Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Giáo dục ứng phó với thiên tai trong dạy học Địa lý 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.82 KB, 70 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Mối tương quan về tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam...........23

Bảng 2.2.

Thống kê các sự kiện thiên tai lớn trong thập kỷ 1997 – 2009........23

Bảng 2.3.

Đánh giá của GV về kiến thức thiên tai và ứng phó với thiên tai của
HS lớp ............................................................................................24

Bảng 2.4.

Mức độ cần thiết của việc GD ứng phó với thiên tai.......................25

Bảng 2.5.

Chia sẻ của GV về việc thực hiện GD ứng phó với thiên tai trong
dạy học............................................................................................25

Bảng 2.6.

Đánh giá của GV về khả năng tích hợp GD ứng phó với thiên tai
trong phân môn Địa lý lớp 4...........................................................26


Bảng 2.7.

Khó khăn của GV khi tích hợp GD ứng phó với thiên tai trong giờ
học chính khóa................................................................................26

Bảng 2.8.

Kiến nghị của GV...........................................................................27

Bảng 2.9.

Thái độ GV đối với việc tham gia tích hợp GD ứng phó với thiên tai
cho HS............................................................................................27

Bảng 2.10. Kiến thức về thiên tai của HS.........................................................28
Bảng 2.11. Nhận thức về tình trạng thiên tai trên thế giới (n=227)...................28
Bảng 2.12. Nguyên nhân xảy ra thiên tai..........................................................30
Bảng 2.13. Trải nghiệm thiên tai.......................................................................30
Bảng 2.14. Tâm trạng khi đối mặt với thiên tai.................................................30
Bảng 2.15.

Mong muốn được bồi dưỡng kiến thức về thiên tai.......................31

Bảng 3.1.

Thống kê loại thiên tai và mức độ tích hợp GD ứng phó với thiên tai
trong dạy học Địa lí lớp 4...............................................................43

Bảng 4.1.


Thống kê sĩ số các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng....................57

Bảng 4.2.

Nhận biết thời gian xảy ra lũ lụt ở ĐBNB và Quảng Nam..............59

Bảng 4.3.

Nhận thức về nguyên nhân gây ra lũ lụt..........................................60

Bảng 4.4.

Nhận thức về hậu quả nghiêm trọng nhất của lũ lụt........................61




DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.

Chia sẻ của GV về việc thực hiện GD ứng phó với thiên tai trong
dạy học............................................................................................25

Biểu đồ 2.

Nhận thức về tình trạng thiên tai trên thế giới (n=227)..................29

Biểu đồ 3.

Nguyên nhân xảy ra thiên tai (n=227).............................................29


Biểu đồ 4.

Nhận thức về nguyên nhân gây ra lũ lụt..........................................60

Biểu đồ 5.

Tỷ lệ HS nhận thức đúng về thiên tai lũ lụt.....................................61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS
: Học sinh
GV
: Giáo viên
GD
: Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
SGK
: Sách giáo khoa
ĐB
: Đồng bằng
DHMT : Duyên hải miền Trung
ĐBBB
: Đồng bằng Bắc Bộ
ĐBNB
: Đồng bằng Nam Bộ
MB
: Miền Bắc
MT

: Miền Trung
MN
: Miền Nam
TN
: Tây Nguyên


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai ngày càng diễn biến
phức tạp, tác động mạnh mẽ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam là
một trong những quốc gia dễ xảy ra thiên tai nhất trên thế giới, theo đánh giá của
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường năm 2015. Thiệt hại do thiên
tai ở Việt Nam thuộc loại lớn trên thế giới, mỗi năm làm chết khoảng 500 người,
gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2% GDP cả nước, thành quả kinh tế
trong 5-10 năm có thể bị biến mất chỉ trong một trận lũ. Tuy nhiên, vấn đề này
vẫn chưa được quan tâm GD đúng mực. Trong khi đó, một Vương quốc Anh
không thường xuyên xảy ra động đất, sóng thần đã GD nên một Tilly Smith – bé
gái đã cứu hàng trăm người thoát chết trong thảm họa sóng thần tại Thái Lan
ngày 26/12/2004. Đây là câu chuyện dành cho ngành GD nước nhà, buộc chúng
ta, đặc biệt là những người GV trực tiếp giảng dạy phải nghiêm túc nhìn nhận lại
vấn đề để có giải pháp tân tiến GD, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Quyết định số 329/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt đề án “Thông tin, tuyên
truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường
học giai đoạn 2013-2020” đã nói lên tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp
ứng phó với thiên tai, tuy nhiên, việc tích hợp nội dung này vào chương trình học
còn hạn chế. Do đó, phần lớn HS thiếu đi những kiến thức, kĩ năng sinh tồn cần
thiết, không thể tự bảo vệ bản thân cũng như giúp đỡ người lớn trong việc phòng
tránh, ứng phó với các loại thiên tai, thậm chí còn trở thành gánh nặng. Để giải

quyết tình trạng trên, việc cấp thiết là nâng cao hiểu biết và khả năng ứng phó với
thiên tai cho người dân. Muốn thực hiện mục tiêu lâu dài thì đầu tư cho GD là
biện pháp hữu hiệu nhất, GD ứng phó với thiên tai là cần thiết và tất yếu… Để
góp phần vào việc xây dựng hệ thống tài liệu cho công tác dạy học tích hợp GD
thiên tai cho HS, chúng tôi chọn đề tài: “GD ứng phó với thiên tai trong dạy học
phân môn Địa lý lớp 4”, một mặt thực hiện tốt đề án của Bộ, mặt khác giúp HS
nâng cao hiểu biết, hình thành kỹ năng ứng phó với các loại thiên tai.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp tích hợp GD ứng phó với thiên tai trong dạy học phân
5


môn Địa lý lớp 4, từ đó, nâng cao chất lượng GD trong phân môn Địa lý lớp 4 và
nâng cao hiểu biết cũng như kỹ năng phòng tránh, ứng phó với thiên tai cho HS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp GD ứng phó với thiên tai trong dạy học phân môn Địa
lý ở lớp 4.
3.2.
Khách thể nghiên cứu
Quá trình GD ứng phó với thiên tai trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc tích hợp GD ứng phó với thiên tai trong
dạy học phân môn Địa lý lớp 4.
Nghiên cứu thực trạng GD ứng phó với thiên tai trong dạy học phân
môn Địa lý lớp 4.
Đề xuất một số biện pháp GD ứng phó với thiên tai.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1.
Nhóm phương pháp lý luận
Trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu
khoa học có liên quan đến đề tài như các luận văn, luận án, báo cáo khoa học, các
bài báo,… chúng tôi có sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa, hệ thống hóa, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn những vấn đề liên
quan trực tiếp đến thiên tai như GD ứng phó với thiên tai, phương pháp dạy học,
đặc điểm tâm sinh lý – nhận thức HS lớp 4,… để giải quyết nhiệm vụ nghiên
cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
Nhóm phương pháp thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng GD ứng phó

