Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN MINH QUÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
----------

ĐỖ LÊ KHOA

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA
TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
MINH QUÝ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
----------

ĐỖ LÊ KHOA

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA
TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
MINH QUÝ

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Giảng viên Mai Hồng Giang



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CHUỖI
CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
MINH QUÝ”, do ĐỖ LÊ KHOA, sinh viên khóa 35, ngành QUẢN TRỊ KINH
DOANH TỔNG HỢP, đã bảo vệ thành cơng trước hội đồng vào ngày
________________

Giảng viên Mai Hồng Giang
Người hướng dẫn

Ngày …. Tháng ….. Năm ……….

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

Ngày….Tháng… Năm……..

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

Ngày … Tháng … Năm …..


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho con được gởi đến gia đình lời tri ân sâu sắc nhất. Ngày hơm

nay, con được ở đây để bảo vệ luận văn tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM. Gia đình là động lực lớn nhất để con cố gắng
trong con đường học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống. Tự đáy lòng, con biết ơn
Ba Mẹ, Ông Bà, anh chị và các em và con nguyện sống tốt, làm việc thật tốt để khơng
phụ lịng kỳ vọng của gia đình dành cho con. Con mong gia đình mình sức khỏe, hạnh
phúc và ln là chỗ dựa vững chắc cho con.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM. Các thầy, các cô không chỉ truyền đạt những kiến thức giáo khoa mà cịn là
những lời khun hữu ích, những lời bảo ban tâm huyết với ước nguyện khi ra trường,
chúng em có khả năng làm việc tốt và thích nghi với mơi trường làm việc. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến thầy Mai Hoàng Giang, người đã tận tình hướng dẫn em
hồn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin kính
gửi đến thầy lịng tri ân nhiệt thành của em. Chúc các thầy cô sức khỏe và tiếp tục gặt
hái những thành quả trong sự nghiệp trồng người.
Em cũng xin cảm ơn đến Công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Quý. Em
xin cám ơn các anh chị đã giúp đỡ và hỗ trợ các điều kiện tốt nhất cho em trong q
trình em thực tập tại cơng ty. Chúc các anh chị sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống.
Chúc công ty ngày càng phát triển.
Xin gửi cám ơn đến bạn bè, những người bạn thân thiết đã đồng hành cùng tôi
trong suốt thời gian qua. Chúc các bạn sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống và luôn giữ
tình bạn tốt đẹp giữa chúng ta.
Sinh viên

Đỗ Lê Khoa


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ LÊ KHOA, Tháng 12 năm 2012. “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng
cá tra tại công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Quý”.
ĐỖ LÊ KHOA, Dec 2012. “Supply chain research catfish items of Seafood

Processing Minh Quy Co., Ltd.”.
Để thành cơng trong nền kinh tế tồn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng cần phải tìm hướng đi riêng cho mình,
sao cho phù hợp với xu thế chung của thể giới. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh mặt hàng thực phẩm phục vụ con người. Với sự phát triển đi lên của cuộc sống,
thực phẩm cung cấp cho con người ngày càng nâng cao cả về chất lượng, tính thẩm
mỹ và nhất là phải đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Do vậy, để sản
xuất được những sản phẩm đó, địi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ tất cả các khâu
trong tồn chuỗi cung ứng. Vì vậy, việc tích hợp chuỗi cung ứng giữa các đối tượng là
hết sức thiết thực với nhu cầu hiện nay của thế giới. Trong đề tài này, sinh viên Đỗ Lê
Khoa đã nghiên cứu và phân tích từng đối tượng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu
và sự bất cập giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra của cơng ty
TNHH Chế biến thủy sản Minh Q. Từ đó đề xuất ra các giải pháp khắc phục và
hoàn thiện chuỗi cung ứng hiện nay của công ty, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới, nâng cao lợi thế cạnh tranh của cơng ty so với
các đối thủ trong và ngồi nước. Vì vậy, sản xuất sản phẩm cá tra đạt chất lượng
không chỉ là việc làm cấp thiết của công ty, mà còn là mối quan tâm chung của người
tiêu dùng trên toàn thế giới.
Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra của
công ty từ đó tạo tiền đề để phát triển và nâng cao hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung
ứng trong các nghiên cứu say này.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề. ...........................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung. ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Cấu trúc luận văn .................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1. Tổng quan tài liệu tham khảo. ..............................................................................4
2.2. Tổng quan về công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Quý.............................5
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ..................................................................5
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. ................................................6
2.3. Tình hình nhân sự tại cơng ty...............................................................................8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................11
3.1. Cơ sở lý luận. .....................................................................................................11
3.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng..............................11
3.1.2. Cấu trúc và các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng. ............................13
3.1.3. Mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng. .................................................... 14
3.1.4. Các xu hướng hiện tại trong chuỗi cung ứng..............................................16
3.1.5. Chuỗi cung ứng của công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản. ....................17
3.1.6. Sự cần thiết phải tích hợp dọc chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản

20

3.1.7. Ma trận SWOT. ..........................................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. ....................................................................24
v


3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. ...................................................................24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................25

4.1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản tại Viện Nam. ................................25
4.2. Thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra tại cơng ty TNHH chế biến thủy ..27
4.2.1. Tình hình hoạt động SXKD của công ty Minh Quý. ..................................27
4.2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng tại công ty Minh Quý...............................................31
4.2.3. Thực trạng nguồn cung ứng cá tra của công ty. .........................................32
4.2.4. Thực trạng chuỗi cung ứng tại công ty Minh Quý. ....................................34
4.2.5. Khách hàng. ................................................................................................44
4.2.6. Hệ thống quản lý chất lượng của cơng ty. ..................................................45
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của công ty. ....................46
4.3.1 Đối thủ cạnh tranh. ......................................................................................46
4.3.2. Những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. .............................................................47
4.3.3. Khách hàng. ................................................................................................48
4.3.4. Sản phẩm thay thế. ......................................................................................48
4.3.5. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước lên chuỗi cung ứng mặt hàng cá
tra của công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Quý. ..........................................48
4.4. Phân tích ma trận SWOT của chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra của công ty
TNHH chế biến thủy sản Minh Quý. ........................................................................49
4.5. Giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra của công ty TNHH chế biến
thủy hải sản Minh Q. .............................................................................................51
4.5.1. Xây dựng mơ hình tích hợp dọc với nhà cung cấp nguyên liệu. ................51
4.5.2. Tích hợp dọc các bộ phận trong chuỗi cung ứng nội bộ của công ty. ........55
4.5.3. Nâng cấp, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của công ty. .....57
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................61
5.1. Kết luận. .............................................................................................................61
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................62
5.2.1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước. ...................................................62
5.2.2. Kiến nghị đối với công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Quý................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64
PHỤ LỤC
vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBTH

Chế Biến Thủy Sản.

DN CB & XKTD

Doanh Nghiệp Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản.

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long.

FAO

Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc.

KD - XNK

Kinh Doanh - Xuất Nhập Khẩu.

NN-PTNT

Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn

SCM


Quản Lý Chuỗi Cung Ứng - (Supply Chain Managerman).

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh.

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn.

TXNG

Truy Xuất Nguồn Gốc.

VASEP

Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy Sản Việt Nam.

VSATTP

Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm.

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Cơng ty Minh Q. ..........................8
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Công ty Minh Quý..............................9
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ của Công ty Minh Quý. .........................10

Bảng 4.1. Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Năm 2010 và 2011. ..................28
Bảng 4.2. Cơ Cấu Doanh Thu Của Công ty 2010 – 2011. ............................................29
Bảng 4.3. Thị Trường Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Tra của Minh Quý Năm 2011. .........30
Bảng 4.4. Sản Lượng Cá Tra Thành Phẩm và Tồn Kho Năm 2011..............................36
Bảng 4.5. Tình Hình Thu Mua Cá Tra Nguyên Liệu Năm 2011. .................................37
Bảng 4.6. Thực Trạng Thu Mua Cá Tra Nguyên Liệu Năm 2011. ...............................37
Bảng 4.7. Danh Sách Một Số Nhà Cung Cấp Nguyên Liệu của Công ty. ....................38
Bảng 4.8. Sản Lượng Cá Tra Thu Mua từ Các Nhà Cung Cấp Chính năm 2011. ........39
Bảng 4.9. Chi Phí - Lợi Ích mặt hàng Cá Tra Fillet của Công ty Minh Quý cho các thị
trường. ...........................................................................................................................43
Bảng 4.10. Giá Bán Sang Thị Trường Hàn Quốc 11/2011. ..........................................44
Bảng 4.11. Giá Bán Sang Thị Trường Mỹ tháng 11/2011. ...........................................45
Bảng 4.12. Khối Lượng Hàng Trả Về năm 2010 và 2011. ...........................................46
Bảng 4.13. 20 DN Xuất Khẩu Cá Tra Đứng Đầu Việt Nam Đầu Quý 2 năm 2012. ....47
Bảng 4.14. Ma Trận SWOT Các Yếu Tố Tác Động Đến Chuỗi Cung Ứng .................50

