Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA THAN BÙN ÁP DỤNG SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



PHẠM VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA THAN BÙN ÁP DỤNG
SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ THEO HƯỚNG HỮU CƠ
TẠI HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 - 2009

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA THAN BÙN ÁP DỤNG
SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ THEO HƯỚNG HỮU CƠ
TẠI HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Chuyên ngành : Trồng trọt


Mã số
: 60.62.01

Hướng dẫn khoa học :
PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 - 2009

2


NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA THAN BÙN ÁP DỤNG
SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ THEO HƯỚNG HỮU CƠ
TẠI HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

PHẠM VĂN CƯỜNG

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG

2. Thư ký:

TS. VÕ THÁI DÂN

3. Phản biện 1: PGS.TS. MAI THÀNH PHỤNG

4. Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA


5. Ủy viên:

PGS.TS. HUỲNH THANH HÙNG

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHI MINH
HIỆU TRƯỞNG

3


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Phạm Văn Cường, sinh ngày 06 tháng 09 năm 1977 tại thành phố
Huế, là con của ông Phạm Văn Quảng và bà Nguyễn Thị Dư.
Tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường cấp III Nguyễn Trường Tộ, thành
phố Huế, năm 1995.
Tốt nghiệp kỹ sư Nông học tại khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2000.
Năm 2000 – 2003 công tác tại khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2003 – đến nay công tác tại công ty cổ phần Thiên Sinh.
Tháng 08 năm 2005 theo học cao học ngành khoa học cây trồng tại trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Dương Phương Thu, sinh năm 1978, nghề nghiệp: kế
toán; con Phạm Phương Uyên, sinh năm 2005 và Phạm Phương Linh, sinh năm 2009.
Địa chỉ liên lạc: VP Công ty Cổ Phần Thiên Sinh, 68 Bình Lợi, P13, Q Bình
Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh. ĐT: 08.35533133, fax: 08.35533136, ĐTDĐ: 0918416757,
email:


4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.

Tác giả
PHẠM VĂN CƯỜNG

5


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành cuốn luận văn này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Huỳnh Thanh Hùng , phó hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh,
người đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt thời gian học tập
và thực hiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn quý thầy cô khoa Nông học
đã chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành biết ơn:
¾ Ban giám hiệu và phòng đào tạo sau Đại học – Trường đại học Nông lâm
Tp.Hồ Chí Minh.
¾ Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Thiên Sinh.
¾ Gia đình anh Ba Đẩu và bà con ấp 3 xã Tân Định huyện Bến Cát tỉnh Bình
Dương.
¾ Gia đình và bạn bè gần xa.


6


TÓM TẮT

Đề tài: “ Nghiên cứu hiệu quả của than bùn áp dụng sản xuất rau ăn lá theo
hướng hữu cơ tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương” được thực hiện từ tháng 07/2008
đến tháng 05/2009. Nghiên cứu này bao gồm các nội dung sau:
Nội dung 1: Nghiên cứu hiện trạng và các điều kiện để sản xuất rau theo hướng
hữu cơ tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. Nội dung này bao gồm:
Đánh giá hiện trạng về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, diện tích đất nông
nghiệp, cơ cấu cây trồng và kỹ thuật sản xuất canh tác trồng rau tại huyện Bến Cát
tỉnh Bình Dương.
Nội dung 2: Nghiên cứu hiệu quả của than bùn dùng làm phân bón đến khả
năng sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế trên cây rau ăn lá theo
hướng hữu cơ. Nội dung này bao gồm:
- Các thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của than bùn đến sinh trưởng, năng suất,
chất lượng, hiệu quả kinh tế và hóa tính đất trên cây cải bẹ xanh, cây rau mồng tơi và
cây rau dền. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẩu nhiên, 3 lần
lặp lại, một yếu tố.
- Thí nghiệm so sánh hiệu lực của than bùn bón qua đất phối hợp với phân hữu
cơ sinh học bón qua lá đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế trên
cây cải bẹ xanh. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu có lô phụ, 3 lần lặp lại, hai yếu tố.
Kết quả cho thấy:
- Điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương
đều thuận lợi cho việc sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ.
- Lực lượng lao động và trình độ văn hóa của nông dân tại vùng đáp ứng được
quy hoạch sản xuất vùng chuyên canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
sản xuất nông nghiệp hữu cơ.


