Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x A. mangium) TRỒNG TẠI XÃ GIA HUYNH, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

NGUYỄN THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
KEO LAI (Acacia auriculiformis x A. mangium)
TRỒNG TẠI XÃ GIA HUYNH, HUYỆN
TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

NGUYỄN THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
KEO LAI (Acacia auriculiformis x A. mangium)
TRỒNG TẠI XÃ GIA HUYNH, HUYỆN
TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:
TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2009


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
KEO LAI (Acacia auriculiformis x A. mangium)
TRỒNG TẠI XÃ GIA HUYNH, HUYỆN
TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

NGUYỄN THỊ HẠNH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

-I-


LÝ LỊCH CÁ NHÂN


Tôi tên là Nguyễn Thị Hạnh, sinh ngày 05 tháng 02 năm 1974, tại huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên. Con Ông Nguyễn Ngọc Mừng và Bà Trần Thị Khánh. Tốt nghiệp Tú tài tại
Trường Trung học phổ thông Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 1991.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp, hệ Chính quy tại Đại học Nông Lâm, tỉnh Thái
Nguyên năm 1997.
Công tác tại Xí nghiệp giống Lâm nghiệp vùng Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh từ
07/1997 – 04/2001. Từ 05/2001 đến nay công tác tại Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp,
Đồng Nai.
Tháng 09 năm 2006, theo học Cao học ngành Lâm nghiệp tại Đại học Nông Lâm, Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng Dương Văn Dũng, năm kết hôn 2000, con Dương Văn
Hùng, sinh năm 2001.
Địa chỉ liên lạc: Cơ Sở 2 – Trường Đại học Lâm Nghiệp, khu phố 5, thị trấn Trảng
Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0903070579
Email:

- II -


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Thị Hạnh

- III -



LỜI CẢM TẠ
Với những kết quả có được ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn công sinh thành và
dưỡng dục của bố mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô trường Đại học Nông Lâm, sự quan tâm, giúp
đỡ của những người thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy – Giảng viên – TS. Viên Ngọc Nam đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, phòng Sau Đại học, thầy Lê Bá
Toàn - Trưởng Khoa Lâm nghiệp, thầy Giang Văn Thắng - Trưởng Bộ môn Quản lý Tài
nguyên rừng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Lâm nghiệp, đã có những ý kiến đóng góp cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp ở Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp
đã tạo điều kiện để tôi tham gia học và hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp trong lớp Cao học Lâm nghiệp khóa 2005 và 2006 đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn em Cao Phi Long, em Hiến, em Duy, em Khoa, em Hải và anh
Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã động
viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Học viên: Nguyễn Thị Hạnh

- IV -


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo lai (Acacia auriculiformis x
A. mangium) trồng tại xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận” được tiến hành
tại trại thực nghiệm do Trung tâm Sản xuất dịch vụ - Cơ sở 2 trường Đại học Lâm nghiệp

trồng tại xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Thời gian thu thập số liệu từ
tháng 05 đến tháng 09 năm 2008. Số liệu được thu thập trên 36 ô tiêu chuẩn ở tuổi 3, tuổi 4
và tuổi 5 của rừng keo lai.
Kết quả thu đuợc về sinh khối cây cá thể tươi đạt trung bình 125,25 kg/cây trong đó
thân chiếm 79,73 %, cành chiếm 14,43 % và lá chiếm 5,84 %. Sinh khối khô đạt trung bình
59,23 kg/cây, trong đó thân chiếm 81,19 %, cành 12,37 % và lá 6,44 %. Tỷ trọng giữa sinh
khối khô/tươi của cây cá lẻ đạt 47,29 %.
Sinh khối tươi quần thể đạt trung bình 181,12 tấn/ha trong đó thân chiếm 79,1 %,
cành chiếm 15,0 % và lá 5,9 %. Sinh khối khô quần thể đạt trung bình 83,45 tấn/ha trong đó
thân 80,5 %, cành 13,0 % và lá 6,5 %.
Thể tích cây cá thể biến động từ 0,0096 – 0,2209 m3, trung bình đạt 0,0911 m3/cây.
Khả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể có đường kính trung bình là 11,73 cm thì tích
lũy được 26,96 kg C, hấp thụ được 98,94 kg CO2/cây.
Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể keo lai tuổi 3 đạt 88,19 tấn CO2/ha, tuổi 4 đạt
174,21 tấn CO2/ha và tuổi 5 đạt 236,03 tấn CO2/ha.
Lượng hấp thụ trung bình hằng năm ở quần thể tuổi 3 là 29,40 tấn CO2/ha/năm, tuổi
4 là 43,55 tấn CO2/ha/năm, tuổi 5 là 47,21 tấn CO2/ha/năm.
Tổng trữ lượng hấp thụ của quần thể keo lai tuổi 3 đạt 5.291,15 tấn CO2, tuổi 4 đạt
6.968,48 tấn CO2 và tuổi 5 đạt 9.441,01 tấn CO2. Cả khu rừng 140 ha hấp thụ được
21.700,64 tấn CO2.
Lượng giá bằng tiền từ khả năng hấp thụ CO2: Quần thể keo lai tuổi 3 bình quân thu
được 9.994.390 đ/ha/năm, tuổi 4 được 14.808.010 đ/ha/năm và tuổi 5 được 16.049.720
đồng/ha/năm. Bình quân thu được 1.833.972.980 đ/năm/tổng diện tích.

