Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dạy học theo hướng hỗ trợ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.14 KB, 27 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI 2

NGUYN TH THANH TUYấN

DạY HọC THEO HƯớNG Hỗ TRợ HọC SINH LớP 4
GặP KHó KHĂN TRONG HọC TOáN
Chuyờn ngnh: Giỏo dc hc (Tiu hc)
Mó s: 62 14 01 01

TểM TT LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

H NI 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Trần Trung
2. PGS. TS Đào Thái Lai

Phản biện 1: ...................................................................................
Phản biện 2: ...................................................................................
Phản biện 3: ...................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội


hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2


NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1.
2.
3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2011), Dạy học phân hóa môn toán cho học sinh
yếu kém ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt 12/2011 trang 78,79.
Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2013), Một số kết quả nghiên cứu về học sinh học
kém , Tạp chí giáo dục số đặc biệt 8/2013 trang 34, 35, 36
Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2013), Một số nguyên tắc sử dụng phương tiện trực
quan trong dạy học toán cho học sinh học lực yếu kém, Tạp chí Giáo dục số
323 kì 1 (12/2013) trang 47,48.
Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2014), Giúp đỡ học sinh học kém toán ở tiểu học
theo tiếp cận cá biệt, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, số
đặc biệt công bố các công trình hội thảo: Nghiên cứu giáo dục toán học theo

hướng phát triển năng lực người học, giai đoạn 2014-2020, Volume 59,
Number 2A, 2014, trang 216 đến 220.
Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2015), Một số phương pháp xác định học sinh học
kém toán tiểu học, Tạp chí khoa học giáo dục Viện khoa học giáo dục Việt
Nam, số đặc biệt tháng 4 - 2015 trang 29,30,31,32.
Nguyen Thi Thanh Tuyen (2015),Designing a Classification Toolkit for
Mathematically - Deficient 4th Grade Students: A Case Study in Vietnam,
International Journal of Learning, Teaching and Educational Research
Vol. 14, No. 2, pp. 68-86, December 2015.
Nguyen Thi Thanh Tuyen (2015), Forming Self-Study Skills for Students Bad at
Math in High Schools in Vietnam, International Journal of Learning, Teaching and
Educational Research
Vol. 14, No. 2, pp. 53-67, December 2015
Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2017), Thực trạng hỗ trợ học sinh lớp 4 gặp khó
khăn trong học Toán ở các trường tiểu học, Tạp chí khoa học trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, số 48 (tháng 4 năm 2017) trang từ 130 đến 138.
Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2017), Vận dụng lí thuyết đa trí tuệ trong dạy học
cho học sinh gặp khó khăn trong học toán ở tiểu học , Kỷ yếu hội thảo khoa
học quốc tế “Phát triển năng lực sáng tạo và cơ hội cho các ý tưởng kinh doanh
khởi nghiệp”, tổ chức tại trường Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội
tháng 8 năm 2017, trang 210 đến 218.


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Học sinh (HS) gặp khó khăn trong học toán (GKKTHT) luôn tồn tại khách
quan trong mỗi nhà trường Tiểu học (TH). Trong nhóm đó, một thành phần không
nhỏ, mặc dù không khuyết tật, không có vấn đề về sức khỏe, nhưng vẫn khó khăn
trong việc thực hiện các phép tính cơ bản đến tận cuối cấp tiểu học. Thực trạng đó

dẫn đến nỗi bức xúc của xã hội. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới thì thực tiễn
này không phải là hiện tượng lạ. Theo W. K. Brennan , có khoảng 13% học sinh
GKKTHT ở tiểu học và trong đó 5% gặp trở ngại nghiêm trọng, chưa hình thành
được kĩ năng tính toán cơ bản mặc dù không nằm trong bất kì diện khuyết tật nào.
TH là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó môn
Toán ở TH giúp cho HS có những kiến thức cơ sở ban đầu về toán học. Trong
đó, môn toán lớp 4 là một mắt xích quan trọng trong chuỗi kiến thức toán ở TH.
Vì thế, để giúp HS hoàn thành chương trình môn toán TH thì phải ôn luyện
chắc kiến thức toán đặc biệt ở giai đoạn lớp 4. Tuy nhiên, thực trạng học sinh
GKKTHT lại tăng dần theo khối lớp và chiếm tỉ lệ lớn nhất ở giai đoạn lớp 4 .
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã khẳng định: “Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Thực hiện công bằng
xã hội trong giáo dục và đào tạo”. Thực hiện nghị quyết đó, Bộ Giáo dục và đào
tạo đã chỉ đạo dạy học sát đối tượng, dạy học gắn liền với thực tiễn. Nhiều phương
pháp dạy học đã được đổi mới và áp dụng nhằm tăng cường hiệu quả học tập cho
HS. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho nhiều học sinh GKKTHT. Tuy nhiên, một
số HS vẫn gặp nhiều trở ngại trong học toán, đặc biệt là ở giai đoạn lớp 4. Một
phần do đặc trưng của môn toán lớp 4 có nhiều kiến thức mới và rất logic với
nhau. Mặc dù không gây quá tải cho HS lớp 4 nói chung nhưng luôn nặng đối với
những HS học chậm. Tình trạng HS thiếu hụt những kiến thức kĩ năng cơ bản
cũng cần phải nói tới một phần nguyên nhân là do thiếu vắng các biện pháp hỗ trợ
phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của HS.
Ở trong nước cũng như trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
học sinh GKKTHT. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu đến việc tìm hiểu các
nguyên nhân từ yếu tố sinh học, di truyền, HS thiểu năng, khuyết tật. Một số
nghiên cứu lại quan tâm đến vấn đề tìm hiểu đặc điểm nhu cầu nhận thức HS và cơ
chế lĩnh hội của học sinh GKKTHT. Vấn đề đặt ra là ngoài việc xác định được học
sinh GKKTHT với những vốn kinh nghiệm toán hiện tại, cần phải xác định được



2
đặc điểm và loại hình trí tuệ nổi trội của từng HS. Giáo viên (GV) có thể tận dụng
điểm mạnh về loại hình trí tuệ HS để chuyển hóa kiến thức toán thành những dạng
khác nhau phù hợp với thế mạnh của từng học sinh GKKTHT, giúp học sinh
GKKTHT dễ dàng tiếp thu những kiến thức còn thiếu hụt. Về vấn đề này cho đến
nay vẫn chưa được tác giả nào đi sâu nghiên cứu.
Từ các lí do trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Dạy học theo
hướng hỗ trợ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán’’.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện tình trạng HS lớp 4 gặp khó khăn
trong học toán, góp phần nâng cao hiệu quả DH môn toán ở TH.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học cho HS gặp khó khăn trong học toán ở tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hoạt động dạy học toán ở tiểu học và đặc điểm loại hình trí
tuệ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT đã xây dựng phù hợp với đặc điểm
năng lực nhận thức và chú ý đến điểm mạnh về loại hình trí tuệ của mỗi HS thì có thể
khắc phục tình trạng học sinh GKKTHT, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ các khái niệm và các vấn đề lý luận có liên quan: năng lực
nhận thức toán học, học sinh gặp khó khăn trong học tập, học sinh GKKTHT lớp 4,
hỗ trợ HS lớp 4 gặp khó khăn trong học toán.
- Nghiên cứu việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào việc hỗ trợ học sinh tiểu học
gặp khó khăn trong học toán.
- Nghiên cứu thực tiễn để xác định những nguyên nhân gây nên tình trạng
khó khăn trong học toán của HS lớp 4.
- Tìm hiểu thực trạng việc hỗ trợ HS lớp 4 gặp khó khăn trong học toán.

