Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ LẬP BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris L. Engl.) TRỒNG TẠI HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THÁI HIỀN

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ
LẬP BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG BẦN CHUA
(Sonneratia caseolaris L. Engl.) TRỒNG
TẠI HUYỆN CẦU NGANG,
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THÁI HIỀN

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ
LẬP BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG BẦN CHUA
(Sonneratia caseolaris L. Engl.) TRỒNG
TẠI HUYỆN CẦU NGANG,
TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS. GIANG VĂN THẮNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ LẬP BIỂU CẤP ĐẤT CHO
RỪNG BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris L. Engl.) TRỒNG
TẠI HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH
NGUYỄN THÁI HIỀN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM
Đại học Nông lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN
Đại học Nông lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

TS. PHẠM TRỌNG THỊNH
Phân viện Điều tra – Quy hoạch rừng II TP. HCM

4. Phản biện 2:


TS. PHẠM THẾ DŨNG
Phân viện lâm nghiệp miền Nam TP.HCM

5. Ủy viên:

TS. GIANG VĂN THẮNG
Đại học Nông lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thái Hiền, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1980, tại thị xã Trà
Vinh, tỉnh Trà Vinh. Con ông Nguyễn Văn Luật và bà Lý Cẩm Vân.
Tốt nghiệp cấp III tại Trường Trung học chuyên Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm
1998.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp, hệ Chính quy tại Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Lâm học tại Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: kết hôn năm 2006. Chồng Huỳnh Nguyên Thi, con Huỳnh
Nguyên Thục sinh năm 2008.
Địa chỉ liên lạc: 19/2B – Ngô Quyền – khóm 5 – phường 4 – TX Trà Vinh –
tỉnh Trà Vinh.
Điện thoại: 0918 882 022.
Email:



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu thu thập, xử lý, tính toán và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố bất kỳ công trình nào khác.
Người viết cam đoan

Nguyễn Thái Hiền


LỜI CẢM ƠN
Với những thành quả có được ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn công dưỡng
dục của cha mẹ, công dạy bảo của thầy cô, sự động viên của người chồng, giúp đỡ của
đồng nghiệp và hỗ trợ của bạn bè.
Hoàn thành luận văn là nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy TS. Giang Văn Thắng,
là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, phòng Sau đại học, quý thầy cô giảng dạy lớp
cao học khóa 2006 - 2009 đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời
gian học tập.
Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh, Trạm Kiểm lâm Cầu Ngang tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi và tôi gửi lời biết ơn đến anh Lương Văn Tâm, anh
Trần Minh Phát đã trực tiếp hỗ trợ tôi trong thời gian ngoại nghiệp.
Cũng như bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ và cổ vũ cho tôi trong quá trình học, thực
hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 4 năm 2009
Nguyễn Thái Hiền


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng và lập biểu cấp đất cho rừng bần