-V-


SUMMARY
The topic “Study on the ability of CO2 absorbing of Acacia auriculiformis x A.
mangium plantation in Gia Huynh village, Tanh Linh district, Binh Thuan province” carried

out in experimental station of Center of Production Service– Campus 2 of Forestry
University, the forest plantation is in Gia Huynh village, Tanh Linh district, Binh Thuan
province. The data was collected from May to September, 2008. Collected data is based on
36 plots at the age of 3, 4 and 5. The result of study are as followings:
The average of fresh biomass of individual tree is 125,25 kg/tree in which the trunk
occupies 79,73 %, branch is 14,43 % and the leave is 5,84 %. The average of dry biomass
of individual tree is 59,23 kg/tree, in which the trunk is 81,19 %, branch is 12,37 % and the
leave is 47,29 %.
The average of fresh biomass of stand is 181,12 tons/ha in which the trunk occupies
79,1 %, branch is 15,0 % and the leave is 5,9 %. The average of dry biomass of is 83,5
tons/ha, in which the average of dry biomass of the trunk occupies 80,5 %, branch is 13,0 %
and the leaves are 6,5 %.
The volume of trees varies from 0,0096 – 0,2209 m3, the average of tree volume is
0,0911 m3/tree.
The ability of CO2 absorbing of individual trees is 98,94 kg CO2 with average
diameter is 11,73 cm, the carbon sequestration is 26,96 kg C.
The ability of CO2 absorbing of population at the age of 3 is 88,19 tons CO2/ha/year,
at the age of 4 is 43,55 tons CO2/ha/year, at the age of 5 is 47,21 tons CO2/ha/year.
Total of annual absorbing of the plantation at the age of 3 obtains 5,291.15 ton CO2,
at the age of 4 is 6,968.48 ton CO2, at the age of 5 is 9,441.01 CO2. The total area of forest
is 140 ha absorbs 21,700.64 tons of CO2.
The value of CO2 absorbing of the forest are: The forest stand at the age of 3 collects
about 9,994,390 dong/ha/year, at the age of 4 collects 14,808,010 dong/ha/year, at the age
of 5 collects 16,049,720 dong/ha/year. The total revenue of forest plantation is
1,833,972,980 dong.

MỤC LỤC
- VI -



Trang tựa

i

Trang chuẩn y

ii

Lý lịch cá nhân

iii

Lời cam đoan

iv

Cảm tạ

v

Tóm tắt

vi

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt


ix

Danh sách các bảng

xi

Danh sách các hình

xiii

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu

1

1.2. Mục tiêu

3

1.3. Giới hạn đề tài

3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan một số vấn đề liên quan đến đề tài