5.2.

với thiên tai trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4 và kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động giảng dạy và học tập của
GV, HS trong các giờ lên lớp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: khẳng định các biện pháp đã đề xuất
để GD ứng phó với thiên tai trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: để đánh giá tính cần thiết, tính khả
thi, tính hiệu quả của các biện pháp GD ứng phó với thiên tai trong dạy học phân
môn Địa lý lớp 4.
5.3.
Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng nhóm phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin, hỗ
trợ cho việc phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu thực trạng GD ứng phó với
thiên tai trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4 và kết quả thực nghiệm.
6



6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Vấn đề GD thiên tai đã và đang được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Điển hình có Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng
phó với biến đổi khí hậu, bản quyền thuộc về Live & Learn và Save the Children,
2011. Tài liệu này góp phần xây dựng những trường học, cộng đồng an toàn mà
tại đó trẻ em cùng thầy cô giáo, người dân hiểu, ý thức về rủi ro thiên tai, biết
cách và có khả năng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi tác động tiêu
cực của thiên tai nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đề tài Tích hợp nội dung
GD thiên tai cho HS thông qua chương trình Địa lý trung học cơ sở của thạc sĩ
Đào Ngọc Bích, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở, trường Đại
học Sư phạmthành phố Hồ Chí Minh đã bàn về nội dung GD thiên tai và một số
phương án tích hợp nội dung GD thiên tai cho HS thông qua chương trình Địa lý
trung học cơ sở. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu thuần về thiên tai hoặc dạy
học tích hợp như: Luận văn Nghiên cứu tác động của tai biến thiên nhiên tới
hoạt động sản xuất nông nghiệp xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình của thạc sĩ Lê Văn Hoàn, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội hay luận văn Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy
học ngữ pháp ở trường trung học phổ thông của thạc sĩ Lê Thị Ngọc Chi, Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh…
Nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Philippin, Anh, Pháp đều chú
trọng đến việc GD ý thức phòng tránh thiên tai cho HS thông qua nhiều môn học.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng mới chỉ tập trung chủ yếu vào những thiên tai
phổ biến tại các nước đó như: động đất, sóng thần, núi lửa.
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trungvào vấn đề tích hợp nội dung
ứng phó với các dạng thiên tai phổ biến cho HS thông qua chương trình phân
môn Địa lý lớp 4. Qua đó góp phần nâng cao hiểu biết về thiên tai cho HS lớp 4
và hình thành kỹ năng ứng phó với các loại thiên tai thường gặp như: bão, lũ,
ngập lụt, giông sét… giúp HS có thể tự bảo vệ bản thân cũng như những người
xung quanh.

7. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa lý luận của việc tích hợp GD ứng phó với biến đổi khí hậu
trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4.
7


Tìm hiểu thực trạng GD ứng phó với thiên tai trong dạy học chương trình
phân môn Địa lý lớp 4.
Đề xuất một số biện pháp tích hợp nội dung GD ứng phó với thiên tai trong
dạy học phân môn Địa lý lớp 4.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Tích hợp GD ứng phó với một số loại thiên tai phổ biến tại Việt Nam (lũ
lụt, hạn hán, bão, giông, sét,…) trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục ra,
bài khóa luận có nội dung nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc GD ứng phó với thiên tai trong dạy học
phân môn Địa lý lớp 4
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của việcGD ứng phó với thiên tai trong dạy học
phân môn Địa lý lớp 4
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp GD ứng phó với thiên tai trong dạy
học phân môn Địa lý lớp 4
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm về việc GD ứng phó với thiên tai trong
dạy học phân môn Địa lý lớp 4

8


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GD ỨNG PHÓ VỚI THIÊN
TAI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
1.1.
Một số lý luận về thiên tai
1.1.1. Khái niệm thiên tai
Theo cách hiểu từ Hán - Việt “thiên tai” thì đây là hiện tượng bất thường
của thiên nhiên, có thể tạo ra các ảnh hưởng bất lợi và rủi ro cho con người, sinh
vật và môi trường. Thiên tai có thể xảy ra ở một vùng, một khu vực nhất định nào
đó (sấm sét, núi lửa…), một quốc gia (lũ lụt, hạn hán…), một đại lục (động
đất…), hoặc đôi khi trên toàn thế giới (El Nino, La Nina)[13].
Theo Ban phòng chống lụt bão Trung Ương (Việt Nam): “Thiên tai là một
tai họa tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người”.Thiên tai xảy
ra thường để lại nhiều hậu quả mất mát, đau đớn và tổn thất khó có thể khắc phục
trong một thời gian ngắn.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO): “Thiên tai là một tai biến tự
nhiên có thể ảnh hưởng tới môi trường, dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi
trường và con người”.Tuy nhiên, một rủi ro tự nhiên không thể dẫn tới thảm hoạ
tự nhiên tại các khu vực không có người ở.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Thiên tai là những tai họa do thiên nhiên
đem tới gây ảnh hưởng hoặc đe dọa cuộc sống con người. Tuy nhiên,thiên tai là
hiện tượng có thể phòng tránh được, vì vậy, tất cả mọi người cần có kiến thức về
các loại thiên tai và các cách phòng tránh để giảm thiệt hại ở mức thấp nhất.
1.1.2. Nhận dạng một số loại thiên tai

