây và vị
trí của nam châm được chỉ ra ở hình vẽ. Cường độ dòng
điện lớn nhất được tạo ra khi các cực nam (S) và cực bắc
(N) của nam châm gần cuộn dây nhất. Tuy nhiên chiều
của dòng điện trong mạch thay đổi ngược chiều nhau
sau mỗi nửa vòng quay của nam châm. Dòng điện hình
sin được tạo ra theo cách này gọi là "dòng điện xoay
chiều một pha". Một chu kỳ ở đây là 360o và số chu kỳ
trong một giây được gọi là tần số.
(3) Để phát điện được hiệu quả hơn, người ta bố trí 3 cuộn dây
trong máy phát như hình vẽ.

(4) Mỗi cuộn dây A, B và C được bố trí cách nhau 120o


và độc lập với nhau. Khi nam châm quay trong các cuộn
dây sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều trong mỗi cuộn dây.
Hình vẽ dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa 3 dòng điện
xoay chiều và nam châm dòng điện được tạo ở đây là dòng điện xoay chiều 3
pha. Tất cả các xe hiện đại ngày nay đều sử dụng máy phát xoay chi ều 3 pha.
2. Bộ chỉnh lưu điện áp
* Cấu tạo

Máy phát điện xoay chiều trong thực tế có trang bị mạchch ỉnh l ưu nh ư
hình(1) để nắn dòng điện xoay chiều 3 pha. Mạch này có 6 đi ốt và được đ ặt
trong giá đỡ của bộ
chỉnh lưu như hình vẽ.
* Chức năng
Khi rôto quay một vòng, trong các cuộn dây Stato dòng đi ện đ ược sinh ra
trong mỗi cuộn dây này được chỉ ra từ (a) tới (f) trong hình 3. ở v ị trí (a), dòng
điện có chiều dương được tạo ra ở cuộn dây III và dòng điện có chi ều âm đ ược
tạo ra ở cuộn dây II. Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cu ộn dây II t ới cu ộn
dây III. Dòng điện này chạy vào tải qua điốt 3 và sau đó tr ở v ề cu ộn dây II qua
điốt 5. ở thời điểm này cường độ dòng điện ở cuộn dây I bằng 0. Vì vậy không
có dòng điện chạy trong cuộn dây I. Bằng cách giải thích tương tự từ các v ị trí
(b) tới (f) dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu bằng cách cho qua 2 đi ốt và
dòng điện tới các phụ tải được duy trì ở một giá trị không đổi.


* Cấu tạo các bộ phận
Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận như sau:
1. Puli : liên kết với trục bằng then hoặc khớp nối một chiều

2. Khung phía trước, khung phía sau: Các khung ở 2 đầu có chức năng đỡ rôto và
như một giá đỡ lắp vào động cơ. Cả 2 phía đều có rãnh thoát khí để cải thi ện
khả năng làm mát, Stato được lắp căng vào khung phía trước. Bộ chỉnh lưu, giá
đỡ chổi than, bộ điều áp IC.v.v. được lắp bằng bulông vào
phía sau của khung sau.
3. ổ bi trước
4. Roto
5. Vòng bi sau
6. Khung sau
7. Giá đỡ bộ chỉnh lưu
8. Bộ điều áp IC
9. Chổi than
10. Giá đỡ chổi than
11. Nắp phía sau
* Rôto
+Cấu tạo
- Rôto là một nam châm quay bên trong cu ộn
dây Stato sinh ra từ trường để tạo ra lực điện
trường trong cuộn dây Stato. Cuộn dây được
quấn xung quanh 6 cặp lõi cực (12
cực từ) và lực điện từ được tạo ra khi có dòng đi ện ch ạy
bên trong. Vì cường độ dòng điện chạy vào rôto tăng dần,
nên lực điện từ cũng mạnh lên.
- Ơ đầu trục của Rôto, người ta lắp một quạt
để làm mát cuộn dây rôto, cuộn dây stato và
bộ chỉnh lưu để làm cho nhiệt độ của chúng


thấp hơn nhiệt độ giới hạn bằng cách hút không khí từ l ỗ thông gió ở khung
phía trước nhờ rôto quay.