- Đề xuất các biện pháp hỗ trợ HS lớp 4 gặp khó khăn trong học toán.
- Thực nghiệm khoa học để khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện
pháp hỗ trợ HS lớp 4 gặp khó khăn trong học toán đã xây dựng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.


3
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case-study).
-Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện
pháp hỗ trợ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán.
- Đối tượng điều tra: HS lớp 4 gặp khó khăn trong học toán, GV dạy toán lớp
4 và phụ huynh HS lớp 4 gặp khó khăn trong học toán.
- Địa bàn khảo sát thực tế trong 2 tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên gồm các trường
: TH Cao Mại, TH Tứ Xã 2, TH Linh Thông
- Thời gian khảo sát thực tế : học kì 2 năm học 2013-2014, học kì 1 năm học
2014-2015.
- Tổ chức thực nghiệm khoa học trong 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc gồm các
trường: Trường TH Cao Mại ,TH Tứ Xã 2, TH Sơn Dương, TH Hùng Vương.
- Thời gian thực nghiệm khoa học: trong 2 năm học 2014 – 2015; 2015 - 2016.
8. Những luận điểm đƣa ra bảo vệ
8.1. Có thể nhận diện học sinh GKKTHT bằng kinh nghiệm quá trình dạy học
của giáo viên. Việc sử dụng quy trình xác định học sinh GKKTHT như đề xuất
của luận án, có thể xác định được HS lớp 4 GKKTHT, đồng thời phân loại và chỉ
ra được những thiếu sót của HS trong từng nội dung toán học
8.2. Mỗi HS lớp 4 kể cả học sinh GKKTHT đều có xu hướng phát triển về

một hay một số dạng trí tuệ nào đó. Việc dạy học theo hướng hỗ trợ HS lớp 4
GKKTHT quan tâm đến đặc điểm nhận thức, loại hình trí tuệ nổi trội của HS là
phù hợp với đặc điểm phát triển và phong cách học tập của HS. Góp phần cải thiện
mức độ nhận thức toán cho HS lớp 4 GKKTHT.
8.3. Một số biện pháp hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT đề xuất trong luận án là khả
thi và hiệu quả.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản về học sinh
GKKTHT định hướng hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT .
Luận án đã góp phần làm phong phú thêm cơ sở việc DH cho học sinh
GKKTHT dưới góc nhìn của các lí thuyết DH.


4
9.2. Về mặt thực tiễn
- Luận án đã đưa ra được các bước xác định HS lớp 4 GKKTHT . Đồng thời
cũng chỉ ra được các sai lầm thường gặp của HS lớp 4 GKKTHT.
- Luận án đã đưa ra được các yêu cầu về xây dựng hệ thống bài tập dùng để
phân loại HS lớp 4 GKKTHT .
- Luận án đã xác định được tình trạng HS lớp 4 GKKTHT ở TH hiện nay và
thực trạng hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT ở các trường TH.
- Luận án đã đề xuất được một số biện pháp hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT có
hiệu quả.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT.
Chƣơng 2. Cơ sở thực tiễn của việc hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT.
Chƣơng 3. Các biện pháp hỗ trợ học sinh lớp 4 GKKTHT.

Chƣơng 4. Thực nghiệm sư phạm.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HỖ TRỢ HỌC SINH
HỌC KÉM MÔN TOÁN LỚP 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về học sinh gặp khó khăn trong học toán
Vấn đề học sinh GKKTHT đã được nghiên cứu ở nước với nhiều góc độ khác
nhau. Ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau, mỗi công trình nghiên cứu đều vạch ra các
đặc điểm đặc trưng về học sinh GKKTHT và các nguyên nhân của nó, đồng thời
chỉ ra các hướng giải quyết tình trạng này. Từ các công trình nghiên cứu đó cho
thấy một số vấn đề đáng lưu ý sau:
- Một là: Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy bản chất HS gặp khó khăn
trong học tập nói chung và biểu hiện học sinh GKKTHT nói riêng. Tuy nhiên cần
làm sáng tỏ hơn khái niệm học sinh GKKTHT tiểu học, phân loại kĩ hơn về các
loại hình học sinh GKKTHT ở TH.
- Hai là: Trong các nghiên cứu về đặc điểm học sinh GKKTHT tiểu học đã được
nói tới hai yếu tố: đặc điểm tư duy liên quan đến khả năng nhận thức và đặc điểm định
hướng cá nhân trong đó nói về thái độ học tập của HS. Tuy nhiên, cần mô tả cụ thể hơn


5
về đặc điểm chú ý, đặc điểm ghi nhớ, đặc điểm khái quát hóa trừu tượng hóa, đặc điểm
về loại hình trí tuệ nổi trội hay đặc điểm tính cách của học sinh GKKTHT TH.
- Ba là: Đã có những nghiên cứu đưa ra các giải pháp hỗ trợ học sinh
GKKTHT. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới định hướng ở tầm vĩ mô. Đến nay, vẫn
chưa một tài liệu chuyên biệt nào cũng như chưa có công trình nghiên cứu cụ thể
nào đưa ra được biện pháp hỗ trợ học sinh GKKTHT ở TH, nhất là ở lớp 4.
1.2. Học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
1.2.1. Quan niệm về học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về học sinh GKKTHT. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi thống nhất với quan niệm của Surabhi Verma về học sinh

GKKTHT và được mô tả như sau: “học sinh GKKTHT là những học sinh có khả
năng tiếp thu các tri thức toán học, nhưng với mức độ dưới mức trung bình so với
các bạn cùng độ tuổi. Để nắm bắt những khái niệm toán, học sinh GKKTHT cần
nhiều thời gian hơn, cần số lần lặp lại nhiều hơn; Nếu được phát hiện và hỗ trợ
kịp thời của giáo viên thì có thể thành công trong học tập môn toán. Ở học sinh
GKKTHT, các kỹ năng mang tính lập luận thường diễn ra chậm, làm cho việc học
toán và nắm bắt, vận dụng những khái niệm mới trở nên khó khăn”. Tuy nhiên,
một điều đặc biệt là học sinh GKKTHT không cần giáo dục đặc biệt. Các yếu tố
về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn hay những khiếm khuyết về trí tuệ đều không
phải là nguyên nhân của việc GKKTHT.
1.2.2. Biểu hiện của học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
- Qua thái độ khi nghe giảng và thực hiện nhiệm vụ trên lớp: Với học sinh
GKKTHT nhìn chung biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại
cố gắng, thiếu tự tin. Một số trường hợp chán học, không tập trung, uể oải trong
giờ học, lảng tránh sự chú ý của GV tới mình, không chịu ghi bài, hay làm việc
riêng do đó việc tiếp thu bài chậm.
- Biểu hiện qua các sai lầm về toán học: Với những học sinh GKKTHT ở
tình trạng trầm trọng, thường có nhiều biểu hiện về hổng kiến thức kĩ năng như:
chưa thuộc bảng nhân chia, thậm chí có em không thực hiện được phép tính cộng
trừ có nhớ, không biết quy tắc cộng, quy tắc nhân chia theo hàng dọc.