Các thiên tai trên thế giới có thể kể đến rất nhiều, với nghiên cứu này tôi sẽ
liệt kê một số loại thiên tai điển hình có thể thực hiện tích hợp trong dạy học
phân môn Địa lý lớp 4.
* Lũ lụt
Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá

mức bình thường. Có thể phân thành: lũ quét (xảy ra nhanh, thời gian ngắn, dòng
chảy mạnh), lũ sông (dâng từ từ và theo mùa), lũ ven biển (sóng biển dâng cao
đột ngột kết hợp với triều cường)[4]. Lụt là hiện tượng ngập nước vượt quá mức
bình thường, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và môi trường. Lụt xảy ra khi hiện
tượng lũ ở các sông dâng cao (do mưa lớn hoặc/và triều cao), vượt qua khỏi bờ,
9


chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trêndiện rộng trong một khoảng thời
gian nào đó.Lũlụt được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn
và kéo dài về người và của cải[4].
Mưa lớn và kéo dài, địa hình trũng thấp, các công trình xây dựng lấp mất
ao, hồ; đê, đập bị vỡ; hiện tượng bão lớn làm nước biển dâng tiến sâu vào đất liền
đều có thể gây ra lũ lụt[4]. Lũ lụt có thể gây thiệt hại về người: chết đuối, bị
thương; làm mất hoặc hư hỏng nhà cửa, đồ đạt; làm chết vật nuôi: gia súc, gia
cầm; phát sinh dịch bệnh; gây cản trở giao thông hoặc ảnh hưởng tới nguồn nước
sạch, nước ở vùng ven bờ biển bị nhiễm mặn.
* Hạn hán
Là hiện tượng xảy ra khi thiếu nước trong một thời gian dài [4]. Cụ thể,
trong một thời gian dài mưa không xuất hiện, ẩm độ không khí giảm thấp, sông
rạch khô cạn dần và cây cỏ chuyển dần đến điểm héo. Hạn hán thường xảy ra vào
mùa khô nhưng ngay cả mùa mưa cũng có thể có những đợt hạn xảy ra. Các biểu
hiện của khô hạn có thể kể đến như: không mưa trên 5 - 6 tháng, độ bốc hơi trên
75 mm/tháng,độ ẩm thấp H < 50%, gió mạnh và khô, đất nứt nẻ, mực nước ngầm
tụt thấp, ao hồ sông rạch khô cạn, hoạt động của sinh vật giảm [13].
Hạn hán xuất hiện khi một thời gian dài không có mưa hoặc có rất ít mưa;
trên mặt đất không có tầng cây để giữ nước (do chặt phá, đốt rừng làm nương
rẫy), nước bị trôi đi rất nhanh; mất cân bằng nước do thiếu công trình phát triển
thủy lợi, độ ẩm trong đất và không khí bị giảm sút [4].
Hạn hán khiến cho con người không có nước sinh hoạt hằng ngày; gây

bệnh: tiêu chảy, truyền nhiễm; không có nước để trồng trọt và chăn nuôi nên dẫn
đến thiếu nguồn lương thực, thực phẩm; đất ở các khu vực ven biển dễ bị nhiễm
mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt.
* Áp thấp nhiệt đới, bão
Bão hay áp thấp nhiệt đới là hiện tượng thời tiết khi xuất hiện gió lớn, mưa
rất to và nước dâng. Áp thấp nhiệt đới là hiện tượng khi tốc độ gió đạt cấp 6, cấp
7 (từ 39 đến 61 km/h). Bão xuất hiện khi gió đạt cấp 8 trở lên (từ 62 km/h) [4].
Áp thấp nhiệt đới và bão được hình thành chủ yếu từ biển tại vùng nước
ấm, không khí ẩm ướt và gió hội tụ [4]. Hay nói cách khác áp thấp nhiệt đới và
bão được hình thành là do sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp rất sâu.
Loại thiên tai này có thể gây thiệt hại về người: chết người, bị thương, dịch
10


bệnh; thiệt hại về vật chất: mất mát tài sản, hư hỏng công trình, cản trở giao
thông, gián đoạn thông tin liên lạc; thiệt hại về sản xuất: mất mùa, làm chết và
gây dịch bệnh ở vật nuôi; thiếu lương thực và nước sạch sinh hoạt; thiệt hại về
môi trường: ô nhiễm, có thể gây lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất.
* Sạt lở đất, đá
Sạt lở đất đá là hiện tượng đất, đá ở các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên
xuống hoặc đất ở ven sông bị sụt, lún [4].
Sạt lở đất đá xuất hiện có thể do chấn động tự nhiên của mặt đất (động đất);
mưa to hoặc lũ lớn; khai thác đất đá hoặc chặt cây trên đồi núi; sạt lở ven sông do
nền đất yếu hoặc tác động của triều cường [4].
Sạt lở đất, đá có thể làm người hoặc động vật bị chết hoặc bị thương do đất,
đá chôn vùi; nhà cửa, đồ đạt có thể bị phá hủy hoặc hư hỏng, giao thông bị cản
trở; đất trồng trọt bị đất đá vùi lấp có thể không sử dụng được.
* Giông và sét
Giông được đặc trưng bởi sự xuất hiện hiệu ứng âm thanh của sét trong bầu
khí quyển của Trái Đất. Giông thường gắn với các hình thái mây như các tầng