chua (Sonneratia caseolaris L. Engl.) trồng tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”
được tiến hành từ tháng 8/2008 đến tháng 4/2009.
Mục tiêu chính của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng sinh trưởng của rừng thông qua các đặc điểm về cấu trúc,
sinh trưởng của rừng bần chua.
- Phân chia cấp đất cho rừng bần chua trồng làm cơ sở cho việc đánh giá sức sản
xuất và khả năng phòng hộ của rừng bần chua trồng trên các dạng lập địa khác nhau.
Kết quả thu được của đề tài bao gồm:
1- Phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng (Hvn, D1,3, Dt)
+ Phân bố số cây theo chiều cao của rừng bần chua: ở tuổi 3 phân bố chưa có
đỉnh rõ ràng, số cây tập trung nhiều ở chiều cao từ 7,5m đế 8,5m; tuổi 5 và tuổi 7 phân
bố có dạng một đỉnh, chiều cao tập trung chủ yếu là ở cỡ 8,5m đến 9,5m; tuổi 9 đường
phân bố có dạng một đỉnh đối xứng, số cây có chiều cao từ 8,5m đến 10,5m chiếm đa
số; ở tuổi 11, 13 đường phân bố có dạng một đỉnh lệch hẳn về bên phải, với chiều cao
tập trung từ cỡ 10m đến 12m và rừng ở tuổi 15, 17 phân bố cũng có dạng một đỉnh,
chiều cao tập trung nhiều ở cỡ 10m đến 12m.
+ Phân bố số số cây theo đường kính 1,3m: ở tuổi 3 đường phân bố có dạng một
đỉnh đối xứng tại đường kính 9,6cm; đến tuổi 5, tuổi 7 và tuổi 9 thì đường phân bố có
dạng một đỉnh hơi lệch về bên phải; rừng tuổi 11, 13 thì đường phân bố có dạng một
đỉnh lệch hẳn về bên phải, đường kính tập trung chủ yếu ở cỡ 13cm đến 16cm và rừng
ở tuổi 15, 17 đường phân bố có dạng một đỉnh giống như hình sin gấp khúc.
+ Phân bố số cây theo đường kính tán: ở tuổi 3 phân bố có dạng một đỉnh hơi tù,
số cây tập trung nhiều ở đường kính 1,8m; tuổi 5, 7, 9 và 11 phân bố có dạng một đỉnh
đối xứng, đường kính tập trung chủ yếu là ở cỡ 1,8m đến 2,8m; ở tuổi 13, 15 và 17


đường phân bố có dạng một đỉnh lệch hẳn về bên phải, đường kính tập trung chủ yếu là
ở cỡ 2,3m đến 2,8m.
2- Quy luật sinh trưởng của rừng bần chua được biểu thị tốt thông qua các chỉ
tiêu bằng các phương trình sau:

- Quy luật sinh trưởng đường kính (D1.3) theo tuổi (A)
D1.3 = 3,961.A0,53
- Quy luật sinh trưởng chiều cao (Hvn) theo tuổi (A)
Hvn = 3,8745.A0,4105
- Quy luật sinh trưởng đường kính tán (Dt) theo tuổi (A)
Dt = 1,4402.A0,1664
- Sự phát triển về thể tích
V = 0,00041A2,00545
- Quy luật tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1.3)
Hvn = 1,3417.D1,3 0,7722
- Quy luật tương quan giữa đường kính tán (Dt) và đường kính (D1.3)
Dt = 0,2283+ 0,2312D1,3 - 0,0066D1,32
3. Lập biểu cấp đất rừng bần chua
Đã phân chia được 3 cấp đất cho rừng bần chua trồng thuần loài tại khu vực
nghiên cứu thông qua mối quan hệ giữa chiều cao bình quân của 20% số cây có chiều
cao lớn nhất lâm phần (H20) với tuổi thể hiện qua phương trình:
H20 = 5,9388.A0,2761
Các đường cong cấp đất phù hợp với quy luật sinh trưởng chiều cao của các lâm
phần rừng bần chua trồng ở khu vực nghiên cứu.


SUMMARY
The thesis on “Studying the growth regulations and building the site classes for
‘ban chua’ (Sonneratia caseolaris L. Engl.) plantation at Cau Ngang district, Tra Vinh
province”, this research was carried out from August, 2008 to April, 2009.
The main objectives are:
- Evaluating the situation of ‘ban chua’ forest via its features on growth and
structure.
- Building the site classes for ‘ban chua’ plantation, then using it as a foundation
for justifying the productivity and protective ability of ‘ban chua’ stands on different