* Chổi than và cổ góp
- Các chi tiết này tạo ra từ trường bằng cách cho dòng đi ện đi vào cu ộn dây rôto
và được lắp vào phía sau của rôto.
- Nhìn chung chổi than được làm từ Graphit kim loại được, sử dụng đ ể gi ảm
điện trở và điện trở tiếp xúc và đồng thời chống được sự ăn mòn.
* Stato
- Stato tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha bằng cách thay đổi từ thông sinh ra b ởi
rôto quay. Stato gồm có lõi và cuộn dây được
đặt trong khung phía
trước.
- Cuộn dây Stato gồm có 3 cặp. Điểm nối 3 đầu
của các cuộn dây được gọi là các đi ểm trung
tính. Vì stato tạo ra nhiệt nhiều hơn bất kỳ
một bộ phận nào khác trong máy phát điện
xoay chiều, nên người ta sử
dụng vỏ cách nhiệt để bảo vệ các cuộn dây.
* Bộ chỉnh lưu
- Bộ nắn dòng thực hiện chức năng chỉnh lưu đầy đủ
để chuyển toàn bộ dòng điện xoay chiều 3 pha được tạo ra
dây stato thành dòng điện một chiều nhờ 6
điốt hoặc (8 điốt với các điốt ở điểm trung tính)
- Bộ chỉnh lưu gồm có cực (cực ra), cánh tản nhi ệt, đi ốt và
đỡ có cấu trúc 2 lớp để cải thiện khả năng
xạ nhiệt đồng thời giúp cho kích thước của
nắn dòng nhỏ lại.

HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

toàn bộ chu kỳ
từ các cuộn


giá
bức
bộ


I. Mô tả máy khởi động
Vì động cơ không thể tự khởi động nên cần phải có một ngoại lực để khởi động
động cơ đốt trong. Để khởi động động cơ, máy khởi
động làm
quay trục khuỷu thông qua vành răng. Máy khởi
động cần phải tạo ra mô men lớn từ nguồn
điện hạn chế của ắc
qui đồng thời phải gọn nhẹ. Vì lý do này
người ta dùng một mô tơ điện một
chiều
trong máy khởi động. Để khởi động
động
cơ thì trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc
độ
quay tối thiểu. Tốc độ quay tối thiểu để
khởi động động cơ khác nhau tuỳ theo cấu
trúc động cơ và
tình trạng hoạt động, thường từ 40 - 60 vòng/ phút đối với động cơ xăng và từ
80 - 100 vòng/phút đối với động cơ diesel.
* Mô tơ điện một chiều Mô tơ điện một chiều gồm có một cuộn cảm và cu ộn
ứng được mắc nối tiếp được dùng để tạo ra mô men quay cực đại khi máy kh ởi
động bắt đầu làm việc
II. Phân loại máy khởi động
(1) Loại giảm tốc

+ Máy khởi động loại giảm tốc dùng mô tơ tốc độ cao.
+ Máy khởi động loại giảm tốc làm tăng mô men xoắn bằng cách gi ảm t ốc đ ộ
quay của phần ứng lõi mô tơ nhờ bộ truyền giảm tốc.
+ Píttông của công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động đặt trên cùng m ột
trục với nó vào ăn khớp với vành răng.
(2) Máy khởi động loại thông thường
+ Bánh răng dẫn động chủ động được đặt trên cùng một tr ục v ới lõi mô
tơ(phần ứng) và quay cùng tốc độ với lõi.
+ Cần dẫn động được nối với thanh đẩy của công tắc từ đẩy bánh răng ch ủ
động và làm cho nó ăn khớp với vành răng.
(3) Máy khởi động loại bánh răng hành tinh


