Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Những vấn đề hiện đại về tội phạm Thiến hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.12 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP: CHL HÌNH SỰ K25-26
NHÓM: 02

- - -   - - -

NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI VỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG
HÌNH PHẠT THIẾN HÓA HỌC
GVHD: TS. Hoàng Thị Tuệ Phương

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 15 tháng 04 năm 2017

1


DANH SÁCH NHÓM 02

STT

Họ và Tên

Mã số học viên

1

NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH

16260410231


2

TRẦN THÁI THIÊN QUỐC

16250410077

3

ĐẶNG THỊ BÍCH UYÊN

16250410121

4

DƯƠNG THỊ TUYẾT TRINH

16260410268

5

NGUYỄN HỮU ĐỨC

16260410217

6

NGUYỄN THỊ THU DUNG

16260410212


2


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG
HÌNH PHẠT THIẾN HÓA HỌC
I. Thiến hóa học là gì?
“Thiến hóa học” là việc sử dụng một liệu pháp hormone để làm giảm ham muốn
cũng như khả năng tình dục người phạm tội. Người bị thiến hóa học sẽ được tiêm hoặc
uống chất kháng testosterone. Việc này khiến cho nồng độ hormone testosterone trong cơ
thể giảm xuống mức thấp, từ đó làm giảm ham muốn cũng như khả năng tình dục đến
mức tối đa.
Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các mô sinh sản
của nam như tinh hoàn và tuyến tiền liệt, quyết định ham muốn tình dục ở nam giới, cũng
như thúc đẩy các đặc tính sinh dục phụ như làm tăng cơ bắp, xương và sự phát triển lông.
Ngoài ra, testosterone là cần thiết cho sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh loãng xương.
Vì lý do đó, chất chất kháng testosterone cũng gây ra một số tác dụng phụ như
nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, loãng xương… Cũng như gây ra các vấn đề về tâm lý
như stress, trầm cảm…
Một vấn đề quan trọng là tác dụng của chất kháng testosterone không kéo dài
trong suốt cuộc đời của người bị áp dụng liệu pháp, cho nên việc tiêm hoặc uống thuốc
phải được thực hiện đều đặn theo chu kỳ. Nếu liệu pháp bị ngưng lại, người bị áp dụng
vẫn có khả năng phục hồi khả năng tình dục.
II. Quy định pháp luật của các quốc gia về áp dụng thiến hóa học
1. Các quốc gia có quy định về thiến hóa học
Tại Châu Á, Hàn Quốc là quốc gia tiên phong cho việc áp dụng hình thức thiến
hóa học đối với tội phạm xâm hại tình dục. Gần đây nhất là hai quốc gia Indonesia và
Malaysia cũng đã thông qua điều luật cho phép thiến hóa học đối với một số tội phạm về
tình dục.
Vào năm 1996, California trở thành bang đầu tiên ở Hoa Kỳ sử dụng hoá chất
hoặc phẫu thuật thiến đối với người phạm tội tình dục chuẩn bị ra tù, tái hòa nhập cộng

đồng. Điều này gây ra rất nhiều tranh cãi vào lúc đó. Tiếp sau đó có bảy bang tại Hoa Kỳ
đã thông qua các đạo luật cung cấp hình thức thiến người phạm tội tình dục đang xem xét
tạm tha hoặc tù gồm treo Florida, Georgia, Louisiana, Montana, Oregon, Texas và
Wisconsin.
3


Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra phương pháp điều trị hạ thấp hoặc loại bỏ ham muốn tình
dục của những người phạm tội về tình dục. Cá nhân bị kết tội về tình dục có thể bị thiến
hóa trong khi họ đang ở tù hay trong suốt giai đoạn bị giám sát nếu họ có điều kiện được
thả ra. Quy định đã được công bố trong Công báo vào ngày 26/07/2016. Tuy nhiên quy
định này không áp dụng với người dưới 18 tuổi. “Convicts for whom medical
[castration] has been ordered may be sent to the related medical establishment if
necessary”
Tại Cộng hòa Séc, theo số liệu mới nhất của chính phủ, có khoảng hơn 300 nam
giới bị thiến hóa học từ 2000 đến 2012. Thêm vào đó là khoảng 80 trường hợp thiến phẫu
thuật hàng năm. Ở Cộng hòa Séc việc thiến người phạm tội về tình dục không bị giới hạn.
Thiến hóa học cũng diễn ra ở Đan Mạch, Thụy Điển, Đức…
Ở Nga, các nhà lập pháp gần đây chuyển hướng luật nghiêm khắc hơn nhằm ngăn
cản các tội xâm hại tình dục trẻ em. Theo bài báo FirstPost Thế giới, tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em sẽ đối mặt với thiến hoá học, tù chung thân và điều trị thuốc chữa bệnh
tâm thần. Người phạm tội thuộc nhóm tội phạm tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên
sẽ có quyền tự nguyện lựa chọn yêu cầu thiến hoá học khi xin được tạm tha.
Ba Lan cũng là quốc gia cho phép bắt buộc thiến hóa học. Ấn Độ cũng là được
cho là đang tìm kiếm cách để đưa việc thiến vào luật như hình phạt cho hành vi xâm
phạm tình dục.
2. Cách thức áp dụng ở một số quốc gia.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định về hình phạt thiến hóa học. Tuy
nhiên, cơ sở cho việc áp dụng tại các quốc gia là không giống nhau.
Ví dụ, tại Nga, Ba Lan, Indonesia và một số bang của Mỹ như California, Florida,

Texas… cho phép áp dụng thiến hóa học như một hình phạt đối với tội phạm.
Tại Đức, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch thì hình phạt này lại được áp dụng trên cơ
sở tự nguyện của người phạm tội. Tức là người phạm tội có thể tự nguyện đề nghị được
áp dụng việc thiến hóa học như một liệu pháp điều trị cho mình.
Một số nước khác như Argentina, Estonia, Israel… cho phép người phạm tội lựa
chọn áp dụng hình phạt thiến hóa học để giảm án tù.
3. Hiệu quả của việc áp dụng hình thức thiến hóa học tại một số quốc gia
Thiến hóa học có một số lợi thế hơn thiến phẫu thuật. Đầu tiên, mặc dù thiến hoá
học có khả năng tiềm ẩn rất lâu cho một số kẻ phạm tội nhưng nó có thể để tội phạm tình
dục có hoạt động tình dục bình thường trong hoàn cảnh trị liệu tâm lý (have normal
4


sexual activity in context with psychotherapy). Hai là, một số kẻ phạm tội tình dục có thể
tự nguyện thiến hoá học. Ba là, thực tế thiến hoá học có thể bị hạn chế hơn vòng chân
điện tử hay thiến phẫu thuật. Thứ tư, khác với thiến phẫu thuật, ảnh hưởng của thuốc
chống ham muốn tình dục thuốc là đảo lộn (reversible) sau khi chấm dứt. Cuối cùng,
cộng đồng có thể cảm thấy an tâm khi biết kẻ phạm tội tình dục đang trải qua việc thiến
hoá học.
Tuy nhiên thiến hóa học cũng tạo ra nhiều vấn đề liên quan đến xã hội như không
đảm bảo tính nhân quyền cho trường hợp không thông báo trước cho người phạm tội
không tự nguyện thiến. Thiến hóa học mà không được sự chấp thuận của người phạm tội
vẫn được tiến hành ở Hàn Quốc và ba bang của Hoa Kỳ (California, Florida và
Louisiana). Thêm vào đó, sự gia tăng số lượng người phạm tội bị thiến hóa học sẽ tạo
gánh nặng về mặt kinh tế - xã hội. Hàn Quốc chi 5 triệu Won (tương đương USD 4,650)
mỗi người hàng năm cho thuốc và giám sát khi tiêm acetate leuprolide được quản lý 3
tháng một lần.
Không thể phủ nhận rằng thiến hóa học giảm đáng kể tình trạng tái phạm của
người phạm tội tại các quốc gia. Nga viện dẫn cuộc nghiên cứu năm 2010 có 98% người
bị kết án ấu dâm tái phạm sau khi ra tù, trong khi chỉ 3% tái phạm sau khi thiến hoá học.