4

2.1.1. Sinh trưởng và sản lượng rừng


4

2.1.2. Những nghiên cứu về keo lai

6

2.1.3. Các nghiên cứu về sinh khối

8

2.1.3.1. Nghiên cứu sinh khối trên thế giới

9

2.1.3.2. Nghiên cứu sinh khối ở Việt Nam

11

2.2. Hấp thụ CO2

14

2.2.1. Các vấn đề liên quan đến hấp thụ CO2

14

2.2.2. Một số phương pháp điều tra hấp thụ CO2

18


2.2.3. Nghiên cứu về hấp thụ CO2

23

2.2.3.1. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trên thế giới

23

2.2.3.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 ở Việt Nam

25

2.3. Nhận định

30

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

32

3.2. Phương pháp nghiên cứu

33

- VII -


3.2.1. Phương pháp luận


33

3.2.2. Ngoại nghiệp

33

3.2.3. Nội nghiệp

35

3.3. Đặc điểm đối tượng và khu vực nghiên cứu

37

3.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

37

3.3.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

39

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sinh khối

41

4.1.1. Sinh khối cây cá thể

41


4.1.1.1. Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể

41

4.1.1.2. Kết cấu sinh khối khô cây cá thể

44

4.1.1.3. Tương quan giữa sinh khối tươi với D1,3

45

4.2.1.4. Tương quan giữa sinh khối khô với D1,3

46

4.1.2. Sinh khối quần thể

47

4.1.2.1. Kết cấu sinh khối tươi quần thể

47

4.1.2.2. Kết cấu sinh khối khô quần thể

48

4.1.3. Thể tích cây


49

4.1.3.1. Thể tích cây cá thể

49

4.1.3.2. Tương quan giữa thể tích với D1,3 và Hvn

50

4.1.3.3. Tương quan giữa sinh khối với thể tích cây

50

4.2. Hấp thụ CO2

52

4.2.1. Hấp thụ các bon níc của cây cá thể

53

4.2.1.1. Khả năng tích lũy C của cây cá thể

53

4.2.1.2. Kết cấu hấp thụ CO2 của thân cây cá thể

55


4.2.1.3. Kết cấu hấp thụ CO2 của cành cây cá thể

57

4.2.1.4. Kết cấu hấp thụ CO2 của lá cây cá thể

59

4.2.1.5. Kết cấu hấp thụ CO2 của cây cá thể

61

4.2.1.6. Tương quan giữa hấp thụ CO2 với D1,3

63

4.2.1.7. Tương quan giữa hấp thụ CO2 với thể tích

64

4.2.1.8. Tỷ trọng hấp thụ CO2 của cây cá thể

65
66

4.2.2. Hấp thụ CO2 của quần thể

- VIII -



4.2.2.1. Hấp thụ CO2 của quần thể theo tuổi

66

4.2.2.2. Kết cấu hấp thụ CO2 quần thể theo cỡ kính

70

4.2.2.3. Tương quan CO2 quần thể với nhân tố điều tra

73

4.2.3. Tổng trữ lượng hấp thụ CO2 của quần thể

76

4.3. Lượng giá bằng tiền từ khả năng hấp thụ CO2 của quần thể

77

4.4. Đề xuất một số biện pháp lâm sinh cho đơn vị kinh doanh rừng

78

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

80


5.2. Kiến nghị

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82
PHẦN PHỤ LỤC

Phụ bảng 1: Số liệu điều tra rừng keo lai 3 tuổi

I

Phụ bảng 2: Số liệu điều tra rừng keo lai 4 tuổi

XXI

Phụ bảng 3: Số liệu điều tra rừng keo lai 5 tuổi

XV

Phụ bảng 4: Số liệu sinh khối tươi thu thập từ 30 cây cá thể

XXIX

Phụ bảng 5: Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể

XXIX

Phụ bảng 6: Kết cấu sinh khối khô của cây cá thể


XVI

Phụ bảng 7: Phương trình tương quan giữa Wtt với D1,3 và Hvn

XVI

Phụ bảng 8: Phương trình tương quan giữa Wtht với D1,3 và Hvn

XVI

Phụ bảng 9: Phương trình tương quan giữa Wct với D1,3 và Hvn

XVI

Phụ bảng 10: Phương trình tương quan giữa Wlt với D1,3 và Hvn

XVII

Phụ bảng 11: Phương trình tương quan giữa Wtk với D1,3 và Hvn

XVII

Phụ bảng 12: Phương trình tương quan giữa Wthk với D1,3 và Hvn

XVII

Phụ bảng 13: Phương trình tương quan giữa Wck với D1,3 và Hvn

XVII


Phụ bảng 14: Phương trình tương quan giữa Wlk với D1,3 và Hvn

XVIII

Phụ bảng 15: Kết cấu sinh khối tươi quần thể

XVIII

Phụ bảng 16: Kết cấu sinh khối khô quần thể

XIX

Phụ bảng 17: Thể tích cây cá thể

XX

Phụ bảng 18: Phương trình tương quan giữa V với Hvn và D1,3

XX

Phụ bảng 19: Phương trình tương quan giữa Wtt với V

XXI

Phụ bảng 20: trình tương quan giữa Wtht với V

XXI

- IX -



Phụ bảng 21: Phương trình tương quan giữa Wct với V

XXI

Phụ bảng 22: Phương trình tương quan giữa Wlt với V

XXI

Phụ bảng 23: Phương trình tương quan giữa Wtk với V

XXII

Phụ bảng 24: Phương trình tương quan giữa Wthk với V

XXII

Phụ bảng 25: Phương trình tương quan giữa Wck với V

XXII

Phụ bảng 26: Phương trình tương quan giữa Wlk với V

XXII

Phụ bảng 27: Phương trình tương quan giữa CO2 cây với D1,3 và Hvn

XXIII


Phụ bảng 28: Phương trình tương quan giữa CO2 thân với D1,3 và Hvn

XXIII

Phụ bảng 29: Phương trình tương quan giữa CO2 cành với D1,3 và Hvn

XXIII

Phụ bảng 30: Phương trình tương quan giữa CO2 lá với D1,3 và Hvn

XXIII

Phụ bảng 31: Phương trình tương quan giữa CO2 cây với V

XXIV

Phụ bảng 32: Phương trình tương quan giữa CO2 thân với V

XXIV

Phụ bảng 33: Phương trình tương quan giữa CO2 cành với V

XXIV

Phụ bảng 34: Phương trình tương quan giữa CO2 lá với V

XXIV

Phụ bảng 35: Phương trình tương quan CO2 quần thể với nhân tố điều tra


XXV

Phụ bảng 36: Phương trình tương quan CO2 thân quần thể với nhân tố điều tra

XXV

Phụ bảng 37: Phương trình tương quan CO2 cành quần thể với nhân tố điều tra

XXV

Phụ bảng 38: Phương trình tương quan CO2 lá quần thể với nhân tố điều tra

XXV

Phụ bảng 39: Phân tích phương trình tương quan sinh khối tươi cây cá thể

XXVI

Phụ bảng 40: Phân tích phương trình tương quan sinh khối thân tươi cây cá thể

XXVI

Phụ bảng 41: Phân tích phương trình tương quan sinh khối cành tươi cây cá thể XXVII
Phụ bảng 42: Phân tích phương trình tương quan sinh khối lá tươi cây cá thể

XXVIII

Phụ bảng 43: Phân tích phương trình tương quan sinh khối khô cây cá thể

XXVIII


Phụ bảng 44: Phân tích phương trình tương quan sinh khối thân khô cây cá thể

XXIX

Phụ bảng 45: Phân tích phương trình tương quan sinh khối cành khô cây cá thể

XXX

Phụ bảng 46: Phân tích phương trình tương quan sinh khối lá khô cây cá thể

XXX

Phụ bảng 47: Phân tích phương trình tương quan thể tích với D1,3 và Hvn

XXXI

Phụ bảng 48: Phân tích phương trình tương quan sinh khối cây tươi với V

XXXII

Phụ bảng 49: Phân tích phương trình tương quan sinh khối thân tươi với V

XXXII

Phụ bảng 50: Phân tích phương trình tương quan sinh khối cành tươi với V

XXXIII

Phụ bảng 51: Phân tích phương trình tương quan sinh khối lá tươi với V


XXXIV

-X-


Phụ bảng 52: Phân tích phương trình tương quan sinh khối cây khô với V

XXXV

Phụ bảng 53: Phân tích phương trình tương quan sinh khối thân khô với V

XXXV

Phụ bảng 54: Phân tích phương trình tương quan sinh khối cành khô với V

XXXVI

Phụ bảng 55: Phân tích phương trình tương quan sinh khối lá khô với V

XXXVII

Phụ bảng 56: Phân tích phương trình tương quan CO2 cây với D1,3

XXXVII

Phụ bảng 57: Phân tích phương trình tương quan CO2 thân với D1,3

XXXVIII


Phụ bảng 58: Phân tích phương trình tương quan CO2 cành với D1,3

XXXIX

Phụ bảng 59: Phân tích phương trình tương quan CO2 lá với D1,3

XXXIX

Phụ bảng 60: Phân tích phương trình tương quan CO2 cây với V

XL

Phụ bảng 61: Phân tích phương trình tương quan CO2 thân với V

XLI

Phụ bảng 62: Phân tích phương trình tương quan CO2 cành với V

XLI

Phụ bảng 63: Phân tích phương trình tương quan CO2 lá với V

XLII

Phụ bảng 64: Phân tích phương trình tương quan CO2 thân quần thể với
trữ lượng
Phụ bảng 65: Phân tích phương trình tương quan CO2 thân quần thể với
tiết diện ngang
Phụ bảng 66: Phân tích phương trình tương quan CO2 cành quần thể với
trữ lượng

Phụ bảng 67: Phân tích phương trình tương quan CO2 cành quần thể với
tiết diện ngang
Phụ bảng 68: Phân tích phương trình tương quan CO2 lá quần thể với trữ lượng

