Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phân tích mật độ mệnh đề để thấy tính lô gíc của bộ sách tiếng anh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.92 KB, 68 trang )

1

Mục lục
Mục lục

tr. 1

Danh mục các chữ viết tắt

tr. 2

Tóm tắt

tr. 3

I. Mở đầu

tr. 4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

tr. 4

1.2. Lý do lựa chọn đề tài

tr. 6

1.3. Mục tiêu đề tài

tr. 7


1.4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

tr. 7

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

tr. 7

II. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả
2.1. Nghiên cứu quy nạp quy tắc

tr. 8
tr. 8

2.2. Phân tích các câu tiêu biểu trong các bài học tiếng Anh lớp 6, 7, 8 và 9 tr. 19
2.3. Thảo luận

tr. 31

III. Kết luận và kiến nghị

tr.38

Tài liệu tham khảo

tr. 40

Phụ lục 1

tr. 41


Phụ lục 2

tr. 55


2

Danh mục các chữ viết tắt
Adj (adjective): tính từ
Adv (adverb): trạng ngữ
Attr (attribute): định ngữ
C (complement): bổ ngữ
O (object): tân ngữ
Od (direct object): tân ngữ trực tiếp
Oi (indirect object): tân ngữ gián tiếp
Prep (preposition): giới từ
S (subject): chủ ngữ
V (verb): động từ
Vi (intransitive verb): nội động từ
Vl (linking verb): động từ kết nối
Vt (transitive verb): ngoại động từ


3

Tóm tắt:
Mật độ mệnh đề là yếu tố quan trọng trong văn bản do nó giữ vai trò cốt lỏi trong hiểu và
lưu giữ văn bản. Sự kết hợp hiểu và lưu giữ văn bản và yêu cầu sự ghi nhớ của người học
cho rằng mật độ mệnh đề hữu ích trong sự chọn lọc biên soạn sách giáo khoa. Các tiêu

chí để biên soạn sách giáo khoa nhất định phải có mục đánh giá mật độ mệnh đề dựa trên
các ý nghĩa của câu. Hiện nay, rất khó tìm được bất kỳ nghiên cứu nào liên quan đến mật
độ mệnh đề dùng làm tiêu chí đánh giá sách giáo khoa ở Việt Nam, nhất là sách giáo
khoa về ngoại ngữ. Do đó, tác giả tin rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ đóng góp thông
tin mới làm cơ sở dữ liệu cho việc biên soạn sách giáo khoa và các công trình nghiên cứu
tiếp theo trong tương lai. Nghiên cứu phân tích, xác định và so sánh mật độ mệnh đề qua
số lượng ý nghĩa trong câu để cho thấy tính lô gíc ở bốn sách giáo khoa và có hướng đề
xuất cho việc biên soạn sách giáo khoa trong tương lai.
Từ khoá: Mật độ mệnh đề, ý nghĩa, sự hiểu, sự lưu giữ, sách giáo khoa
Abstract:
Proposition density is an important factor in texts because it plays a crucial role in text
comprehension

and

retention.

The

combination

oftext

comprehension

and

retentionsuggests that proposition density might be useful in the selection of textbooks.
The criteria of compiling textbooks must have the evaluation ofproposition density based
on the meanings of the sentences. Currently, it is difficult to find any published studies

relating to proposition density used asevaluation criteria of textbooks in Vietnam,
especially textbooks on foreign languages. Therefore, the author believes that the results
of this study will contributenew information to the database for compiling textbooks and
the subsequent works in the future. Theresearch study analyses, identifies and compares
the proposition density through the number of meanings of sentences to show a logical
evaluation in four textbooks and propose directions for the compilation of textbooks in
the future.
Key words: Proposition density, meaning, comprehension, retention, textbook