Một thống kê trên vùng Scandinavia (Thụy Điển, Đan Mạch và Nauy) cho thấy, sau khi
áp dụng hình phạt thiến hóa học, tỉ lệ tái phạm đã giảm từ 40% xuống còn 5%. Tuy nhiên,
một thống kê của Canada cũng chỉ ra rằng trong vòng 4 – 5 năm đầu sau khi bị thiến hóa
học, tỉ lệ tái phạm là 13,4%. Nhưng trong vòng 15 – 20 sau thì tỉ lệ tái phạm vẫn tăng lên
lại 35 – 45%.
Theo báo cáo của hai nhà nghiên cứu JOO YONG LEE và KANG SU CHO
(Chuyên đề y học và khoa học Hàn Quốc), thiến hóa học giảm sự tái phạm một cách hiệu
quả khi đề nghị kẻ phạm tội tình dục trong ngữ cảnh điều trị liệu pháp tâm lý toàn diện
đồng thời. Tuy nhiên, thiến hoá chất theo luật Hàn Quốc hiện hành gần như nằm giữa
hình phạt và điều trị vì thiếu sự chấp thuận từ phía người nhận, vậy nên vẫn còn tồn tại
vấn đề khó giải quyết liên quan đến đạo đức. Vì thế bác sĩ bị buộc phải rất theo dõi chặt
chẽ bất cứ dấu hiệu điều trị tiềm ẩn phức tạp ở kẻ phạm tội tình dục đang trải qua quá
trình thiến hoá chất. Thời gian điều trị cho hành vi lệch lạc tình dục, có nguy cơ cao về
bạo lực tình dục là 3-5 năm, tác dụng phụ của thuốc có thể gia tăng, phụ thuộc vào thái
độ.
Theo Tổ chức phòng chống mại dâm, khiêu dâm và buôn bán bất hợp pháp trẻ em
vì mục đích tình dục (ECPAT) Indonesia, có ước tính 40.000 đến 70.000 trẻ em là nạn
nhân bị khai thác tình dục trong đất nước này mỗi năm và nạn nhân của buôn bán trẻ em
bất hợp pháp là khoảng 100.000 em mỗi năm. Mặc dù thiến hóa học mang lại hiệu quả
5


trong việc giảm quan tâm và hành vi tình dục, giảm tưởng tượng, suy nghĩ lệch lạc về
tình dục nhưng hiện nay Indonesia vẫn đang phải đấu tranh trong vấn đề đạo đức liên
quan đến thiến hoá chất.
Không chỉ Indonesia mà cả Hoa Kỳ cũng có ý kiến cho rằng hình phạt này vi
phạm nghiêm trọng đến đạo đức. Những người đề xuất, kiến nghị hình phạt thiến đưa ra
quan điểm rằng hình phạt này là hợp lý và thích đáng. Họ biện luận rằng việc thiến sẽ
làm giảm ham muốn quá mức của người phạm tội, tránh trường hợp tái phạm khi phóng
thích họ. Ngược lại, có quan điểm đề cập đến tác dụng phụ của thiến hóa học (Ví dụ: tình