6
Với học sinh GKKTHT dạng thời điểm thường khó phát hiện nếu chỉ nhìn
vào điểm số cuối cùng của bài kiểm tra. Tuy nhiên đi vào chi tiết các kết quả sai sẽ
phát hiện ra những sai lầm thường gặp của học sinh.
1.2.3. Đặc điểm học sinh gặp khó khăn trong học toán
- Về đặc điểm nhận thức: Học sinh GKKTHT thường khó nhớ các thông tin
toán học qua thị giác và thính giác. Chính dựa trên đặc điểm của trí nhớ mà người
ta dễ dàng phân biệt học sinh GKKTHT với những học sinh khác trong trường

học. Học sinh GKKTHT cũng thường bị chi phối nhiều bởi các kích thích của các
tác nhân cũ nên rất khó chuyển sự chú ý của mình đến kích thích mới. Sức bền chú
ý của các em kém nên học sinh chỉ tập trung được trong thời gian ngắn, lơ đãng
hay bị chi phối với tất cả những hoạt động ở xung quanh.
- Về Đặc điểm về xã hội và cảm xúc: Học sinh GKKTHT thường có tâm lý
không ổn định từ cấp độ nhẹ đến cấp độ nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng khoảng 70% học sinh GKKTHT đánh giá mình thấp trong nhận thức. Trong
khi đó, học sinh GKKTHT đều là những học sinh có trí tuệ bình thường.
1.2.4. Xác định học sinh gặp khó khăn trong học toán
Trong thực tế, thông qua quan sát, tiếp xúc hàng ngày với HS, GV có thể phát
hiện được các biểu hiện khó khăn của HS trong học toán, song thường nhầm lẫn,
cho rằng do HS lười biếng, không cố gắng. Những biểu hiện này không chỉ xuất
hiện ở học sinh GKKTHT mà có thể bắt gặp ở HS tăng động giảm chú ý, lười
biếng, thiếu động cơ học tập. Vì vậy, cần có các công cụ, cách thức sàng lọc, cách
thức xác định học sinh GKKTHT, giúp xác định đúng đối tượng và phân loại được
những dạng khác nhau của học sinh GKKTHT.
1.2.5. Nguyên nhân học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
Thứ nhất, do đặc trưng của môn toán với tính trừu tượng và logic cao, nhất là
trong giai đoạn lớp 4. Kiến thức toán lớp 4 là mắt xích chuyển tiếp giữa các vòng
số. Sự mở rộng vòng số trong mạch kiến thức số học kéo theo những mở rộng kiến
thức ở các mạch kiến thức khác: hình học, đại lượng, thống kê và nhất là trong các
bài toán có lời văn; Thứ hai, do phương pháp và cách thức tổ chức dạy học của
GV: dạy học phân hóa trên lớp học còn mang tính chất hình thức, dạy chưa sát đối
tượng, chưa có biện pháp phù hợp trong công tác hỗ trợ học sinh GKKTHT; Thứ
ba, do thiếu sót trong bản thân học sinh: còn hạn chế trong tư duy toán học, chưa
cố gắng, thiếu tích cực, thiếu tự giác trong học tập.


7
1.2.6. Phân loại học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán

Có nhiều cách để phân loại học sinh GKKTHT. Tuy nhiên, với HS lớp 4 có
thể phân loại theo nội dung học tập gồm: HS gặp khó khăn trong tính toán; HS gặp
khó khăn trong nhận diện và ghi nhớ các khái niệm và công thức liên quan đến
học hình; HS gặp khó khăn trong việc nhận biết các đại lượng và chuyển đổi giữa
các đơn vị, HS gặp khó khăn trong việc giải toán có lời văn. Cũng có thể phân loại
theo mức độ trầm trọng của tình trạng GKKTHT để chia thành 2 nhóm: nhóm 1 –
gặp khó khăn thường xuyên; nhóm 2 – Gặp khó khăn thời điểm.
1.3. Hỗ trợ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
Trên cơ sở nghiên cứu một số lí thuyết liên quan đến việc hỗ trợ học sinh
GKKTHT. Chúng tôi định hướng biện pháp hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT như sau:
Thứ nhất, cần đưa ra quy trình và công cụ để xác định chính xác những học sinh
GKKTHT. Sau đó xác định mục tiêu và lập kế hoạch chi tiết cho việc hỗ trợ từng học
sinh GKKTHT; Thứ hai, cần thiết kế nội dung dạy học phù hợp với mức độ nhận
thức của học sinh GKKTHT; Thứ ba, cần sử dụng các biện pháp dạy học phân hóa,
dạy học cá nhân lưu ý đến loại hình trí tuệ nổi trội ở học sinh để giúp học sinh
GKKTHT thêm cơ hội thành công trong học toán; Thứ tư, cần xây dựng hệ thống bài
tập hỗ trợ học sinh lóp 4 GKKTHT thực hành để rèn kĩ năng toán cơ bản; Thứ năm,
cần tăng cường các hình thức học tập hợp tác nhóm, hợp tác với gia đình hỗ trợ học
sinh GKKTHT;Thứ sáu, cần phải có những công cụ đánh giá được sự tiến bộ của học
sinh lớp 4 GKKTHT.
Kết luận chƣơng 1
Học sinh GKKTHT được quan tâm nghiên cứu từ rất nhiều năm, ở trong
nước cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xu hướng nghiên cứu về học sinh
GKKTHT được tiếp cận đa ngành, với sự tham gia của các chuyên gia nhiều lĩnh
vực: Tâm lí học, Giáo dục học và cả lĩnh vực thần kinh học. Trong đó các nhà
Giáo dục có vai trò đặc biệt trong hỗ trợ học sinh GKKTHT.
Học sinh GKKTHT là những học sinh có khả năng tiếp thu các tri thức toán
học, nhưng với mức độ dưới mức trung bình so với các bạn cùng độ tuổi. Những
biểu hiện qua hành vi, thái độ hay kết quả bài kiểm tra định kì chưa đủ để xác đinh
học sinh GKKTHT. Việc nhận diện một học sinh GKKTHT cần kết hợp xác định



8
bằng định tính và định lượng, không chỉ xác định những thiếu sót trong từng kĩ
năng toán của học sinh mà cần nắm bắt được đặc điểm phát triển, nhận thức, tính
cách, điểm mạnh và hạn chế của từng học sinh. Từ đó mới đưa ra được biện pháp
hỗ trợ phù hợp.
Việc tìm hiểu nguyên nhân học sinh GKKTHT vẫn tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau. Tuy nhiên, HS lớp 4 GKKTHT không thể không kể tới các yếu tố đặc
trưng của môn toán lớp 4, những hạn chế trong nhận thức của học sinh và những
biện pháp dạy học chưa phù hợp của giáo viên.
Ở mọi khối lớp và cấp học, học sinh GKKTHT luôn cảm giác mất tự tin về
sự thất bại của mình trong học tập, xem vấn nạn ấy như một khuyết tật bẩm sinh
không chữa chạy được. Tuy nhiên, lí thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner đã
thừa nhận hoàn cảnh văn hóa của trí tuệ, đã tính đến nhiều năng lực của con người.
Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận
động, thị giác…đồng thời lèo lái tất cả mọi người đi cùng một con đường và chịu
chung một sự đánh giá và phán xét. Trong khi đó, nhiều học sinh có thể học tập tốt
hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HỖ TRỢ HỌC SINH
LỚP 4 GẶP KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN
2.1. Môn toán lớp 4 và đặc điểm học sinh lớp 4
2.1.1. Môn toán lớp 4
Qua phân tích nội dung môn toán lớp 4 cho thấy HS lớp 4 GKKTHT thường
gặp vướng mắc khi: phân biệt các loại góc; nhận dạng hình và ghi nhớ công thức
tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi. Hình thành khái niệm phân số và
thực hiện các phép tính với phân số hay giải các bài toán có lời văn.
2.1.2. Đặc điểm học sinh lớp 4
HSTH nói chung và HS lớp 4 nói riêng có những nét đặc trưng về đặc điểm

tâm lí. Trong đó yếu tố tình cảm có mối quan hệ với các thuộc tính tâm lí của nhân
cách và chi phối toàn bộ các thuộc tính đó.
2.2. Thực trạng học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán và hỗ trợ học sinh lớp
4 gặp khó khăn trong học toán