7


- Nông dân sử dụng phân hữu cơ để bón lót và bón thúc bằng phân hóa học.
Một số hộ cũng đã bắt đầu sử dụng các loại phân bón lá sinh học. Hầu hết các hộ đã
sử dụng đúng chủng loại thuốc cho các loại sâu bệnh hại và đều có trong danh mục
cho phép. Tuy nhiên, có số lần phun cũng nhiều hơn so với khuyến cáo của nhà sản
xuất.
- Hiệu quả kinh tế của canh tác trồng rau chưa ổn định, giá cả các loại rau hoàn
toàn phụ thuộc vào thương lái quyết định.
- Sử dụng than bùn lên men vi sinh làm phân hữu cơ sinh học đã có tác dụng
đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại rau ăn lá. Bón từ 35 - 40 tấn than
bùn hay bón 22,5 – 25 tấn than bùn kết hợp phun phân bón lá sinh học có các chỉ tiêu
sinh trưởng tương đương với nghiệm thức bón phân vô cơ theo tập quán nông dân.
- Năng suất các nghiệm thức bón than bùn đều tăng dần theo lượng bón vào.
- Dư lượng nitrate trong tất cả các nghiệm thức bón than bùn trên các loại đều
không vượt ngưỡng cho phép.
- Than bùn lên men vi sinh có khả năng cải tạo và tăng độ phì nhiêu đất cao
hơn so với nghiệm thức bón phân vô cơ và phân chuồng.
- Bón hoàn toàn than bùn cho rau ăn lá có hiệu quả kinh tế đều thấp hơn bón
phân vô cơ theo tập quán nông dân. Bón 22,5 – 25 tấn than bùn kết hợp phun phân
bón lá sinh học có lợi nhuận cao hơn nghiệm thức bón vô cơ theo tập quán nông dân.

8


SUMMARY

The study of “Effect of peat on organic – oriented leafy vegetable production
at Ben Cat District, Binh Duong Province “ was carried out from July 2008 to May

2009. This reseach comprised two contents: (1) Identify the current situation and
conditions for organic-oriented leafy vegetable production at Ben Cat District, Binh
Duong Province. The present local figure of land, climate, agriculture soil, crop
patterns and theirs farming techniques were described analysised and integrated. (2)
The effect of peat as fertilizer on growth, yield, quality and economic efficiercy of
organic – oriented leafy vegetable production. Mustard (Brassica juncea L.), Nalabar
Spinach (Basella alba), Edible Amaranth (Amaranthus mangostannus L.) was planted
to evaluate the effect of peat on their growth, yield, quality and economic efficiercy
and soil chemistry properties. Three single – factor – experiments was designed as
RCBD type with three replications. Without using inorganic, the two – factor
experiment was designed as Split Plot Design, three replications to compare the
effectiveness of the combination of peat (applyed to soil) and bio – organic fertilizers
(sprayed on leaf) on the growth, yeild, quality, anhd economic efficiency on mustard
production.
The reults showed that
- The current situations of local land, climate, water resource at Ben Cat
District, Binh Duong Province were favorable for organic – oriented leafy vegetable
production.
- Workforce and education level of farmer in area are corresponding to the area
specializing in organic agricultural cultivation.
- Farmers use organic as basic fertilizers and chemical as additional fertilizers.
Some begin to use foliage bio-fertilizers. Most of farmer use right pesticides for
harmful objects. However, there some apply more than recommendation.

9


- Economic benefits of vegetable cultivation are not stabled due to the price
totally depend on purchasers.
- Using fermented peat as bio-organic fertilizer has good effect on growth of

foliage vegetables. Using 35 – 40 ton/ha of peat or 22,5 – 25 ton/ha peat combined
with foliage bio-feritlizers was showed that the yield is equivalent to local habits
experiment.
- Yield increased to peat levels respectively.
- Nitrate residues of experiments used peat as fertilizer were under limitation.
- Fermented peat has possibility of improving and soil fertility increase are
higher than using manure and chemical fertilizers.
- Completely using peat as fertilizers for vegetable has less economic benefit
than local habits. However, combination of 22,5 – 25 ton/ha peat and foliage biofertilizer showed higher benefits than control.

