Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tổ chức dạy học giải toán có lời văn lớp 1 Mẫu mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.62 KB, 14 trang )

I. Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: ‘‘Tổ chức dạy học giải toán có lời văn lớp 1”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn toán lớp 1.
3. Tác giả
Họ và tên: Lưu Thị Ly
Ngày tháng/năm sinh: 12/4/1976
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Giáo viên, Trường TH xã Trùng Quán
Điện thoại: 0974 500 393
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Tên đơn vị: Trường TH xã Trùng Quán
Địa chỉ: Xã Trùng Quán, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Nhân lực: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên dạy lớp 1, học sinh lớp1
Cơ sở vật chất: Thiết bị và các đồ dùng dạy học môn toán khối lớp 1,
sách giáo khoa.
Phạm vi: Sáng kiến được triển khai thực hiện trên những học sinh lớp 1B
Thời gian: Được thực hiện bắt đầu từ đầu tháng 10 năm 2016 đến hết
tháng 4 năm 2017.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến được thực hiện lần
đầu từ năm học 2016 - 2017 tại trường TH xã Trùng Quán.
II. Mô tả giả pháp truyền thống đã, đang áp dụng
2. Các giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng
2.1. Giải pháp thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học trong tiết
“học bài mới” ở Toán lớp 1.
Để đảm bảo các yêu cầu cần đạt trong tiết học bài mới giáo viên cần xác
định rõ yêu cầu cần đạt trong từng tiết học. Từ đó dựa vào trình độ nhận thức
của học sinh trong lớp mà xây dựng kế hoạch bài giảng một cách hợp lý phù hợp
với mọi đối tượng học sinh.
2.2. Tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học.
Tôi hướng dẫn học sinh tự phát hiện và thiết lập kiến thức mới, thiết lập


mối quan hệ giữa kiến thức mới và các kiến thức có liên quan đã học. bên cạnh
1


đó đối với lứa tuổi của các em còn nhỏ sự nhận thức và hiểu biết của các em còn
hạn chế vì vậy tôi sử dụng đồ dùng trực quan sinh động như hoa, quả, con vật,
đồ vật…cho các em quan sát hình ảnh thực tế để lôi cuốn các em vào hoạt động
học qua đó các em hứng thú trong học tập tiếp thu bài nhanh. Tự phát hiện và
tìm ra kiến thức mới. Mỗi khi hình thành song kiến thức mới tôi cho học sinh
nhắc lại nhiều lần và đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
2.3. Tự chiếm lĩnh kiến thức mới:
Nội dung môn Toán ở tiểu học là một hệ thống kiến thức xoáy quanh trục
kiến thức số học. Mỗi mạch kiến thức này gồm các mảng kiến thức nhỏ. Vì vậy
để nâng cao hiệu quả của việc dạy học hợp lý. Phải thường xuyên đổi mới
phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh và lôi cuốn học
sinh vào hoạt động học một cách tự nhiên thoải mái không gò bó gượng ép.
Người giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tìm
hiểu chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh phải tự phát hiện và giải quyết vấn đề của
bài học.
Qua giải pháp bồi dưỡng trên học sinh đã làm quen với các cách tự phát
hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Chủ động tiếp thu kiến thức và lĩnh hội bài
tương đối nhanh. Tuy nhiên giải pháp này chỉ phù hợp với đối tượng học sinh
trên chuẩn có ý thức học tập cao còn các em có sức học yếu, lười suy nghĩ thì
biện pháp này chưa phát huy được tính tự giác, chủ động của các em.
2.4. Giải pháp thứ hai: Đổi mới phương pháp dạy học trong tiết “
Luyện tập, thực hành” ở lớp 1.
- Thời lượng dành cho học sinh thực hành, luyện tập chiếm phần nhiều vì
vậy trước tiên tôi hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức mới hoặc kiến thức
đã học trong các bài tập, gợi mở giúp các em thực hành, luyện tập, khuyến khích
các em hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

VD: Khi dạy bài tập 1 (trang 52)
0+1=

0+2=

0+3=

0+4=

1+1=

1+2=

1+3=

1+4=

2+1=

2+2=

2+3=

3+1=

3+2=

4+1=
Đặt cẩu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức cũ.
Dựa vào đâu các em có thể điền nhanh kết quả của phép tính?