4

I. Mở đầu:
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài:
Theo David Nunan [4], ngôn ngữ học có một ngành tâm lý học tri nhận nghiên
cứu những cách chúng ta tạo ra nghĩa cho diễn ngôn. Các nhà tâm lý này chủ yếu nghiên
cứu cách trí tuệ con người sở hữu ngôn ngữ, và cách cấu trúc và nội dung của diễn ngôn
ảnh hưởng những gì được xử lý và ghi nhớ. Họ ít quan tâm đến cách ngôn ngữ được sử
dụng để giao tiếp so với cấu trúc ngữ nghĩa của các câu và văn bản.
Theo James R. Hurford & Brendan Heasley [5], mệnh đề là nghĩa cơ bản mà một
câu có thể diễn đạt. Mệnh đề là một phần cấu tạo nên nghĩa lời nói của một câu tường
thuật mô tả một sự tình. Để xác định hai câu có diễn tả những điều khác biệt nhau hay
không người ta dùng khái niệm sự thật. Trên cơ sở đó, nếu có một hoàn cảnh cụ thể để
xét rằng một câu là đúng và câu kia là sai thì có thể chắc chắn rằng hai câu diễn tả hai
mệnh đề khác nhau. Một mệnh đề gồm có (a) vật được nói đến hoặc định danh (được gọi
là lập luận hoặc thực thể) (b) một sự khẳng định về lập luận đó. Một câu có thể diễn đạt
hoặc ám chỉ nhiều mệnh đề.
Mệnh đề là một khái niệm quan trọng đối với các nhà nghiên cứu về ý nghĩa của
văn bản. Theo T. B. Jay [6], mệnh đề là một đơn vị ý nghĩa, một nhận định thể hiện một
yêu cầu thực tế. W. Kintsch (1974) [7] và Kintsch & Keenan (1973) [8] cho rằng mệnh

đề là một đơn vị cơ bản liên quan đến sự hiểu biết và lưu giữ văn bản. "Mệnh đề tương
ứng với động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, và liên từ (không phải danh từ hoặc đại từ)
"(M.A. Covington, 2008, tr. 2 [2]). Mật độ mệnh đề là một yếu tố quan trọng trong việc
diễn tả hàm lượng ý vì vai trò của mệnh đề trong sự hiểu biết và lưu giữ văn bản. Theo
David Nunan [4] cho rằng mệnh đề là một nhận định về một thực thể hay sự kiện nào đó.
Một câu có thể có một mệnh đề duy nhất hoặc nhiều mệnh đề. Một câu đơn như “Lan
helped Minh” (Lan giúp Minh) chỉ có một mệnh đề được trình bày như sau:
(HELPED, LAN, MINH)
(GIÚP, LAN, MINH)


5

Các nhà nghiên cứu dùng mệnh đề để so sánh các văn bản. Theo họ nếu làm cách
khác thì không thể thực hiện việc so sánh được (David, N. 1989: 55 [4]). Hàm lượng
mệnh đề hoàn toàn khác nhau dù được thể hiện trong nhiều văn bản có cùng độ dài và
cùng đề tài. Các văn bản có nội dung tương đương và cấu trúc ngữ pháp giống nhau,
nhưng để quyết định văn bản nào dễ đọc và dễ nhớ hơn là điều khó. Hàm lượng mệnh đề
trong câu là yếu tố quyết định độ khó của văn bản. Kintsch và Keenan (1973) [8] tiến
hành thí nghiệm như sau: cho một nhóm học sinh đọc hai văn bản hầu như giống nhau về
độ dài, nhưng có số lượng mệnh đề khác nhau. Hai ông rút ra kết luận rằng nhóm học
sinh này hiểu và nhớ văn bản có ít mệnh đề tốt hơn văn bản có nhiều mệnh đề.
Theo Atkinson & Shiffrin (1968) [1], đối với người mới học ngoại ngữ hoặc học
sinh có trình độ căn bản thấp, lượng mệnh đề ban đầu là thấp nhất và sẽ nâng cao dần
theo thời gian một cách tương thích. Sự điều chỉnh mệnh đề phù hợp sẽ giúp người học
dễ tiếp thu và ghi nhớ được lượng thông tin.
Nếu lượng thông tin quá nhiều, vượt qua khả năng ghi nhớ của học sinh, điều này
sẽ tạo nhiều khó khăn khiến học sinh không xử lý hết thông tin và không hiểu hết hoặc
không nhớ hết lượng thông tin (Atkinson & Shiffrin, 1968)[1]
Theo Charmaine DeFrancesco & Kyle Perkins [3], để giúp học sinh nắm bắt được