9
Mục đích khảo sát
Sử dụng bộ công cụ khảo sát nhằm nhận diện học sinh GKKTHT lớp 4. Đánh
giá sâu để xác định những thiếu sót trong các kĩ năng toán cơ bản ở lớp 4, những
sai lầm của học sinh GKKTHT trong từng nội dung toán. Bên cạnh đó tìm hiểu
thực trạng hoạt động hỗ trợ học sinh GKKTHT lớp 4
Nội dung khảo sát
Hoạt động khảo sát tập trung vào một số nội dung sau: nhận diện học sinh
GKKTHT lớp 4; đặc điểm học sinh GKKTHT lớp 4; Nguyên nhân học sinh
GKKTHT; Thực trạng hỗ trợ học sinh GKKTHT lớp 4.
Phương pháp khảo sát
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập của HS; Phương pháp
điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát và phương pháp đàm thoại; Phương
pháp điều tra viết; Phương pháp thực nghiệm phát hiện tự nhiên; Phương pháp
phân tích tiểu sử HS; Phương pháp xử lí thông tin, số liệu.
Kết quả khảo sát
- Kết quả khảo sát về kĩ năng toán của học sinh lớp 4: Qua các vòng khảo sát
về đánh giá sàng lọc ban đầu và khảo sát chuyên sâu theo từng mạch kiến thức
toán. Chúng tôi xác định được tỉ lệ HS lớp 4 GKKTHT ở các trường tiểu học
chiếm 12,8% trong đó 4,5% rơi vào tình trạng gặp khó khăn nghiêm trọng, 8,3%
gặp khó khăn trong một số nội dung toán của lớp 4. Với những khó khăn và sai
lầm trong học toán lớp 4 như sau: (i) Khó khăn và sai lầm trong thực hiện các
phép tính cơ bản (Sai lầm trong kĩ thuật đặt tính và thực hiện phép tính; Sai lầm
khi thực hiện dãy nhiều phép tính; Sai lầm khi thực hiện phép tính có dấu ngoặc;

Sai lầm khi thực hiện phép tính với phân số; Khó khăn và sai lầm trong thực hiện
các bài tập về hình học; Sai lầm khi sử dụng công thức để giải toán; Thực hiện tính
toán mà không đưa các số đo về cùng đơn vị đo; Nhầm lẫn giữa đơn vị diện tích
và đơn vị độ dài). (ii) Khó khăn và sai lầm trong khi giải toán có lời văn ( Sai lầm
trong việc ghi lời giải; Ghi kèm đơn vị trong phép tính; Ghi phép tính theo cột
dọc; Sai lầm trong ghi đáp số của phép toán; Hiểu sai yêu cầu bài toán; Hiểu sai
các dữ kiện bài toán; Trình bày lời giải không đầy đủ). (iii) Khó khăn và sai lầm
trong khi làm các bài tập về đại lượng ( Sai lầm khi chuyển đơn vị này sang đơn vị
khác; Thực hiện phép toán giữa các đơn vị đo khác nhau; Xác định cơ số giữa đơn
vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích; Sai lầm khi so sánh các đại lượng trong bài
toán có lời văn; Sai lầm khi thực hành đo).


10
- Kết quả xác định loại hình trí tuệ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
Nhóm học sinh GKKTHT lớp 4 cũng có xu hướng phát triển mạnh về các
loại hình trí tuệ không gian, vận động, ngôn ngữ và hướng ngoại. Tuy nhiên, các
em đạt mức độ giỏi nhiều nhất với loại hình trí tuệ không gian, vận động. Với loại
hình trí tuệ ngôn ngữ, hướng ngoại phần lớn các em chỉ đạt đến mức độ điểm khá,
rất ít em đạt đến điểm giỏi. Đặc biệt, hầu hết học sinh GKKTHT lớp 4 bị hạn chế
về trí tuệ logic – toán. Trí tuệ âm nhạc, tự nhiên và nội tâm chủ yếu ở mức điểm
trung bình.
- Thực trạng nguyên nhân học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán; có rất
nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng học sinh GKKTHT lớp 4. Song ba nhân tố sau
có thể coi là những nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, về phía học sinh: Mặc dù không
có vấn đề về sức khỏe, hay vấn đề về trí tuệ nhưng kết quả điều tra đặc điểm HS cho
thấy: học sinh GKKTHT khối lượng chú ý thấp, khả năng chú ý và ghi nhớ kém, khả
năng khái quát hóa và trừu tượng hóa kém là những nguyên nhân chính từ phía học
sinh gây nên sự học kém; Thứ hai, về phía gia đình: phần lớn các gia đình có học
sinh GKKTHT lớp 4 chưa quan tâm đầy đủ đến việc học của con, chưa theo dõi

việc học của con, chưa biết những khó khăn con đang gặp phải, chưa biết cách
động viên con học. Một số gia đình cũng đã rất quan tâm đến việc học của con,
biết đến tình trạng GKKTHT của con mình nhưng chưa đủ kiến thức hoặc phương
pháp để hỗ trợ con học; Thứ ba, về phía giáo viên và nhà trường: mặc dù xếp thứ
bậc cuối cùng trong đánh giá của giáo viên về nguyên nhân học sinh GKKTHT.
Tuy nhiên, kết quả nhận thức của HS là sản phẩm của công tác giáo dục. Để dạy
sát đối tượng và sử dụng biện pháp hỗ trợ hợp lí luôn là vấn đề khó khăn cần được
nghiên cứu giải quyết trong mọi thời kì của giáo dục.
- Thực trạng hoạt động hỗ trợ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán.
Thực tế điều tra về hoạt động hỗ trợ học sinh GKKTHT ở các trường TH cho
thấy: ở các trường TH về cơ sở vật chất, điều kiện PTDH khá đầy đủ và phong
phú về chủng loại. Tuy nhiên, trong tổ chức DH hỗ trợ học sinh GKKTHT còn
chưa linh hoạt. Các nhóm học tập hỗ trợ học sinh GKKTHT cũng chủ yếu theo
vị trí ngồi của HS, chưa có sự linh hoạt trong việc tổ chức nhóm như nhóm cùng
trách nhiệm, nhóm tự nguyện hỗ trợ học sinh GKKTHT, chưa thành lập được các
nhóm học theo sở trường HS. Chưa tận dụng các PTDH phong phú sẵn có, các
trò chơi học tập để tổ chức DH theo hướng phát huy trí tuệ nổi trội giúp học sinh


11
GKKTHT dễ dàng tiếp thu kiến thức toán hơn. Trong các hoạt động hướng dẫn
cá nhân học sinh GKKTHT trên lớp học chung và trong buổi phụ đạo, GV chủ
yếu sử dụng phương pháp giảng giải, lặp đi lặp lại nhiều lần để giúp HS khắc sâu
ghi nhớ. GV chưa chú ý đến đặc điểm cá nhân HS để tổ chức DH bắt đầu từ điểm
mạnh của HS. GV chưa phát huy hết sức mạnh bạn bè để hỗ trợ học sinh
GKKTHT. GV cũng chưa có biện pháp phối kết hợp với gia đình học sinh
GKKTHT để hoạt động hỗ trợ học sinh GKKTHT được hiệu quả hơn.
Kết luận chƣơng 2
Qua quá trình khảo sát thực tiễn cho thấy:
Học sinh GKKTHT vẫn tồn tại khách quan trong mỗi nhà trường TH. Ở các

