Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

ĐẶNG HIỀN VÂN ANH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU
PHARMEDIC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

ĐẶNG HIỀN VÂN ANH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU
PHARMEDIC

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Hoạt
Động Truyền Thông Quảng Bá Tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu
Pharmedic” do Đặng Hiền Vân Anh, sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh
Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Cô NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
Người hướng dẫn

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Trước khi vào nội dung chuyên đề, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến những
người thân yêu đã gắn bó với tôi trong suốt thời gian qua.
Lời đầu tiên con xin cảm ơn ba mẹ đã không quản khó nhọc nuôi con ăn học,
dạy dỗ con nên người và tạo điều kiện cho con được học tập đến nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cũng như kinh nghiệm sống vô cùng quý giá
trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
Nguyễn Thị Bình Minh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, theo sát tôi trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu
Pharmedic, các cô chú, anh chị phòng Tiếp Thị Quảng Cáo đã cho tôi cơ hội được học
hỏi, tiếp xúc với thực tế, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Và đặc biệt hơn,
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Dược sĩ Nguyễn Khắc Chính, bác đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ dạy tận tình, cung cấp những thông tin cần thiết cho tôi, giúp tôi có thể
hoàn thành tốt hơn đề tài này.
Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân thương của tôi đã
luôn bên cạnh giúp đỡ, chia sẻ những vui buồn với tôi, cho tôi những kỉ niệm đẹp
trong quãng thời gian theo học tại trường.
Xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Chúc Công ty Cổ phần Dược
phẩm Dược liệu Pharmedic ngày càng phát triển, vững bước thành công.
TPHCM, ngày 5 tháng 11 năm 2012
Sinh viên

Đặng Hiền Vân Anh


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG HIỀN VÂN ANH. Tháng 11 năm 2012. “Nghiên Cứu Hoạt Động
Truyền Thông Quảng Bá Tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu
Pharmedic”.

DANG HIEN VAN ANH. November, 2012. “Study On Communication And
Promotion Activities In Pharmedic Pharmaceutical And Medicinal Joint Stock
Company”.
Sự gia tăng không ngừng của các sản phẩm thuốc có tính năng tương tự cùng sự
xuất hiện ngày một nhiều của các doanh nghiệp dược trong và ngoài nước đã làm cho
thị trường dược phẩm hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này càng khẳng định vai
trò quan trọng của hoạt động truyền thông quảng bá nhất là đối với các doanh nghiệp
dược trong nước. Đề tài tiếp cận thực tế để tìm hiểu công tác truyền thông quảng bá
mà Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic đã và đang thực hiện, qua đó
đánh giá hiệu quả thông qua các yếu tố khách quan, dữ liệu thu thập được (chủ yếu là
hai năm 2010, 2011).
Khóa luận sử dụng số liệu thu thập từ các phòng ban, từ Internet, sách báo và
các phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, kết hợp với
công cụ phân tích SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của công ty.
Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận thấy được các mặt mạnh của công ty như:
thương hiệu uy tín, luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu, đội ngũ nhân viên lâu năm giàu
kinh nghiệm... Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế như: chưa có chi nhánh, chương
trình khuyến mãi chưa thực sự đa dạng,...
Từ những kết quả nghiên cứu được, đề xuất một số giải pháp, chẳng hạn như
cải tiến kiểu dáng bao bì,... nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông
quảng bá của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3.1. Phạm vi không gian........................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................... 3
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1. Thực trạng ngành dược Việt Nam ........................................................................ 4
2.2. Tổng quan về công ty............................................................................................ 7
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty ........................................................................... 7
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 8
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................................... 10
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ........................................................ 15
2.3.1. Thành tựu công ty đạt được ......................................................................... 15
2.3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 ................................ 15
2.3.3. Phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.......... 18
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 19
3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 19
3.1.1. Khái niệm truyền thông quảng bá ................................................................ 19
3.1.2. Mục tiêu của hoạt động truyền thông quảng bá .......................................... 20