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Trụ Sở Cơng ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Quý. .................................5
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Cơng ty. .............................................6
Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Năm 2011. ................................9
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011. ...................................9
Hình 2.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Năm 2011. ...............................10
Hình 3.1. Sơ Đồ Chuỗi Cung Ứng Tổng Quát. .............................................................11
Hình 3.2. Cấu Trúc Của Chuỗi Cung Ứng. ...................................................................13
Hình 3.3. Thành Phần của Chuỗi Cung Ứng. ................................................................14
Hình 3.4. Sơ Đồ Chuỗi Cung Ứng của Công ty Chế Biến và Xuất Khẩu Thuỷ Sản ....17

Hình 3.5. Các Cấp Độ của Tích Hợp Chuỗi Cung Ứng. ...............................................20
Hình 3.6. Mơ Hình Ma Trận SWOT. ............................................................................23
Hình 4.1. Thị Phần Các Nước Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2011. ......................................26
Hình 4.2. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động SXKD trong năm 2010 và 2011. ...................28
Hình 4.3. Cơ Cấu Doanh Thu Của Cơng ty Năm 2011. ................................................29
Hình 4.4. Biểu Đồ Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra của Minh Quý Năm 2011. ............30
Hình 4.5. Sơ Đồ Chuỗi Cung Ứng Mặt Hàng Cá Tra tại Công ty TNHH Chế Biến
Thủy Sản Minh Quý. .....................................................................................................31
Hình 4.6. Mơ Hình Nơng Dân và Các Mối Quan Hệ Trực Tiếp. ..................................32
Hình 4.7. Quy trình ni cá tra. .....................................................................................32
Hình 4.8. Quy Trình Sản Xuất Cá Tra tại Cơng ty Minh Quý. .....................................35
Hình 4.9. Biểu Đồ Sản Lượng Cá Tra Thu Mua từ Các Nhà Cung Cấp Chính Năm
2011. ..............................................................................................................................40
Hình 4.10. Sơ Đồ Mơ Hình Chuỗi Cung Ứng Mặt Hàng Cá Tra của Cơng ty. ............52
Hình 4.11. Mơ Hình Tổ Chức Sản Xuất của Cơng ty. ..................................................56
Hình 4.12. Mơ Hình Tái Tổ Chức Sản Xuất của Cơng ty. ............................................56

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ Lục 1: Các Sản Phẩm Hiện Tại Của Công Ty. ......................................................65 
Phụ Lục 2: Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động kinh Doanh Năm 2011. .....................66 
Phụ Lục 3: Tờ Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Tháng 6 năm 2011. ...................66 
Phụ Lục 4: Biên Bản Định Giá Tài Sản Thế Chấp Là Quyền Đòi Nợ. .........................66 

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề.
Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành thuỷ sản nước ta đã có những đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế quốc dân, tạo cơng ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.
Hiện nay các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đang phát triển mạnh ở đồng
bằng sông Cửu Long và từng bước để hội nhập với xu hướng của nền kinh tế tồn cầu.
Theo tổ chức Nơng Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), suốt giai đoạn 1990 - 2000 Việt
Nam luôn đứng thứ 11 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Đến năm 2007 Việt Nam
đã vươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, đứng thứ 5 về sản lượng
nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) và đứng thứ
12 về sản lượng khai thác hải sản trên thế giới, được xác định là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Năm 2009 cả nước đã xuất khẩu được 1,15 triệu
tấn sản phẩm thủy hải sản, đạt giá trị 4,04 tỷ USD chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Trong đó, cá tra, cá basa vẫn là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ
lực xuất khẩu 607,7 nghìn tấn đạt kim ngạch 1,34 tỷ USD.
Trước những cơ hội đó, Cơng ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Q luôn sáng
tạo và năng động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất chế biến các sản phẩm từ cá tra.
Minh Quy seafoods luôn năng động sáng tạo, không ngừng nâng cao uy tín cũng như
xây dựng cho mình một thương hiệu vừa thuyết phục vừa ấn tượng đối với khách hàng
bằng cả tâm huyết, trí tuệ và tình cảm của cả công ty để ngày một đứng vững trên thị
trường đầy khó tính và có sức cạnh tranh cao như hiện nay. Từ thực trạng đó cho thấy
việc nghiên cứu, phân tích những hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng
cá tra phải bắt đầu từ khâu thu mua đến khâu chế biến thành phẩm cung cấp cho người