10


MỤC LỤC
Trang
Lý lịch cá nhân .......................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Lời cảm tạ................................................................................................................ iii
Tóm tắc.................................................................................................................... iv
Summary ................................................................................................................ vi
Mục lục.................................................................................................................. viii
Danh sách bảng ..................................................................................................... xiv
Danh sách đồ thị - hình ảnh ................................................................................ xviii
Chương 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu – Yêu cầu – Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................2
1.2.1. Mục tiêu .........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................2
1.2.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3

Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................4
2.1 Nông nghiệp hữu cơ ...........................................................................................4
2.1.1 Lịch sử phát triển nông nghiệp hữu cơ ............................................................4
2.1.2 Khái niệm nông nghiệp hữu cơ .......................................................................6
2.1.3 Các nguyên tắc trong nông nghiệp hữu cơ ....................................................7
2.1.3.1 Tính đa dạng sinh học ...................................................................................7

11


2.1.3.2 Tính bền vững ..............................................................................................7
2.1.3.3 Dinh dưỡng cây trồng tự nhiên .....................................................................8
2.1.3.4 Quản lý dịch hại tự nhiên .............................................................................8
2.1.3.5 Tính chính trực ..............................................................................................8
2.1.3.6 Sự đa dạng hóa và sự hòa hợp của các công việc kinh doanh .....................9
2.2 Chất hữu cơ ..................................................................................................... 10
2.2.1 Vai trò của chất hữu cơ ................................................................................. 10
2.2.2 Nguồn hữu cơ của các chất dinh dưỡng ........................................................ 11
2.2.3 Phân chuồng ................................................................................................ 12
2.3 Than bùn ........................................................................................................ 15
2.3.1 Khái niệm than bùn ..................................................................................... 15
2.3.2 Tính chất vật lý của than bùn ..................................................................... 15
2.3.2.1 Màu sắc của than bùn ................................................................................. 15
2.3.2.2 Nước trong than bùn .................................................................................. 16
2.3.2.3 Tỷ trọng ...................................................................................................... 16
2.3.2.4 Thể trọng .................................................................................................... 16
2.3.3 Tính chất hóa học của than bùn .................................................................. 17
2.3.3.1 Hợp chất hữu cơ và thành phần nguyên tố................................................. 17
2.3.3.1.1 Hợp chất hữu cơ ...................................................................................... 17
2.3.3.1.2 Thành phần nguyên tố ............................................................................. 17

2.3.3.2 Tro ............................................................................................................. 17
2.3.3.3 Chất bốc ..................................................................................................... 18
2.3.3.4 Lưu huỳnh .................................................................................................. 18
2.3.3.5 pH của than bùn ......................................................................................... 18
2.3.3.6 Chất mùn .................................................................................................... 18

12


2.3.4 Hoạt hoá than bùn ....................................................................................... 20
2.3.5 Tình hình nghiên cứu than bùn ..................................................................... 20
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng cây rau .......................................................................... 22
2.4.1 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây rau ................................ 23
2.4.2 Hàm lượng Nitrate (NO3- ) cho phép trong rau............................................. 25
2.5 Tình hình nghiên cứu, phát triển nông nghiệp hữu cơ .................................... 26
2.5.1 Những nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 26
2.5.2 Những nghiên cứu trong nước ...................................................................... 29
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 33
3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu hiện trạng và các điều kiện để sản xuất rau theo
hướng hữu cơ tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. .............................................. 33
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................. 33
3.1.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 33
3.1.3. Phương pháp thực hiện ................................................................................ 33
3.2 Nội dung 2 : Nghiên cứu hiệu quả của than bùn dùng làm phân bón đến
khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế
trên cây rau ăn lá theo hướng hữu cơ. .................................................................... 33
3.2.1 Thời gian thí nghiệm .................................................................................... 34
3.2.2. Điều kiện đất, nguồn nước và điều kiện thời tiết khí hậu ............................ 34
3.2.2.1 Đất khu thí nghiệm ................................................................................... 34
3.2.2.2 Nguồn nước tưới sử dụng trong thí nghiệm ............................................ 34

3.2.2.3 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm............................................ 34
3.2.3 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................................... 35
3.2.3.1 Giống ......................................................................................................... 35
3.2.3.2 Phân bón .................................................................................................... 35