3.1.3. Các hoạt động chính của truyền thông quảng bá ......................................... 21
v


3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty .................... 24
3.1.5. Ma trận SWOT ............................................................................................. 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 27
3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................... 28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 29
4.1. Triết lý marketing mà công ty đang theo đuổi .................................................... 29
4.2. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty .................................................... 30
4.2.1. Phân tích xu hướng tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dược .... 30
4.2.2. Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của công ty ............ 31
4.2.3. Phân tích môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động của công ty ............ 37
4.2.4. Môi trường bên trong ................................................................................... 44
4.3. Nghiên cứu các yếu tố của phối thức tiếp thị có ảnh hưởng đến hoạt động truyền
thông quảng bá của công ty ....................................................................................... 48
4.3.1. Sản phẩm ...................................................................................................... 48
4.3.2. Giá cả ........................................................................................................... 49
4.3.3. Phân phối ...................................................................................................... 51
4.4. Phân tích hoạt động truyền thông quảng bá tại công ty...................................... 53
4.4.1. Quảng cáo..................................................................................................... 53
4.4.2. Khuyến mãi .................................................................................................. 55
4.4.3. Bán hàng trực tiếp ........................................................................................ 56
4.4.4. Tuyên truyền và quan hệ công chúng .......................................................... 56
4.4.5. Marketing trực tiếp ....................................................................................... 60
4.5. Đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông quảng bá qua một số yếu tố ..... 61
4.5.1. Ngân sách chi cho truyền thông quảng bá và doanh thu.............................. 61
4.5.2. Thị phần ....................................................................................................... 63

4.7. Đề xuất một số biện pháp cải tiến hoạt động truyền thông quảng bá tại PMC .. 66
4.7.1. Biện pháp kỹ thuật ....................................................................................... 66
4.7.2. Biện pháp về tổ chức .................................................................................... 70
4.7.3. Một số biện pháp khác ................................................................................. 71
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 72
vi


5.1. Kết luận ............................................................................................................... 72
5.2. Kiến nghị............................................................................................................. 73
5.2.1. Đối với công ty............................................................................................. 73
5.2.2. Đối với Nhà nước ......................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

DHG

Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang

DMC

Công Ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco


ĐHĐCĐ

Đại Hội Đồng Cổ Đông



Giám Đốc

GDP

Good Distribution Practices (Thực Hành Tốt Phân Phối Thuốc)

GLP

Good Laboratory Practices (Thực Hành Tốt Kiểm Nghiệm
Thuốc)

GMP

Good Manufacturing Pratice (Thực Hành Tốt Sản Xuất Thuốc)

GPP

Good Pharmacy Practices (Thực Hành Tốt Quản Lý Nhà Thuốc)

GSP

Good Storage Practices (Thực Hành Tốt Bảo Quản Thuốc)


HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

HNKH

Hội Nghị Khoa Học

IMP

Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm

P

Phòng

PMC

Công Ty Cổ Phẩn Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic.

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TTQB


Truyền Thông Quảng Bá

TTQC

Tiếp Thị Quảng Cáo

WTO

World Trade Organization (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Báo Cáo Tổng Kết Cuối Năm 2011 Của Công Ty Pharmedic ..................... 17
Bảng 3.1. Cấu Trúc Ma Trận SWOT ............................................................................ 27
Bảng 4.1. Phân Tích Một Số Đối Thủ Cạnh Tranh Chính Của Công Ty Pharmedic ... 38
Bảng 4.2. Cơ Cấu Vốn Của Công Ty ............................................................................ 44
Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn Của CBCNV Công Ty PHARMEDIC Năm 2011 ......... 47
Bảng 4.4. Giá Một Số Loại Thuốc Của PMC Với Các Đối Thủ Cạnh Tranh............... 50
Bảng 4.5. Các Hoạt Động Sinh Hoạt Khoa Học Kĩ Thuật Của Công Ty ..................... 57
Bảng 4.6. Tỉ Lệ Chi Phí Truyền Thông Quảng Bá / Doanh Thu Qua Các Năm ........... 61
Bảng 4.7. Phân Tích SWOT Công Ty Cổ Phần DPDL Pharmedic .............................. 64