các ý, chúng ta có thể chia nhỏ thông tin. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học
sinh hiểu và áp dụng được lượng nhỏ thông tin vào thực tế một cách dễ dàng khi kiến
thức nền của các em còn ở mức độ thấp.
Cho đến nay, các tác giả ở nước ngoài đã đề ra các quy tắc phân tích mệnh đề
trong câu, nhưng các quy tắc này mang tính manh mún, chưa đầy đủ và chưa mang tính
phổ quát cho các công trình nghiên cứu sau này. Dựa trên các loại câu đơn, câu ghép và
câu phức chúng tôi đề xuất bộ quy tắc để phân tích mật độ mệnh đề trong các câu, trước
nhất là tiếng Anh. Chúng tôi chủ yếu dựa vào các sách nước ngoài như của Nunan David
(1989) Introducing Discourse Analysis [4]; Vineeta Chand, Kathleen Baynes, Lisa
Bonnici (2006) [10] Analysis of Idea Density; Kintsch Walter (1974) [7] The


6

representative of meaning in memory và Charmaine DeFrancesco and Kyle Perkins
(2010) [3] An Analysis of the Proposition Density, Sentence and Clause Types, and NonFinite Verbal Usage in Two College Textbooks).
Do đặc điểm quan trọng của mệnh đề, việc biên soạn đề kiểm tra và đề thi để đánh giá
đúng trình độ tiếp thu của học sinh phải dựa vào vừa cấu trúc văn phạm và vừa số lượng
mệnh đề. Theo Kintsch Walter [7], bất kỳ bài kiểm tra hay bài thi nào đều phải được biên
soạn cẩn thận trên cở sở có số lượng mệnh đề hợp lý với lượng kiến thức mà học sinh
tiếp thu được.
1.2. Lý do lựa chọn đề tài:
Sách giáo khoa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả giảng dạy
của thầy cô và học tập của học sinh. Khi biên soạn, các chuyên gia thường tham khảo các
sách giáo khoa ở các nước, nhất là các nước tiên tiến.
Ngày nay, ở các quốc gia đã phát triển, các nhà chuyên môn bắt đầu tham khảo
các khía cạnh phát triển của khoa học để đề ra các tiêu chí mới trong việc biên soạn sách
giáo khoa. Theo sự phát triển của ngôn ngữ học, ngành phân tích diễn ngôn ngày càng
được hoàn thiện với những lý thuyết mới và được ứng dụng vào việc giảng dạy và học
tập. Ý nghĩa (meaning) của câu được được xây dựng và phát triển thành mệnh đề

(proposition) tạo nên cơ sở khoa học để xác định câu có ít hàm lượng mệnh đề (câu đơn
giản) hay câu có hàm lượng mệnh đề cao (câu phức tạp). Trong nghiên cứu này, chúng
tôi dùng hàm lượng của mệnh đề để làm tiêu chí so sánh các cấu trúc câu nhằm sắp xếp
câu theo hướng tăng dần hàm lượng mệnh đề để giúp học sinh học tập từ thấp đến cao
theo thang độ một cách khoa học.
1.3. Mục tiêu đề tài:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu và quy nạp các quy tắc mệnh đề để phân tích tính lô gíc của bộ
sách, tác giả sẽ phản biện bộ sách một cách khoa học: Nêu lên những điểm tích cực của
bộ sách và vạch ra những điểm yếu của bộ sách. Đây là đóng góp tích cực để Ban biên


7

soạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có cơ sở tham khảo để chỉnh lý và biên soạn các bộ
sách mới trong tương lai.
1.4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến hành với các phương pháp sau:
Nghiên cứu tiến hành với phương pháp quy nạp: nghiên cứu lý thuyết để tập hợp các quy
tắc phân tích mệnh đề trong diễn ngôn. Đây là cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên
cứu. Xác lập các tiêu chí để phân tích bộ sách về dụng học, ngữ nghĩa và cấu trúc cú
pháp.
Nghiên cứu tiến hành với phương pháp khảo sát: khảo sát bộ sách tiếng Anh lớp 6-9 của
chương trình trung học cơ sở lưu hành từ năm 2004 cho đến nay. Trình tự theo thời gian
của chương trình học, qua các bài học, khảo sát các mẫu câu và mật độ mệnh đề của các
bài khóa.
Nghiên cứu tiến hành với phương pháp so sánh khi thu thập, xử lý dữ liệu: Chọn các mẫu
câu trong bộ sách để phân tích và so sánh mật độ mệnh đề.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là mật độ mênh đề trong bộ sách tiếng Anh (xuất bản năm 2004 do
Nguyễn Văn Lợi là Tổng chủ biên). Nghiên cứu xác lập tiêu chí – công thức về mệnh đề,

