LỜI NÓI ĐẦU
Qua những năm tháng được học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học
Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng, được thầy cô trong trường tận tình giảng dạy bằng cả
tinh thần và trách nhiệm của mình, được truyền đạt những kiến thức, nghị lực,
kinh nghiệm, kỹ năng, sự tự tin và bản lĩnh, bây giờ tôi đã trở thành một thực tập
sinh.
Thời gian thực tập chỉ trong vòng 8 tuần nhưng đây chính là giai đoạn để tôi
có thể rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc theo
nhóm, được tiếp xúc với môi trường hành chính sự nghiệp, vận dụng những điều
đã học được dưới mái trường thân yêu vào trong thực tiễn cũng như trao dồi, bổ
sung những kiến thức bên ngoài cho công việc sau này.
Hiểu được tầm quan trọng của quá trình thực tập, dưới sự hướng dẫn của
thầy cô trong lớp, khoa và tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước; đồng
thời cũng muốn tiếp cận được với cơ quan nhà nước ở vùng nông thôn, tôi quyết
định xin vào thực tập tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam.
Qua thời gian được thực tập tại Phòng, với vai trò là thực tập sinh, tôi xin
được viết bài báo cáo này để trình bày nội dung về những điều mà mình đã được
học tập và trải nghiệm tại đơn vị. Quá trình thực hiện có thể không tránh khỏi
những sai sót, kính mong quý thầy cô có những đóng góp để bài cáo cáo được
hoàn thiện hơn.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa
Tâm Lý – Giáo dục, các thầy cô giáo thỉnh giảng, các thầy cô trong tổ Công tác xã
hội đã dìu dắt và tận tình giảng dạy, giúp đỡ. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô Lê
Thị Lâm đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt báo cáo này. Cảm ơn các cô, chú, anh chị,
từ lãnh đạo đến cán bộ nhân viên trong Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
thị xã Điện Bàn đã cho phép cũng như tạo điều kiện để tôi thực tập tại Phòng.
Cảm ơn anh Lê Minh Hoàng bộ phận lao động- việc làm đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.
Giới thiệu chung:
1
Tên đầy đủ: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Điện Bàn
Địa chỉ:
Khối 3, thị trấn Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 05103.503.456
Email :
2.
Vị trí, chức năng của phòng:
Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thị xã Điện Bàn tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực lao động- việc làm; chính sách người có công cách mạng; bảo trợ
xã hội; chăm sóc bảo vệ trẻ em; vì sự tiến bộ của thế hệ trẻ; thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp thị xã và theo quy định của
pháp luật.
Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
UBND cấp thị xã; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
3.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trình UBND cấp thị xã ban hành các quyết định; chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; đề án chương trình trong lĩnh vực lao động;
người có công và xã hội; cải cách hành chính; xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý
được giao.
Trình Chủ tịch UBND cấp thị xã dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp thị
xã.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn thị xã
sau khi được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao. Trình UBND thị xã kế
hoạch dài hạn, hàng năm và 5 năm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực
quản lý của Phòng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương.
Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các
quy định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực quản lý
của Phòng theo quy định của pháp luật.
2
Giúp UBND thị xã quản lý nhà nước đối với tổ chức, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của xã hội và các Tổ chức phi chính phủ
hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy
định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ
sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm.
Tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo
hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm
sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
a. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ tổ chức Phòng Lao động – Thương binh và xã hội thị xã Điện Bàn
Trưởng phòng
Phó
Trưởng phòng
Lao động,
Bảo trợ xã hội
Trong đó:
việc làm
* Trưởng phòng chịu
Phó
Trưởng phòng
Bảo vệ và
Chính sách
Phòng, chống
chăm
sóc trẻ
người có
tệ nạn xã hội
em UBND, Chủ tịch
côngnhiệm trước
trách
Bình đẳng
giới
UBND thị xã và
trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao và
toàn bộ hoạt động của Phòng.
* Các Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số
công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được
Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
b. Nhiệm vụ của từng bộ phận:
Lao động- việc làm:
- Trình UBND thị xã quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm
của thị xã.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao
động, việc làm bao gồm:
3
+ Tuyển lao động, hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật
chất.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động, thông tin thị trường lao động.
+ Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm, lao động.
+ Các chính sách lao động, việc làm khác.
- Kiểm tra các đề án, dự án về giải quyết việc làm; tổ chức thực hiện các giải
pháp phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo
quy định của pháp luật.
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề của huyện; tổ chức
và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề đã được phê
duyệt.
Chính sách người có công:
- Trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét, quyết định công
nhận đối tượng là thương binh, liệt sỹ và người có công đối với cách mạng theo
quy định.