mây chồng chất lên nhau hoặc các đám mây lớn, tối, dày đặc và dựng đứng lên
bầu trời. Sét xảy ra trong những đám mây giông và thường kèm theo sấm. Sét là
một luồng điện lớn từ trên đám mây đánh xuống, thường là đánh vào các điểm
cao như cây to, cột điện, các đỉnh núi,…Do bản thân mang điện thế cao, tất cả
mọi vật bao gồm cả không khí đều trở thành vật dẫn điện nên đều trở thành đối
tượng đánh xuống của sét. Sét còn đánh vào nước và các vật bằng kim loại, các
vật mang sóng điện vì chúng dẫn điện tốt [9].
Sét là hiện tượng khí tượng, đặc biệt thường xảy ra vào mùa hè do các phân
tử nước trong đám mây và mặt đất mang điện tích dương gặp chân mây và mặt
đất mang điện tích âm tạo ra sự chênh lệch điện áp lớn và tạo nên hiện tượng
phóng điện. Do sự gia tăng nhiệt độ trong mùa khô tạo nên sự bốc hơi nước
mạnh mẽ, khối không khí ẩm sát mặt đất bị nâng lên cao (hiện tượng đối lưu) gây
măt nhiệt, hơi nước ngưng tụ gây mưa kèm sấm chớp [13].
Giông, sét có thể làm chết người hoặc gây thương tích; đánh và phá hủy nhà
cửa, cây cối và hệ thống điện trong làng, xã; mưa to trong các cơn giông còn có
thể gây ra lũ quét.
* Lốc, lốc xoáy
Lốc là một cột không khí xoáy hình phễu và di chuyển rất nhanh trên đất liền
11


hoặc trên biển. Trong quá trình di chuyển, lốc cuốn theo các vật thể trên đường mà
nó đi qua (bụi, cát, rơm, rác,…). Lốc xoáy là cột gió xoáy dữ dội kéo dài thẳng đứng
từ một đám mây giông lớn xuống tới mặt đất.Tốc độ gió thường dưới 177km/h, có
bề ngang khoảng 76m và di chuyển hàng ki-lô-mét trước khi tan [9].
Lốc có thể xuất hiện khi có sự khác nhau rõ ràng về tốc độ gió và có thể xảy ra
nhiều hơn khi thời tiết nóng, thường hình thành từ giông bão; khi không khí ấm và
ẩm gặp không khí khô và lạnh thường tạo ra một vùng bất ổn trong khí quyển; khi
hướng gió thay đổi và tốc độ gió tăng dần lên sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động xoáy
ngang vô hình ở tầng khí quyển thấp hơn. Cần lượng ẩm lớn để hình thành nên một

cơn giông và cần có hội tụ gió để nâng lớp không khí ẩm lên [9].
Loại thiên tai này xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn, do đó khó đoán
biết và ứng phó kịp thời, hậu quả theo đó cũng nghiêm trọng hơn; chúng có sức
tàn phá lớn trong một phạm vi hẹp, lốc có thể cuốn đi nhà cửa, công trình, đồ
đạc, vật nuôi, kể cả con người,… gây thiệt hại về người và tài sản hoặc gây ùn
tắc giao thông, mất mỹ quan.
* Mưa đá
Mưa đá là hiện tượng mưa kèm theo những viên nước đá hình cầu hoặc
những miếng nước đã có hình dạng và kích thước khác nhau rơi xuống đất.Thông
thường hạt mưa đá nhỏ bằng hạt đậu, hạt ngô, nhưng đôi khi chúng cũng có thể
to bằng quả trứng gà hoặc to hơn [9].
Khi đám mây giông phát triển rất mạnh theo chiều cao, những giọt nước
này bị đẩy lên cao gặp không khí rất lạnh và bị đóng băng đủ nặng rơi xuống
thành mưa đá [9].
Mưa đá có thể phá hoại mùa màng và cây cối; những cơn mưa với viên đá
có kích thước lớn có thể làm cho con người và gia súc bị thương hoặc mất mạng
nếu không kịp trú ẩn.
* Sương muối
Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng
như muối ngay trên mặt đất, bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí
ẩm và lạnh. Sương muối chỉ có màu trắng giống như tinh thể muối chứ không có
vị mặn như muối[14].
Sương muối xuất hiện khi không khí ẩm kèm theo nhiệt độ mặt đất hoặc
cây cỏ giảm xuống 00C hay thấp hơn, hơi nước sẽ ngưng tụ và kết tinh thành các
12


tinh thể xốp, màu trắng như muối. Ở nước ta, sương muối thường hình thành ở
các tỉnh miền núi Bắc Bộ trong điều kiện thời tiết mùa đông, nhất là các tháng
12, tháng 1 và tháng 2 [14].

Sương muối có nhiệt độ quá lạnh nên có thể gây chết cây trồng và vật nuôi,
ảnh hưởng tới mùa màng thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
* Rét đậm, rét hại
Rét đậm là hiện tượng nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực giảm xuống
mức khoảng từ 13oC - 15oC, rét hại là hiện tượng nhiệt độ trung bình ngày trong
khu vực giảm xuống dưới mức 13oC [15].
Hiện tượng rét đậm, rét hại hình thành khi có sự xuất hiện của các khối
không khí lạnh liên tiếp tác động đến lãnh thổ.
Khi nhiệt độ giảm xuống nhanh có thể gây ra thiệt hại trong sản xuất nông
nghiệp và chăn nuôi: gây chết cây trồng và vật nuôi, ảnh hưởng tới các hoạt động
sản xuất của người lao động. Thậm chí khi rét đậm, rét hại xuất hiện bất thường
cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc tính mạng của con người.
1.1.3. Các nguyên nhân chủ yếu gây thiên tai
Hầu hết các thảm họa thiên nhiên đều có sự "đóng góp" lớn của hai yếu tố,
đó là con người và thiên nhiên.
1.1.3.1.
Nguyên nhân do tự nhiên
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thiên tai trước hết là do tính chất phân
hóa theo không gian, thời gian của các yếu tố thời tiết, thủy văn. Trong đó đáng
chú ý nhất là các yếu tố lượng mưa và dòng chảy. Sự chênh lệch lớn về lưu lượng
nước giữa mùa khô và mùa lũ làm cho mùa lũ thì thừa nước sinh lũ lụt, đến mùa
khô lại chịu cảnh hạn hán, thiếu nước. Bên cạnh đó, địa hình cũng góp phần đáng
kể vào việc hình thành thiên tai. Hệ thống đồi núi nhấp nhô, đỉnh nhọn với cao
nguyên bậc thềm xen kẽ làm cho địa hình phân cắt, hiểm trở, đi lại khó khăn,
nhiều nơi độ dốc trên 10 độ, đây là điều kiện thuận lợi cho việc rửa trôi, xói mòn,
dồn nước nhanh chóng tạo nên những cơn lũ quét và những cơn lũ có biên độ lũ
lớn, sườn lũ dốc, khó dự báo trước, gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản.
1.1.3.2.
Nguyên nhân do con người
Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân làm cho thiên tai