+ Máy khởi động loại bánh răng hành tinh dùng bộ truyền hành tinh để gi ảm t ốc
độ quay của lõi (phần ứng) của mô tơ.
+ Bánh răng dẫn động khởi động ăn khớp với vành răng thông qua cần d ẫn
động giống như trường hợp máy khởi động thông thường.
(4) Máy khởi động PS (Mô tơ giảm tốc hành tinh-rôto thanh dẫn)
+ Máy khởi động này sử dụng các nam châm vĩnh cửu đặt trong cuộn cảm.
+ Cơ cấu đóng ngắt hoạt động giống như máy khởi động loại bánh răng hành
tinh
III. Cấu tạo máy khởi động loại giảm tốc
Máy khởi động loại giảm tốc gồm có các bộ phận sau đây:
+ Công tắc từ
+ Phần ứng (lõi của mô tơ khởi động)
+ Vỏ máy khởi động
+ Chổi than và giá đỡ chổi than
+ Bộ truyền bánh răng giảm tốc
+ Li hợp khởi động
+ Bánh răng dẫn động khởi động và then xoắn.

1. Công tắc từ
+Cấu tạo
Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của
dòng điện chạy tới mô tơ và điều khiển bánh răng dẫn động
khởi động bằng cách đẩy nó vào ăn
khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra
sau khi khởi động. Cuộn kéo được cuốn bằng dây có đường kính lớn hơn cu ộn
giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra b ởi cuộn gi ữ.
Công tắc từ có hai chức năng:
+ Đóng ngắt mô tơ
+ Ăn khớp và ngắt bánh răng khởi động dẫn động kh ởi động v ới vành răng.
Công tắc từ này cũng hoạt động theo ba bước khi máy khởi động hoạt động.


+ Hút vào
+ Giữ
+ Hồi vị (nhả về
2. Phần ứng và ổ bi cầu
Phần ứng tạo ra lực làm quay mô tơ và ổ bi cầu đỡ cho
lõi (phần ứng) quay ở tốc độ cao.
3. Vỏ máy khởi động
Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho mô tơ
hoạt động. Nó cũng có chức năng như một vỏ bảo vệ
các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các
đường sức từ. Cuộn cảm được mắc nối tiếp với phần ứng.
4. Chổi than và giá đỡ chổi than
Chổi than được tỳ vào cổ góp của phần ứng bởi các lò
xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo một
chiều nhất định. Chổi than được làm từ hỗn hợp đồng cácbon nên nó có tính dẫn điện tốt và khả
năng chịu ăn mòn lớn. Các lò xo chổi than nén vào cổ góp

phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại ngay sau khi máy kh ởi
động bị ngắt.
5. Bộ truyền giảm tốc Bộ truyền giảm tốc truyền
quay của mô tơ tới bánh răng dẫn động khởi động và làm tăng
mô men xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của mô tơ.
Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của mô tơ với tỷ
số là 1/3 - ẳ và nó có một li hợp khởi động ở bên trong.

6. Li hợp khởi động
+ Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của mô tơ tới đ ộng
cơ thông qua bánh răng chủ động khởp động.

lực


+ Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng hóc bởi số vòng quay cao được t ạo ra
khi động cơ đã được khởi động người ta bố trí li hợp khởi động này. Đó là li h ợp
khởi động loại một chiều có các con lăn.
7. Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn
Bánh răng dẫn động khởi động và vành răng truyền
lực quay từ máy khởi động tới động cơ nhờ sự ăn khớp an
toàn giữa chúng. Bánh răng dẫn động khởi động được
vát mép để ăn khớp được dễ dàng. Then xoắn chuy ển lực
quay vòng của mô tơ thành lực đẩy bánh răng dẫn động
Khởi động và trợ giúp
cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng dẫn
động khởi động với vành răng
(*) Nguyên lý làm việc của máy khởi động
+ Kéo (Hút vào)
Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của ắc