trạng đông máu và dị ứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người) và cho rằng đó
là nguyên nhân mà không nên áp dụng hình phạt thiến hóa học. Một số khác có quan
điểm cấm hình phạt thiến hóa học vì hình phạt này thật sự độc ác, trái với tinh thần của
Bản tuyên ngôn nhân quyền (Phần sửa đổi, bổ sung thứ 8) - Không đòi hỏi những khoản
tiền bảo lãnh quá cao, không áp đặt những khoản tiền phạt quá mức và không áp dụng
những hình phạt dã man và khác thường.
“Amendment VIII
Excessive bail shall not be required, nor excessive fines imposed, nor cruel
and unusual punishments inflicted.”
Theo đánh giá từ Maggie Hall, Trường Đại học khoa học xã hội và tâm lý học Western
Sydney thì ảnh hưởng của sự thiến hoá chất trên cơ quan của kẻ phạm tội có cộng hưởng
biểu tượng về nỗi kinh hoàng khi mọi người cảm thấy tồi tệ về tình dục trẻ em - chúng tôi
đang trừng phạt bộ phận cơ thể của kẻ phạm tội được dùng để phạm tội - tựa như cắt đứt
tay tên trộm. Tuy nhiên, hầu hết các nền văn hóa tiến bộ đều công nhận hỉnh phạt này là
không hữu ích nếu như không có sự ghi nhận nhu cầu phục hồi. Thiến hoá chất có lẽ chỉ
hiệu quả cho các chẩn đoán với người thích quan hệ tình dục với trẻ em - căn bệnh tâm
thần có đặc điểm là kích thích tình dục lâu dài với trẻ em dưới 13 tuổi và ảnh hưởng đến
ham muốn - người tạo nên tỷ lệ nhỏ của kẻ phạm tội về tình dục.
III. Việt Nam có nên áp dụng thiến hóa học đối với tội phạm xâm hại tình dục hay
không?
1. Tình hình tội phạm xâm hại tình dục ở Việt Nam hiện nay.
Thời gian gần đây, các tội phạm xâm hại tình dục ở Việt Nam có xu hướng tăng
lên, đặc biệt là các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đối tượng mà nhà nước và xã hội
đặc biệt quan tâm bảo vệ. Năm 2008 có 1494 vụ với 1789 bị cáo. Năm 2012 có 1736 vụ
với 2039 bị cáo và năm 2013 có 2050 vụ với 2330 bị cáo.

6


Trong 5 năm từ 2012-2016, cả nước phát hiện trên 8200 vụ xâm hại trẻ em với gần

10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm
tới 5300 vụ, chiếm khoảng 65%. Tính chất phạm tội ngày càng nguy hiểm và phức tạp.
Nhiều vụ phạm tội diễn ra trong thời gian dài; có tính chất loạn luân; có trường hợp nạn
nhân chỉ 4 tuổi… Điều đó gây bức xúc và hoang mang trong dư luận về loại tội phạm
này.
Trước tình hình đó, nhiều ý kiến kiến nghị cần nghiên cứu áp dụng hình phạt thiến
hóa học để răn đe, nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm đối tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em. Đối với ý kiến này, ngay trong nhóm thực hiện cũng có hai quan điểm là quan điểm
ủng hộ và quan điểm phản đối.
2. Ý kiến ủng hộ.
Đây là một hình phạt mới đối với VN, nhằm duy trì trật tự xã hội hiệu quả hơn,
khiến cho người phạm tội thấy nhục nhã, run sợ mà từ bỏ hành vi phạm tội. Ý nghĩa của
việc thiến hóa học không chỉ trừng trị người phạm tội mà quan trọng hơn là răn đe người
khác không sa vào cuộc sống, dâm ô, trụy lạc. Những đối tượng phạm tội hiếp dâm rồi,
khi ra tù vẫn có thể tái phạm. Nếu tiêm loại hóa chất đó mà loại trừ được bệnh hoạn của
người phạm tội thì cũng nên áp dụng... Nếu chúng ta cứ nặng về giáo dục, về hình phạt
tù, thì sẽ khó kéo giảm tội phạm hiếp dâm, đặc biệt là hiếp dâm trẻ em.
Tại khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng”.
Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ
công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm hại lợi ích quốc gia,
dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm hại
về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn,
bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm hại thân thể, sức
khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Như vậy, cần hiểu cho đúng về ‘quyền bất khả xâm hại về thân thể” của “mọi
người” theo Hiến pháp. Về bản chất, các điều luật trong một văn bản pháp luật là hỗ trợ
cho nhau. Cho nên, các Điều 14, 15, 20 của Hiến pháp mang tính bổ sung cho nhau. Để