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Biểu Đồ So Sánh Trị Giá Thuốc Sản Xuất Trong Nước Với Tổng Giá Trị
Tiền Thuốc Sử Dụng Từ 2005 - 2011 ............................................................................. 5
Hình 2.2. Logo Của Công Ty Pharmedic ........................................................................ 8
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic ....... 11
Hình 2.4. Biểu Đồ Phân Tích Địa Bàn Của Công Ty Pharmedic Năm 2011 ............... 16
Hình 2.5. Số Lượng Khách Hàng Công Ty Pharmedic Giai Đoạn 2005 - 2011 ........... 16
Hình 4.1. Mô Hình Marketing “Nhân Dân” ................................................................. 29
Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Tốc Độ Tăng Trưởng Của Thuốc Trong Nước, Thuốc
Pharmedic Và Lạm Phát ................................................................................................ 35
Hình 4.3. Tăng Trưởng Dân Số Và Tiền Thuốc Bình Quân Đầu Người Giai Đoạn
2005 - 2011 .................................................................................................................... 36
Hình 4.4. Biểu Đồ Phân Tích Doanh Số Theo Khách Hàng Năm 2011 ....................... 41
Hình 4.5. Biểu Đồ Số Lượng Xe Và Trọng Tải Của Công Ty Pharmedic
Từ 1997 - 2011 .............................................................................................................. 46
Hình 4.6. Một Số Sản Phẩm Của Công Ty Pharmedic ................................................. 48
Hình 4.7. Một Số Sản Phẩm Dành Cho Trẻ Em Của Các Công Ty Khác .................... 49
Hình 4.8. Ý Kiến Của Khách Hàng Về Giá Thuốc PMC .............................................. 50
Hình 4.9. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Của Công Ty Pharmedic ......................................... 51
Hình 4.10. Doanh Số Bình Quân Hàng Tháng Trên Toàn Quốc Của Công Ty ............ 52
Hình 4.11. Biểu Đồ Kinh Phí Ủng Hộ Công Tác Xã Hội Và Cứu Trợ......................... 59
Hình 4.12. Biểu Đồ So Sánh Chi Phí Truyền Thông Quảng Bá Và Tổng Doanh Thu . 62
Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Tỉ Lệ Chi Phí TTQB So Với Tổng Doanh Thu Công Ty
Qua Các Năm................................................................................................................. 63
Hình 4.14. Thị Phần Của Công Ty Pharmedic Qua Các Năm ...................................... 63
Hình 4.15. Trang Web Của Công Ty ............................................................................ 69

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một Số Sản Phẩm Của Công Ty Pharmedic.
Phụ lục 2. Một Vài Trang Trong Danh Mục Thuốc Pharmedic.
Phụ lục 3. Một Số Hình Ảnh Của Công Ty Pharmedic Trong Công Tác Truyền Thông
Quảng Bá.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Mục đích chung nhất của hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản
xuất kinh doanh là thu vào nhiều hơn đồng vốn bỏ ra. Để thực hiện việc này một cách
hiệu quả thì các doanh nghiệp phải có những bước đi phù hợp với điều kiện công ty,
điều kiện môi trường. Thừa hàng hóa và thiếu khách hàng là vấn đề nan giải mà các
doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt, điều đó làm cho doanh nghiệp ở bất kỳ ngành
nghề nào cũng nỗ lực hết mình để thu hút, lôi kéo khách hàng về phía mình nhằm tăng
doanh số, tăng lợi nhuận vì thế đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp với nhau.
Thị trường dược phẩm cũng không ngoại lệ và có phần gay gắt hơn. Hiện nay,
một doanh nghiệp dược Việt Nam phải cạnh tranh với khoảng 180 doanh nghiệp trong
nước và 500 doanh nghiệp nước ngoài. Thừa thuốc thông thường, thiếu thuốc đặc trị
đang là vấn đề nan giải của các doanh nghiệp dược nội địa. Việc bào chế các sản phẩm
mới là điều tất yếu mà các doanh nghiệp dược phải làm nhưng những hạn chế về năng
lực, chậm đổi mới công nghệ, hay do các ngành công nghiệp đồng hành như công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hóa dầu, hóa chất cơ bản, công nghệ sinh học...
chưa phát triển đã khiến việc này chậm cải thiện. Do vậy, trước khi sản xuất được các
loại thuốc đặc trị, các doanh nghiệp phải nỗ lực tìm kiếm, thu hút và thúc đẩy khách
hàng sử dụng các loại thuốc mình đã sản xuất được. Tuy nhiên, thực hiện điều đó

không phải dễ khi mà các sản phẩm thuốc có tính năng tương tự đang xuất hiện ngày
một nhiều. Thu hút khách hàng là một chuyện, thúc đẩy khách hàng mua lại là một
chuyện khác và khiến khách hàng trở trung thành với công ty lại là cả một quá
trình.Marketing chính là câu trả lời cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty
Pharmedic nói riêng. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của Marketing là