phân tích và so sánh mệnh đề trong các câu tiêu biểu của các bài học.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên Bộ sách tiếng Anh trung học cơ sở (xuất bản năm
2004 do Nguyễn Văn Lợi là Tổng chủ biên).
Qua việc phân tích mệnh đề trong các câu, ta thấy mật độ mệnh đề ở các câu nhiều
hay ít quyết định độ đơn giản hay phức tạp về ý nghĩa của các câu. Điều này tương thích
với năng lực tiếp thu của các học sinh ở các trình độ khác nhau. Trong lúc giảng dạy và
cho bài tập thực hành, việc chọn mẫu câu thích hợp đóng vai trò quan trọng.
Học sinh có trình độ sơ cấp, thì không thể tiếp thu tốt những câu có mật độ mệnh
đề dày đặc. Điều này vượt quá năng lực của học sinh và do vậy các em sẽ hiểu một cách
mơ hồ và thậm chí không hiểu được. Đối với học sinh lớp cao hơn, nếu câu có mật độ


8

mệnh đề rất ít, ý nghĩa quá đơn giản, các em sẽ nhàm chán và không cảm thấy hứng thú
khi học hoặc đọc. Chọn lọc câu có mật độ mệnh đề phù hợp với năng lực tiếp thu của
người học ở các sách giáo khoa là giúp người học hưởng lợi tối đa trong việc học và tự
học.

II. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả:
2.1. Nghiên cứu quy nạp quy tắc:
Dựa vào các nghiên cứu của các học giả nước ngoài, chúng tôi quy nạp các mẫu câu
thành 37 công thức-tiêu chí để tiện cho việc phân tích các mật độ mệnh đề trong các mẫu
câu. Nhiều học giả dùng chữ thường để phân tích các mệnh đề. Chúng tôi tán thành việc
dùng chữ in hoa của David Nunan [4] khi phân tích các mệnh đề trong câu.
Theo các nhà ngữ pháp học, việc viết tắt các thành phần câu như sau: S (subject),
V (verb), Vt (transitive verb), Vi (intransitive verb), Vl (linking verb), O (object), Od
(direct object), Oi (indirect object), C (complement), Adv (adverb), Prep (preposition).
Sau đây là 37 mẫu câu do chúng tôi khảo sát và sưu tầm:
1. S + Vi: (Intrasitive) Công thức này có động từ nội động.

Vi + S
The cat ran.
1. RAN, THE CAT
2. S + Vt: (monotransitive) Công thức này có động từ ngoại động đơn.
Vt + S + O
The cat ate food.
1. ATE, THE CAT, FOOD
3. S + Vt: (ditransitive) Công thức này có động từ ngoại động kép.
Vt + S + O d
(Prep) Oi
The cat gave milk to the kitten.


9

1. GAVE, THE CAT, THE MILK
2. TO THE KITTEN
4. S + Vt + O + OC: (ditransitive) Công thức này có động từ ngoại động.
Vt + S + O + WHO/WHAT
The baby calls me Aliza.
1. CALLS, THE BABY, ME,WHAT
2. WHAT= ALIZA
5. S + Vt + To V (Infinitive) Công thức này có động từ ngoại động với bổ ngữ là động từ
nguyên mẫu.
Vt + S
To V + (S) + (O)
The cat wanted to eat food.
1. WANTED, THE CAT
2. TO EAT, (THE CAT), FOOD
6. S + Vt + V-ING (Gerund) Công thức này có động từ ngoại động với bổ ngữ là danh

động từ.
Vt + S + V-ING
She likes cooking.
1. LIKES, SHE, COOKING
7. S + Vt + V-ING + (O) (Gerund phrase) Công thức này có động từ ngoại động với bổ
ngữ là cụm danh động từ.
Vt + S + V-ING
V-ING + O
She likes cooking chicken.
1. LIKES, SHE, COOKING
2. COOKING, CHICKEN
8. S + Vi + Prep V-ING (Gerund) Công thức này có động từ nội động với cụm giới từ.