7


áp dụng đúng pháp luật thì cần phải nhìn tổng quát các điều luật mà hiểu tinh thần của bộ
luật ấy, để xác định áp dụng cho đúng điều luật đối với từng loại đối tượng hành vi.
Ở đây, người có “quyền bất khả xâm hại về thân thể” tại khoản 2 Điều 20 chỉ khi
người đó đáp ứng được điều kiện tại Điều 15 “tôn trọng, không được xâm hại quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác ...”. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, thì người đó
sẽ phải chịu áp dụng theo khoản 2 Điều 14 “bị hạn chế quyền con người, quyền công dân
theo quy định của luật vì lý do an toàn xã hội, đạo đức xã hội,...”.
Trên tinh thần Hiến pháp, Điều 30 BLHS 2015 quy định:
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy
định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người,
pháp nhân thương mại đó”. Bao gồm các hình phạt tù giam (quyền thân thể) và
hình phạt tử hình (quyền sống).

Điều 31 BLHS 2015 quy định:
“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà
còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn
ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng
pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”.

Như vậy, việc quy định “thiến hóa học” là hình phạt có thể áp dụng với các tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em không vi phạm quyền con người theo tinh thần Hiến pháp
2013. Mặt khác, việc áp dụng hình phạt trên làm giảm nhu cầu ham muốn về tình dục của

người phạm tội, có tác dụng thiết thực ngăn ngừa người đó tiếp tục phạm tội.
Kiến nghị: bổ sung hình phạt thiến hóa học đối với các tội xâm hại tình dục như
là hình phạt bổ sung. Bên cạnh hình phạt tù, việc áp dụng hình phạt bổ sung tùy theo tính
chất sự việc, tùy mức độ phạm tội, hậu quả tội phạm và tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa
án sẽ xem xét, quyết định áp dụng hình phạt, để bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng hình
phạt và phù hợp với tình hình xử lý loại tội phạm này tại Việt Nam.
3. Ý kiến phản đối.
Các luận điểm của ý kiến phản đối là:
Thứ nhất, hình phạt thiến hóa học không phù hợp để trở thành một hình
phạt chính cũng như hình phạt bổ sung.
Pháp luật hình sự Việt Nam chia hình phạt thành hai loại là hình phạt chính và
hình phạt bổ sung. Nguyên tắc áp dụng hình phạt chính là mỗi hành vi phạm tội chỉ bị áp
8


dụng một loại hình phạt chính. Ngoài ra, Tòa án có thể áp dụng một hoặc một số hình
phạt bổ sung đi kèm với hình phạt chính.
Các tội phạm xâm hại tình dục hiện nay có hình phạt nhẹ nhất là phạt tù có thời
hạn với mức phạt tù 06 tháng (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo khoản 1 Điều
146 BLHS 2015) và hình phạt nặng nhất là tử hình (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo
khoản 3 Điều 142 BLHS 2015). Như vậy, ta có thể thấy rằng các nhà làm luật hiện nay
đang nhận định rằng với hành vi xâm phạm tình dục thì mức hình phạt nhẹ nhất là tạm
thời cách ly người phạm tội với xã hội trong thời hạn 06 tháng là tương xứng với hành vi
phạm tội.
Nếu quy định bổ sung thiến hóa học như một hình phạt chính sẽ dẫn đến việc khi
lựa chọn hình phạt, Tòa án phải lựa chọn giữa các hình phạt bao gồm: thiến hóa học, tù
có thời hạn (từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tối đa 30 năm trong trường hợp phạm nhiều
tội), tù chung thân hoặc tử hình.
Khi so sánh đơn thuần giữa hình phạt tù và hình phạt thiến hóa học, một hình phạt
được nhận định là sẽ làm giảm thấp nhất khả năng tái phạm, thì ta có thể thấy rằng hình