Học sinh sẽ nêu được dựa vào các bảng cộng đã học. Từ đó học sinh sẽ
2


nhớ lại các bảng cộng để làm bài.
- Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới trong các dạng bài tập khác nhau.
VD: Khi dạy bài tập 3( Trang 47) : Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
2 + 1 ... 3

4 ... 1 + 2

1 + 3 ... 3

4 ... 1 + 3

1 + 1 ... 3

4 ... 2 + 2

Học sinh đã được học so sánh các số 2... 3 nhưng học sinh chưa được học
so sánh phép tính với số. Vì vậy tôi hướng dẫn học sinh xác định rõ phép tính
với số. Khi xác định rõ phép tính với số vậy để điền được dấu thích hợp vào chỗ
chấm các em sẽ làm như thế nào? Học sinh sẽ nêu được là để điền dấu thích hợp
vào chỗ trống trước tiên phải tính kết quả của phép tính sau đó lấy kết quả của
phép tính so sánh với số.
Khi luyện tập học sinh nhận ra kiến thức mới trong mối quan hệ thì học
sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các
dạng bài tập khác nhau. Thì giáo viên giúp học sinh bằng cách gợi ý hướng dẫn
để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm.
Tôi đã vận dụng phương pháp dạy học trên để hướng dẫn học sinh học tốt

môn Toán. Tôi thấy học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ trong môn Toán. Học sinh
nắm vững được các kiến thức cơ bản mà giáo viên đã cung cấp. Tuy nhiên đối
với những em có kiến thức không vững chưa nhận diện được các dạng bài tập
thì sẽ không biết vận dụng những mảng kiến thức nào vào làm bài dẫn đến các
em sẽ nản chí và càng lười học hơn.
III. Mô tả sáng kiến
3.1. Tính mới, sáng tạo
3.1.1. Giải pháp thứ nhất: Nắm chắc nội dung chương trình giải toán
có lời văn.
a) Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, “Giải toán có lời văn ” nói riêng,
điều đầu tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo
khoa.
Trong chương trình toán lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ
nên chưa thể đưa ngay “Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tuần 23, học sinh mới
được chính thức học cách giải “Bài toán có lời văn” song chúng ta đã ngầm
chuẩn bị từ xa cho việc làm bài này ngay từ bài: “Phép cộng trong phạm vi 3”
(Luyện tập) ở tuần 7.
Bắt đầu từ tuần 7 cho đến tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng
3


trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng “Nhìn tranh nêu
phép tính” ở đây học sinh được làm quen với việc:
Xem tranh vẽ.
Nêu bài toán bằng lời.
Nêu câu trả lời.
Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).
Tiếp theo đó, kể từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt
rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích
hợp vào dãy năm ô trống. Ở đây không còn tranh vẽ nữa.

Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đền để giải toán có lời văn là
chuẩn bị cho học sinh cả về viết câu lời giải và phép tính. Chính vì vậy ngay sau
các bài tập “Nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống” chúng ta
chịu khó đặt thêm cho các em những câu hỏi để các em trả lời miệng.
Tiếp theo, trước khi chính thức học “Giải toán có lời văn” học sinh được
học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (gồm hai thành phần chính là
những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì vậy có thể giải
thích cho học sinh “Bài toán là gì?” nêu mục tiêu của tiết này là chỉ giới thiệu
cho các em hai bộ phận của một bài toán:
Những cái đã cho (dữ kiện)
Và cái phải tìm (câu hỏi)
Bài này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “Bài toán có lời văn”.
b) Các loại toán có lời văn trong chương trình chủ yếu là hai loại toán
“Thêm- Bớt” thỉnh thoảng có biến tấu một chút:
- Bài toán “Thêm” thành bài toán gộp, chẳng hạn: “An có 4 quả bóng,
Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng? dạng này khá phổ biến.
- Bài toán “Bớt” thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn: “Lớp 1A có 35
bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?”, dạng này ít gặp
vì hơi khó (trước đây dạy ở lớp 2).
3.1.2. Giải pháp thứ hai: Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 1.
3.1.2.1. Một số dạng toán có lời văn ở lớp 1
a) Điền phép tính thích hợp: Học sinh chỉ việc nhìn tranh và trả lời câu hỏi
rồi điền phép tính.
Ví dụ như tranh minh hoạ bài tập 4/b (sách giáo khoa trang 69)
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
4


Bài toán: Có … bạn, có thêm … bạn đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu
bạn?