10

Vt + S
Prep V-ING
We came from jogging.
1. CAME, WE
2. FROM JOGGING
9. S + Vi+ Prep Phrase (Intrasitive) Công thức này có động từ nội động với cụm trạng từ.
Vi + S
Prep Phrase
I grew up in Long Beach.
1. GREW UP, I (PHRASAL)
2. IN LONG BEACH
10. S + V + NOT + (…) (Negative form) Công thức có câu phủ định.
V+S
NEG n’t

I didn’t sleep.
1. SLEEP, I
2. NEG N’T
11. S + V + Prep (…) N: ( Noun Modification) Công thức có cụm danh từ.
V+S
Prep (…) N
N + (…)
We were for 3 years.
1. WERE, WE
2. FOR YEARS
3. YEARS, 3
12. S + V + Prep + clause + (…) N: (embedded clause) Công thức có câu lồng.
V+S


11

Prep (…) N
N + (…)
(…) + Clause
We were for I think 3 years.
1. WERE, WE
2. FOR YEARS
3. YEARS, 3
4. 3, I THINK (EMBEDDED CLAUSE)
13. S + V + (…): (Direct Quote) Công thức có câu trích dẫn trực tiếp.
V+S
(…) + (S)
I say, “Go.”.
1. SAY, I

2. GO, (YOU)
14. S + V + ADV: (Verb modification) Công thức có bổ ngữ cho động từ.
V+S
V + ADV
The cat jumped high.
1. JUMPED, THE CAT
2. JUMPED, HIGH
15. S + V + ADV + Prep phrase: (PP Modification) Công thức có từ bổ nghĩa cụm giới
từ.
V+S
Prep Phrase
Adv + Prep Phrase
The cat lives out in the country.
1. LIVES, THE CAT


12

2. IN THE COUNTRY
3. OUT, IN
16. ADV + S + V + (…) Công thức có trạng từ liên kết.
ADV
V + S + (…)
Ironically, she won the bet.
1. IRONICALLY
2. WON, SHE, THE BET
17. S + V + (…) + O: (Possessives) Công thức có từ sở hữu.
V+S+O
O + Possessive
She likes Tom’s dog.

1. LIKES, SHE, DOG
2. DOG, TOM’S
18. S + V + Prep + (…) + O: (Approximator) Công thức có trạng từ chỉ mức độ ước
chừng.
V+S
Prep + O
O + Approximator
He cried for 5 minutes.
1. CRIED, HE
2. FOR MINUTES
3. MINUTES, 5
4. 5, ABOUT (APPROXIMATOR)
19. S + V + BOTH (…) + AND + (…): (Conjunction) Công thức có liên từ.
V+S
(…)


13

(…)
BOTH (…) + (…)
I went to both East and West Germany.
1. WENT, I
2. TO EAST GERMANY
3. TO WEST GERMANY
4. BOTH, 2, AND, 3
20. S + V + BOTH + O: (Quantifiers) Công thức có từ định lượng.
V+S+O
O + BOTH
I visited both places.

1. VISITED, I
2. PLACES, BOTH
21. V + S …?: (Yes-No questions) Công thức có câu hỏi nghi vấn trả lời có-không.
V + C/O, S
Are you hungry?
1. ARE HUNGRY, YOU
22. WH + (Aux) + S + V?: (WH questions) Công thức có từ nghi vấn.
Aux V, S, WH
WH = (…)
Where are you going?
1. ARE GOING, YOU WHERE
2. WHERE = (TO) WHERE
23. Intensifiers + S + V + O: (Sentence Intensifiers) Công thức có từ nhấn mạnh câu.
V+S+O
(V + S + O) + Intensifiers
Really, the cat liked broccoli.


14

1. LIKED, THE CAT, BROCCOLI
2. (LIKED, THE CAT, BROCCOLI) REALLY
24. Intensifiers + S + V + O: (Word/phrase Intensifiers) Công thức có từ nhấn mạnh từ
hoặc cụm từ.
V+S+O
Word/phrase + Intensifiers
Really good people come here.
1. COME, PEOPLE, WHERE
2. WHERE = HERE
3. PEOPLE, GOOD

4. GOOD, REALLY
25. S + V + Modification + modification + N: (Repeated Modification) Công thức có từ
bổ nghĩa lặp lại.
V+S
(Prep) N
N + Modification
Modification + Modification
She was gone a long long time.
1. WAS GONE, SHE
2. (FOR) A TIME
3. TIME, LONG
4. LONG, LONG
26. S + (…) + V + C: (Reflexive pronoun) Công thức có đại từ phản thân.
V+S+C
S + Reflexive pronoun
The town itself was beautiful.
1. WAS, THE TOWN, BEAUTIFUL


15

2. TOWN, ITSELF
27. S + V + Od + Oi: (Reflexive pronoun as object) Công thức có đại từ phản thân làm bổ
ngữ.
V, S, Od
Prep + Oi
She bought it for herself.
1. BOUGHT, SHE, IT
2. FOR HERSELF
28. AFF + S + V: (Affirmative Answer) Công thức có từ trả lời xác nhận.