truyền thông quảng bá, nó chuyển tải những ý nghĩa, sự hứa hẹn của thương hiệu cho
người tiêu dùng, khơi dậy niềm tin nơi họ đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.
Hoạt động này cần thiết cho cả sản phẩm mới lẫn sản phẩm truyền thống của các
doanh nghiệp dược, giúp các doanh nghiệp dược nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát
triển vững mạnh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, truyền thông quảng bá lại càng trở
nên đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp các ngành
nói chung và doanh nghiệp dược nói riêng. Vì lý do đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên Cứu
Hoạt Động Truyền Thông Quảng Bá Tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược
Liệu Pharmedic” làm đề tài tốt nghiệp của mình với mong muốn có thể hiểu được
tình hình thực hiện công tác truyền thông quảng bá của công ty và đề xuất một vài ý
kiến để góp phần hoàn thiện hơn công tác này.
Do thời gian thực hiện khá ngắn và kiến thức thực tế còn hạn chế nên dù rất cố
gắng nhưng luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy cô.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khóa luận tìm hiểu hoạt động truyền thông quảng bá của Công ty cổ phần dược
phẩm dược liệu Pharmedic nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của công ty,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hơn hoạt động truyền thông
quảng bá của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-


Tìm hiểu các triết lý quản trị marketing mà công ty đang theo đuổi.

-

Phân tích môi trường kinh doanh của công ty.

-

Nghiên cứu các yếu tố của phối thức tiếp thị có ảnh hưởng đến hoạt động

TTQB của công ty.
-

Phân tích các hoạt động truyền thông quảng bá mà công ty đang thực hiện.

-

Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông quảng bá của công ty thông qua một

số yếu tố.
-

Phân tích ma trận SWOT về hoạt động về hoạt động TTQB của công ty.

-

Đề xuất một số giải pháp giúp công ty thực hiện tốt hơn hoạt động truyền thông

quảng bá.
2



1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Khóa luận được thực hiện tại Công ty cổ phần DPDL Pharmedic, địa chỉ: 367
Nguyễn Trãi, Quận 1, TPHCM.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Khóa luận thu thập dữ liệu của công ty chủ yếu qua 2 năm 2010, 2011.
Khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/8/2012 đến 15/11/2012.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và tóm tắt bố cục khóa luận.
Chương 2: Tổng quan. Cung cấp cái nhìn sơ lược về công ty như: quá trình
hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những kết quả mà công ty đạt
được trong thời gian qua và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày những khái
niệm về truyền thông quảng bá, mục tiêu của truyền thông quảng bá, các hoạt động
chính của truyền thông quảng bá, các phương pháp nghiên cứu khoa học mà luận văn
sử dụng để tìm ra kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phân tích các yếu tố môi trường
bên trong và bên ngoài có tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tìm hiểu
thực trạng của hoạt động truyền thông quảng bá tại công ty, qua đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông quảng bá của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tổng kết quá trình làm khóa luận, đưa ra
một vài kiến nghị đối với doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành có liên quan.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Thực trạng ngành dược Việt Nam
Dược là một trong những ngành công nghiệp có từ lâu đời, do là loại hàng hóa
đặc biệt nên ngành dược ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và có tỷ lệ sinh lời
trên vốn khá cao.
Trong những năm qua, số lượng dược phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành
dược đã được gia tăng đầu tư mạnh. Đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn
vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và một phần từ phát hành cổ phiếu huy
động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư
nâng cao năng lực sản xuất.
Hiện nay, cả nước có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc bao gồm cả tân
dược và đông dược (trong đó có 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh
nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có 5 doanh nghiệp sản xuất vắcxin, sinh
phẩm y tế). Thị trường xuất khẩu dược phẩm chủ yếu trong những năm gần đây là
châu Phi, Nga, một số nước láng giềng. Theo số liệu của Cục quản lý dược, hiện nay
trên cả nước có hơn 45.000 nhà thuốc tập trung chính ở 2 thành phố lớn là Hà Nội
(hơn 3000 nhà thuốc), HCM (hơn 5000 nhà thuốc).
Với lợi thế là một nước có dân số đông (tính đến năm 2011 là khoảng 88 triệu
người) và mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, tình trạng sức khỏe
cũng được quan tâm nhiều hơn,... Vì vậy, nhu cầu sử dụng thuốc để chăm sóc sức
khỏe cũng tăng lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp dược. Song,
bên cạnh những cơ hội để phát triển sản phẩm, tăng lợi nhuận, các công ty dược trong
nước cũng phải đối đầu với những khó khăn, thách thức.Tốc độ tăng trưởng của ngành
dược có thể nói là khá ổn định, duy trì ở mức hai con số. Tuy nhiên ngành dược hiện
nay vẫn còn phải phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (90%) khiến cho