Với bài này, học sinh chỉ việc nhìn tranh trả lời câu hỏi của giáo viên rồi
điền vào số vào đề bài thành bài toán có lời văn.
c) Yêu cầu học sinh điền số vào tóm tắt và tìm lời giải, phép tính rồi điền
vào đáp số.
Ví dụ: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất
cả mấy bạn?
Tóm tắt

Bài giải

Có :…… bạn

…………………………………

Thêm :…… bạn

………………………………..

Có tất cả :…… bạn?

Đáp số:…. bạn.

d) Điền số vào tóm tắt rồi tự tìm lời giải và giải:
Ví dụ (bài 1 trang 121/ Toán 1):
Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao
nhiêu cây chuối ?
Tóm tắt


:…… cây


Thêm

:…… cây

Có tất cả :…… cây ?
e) Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và tìm cách giải:
Ví dụ:
Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai
lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?
Nhìn chung những dạng toán trên cũng phù hợp với học sinh những cũng
có phần gây khó khăn cho một số học sinh trung bình, học sinh yếu. Đây cũng là
yêu cầu đối với giáo viên làm sao cho học sinh hiểu được bài toán và giải được
thông qua bước phân tích đề bài sau đây.
3.1.2.2. Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn
Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn
thiện. Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai
đoạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp
tôi. Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm
5


2 phần: phần cho biết, phần hỏi.
Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau:
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu
bạn ?
Bài toán 2: Có … con, có thêm … con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả
bao nhiêu con thỏ ?
* Bài toán còn thiếu câu hỏi (cái cần tìm):

Bài toán 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.
Hỏi ………………………………………………….?
* Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi (cái đã cho và cái cần tìm)
Bài toán 4: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến.
Hỏi ………………………………………………….?
- Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ
được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu
các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và
đâu là cái cần tìm.
Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để
có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu
trên bảng lớp.
Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện
và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả)
của bài toán.
Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác
định bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã
cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiểu được đây là dạng toán có lời văn
phải có đủ dữ kiện.
3.1.2.3. Quy trình giải toán có lời văn
Gồm các bước:
- Tìm hiểu bài toán.
- Tóm tắt bài toán.
- Tìm đường lối (cách) giải bài toán
6


- Trình bày bài giải (gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).
- Kiểm tra lại bài giải

Ví dụ 1: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn
Bài 1 trang 117: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có
mấy quả bóng ?
Bước 1: Tìm hiểu bài
Tôi yêu cầu học sinh:
- Quan sát tranh minh hoạ trong SGK
- Đọc bài toán.
- Đặt câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Bài toán cho biết gì? (An có 4 quả bóng)
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (Bình có 3 quả bóng)
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? (Cả hai bạn có mấy quả bóng?)
Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán.
Bước 2: Tóm tắt bài toán.
Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học
sinh chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hoàn thiện tóm
tắt.
An có

: 4 quả bóng.

Bình có

: 3 quả bóng.

Cả hai bạn có: . . . quả bóng ?
- Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt.
Bước 3: Tìm đường lối (cách) giải bài toán
a) Hướng dẫn học sinh viết lời giải:
Tôi hỏi học sinh: Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán ?
Học sinh: Dựa vào câu hỏi của bài toán

Tôi nhấn mạnh cho học sinh: Bài toán hỏi cái gì thì trả lời ngay các đó.
Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo một số cách sau:
Cách 1: Hướng dẫn cho HS chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi
nhất đó là:
- Đọc kĩ câu hỏi.
7


- Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi.
- Thay chữ mấy bằng chữ số.
- Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm
Để có câu lời giải: “Cả hai bạn có số quả bóng là:”
Cách 2: Đưa từ “quả bóng” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi”
và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “Số quả bóng hai bạn có tất cả là”
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của
câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “ Cả hai bạn có
:….quả bóng ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Cả hai bạn có là:”
Cách 4: Sau khi học sinh tính xong: 4 + 3 = 7 (quả bóng). Giáo viên chỉ
vào 7 rồi hỏi: “ 7 quả bóng này là của ai? ” (số bóng của hai bạn có tất cả). Từ
câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng
của hai bạn có tất cả là”…
Vậy là có rất nhiều câu lời giải khác nhau, yêu cầu học sinh chọn câu lời
giải thích hợp nhất, không nên bắt học sinh nhất nhất phải viết theo lời giải theo
một kiểu.
b) Hướng dẫn học sinh viết phép tính:
Tôi nêu tiếp: “Muốn biết cả hai bạn có mấy quả bóng ta làm phép tính gì?
(tính cộng); Mấy cộng với mấy? (4 + 3 = 7) hoặc 4 cộng 3 bằng mấy? (4 + 3 =
7); Tiếp tục tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp “ 7 này là 7 quả bóng” nên ta viết “quả
bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 3 = 7 (quả bóng).
Lưu ý bài toán hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó (Ví dụ: hỏi cả hai bạn có