13


3.2.4. Nội dung và phương pháp thí nghiệm.......................................................... 37
3.2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................... 40
3.2.6 Quy trình kỹ thuật ......................................................................................... 42
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 43
4.1 Nghiên cứu các điều kiện để sản xuất rau theo hướng hữu cơ
tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. ...................................................................... 43
4.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................. 43
4.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp .............................................................. 44
4.1.3 Điều kiện khí hậu và thời tiết ....................................................................... 44
4.1.4 Nguồn nước tưới sử dụng cho sản xuất rau ................................................. 46
4.1.5 Tình hình phân bố diện tích trồng rau ........................................................... 47
4.1.6 Thời vụ gieo trồng ......................................................................................... 48
4.1.7 Tình hình sử dụng phân bón cho các loại rau .............................................. 49
4.1.8 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ...................................................... 50
4.1.9 Xử lý sau thu hoạch và quản lý chất thải ...................................................... 54
4.1.10 Thị trường tiêu thụ ...................................................................................... 54
4.1.11 Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau ................................... 55
4.1.12 Đề xuất của nông dân .................................................................................. 56
4.2 Nghiên cứu hiệu quả của than bùn dùng làm phân bón trên cây rau ăn lá
theo hướng hữu cơ.................................................................................................. 58
4.2.1 Điều tra điều kiện sản xuất rau theo hướng hữu cơ của khu thí nghiệm ...... 58
4.2.1.1 Đặc điểm lý hoá tính của khu đất thí nghiệm ............................................ 58

4.2.1.2 Nguồn nước tưới sử dụng trong thí nghiệm ............................................... 59
4.2.2 Ảnh hưởng của than bùn đến cây cải bẹ xanh (Brassica juncea L.). ........... 60
4.2.2.1 Chiều cao và số lá trên cây......................................................................... 60

14


4.2.2.2 Tình hình sâu bệnh hại .............................................................................. 61
4.2.2.3 Năng suất cây ............................................................................................ 62
4.2.2.4 Dư lượng nitrate ......................................................................................... 64
4.2.2.5 Các chỉ tiêu nông hóa trong đất ................................................................ 65
4.2.2.6 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 68
4.2.3 Ảnh hưởng của than bùn đến cây mồng tơi ( Basella rubra ). ..................... 69
4.2.3.1 Chiều cao và số lá trên cây......................................................................... 69
4.2.3.2 Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................. 71
4.2.3.3 Năng suất cây ........................................................................................... 71
4.2.3.4 Dư lượng nitrate ......................................................................................... 72
4.2.3.5 Các chỉ tiêu nông hóa trong đất ................................................................ 74
4.2.3.6 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 76
4.2.4 Ảnh hưởng của than bùn đến cây rau dền (Amaranthus mangostanus, L). ...77
4.2.4.1 Chiều cao và số lá trên cây .........................................................................77
4.2.4.2 Tình hình sâu bệnh hại .............................................................................. 79
4.2.4.3 Năng suất cây ........................................................................................... 79
4.2.4.4 Dư lượng nitrat trong cây rau dền ............................................................. 81
4.2.4.5 Các chỉ tiêu nông hóa trong đất ................................................................ 82
4.2.4.6 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 85
4.2.5 Ảnh hưởng hiệu lực của than bùn phối hợp với phân hữu cơ sinh học
bón qua lá đến cây cải bẹ xanh (Brassica juncea L.)............................................. 87
4.2.5.1 Chiều cao cây ............................................................................................ 87
4.2.5.2 Số lá cây ................................................................................................... 88

4.2.5.3 Tỉ lệ sâu bệnh hại ...................................................................................... 90
4.2.5.4 Năng suất cây ............................................................................................ 90

15


4.2.5.5 Dư lượng nitrate ........................................................................................ 94
4.2.5.5 Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 95
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................. 98
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 98
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 106

16


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân bón hữu cơ ................... 11
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của phân chuồng đến sự cải thiện một yếu tố dinh dưỡng
trong đất .................................................................................................12
Bảng 2.3: Lượng dinh dưỡng lấy từ đất của một số loại rau. ................................ 23
Bảng 2.4: Hàm lượng nitrate cho phép trong một số loại rau .............................. 25
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm....................................... 34
Bảng 3.2: Thành phần hóa học của phân chuồng .................................................. 35
Bảng 3.3: Thành phần hóa học của than bùn từ mỏ huyện
Hòn Đất – Kiên Giang .......................................................................... 36
Bảng 3.4: Thành phần hóa học của than bùn từ mỏ huyện
Dầu Tiếng – Bình Dương ...................................................................... 36