1


tiêu dùng bao gồm nhiều yếu tố từ nhà cung cấp nguyên liệu, đại lý trung gian đến

công ty phân phối.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Nghiên Cứu Chuỗi Cung Ứng Mặt Hàng Cá
Tra tại Công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Quý” là một việc làm hết sức cần
thiết, nhằm tìm ra những bất cập trong vấn đề quản lý chất lượng mặt hàng cá tra của
toàn chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Đề tài đi sâu nghiên cứu về các tác nhân trong chuỗi cung ứng tại cơng ty cũng
như tìm hiểu tổng quan về ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam. Qua đó có được cái
nhìn tổng thể về chuỗi cung ứng tại cơng ty cũng như sự cần thiết phải tạo lập mối liên
kết giữa nhà cung cấp nguyên liệu, doanh nghiệp và khách hàng. Từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng tại công ty Minh Quý.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơng ty trong năm 2010 – 2011.
Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản tại công ty Minh Quý.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng tại công ty
Minh Quý.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung
ứng tại công ty Minh Quý.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại công ty TNHH
chế biến thủy sản Minh Quý.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian
từ 25/09/2012 đến 25/10/2012.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu:

2



Nêu lý do chọn đề tài và đề ra mục tiêu nghiên cứu, chương này cũng nêu lên
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận.
Chương 2. Tổng quan:
Nêu tổng quan về tài liệu nghiên cứu và quá trình hình thành, phát triển, chức
năng và nhiệm vụ cũng như những vấn đề liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý, điều
hành của công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quý, kết quả kinh doanh và phương
hướng hoạt động công ty cũng được đề cập đến.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh và chuỗi cung ứng. Nêu lên các phương
pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng trong đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận:
Tìm hiểu thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra của cơng ty. Từ đó phân
tích, đánh giá đưa ra những giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra của
công ty.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị:
Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu. Nêu ra những nhận xét từ kết
quả nghiên cứu. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước và công ty Minh Quý
để xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng ngày cành hoàn thiện hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu tham khảo.
Liên quan đến đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng, hiện nay đã có rất nhiều đề tài
đi sâu vào lĩnh vực này như: chuỗi cung ứng hạt điều, chuỗi cung ứng rau sạch, chuỗi

cung ứng hàng dệt may, chuỗi cung ứng hàng nội thất cao cấp. Tuy nhiên, về lĩnh vực
hàng thủy sản nói chung và mặt hàng cá tra nói riêng thì chưa có một đề tài nào nghiên
cứu chun sâu về chuỗi cung ứng. Do đó, đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng
cá tra là một đề tài hồn tồn mới. Trong q trình nghiên cứu về đề tài này, tác giả đã
tham khảo một số đề tài có liên quan đến lĩnh vực thủy sản như sau:
“Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing: trường hợp cá tra, cá ba sa
tại Đồng Bằng Sông Cửu Long” của tác giả Thái Văn Đại, Lưu Tiến Thuận, Lưu
Thanh Đức Hải trong tác phẩm “Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và
nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2008). Đề tài nghiên cứu, phân tích về cách
thức phân phối cá tra, cá basa từ người sản xuất đến người tiêu dùng và đánh giá giá
giá trị tăng thêm của các tác nhân tham gia trong kênh marketing.
“Tăng cường mối quan hệ nông dân - doanh nhân ở Việt Nam hiện nay” của
Th.S Vũ Tiến Dũng (2009). Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa người nông
dân và doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây về nhu cầu và mục tiêu của
mỗi bên. Từ đó, tìm ra sự bất đồng và đề xuất những giải pháp nhằm gắn kết mối quan
hệ giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp.
“Người nuôi trồng nông thủy sản mong được hỗ trợ vốn” của tác giả Ngọc
Hùng. Tác giả đã phân tích tình hình thực tế của người nông dân nuôi trồng thủy sản
về điều kiện sản xuất khó khăn do ln phải đối mặt với những thay đổi bất thường
của thời tiết, nguồn vốn hạn hẹp và những chính sách của cơ quan nhà nước về hỗ trợ
4