XLIII
XLIII
XLIV
XLIV
XLV

XLVI
Phụ bảng 69: Phân tích phương trình tương quan CO2 lá quần thể với
tiết diện ngang
XLVI
Phụ bảng 70: Phân tích phương trình tương quan CO2 quần thể với trữ lượng
XLVII
Phụ bảng 71: Phân tích phương trình tương quan CO2 quần thể với
tiết diện ngang

- XI -


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
a0, a1, a2, a, b : Các tham số của phương trình
A

: Tuổi

AEBIOM


: Asssociation European Biomass - Hội công nghiệp sinh khối Châu Âu

C

: Carbon – các bon

Cth

: Lượng C tích lũy của bộ phận thân

Cca

: Lượng C tích lũy của bộ phận cành

Cla

: Lượng C tích lũy của bộ phận lá

Ccây

: Lượng C tích lũy của cây

CO2

: Carbon Dioxide – các bon níc

CO2cay

: Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể


CO2th

: Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận thân cây cá thể

CO2ca

: Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận cành cây cá thể

CO2la

: Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận lá cây cá thể

CO2tong

: Lượng CO2 hấp thụ của quần thể

CO2thqt

: Lượng CO2 hấp thụ bộ phận thân của quần thể

CO2caqt

: Lượng CO2 hấp thụ bộ phận cành của quần thể

CO2laqt

: Lượng CO2 hấp thụ bộ phận lá của quần thể

CDM


: Clean Development Mechanism – Cơ chế phát triển sạch

Dt

: Đường kính tán

EU

: European Union - Liên minh Châu Âu

EC

: European Commission - Ủy ban Châu Âu

GIS

: Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GPS

: Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IPCC

: Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban liên chính phủ


về

biến đổi khí hậu
LULUCF

: Land use, land use change and forestry – Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất
và lâm nghiệp

NIRI

: Nissho Iwai Research Institute - Viện nghiên cứu Nissho Iwai –
- XII -


Nhật Bản
UNEP

: United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc

T1, T2, T3, T4, T5: Hấp thụ CO2 của đoạn thân theo thứ tự từ gốc đến ngọn
C1, C2, C3, C4, C5: Hấp thụ CO2 của cành tương ứng với đoạn thân từ gốc đến ngọn
L1, L2, L3, L4, L5 : Hấp thụ CO2 của lá tương ứng với đoạn thân từ gốc đến ngọn
UNFCCC

: United Nations Frame Convention on Climate Change - Công ước khung
của Liên hợp quốc vế biến đổi khí hậu

Y


: Biến phụ thuộc

x, z

: Biến độc lập

Wtt

: Sinh khối tươi cây cá thể

Wtht

: Sinh khối thân tươi cây cá thể

Wct

: Sinh khối cành tươi cây cá thể

Wlt

: Sinh khối lá tươi cây cá thể

Wtk

: Sinh khối khô cây cá thể

Wthk

: Sinh khối thân khô cây cá thể


Wck

: Sinh khối cành khô cây cá thể

Wlk

: Sinh khối lá khô cây cá thể

Wttqt

: Sinh khối tươi quần thể

Wthtqt

: Sinh khối thân tươi quần thể

Wct

: Sinh khối cành tươi quần thể

Wltqt

: Sinh khối lá tươi quần thể

Wtkqt

: Sinh khối khô quần thể

Wthkqt


: Sinh khối thân khô quần thể

Wckqt

: Sinh khối cành khô quần thể

Wlkqt

: Sinh khối lá khô quần thể

WMO

: World Meteorology Organization - Tổ chức Khí tượng thế giới

WWF

: World Wide Fund - Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới

- XIII -


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Sinh khối khô loài K. obovata

11


Bảng 2.2: Lượng các bon tích lũy theo kiểu rừng

17

Bảng 2.3: Trữ lượng và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng keo lai

26

Bảng 2.4: Giá CO2 trên thị trường thế giới

29

Bảng 3.1: Các dạng phương trình tương quan tổng quát

36

Bảng 4.1: Phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với D1,3

46

Bảng 4.2: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô với D1,3

47

Bảng 4.3: Phương trình tương quan sinh khối tươi với thể tích

51

Bảng 4.4: Phương trình tương quan thể tích với sinh khối khô


51

Bảng 4.5: Lượng C tích lũy của cây cá thể

54

Bảng 4.6: Hấp thụ CO2 của thân cây cá thể

56

Bảng 4.7: Hấp thụ CO2 của cành cây cá thể

58

Bảng 4.8: Hấp thụ CO2 của lá cây cá thể

59

Bảng 4.9: Hấp thụ CO2 của các bộ phận cây cá thể

62

Bảng 4.10: Tương quan giữa CO2 hấp thụ với D1,3

64

Bảng 4.11: Bảng tra C và CO2 của cây cá thể keo lai

64


Bảng 4.12: Tương quan giữa hấp thụ CO2 với thể tích

65

Bảng 4.13: Tỷ trọng hấp thụ CO2 của cây cá thể

66

Bảng 4.14: Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể keo lai theo tuổi