AFF yes
V+S
Yes, it did fall.
1. AFF YES
2. DID FALL, IT
29. NEG + S + Aux n’t: (Negative Answer) Công thức có từ trả lời phủ nhận.
NEG NO
V+S
No, he didn’t.
1. NEG NO
2. AUX + S
30. S + V + Conj + V + (…): (Coordinate Conjunction, except for temporal conjunction
AND) Công thức có liên từ đồng đẳng.
V+S
Conj + 1 + 3
(…)
The dog may get lost or hit by a biker.
1. MAY GET LOST, THE DOG


16

2. OR, 1,3
3. (MAY GET) HIT, (THE DOG)
4. BY A BIKER
Either the cat sleeps or she doesn’t.
1. SLEEPS, THE CAT
2. EITHER 1 OR 3
3. DOES (SLEEP), SHE
4. NEG N’T

I feel more a Sacramentan than an Oakland girl.
1. FEEL, I, A SACRAMENTAN
2. MORE 1 THAN 3
3. A GIRL
4. GIRL, OAKLAND
31. S + V + (…) + CONJ + S + V + (…): (Subordinate Conjunction) Công thức có liên từ
chính phụ.
V + S + (…)
CONJ + 1 + 3
V + S + (…)
(…)
I felt sick because I ate rotten food.
1. FELT, I, SICK
2. BECAUSE, 1, 3
3. ATE, I, FOOD
4. FOOD, ROTTEN
32. CONJ + S + V + (…): (Utterance with Initial Conjunctions of Addition) Công thức có
phát ngôn với liên từ thêm vào ở đầu câu.
V+S


17

(…)
And I had a plot in the garden.
1. HAD, I, A PLOT
2. IN THE GARDEN
33. CONJ + S + V + (…): (Utterances with other Initial Conjunctions) Công thức có phát
ngôn với các liên từ khác ở đầu câu.
Conj

V+S
(…)
So I helped raise my brothers and sisters
1. SO
2. HELPED, I
3. (TO) RAISE, MY BROTHERS
4. (TO) RAISE, MY SISTERS
34. S + THAT/WHO/WHICH + V + (…): (Adjective clause) Công thức có mệnh đề tính
từ.
V + S + (…) [Main clause]
CONJ + 1 + 3
V + S + (…) [Adjective clause]
The cat that likes chicken is fluffy.
1. IS, THE CAT, FLUFFY
2. THAT, 1, 3
3. LIKES, (THE CAT), CHICKEN
35. S + V (+ THAT) + S + V + (…): (Noun clause) Công thức có mệnh đề danh từ.
V + S + (THAT)
V + S + (…)
I think that the cat is fluffy.


18

1. Think, I, (That)
2. IS, CAT, FLUFFY
36. V + (…): (Parenthetical Elided Elements) Công thức có yếu tố tỉnh lược.
V + (S)
(…)
Went to town.

1. WENT, (I)
2. TO TOWN
37. S + V + (…): (Proper Nouns and Titles) Công thức có danh từ riêng và tước hiệu.
V+S
(…)
I grew up in Chicago, Illinois.
1. GREW UP, I
2. IN CHICAGO, ILLINOIS
Chicago, Illinois is a good city.
1. IS, CHICAGO, ILLINOIS, A CITY
2. CITY, GOOD
I attended the University of Nantucket
1. ATTENDED, I, THE UNIVERSITY OF NANTUCKET
Bob, are you hungry?
1. ARE HUNGRY, YOU
2. YOU, BOB
Young lady, you’re in trouble.
1. ARE, YOU
2. IN TROUBLE
3. YOU, YOUNG LADY


19

2.2. Phân tích các câu tiêu biểu trong các bài học tiếng Anh lớp 6, 7, 8 và 9:
Tiếng Anh lớp 6:
Bắt đầu học tiếng Anh, học sinh được làm quen với lời chào:
Hi
Hello (tr. 10)
Những từ này đều có một mệnh đề: GREETING