nhiều doanh nghiệp khó khăn, ảnh huởng đến hiệu quả kinh doanh. Giá nguyên liệu

của thế giới biến động liên tục là một yếu tố hết sức bất lợi, lạm phát cao, biến động tỷ
giá là những bài toán khó của doanh nghiệp trong ngành. Mặt khác, thuốc nội hiện nay
mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thị trường và phần lớn các doanh nghiệp dược
trong nước chỉ tập trung sản xuất những loại thuốc thông thường (thuốc không kê toa),
còn những loại thuốc đặc trị thì đa số phải nhập từ nước ngoài. Thêm vào đó là tâm lý
của người dân, họ tin tưởng vào chất lượng thuốc ngoại hơn thuốc nội và ngay chính
tại các bệnh viện cũng lạm dụng việc kê đơn thuốc ngoại cho bệnh nhân (theo báo cáo
của Cục quản lý dược, tại các bệnh viện tuyến trên, thuốc ngoại chiếm ưu thế tuyệt đối
với 88% trong các đơn thuốc) để hưởng hoa hồng, khiến chi phí chữa bệnh tăng cao,
trong khi đó hoàn toàn có thể chọn thuốc nội với chất lượng tương đương nhưng có giá
thành rẻ hơn.
Hình 2.1. Biểu Đồ So Sánh Trị Giá Thuốc Sản Xuất Trong Nước Với Tổng Giá
Trị Tiền Thuốc Sử Dụng Từ 2005 - 2011
TRỊ GIÁ TIỀN THUỐC SẢN XUẤT TRONG NƯỚC SO VỚI
TỔNG GIÁ TRỊ TIỀN THUỐC
1,100,000

2011

2,200,000

919,039

2010

1,913,661
831,205

2009


1,696,135

715,435

2008

1.425.657
600,630

2007

1,136,353

Trị giá thuốc sản
xuất trong nước
Tổng trị giá tiền
thuốc sử dụng

475,403

2006

956,353
395,157

2005
0

500,000


817,396
1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000 Nghìn USD

Nguồn: Phân tích tổng hợp
Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hưởng nhất định đến ngành dược. Bên
cạnh những thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón một lượng
vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý,…,
ngành dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: năng lực cạnh tranh yếu, thiếu
5


hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các
doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi chính phủ cam
kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước
ngoài. Việc có quá nhiều doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc cho thị trường Việt
Nam là một thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp dược trong nước phải nâng cao năng
lực sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm.
Theo Bộ Y Tế hiện có khoảng 500 doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc
cho thị trường Việt Nam, trong đó lớn nhất là các hãng Sanofi-Aventis, GSK, Pfizer.
Ba doanh nghiệp nước ngoài chuyên nhập khẩu và phân phối dược lớn là Zuellig
Pharma của Singapore, Diethelm của Thụy Sĩ, Mega Product của Thái Lan (3 doanh
nghiệp này đang chiếm 50% thị phần thuốc trong nước và doanh thu đều trên 1000 tỉ
VNĐ). Từ năm 2009 đến nay các công ty và đại lý nước ngoài đã được phép nhập
khẩu trực tiếp các loại thuốc. Trong khi các công ty dược đa quốc gia tham gia thị

trường một cách bài bản, thì tại Việt Nam, hai kênh phân phối chủ yếu vẫn là thông
qua bệnh viện và nhà thuốc. Mạng lưới phân phối thuốc vẫn chưa có sự chuyên
nghiệp. Hoạt động của phần lớn doanh nghiệp dược trong nước còn dựa vào cơ chế ưu
đãi của nhà nước như độc quyền nhập khẩu, hay được giao phụ trách và khai thác các
chương trình quốc gia hay của địa phương. Trong khi các công ty cấp tỉnh chủ yếu
phân phối các mặt hàng dược phẩm trong địa bàn, nên mặt hàng không có nhiều sự đa
dạng, lợi nhuận thấp. Hệ thống phân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng
chéo, tranh giành thị trường, mua bán lòng vòng của nhiều doanh nghiệp dược trong
nước.
Mặc dù Chính phủ có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy
ngành dược phát triển tuy nhiên chưa đủ mạnh, chưa thật sự tạo ra một xu hướng đầu
tư trong lĩnh vực dược. Do đó, để có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện hiện
nay đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp dược phải nỗ lực, có cách ứng xử hợp lý và
nhạy bén đối với những khó khăn, thách thức còn tồn đọng. Những cơ hội phải được
tận dụng một cách triệt để, không ngừng đầu tư và phát triển trình độ kỹ thuật, công
nghệ sản xuất thuốc; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và phát triển (R&D);
đào tạo và nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực của công ty;
tăng cường truyền thông quảng bá các sản phẩm của mình trên các phương tiện thông
6