68

Bảng 4.15: Kết cấu hấp thụ CO2 quần thể tuổi 5 theo cỡ kính

70

Bảng 4.16: Kết cấu hấp thụ CO2 quần thể tuổi 4 theo cỡ kính

71

Bảng 4.17: Kết cấu hấp thụ CO2 quần thể tuổi 3 theo cỡ kính

72

Bảng 4.18: Quan hệ giữa khả năng hấp thụ CO2 quần thể và nhân tố điều tra

74

Bảng 4.19: Tương quan CO2 quần thể với trữ lượng


75

Bảng 4.20: Tương quan CO2 quần thể với tiết diện ngang

76

Bảng 4.21: Lượng CO2 hấp thụ tương đương của cả quần thể

77

Bảng 4.22: Giá trị thương mại mỗi năm của 1 ha theo lượng CO2 hấp thụ

77

Bảng 4.23: Giá trị bằng tiền từ hấp thụ CO2/năm của cả quần thể

78

- XIV -


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Chu trình các bon toàn cầu

18


Hình 4.1: Tỷ lệ sinh khối tươi bộ phận của cây cá thể

43

Hình 4.2: Tỷ lệ phần gỗ trong sinh khối tươi của cây cá thể

43

Hình 4.3: Tỷ lệ sinh khối khô bộ phận của cây cá thể

44

Hình 4.4: Tỷ lệ phần gỗ trong sinh khối khô cây cá thể

45

Hình 4.5: Tỷ lệ C tích lũy trong bộ phận cây cá thể

55

Hình 4.6: Tỷ lệ hấp thụ CO2 của thân cây cá thể

57

Hình 4.7: Tỷ lệ hấp thụ CO2 của các đoạn cành cây cá thể

59

Hình 4.8: Tỷ lệ hấp thụ CO2 của lá cây cá thể


60

Hình 4.9: Tỷ lệ hấp thụ CO2 bộ phận của cây cá thể

63

Hình 4.10: Sự gia tăng hấp thụ CO2 theo tuổi quần thể keo lai

67

Hình 4.11: Tỷ lệ hấp thụ CO2 ở bộ phận theo tuổi quần thể

69

Hình 4.12: Tỷ lệ hấp thụ CO2 ở bộ phận của quần thể 5 tuổi

71

Một số hình ảnh ngoại nghiệp

88

- XV -


Chương 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong những năm gần đây, khí hậu trên toàn cầu không tuân theo quy luật chung mà
có những biến đổi rất phức tạp, sự biến đổi đó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và

môi trường mà còn ảnh hưởng đến mọi sự sống trên trái đất.
Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi. Hầu hết các nhà
khoa học môi trường cho rằng sự gia tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính mà chủ yếu là
khí các bon níc trong khí quyển là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện
tượng này có thể làm nhiệt độ trái đất tăng thêm nhanh từ 1,4 đến 5,80C trong giai đoạn
1990 – 2100 (Vũ Tấn Phương, 2007).
Hoạt động của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi măng,
chuyển mục đích sử dụng đất và sản xuất công nghiệp đã làm tăng khí các bon níc và tăng
sự nóng lên toàn cầu (Phan Minh Sáng và Lưu Cảnh Trung, 2006).
Sự nóng lên của trái đất có thể sẽ làm băng tan ở hai đầu cực của trái đất và nước
biển dâng cao làm ngập các vùng đất thấp ven biển như đồng bằng sông Mê Kông ở Việt
Nam. Khí hậu toàn cầu trở nên khắc nghiệt, xói mòn và quá trình mặn hóa gia tăng. Theo
một báo cáo của Anh về biến đổi khí hậu thì nếu nước biển dâng cao 1 m, 12 % diện tích
đất đai, ngôi nhà của 23 % dân số Việt Nam sẽ biến mất vĩnh viễn, nhiều trận bão dữ dội và
thường xuyên hơn, ngành nông nghiệp và nguồn nước của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng (Vũ
Tấn Phương, 2007).
Trong khi đó, rừng là lá phổi xanh của trái đất đáng lẽ để lọc không khí thì lại bị đốt
cháy dẫn đến tăng khí các bon níc, góp phần làm trái đất nóng lên, băng tan và nước biển
dâng cao, những thảm họa sinh thái lớn nhất đang chờ chúng ta ở thế kỷ XXI (Thái Văn
Trừng, 1999). Rừng còn điều tiết khí hậu, hấp thu khí thải các bon níc thì ngày càng suy
giảm, người ta ước tính hằng năm bầu khí quyển phải tiếp nhận thêm khoảng 1,6 tỉ tấn các
bon níc (CO2) do sự phá rừng nhiệt đới (Nguyễn Văn Thêm, 2001).

- XVI -


Chính vì vậy, con người phải tìm cách hạn chế sự gia tăng khí CO2 nhằm làm giảm
biến đổi khí hậu và đảm bảo phát triển bền vững. Trong số các giải pháp thì khả năng thu
nhận khí CO2 của rừng được quan tâm nhất (Lê Ngọc Sơn, 2007).
Theo dự đoán đến năm 2030 phát thải khí nhà kính của các ngành sản xuất năng

lượng và nông nghiệp đều tăng nhanh chóng, riêng ngành năng lượng năm 2030 gấp hơn 14
lần so với năm 1993. Trong đó chỉ có ngành lâm nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng dần lượng
hấp thụ CO2 (Phan Minh Sáng, Lưu Cảnh Trung, 2006).
Trong qua quá trình quang hợp và hô hấp, thực vật màu xanh hấp thụ CO2 từ khí
quyển và tích lũy dưới dạng các bon (C). Đặc biệt những thực vật có chu kỳ sinh trưởng
dài, kích thước to lớn và tán lá dày như cây rừng thì sự hấp thụ CO2 cũng như tích lũy các
bon càng nhiều. Đây chính là tiềm năng của ngành lâm nghiệp trong việc làm giảm ô nhiễm
CO2 và hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
Lượng hấp thu CO2 của cây rừng sẽ góp phần làm giảm sự gia tăng phát thải của các
nước đang phát triển như Việt Nam do phát triển kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp –
đồng thời là nguồn tiềm năng để tham gia Cơ chế phát triển sạch và nhận được tín dụng từ
các quốc gia phát triển (Phan Minh Sáng, Lưu Cảnh Trung, 2006). Do vậy, việc định lượng
khả năng hấp thụ CO2 cũng như vai trò của rừng và các hệ sinh thái trong việc làm giảm sự
nóng lên toàn cầu, hạn chế biến đổi khí hậu đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Lượng CO2 hấp thụ phụ thuộc vào kiểu rừng, loài cây, cấp tuổi, … việc định lượng, dự báo
khả năng hấp thụ CO2 của cây rừng nhằm điều tiết giữa sự phát thải và hấp thụ CO2, cung
cấp cơ sở khoa học trong việc chi trả phí dịch vụ môi trường ở Việt Nam và tham gia thị
trường mua bán phát thải giữa các quốc gia trên toàn cầu. Hiện nay, diện tích rừng trồng
ngày càng tăng thì việc nghiên cứu về hấp thụ CO2 của chúng cũng ngày càng cần thiết.
Ở Việt Nam, sự ra đời của cây keo lai đã góp phần thúc đẩy phong trào sử dụng
giống trồng rừng có năng suất cao, trên những vùng sinh thái tốt có thể đạt năng suất 30 –
40 m3/ha/năm, nơi đất xấu vẫn đạt năng suất gấp 1,5 – 3 lần các giống bố mẹ (Lê Đình Khả,
2007). Không chỉ hiệu quả kinh tế cao mà keo lai còn có giá trị về sinh thái môi trường như:
Sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng cao, phạm vi thích ứng rộng, tỷ lệ thành công trong
trồng rừng cao, là loài cây tiên phong trong cải thiện vùng đất suy thoái, cải tạo môi trường,
cho phép tạo ra vùng nguyên liệu lớn tập trung cho công nghiệp (Lê Đình Khả và Hà Huy
Thịnh, 2000; Phùng Nhuệ Giang, 2003).