có chiều hướng gia tăng và ngày càng nguy hiểm. Trong hoạt động sinh sống,
hoạt động kinh tế xã hội, con người đã tàn phá rừng tự nhiên, làm mất cân bằng
sinh thái nghiêm trọng, rừng không còn khả năng điều tiết dòng chảy làm cho
13


dòng chảy lũ vốn đã nguy hiểm càng trở nên nguy hiểm. Ngược lại, đất đai cũng
dễ trở nên khô cằn, dòng chảy dễ bị cạn kiệt khi lượng mưa ít đi.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên cũng phải kể đến sự thiếu đồng bộ trong
khâu tổ chức quy hoạch sản xuất. Nhiều nơi nhân dân còn bố trí sản xuất theo
hướng tự phát, dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa có sự hướng dẫn đầy đủ về
quy trình khoa học kỹ thuật, chưa tính đến các tác động tiêu cực củathời tiết thủy
văn đã làm cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trở
nên khó khăn hơn.
1.1.4. Các đối tượng chịu tác động của thiên tai
Thiên tai gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến những đối tượng: người nghèo,
người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc, người nhiễm
HIV/AIDS.Các đối tượng này dễ bị tổn thương nhất do các nguyên nhân sau [4]:
- Về kinh tế: họ có thu nhập thấp, không đủ hoặc chỉ vừa đủ để đáp ứng các
nhu cầu trong sinh hoạt; nhà cửa tạm bợ dễ bị thiên tai tác động, điều kiện tiếp
cận các dịch vụ cộng đồng (y tế, GD, nước sạch,…) còn hạn chế,…
- Về xã hội: ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể cũng như các hoạt động
cộng đồng khiến họ khuyết đi những kiến thức căn bản cần thiết, chưa có tiếng
nói trong cộng đồng, không thể đấu tranh giành lại quyền lợi chính đáng,…
- Về môi trường: các đối tượng sống tại các vùng thường xuyên chịu ảnh
hưởng, thiệt hại do thiên tai.
- Về thái độ: thường tự ti, mang tâm thế bi quan khi đối diện với thiệt hại,
không cởi mở giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài,…
- Về thể lực, sức khỏe: bản thân các đối tượng không có đủ sức để chống
chọi khi thiên tai ập đến.

Trong các đối tượng trên, trẻ em là đối tượng được hướng đến để bảo vệ
nhiều nhất, tuy nhiên nếu được GD đúng cách, các em cũng có thể tự bảo vệ bản
thân và dùng tiếng nói của mình để tác động, gián tiếp giúp đỡ người lớn ứng
phó với thiên tai cũng như bảo vệ bản thân.
1.2.
Một số lý luận về GD ứng phó với thiên tai
1.2.1. Lý luận về GD
GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà trong đóGV với tư cách là nhà GD
đã tác động một cách có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp nhằm giúp HS
tự giác, tích cực tự GD, tự tu dưỡng, rèn luyện nhằm hình thành thế giới quan và
những phẩm chất nhân cách tốt đẹp. Như vậy, trong quá trình GD, GV giữ vai trò
14


chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động GD đối với HS. Vai trò chủ đạo
của người GV thể hiện rõ nét trong việc cụ thể hóa, mục đích, mục tiêu GD, xác
định nội dung cần phải GD và GD như thế nào, thông qua những phương pháp,
phương tiện và những hình thức GD[12].
Quá trình GD không phải chỉtác động một chiều mà là tác động hai chiều,
tác động song phương. HS trong quá trình GD không phải chỉ tiếp thu ảnh
hưởng, tác động từ phía GV mà chính bản thân họ cũng thường xuyên tiến hành
hoạt động cá nhân, tự giác, tích cực, chủ động tự GD để từng bước hoàn thiện
phẩm chất nhân cách của mình. Do đó, trong quá trình GD diễn ra sự tác động
qua lại, thường xuyên, tích cực giữa HS – GV[12].
Cần phải phân biệt giữa dạy học và GD. Ở quá trình dạy học, chức năngcơ
bản là tác động vàoquá trình nhận thức của HSgiúp các em nắm vững hệ thống tri
thức và những kỹ năng thực hành, vận dụng tri thức đó.Ở quá trình GD, chức
năng chính là sự tác động cả về mặt nhận thức lẫn tình cảm, hành vi nhằm giúp
HS ý thức đúng đắn và sâu sắc đối với những chuẩn mực của xã hội cũng như ý
nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực đó, từ đóHShình thành thói quen ứng

xử đúng đắn, phù hợp với các giá trị chuẩn mực. Như vậy, để ứng phó với các
loại thiên tai thì việc GD các thế hệ HS về ý thức và kỹ năng ứng phó với thiên
tai, sự biến đổi khí hậu toàn cầu trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và hợp lý.
Vì việc GD ứng phó với thiên tai giúp HS có nhận thức đúng đắn và sâu sắc
những nguyên nhân, thiệt hại do thiên tai. Quan trọng hơn, GD ứng phó với thiên
tai thường xuyên còn giúp HS hình thành những thói quen, ứng xử phù hợp hay
nói cách khác là hình thành thái độ, ý thức cho HS về bảo vệ môi trường, tài
nguyên nhằm làm giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra.
1.2.2. GD ứng phó với thiên tai

Ứng phó với thiên tai là tổng hợp các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm
nhẹ thiệt hại thiên tai, ngăn chặn thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai và thích
ứng, giảm nhẹ thiên tai[11].
GD ứng phó với thiên tai là GD về những kiến thức và kỹ năng cơ bản
trong việc dự đoán, phòng chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả của
thiên tai. Đó là những kiến thức về nguyên nhân, cơ chế hình thành, diễn biến,
15


hậu quả, cách phòng tránh, cách hạn chế, cách khắc phục hậu quả và cách tự bảo
vệ mình cùng với mọi người khi xảy ra thiên tai. Kết quả của GDứng phó với
thiên tai không phải chỉ là sự hiểu biết những kiến thức trên sách vở mà còn
giúpHShình thành ý thức, tình cảm, trang bị tốt những kỹ năng để ứng phó khi
xảy ra thiên tai. Từ đó HS có những thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn khi thiên
tai tàn phá ở bất kỳ khu vực nào, để các em biết đồng cảm với nỗi đau của đồng
bào bị ảnh hưởng của thiên tai và có những hành động tự nguyện, tích cực giúp
đỡ đồng bào bị thiên tai.
1.2.3. Vai trò của GD ứng phó với thiên tai trong Địa lý 4