sites.
The results are as follow:
1- Distribution on growth factors (Hvn, D1,3, Dt)
+ Height distribution of ‘ban chua’ forest: it does not create the completed peak
at aged 3, mostly placed in the range of 7.5 – 8.5m; a peak appeared at aged 5 and aged
7 within the height from 8.5m to 9.5m; a symmetrical peak was found at aged 9 with
almost the trees were between 8.5 to 10.5m; a peak was right lop-sided at aged 11 and
aged 13 with majority in 10-12m height and this feature also occurred at aged 13 and
aged 15.
+ Distribution of the 1.3m diameter: the symmetrical peak was shown at aged 3
at 9.6cm point; a peak appeared but inclined slightly to the right side at aged 5, 7 and
aged 9; then completely become right lop-sided at aged 11 and aged 13 with almost the
trees were between 13 to 16cm in diameter; a peak was changed to zigzag sin line at
aged 13 and aged 15.
+ Canopy diameter distribution: an obtuse angle peak was found at the canopy
diameter of 1.8m at aged 3; the canopy diameter ranged between 1.8 to 2.8m at aged 5,


7, 9, and 11 upon on a symmetrical peak, the peak totally inclined to the right side at
aged 13, 15 and 17 with most of the distribution in range 2.3-2.8m.
2. The growth was expressed by these equations
- The growth of diameter (D1.3) and age (A)
D1.3 = 3,961.A0,53
- The growth of height (Hvn) and age (A)
Hvn = 3,8745.A0,4105
- The growth of canopy diameter (Dt) and age (A)
Dt = 1,4402.A0,1664
- The growth of volume (V) and age (A)
V = 0,00041A2,00545
- The regression between height (Hvn) and diameter (D1.3)

Hvn = 1,3417.D1,3 0,7722
- The regression between canopy diameter (Dt) and diameter (D1.3)
Dt = 0,2283+ 0,2312D1,3 - 0,0066D1,32
3. Building the site classes table for ‘ban chua’ plantations
There were three site classes for homogeneous ‘ban chua’ plantations in
research areas based on the relationships between the mean heights of the dominant
stratum (H20) of 20% of the highest trees and ages. The obtained equation was
H20 = 5,9388.A0,2761
The site classes’ expressions were appropriate with the growth of height of ‘ban
chua’ plantations at research areas.


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y
Lý lịch cá nhân

i

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

iii


Tóm tắt

iv

Summary

vi

Mục lục

viii

Danh sách các chữ viết tắt

xii

Danh sách các hình

xiv

Danh sách các bảng

xvi

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Mục đích

3

1.3 Mục tiêu

3

1.4 Phạm vi và giới hạn đề tài

3

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Phân bố diện tích đất ngập mặn và rừng ngập mặn

4

2.2 Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng
của các loại rừng ngập mặn ở Việt Nam

6

2.2.1 Chế độ nhiệt

6

2.2.2 Chế độ mưa

6


2.2.3 Độ mặn của nước

6

2.2.4 Thành phần cấp hạt

7


2.2.5 Loại đất

7

2.2.6 Độ thành thục của đất (n)