- XVII -



Việt Nam đang thực hiện xu hướng về môi trường toàn cầu, sử dụng và đánh giá vai
trò chức năng của rừng trong việc khôi phục môi trường sinh thái, giảm các thay đổi khí
hậu, giảm khí CO2, … (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004).
Với những đặc tính ưu việt trên của loài cây keo lai, kết hợp với bối cảnh của ngành
lâm nghiệp hiện nay, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 để xác định giá trị môi trường
của chúng là vấn đề rất cấp bách, đây cũng là cơ sở để chi trả công bằng và khuyến khích
chủ rừng tham gia bảo vệ môi trường.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo lai (Acacia auriculiformis x A. mangium)
trồng tại xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận” nhằm góp phần ứng dụng và
thực hiện phương pháp ước lượng, dự báo khả năng hấp thụ CO2 làm cơ sở xác định giá trị
phí môi trường trong công tác quản lý rừng.
1.2. Mục tiêu
- Xác định khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng keo lai.
- Bước đầu lượng giá chi phí môi trường dựa vào khả năng hấp thụ CO2 của rừng
trồng keo lai.
1.3. Giới hạn đề tài
Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 trên mặt đất.
Không nghiên cứu về lập địa, đất đai và khả năng hấp thụ CO2 trên sàn rừng cũng như dưới
mặt đất
Về phạm vi nghiên cứu: Số liệu thu thập tại rừng trồng keo lai thuần loài tuổi 3, 4 và
5 ở Trại thực nghiệm thuộc Trung tâm Sản xuất dịch vụ – Cơ sở 2 Đại học Lâm nghiệp
trồng tại xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan một số vấn đề liên quan đến đề tài
2.1.1. Sinh trưởng và sản lượng rừng


- XVIII -


Nghiên cứu sinh trưởng của cây cá thể là cơ sở cho các nghiên cứu về sinh trưởng và
sản lượng rừng, từ những nghiên cứu này nhà nghiên cứu sẽ xây dựng được mô hình thể
hiện các mối quan hệ của sinh trưởng, sản lượng rừng, sinh khối, hàm lượng các bon (C)
cũng như khả năng hấp thụ CO2 của rừng.
Sinh trưởng rừng là quá trình tích lũy lượng tăng trưởng để hình thành sản lượng
rừng, sinh trưởng rừng là sinh trưởng quần thể và là tổng lượng sinh trưởng của các cá thể
(Nguyễn Văn Trương và ctv, 1991).
Sinh trưởng của cây rừng là sự biến đổi về chất và lượng của chúng theo thời gian,
thông qua các nhân tố đặc trưng nào đó, ví dụ: D1,3, H, … Đối với sinh vật nói chung và cây
rừng nói riêng, đường đặc trưng cho sinh trưởng là đường cong tích lũy hình chữ S. Nếu
xác định trong một giai đoạn hay ở hai thời điểm khác nhau của quá trình sinh trưởng sẽ có
được lượng gia tăng của cây rừng về chất cũng như về lượng thông qua một chỉ tiêu nào đó,
lượng gia tăng này chính là lượng tăng trưởng của cây và lâm phần (Giang Văn Thắng,
2006).
Tăng trưởng gỗ thân cây có thể được xác định như là tổng tiết diện ngang, hoặc thể
tích, hoặc sinh khối tại hai thời điểm khác nhau. Các trị số này cũng có thể được ước lượng
thông qua quan hệ của chúng với đường kính và chiều cao thân cây, hoặc thể tích và sinh
khối (Nguyễn Văn Thêm, 2001).
Sản lượng rừng là khối lượng lâm sản có thể khai thác qua một mùa hoặc một năm,
chúng được tính toán trên cơ sở trữ lượng rừng hoặc có thể tính theo diện tích nếu quần thể
là rừng thuần loài đồng tuổi (Nguyễn Văn Trương và ctv, 1991).
Khoa học sản lượng rừng được phát triển đầu tiên ở Châu Âu từ thế kỉ 19 và đến
năm 1870 bắt đầu xuất hiện ô nghiên cứu lâu dài (ô định vị) về sản lượng rừng. Trong sản
lượng rừng, sinh trưởng được hiểu là sự biến đổi theo thời gian của một đại lượng nào đó ở
cây cá thể như D1,3, Hvn, V, Dt, … nó được gắn liền với thời gian, vì thế thường được gọi là
quá trình sinh trưởng (Vũ Tiến Hinh, 2003).
Theo Giang Văn Thắng (2006), trên quan điểm điều tra rừng hiện đại sản lượng rừng

được hiểu là sự gia tăng về gỗ của các loại hình rừng khác nhau, được tạo ra từ vốn rừng
nhất định cùng với khối lượng gỗ được khai thác tận dụng trong suốt chu kỳ kinh doanh.
Trong phạm trù sản lượng rừng, chỉ tiêu quan trọng hàng đầu là trữ lượng rừng và các chỉ
tiêu tăng trưởng trữ lượng. Một số phương hướng về phương pháp và đối tượng nghiên cứu
như sau:
- XIX -