nhà trường khác nhau, tỉ lệ học sinh GKKTHT khác nhau. Một số lượng không ít
(4,5%) rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng. Số HS khó khăn trong một số nội
dung toán của lớp 4 chiếm con số đáng kể (8,3%).
Học sinh GKKTHT lớp 4 có những nét đặc trưng về đặc điểm nhận thức, đặc
điểm tính cách. Xu hướng phát triển ở một số loại hình trí tuệ quyết định phong
cách học tập của HS. Đồng thời, yếu tố tình cảm lứa tuổi có tác động mạnh mẽ tới
nhu cầu và nhận thức của HS lớp 4 GKKTHT.
Thực tiễn hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT mặc dù đã cố gắng sử dụng nhiều hình
thức khác nhau. Tuy nhiên, chưa tính đến việc tận dụng điểm mạnh, xu hướng
phát triển về loại hình trí tuệ nổi trội để khắc phục những hạn chế, nâng cao nhận
thức, kĩ năng toán cho học sinh GKKTHT.
Phân tích đặc điểm phát triển của HS lớp 4, đặc điểm loại hình GKKTHT và
thực tiễn hoạt động hỗ trợ lớp 4 GKKTHT cho thấy sự cần thiết phải hỗ trợ tâm lí,
tăng cường sự tự tin, nhu cầu, hứng thú của học sinh GKKTHT. Cần lưu ý đến
điểm mạnh, xu hướng phát triển loại hình trí tuệ ở học sinh GKKTHT để đưa ra
các chiến lược, biện pháp dạy học phân hóa, dạy học cá nhân giúp học sinh
GKKTHT tiếp thu kiến thức toán bằng những cách khác nhau từ chính thế mạnh
của chúng.


12
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 4
GẶP KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT
1) Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với nhu cầu học sinh gặp khó khăn trong
học toán; 2) Dạy học dựa trên sự phát triển những thế mạnh của học sinh; 3) Đảm
bảo mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh
với học sinh; 4) Đảm bảo phát huy tính tích cực chủ động trong học tập; 5) Tổ
chức hoạt động dạy học dựa trên sự hứng thú của học sinh, đa dạng hóa hoạt động

dạy học
3.2. Các biện pháp hỗ trợ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
3.2.1. Biện pháp 1: Xác định học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán và lập
kế hoạch hỗ trợ
- Mục tiêu biện pháp: Nhằm đề xuất các bước trong quy trình xác định và
phân loại HS lớp 4 GKKTHT. Trên cơ sở xác định và phân loại học sinh
GKKTHT đó, đồng thời dựa trên đặc điểm nhận thức, đặc điểm phát triển của HS
để lập kế hoạch chi tiết hỗ trợ từng HS lớp 4 GKKTHT .
- Yêu cầu: Xác định HS lớp 4 GKKTHT trên quan điểm tổng hợp các thông
tin, phối hợp các đánh giá chính thức với đánh giá không chính thức, phối hợp
giữa giáo viên trực tiếp giảng dạy, kết quả kiểm tra đánh giá học sinh và cả phụ
huynh HS. Việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh GKKTHT cần: dựa trên cơ sở
những thiếu sót về kiến thức, kĩ năng toán của HS; Nắm bắt nhu cầu, điểm mạnh,
điểm yếu, đặc điểm tính cách, tư duy, loại hình trí tuệ; Kế hoạch hỗ trợ phải xác
định được mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
- Nội dung, cách thức tiến hành: Các bước thực hiện việc xác định HS lớp 4
GKKTHT và lập kế hoạch hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT được tiến hành như sau:


13

Bước 1: Xác định học sinh GKKTHT bằng định tính: trong quá trình giảng
dạy ngoài việc GV quan sát biểu hiện học tập của HS và sử dụng những kinh
nghiệm đánh giá HS vốn có nên kết hợp dùng bảng tham chiếu phát hiện HS lớp 4
GKKTHT; Bước 2: Xác định học sinh GKKTHT bằng định lượng: Thứ nhất, kiểm
tra học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán lớp 4 , xác định những yêu
cầu học sinh chưa đạt được. Thứ hai, kiểm tra sâu trong từng nội dung toán theo
quá trình hình thành kiến từ lớp 1 đến thời điểm hiện tại; Bước 3: Tìm hiểu HS;
Bước 4: Lập kế hoạch hỗ trợ.
3.2.2. Biện pháp 2. Thiết kế nội dung dạy học phù hợp với mức độ nhận thức

của học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán.
- Mục tiêu biện pháp: Nhằm đưa ra các phương án thiết kế nội dung dạy học
trên lớp và hướng dẫn tự học ở nhà phù hợp với năng lực của từng học sinh
GKKTHT.
- Yêu cầu: Thiết kế nội dung dạy học cho HS lớp 4 GKKTHT trên cơ sở mục
tiêu bài học và mục tiêu DH hỗ trợ học sinh GKKTHT. Dựa trên mục tiêu chung
của bài học và dựa trên nhu cầu, khả năng nhận thức của học sinh để GV đặt ra
những yêu cầu hoặc hướng dẫn phù hợp với học sinh GKKTHT .
- Nội dung, cách thức tiến hành: Để thiết kế nội dung dạy học cho học sinh
GKKTHT cần thực hiện viêc thiết kế nội dung dạy học trên lớp và nội dung hướng


14
dẫn tự học ở nhà.
Thiết kế nội dung dạy học trên lớp có thể tiến hành một trong các phương án
sau: (i) Thiết kế theo kiểu đa trình độ. Với hình thức này, học sinh GKKTHT cùng
tham gia vào một bài học trong cùng một chương trình nhưng với mục tiêu học tập và
yêu cầu khác nhau dựa trên trình độ nhận thức và nhu cầu của HS; (ii) Thiết kế nội
dung dạy học theo kiểu thay thế. Một số học sinh GKKTHT không thể tham gia
vào các hoạt động học tập chung của lớp học trong một thời gian hay một nội dung
học tập cụ thể. Thiết kế nội dung dạy học theo kiểu thay thế là hình thức thiết kế nội
dung dạy học hoàn toàn mới không nằm trong nội dung chương trình.
Thiết kế nội dung hướng dẫn tự học: Thiết kế nội dung hướng dẫn tự học giáo
viên cần lưu ý những khó khăn của học sinh trong từng bài học, từng chủ đề hay từng
nội dung toán. Quan tâm tới những thiếu sót, hạn chế trong các kĩ năng toán. Việc
thiết kế nội dung hướng dẫn tự học có thể theo ngày, theo tuần hoặc theo sau mỗi chủ
đề lớn. Việc thiết kế cần: (1) chỉ ra cho học sinh những lưu ý, thiếu sót và những tiến
bộ của học sinh; (2) cần xây dựng hướng dẫn chi tiết: học sinh cần làm gì, làm như
thế nào; (3) việc xây dựng bài tập trong hướng dẫn tự học cần có bài tập mẫu và bài
tập thực hành tương tự. Trong các hướng dẫn để học sinh nhớ công thức, quy tắc hay

cách thực hiện nên trình bày ngắn gọn, sử dụng các hình ảnh, sơ đồ, màu sắc giúp
học sinh dễ hình dung công thức, quy tắc toán.
3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các biện pháp dạy học phân hóa cho từng cá nhân có
chú ý đến loại hình trí tuệ nổi trội của học sinh.
- Mục tiêu biện pháp: Nhằm đưa ra đưa ra quy trình thiết kế kế hoạch dạy học
dạy học phân hóa theo hướng đa trí tuệ, đưa ra các chiến lược dạy học theo các trí
tuệ nổi trội trong hỗ trợ cá nhân
- Yêu cầu: Việc thiết kế kế hoạch dạy học phân hóa theo hướng đa trí tuệ cần
tính đến xu hướng phát triển loại hình trí tuệ ở học sinh GKKTHT. Để trong quá
trình tổ chức dạy học mỗi học sinh GKKTHT đều lựa chọn được nhóm học tập
phù hợp với sở trường của mình; Việc tổ chức dạy học theo hợp đồng đa trí tuệ
cần đảm bảo tính đa dạng các nhiệm vụ, bài tập cả về nội dung lẫn hình thức nhằm
tạo điều kiện mỗi học sinh đều được phát huy tối đa trí tuệ nổi trội và phát huy
điểm mạnh của HS; Việc hỗ trợ cá nhân cần bám sát kế hoạch hỗ trợ học sinh
GKKTHT. Xác định chính xác mức độ nhận thức toán của học sinh GKKTHT.
Quan tâm đến đặc điểm, tính cách HS.