7

2.2.7 Chất hữu cơ trong đất

8

2.3 Một số khái niệm

8

2.3.1 Khái niệm về cấu trúc rừng

8

2.3.2 Khái niệm về quá trình sinh trưởng


8

2.3.3 Khái niệm về biểu cấp đất

9

2.4 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng

10

2.4.1 Trên thế giới

10

2.4.2 Tại Việt Nam

11

2.5 Những nghiên cứu liên quan quy luật sinh trưởng

13

2.5.1 Trên thế giới

13

2.5.2 Tại Việt Nam

14


2.5 Các nghiên cứu có liên quan về biểu cấp đất

17

2.5.1 Trên thế giới

17

2.5.2 Tại Việt Nam

18

2.6 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

22

2.6.1 Vị trí địa lý

22

2.6.2 Khí hậu

22

2.6.3 Gió

23

2.6.4 Mưa


23

2.6.5 Thủy triều

23

2.6.6 Đất đai

23

2.6.7 Đặc điểm thực vật

24

2.7 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

24

2.7.1 Đặc điểm hình thái của cây Bần chua

26

2.7.2 Đặc điểm sinh thái

26


2.7.3 Các công dụng từ cây giống bần chua


27

2.7.4 Kỹ thuật sản xuất cây giống bần chua

27

2.7.4.1 Kỹ thuật thu hái trái, tách hạt và bảo quản hạt giống

27

2.7.4.2 Kỹ thuật làm liếp gieo ươm

27

2.7.4.3 Kỹ thuật gieo ươm

28

2.7.4.4 Kỹ thuật chăm sóc cây

28

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu

30

3.2 Phương pháp nghiên cứu

30


3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu ngoại nghiệp

30

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

32

3.2.2.1 Phương pháp xử lý và tính các đặc trưng mẫu

32

3.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

34

3.2.3 Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu

36

3.2.3.1 Nghiên cứu cấu trúc lâm phần

36

3.2.3.2 Nghiên cứu quy luật sinh trưởng

36

3.2.3.4 Nghiên cứu xây dựng biểu cấp đất


37

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả cấu trúc rừng bần chua thông qua quy luật phân bố

38

4.1.1 Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/HVN)

38

4.1.2 Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)

41

4.1.3 Phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dt)

44

4.2 Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng bần chua

48

4.2.1. Quy luật sinh trưởng chiều cao vút ngọn (HVN)

48

4.2.2. Quy luật sinh trưởng đường kính (D1,3)


50

4.2.3. Quy luật sinh trưởng đường kính tán (Dt)

51

4.2.4. Sự phát triển về thể tích (V)

53


4.2.5 Quy luật tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính D1.3

55

4.2.6 Quy luật tương quan giữa đường kính tán Dt và đường kính D1.3

57

4.4 Lập biểu cấp đất rừng bần chua

59

4.4.1 Lập biểu cấp đất

59

4.4.2 Kiểm nghiệm biểu cấp đất

64


4.4.3 Xác định cấp đất ngoài thực tế

66

4.4.4 Đánh giá chung về biểu cấp đất được lập

66

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

68

5.2 Tồn tại - Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A: Tuổi của rừng
A, b, c: Tham số của phương trình, hay số mũ của biến độc lập
D1.3: Đường kính thân cây đo tại vị trí độ cao 1,3m (đvt: cm)
Dt: Đường kính tán cây rừng (đvt: m)

e: Cơ số lôgarít Nêper
G: Tổng diện ngang của rừng (đvt: m2)
Hvn: Chiều cao vút ngọn thân cây (đvt: m)
Hg: Chiều cao cây có tiết diện ngang bình quân (đvt: m)
Htb: Chiều cao trung bình (đvt: m)
H100: Chiều cao của 100 cây lớn nhất trong lâm phần (đvt: m)
Hdom: Chiều cao bình quân của các cây ưu thế (đvt: m)
H20: Chiều cao của 20% số cây lớn nhất trong lâm phần (đvt: m)
iD1.3: Tăng trưởng đường kính ở độ cao 1,3
iHvn: Tăng trưởng chiều cao của cây rừng
iDt: Tăng trưởng đường kính tán lá
iV: lượng tăng trưởng thể tích
ln: logarit tự nhiên (logarit cơ số e)
log: logarit thập phân (logarit cơ số 10)
lt: lý thuyết
tn: thực nghiệm
M: trữ lượng rừng (đvt: m3)
N: mật độ rừng (số cây trên 1 ha)
N%: tỷ lệ phần trăm tổng số cây (đvt: %)
V: Thể tích thân cây (đvt: m2/ cây)
Regression Statistics: Thống kê hồi qui


Multiple R: hệ số tương quan R
R Square: Hệ số tương quan bình phương (hệ số xác định R2)
ajusted R Square: Hệ số xác định điều chỉnh
Standard Error: Sai tiêu chuẩn, S hay Sbi
Observations: Số quan sát
Regression: hồi qui
Residual: Sai lệch ngẫu nhiên