Câu đầu tiên của sách này có một mệnh đề:
I am Lan.
1. AM, I, LAN
Câu tiếp theo có hai mệnh đề:
My name is Ba.
1. IS, NAME, BA
2. NAME, MY
Câu hỏi về sức khỏe có một mệnh đề, nhưng câu trả lời có hai mệnh đề:
How are you?
1. ARE, YOU, HOW
I’m fine, thanks.
1. AM, I, FINE
2. THANKS
How do you spell it? (tr. 25)
1. SPELL, YOU, IT
2. SPELL, HOW
Ở mức độ tiếp xúc ban đầu, mỗi phát ngôn có một mệnh đề và tối đa có hai mệnh
đề khiến cho học sinh dễ hiểu và dễ tiếp thu.
Từ bài 3 trở đi, mật độ mệnh mệnh đề tăng lên ba và bốn.
There are four people in my family (tr.32)
1. ARE, THERE, PEOPLE


20

2. PEOPLE, FOUR
3. IN FAMILY
4. FAMILY, MY
Trong bài 4, số lượng mệnh đề tăng bất thường: tám mệnh đề.
My school has four floors and my classroom is on the second floor. (tr.47)

1. HAS, SCHOOL, FLOORS
2. SCHOOL, MY
3. FLOORS, FOUR
4. AND, 1, 5
5. IS, CLASSROOM, WHERE
6. WHERE= ON THE FLOOR
7. CLASSROOM, MY
8. FLOOR, SECOND
Trong bài 6, số lượng mệnh đề cao nhất chỉ là bốn.
Minh lives in the city with his mother, father and sister. (tr. 65)
1. LIVES, MINH, WHERE
2. WHERE = IN THE CITY
3. LIVES, WITH MOTHER, FATHER, SISTER
4. MOTHER, FATHER, SISTER, HIS
Trong bài 7, dù là câu ghép, số lượng mệnh đề vẫn là bốn.
The school is near my house, so I walk.
1. IS, THE SCHOOL, NEAR HOUSE
2. HOUSE, MY
3. SO, 1, 4
4. WALK, I
Tương tự, ở bài 12, dù là câu ghép, số lượng mệnh đề cao nhất vẫn là 4.
She swims, she does aerobics and she plays badminton. (tr. 126)


21

1. SWIMS, SHE
2. DOES, SHE AEROBICS
3. AND, 1, 2, 4
4. PLAYS, SHE, BADMINTON

Bài 14 có câu dài nhất với sáu mệnh đề.
Finally, they are going to stay with their grandmother and grandfather in Ho Chi Minh
City for a week.
1. FINALLY
2. ARE GOING TO STAY, THEY
3. ARE GOING TO STAY, WITH GRANDMOTHER AND GRANDFATHER
4. GRANDMOTHER AND GRANDFATHER, THEIR
5. ARE GOING TO STAY, IN HO CHI MINH CITY
6. ARE GOING TO STAY, FOR A WEEK
Tiếng Anh lớp 7:
Trong bài 1 Tiếng Anh 7 đa số là các câu một mệnh đề, số ít có hai hoặc ba mệnh
đề. Cá biệt, có câu ghép nhiều mệnh đề nhất là sáu:
She is from Hue and her parents still live there. (tr. 11)
1. IS, SHE, FROM HUE
2. AND, 1, 3
3. LIVE, PARENTS, WHERE
4. WHERE = THERE
5. PARENTS, HER
6. LIVE, STILL
Đặc biệt bài 3 có đến 10 mệnh đề ở dạng câu phức ghép với nhiều liên từ:
It’s smaller than the other two, but it’s the newest of the three and it has a large, modern
bathroom and a kitchen. (tr. 36)
1. IS, IT SMALLER