qui đi vào cuộn giữ và cuộn kéo. Sau đó dòng đi ện đi từ
cuộn kéo tới phần ứng qua cuộn cảm làm
quay phần ứng với tốc độ thấp.
Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn kéo sẽ làm từ hoá các lõi
cực và do vậy píttông của công tắc từ bị kéo vàovào lõi cực của
nam châm điện. Nhờ sự kéo này mà bánh răng dẫn động kh ởi
động bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng
thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên.
Hình bên phải sẽ tóm tắt chiều dòng điện trong mạch ở bước kéo và
+ Giữ
Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng
điện chạy qua cuộn giữ, cuộn cảm và cuộn ứng nhận
trực tiếp dòng điện từ ắc qui. Cuộn dây phần ứng sau đó
bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi
động. ở thời điểm này píttông được giữ nguyên tại vị trí ch ỉ nh ờ l ực đi ện t ừ c ủa
cuộn giữ vì không có lực điện từ chạy qua cuộn hút. Hình bên phải cho ta biết
dòng điện chạy trong mạch ở bước "giữ".


+ Nhả hồi về
Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, dòng
điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn giữ qua cuộn
kéo. ở thời điểm này vì lực điện từ được tạo ra bởi
cuộn kéo và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên
không giữ được píttông. Do đó píttông bị kéo lại nhờ lò xo h ồi v ị và
công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại. Hình bên ph ải cho ta
biết dòng điện chạy trong mạch ở bước nhả về.

*Hoạt động của ly hợp máy khởi động
+ Khi động cơ quay khởi động

Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì con
lăn li hợp bị đẩy vào chỗ
con lăn li hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li
hợp được truyền tới trục then.
+ Sau khi khởi động động cơ
Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li h ợp (bên ngoài), thì con
lăn li hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không t ải

HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

I. MÔ TẢ CHUNG


Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên li ệu t ốt,
nén ép tốt, và đánh lửa tốt.
Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào thời đi ểm chính
xác để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
1. Tia lửa mạnh
Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các đi ện cực
của các bugi để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên li ệu.Vì
ngay cả khi bị nén ép với áp suất cao, không khí v ẫn có đi ện tr ở,
nên cần phải tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn để đảm bảo phát
ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên li ệu.
2. Thời điểm đánh lửa chính xác
Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh l ửa chính xác đ ể
phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ.
3. Có đủ độ bền
Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động của rung
động và nhiệt của động cơ.
II. CHỨC NĂNG

Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp
do cuộn đánh lửa tạo ra nhằm phát ra tia l ửa
điện để đốt cháy hỗn hợp không khí- nhiên
liệu đã được nén ép. Hỗn hợp không khí nhiệt
liệu được nén ép và đốt cháy trong xi
lanh. Sự bốc cháy này tạo ra động lực
của động cơ.
Nhờ có hiện tượng tự cảm và cảm ứng tương
hỗ, cuôn dây tạo ra điện áp cao cần thiết cho đánh l ửa. Cu ộn s ơ c ấp tạo ra
điện thế hàng trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo ra đi ện th ế hàng chục ngàn
vôn

III. PHÂN LOẠI HTĐL
Trên ôtô con hãng TOYOTA thường sử dụng một trong các loại HTĐL sau:


1. Kiểu ngắt tiếp điểm
Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản nhất. Trong ki ểu h ệ th ống
đánh lửa này, dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều khi ển bằng cơ học.
Dòng sơ cấp của cuôn đánh lửa được điều khiển cho
chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của bộ ngắt dòng.
Bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc
và chân không điều khiển thời điểm
đánh lửa.
Bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp
từ cuôn thứ cấp đến các bugi
2. Kiểu tranzito
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này tranzito đi ều khi ển
dòng sơ cấp, để nó chạy một cách gián
đoạn theo đúng các tín hiệu điện được

phát ra từ bộ phát tín hiệu.
Thời điểm đánh lửa sớm được điều
khiển bằng phương pháp cơ học như
trong kiểu hệ thống đánh lửa ngắt tiếp điểm.
3. Kiểu tranzito có ESA (Đánh lửa Sớm bằng điện tử)
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh l ửa s ớm
chân không và li tâm.
Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ
điều khiển điện tử (ECU) sẽ điều
khiển thời điểm đánh lửa.

4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)
Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này
sử dụng cuộn đánh lửa đa bội để cung cấp
điện cao áp trực tiếp cho bugi.


×