Bảng 3.5: Thành phần hóa học của than bùn từ mỏ huyện
Chơn Thành – Bình Phước................................................................... 36
Bảng 3.6: Thành phần hóa học của than bùn từ mỏ huyện
Mộc Hóa – Long An. ........................................................................... 36
Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu thời tiết tỉnh Bình Dương ....................................... 45
Bảng 4.2: Nguồn nước sử dụng cho sản xuất rau ................................................. 46
Bảng 4.3: Chất lượng nguồn nước giếng sử dụng cho sản xuất rau
tại xã Tân Định ..................................................................................... 47
Bảng 4.4: Tình hình phân bố diện tích trồng rau ................................................... 48

17


Bảng 4.5: Chủng loại phân bón cho rau .............................................................. 50
Bảng 4.6a: Chủng loại thuốc BVTV được dùng phổ biến .................................... 51
Bảng 4.6b: Chủng loại thuốc BVTV được dùng phổ biến .................................... 52
Bảng 4.7: Thời gian ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch ................................. 53
Bảng 4.8: Các kênh thị trường tiêu thụ rau chủ yếu ............................................. 55
Bảng 4.9: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau ............................. 55
Bảng 4.10: Lĩnh vực đề xuất của nông dân ........................................................... 56
Bảng 4.11: Đặc điểm lý hoá tính của đất tại vùng đất thí nghiệm ...................... 59
Bảng 4.12: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chiều cao và số lá cây cải
khi thu hoạch ...................................................................................... 60
Bảng 4.13: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến năng suất cây cải ..................... 62
Bảng 4.14: Ảnh hưởng các lượng than bùn dư lượng nitrate trong cây cải ........ 64
Bảng 4.15a: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chỉ tiêu nông hóa
đất thí nghiệm cây cải ....................................................................... 65
Bảng 4.15b: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chỉ tiêu nông hóa
đất thí nghiệm cây cải ....................................................................... 66
Bảng 4.16: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến hiệu quả kinh tế trên cây cải ..... 68

Bảng 4.17: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chiều cao và số lá
cây mồng tơi khi thu hoạch ................................................................ 70
Bảng 4.18: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến năng suất cây mồng tơi ............ 72
Bảng 4.19: Ảnh hưởng các lượng than bùn dư lượng nitrate
trong cây mồng tơi .............................................................................. 73
Bảng 4.20a: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chỉ tiêu nông hóa
đất thí nghiệm cây mồng tơi................................................................ 74
Bảng 4.20b: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chỉ tiêu nông hóa

18


đất thí nghiệm cây mồng tơi............................................................... 75
Bảng 4.21: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến hiệu quả kinh tế
trên mồng tơi ..................................................................................... 77
Bảng 4.22: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chiều cao và số lá cây rau dền
khi thu hoạch ...................................................................................... 78
Bảng 4.23: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến năng suất cây rau dền ...............80
Bảng 4.24: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến dư lượng nitrate trong
cây rau dền .......................................................................................... 82
Bảng 4.25a: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chỉ tiêu nông hóa
đất thí nghiệm rau dền ....................................................................... 84
Bảng 4.25b: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến chỉ tiêu nông hóa
đất thí nghiệm rau dền ........................................................................ 85
Bảng 4.26: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến hiệu quả kinh tế trên rau dền .... 86
Bảng 4.27: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều cao
giai đoạn khi thu hoạch. ...................................................................... 88
Bảng 4.28: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến số lá
giai đoạn khi thu hoạch. ...................................................................... 89
Bảng 4.29: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến trọng lượng

cây cải bẹ xanh .................................................................................... 90
Bảng 4.30: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất lý thuyết
cây cải bẹ xanh .................................................................................... 92
Bảng 4.31: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất thực tế
cây cải bẹ xanh .................................................................................... 93
Bảng 4.32: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến dư lượng nitrate
trong cây cải ........................................................................................ 94