vốn cho người nông dân nuôi trồng thủy sản chưa giúp họ được nhiều trong quá trình
sản xuất như đối với các hộ nông dân nuôi gia cầm, gia súc.
Như vậy, đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra của tác giả đi sâu
vào nghiên cứu và phân tích vấn đề quản lý chuỗi cung ứng, tạo lập mối liên kết giữa
người nuôi, thương lái, doanh nghiệp và khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho công ty Minh Quý là không bị trùng lắp với các đề tài khác.
2.2. Tổng quan về công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Quý.

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TNHH CBTS Minh Quý được thành lập và đưa vào hoạt động vào
tháng 9 năm 2007 được sở khoa học và đầu tư cấp giấy phép, do bà Bùi Thị Truyền
làm tổng giám đốc. Với số vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng đến tháng 5 năm 2009,
công ty quyết định tăng số vốn điều lệ thành 20.000.000.000 đồng. Đến nay số lượng
công nhân của công ty với hơn 530 người, vốn điều lệ lên đến 30.000.000.000 đồng.
Hình 2.1. Trụ Sở Cơng ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Quý.

Nguồn: Webside của công ty.
 Tên công ty: Công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Quý.
 Tên giao dịch: MINH QUY SEAFOOD COMPANY LIMITED.
 Tên viết tắt: MINH QUY SEAFOOD CO., LTD.

5


 Địa chỉ trụ sở chính: Lơ 14, cụm cơng nghiệp Tân Mỹ Chánh - phường 9 Thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang.
 Diện tích: hơn 5.000m2
 Điện thoại: +84 733 958 889
 Fax: +84 733 977 675
 Webside:
 Đại diện pháp lý: Bà Bùi Thị Truyền.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phịng ban.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công ty.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHỊNG
KINH

DOANH

PHỊNG
HÀNH
CHÍNH
SỰ
NGHIỆP

PHỊNG
KẾ
TỐN
TÀI VỤ

PHỊNG
ĐIỀU
HÀNH
SẢN
XUẤT

PHỊNG
QUẢN

CHẤT
LƯỢNG

PHỊNG
MÁY

Nguồn: phịng hành chính sự nghiệp.
a) Hội đồng quản trị.

- Là cơ quan quản lý cao nhất của Minh Q, có tồn quyền nhân danh cơng ty
để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơng ty. Hội đồng quản trị có
trách nhiệm giám sát hoạt động của ban giám đốc. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng
quản trị do luật pháp, điều lệ công ty và các quy chế nội bộ của công ty quy định.
b) Ban giám đốc.
- Là những người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, cũng như các hoạt động hằng ngày khác của công ty. Chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.

6


- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
Thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quy chế quản lý nội bộ công ty như
bổ nhiệm, đề xuất cách chức các quan chức quản lý trong công ty, trừ các chức danh
do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm.
- Ngoài ra ban giám đốc còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác và tuân thủ một
số nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật pháp quy định.
c) Phòng kinh doanh.
- Thu mua và bán hàng xuất nhập khẩu, tiếp thị và các công tác liên quan đến
lĩnh vực kinh doanh.
- Thông báo sản xuất cho phòng điều hành sản xuất.
- Theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế.
- Trực tiếp chỉ đạo các bộ phận tiếp thị, xuất nhập khẩu lập ra các chiến lượt
kinh doanh, các chính sách ưu đãi với khách hàng nhằm đẩy mạnh doanh thu.
- Giải quyết khiếu nại của khách hàng (nếu có)
d) Phịng hành chính dân sự.
- Quản lý nhân sự của cơng ty, thực hiện đào tạo ngay từ đầu khi chuyển nhân

viên và lưu hồ sơ cá nhân, tổ chức tham mưu ý kiến cho ban giám đốc về công tác
nhân sự, xây dựng chính sách lương.
- Quan hệ đối ngoại với các cơ quan chức năng có liên quan và các cấp chính
quyền địa phương.
e) Phịng kế tốn.
- Chịu trách nhiệm về lập chứng từ, ghi chép sổ sách, lưu trữ và tổng hợp các
chứng từ theo chế độ kế toán hiện hành.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, tham mưu cho Bam Giám Đốc về tình hình tài
chính, cách huy động và sử dụng vốn kinh doanh.
f) Phòng điều hành sản xuất.
- Chịu trách nhiệm triển khai sản xuất theo thơng báo từ phịng kinh doanh.
- Quản lý kiễm tra quá trình kỹ thuật chế biến, điều kiện sản xuất đảm bảo việc
tuân thủ các quy định, quy phạm trong quá trình sản suất, chịu trách nhiệm về quá
trình sản xuất sản phẩm.
7