15
- Nội dung, cách thức tiến hành:
Một số chiến lược dạy học môn toán lớp 4 theo các dạng trí tuệ nổi trội: (i)
Trí tuệ ngôn ngữ: GV có thể sử dụng các hình thức như kể chuyện, thuyết trình, sử
dụng trò chơi ô chữ, phiếu viết hoặc hoạt động viết. Đan xen các khái niệm chủ
chốt, ý tưởng, mục tiêu của bài học có thể xây dựng những câu chuyện thú vị hoặc
bài thơ vui và kể trực tiếp cho HS; (ii) Trí tuệ lôgic – toán học: Thay vì “dạy
ngay” kiến thức cho HS, GV có thể đối thoại với HS thông qua các câu hỏi lôgic;
(iii) Trí tuệ không gian: Trước khi đưa ra một phép toán, một tính chất nào đó, có
thể trình bày hay mô phỏng bằng hình ảnh hoặc sơ đồ. Cũng có thể tập cho HS tự
tạo hình ảnh hay vẽ sơ đồ logic về vấn đề đã dạy. Cũng có thể vẽ lên bảng con số
hình dạng khác thường, hay hình ảnh minh họa một nội dung nào đó; (iv) Trí tuệ

giao tiếp: Có thể khuyến khích HS tích cực tham gia những trò chơi; (v) Trí tuệ
nội tâm: cho HS đề xuất thời gian phản hồi nhiệm vụ học. Cũng có thể xây dựng
những nội dung tự học có chỉ dẫn chi tiết; (vi) Trí tuệ âm nhạc: có thể lấy phần cốt
lõi của bài học toán và tạo vần điệu cho nó. Ở mức độ thấp, có thể chỉ là phát âm
lời theo máy gõ nhịp, hoặc ngâm nga theo làn điệu của một bài dân ca. Cũng có
thể động viên các em phổ nhạc cho lời của bài học. Có thể sử dụng kỹ thuật đánh
nhịp hay gõ nhịp bằng vỗ tay, dập thước hoặc một công cụ quen thuộc như phách,
trống; (vii) Trí tuệ tự nhiên: Với học sinh GKKTHT loại hình trí tuệ này, các em
sẽ học tập hiệu quả hơn nếu học trong môi trường học tập có hoạt động tự nhiên
sống động, không gò bó. Có thể tận dụng những lợi ích của những những cơ hội
ngoài trời để quan tâm đến HS có những sở trường khám phá tự nhiên. Có thể đặt
ra cho HS những câu hỏi để tính toán, đong, đo…hay cho HS điều kiện thực hành
thực tế để hiểu hơn về bản chất các đơn vị đo; (viii) Trí tuệ vận động: Với những
học sinh GKKTHT trí tuệ vận động phát triển thường tăng động giảm chú ý. Vì
thế, có thể đề nghị HS đáp ứng các chỉ thị học tập bằng cách sử dụng cơ thể như
một công cụ biểu lộ trong quá trình học. Có thể cho các em diễn xuất một ý tưởng.
Cũng có thể tạo điều kiện cho các em học tập bằng cách dùng tay tạo vật hoặc làm
thí nghiệm bằng tay. Cung cấp cho các em những trang thiết bị cần thiết để học toán
trong thực hành đong, đo, chia, gộp, thêm, bớt,… Hay có thể sử dụng bản đồ cơ thể
để giúp HS học hoặc nhớ phép tính.
Các bước thiết kế kế hoạch dạy học phân hóa theo hướng đa trí tuệ: Bước 1Lựa chọn nội dung kiến thức trong bài có thể thiết kế theo hướng đa trí tuệ; Bước


16
2 - Tâp trung vào mục tiêu kiến thức đã lựa chọn đặt những câu hỏi đa trí tuệ
chính; Bước 3 - Tính toán các triển vọng. Lựa chọn phương pháp và nội dung
thích hợp nhất đối với bài dạy; Bước 4 - Kê khai các hoạt động với mỗi dạng trí
thông minh đã vạch ra ở bước 3; Bước 5 - Chọn các hoạt động thích hợp. Từ các ý
tưởng ở bước 4, khoanh tròn các ý tưởng thích hợp nhất với điều kiện DH; Bước
6- Lên kế hoạch một trình tự DH. Sử dụng các hoạt động thích hợp đã chọn, thiết

kế một giáo án dạy.
Các bước tổ chức dạy học môn toán lớp 4 theo hợp đồng học tập đa trí tuệ:
Bước 1- Giới thiệu bài học và các hợp đồng học tập theo trí tuệ nổi trội; Bước 2 Đăng kí hợp đồng học tập theo trí tuệ nổi trội, tổ chức cho HS nghiên cứu theo
hợp đồng đã kí kết; Bước 3-Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện theo hợp
đồng; Bước 4 -Tổ chức cho HS báo cáo kết quả; Bước 5: Đánh giá, thanh lí hợp
đồng, bổ sung và chính xác hóa kiến thức
Các bước hỗ trợ cá nhân học sinh GKKTHT theo loại hình trí tuệ nổi trội:
Bước 1- Xác định dạng trí tuệ nổi trội của học sinh GKKTHT; Bước 2- Xác định
chiến lược DH cho dạng trí tuệ nổi trội của học sinh GKKTHT; Bước 3- Tổ chức
lĩnh hội kiến thức toán thông qua các hoạt động trí tuệ nổi trội; Bước 4- Đánh giá.
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn kĩ năng toán cơ bản
cho học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
- Mục tiêu biện pháp: Mục tiêu biện pháp nhằm đưa ra cách thức xây dựng và
sử dụng hệ thống bài tập rèn kĩ năng toán cơ bản cho HS lớp 4 GKKTHT.
- Yêu cầu: Việc xây dựng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh GKKTHT cần đảm
bảo các yêu cầu sau: Bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán lớp 4; Dựa
trên các khó khăn và sai lầm của học sinh trong từng nội dung toán; Trực quan hóa
hệ thống kiến thức giúp HS lớp 4 GKKTHT dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ công
thức, quy tắc toán; Có hướng dẫn chi tiết cho mỗi dạng toán hỗ trợ học sinh tự ôn
luyện; Hệ thống bài tập cần được phân loại theo cấp độ giúp học sinh thực hành để
phát hiện và sửa chữa các sai lầm trong từng kĩ năng toán. Hệ thống bài tập có thể
được xây dựng với 3 cấp độ: cấp độ 1 – học sinh GKKTHT luôn làm được để tạo
niềm tin, động cơ và hứng thú trong việc thực hiện các bài tập tiếp theo; cấp độ 2 –
giúp học sinh phát hiện sai lầm; cấp độ 3 – học sinh được thực hành để sửa chữa sai


17
lầm; Các bài tập có thể được xây dựng dưới dạng trắc nghiệm hoặc tự luận để
phong phú thêm hệ thống bài tập và theo tinh thần của thông tư 22 về đánh giá học
sinh tiểu học.