19


Bảng 4.33: Ảnh hưởng các công thức phân bón đến hiệu quả kinh tế
trên rau cải xanh .................................................................................... 96
Bảng 6.1: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến tăng trưởng chiều cao
cây cải ................................................................................................. 105
Bảng 6.2: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến động thái ra lá
cây cải ................................................................................................. 105
Bảng 6.3: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến tăng trưởng chiều cao
cây mồng tơi ........................................................................................ 106
Bảng 6.4: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến động thái ra lá
cây mồng tơi ........................................................................................ 106
Bảng 6.5: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến tăng trưởng chiều cao
rau dền ................................................................................................. 107
Bảng 6.6: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến động thái ra lá
cây rau dền .......................................................................................... 107
Bảng 6.7: Ảnh hưởng các công thức phân bón đến tăng trưởng
chiều cao cây cải bẹ xanh .................................................................... 108
Bảng 6.8: Ảnh hưởng các công thức phân bón đến động thái ra lá
trên cây cải bẹ xanh ............................................................................. 109


20


DANH SÁCH ĐỒ THỊ - HÌNH ẢNH
Đồ thị 1: Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ......................... 110
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến năng suất cây cải bẹ xanh ....... 110
Biểu đồ 3: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến năng suất cây mồng tơi .......... 110
Biểu đồ 4: Ảnh hưởng các lượng than bùn đến năng suất cây rau dền ........... 111
Biểu đồ 5: Ảnh hưởng các công thức phân bón đến năng suất lý thuyết
rau cải xanh ..........................................................................................111
Biểu đồ 6: Ảnh hưởng các công thức phân bón đến năng suất thực tế
rau cải xanh ......................................................................................... 111
Hình 1: Thí nghiệm hiệu quả than bùn trên cải bẹ xanh (thí nghiệm 1) ............. 112
Hình 2: Thí nghiệm hiệu quả than bùn trên cây mồng tơi (thí nghiệm 2) .......... 112
Hình 3: Thí nghiệm hiệu quả than bùn trên cây rau dền (thí nghiệm 3) ............. 112
Hình 4: Nghiệm thức đối chứng có phun phân bón lá (thí nghiệm 4) ................113
Hình 5: Nghiệm thức đối chứng không phun phân bón lá (thí nghiệm 4) ......... 113
Hình 6: Nghiệm thức bón 22,5 tấn TB có phun phân bón lá (thí nghiệm 4) .....113
Hình 7: Nghiệm thức bón 25 tấn TB có phun phân bón lá (thí nghiệm 4) ........ 113
Hình 8: Bệnh hại trên thí nghiệm cải .................................................................. 113
Hình 9: Sâu hại trên thí nghiệm cải ..................................................................... 113

21


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Rau là cây thực phẩm rất quan trọng, nó không những cung cấp dinh dưỡng

cho con người mà còn là thành phần quan trọng không thể thiếu được trong bữa ăn
hàng ngày. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, ở nhiều nước lượng rau chiếm
30% - 40% trong bữa ăn (Mai Thị Phương Anh, 1996). Xã hội ngày càng phát triển
thì việc dùng rau trong bữa ăn ngày càng tăng. Khi đời sống kinh tế ngày càng nâng
cao thì nhu cầu được sử dụng các sản phẩm rau hữu cơ càng trở nên bức thiết. Do vậy,
xu hướng sản xuất rau trong tương lai phải hướng tới nhu cầu đó, đồng thời phải đảm
bảo tính bền vững của môi trường đất, vẫn duy trì năng suất cao nhằm đem lại thu
nhập cho người trồng rau.
Tuy nhiên hiện nay, người sản xuất trồng rau đang lạm dụng các loại thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học, đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức
khỏe của con người. Gần đây nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy canh tác theo hướng
hoá học đã bộc lộ nhiều nhược điểm như sử dụng nhiều phân đạm làm cho hàm lượng
nitrat tích lũy cao trong rau, các vụ ngộ độc thực phẩm do tồn dư thuốc BVTV trong
sản phẩm có chiều hướng gia tăng nên người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất
lượng thực phẩm an toàn nhất là các loại rau.
Bên cạnh đó các nguồn vật liệu hữu cơ được thải ra từ chăn nuôi, rác đô thị đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất rau hữu cơ thì trở nên không an toàn theo tiêu chuẩn quốc
gia về sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Trần Anh Cường, 2004) và những vật liệu hữu cơ
khác thì ngày càng trở nên khang hiếm. Trong khi, ở nước ta trữ lượng than bùn gần 1
tỉ tấn; hầu như các tỉnh đều có than bùn (Vũ Cao Thái,1995).