Intercept: Hệ số a hay b0
df: Độ tự do
SS: tổng các phương trình
MS: Biến lượng hay trung bình bình phương
F significance: Mức ý nghĩa
F: Giá trị F tính
Coefficients: Giá trị của hệ số mô hình
T Stat: Giá trị của trắc nghiệm t để kiểm tra các tham số của phương trình tương quan
P-value: Giá trị của P (mức ý nghĩa)
Lower 95%: Cận dưới của khoảng tin cậy với P = 0,05
Upper 95%: Cận trên của khoảng tin cậy với P = 0,05


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bần chua Sonneratia caseolaris

25

Hình 3.1: Vị trí các ô tiêu chuẩn trên bản đồ hiện trạng

32

Hình 4.1: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 3

40

Hình 4.2: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 5

40


Hình 4.3: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 7

40

Hình 4.4: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 9

40

Hình 4.5: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 11

40

Hình 4.6: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 13

40

Hình 4.7: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 15

43

Hình 4.8: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 17

43

Hình 4.9: Biểu đồ mô tả phân bố N – D1.3 của bần chua trồng tuổi 3

44

Hình 4.10: Biểu đồ mô tả phân bố N – D1.3 của bần chua trồng tuổi 5


44

Hình 4.11: Biểu đồ mô tả phân bố N – D1.3 của bần chua trồng tuổi 7

44

Hình 4.12: Biểu đồ mô tả phân bố N – D1.3 của bần chua trồng tuổi 9

44

Hình 4.13: Biểu đồ mô tả phân bố N – D1.3 của bần chua trồng tuổi 11

44

Hình 4.14: Biểu đồ mô tả phân bố N – D1.3của bần chua trồng tuổi 13

44

Hình 4.15: Biểu đồ mô tả phân bố N – D1.3 của bần chua trồng tuổi 15

45

Hình 4.16: Biểu đồ mô tả phân bố N – D1.3 của bần chua trồng tuổi 17

45

Hình 4.17: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 3

47


Hình 4.18: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 5

47

Hình 4.19: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 7

47

Hình 4.20: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 9

47

Hình 4.21: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 11

47

Hình 4.22: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 13

47


Hình 4.23: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 15

48

Hình 4.24: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 17

48

Hình 4.25: Đường biểu diễn tương quan giữa Hvn – A


50

Hình 4.26: Đường biểu diễn tương quan giữa D1.3 – A

52

Hình 4.27: Đường biểu diễn tương quan giữa Dt – A

54

Hình 4.28: Đường biểu diễn tương quan giữa V – A

56

Hình 4.29: Đường biểu diễn tương quan giữa Hvn – D1,3

57

Hình 4.30: Đường biểu diễn tương quan giữa Dt – D1,3

59

Hình 4.31: Đường biểu diễn tương quan giữa H20 – A

61

Hình 4.32: Biểu đồ cấp đất của rừng bần chua trồng
tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh


64

Hình 4.33: Biểu đồ kiểm nghiệm cấp đất của rừng bần chua trồng
tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh

66


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt về phân bố số cây (N) theo chiều cao (Hvn)
của rừng bần chua trồng

39

Bảng 4.2: Bảng tóm tắt về phân bố số cây (N) theo đường kính (D1.3)
của rừng bần chua trồng

43

Bảng 4.3: Bảng tóm tắt về phân bố số cây (N) theo đường kính tán (Dt)
của rừng bần chua trồng

46

Bảng 4.4: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa Hvn – A

49

Bảng 4.5: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa D1.3 – A


51

Bảng 4.6: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa Dt – A

54

Bảng 4.7: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa V – A

55

Bảng 4.8: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa Hvn – D1.3

57

Bảng 4.9: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa Dt – D1.3

58

Bảng 4.10: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa H20 – A

60

Bảng 4.11: Bảng tóm tắt các phương trình đường cong cấp đất cho
rừng bần chua trồng tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh

63

Bảng 4.12: Biểu cấp đất rừng bần chua trồng
tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà vinh