22

2. THAN, 1, 3
3. (IS), THE OTHER TWO, (SMALL)
4. BUT, 2, 5

5. IS, IT, THE NEWEST
6. THE NEWEST, OF THE THREE
7. AND, 2, 4, 8
8. HAS, IT BATHROOM AND KITCHEN
9. BATHROOM, LARGE
10. BATROOM, MODERN
Bài 6 có câu phức nhiều ý, nhưng chỉ có bảy mệnh đề:
If they have any new stamps, they usually bring them to school. (tr. 62)
1. HAVE, THEY, STAMPS
2. STAMPS, ANY
3. STAMPS, NEW
4. IF, 1, 5
5. BRING, THEY, THEM, WHERE
6. WHERE = TO SCHOOL
7. BRING, USUALLY
Một câu phức kép ở bài 10 chỉ có sáu mệnh đề:
I understand how you feel, but don’t worry. (tr. 103)
1. UNDERSTAND, I, HOW
2. HOW, 1, 3
3. FEEL, YOU, HOW
4. BUT, 2, 5
5. WORRY, (YOU)
6. NEG, N’T
Bài 14 có câu phức ghép quá dài và có đến mười ba mệnh đề:


23

The older people might sleep a little and the children might play with their friends, but no
one went home until the TV programs finished. (tr. 142)

1. MIGHT SLEEP, THE PEOPLE
2. THE PEOPLE, OLDER
3. MIGHT SLEEP, A LITTLE
4. AND, 1, 5
5. MIGHT PLAY, THE CHILDREN
6. MIGHT PLAY, WITH FRIENDS
7. FRIENDS, THEIR
8. BUT, 4, 9
9. WENT, NO ONE, WHERE
10. WHERE = HOME
11. UNTIL 9, 12
12. FINISHED, THE PROGRAMS
13. THE PROGRAMS, TV
Trong bài 16, câu phức ghép dài nhất có tám mệnh đề:
My uncle sends me postcards every time he goes away, so I have both postcards and
stamps from all those cities.
1. SENDS, UNLCE, ME, POSTCAEDS
2. UNCLE, MY
3. EVERY TIME, 1, 4
4. GOES, HE, WHERE
5. WHERE = AWAY
6. SO, HAVE, I, BOTH POSTCARDS AND STAMPS
7. BOTH POSTCARDS AND STAMPS, FROM CITIES
8. CITIES, ALL THOSE
Tiếng Anh lớp 8:


24

Bài 1 đã có câu phức ghép với mười một mệnh đề:

He spends his free time doing volunteer work at a local orphanage, and he is a hardworking student who always gets good grades. (tr. 13)
1. SPENDS, HE, TIME
2. TIME, FREE
3. DOING, (HE), WORK
4. DOING, AT ORPHANAGE
5. ORPHANAGE, LOCAL
6. AND, 1, 7
7. IS, HE, STUDENT
8. STUDENT, HARD-WORKING
9. STUDENT, 10
10. GETS, WHO, GRADES
11. GRADES, GOOD
Bài 2 cũng có câu dài nhất với mười một mệnh đề ở dạng câu ghép với một tiểu cú
không ngôi:
Traveling all over America, Bell demonstrated his invention to the public at countless
exhibitions, and by 1877 the first telephone was in commercial use. (tr. 22)
1. DEMONSTRATED, BELL, INVENTION, (TO) EXHIBITIONS
2. DEMONSTRATED, TRAVELLING WHERE
3. WHERE = AMERICA
4. AMERICA, ALL OVER
5. DEMONSTRATED, EXHIBITIONS
6. EXHIBITIONS, COUNTLESS
7. AND, 1, 8
8. WAS, THE TELEPHONE, HOW
9. TELEPHONE, FIRST


25

10. HOW, IN USE

11. USE, COMMERCIAL
Bài 5 có câu ghép dài nhất với mười bảy mệnh đề:
In order to remember words better, some learners even write each word and its use on a
small piece of paper and stick it somewhere in their house so as to learn it at any time. (tr.
49)
1. WRITE, LEARNERS WORD AND USE
2. WRITE, EVEN
3. WRITE, IN ORDER TO REMEMBER WORDS
4. REMEMBER, BETTER
5. WORD, EACH
6. USE, ITS
7. WRITE, ON PAPER
8. PAPER, A PIECE OF
9. A PIECE OF PAPER, SMALL
10. AND, 1, 11
11. STICK, (LEARNERS), IT
12. IN HOUSE
13. IN HOUSE, THEIR
14. IN THEIR HOUSE, SOMEWHERE
15. STICK, SO AS TO LEARN, IT
16. LEARN, AT TIME
17. AT TIME, ANY
Câu ghép dài nhất ở bài 6 có mười mệnh đề:
If possible, you can participate in other programs such as raising funds for the door,
helping street children and planting trees and flowers along the sidewalks or in the parks.
(tr. 58)


×