- Nghiên cứu đường cong phân bố là phương pháp tổng quát nhất, từ đường cong
phân bố thì có thể xác định cả vị trí của cây bình quân và phạm vi biến động.
- Phương pháp biểu đồ là phương pháp đơn giản đáp ứng yêu cầu định tính về quy
luật phân bố.
- Phương pháp giải tích là phương pháp chính xác, triệt để nhưng phức tạp và tốn
nhiều công sức chỉ nên dùng khi cần thiết..
Quy luật sinh trưởng cây cá thể và lâm phần là trọng tâm nghiên cứu của sản lượng
rừng, là nền tảng cho việc chọn lựa phương pháp xây dựng các mô hình tăng trưởng và sản
lượng cũng như sinh khối cây rừng (Nguyễn Thị Hà, 2007).
Khi nghiên cứu cơ sở khoa học của kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng keo lá tràm, Bùi Việt
Hải (1998) đã chọn hàm Schumacher để xây dựng mô hình sinh trưởng cho nhân tố đường
kính D1,3, chiều cao Hvn, đường kính tán Dt và nhận định rằng hàm sinh trưởng là các
đường cong tăng hay tăng nhanh ngay từ những năm đầu, mang đặc tính chung của loài cây
ưa sáng.
Theo Giang Văn Thắng (2003), cấu trúc rừng là cơ sở khoa học cho các phương
pháp thống kê dự đoán trữ lượng cũng như sinh khối rừng, trên cơ sở nghiên cứu về cấu
trúc rừng sẽ cho biết quy luật cấu trúc tự nhiên của chúng. Trong thế kỷ vừa qua, trên thế
giới và việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học lâm nghiệp hàng
đầu được công bố như: Richards, Schumacher, Meyer, Đồng Sỹ Hiền, Thái Văn Trừng, …
Các tác giả đều có những cách giải quyết vấn đề khác nhau nhưng chung quy là tìm hiểu
cấu trúc rừng, quy luật sinh trưởng, mối quan hệ sinh trưởng và sản lượng của cây rừng với
không gian dinh dưỡng, đặc tính di truyền để mô phỏng những quy luật đó bằng mô hình

toán học. Phương pháp xác định năng suất và sản lượng rừng gồm có:
- Xác định quá trình sinh trưởng và sản lượng rừng qua ô định vị
- Xác định sinh trưởng và sản lượng rừng qua ô đo đếm tạm thời (phương pháp chuỗi
tuổi và phương pháp ô ngẫu nhiên trên cơ sở rút mẫu thống kê)
- Xác định sinh trưởng và sản lượng rừng bằng phương pháp xây dựng mô hình (mô
hình hồi quy và mô hình sinh lý).
Tác giả cũng kết luận rằng phương pháp ô ngẫu nhiên hiện đang được sử dụng rộng
rãi, hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của ảnh hàng không qua việc lựa chọn và bố trí ô ngẫu nhiên
trên lưới điểm bản đồ được giải đoán từ ảnh.
Nguyễn Thị Hà (2007) khi nghiên cứu rừng trồng keo lai đã lập ô tiêu chuẩn theo
- XX -


phương pháp ô ngẫu nhiên tạm thời đại diện cho các tuổi nghiên cứu với diện tích 500 m2.
Dựa trên phương pháp nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và sinh khối của rừng trên các
tuổi rừng, tác giả đã phân tích, tính toán lượng các bon trong sinh khối trên mặt đất, sàn
rừng keo lai ở tuổi 3, tuổi 5 và tuổi 7.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng trong và
ngoài nước khá phong phú, đây là nguồn tài liệu tham khảo lớn cho những nghiên cứu liên
quan đến sinh trưởng và sản lượng rừng, là cơ sở cho các nhà quản lý kinh doanh rừng xây
dựng và thực thi các giải pháp lâm sinh phục vụ công tác quản lý kinh doanh rừng đạt hiệu
quả cao.
2.1.2. Các nghiên cứu về keo lai
Do nhu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường ngày càng cao, việc trồng rừng cũng
không là ngoại lệ. Trồng rừng không chỉ phủ xanh đất trống mà chúng còn phải có những
giá trị nhất định về môi trường; loài cây được trồng phải sinh trưởng nhanh, năng suất và
sản lượng cao. Các nhà quản lý và nghiên cứu về giống trồng rừng đã không ngừng tìm
kiếm và cải thiện giống nhằm cung cấp giống có chất lượng, keo lai của Xí nghiệp Giống
lâm nghiệp vùng Nam Bộ ra đời là một trong những giống đáp ứng được yêu cầu trồng rừng
của ngành lâm nghiệp.

Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả và ctv (1993) thuộc Trung tâm Nghiên cứu giống
cây rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phát hiện tại Ba Vì (Hà Tây – Hà Nội) và
vùng Đông Nam Bộ năm 1992. Từ đó đến nay các tác giả đã tiến hành nghiên cứu từng
bước cơ bản về cây keo lai. Chúng xuất hiện trong rừng trồng keo tai tượng được lấy giống
từ khu khảo nghiệm keo tai tượng trồng cạnh keo lá tràm tại vùng Đông Nam Bộ và Ba Vì
nên biết mẹ chúng là keo tai tượng (Acacia mangium) và bố là keo lá tràm (Acacia
auriculiformis).
Giống keo lai vùng Đông Nam Bộ có cây mẹ là keo tai tượng xuất xứ Mossman
(thuộc bang Queensland, Australia) ở vĩ độ 16020’ Nam, kinh độ 145024’ Đông, lượng mưa
hàng năm khoảng 800 – 1.200 mm. Cây bố là keo lá tràm không rõ xuất xứ hoặc xuất xứ
vùng Oenpelli (thuộc bang Northem Territory, Australia) ở vĩ độ 12020’ Nam, kinh độ
133004’ Đông, lượng mưa hàng năm khoảng 1.300 – 1.700 mm (Lê Đình Khả và ctv,
1995).
Theo Pinso và Nasi (1991), đánh giá tổng hợp về keo lai cho thấy chúng có ưu thế lai
và có thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Khi đánh giá chỉ tiêu
- XXI -