65


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất cao ở vùng cửa sông ven
biển nhiệt đới nhưng rất nhạy cảm với các tác động của con người và thiên nhiên.
Rừng ngập mặn không những cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ, than, củi, tanin,
thức ăn… mà còn là nơi sinh sản của nhiều loài hải sản, chim nước và một số động vật
có ý nghĩa kinh tế lớn như khỉ, lợn rừng, cá sấu, kỳ đà, chồn, trăn…. Rừng ngập mặn
có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở,
mở rộng diện tích lục địa, hạn chế sự xâm nhập mặn, bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi
cư trú của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió mùa, bão, nước biển dâng.
Diện tích rừng ngập mặn Việt Nam được công bố vào các năm 1983 là 252.500
ha, năm 1980 là 227.000 ha, năm 1990 là 165.000 ha và năm 2008 là 156.608 ha.
Trong vòng 25 năm qua, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đã giảm mất 95.892 ha,
(khoảng 62%) so với tổng diện tích rừng ngập mặn năm 1943. Điều này cho thấy tốc
độ mất rừng ngập mặn ở Việt Nam là rất cao khoảng 3.836 ha/năm. (Nguồn: Dự án
UNEP/SCS, 2008). Trà Vinh hiện có trên 6.573,82 ha rừng ngập mặn, với nhiều
chủng loại cây ngập mặn như đước, mắm, sú, vẹt, trang, bần…. Trong đó, cây bần
chua chỉ mọc ở vùng nước lợ gần các cửa sông ven biển. Sự phong phú của quần thụ
này phụ thuộc vào độ mặn và chế độ thủy triều. Bần chua được xem như một loài cây
rất quan trọng trong phòng hộ chống xói mòn và cố định bãi bồi ở vùng bãi biển cửa
sông. Cầu Ngang là huyện có đến 717,17 ha bần chua thuần loài sinh trưởng ở vùng
cửa sông giáp biển (chiếm trên 98% tổng số diện tích rừng ngập mặn 725,90 ha tại Cầu
Ngang). Đây được xem là thảm thực vật tiên phong tự nhiên từ hàng chục năm nay đã


bảo vệ con người, là nơi ươm nuôi, sinh sản và cư trú của nhiều loài tôm cá và

nhuyễn thể quan trọng. Trong những năm qua, nhiều dự án của các tổ chức quốc tế và
Nhà nước như Oxfarm của Anh, Chương trình trồng rừng 327 và từ năm 2000 đến
nay nguồn vốn Ngân hàng thế giới (WB) đã hỗ trợ Trà Vinh rất nhiều trong việc
trồng và phát triển rừng ở những vùng nước ngập mặn ven biển. Và kết quả mang lại
cho môi trường vùng ven biển Trà Vinh là rất nhiều loại sinh vật đã phát triển trở lại
như cua biển con, nghêu, sò, cá kèo, tép... Các nhà chuyên môn cho rằng, chính
những vùng rừng phòng hộ ven biển được quản lý tốt là môi trường thuận lợi cho
nguồn thủy sản ven biển sinh sôi nảy nở. Sự tác động đúng, phù hợp của con người
lên hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển hiện nay và cả trong tương lai không chỉ
đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, mà nó còn có ý nghĩa bảo vệ cuộc sống cộng đồng
người dân sống ven biển của tỉnh Trà Vinh khỏi những tác động của thiên tai đe doạ.
Nhận thức được vấn đề này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh hàng năm đều có
kế hoạch trồng mở rộng rừng, lấn biển để tạo một vành đai phòng hộ vững chắc.
Nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong quá trình điều chế rừng chưa
nắm bắt được một cách khoa học khả năng sinh trưởng và sức sản xuất của rừng, cũng
như chưa có được các hệ thống những biểu chuyên dụng phục vụ công tác điều tra
cũng như quản lý, phát triển loại hình rừng này. Trong số những biểu chuyên dụng thì
biểu cấp đất là một trong những loại biểu cần phải tiến hành xây dựng ngay, làm cơ sở
cho việc đề xuất một số biện pháp lâm sinh thích hợp nhằm quản lý rừng bần chua
được ổn định và đạt hiệu quả phòng hộ cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, trong giới hạn của một đề tài tốt nghiệp cao học
cuối khóa chuyên ngành lâm nghiệp, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy luật
sinh trưởng và lập biểu cấp đất cho rừng bần chua (Sonneratia caseolaris L.
Engl.) trồng tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” với nguyện vọng kết quả đạt
được của đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc quản lý và phát triển rừng bần
chua trồng tại khu vực nghiên cứu một cách bền vững và đạt hiệu quả cao.