phạt tù có hiệu quả hơn. Bởi vì khi cách ly người phạm tội với xã hội thì tất nhiên họ
không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, cho nên không thể tái phạm. Như vậy, có
thể nhận định hình phạt tù chung thân nặng hơn hình phạt thiến hóa học. Tuy nhiên, khó
có thể đánh giá giữa tù có thời hạn và thiến hóa học thì hình phạt nào nặng hơn?
Vấn đề nằm ở đây là tác dụng của liệu pháp hormone được sử dụng trong hình
phạt thiến hóa học không kéo dài suốt cuộc đời người phạm tội mà chỉ có tác dụng trong
một khoảng thời gian. Cho nên người phạm tội cần phải được tiêm hoặc cho uống chất
kháng testosterone trong suốt thời gian chấp hành hình phạt. Điều này dẫn đến câu hỏi
rằng: hình phạt thiến hóa học nên được áp dụng có thời hạn hay phải áp dụng trong suốt
cuộc đời người phạm tội?
Nếu chúng ta áp dụng hình phạt thiến hóa học có thời hạn thì về mục đích phòng
ngừa tội phạm thì cũng không khác gì so với hình phạt tù có thời hạn, thậm chí việc thiến
hóa học còn được xem là hình phạt nhẹ hơn vì nó chỉ tước đoạt “khả năng tình dục” của
người phạm tội. Trong khi đó hình phạt tù có thời hạn tước đi quyền tự do của người
phạm tội, cũng tức là gián tiếp tước đi “khả năng tình dục” của người phạm tội, do người
phạm tội không có cơ hội tiếp cận đối tượng để thực hiện hành vi xâm hại tình dục. Như
vậy, việc áp dụng hình phạt thiến hóa học nhằm mục đích nghiêm trị và ngăn ngừa tái
phạm không thể hiệu quả hơn hình phạt tù có thời hạn.
Trường hợp chúng ta áp dụng hình phạt thiến hóa học suốt cuộc đời người phạm
tội thì rõ ràng chúng ta đang gián tiếp xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của
9


người phạm tội. Mục đích của hình phạt không chỉ để phòng ngừa tội phạm mà còn để
nghiêm trị tội phạm. Thông qua việc áp dụng hình phạt, người phạm tội sẽ bị tước một số
quyền nhất định. Các quyền bị tước chủ yếu là quyền về tài sản (phạt tiền), quyền tự do
đi lại (phạt tù) và nặng nhất là tước đi quyền sống đối với những trường hợp phạm tội rất
nghiêm trọng (hình phạt tử hình).
Có thể thấy, hình phạt thiến hóa học nhằm mục đích tước đi “khả năng tình dục”
của người phạm tội khi làm giảm tối đa ham muốn, nhu cầu và khả năng hoạt động tình