tin đại chúng để có được lòng tin của khách hàng; xây dựng hệ thống phân phối thuốc
linh hoạt, hợp lý,...
2.2. Tổng quan về công ty
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty
-

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU
PHARMEDIC.


-

Tên giao dịch: Pharmedic Pharmaceutical and Medicinal Joint Stock Company.

-

Tên viết tắt: PHARMEDIC JSC.

-

Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064075 do Sở

Kế Hoạch và Đầu Tư TPHCM cấp lần đầu ngày 09 tháng 12 năm 1997 và đã điều
chỉnh lần 7 ngày 03 tháng 11 năm 2009.
-

Trụ sở chính: 367 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM.

-

Nhà máy sản xuất: 1/67 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12,

TPHCM.
-

Điện thoại: (08) 39200300 - 39200727

-

Fax: (08) 39200096


-

Email:

-

Website: www.pharmedic.com.vn

-

Vốn điều lệ: 64.816.340.000 đồng.

-

Mã chứng khoán: PMC.

-

Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất kinh doanh dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, vật tư y tế và các
sản phẩm khác thuộc ngành y tế;
 Liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước gia
công chế biến một số nguyên phụ liệu (chủ yếu từ dược liệu để sản xuất một
số mặt hàng có tính truyền thống);
 In ép bao bì bằng nhựa, nhôm, giấy;
 Sản xuất, mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), chế
phẩm diệt côn trùng - diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
(không sản xuất tại trụ sở).
7



-

Logo và Slogan của công ty Pharmedic:
 Slogan: “Sức khỏe và niềm tin”.
 Hình thành vào năm 1981, đến nay công ty đã có 30 năm hoạt động và
phát triển, từng bước xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình
trên thị trường dược phẩm. Với nhiều chủng loại thuốc đa dạng, chất lượng
được đảm bảo, an toàn cho người tiêu dùng, công ty đã xây dựng được niềm
tin, uy tín và danh tiếng của thương hiệu mình trong lòng khách hàng. Logo
của công ty như hình 2.2.

Hình 2.2. Logo Của Công Ty Pharmedic

Nguồn: Phòng TTQC
Ý nghĩa biểu tượng của công ty:
-

Hình vuông bên ngoài : Đúng đắn - Đồng bộ - Vững chắc.

-

Hình mũi tên bao quanh chữ P: Năng động - Tiến công - Phát triển.

-

Ba hình tam giác bên trong: tượng trưng cho các Cổ đông, Cán bộ Công nhân

viên công ty và Khách hàng của công ty.

-

Màu cam của biểu tượng: Nhiệt tình - Hăng hái.

-

Chữ P: vừa là chữ viết tắt tên công ty (Pharmedic), vừa là chữ cái đại diện 3

Tôn chỉ của Pharmedic: PHẨM CHẤT là trên hết; PHÁT TRIỂN không ngừng; PHÁP
LUẬT luôn luôn được tôn trọng.
-

Chữ P cách điệu thành hình chiếc chìa khóa: Chìa khóa mở cửa tri thức, kỹ

thuật, công nghệ; Chìa khóa mở cửa lòng người; Chìa khóa mở cửa thị trường.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
-

Vào những năm 1980 - 1981, tình hình khan hiếm thuốc tại thành phố đã xảy ra

khá trầm trọng. Để góp phần giải quyết khó khăn trên, đồng chí Bí Thư Thành Ủy (lúc
đó là đồng chí Võ Văn Kiệt) đã cho phép thành lập:
Công Ty Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng Y Tế PHARIMEX
8