mấy quả bóng ? Tên đơn vị (quả bóng) hoặc hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt ?
Tên đơn vị (con vịt)….
c) Hướng dẫn học sinh viết đáp số:
Tôi cho học sinh biết: đáp số viết kết quả của phép tính, danh số không
cần viết trong ngoặc đơn.
Bước 4: Trình bày bài giải:
Bài giải
Cả hai bạn có số quả bóng là:
4 + 3 = 7 (quả bóng)
Đáp số: 7 quả bóng
Bước 5: Kiểm tra lại bài giải
8


Sau khi học sinh làm bài xong yêu cầu các em kiểm tra lại bài xem đã
đúng chưa (có thể quan sát tranh lại để kiểm tra)
Ví dụ 2: Bài tập 2 (trang 169- Toán 1)
Bài toán : Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ
còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét?
* Thực hiện theo 4 bước hướng dẫn giải bài toán có lời văn trên như sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
- Cho học sinh đọc đề nhiều lần để xác định dạng bài tập.
* Đối với học sinh khá, giỏi có thể hỏi:
Bài toán cho biết gì? (Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt 2 cm).
Bài toán hỏi gì? Hay bài toán yêu cầu gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu
xăng-ti-mét ?)
* Đối với học sinh yếu có thể hỏi:
+ Thanh gỗ dài bao nhiêu xăng-ti-mét? (97cm)
+ Bố em cưa bớt bao nhiêu xăng-ti-mét? (2cm)
+ Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét?)

Bước 2: Tóm tắt bài toán
(Có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc
bằng hình vẽ)
Tóm tắt
Thanh gỗ : 97 cm
Cưa bớt

: 2 cm

Còn lại

: … cm?

Bước 3: Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải:
- Đối với học sinh khá giỏi:
+ Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét?)
+ Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm thế nào? (lấy: 97 2 = 95 (cm)
- Đối với học sinh yếu cần hỏi :
+ Bài toán cho ta biết những gì? (Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt
2 cm)
9


+ Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét?)
+ Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm phép tính gì ? (phép
tính trừ)
+ Vì sao? (vì có từ “còn lại”)
+ Gọi học sinh nêu phép tính trừ? (97 - 2 = 95 (cm)
- Tìm lời giải cho bài toán là dựa vào câu hỏi: Hỏi thanh gỗ còn lại
dài bao nhiêu xăng- ti- mét? Chúng sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và “bao nhiêu xăng –timét” thêm từ “là” thì ta được lời giải như sau: “Thanh gỗ còn lại dài là:”

Bước 4: Trình bày bài giải
Bài giải
Thanh gỗ còn lại dài là:
97 - 2 = 95 (cm)
Đáp số: 95 cm.
Bước 5: Kiểm tra lại bài giải
*Đối với giải bài toán theo tóm tắt:
Tôi cho học sinh đọc tóm tắt đề toán, nhìn tóm tắt nêu đề toán, phân tích
đề và giải bài toán như trên.
3.1.3. Giải pháp thứ ba: Sử dụng tốt các phương pháp dạy học trong
dạy giải toán có lời văn:
a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt
động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt được
kiến thức, kĩ năng của môn Toán.
b. Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên quan
đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn học, chiếm
50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được thường xuyên
sử dụng trong dạy học Toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng. Cụ
thể cho học sinh luyện tập ở:
+ Làm trên bảng lớp
+ Làm trên bảng con của học sinh.
+ Luyện tập Toán trong vở .
+ Làm trong phiếu học tập.
c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống
các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng
10


bước dần đến cách trình bày bài toán có lời văn.
d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để

giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
đ. phương pháp tổ chức trò chơi học tập:
Đối với học sinh lớp 1 các em vừa chuyển sang một môi trường mới được
học tất cả các môn học, trong khi đó ở Mầm non các em chủ yếu là được vui
chơi. Cho nên khi tiếp thu kiến thức mới các em chưa hứng thú, say mê, dễ
nhàm chán. Vì vậy tổ chức trò chơi học tập trong các môn học nói chung và môn
Toán nói riêng là rất cần thiết, bởi vì sau khi học sinh đã nỗ lực tự giác giải
quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ
chức học tập mới (trò chơi học tập) thì các em được chuyển từ trạng thái “căng
thẳng” sang một trạng thái ‘hưng phấn” sẽ phù hợp với độ tuổi các em hơn. Để
tổ chức trò chơi học tập mang lại kết quả thì giáo viên cần biết tổ chức trò chơi
vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì,
cách tổ chức trò chơi ra sao, chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi
để đạt được hiệu quả và đem lại sự hứng thú say mê học tập cho học sinh.
e. Tổ chức cho học sinh học nhóm cộng tác:
Trước khi giải một bài toán có lời văn giáo viên có thể cho học sinh tự suy
nghĩ tìm ra cách giải bài toán sau đó có thể thảo luận trong nhóm xem cách giải
đã chính xác chưa, có cần sự giúp đỡ của bạn không, rồi mới trình bày bài giải.
3.1.4. Giải pháp thứ tư: Sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học,
đặc biệt là đồ dùng trực quan
- Dạy giải toán có lời văn giáo viên cho học sinh quan sát đồ dùng trực
quan đem lại hứng thú cho học sinh. Lớp học thoải mái, vui vẻ, giờ học đạt hiệu
quả cao.
- Học sinh được học tập qua ứng dụng công nghệ thông tin bằng hình ảnh
được trình chiếu một cách sinh động tạo sự hứng thú cho các em tập trung hơn.
Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng quá vào việc dạy học.
3.1.5. Giải pháp thứ năm: Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi
mới phương pháp dạy học
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp rất quan trọng nên việc xây dựng mục tiêu
bài học cũng như sắp xếp, tổ chức các hoạt động dạy - học cần được coi trọng.

- Ngoài ra giáo viên cần mạnh dạn trao đổi những vấn đề khó, những vấn
đề mới với ban giám hiệu, đồng nghiệp để được tư vấn.
- Trong giảng dạy có nhiều học sinh nhận thức chậm. Giáo viên phải kiên
trì, không nên khắt khe mà nên tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các
11


hoạt động học tập, được chia sẻ để tự tin hơn…
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh
thường xuyên trao đổi với giáo viên trong tổ, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt
chuyên môn mới, chia sẻ, giải quyết kịp thời các khó khăn.
- Tăng cường khảo sát chất lượng học sinh ngay tại các giờ học, buổi học,
tuần học.
- Chấm bài thường xuyên, có thể nhận xét trực tiếp hoặc ghi nhận xét vào
vở học sinh, động viên học sinh kịp thời.
3.1.6. Giải pháp thứ sáu: Cách đánh giá học sinh
Cách đánh giá trong dạy học Toán cần phải đánh giá toàn bộ kiến thức kĩ
năng cơ bản của học sinh. Giáo viên cần đổi mới cách đánh giá nhằm thúc đẩy
quá trình dạy học cá nhân. Đồng thời động viên, khuyến khích động viên học
sinh chăm học, tự tin hứng thú trong học tập, khi đánh giá giáo viên cần lưu ý
đánh giá cần đảm bảo tính khách quan công bằng, đánh giá học sinh theo quy
định, theo hướng động viên có sự chú ý tới sự phát triển của mỗi học sinh, phối
hợp các hình thức kiểm tra đánh giá để đánh giá đúng việc nắm kiến thức và kĩ
năng trình bày, diễn đạt của học sinh. Ngoài việc giáo viên đánh giá, giáo viên
cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn.
Ví dụ: khi dạy bài tập 2 (trang 169- Toán 1)
Bài toán: Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ
còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét?
Sau khi học sinh làm xong bài tập 2 ở sách giáo khoa, giáo viên cho học
sinh đổi vở để các em đánh giá nhận xét lẫn nhau. Bằng cách khác giáo viên