dục. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của chất kháng testosterone cũng tác động đến sức khỏe
của con người khi gây ra các bệnh về tim mạch, béo phì, loãng xương… Như vậy, khi áp
dụng hình phạt thiến hóa học, chúng ta cũng đồng thời xâm phạm đến quyền được bảo hộ
về sức khỏe của người phạm tội. Đây là quy định chưa từng có tiền lệ trong pháp luật
hình sự hiện đại và cũng không phù hợp với chính sách nhân đạo của nhà nước ta.
Cần nhận thức rõ rằng ngay cả đối với các tội phạm bị áp dụng các hình phạt
nghiêm khắc nhất như tù chung thân hoặc tử hình thì trong thời gian chấp hành hình phạt
hoặc trong thời gian chờ thi hành án thì sức khỏe của bị án vẫn được đảm bảo. Các bị án
vẫn được khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm các chế độ ăn, ở, sinh hoạt, điều trị thì hiện
nay chúng ta lại áp dụng một hình phạt mà sẽ dẫn đến việc suy giảm sức khỏe của người
phạm tội là không phù hợp.
Trong trường hợp chúng ta áp dụng thiến hóa học như một hình phạt bổ sung trong
lúc người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù hoặc chờ thi hành án tử hình, thì lúc này
rõ ràng việc thiến hóa học chỉ mang ý nghĩa như một giải pháp trị liệu hỗ trợ chứ không
mang ý nghĩa nghiêm trị cũng như ngăn ngừa tái phạm.
Trường hợp nếu chúng ta áp dụng thiến hóa học như một hình phạt bổ sung sau
khi chấp hành hình phạt tù có thời hạn thì chúng ta lại vẫn phải quay trở lại với câu hỏi áp
dụng có thời hạn hay áp dụng suốt cuộc đời người phạm tội. Nếu chúng ta áp dụng có
thời hạn, thì cái thời hạn đó không sao thể hiện tính nghiêm trị bằng việc tuyên một mức
án tù với thời hạn tương đương. Ví dụ nếu tuyên phạt một người mức án 5 năm tù và áp
dụng thiến hóa học trong thời hạn 5 năm kể từ khi chấp hành xong án phạt tù, thì việc
tuyên phạt người đó 10 năm tù sẽ mang tính nghiêm trị, trừng phạt nặng hơn. Còn nếu áp
dụng suốt cuộc đời người phạm tội thì lại rơi vào trường hợp xâm phạm quyền bảo hộ về
sức khỏe của người phạm tội như đã nói đến.
Do đó, nếu áp dụng thiến hóa học nhằm mục đích nghiêm trị người phạm tội thì
hoàn toàn không đáp ứng được mục đích hướng tới cũng như không đảm bảo tính nhân
đạo trong chính sách hình sự của nhà nước.

10



Thứ hai, những ảnh hưởng tâm lý của việc thiến hóa học có thể khiến người
phạm tội thực hiện các tội phạm khác.
Một trong những lý do khiến nhiều người ủng hộ kiến nghị áp dụng hình phạt
thiến hóa học chính là đặc tính làm mất đi khả năng quan hệ tình dục của người phạm tội
của chất kháng testosterone, tức làm cho họ bị “bất lực”, dẫn đến không còn khả năng
thực hiện hành vi giao cấu. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy các hành vi xâm hại tình
dục không chỉ có hành vi giao cấu (bộ phận sinh dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục theo
hướng dẫn của Bản tổng kết số 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao) mà
còn có các hành vi quan hệ tình dục khác (bộ phận sinh dục người phạm tội tiếp xúc với
cơ thể nạn nhân, bộ phận cơ thể người phạm tội tiếp xúc với bộ phận sinh dục nạn
nhân…). Từ thực tiễn đó, BLHS 2015 đã quy định thêm dấu hiệu hành vi khách quan của
các tội xâm hại tình dục không chỉ có hành vi giao cấu mà còn có thể là “các hành vi
quan hệ tình dục khác”.
Như vậy, với đặc tính là làm vô hiệu hóa khả năng thực hiện hành vi giao cấu của
người phạm tội, chất kháng testosterone chỉ có khả năng ngăn ngừa tái phạm đối với hành
vi giao cấu, chứ không có khả năng ngăn ngừa người phạm tội thực hiện các hành vi quan
hệ tình dục khác. Do đó, mong đợi thiến hóa học có khả năng ngăn ngừa tái phạm các tội
xâm hại tình dục là chưa đánh giá đầy đủ về các hành vi phạm xâm hại tình dục.
Ngoài ra, một trong những luận điểm ủng hộ việc thiến hóa học là khiến cho người
phạm tội cảm thấy nhục nhã vì mất khả năng quan hệ tình dục. Không ai có thể phủ nhận
tính chất tội ác trong các tội phạm xâm hại tình dục. Tuy nhiên, không thể vì thế mà áp
dụng các hình phạt mang tính hạ thấp nhân phẩm của người phạm tội. Việc này là trái với
Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị 1966. Cụ thể, tại Điều 7 Công ước
khẳng định: Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân
đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Như vậy, việc áp dụng hình phạt thiến hóa học khó có thể
tránh khỏi việc vi phạm Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là
một thành viên tham gia vào Công ước này.
Bên cạnh đó, như đã trình bày, tác dụng phụ của chất kháng testosterone còn có
thể gây stress, trầm cảm. Những vấn đề này cộng với tâm lý mặc cảm, cảm thấy bị hạ