1.2 Mục đích của đề tài
Góp phần giải quyết yêu cầu của thực tiễn quản lý, phát triển rừng phòng hộ, đề

xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp phục vụ công tác quản lý và nuôi
dưỡng rừng bần chua trồng tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sinh trưởng của rừng thông qua các đặc điểm về cấu trúc, quy luật
sinh trưởng của rừng bần chua tại khu vực nghiên cứu.

- Phân chia cấp đất cho rừng bần chua trồng làm cơ sở cho việc đánh giá sức sản
xuất và khả năng phòng hộ của rừng bần chua trồng trên các dạng lập địa khác nhau.
1.4 Phạm vi, giới hạn và đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài
Đề tài được thực hiện với đối tượng là bần chua trồng tại huyện Cầu Ngang, tỉnh
Trà Vinh. Đây là rừng trồng thuần loài được trồng từ năm 1992 đến năm 2006 từ
nguồn vốn của Dự án 661 và Dự án trồng và phát triển những vùng đất ngập nước miền
Nam Việt Nam (CWPDP). Từ năm 1992 đến 2000 từ nguồn vốn của Dự án 661 trồng
được 89,06 ha nhưng do bão và sạt lở thiệt hại 10,87 ha nên diện tích này đến nay còn
lại 78,19 ha. Diện tích 372,98 ha được trồng từ nguồn vốn của Dự án CWPDP bắt đầu
từ năm 2001 đến 2006.
Toàn bộ diện tích rừng bần chua 452,17 ha đều được trồng với mật độ 3.300
cây/ha, diện tích này từ khi trồng cho tới thời điểm nghiên cứu vẫn chưa có tác động từ
bên ngoài nên cấu trúc rừng tương đối ổn định. Vì vậy biểu cấp đất được xây dựng sẽ
có phạm vi sử dụng nhất định ở những điều kiện tương tự.
Do giới hạn của thời gian thực hiện nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm
phân bố, sinh trưởng và lập biểu cấp đất làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp
kỹ thuật của rừng bần chua trồng tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh. Không đi sâu
vào nghiên cứu mối quan hệ giữa cấp đất và chất lượng đất (dạng đất) của rừng bần
chua trồng. Và đề tài cũng không đi sâu vào việc xác định trữ, sản lượng rừng bần
trồng.


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Phân bố diện tích đất ngập mặn và rừng ngập mặn
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên phần đất liền là 32.894.398 ha với bờ
biển dài 3.260 ha, chạy suốt từ Bắc (Móng Cái thuộc Quảng Ninh) ở vĩ độ 22o5’B, vào
Nam (Hà Tiên thuộc Kiên Giang) đến vĩ độ 8o33’ B và từ kinh độ 102o10’Đ đến kinh
độ 109o20’Đ.
Theo tài liệu thống kê năm 2000, cả nước có 606.792 ha đất ngập mặn ven biển,
trong đó:
- 155.290 ha là diện tích rừng ngập mặn ven biển.
- 225.427 ha là diện tích đất ngập mặn ven biển không có rừng ngập mặn.
- 226.075 ha là diện tích đầm nuôi tôm nước lợ có đê cống.
Diện tích chủ yếu là các tỉnh, thành phố ven biển Nam bộ có 373.305 ha đất
ngập mặn chiếm 61,5% diện tích đất ngập mặn và 82.387 ha rừng ngập mặn chiếm
53% diện tích rừng ngập mặn của cả nước.
Kế đến là các tỉnh, thành phố ven biển Bắc bộ có 122.335 ha đất ngập mặn
chiếm 21% diện tích đất ngập mặn và 43.811 ha rừng ngập mặn chiếm 28,1% diện tích
rừng ngập mặn của cả nước.
Thấp nhất là các tỉnh, thành phố ven biển Trung bộ chỉ có 44.042 ha đất ngập
mặn chiếm 7,2% diện tích đất ngập mặn và 3.000 ha rừng ngập mặn chiếm 2% diện
tích rừng ngập mặn của cả nước. Phân bố diện tích cụ thể của đất và rừng ngập mặn
theo tỉnh vùng và miền được thể hiện ở biểu đồ 1 dưới đây:


Biểu đồ 1: Hiện trạng diện tích đất, rừng ngập mặn và vuông tôm năm 2000
(Nguồn: Viện KHLN Việt Nam 2000)
Mặc dù diện tích rừng ngập mặn trồng trong những năm gần đây được gia tăng
đáng kể, tuy nhiên tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc bị suy giảm một cách
rõ rệt.
Năm 1943 cả nước có 408.500 ha (100%) đến năm 1962 còn lại 290.000 ha
(72,5%), năm 1982 có 252.000 ha (63,0%) đến năm 2000 là 155.290 ha (38,8%). Như
vậy, là sau gần 60 năm rừng ngập mặn nước ta đã bị giảm mất gần 2/3 diện tích.


Biểu đồ 2: Diễn biến diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc
(Nguồn: Viện KHLN Việt Nam 2000)
Sự biến động về diện tích đất ngập mặn cùng với nguy cơ bị thu hẹp dần về diện
tích rừng ngập mặn có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như sự hủy diệt của chất
độc hóa học trong chiến tranh, sự khai thác lạm phát gỗ củi và các nguyên liệu khác


cho đời sống hàng ngày của cư dân. Đặc biệt là việc phát triển nuôi tôm thiên về lợi ích
kinh tế trước mắt, không kiểm soát được đã làm cho rừng ngập mặn, hệ sinh thái quan
trọng có năng suất sinh học cao nhưng cũng rất nhạy cảm với các tác động của thiên
nhiên và con người đã bị xáo trộn và suy thoái nghiêm trọng cản trở việc gây trồng và
phục hồi lại rừng.
2.2 Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng của các loại
rừng ngập mặn ở Việt Nam
Theo Ngô Đình Quế (2006) các yếu tố chi phối rõ rệt đến sự phân bố và sinh
trưởng của các loài cây rừng ngập mặn và các loại rừng ngập mặn ở Việt Nam, đó là:
2.2.1 Chế độ nhiệt
Ở miền Bắc thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới biến tính có đông lạnh, trong mùa đông
nhiệt độ của nước biển có nhiều ngày, thấp hơn 200C, do đó chỉ có các loài cây rừng và
các loại rừng ngập mặn chịu được lạnh mới tồn tại, như: Rừng đước vòi, rừng trang,
rừng mắm biển, rừng bần chua, rừng vẹt dù, và rừng sú...
Khí hậu ở miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào) thuộc khí hậu nhiệt đới điển hình,
nhiệt độ của nước biển luôn cao hơn 200C. Có các loại rừng ngập mặn rất đặc trưng,
không thấy phân bố ở miền Bắc, như rừng đước, rừng đưng, rừng mắm trắng, rừng
mắm đen, rừng dà, rừng dừa nước...
2.2.2 Chế độ mưa
Lượng mưa trong năm nhỏ hơn 1.200 mm, không có rừng ngập mặn phân bố
(tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận)
Lượng mưa: 1.800 - 2.500 mm/năm, rừng ngập mặn sinh trưởng tốt.

2.2.3 Độ mặn của nước
- Độ mặn của nước biến động lớn trong năm từ 4%o (mùa mưa) đến 20%o mùa
khô) có rừng bần chua (vùng cửa sông).


×