cho học sinh tự đánh giá bài của mình thông qua việc huy động kết quả và chữa
bài của giáo viên trước lớp.
3.1.7. Giải pháp thứ bẩy: Dự giờ thăm lớp
Khi dạy giải toán có lời văn tôi hay đi dự giờ và khảo sát học sinh, sau đó
tôi cùng đồng nghiệp nghiên cứu bài làm trên giấy của học sinh, phân tích tiết
dạy tìm ra và cùng nhau phân tích nguyên nhân học sinh mắc sai lầm hoặc
không nắm được bài để rút ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho học sinh.
3.1.8. Giải pháp thứ tám: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh
- Thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin đa chiều giữa gia đình với nhà
trường để quan tâm, giúp đỡ và có biện pháp kịp thời giúp học sinh học không bị
sa sút.
- Phối hợp với gia đình và người đỡ đầu của học sinh, có những thông tin
12


trao đổi kịp thời để giáo dục học sinh về những kiến thức môn toán mà các em
chưa đạt được, tư vấn phương pháp dạy và kiểm soát học sinh.
- Khi giao bài về nhà dạng giải toán có lời văn tôi thấy các em còn lúng
túng, tôi đã mời cha mẹ học sinh đến cùng dự giờ xem con học bài, cùng giáo
viên giúp đỡ học sinh trong thời gian đầu mới học giải toán có lời văn. Muốn
học sinh thực hiện tốt các yêu cầu trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở
thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
3.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng
Việc hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 là một việc
hết sức quan trọng. Nó tạo nền móng để học sinh giải toán ở các lớp trên với bài
toán có nhiều lời giải, nhiều phép tính. Đó là con đường tốt nhất để trẻ chiếm
lĩnh những thao tác trí tuệ nhằm phát triển chính bản thân mình .
Qua việc nghiên cứu và áp dụng một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1
giải toán có lời văn, tôi thấy học sinh học tập tích cực, sôi nổi hơn. Học sinh
nắm bài một cách chủ động và bền vững hơn. Tôi thấy học sinh biết giải và trình

bày bài giải bài toán có lời văn có một phép cộng hoặc một phép trừ thành thạo
và đạt kết quả khá cao.
Sáng kiến này được áp dụng tại trường Tiểu học xã Trùng Quán - Văn
Lãng- Lạng Sơn. Đối tượng áp dụng là khối 1,đặc biệt là lớp 1B.
Nếu biết vận dụng linh hoạt thì “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 giải
toán có lời văn” có thể áp dụng tất các lớp ở khối 1 trong các trường tiểu học và
có thể áp dụng một phần đối với học sinh lớp trên của bậc tiểu học.
3.3. Hiệu quả
a. Hiệu quả kinh tế:
Phần lớn các biện pháp thường khá đơn giản, không tốn kém, không đòi
hỏi nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ học sinh lại hứng thú trong lúc học. Giáo
viên có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với lứa tuổi học sinh mà không tốn
nhiều thời gian, tận dụng được những vật liệu sẵn có của nhà trường để tổ chức
cho học sinh học tập, gây hứng thú cho học sinh tích cực tập luyện môn học đạt
hiệu quả cao nhất mà không tốn nhiều tiền vẫn có thể làm được.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
So với thời gian đầu lớp tôi có nhiều em còn làm sai, chưa biết trình bày
câu lời giải, chưa làm đúng phép tính, đáp số thì sau khi áp dụng sáng kiến
“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” vào việc dạy toán có lời
văn tôi thấy đa số các em đã nắm được trình tự các bước để giải bài toán có lời
văn. Số lượng học sinh biết cách giải toán và trình bày đúng các bài toán có lời
13


văn đã có chuyển biến rõ rệt. Trước khi áp dụng sáng kiến số em trình bày bài
giải chưa đúng còn nhiều sau một năm áp dụng số lượng các em viết đúng câu
lời giải viết đúng phép tính đã tăng lên rất nhiều. Điều đáng vui mừng và tự hào
hơn nữa là dưới sự dạy bảo của mình số lượng học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ
và học tốt môn toán tăng cao. Đấy là động lực và cũng là niềm vui để tôi mạnh
dạn tự tin hơn trong các đợt bồi dưỡng sau.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua
quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn chắc hẳn sẽ có
những thiếu sót. Rất mong sự góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, ban giám hiệu
nhà trường và của các cấp quản lý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn và có hiệu quả thiết thực hơn trong công tác giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
VỀ SÁNG KIẾN

Lưu Thị Ly

14



×