- Nội dung, cách thức tiến hành: Căn cứ nội dung môn toán lớp 4 và chuẩn kiến
thức kĩ năng môn toán lớp 4. Chúng tôi xác định hệ thống bài tập rèn một số kĩ năng
toán cơ bản cho HS lớp 4 GKKTHT gồm: (i) Kĩ năng so sánh và sắp thứ tự các số;
(ii) Kĩ năng thực hiện các phép tính cơ bản với các số tự nhiên, phân số; (iii) Kĩ năng
nhận biết và phân biệt các loại góc, các loại hình, công thức tính chu vi, diện tích các
hình; (iv) Kĩ năng nhận biết và phân biệt các đại lượng, chuyển đổi các đơn vị trong
cùng một đại lượng;(v) Kĩ năng đọc và xử lí số liệu trên biểu đồ; (vi) Kĩ năng giải và
trình bày bài toán có lời văn.
Việc rèn luyện kĩ năng toán cho học sinh GKKTHT thông qua hệ thống bài tập
cần được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định những khó khăn và sai lầm của HS trong từng kĩ năng toán ở
lớp 4.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức trọng tâm yêu cầu trong
mỗi kĩ năng.
Bước 3: Học sinh thực hiện các bài tập theo mẫu
Bước 4: GV cùng HS kiểm tra lại cách làm và kết quả.
Bước 5: GV nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS, khen ngợi những
tiến bộ, lưu ý những thiếu sót.
Rèn kĩ năng toán cho học sinh GKKTHT thông qua hệ thống bài tập có thể
tiến hành trên lớp hoặc ở nhà. Khi đó phụ huynh phải thay thế giáo viên trong
bước 4,5. Việc rèn luyện chưa đạt yêu cầu về kĩ năng thì có thể lặp lại quá trình
bắt đầu từ bước 3.
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường các hình thức học tập hợp tác nhóm, hợp tác với
gia đình hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong học toán.
- Mục tiêu biện pháp: Nhằm đưa ra các hướng dẫn chi tiết trong quá trình học
tập hợp tác nhóm hỗ trợ học sinh GKKTHT. Đồng thời, đưa ra những chỉ dẫn cần
thiết đối với cha mẹ học sinh để hỗ trợ con em học ở nhà một cách có hiệu quả.
- Yêu cầu: (i) Đối với việc tổ chức học tập hợp tác nhóm cần: Tổ chức một
cách có hệ thống các hoạt động giúp học sinh GKKTHT được trải nghiệm; Khai
thác đặc điểm học sinh, điểm mạnh, sở thích của học sinh GKKTHT để khích lệ sự



18
sáng tạo của HS; Xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong quá
trình hợp tác nhóm, giải quyết các mối bất đồng trên quan điểm xây dựng; Để
nhóm học tập hợp tác hỗ trợ học sinh GKKTHT có hiệu quả nên để học sinh
GKKTHT vào nhóm có bạn thân, phân công trách nhiệm công bằng như những
thành viên khác trong nhóm. Khuyến khích học sinh GKKTHT phát biểu trước,
chấp nhận các cách diễn đạt riêng. (ii) Đối với việc hỗ trợ của cha mẹ học sinh tại
gia đình: Cha mẹ không nên đòi hỏi quá nhiều, vượt quá khả năng của HS; Cần động
viên, khen thưởng kịp thời với bất cứ sự tiến bộ nào của HS; Nội dung kiến thức cần
dạy cho học sinh GKKTHT tại gia đình một mặt phù hợp với khả năng của HS, mặt
khác cũng cần phù hợp với yêu cầu kiến thức đã được học trong ngày tại trường.
- Nội dung, cách thức tiến hành:
Có nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp
dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học hay trong suốt quá trình hỗ trợ học sinh
GKKTHT. Có thể theo sổ điểm danh, theo màu sắc, theo biểu tượng, theo giới tính,
theo vị trí ngồi, hoặc có cùng sự lựa chọn,... Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy
theo nhiệm vụ. Một số mô hình ghép nhóm hỗ trợ học sinh GKKTHT có thể áp dụng
như: Mô hình 1 - đôi bạn cùng tiến (Nhóm gồm 2 HS. một học sinh GKKTHT và
một HS khá giỏi dễ thông cảm, dễ chia sẻ, nhiệt tình trong việc hỗ trợ bạn
GKKTHT.); Mô hình 2 - nhóm có hs khá giỏi để hỗ trợ học sinh GKKTHT (Nhóm
được thành lập từ 3-5 HS có ít nhất 1 HS khá giỏi làm nhóm trưởng có trách nhiệm
điều hành nhóm và hướng dẫn bạn GKKTHT. Trong nhóm chỉ nên để 1 học sinh
GKKTHT cần phải hỗ trợ); Mô hình 3 - Nhóm tự nguyện (Được xây dựng từ những
HS tự nguyện hỗ trợ bạn GKKTHT); Mô hình 4- Nhóm ngẫu nhiên cùng trách nhiệm
(Nhóm được lập bằng cách ghép ngẫu nhiên); Mô hình 5 - Nhóm đa trí tuệ ( GV cho
những HS có loại hình trí tuệ nổi trội như nhau lập thành một nhóm )
Các hỗ trợ từ phía gia đình: trước tiên cần tăng cường các cuộc trao đổi với phụ
huynh hàng tuần và thậm chí hàng ngày. Trong quá trình hỗ trợ phụ huynh cần

chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ khi học ở nhà.
3.2.6. Biện pháp 6: Đánh giá sự tiến bộ của học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong
học toán
- Mục tiêu biện pháp: nhằm đưa ra các kĩ thuật quan sát, theo dõi, nhận xét
sản phẩm học sinh, cách xây dựng hồ sơ theo dõi học sinh, hỗ trợ giáo viên trong


19
đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình vượt qua những khó khăn gặp phải
trong học toán
- Yêu cầu: Đánh giá sự tiến bộ của học sinh GKKTHT cần đảm bảo tính tích
cực, phát triển; xem xét kết quả theo nhiều mặt, không nên chỉ đánh giá về mặt
kiến thức kĩ năng môn toán; Đánh giá theo mục tiêu và kế hoạch hỗ trợ của học
sinh GKKTHT.
- Nội dung, cách thức tiến hành: Đánh giá tính tích cực thực hiện nhiệm vụ
toán; Đánh giá tính tích cực hợp tác trong giờ học toán; Đánh giá việc khắc phục các
khó khăn sai lầm hay mắc phải có thể tiến hành qua các kĩ thuật: Qua quan sát; Phỏng
vấn; Đánh giá qua sản phẩm của học sinh và qua việc lập hồ sơ theo dõi học sinh. Việc
đánh giá sự tiến bộ học sinh GKKTHT toán cần lưu ý: (i) Trong quá trình DH, căn cứ
vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra kết quả
và quá trình thực hiện đi đến kết quả của học sinh; (ii) Nhận xét bằng lời nói trực tiếp
với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc
chưa làm được; (iii) Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS; áp dụng biện
pháp cụ thể để kịp thời hỗ trợ HS vượt qua khó khăn. Do năng lực của HS không đồng
đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ; (iv)
Việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh GKKTHT sẽ không quá tập trung vào nhận xét
năng lực và phẩm chất HS trong các đánh giá thường xuyên mà chỉ tập trung vào nhận
xét những gì HS đã làm được, chưa làm được, hướng dẫn khắc phục và lập kế hoạch
hỗ trợ tiếp theo; (v) Đánh giá sự tiến bộ của học sinh GKKTHT, không so sánh HS này
với HS khác, không tạo áp lực cho HS.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp hỗ trợ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong
học toán
Mỗi biện pháp đều có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự thành công
của quá trình hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT. Đồng thời, các biện pháp có mối quan hệ
biện chứng với nhau. Thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động hỗ trợ, cải thiện kĩ năng toán cho HS lớp 4 GKKTHT .
Biện pháp thứ nhất là nền tảng, cơ sở xác định các biện pháp còn lại. Từ biện
pháp thứ nhất, GV có thể điều chỉnh việc thiết kế nội dung dạy học phù hợp với