22


Để tìm ra một giải pháp hoàn chỉnh cho việc sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu
cơ, sử dụng các nguồn than bùn làm vật liệu chính và đảm bảo sản phẩm rau có chất
lượng cao, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đem lại thu nhập cho
nông dân sản xuất rau, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu hiệu quả
của than bùn áp dụng sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ tại huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương”.

1.2 Mục tiêu – Yêu cầu – Ý nghĩa thực tiễn
1.2.1. Mục tiêu
Xác định liều lượng than bùn bón vào đất thích hợp cho việc sản xuất một số
loại rau ăn lá theo hướng hữu cơ để đạt năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế cao
tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra đánh giá hiện trạng và các điều kiện để sản xuất rau theo hướng hữu
cơ tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương.
- Đánh giá hiệu quả của việc bón than bùn đối với sinh trưởng cây rau.
- Xác định lượng nitrate trong rau sau thu hoạch.
- Đánh giá tác dụng của việc bón than bùn đối với tính chất đất.
- Xác định khả năng thay thế phân chuồng của than bùn.
- Xây dựng công thức bón phân thích hợp cho cây rau từ than bùn, nhằm tăng
hiệu kinh tế.
1.2.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần xây dựng qui trình sản xuất cây rau ăn lá có hiệu quả kinh tế cao, cải
thiện môi trường.
Thay đổi tập quán của nông dân đang sản xuất rau bằng sản xuất nông nghiệp
hữu cơ bền vững và giải quyết nguồn nguyên liệu thay thế phân chuồng.
Cải thiện môi trường đất canh tác nông nghiệp, hạn chế hiện tượng thoái hoá
đất canh tác và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

23


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu các điều kiện để sản xuất rau theo hướng hữu cơ được đánh
giá điều tra các chỉ tiêu đất trồng và nguồi nước trên cơ sở phân tích các quá trình
nghiên cứu thống kê trước đây, tập trung điều tra thực tế để đánh giá tình hình sản
xuất, sử dụng nông dược, nước tưới và phân bón trên cây rau.

Đối tượng nghiên cứu chỉ tập trung trên 3 loại rau ăn lá thông dụng: rau cải bẹ
xanh, rau dền và rau mồng tơi.
Có nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng rau. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi
chỉ theo dõi chỉ tiêu hàm lượng nitrat. Các chỉ tiêu kim loại nặng được kiểm soát chặt
chẽ từ nguồn vật liệu đầu vào thí nghiệm, nên chúng tôi không tiến hành đánh giá ở
chất lượng đầu ra thí nghiệm.

24


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Nông nghiệp hữu cơ
Sử dụng phân bón và các hóa chất nông nghiệp hoá học là chìa khoá của sự
thành công trong cách mạng xanh và đảm bảo nhu cầu lương thực cho con người. Tuy
nhiên trong những năm gần đây nhiều người đã lo ngại về ảnh hưởng của chúng đến
môi trường và sức khỏe con người, điều này không chỉ giới hạn ở các nước phát triển
mà ngày càng trở nên nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Khi người nông dân
áp dụng những công nghệ hiện đại này thì có rất nhiều vấn đề về môi trường nảy sinh:
- Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu và nitrate (NO3) do đó
tác động xấu đến sức khỏe con người, các động vật hoang dại và làm suy thoái các hệ
sinh thái.
- Để lại những tồn dư trên nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và
tiêu dùng.
- Ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bởi các khí sinh ra như CH4, NH3, N2O…
Trên cơ sở thực trạng trên, nông nghiệp hữu cơ đã ra đời và phát triển.
2.1.1 Lịch sử phát triển nông nghiệp hữu cơ
Những năm 1920, 1930, 1940, Steiner và ctv là những người tiên phong đầu
tiên xuất bản cuốn sách ý tưởng của họ về nông nghiệp hữu cơ. Kế tục thành tựu của

những người đi trước, một số các nông dân tiến bộ ở Mỹ, châu Âu đã phát triển theo
hướng này.
Những năm 1940 - 1950, nhóm các nhà sản xuất hữu cơ đã tuyên bố chống lại
phương thức sản xuất cổ truyền. Cũng trong thời gian này, các tiêu chuẩn khuyến
khích và hệ thống thanh tra bắt đầu phát triển tự do ở châu Âu, châu Mỹ, Australia. Sự

25


×