- Phụ trách công tác sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Báo cáo Ban Giám Đốc về tình hình sản xuất của phân xưởng.
g) Phòng quản lý chất lượng.
- Chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Thẩm tra việc thực hiện quy định chế biến, thực hiện việc vệ sinh cơng nghiệp
theo quy trình quản lý chất lượng đã đề ra.
- Phân công đội ngũ cán bộ giám sát việc thực hiện: GMP, SSOP, HACCP.
h) Phòng máy.
- Theo dõi, kiểm tra, vận hành máy móc thiết bị.
- Kiểm tra kĩ thuật độ an toàn của máy.
- Lập kế hoạch thực hiện và duy trì chế độ bảo trì.
- Sữa chữa các thiết bị và thiết bi hư hỏng.
2.3. Tình hình nhân sự tại cơng ty.

a) Cơ cấu lao động theo giới tính.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Cơng ty Minh Q.
Giới tính

Số lượng

Nam
Nữ
Tổng

(người)
113
312
425

Năm 2010
Tỷ lệ
(%)
26.59
73.41
100

Số lượng
(người)
154
376
530

Năm 2011
Tỷ lệ

(%)
29.06
70.94
100

Nguồn: Phịng hành chính sự nghiệp.
Theo Bảng 2.1 số lượng nhân viên nữ đã có sự gia tăng trong năm 2011 so với
năm 2010, cụ thể số tăng là 64 nhân viên ứng với mức tăng là 20.5%. Do đặc thù của
nghành nghề cần sự tỉ mỉ với độ chính xác cao nên đa số cơng nhân trong cơng ty là
nữ, chiếm đến 70.94%. Cịn lại là nam chiếm 29.04% với ưu thế về sức khỏe thích hợp
các cơng việc như khn vác cá ngun liệu qua các giai đoạn, trong khâu chế biến.

8


Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Năm 2011.

Nguồn: Phịng hành chính sự nghiệp.
b) Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Công ty Minh Quý.
Năm 2010

Năm 2011

Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ


Số lượng

Tỷ lệ

18-30
31-45
46-60
Trên 60
Tổng

(người)
233
175
12
5
425

(%)
54.82
41.18
2.82
1.18
100

(người)
302
148
56
24
530


(%)
56.98
27.92
10.57
4.53
100

Nguồn: Phịng hành chính sự nghiệp.
Có thể thấy ở Bảng 2.2 lao động tuổi từ 18 - 45 chiếm 84.9% trên tổng số lao
động. Như vậy công ty đang sở hữu một đội ngũ lao động trẻ tuổi, cần tạo ra nhiều
động lực để thúc đẩy sự sang tạo và lịng nhiệt tình của họ trong cơng việc. Bên cạnh
đó cơng ty nên quan tâm đến chế độ đãi ngộ, quan tâm đến đời sống sinh hoạt của
nhân viên.
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011.

Nguồn: Phịng hành chính sự nghiệp.
9


c) Cơ cấu lao động theo trình độ.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ của Cơng ty Minh Quý.
Năm 2010
Trình độ
Trên ĐH
Đại học
Cao đẳng
LĐPT
Tổng


Năm 2011

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

(người)
2
18
35
370
425

(%)
0.47
4.24
8.24
87.06
100

(người)
2
20
35
473
530


(%)
0.38
4.23
6.60
89.25
100

Nguồn: Phịng hành chính sự nghiệp.
Hình 2.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Năm 2011.