(Pharmaceutial Import and Export Company)
theo quyết định số 126/QĐ - UB ngày 30/06/1981 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.
Đây là một Công Ty đầu tiên của Thành Phố và của cả nước có huy động vốn của
quần chúng (chủ yếu l của cán bộ, công nhân viên ngành y tế) hoạt động theo cơ chế

công ty cổ phần. Ngoài ra, Công Ty PHARIMEX cũng cố gắng quy tụ một số đồng
nghiệp dược sĩ có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm và có quyết tâm đóng góp
vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Với các chức năng, nhiệm vụ: Thông
qua dịch vụ kiều hối, nhập khẩu các loại thuốc thiết yếu, các nguyên phụ liệu dược,
các hoá chất kiểm nghiệm và các vật tư, dụng cụ y tế; xuất khẩu một số dược liệu và
tinh dầu ; hợp tác để sản xuất một số nguyên liệu.
Công Ty Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng Y Tế PHARIMEX chính là tiền thân của
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC hiện nay.
-

Đến năm 1983, sau gần hai năm hoạt động, do sự sắp xếp ngành ngoại thương

của thành phố lúc đó, Công Ty PHARIMEX đã phải chuyển thể thành:
Xí Nghiệp Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC
(Pharmaceutical and Medicinal laboratories)
theo quyết định số 151/ QĐ - UB ngày 24/09/1983 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.
Với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là: Sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm,
phân phối sản phẩm đến các công ty dược, hiệu thuốc, nhà thuốc và các bệnh viện.
-

Trong 16 năm trôi qua (kể từ ngày thành lập Công Ty Pharimex) hoạt động

hiệu quả và phát triển không ngừng, xí nghiệp đã dần dần khẳng định vị trí của mình
trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm dược liệu và trở thành một trong những công ty
đầu ngành, cụ thể là lợi nhuận hàng năm tăng lên liên tục, năm sau cao hơn năm trước,
góp phần bổ sung nguồn vốn kinh doanh và làm tăng thị phần, chất lượng sản phẩm
không ngừng được nâng lên, sản lượng tăng nhanh, tăng mạnh, từ đó tạo được uy tín
đối với khách hàng, ngân hàng và các bên đối tác.
Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, theo chủ trương cổ phần hoá của Chính Phủ,
Xí Nghiệp đã tích cực xin chuyển thể thành Công Ty Cổ Phần. Sau khi được phép của

Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, theo Quyết Định số 4261/QĐ - UB - KT ngày
13/08/1997, Xí Nghiệp đã xúc tiến tổ chức Đại Hội Cổ Đông ngày 28/09/1997. Sau đó
Công Ty đã đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
9


064075 ngày 09/12/1997, hoàn tất việc chuyển thể Xí Nghiệp Công Tư Hợp Doanh
Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC thành:
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC
(Pharmaceutical and Medicinal Public Company)
-

Năm 2008, Công ty được Sở Kế Hoạch Đầu Tư TPHCM chấp thuận bổ sung

tên giao dịch và tên viết tắt như sau:
Tên giao dịch: PHARMEDIC Pharmaceutical and Medicinal Joint Stock
Company.
Tên viết tắt: PHARMEDIC JSC.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
a) Sơ đồ tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic được
thể hiện qua hình 2.3.

10


Hình 2.3. Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Pharmedic
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM

SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN CỐ
VẤN
TỔNG GIÁM ĐỐC
P. CHUYÊN VIÊN

CHÁNH VĂN PHÒNG

GĐ. KINH
DOANH

GĐ. CHẤT
LƯỢNG

P. KINH
DOANH

P. ĐẢM
BẢO
CHẤT
LƯỢNG

P. TIẾP
THỊ
QUẢNG
CÁO
KHO
THÀNH

PHẨM

GĐ. SẢN
XUẤT

GĐ. TÀI CHÍNH
- HÀNH CHÍNH

P. KẾ
HOẠCH
ĐIỀU ĐỘ
SẢN
XUẤT

P. KIỂM
TRA
CHẤT
LƯỢNG

P. TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
P. HÀNH
CHÍNH

PHÂN
XƯỞNG
DẦU
NƯỚC


P.
NGHIÊN
CỨU
PHÁT
TRIỂN

P. VI TÍNH
P. TỔ CHỨC
NHÂN SỰ

PHÂN
XƯỞNG
VIÊN
BỘT

P. QUẢN TRỊ
TRỤ SỞ

P. BẢO
TRÌ
P. CUNG ỨNG VẬT TƯ

KHO NL - BAO BÌ

Nguồn: Phòng TTQC

11


b) Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

-

Đại hội đồng cổ đông:
Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết

định đường lối và sách lược kinh doanh của công ty, bầu chọn - miễn nhiệm - bãi
nhiệm các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát. ĐHĐCĐ tổ chức hàng năm. Các cổ
đông có quyền tham gia biểu quyết về sách lược phát triển công ty, góp ý và chất vấn
HĐQT, BKS và Ban Giám Đốc công ty về các hoạt động chỉ đạo, quản lý sản xuất
kinh doanh, phương thức chia lãi của công ty.
-