20
mục tiêu hỗ trợ học sinh GKKTHT (biện pháp 2), quyết định việc lựa chọn các
biện pháp dạy học phân hóa phù hợp với từng dạng trí tuệ nổi trội của HS (biện
pháp 3), lựa chọn việc sử dụng nhóm bài tập rèn luyện phù hợp với các thiếu sót
về kĩ năng toán của từng học sinh GKKTHT (biện pháp 4), có phương án hợp lí
trong sử dụng hình thức hỗ trợ từ phía bạn bè và gia đình học sinh GKKTHT (biện
pháp 5) và là cơ sở để đánh giá sự tiến bộ của học sinh GKKTHT (biện pháp 6)
Biện pháp 3 và biện pháp 4 có vai trò quan trọng quyết định nâng cao nhận
thức, kĩ năng toán của HS lớp 4 GKKTHT .
Hiệu quả của biện pháp 3,4 được tăng cường bởi biện pháp 2 và biện pháp 5.
Kết quả hoạt động hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT ở các biện pháp 2,3,4,5 được
đánh giá bởi biện pháp 6 và phản hồi trở lại việc điều chỉnh kế hoạch hỗ trợ ở biện
pháp 1.
Kết luận chƣơng 3
Từ các kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 3 cho thấy:
(1) Việc xây dựng các biện pháp hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT cần đảm bảo một
số nguyên tắc: đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với nhu cầu học sinh GKKTHT; DH
dựa trên sự phát triển những thế mạnh của HS; Đảm bảo mối quan hệ thân thiện, hợp
tác giữa GV với HS và giữa HS với HS; Đảm bảo phát huy tính tích cực chủ động
trong học tập; Tổ chức hoạt động DH dựa trên sự hứng thú của HS, đa dạng hóa hoạt

động DH.
(2) Các biện pháp hỗ trợ HS lớp 4 GKKTHT cần dựa trên các lí thuyết học tập
liên quan đến việc hỗ trợ học sinh GKKTHT, căn cứ vào đặc điểm chương trình môn
toán lớp 4 và đặc điểm HS lớp 4 GKKTHT . Hệ thống biện pháp được xây dựng gồm
6 biện pháp. Mỗi biện pháp đều có chức năng và vai trò nhất định góp phần tạo nên
sự thành công của hoạt động hỗ trợ học sinh GKKTHT. Tuy nhiên, các biện pháp có
mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau.
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
4.1. Khái quát về thực nghiệm
4.1.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài.


21
4.1.2. Thời gian và địa bàn thực nghiệm: Giai đoạn 1: Thực nghiệm kiểm chứng
tiến hành vào học kì 2 năm học 2014-2015. Giai đoạn 2: Thực nghiệm xác định
tiến hành trong năm học 2015-2016
4.1.3. Đối tượng thực nghiệm: Đối tượng thực nghiệm được xác định là việc hỗ
trợ những học sinh lớp 4 GKKTHT .
4.1.4. Nội dung thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp hỗ trợ HS lớp
4 GKKTHT .
4.1.5. Phương pháp thu thập thông tin và xử lí thông tin: Phương pháp điều tra;
Phương pháp quan sát; Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case-study); Phương
pháp thống kê toán học
4.1.6. Tiến hành thực nghiệm: Bồi dưỡng giáo viên dạy thực nghiệm; Mô tả việc
tiến hành thực nghiệm
4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
4.2.1. TNSP vòng 1 (học kỳ II năm học 2014-2015)
4.2.1.1. Kết quả chọn mẫu TNSP

Lựa chọn nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng tương đương nhau về trình
độ và tỉ lệ học sinh GKKTHT.
4.2.1. 2. Kết quả sau TNSP vòng 1
Kết quả học tập môn toán ở lớp thực nghiệm tăng, tỉ lệ HS lớp 4 GKKTHT ở
lớp thực nghiệm giảm xuống so với ban đầu và so với lớp đối chứng.
4.2.2. TNSP vòng 2 (học kỳ I năm học 2015-2016)
4.2.2.1. Kết quả chọn mẫu TNSP
Lựa chọn nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng tương đương nhau về trình
độ và tỉ lệ học sinh GKKTHT.
4.2.2. 2. Kết quả sau TNSP vòng 2
Kết quả học tập môn toán ở lớp thực nghiệm tăng, tỉ lệ HS lớp 4 GKKTHT ở
lớp thực nghiệm giảm xuống so với ban đầu và so với lớp đối chứng.
4.2.3. Phân tích kết quả trên các trường hợp điển hình
4.2.3.1. Quan điểm lựa chọn mẫu
+ Có sự khác nhau về loại hình học sinh GKKTHT.
+ Có sự khác nhau về đặc điểm HS.
+ Có sự khác nhau về loại hình tư duy.


22
4.2.3.2. Kết quả lựa chọn mẫu:
- Trường hợp 1: Nguyễn V. Tr thuộc diện GKK (gặp khó khăn) loại 2, phát
triển về trí tuệ không gian, ngôn ngữ.
- Trường hợp 2: Hoàng Th. H thuộc diện GKK loại 1, phát triển trí tuệ tự
nhiên, không gian, hướng nội.
- Trường hợp 3: Ngô Đ. B thuộc diện HSHK loại 1, phát triển trí tuệ không
gian, vận động
4.2.4. Đánh giá của giáo viên và ban giám hiệu về các biện pháp hỗ trợ học sinh
lớp 4 gặp khó khăn trong học toán
Ban giám hiệu, cán bộ phụ trách chuyên môn, các giáo viên dạy toán lớp 4 và

các giáo viên tham gia thực nghiệm sư phạm đều đánh giá các biện pháp hỗ trợ HS
lớp 4 GKKTHT là khả thi và hiệu quả.
4.3. Nhận xét chung về thực nghiệm
- Dưới tác động của các biện pháp sư phạm trong việc hỗ trợ HS lớp 4
GKKTHT đã xuất hiện xu hướng dịch chuyển rõ rệt: học sinh GKKTHT không còn
cảm giác lo sợ khi học môn toán, chủ động, tích cực tham gia học tập môn toán; học
sinh GKK loại 1 đã khắc phục được những khó khăn, sai lầm cơ bản về toán và tiến
bộ lên thành GKK loại 2; Những GKK loại 2 đã khắc phục được những sai lầm trong
kĩ thuật tính toán, kĩ năng học tập và nhiều em đã thoát khỏi tình trạng GKKTHT.
- Các biện pháp hỗ trợ học sinh GKKTHT không những mang lại hiệu quả
trong việc khắc phục tình trạng HS lớp 4 GKKTHT mà còn góp phần nâng cao
chất lượng DH toán cho HS lớp 4, nâng cao nhận thức trách nhiệm, giáo dục HS
trong lớp có tinh thần tương trợ hỗ trợ lẫn nhau.
- Để việc hỗ trợ học sinh GKKTHT có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa nhà trường – GV – bạn bè và gia đình học sinh GKKTHT. Về phía nhà
trường, Ban giám hiệu đóng vai trò chỉ đạo, tạo điều kiện để GV hoàn thành nhiệm
vụ giảng dạy theo chương trình quy định. Mặt khác, tạo điều kiện về thời gian,
PTDH để tổ chức DH hỗ trợ học sinh GKKTHT. Tuy nhiên, GV lại là nhân tố
đóng vai trò trung tâm định hướng các công việc cụ thể để nhóm bạn bè và gia
đình tham gia hỗ trợ học sinh GKKTHT có hiệu quả.

Kết luận chƣơng 4


×