Thiên tai và những hậu quả mà nó gây ra hiện đang là vấn đề mà toàn xã

hội quan tâm. Tuy nhiên, những kiến thức, kĩ năng về thiên tai chưa trở thành
một môn học trong nhà trường, nhưng lại cần trang bị cho HS để các em có thể
nhận biết, đối mặt để hạn chế những thiệt hại mà thiên tai gây ra. Do đó, việc GD
ứng phó với thiên tai đóng một vai trò quan trọng, là chìa khóa cho việc hạn chế
những hậu quả do thiên tai gây ra ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Khi người GVsử dụng hiệu quả các biện pháp GD ứng phó với thiên tai
trong nhà trường, ngoài việc giúp HS chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng
ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe thông qua các kiến thức thực tiễn. Từ đó GD và đào tạo thế hệ trẻ phát
triển toàn diện về mọi mặt.
1.2.4. Các mức độ tích hợp GD ứng phó với thiên tai trong Địa lý 4
Tích hợp GD ứng phó với thiên tai là sự lồng ghép nội dung ứng phó với
thiên tai vào nội dung của phân môn để trở thành nội dung hoàn chỉnh, thống
nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục đích GD. Tuy nhiên, khi thực
hiện việc tích hợp GD ứng phó với thiên tai cần đảm bảo nội dung tích hợp
không ảnh hưởng đến thời lượng tiết học, không làm thay đổi mục tiêu, cũng như
đặc trưng của phân môn Địa lý.
Có nhiều cách để phân loại tích hợp. Tuy nhiên, để xây dựng các biện pháp
sau này, chúng tôi phâm loại dựa vào cách tiếp cận nội dung. Như vậy, có 3 mức
độ tích hợp GD ứng phó với thiên tai trong Địa lý 4 là toàn phần, bộ phận, liên
hệ. Cụ thể:
16


+ Tích hợp GD ứng phó với thiên tai ở mức độ toàn phần là hình thức tích
hợp sâu nhất. Hình thức này được áp dụng đối với những hoạt động, bài học
thuộc mảng kiến thức địa lý tự nhiên và nội dung của hoạt động, bài học đó có
GD về một hay nhiều loại thiên tai. Hay nói các khác, kiến thức về thiên tai đã
được học ngay trong chương trình chính khóa, kỹ năng và thái độ đối với ứng
phó với thiên tai sẽ được giáo viên tích hợp theo từng bài cụ thể.

+ Tích hợp GD ứng phó với thiên tai ở mức độ bộ phận cũng được áp dụng
với những hoạt động, bài học thuộc địa lý tự nhiên và nội dung của những hoạt
động, bài học đó có GD về các yếu tố của địa hình, khí hậu, thủy văn mà các yếu
tố đó nếu gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển mạnh để trở thành thiên tai.
+ Tích hợp GD ứng phó với thiên tai ở mức độ liên hệ là hình thức tích hợp
đơn giản nhất, được sử dụng với những hoạt động, bài học thuộc địa lý kinh tế xã
hội khi chỉ có một số nội dung, vấn đề liên quan đến GD ứng phó với thiên tai
không nêu rõ trong nội dung bài học. Trong trường hợp này, GV có thể khai thác
nội dung bài học, bổ sung và liên hệ chúng với các nội dụng GD ứng phó với
thiên tai cũng như hậu quả của thiên tai đối với kinh tế - xã hội của khu vực đó.
1.3.
Đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của HS lớp 4
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 4

Hệ xương của trẻ còn nhiều mô sụn; xương sống, xương hông, xương chân,
xương tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gãy dập,... Hệ
cơ cũng đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận
động như chạy, nhảy, nô đùa,... Hệ thần kinhđang hoàn thiện về mặt chức năng,
do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan sinh động sang tư duy trừu
tượng. Trong hoạt động của bản thân, trẻ lớp 4 đã dần chuyển từ hoạt động vui
chơi sang hoạt động lao động và học tập. Cụ thể, trẻ bắt đầu biết cách tự học,
tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét
dọn nhà cửa,... ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như
trực nhật, trồng cây, trồng hoa,…các phong trào của trường, của lớp và của cộng
đồng dân cư, của Đội,... [16].
Kèm theo việc tham gia các hoạt động, trẻ đã có những thay đổi quan trọng:
trong gia đình, các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia
17



các công việc trong gia đình; trong nhà trường, các em đã bắt đầu tập trung chú ý
và có ý thức học tập tốt; ngoài xã hội, các em đã tham gia vào một số các hoạt
động xã hội mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình).
Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người
biết đến mình [16].
Tình cảm của em mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật
hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn
non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà
cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa
bền vững, dễ thay đổi [16].
Ở giai đoạn HS lớp 4, trẻ đã nhận biết được giới tính của bản thân, đồng
thời hành vi cũng được suy xét trên quan điểm giới tính, tức là trẻ đã ý thức được
nếu bản thân là trai thì phải hành động thế nào, là bé gái thì phải hành động ra
sao. Một số trẻ có thể dậy thì sớm ở giai đoạn này, kèm theo đó là sự thay đổi cả
về thể chất lẫn tinh thần. Sự thay đổi này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nhất
định về nhận thức và hành động của trẻ trong sinh hoạt, lao động hằng ngày.
1.3.2. Đặc điểm nhận thức
Tri giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở
đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu
học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng
có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có
phươnghướng rõ ràng. Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp
xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...) [16].
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động.Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu
tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4 bắt
đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến
thức còn sơ đẳng ở đa sốHS[16].
Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái
tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai

đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ
tranh,.... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh
18


mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền
với các rung động tình cảm của các em [16].
Trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có
chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt
động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát
dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian,
trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố
gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.[16].
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic.
Ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã
phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của
nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em... [16].
Ở giai đoạn này, các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành
mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa
thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ
thuộc vào hứng thú nhất thời [16].