Hội đồng quản trị:
Do ĐHĐCĐ bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện

các quyền và nghĩa vụ của công ty. HĐQT có 9 thành viên (4 người do UBND thành
phố đề cử, 4 người do đại hội đồng cổ đông bầu ra, 1 người do Đại hội công nhân viên
chức của công ty bầu chọn), HĐQT tự bầu Chủ tịch HĐQT.
HĐQT có nhiệm kỳ 4 năm và có các chức năng: Đại diện quyền lợi của cổ đông
và của công nhân viên; Bổ nhiệm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và kế toán
trưởng; Giám sát ban giám đốc về việc tuân thủ các chính sách - quy định của Nhà
nước, giám sát việc thực thi các đề án đã được ĐHĐCĐ thông qua, duyệt xét - điều
chỉnh và giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ.
-

Ban kiểm soát:
Là bộ phận thực thi việc kiểm soát hoạt động của HĐQT, ban giám đốc trong

việc quản lý và điều hành công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên (1 người do Cục
Quản lý vốn và Tài sản Nhà nước đề cử, 2 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra), các

thành viên ban kiểm soát tự bầu một người trong số họ làm trưởng ban.
-

Ban cố vấn:
Là các chuyên gia có uy tín, giàu kinh nghiệm chuyên môn được hội đồng quản

trị mời để tư vấn cho HĐQT trong việc lãnh đạo công ty.
-

Tổng Giám Đốc:
Tổng Giám Đốc công ty do HĐQT bổ nhiệm để điều hành công ty, chịu trách

nhiệm về toàn bộ hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty; và là người đại diện
Công ty trước pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, chỉ đạo sản xuất
kinh doanh của công ty theo luật định.
12


-

Ban chyên viên:
Gồm một số chuyên viên giàu kinh nghiệm trực thuộc Ban Giám Đốc, có nhiệm

vụ nghiên cứu, thiết lập các đề án do Ban Giám Đốc đề ra; giúp Ban Giám Đốc thẩm
định các đề án liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn; nghiên cứu triển khai các dự
án thử nghiệm dược lý, dược lực và thử nghiệm lâm sàng các sản phẩm mới; tham vấn
cho phòng Nghiên Cứu - Phát Triển và phòng Kiểm Nghiệm trong việc triển khai các
mặt hàng mới từ công thức, công nghệ, tiêu chuẩn đến bao bì, kiểm nghiệm …
-


Giám đốc kinh doanh: Quản lý các phòng Kinh Doanh và phòng Tiếp Thị

Quảng Cáo.
 Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động về bán hàng,
thu thập thông tin thị trường, đặt hàng cho Ban Điều Độ để sản xuất phù hợp
tiến độ bán hàng, quản lý, thống kê, phân tích thông tin về hàng bán và khách
hàng.
 Phòng Tiếp Thị - Quảng Cáo: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về thị
trường dược phẩm, quảng cáo các sản phẩm, mở rộng thị trường và mạng lưới
khách hàng.
-

Giám đốc chất lượng: Quản lý các phòng Đảm Bảo Chất Lượng, Kiểm tra

chất lượng, Nghiên Cứu Phát triển và phòng Bảo Trì.
 Phòng đảm bảo chất lượng: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi,
kiểm tra các trang thiết bị máy móc, kiểm soát hoạt động của dây chuyền công
nghệ trong suốt quá trình sản xuất để làm sao đảm bảo được việc sản xuất thuốc
là đủ và đúng chất lượng.
 Phòng kiểm tra chất lượng: Dùng các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra,
kiểm nghiệm chất lượng thuốc có đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết hay
không trước khi tung ra thị trường.
 Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, cải
tiến sản phẩm đang lưu hành, phù hợp với thị trường, đáp ứng yêu cầu điều trị.
Đăng ký và tái đăng ký giấy phép sản xuất và lưu hành thuốc tại Cục Quản Lý
Dược - Bộ Y tế. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ mới.

13



×