chất lượng tác giả thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, …
đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng keo lai rất thích hợp cho trồng rừng thương mại.
Lê Đình Khả và ctv (1993, 1995) cho rằng keo lai có tỉ trọng gỗ và nhiều đặc điểm
trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm, có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với loài
cây bố mẹ. Một số dòng vừa sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt có thể
nhân nhanh hàng loạt để phát triển sản xuất là dòng BV5, BV10, BV16, BV32 và dòng
BV33.
Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu về cây keo lai, điển hình như:
Lê Đình Khả (1999) đã nghiên cứu về “Sử dụng giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng
và keo lá tràm ở Việt Nam”, tác giả thấy rằng sinh trưởng chiều cao và đường kính của keo
lai vượt hơn keo tai tượng cùng keo lá tràm (18 tháng tuổi). Chúng sinh trưởng nhanh, ổn
định từ 10 – 62 tháng tuổi và nhiều dòng sinh trưởng vượt trội so với bố mẹ.

Kiều Thanh Tịnh (2002), “Nghiên cứu quan hệ giữa diện tích sinh trưởng của cây
keo lai với một số nhân tố điều tra” đã kết luận về tương quan chặt bằng dạng phương trình
parabol giữa thể tích thân cây và diện tích sinh trưởng, giữa tiết diện ngang 1,3 m và diện
tích sinh trưởng.
Nguyễn Trọng Bình (2005), trong “Nghiên cứu lập biểu thể tích sản phẩm tạm thời
cho rừng trồng keo lai thuần loài” tại một số tỉnh từ miền Trung ra Bắc đã dùng phương
pháp đường sinh thân cây và chọn dạng phương trình tổng quát dạng K(0i) = a0
+a1X+a2X2+…+anXn để mô phỏng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), keo lai xếp thứ 13 trong 29
loài cây trồng rừng quan trọng và xếp thứ 11 trong 23 loài cây lấy gỗ ưu tiên cho trồng rừng
sản xuất trong nước.
Tóm lại: Nghiên cứu về cây keo lai đã có bề dày về lịch sử nghiên cứu cũng như
nhiều tác giả cùng các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước mà khuôn khổ đề tài
này chưa thống kê hết được, là loài cây có giá trị kinh tế và môi trường, khả năng thích nghi
tốt, tính chống chịu cao và phạm vi thích ứng rộng, là một trong những loài cây đang được
Việt Nam và nhiều quốc gia quan tâm. Trong khi chỉ duy nhất ngành lâm nghiệp là có triển
vọng hấp thụ CO2 góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn
cầu và tham gia thị trường buôn bán hạn ngạch khí thải. Diện tích trồng keo lai ngày càng
tăng, nhưng những nghiên cứu định lượng về khả năng hấp thụ CO2 của loài cây này ở Việt
Nam còn hạn chế và cần được quan tâm nghiên cứu.
- XXII -


2.1.3. Các nghiên cứu về sinh khối
Theo Ban biên tập nông nghiệp (1991), sinh khối là khối vật chất hữu cơ được sản
sinh ra do một cơ thể, một quần thể hay một quần lạc sinh vật. Sinh khối tập hợp các sinh
vật có trong hệ sinh thái ở thời điểm quan sát, nó có thể biểu hiện bằng số lượng cá thể,
bằng trọng lượng hay bằng đơn vị năng lượng (calo).
Theo Bộ Lâm nghiệp (cũ) (1996), sinh khối là lượng vật chất hữu cơ của sinh vật
trong quần xã thực vật rừng trên một ha ở trạng thái khô tuyệt đối.

Sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên cây) ở
trên hoặc dưới mặt đất (Brown, 1997).
Sinh khối bao gồm tổng trọng lượng thân, cành, lá, hoa, quả, rễ trên và dưới mặt đất.
Việc nghiên cứu sinh khối cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, quản lý và
sử dụng rừng ngập mặn (Viên Ngọc Nam, 2003).
Theo báo cáo tại Hội thảo Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam của Nguyễn
Quang Khải (2006), Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) và Hội Công nghiệp sinh khối
Châu Âu (AEBIOM) đã nêu rõ: Sinh khối có thể làm giảm các phát tán CO2, khí chủ yếu
gây nóng lên toàn cầu. Ở các nước đang phát triển, sinh khối là nguồn năng lượng lớn nhất,
trung bình chúng đóng góp khoảng 35 % trong tổng cung cấp năng lượng. Cũng theo báo
cáo trên, mặc dù không có số liệu cập nhật mới hơn nhưng có thể ước tính nguồn sinh khối
hiện vẫn chiếm tỷ lệ trên 50 % tổng tiêu thụ năng lượng của Việt Nam.
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng hấp thụ CO2 và tích
lũy lại ở dạng các bon trong sinh khối. Do vậy, việc nghiên cứu về sinh khối trong lâm
nghiệp là rất cần thiết, đây là căn cứ xác định lượng CO2 mà cây rừng hấp thụ, góp phần
vào việc đánh giá chất lượng rừng, giúp công tác quản lý - kinh doanh rừng có hiệu quả.
Đồng thời chúng là cơ sở tham gia thị trường hạn ngạch khí thải giữa các quốc gia và đề
xuất biện pháp lâm sinh nhằm tăng khả năng hấp thụ CO2 góp phần hạn chế những thay đổi
bất lợi của khí hậu.
2.1.3.1. Nghiên cứu sinh khối trên thế giới
Theo Christensen (1997), khi nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp của rừng
đước ở rừng ngập mặn tại đảo Phuket, vùng bờ biển Tây (Thái Lan). Tác giả thấy rằng tổng
lượng sinh khối trên mặt đất của rừng đước ở tuổi 15 là 159 tấn sinh khối khô/ha. Tổng
năng suất sinh khối khô ước tính đạt 27 tấn/ha/năm. Tác giả đã so sánh và thấy rằng hàng

- XXIII -


×