19


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thiên tai lànhững thảm họa do thiên nhiên đem tới gây ảnh hưởng hoặc đe
dọa cuộc sống con người. Có rất nhiều loại thiên tai với các biểu hiện và hậu quả
đem lại khác nhau, có thể kể đến một số loại tiêu biểu như: lũ lụt, hạn hán, bão,

áp thấp nhiệt đới, sạt lở, giông, sét, lốc, mưa đá, sương muối, rét đậm, rét hại,…
GD ứng phó với thiên tai là GD về những kiến thức và kỹ năng cơ bản
trong việc dự đoán, phòng chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả của
các loại thiên tai, có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho HS các kiến thức,
kĩ năng ứng phó với các loại thiên tai cơ bản, hình thành thái độ tích cực, chủ
động khi ứng phó với thiên tai.
Vấn đề GD ứng phó với thiên tai đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên,
làm thế nào để thực hiện GD ứng phó với thiên tai có hiệu quả nhất đối với lứa tuổi
HS tiểu học đang có nhiều thay đổi về tâm sinh lý là một điều hết sức cần thiết.

20


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆCGD ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
2.1. Đặc điểm chương trình SGK Lịch sử - Địa lý lớp 4
2.1.1. Vị trí và nhiệm vụ của việc dạy học phân mônĐịa lý lớp 4
Chương trình Địa lý lớp 4 có vị trí quan trọng trong việc giúp HS hiểu biết
về môi trường xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho HS dễ dàng hòa nhập, thích
ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên.
Khi dạy học chương trình Địa lý lớp 4 cần chú ý giải quyết các vấn đề có
liên quan đến mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên, cụ thể phải đảm bảo
thực hiện được những nhiệm vụ sau[17]:
+ Cung cấp cho HS những biểu tượng địa lý, bước đầu hình thành một số
khái niệm cụ thể, xây dựng một số mối quan hệ địa lý đơn giảnở các vùng chính
trên đất nước Việt Nam.
+ Hình thành và phát triển cho HS năng lực tự học tập, bước đầu rèn luyện
những kỹ năng địa lý như:kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng nhận xét, so sánh phân
tích số liệu,kỹ năng phân tích các mối quan hệ địa lý đơn giản; biết nêu thắc mắc đặt
câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự

vật, sự kiện, hiện tượng địa lý; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài
viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
+ Hình thành và phát triển ở HS thái độ và thói quen ham tìm hiểu, yêu
thiên nhiên, đất nước, con người.Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.
+ Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học cho HS, hạn chế những hiểu
biết sai lệch, mê tín, dị đoan trước những hiện tượng địa lý tự nhiên.
2.1.2. Đặc điểm của chương trình SGKLịch sử - Địa lý lớp 4
Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp; đồng thời, kiến thức
được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó nhằm phù hợp đặc điểm nhận thức
của HS; ngoài ra, chương trình được cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo, thực tiễn, thiết
thực, tạo điều kiện cho GV có thể vận dụng các phương pháp mới vào quá trình
dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Đồng thời, giúp
HS có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày
* VềSGK Lịch sử - Địa lý lớp 4
Khổ sách có kích thước 17 x 24cm
Kênh chữ trong SGK Lịch sử và Địa lý lớp 4 đóng vai trò chủ yếu trong
việc cung cấp kiến thức, thể hiện nội dung trọng tâm của bài được đặt trong phần
21


đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngoài ra còn có những câu hỏi và lệnh
ở giữa bài được in nghiêng để HS dễ nhận biết và được dùng để hướng dẫn HS
làm việc với kênh hình và liên hệ thực tế để tìm ra kiến thức mới. Kênh hình so
với trước đây được tăng lên không những về số lượng mà còn cả về thể loại.
Kênh hình không chỉ minh hoạ cho kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến
thức và rèn luyện kỹ năng cho HS.
Cấu trúc mỗi bài học trong môn Lịch sử - Địa lý lớp 4 gồm có 3 phần: phần
cung cấp kiến thức bằng kênh hình, kênh chữ; phần câu hỏi hoặc yêu cầu các
hoạt động học tập (câu hỏi in nghiêng ở giữa bài hoặc câu hỏi ở cuối bài) và phần
tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung màu.

* Về nội dung phân môn Địa lý lớp 4
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du
• Bài 1. Dãy núi Hoàng Liên Sơn
• Bài 2. Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
• Bài 3. Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
• Bài 4. Trung du Bắc Bộ
• Bài 5. Tây Nguyên
• Bài 6. Một số dân tộc ở Tây Nguyên
• Bài 7, 8. Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
• Bài 9. Thành phố Đà Lạt
• Bài 10. Ôn tập
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng
• Bài 11. Đồng bằng Bắc Bộ
• Bài 12. Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
• Bài 13,14. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
• Bài 15. Thủ đô Hà Nội
• Bài 16. Thành phố Hải Phòng
• Bài 17. Đồng bằng Nam Bộ
• Bài 18. Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
• Bài 19,20. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
• Bài 21. Thành phố Hồ Chí Minh
• Bài 22. Thành phố Cần Thơ
• Bài 23. Ôn tập
• Bài 24. Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
• Bài 25, 26. Người dân ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung
• Bài 27. Thành phố Huế
• Bài 28. Thành phố Đà Nẵng
Vùng biển Việt Nam
• Bài 29. Biển, đảo và quần đảo
• Bài 30. Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam

• Bài 31, 32. Ôn tập
22


2.2. Thực trạngGD ứng phó với thiên tai trong dạy học Địa lý lớp 4
2.2.1. Thực trạng thiên tai ở thế giới và Việt Nam
Hiện nay, thiên tai hoành hành gây nhiều tổn thất về người và tài sản cũng
như ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và sinh vật sau này. Để việc
GD ứng phó với các loại thiên tai được hiệu quả chúng ta cần đánh giá chính xác
mức độ gây thiệt hại của thiên tai trên phạm vi toàn thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Bằng hình thức thu thập thông tin, tại đây chúng tôi đã thống kê
lại các thiệt hại của thiên tai và ghi nhận các kỉ lục thiên tai để từ đó có cơ sở xây
dựng các biện pháp GD phù hợp.
2.2.1.1. Trên thế giới
Năm 1991, trận bão xoáy ngày 30/4 tại Bangladesh gây ra cái chết cho ít
nhất 131.000 người. Năm 1992, cơn bão Andrew đã tàn phá bang Florida (Mỹ)
làm chết 65 người, phá hủy 25.000 ngôi nhà, gây thiệt hại 20 tỷ USD.Năm
1993, lũ bùn tại Honduras trong vòng 3 ngày từ ngày 31/10 đến 2/11 đã giết hại
trên 400 người và tàn phá hơn 1000 ngôi nhà. Năm 1998 được coi là năm thiên
tai lớn nhất trong thế kỉ 20: vòi rồng xuất hiện tại Florida ngày 23/2 làm chết ít
nhất 42 người, hơn 260 người bị thương và hàng trăm ngôi nhà bị hư hại; trận
lũ bùn ở thành phố Sarno, Ý đầu tháng 5 đã khiến ít nhất 135 người chết, bùn
làm tắt nghẽn đường phố và làm hơn 2.000 người mất nhà; từ tháng 5 đến đầu
tháng 6, một đợt nóng bất thường đã giết hại hơn 2.500 người Ấn Độ; một trận
lũ kéo dài 2 tháng (tháng 7 và 8) trên sông Dương Tử, Trung Quốc đã giết chết
3.656 người và làm 230 triệu người khác khốn đốn; tại Papua New Guinea,
ngày 17/7, một cơn sóng thần đã giết chết ít nhất 2.500 người; trận lũ tháng 9
và 10 trên sông Nile ở Sudan đã phá hủy hơn 120.000 ngôi nhà và giết chết ít
nhất 88 người; tháng 10, cơn bão Mitch ở Trung Mỹ với sức gió lên đến
240km/h gây nên một trận lũ quét và bùn trượt giết chết ít nhất 8.600 người,

12.000 người mất tích, hơn 1,5 triệu người mất nhà cửa. Năm 1999, lũ và bùn
trượt tại Venezuela sau các trận mưa lớn vào tháng 12 đã giết chết ít nhất
10.000 người. Năm 2002, Châu Âu trải qua một trận lũ lịch sử trong tháng 8,
thiệt hại kinh tế trên 20 tỷ Euro, số người chết trên 200. Trung Quốc đã có gần
1.532 người chết, thiệt hại khoảng 8 tỷ USD [13]…
Thiệt hại về mặt kinh tế của năm 2016 tăng gần 2/3 so với năm 2015. Châu
23


Á là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất về thiên tai trong năm 2016. Nhật Bản
chịu tổn thất 31 tỷ USD chỉ sau hai trận động đất. Trong khi đó, lũ lụt mùa hè
vừa qua cũng khiến Trung Quốc mất 20 tỷ USD. Với những hiện tượng thời tiết
cực đoan trong năm qua, Việt Nam đã chịu thiệt hại 1,7 tỷ USD, tương đương
gần 1% GDP [8].
Như vậy, thiên tai trên thế giới không hề có dấu hiệu giảm đi mà ngày càng
gia tăng về cường độ và mức độ. Do vậy, việc GD ứng phó với thiên tai trên thế
giới đã và đang được chú trọng hơn.
2.2.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực vành đai núi lửa châu Á – Thái Bình Dương
nên có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ thiên tai nhiều hơn các quốc gia thuộc khu vực
khác trên thế giới. Thiên tai là một trong những nguyên nhân chính cản trở sự
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Xã hội ngày càng phát triển, quá trình biến
đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhanh, dẫn đến thiên tai ngày càng gia tăng, đa
dạng và phức tạp. Là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, Việt
Nam đang phải hứng chịu thiệt hại thiên tai gây ra ngày một nghiêm trọng.
Việt Nam có đường bờ biển tiếp giáp biển Đông kéo dài đến 3260 km khiến
khí hậu, thời tiết chịu những ảnh hưởng nhất định: trung bình hàng năm có
khoảng 10 cơn bão hình thành trên Biển Đông, trong đó khoảng 4 - 6 cơn bão đổ
bộ vào bờ biển Việt Nam thường từ tháng 5 đến tháng 12, gây thiệt hại nặng nề
về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta. Hiện tượng

sạt, lởbở biển đã và đang xảy ra trên hầu hết các đoạn bờ biển cấu tạo bởi các
loại trầm tích bở rời chưa được gắn kết như cuội, sỏi, cát, bột-sét gây nhiều thiệt
hại về kinh tế và môi trường; khi có bão lớn, triều cường, nước dâng, hiện tượng
sạt lở trở nên đặc biệt nguy hiểm vì chúng vừa làm mất đất đai, đe dọa các khu
dân cư, các công trình dân dụng, công nghiệp, vừa gây ra hiện tượng nhiễm mặn,
ngập úng phía trong đê[18].
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và
độ ẩm lớn, mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố đều khắp từ bắc tới nam
cùng với đặc điểm địa hình ngắn và dốc khiến nguy cơ lũ lụt, lũ quét tăng cao.
Ngoài ra, phía bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên khí hậu ít nhiều
mang tính khí hậu lục địa [6], do đó, có nguy cơ hạn hán vào các tháng mùa khô.
24


Biểu hiện thiên tai ở Việt Nam rất đa dạng, tuy nhiên, có một số thiên tai
phổ biến cần kể đến như bão, lũ, lụt, hạn hán, giông, sét…Ngoài ra, cũng có
nhiều dạng thiên tai khác: lốc, mưa đá, sương muối, rét,…xảy ra ở một số địa
phương nhất định nhưng cũng gây nên những tổn thất cho sinh hoạt, lao động sản
xuất của người dân.

25


×