Nguồn: Phịng hành chính sự nghiệp.
Theo như ở Bảng 2.5, ta nhận thấy thì trình độ nhân viên của cơng ty chủ yếu là
lao động phổ thông chiếm 89.25% tổng số lao động. Doanh nghiệp tuyển dụng nhân
công tại địa phương và tạo ra công ăn việc làm cho họ. Đây là điều đáng được cơng
nhận, tuy vậy bên cạnh đó cơng ty cần quan tâm nhiều hơn đến quy trình hướng dẫn
nhân viên một cách cụ thể trong các quy trình sản xuất.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận.
3.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.
a) Khái niệm chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng là gì? Tại sao các tập đồn trên thế giới và các doanh nghiệp
hiện nay lại coi trọng nó như vậy? Ta có thể thấy rõ hơn qua sơ đồ sau:
Hình 3.1. Sơ Đồ Chuỗi Cung Ứng Tổng Qt.


Nguồn:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng, theo như Ganeshan &
Harison thì: “Chuỗi ứng là một chuỗi bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm
làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dung. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa
chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu biến đổi các
nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này
tới tay người tiêu dùng”. Hay theo như Lee & Billington thì: “Chuỗi cung ứng là hệ
thống các cơng cụ để chuyển hóa ngun liệu thơ từ bán thành phẩm tới thành phẩm,
chuyển tới người tiêu dùng qua hệ thống phân phối”.

11


Từ các khái niệm được đưa ra ta có thể hiểu chuỗi cung ứng là mạng lưới các
nhà cung cấp, nhà cung cấp, nhà láp ráp, nhà phân phối và các trang thiết bị hậu cần
nhằm thực hiện các chức năng:
- Thu mua nguyên vật liệu.
- Chuyển đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thiện.
- Phân phối các sản tới khách hàng.
Nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi cung ứng là khách hàng cuối
cùng nên họ là yếu tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. mục đích then chốt cho bất kỳ
chuỗi cung ứng nào cũng là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các hoạt động chuỗi
cung ứng bắt đầu bằng việc thực hiện các đơn đặt hàng và kết thúc khi khách hành
nhận và thanh tốn các đơn hàng đó.
b) Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng.
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và
quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực
sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con nguời và cơng
nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành cơng.
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung

và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho
hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và
phân phối đến khách hàng cuối cùng.
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng:
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách thích hợp
và hiệu quả nhà cung cấp, nguời sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm
phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về
chất luợng, với mục đích giảm thiểu chi phí tồn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn
những yêu cầu về mức độ phục vụ.
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Managerman – SCM) là một sự quản lý
toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới nhà bán buôn
bán lẽ, khách hàng trung gian và cuối cùng tới người tiêu dùng. SCM có ba mục tiêu
chính:
- Giảm hàng tồn kho.
12


- Tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đỗi dữ liệu với thời gian
thực.
- Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng nhu cầu khách hàng một
cách tối ưu nhất.
SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó các nhà cung cấp và các công ty sản
xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và phân phối sản phẫm dịch vụ tới tay khách hàng.
3.1.2. Cấu trúc và các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng.
a) Cấu trúc của chuỗi cung ứng.
Hình 3.2. Cấu Trúc của Chuỗi Cung Ứng.

Nguồn:
Một dây chuyền cung ứng bao gồm tối thiểu ba yếu tố: Nhà cung cấp, nhà sản

xuất và khách hàng.
Nhà cung cấp: Là các doanh ngiệp bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu
vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhà sản xuất: Là nơi sử dụng dịch vụ, nguyên liệu đầu vào và áp dụng các quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất đợc sử
dụng nhằm tăng hiệu quả nâng cao chất lương sản phẩm tạo nên sự thông suốt cho dây
chuyền cung ứng.
Khách hảng: Là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
b) Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng.

13


Hình 3.3. Thành Phần của Chuỗi Cung Ứng.

Nguồn:
Sản xuất: Là khả năng của đây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm.
phân xưởng nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phẩn này.
Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả
năng đáp ứng nhu cấu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Vận chuyển: Là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu,
cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa
khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lực chọn
phương thức vận chuyển. thơng thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản: Đường
biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, dạng điện tử, đường ống.
Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hóa sản xuất ra như thế nào? Chính yếu tố tồn
kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của cơng ty.
Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa
điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây
chuyền cung ứng.

Thơng tin: Thơng tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn.
Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược
lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng.
3.1.3. Mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng.
a) Mục tiêu của chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành tố của chuỗi, những tác động của
chúng đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách
hàng. Như vậy, mục tiêu trong phân tích chuỗi cung ứng như sau:
14


×