nhục có thể khiến người bị áp dụng hình phạt có những hành vi cực đoan như tự sát hoặc
thực hiện các tội phạm khác để trút giận, trả thù. Đây hoàn toàn không phải là những mục
đích mà chúng ta hướng đến khi trừng phạt tội phạm.
Thứ ba, cơ sở khoa học của việc áp dụng thiến hóa học mâu thuẫn với lý luận
về trách nhiệm hình sự.

11


Cơ chế của thiến hóa học chính là làm giảm tới mức thấp nhất nồng độ
testosterone, một hormone có chức năng quyết định ham muốn tình dục ở nam giới. Các
ý kiến ủng hộ thiến hóa học cho rằng chính do lượng testosterone cao bất thường khiến
cho người phạm tội không kiềm chế được ham muốn của mình, dẫn đến thực hiện tội
phạm. Chính vì vậy cần phải áp dụng thiến hóa học để làm giảm nồng độ testosterone của
người phạm tội.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là việc nồng độ hormone testosterone cao bất thường có
được xem là một loại bệnh làm mất khả năng điều khiển hành vi hay không? Nếu câu trả
lời là có thì người thực hiện hành vi xâm hại không cần phải chịu trách nhiệm hình sự vì
Điều 21 BLHS 2015 đã quy định rằng “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang… mắc một bệnh khác làm mất… khả năng điều khiển hành vi của mình,
thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Còn nếu như đây không được xem là một loại bệnh làm mất khả năng điều khiển
hành vi, vậy thì câu hỏi đặt ra là chúng ta phải xem đây là một tình tiết giảm nhẹ hay tăng
nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội? Rõ ràng nồng độ testosterone hoàn
toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người mà phụ thuộc vào các yếu tố
sinh lý nội tiết bên trong cơ thể. Như vậy, dù cho chúng ta không xem đây là một tình tiết
giảm nhẹ thì cũng không nên xem đó như một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội, bởi họ hoàn toàn không có lỗi trong việc để nồng độ testosterone của
mình tăng cao bất thường. Do đó, việc áp dụng hình thức thiến hóa học với mục đích
trừng phạt, nghiêm trị hay “làm cho nhục nhã” là hoàn toàn không phù hợp.

Đề xuất: Cần làm rõ chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình
dục nên đi theo xu hướng trấn áp, trừng trị hay cải tạo, giáo dục và hỗ trợ người phạm tội.
Nếu thực hiện xu hướng trấn áp, trừng trị thì người viết kiến nghị tăng trách nhiệm hình
sự của tội phạm theo hướng tăng mức án tù có thời hạn, mở rộng các trường hợp có thể bị
áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình. Không áp dụng hình phạt thiến hóa học vì
không bảo đảm được mục đích nghiêm trị cũng như phòng ngừa tái phạm.
Nếu thực hiện xu hướng cải tạo, giáo dục và hỗ trợ thì người viết kiến nghị giữ
nguyên các hình phạt như hiện tại. Đồng thời áp dụng liệu pháp hormone kháng
testosterone như một giải pháp hỗ trợ trị liệu đối với những người phạm tội có xu hướng
rối loạn hành vi tình dục trên cơ sở tự nguyện. Có thể áp dụng các cơ chế khuyến khích
người phạm tội tự nguyện chữa bệnh như giảm án phạt và hỗ trợ hoặc bao cấp chi phí trị
liệu. Do được áp dụng như giải pháp trị liệu nên toàn bộ thông tin cũng như quá trình trị
liệu của người phạm tội phải được giữ bí mật tuyệt đối.

12



×