- Tổ chức thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và một lần cho
đối tượng chính sách người có công với cách mạng.
- Hướng dẫn, kiểm tra các xã, phường trong việc thực hiện chế độ, chính
sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt
sỹ, người có công với cách mạng và cấp kinh phí mua dụng cụ chỉnh hình, phương
tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh.
- Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn, truy
điệu liệt sỹ khi báo tử; nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, cung cấp thông tin về tình
hình mộ liệt sỹ theo hướng dẫn của Sở LĐ-TBXH; lập kế hoạch và tổ chức thăm
hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách
mạng.
- Là thành viên của Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thị xã, tham mưu cho
UBND thị xã thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng người có
công với cách mạng.
- Là thành viên Hội đồng kiểm tra tình trạng dị dạng dị tật cho con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Bảo trợ xã hội:
4
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách bảo trợ xã hội trên
địa bàn thị xã.
- Phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, cứu
trợ xã hội, trợ giúp xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ
thiện để giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người tàn tật, trẻ em mồ côi,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa,
người gặp khó khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội
khác cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội.
Phòng, chống tệ nạn xã hội:
-
Trình UBND thị xã chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại
-
dâm, cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
Trình UBND thị xã quyết định các đối tượng đi cai nghiện tập trung, cai nghiện tại
cộng đồng.
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em:
- Trình UBND thị xã kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương
trình, dự án thuộc các lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn
thị xã.
- Hướng dẫn, kiểm tra các xã, phường trong việc thực hiện công tác Bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật.
Công tác bình đẳng giới:
- Tham mưu UBND thị xã ban hành kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ của
phụ nữ.
- Ban hành quy chế hoạt động và tiến hành hoạt động tuyên truyền vì sự tiến
bộ của phụ nữ trên toàn thị xã.
* Ngoài ra:
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp
vụ.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh và xã
hội đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp UBND cấp huyện, xã.
- Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao theo quy định của pháp luật.
5
- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội thuộc phạm vi
quản lý theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh
vực lao động, thương binh và xã hội sau khi được UBND huyện phê duyệt.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của
pháp luật và phân cấp của UBND huyện; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về lao động,
thương binh và xã hội theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH và UBND thị xã.
- Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp
của UBND thị xã.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công,
phân cấp của UBND thị xã.
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
MỞ ĐẦU
Việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các
quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển
bền vững. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu nhập, vừa tạo điều
kiện để phát triển nhân cách và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp và các chính
sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng “và không kém phần bức bách”
đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đất nước ta đang trong quá trình chuyển
sang kinh tế phát triển, chúng ta đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho nhân dân, kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những vấn đề phát sinh
trong đó thể hiện ở những vấn đề: Thất nghiệp, việc làm, lạm phát.
Điện Bàn là thị xã duy nhất của tỉnh Quảng Nam, có địa bàn rộng, là một khu
vực đang phát triển và nguồn lực lượng lao động dồi dào. Là khu vực phát triển
của vùng đất phía Bắc Quảng Nam, Điện Bàn đang chuyển hướng kinh tế nông
nghiệp qua công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Vì vậy, việc tạo ra cơ hội việc làm
mới cho lao động trên địa bàn thị xã là vô cùng quan trọng. Những năm vừa qua,
việc áp dụng và thực thi các chính sách, Nghị định của Chính phủ và các ban
ngành đối với việc hỗ trợ và giải quyết việc làm cho lao động của thị xã đã đạt
6
được những tín hiệu tích cực, giúp người lao động có cơ hội và có điều kiện tìm
kiếm việc làm. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách vẫn còn nhiều vấn đề cần
nghiên cứu bổ sung, nhằm hoàn thiện để phù hợp với tình hình lao động và việc
làm tại thị xã. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ và giải quyết việc làm
cho người lao động thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để làm rõ thực trạng chính
sách việc làm đang triển khai trên địa bàn thị xã hiện nay, các vấn đề giải quyết
việc làm cho người lao động, những bất cập trong việc triển khai chính sách và
những giải pháp đưa ra để hoàn thiện chính sách.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Vấn đề chính sách
1.
Khái niệm chính sách: Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động
về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ
muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao
gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi
trường.
Khái niệm chính sách xã hội: Chính sách xã hội là một hệ thống những
quan điểm, chủ trương, phương hướng, biện pháp của nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội khác được thể chế hoá để giải quyết những vấn đề xã hội mà
trước hết là những vấn đề xã hội gay cấn nhằm bảo đảm sự an toàn và phát triển
xã hội.
Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, tìm cách tác động vào các
hệ thống quan hệ xã hội (quan hệ các giai cấp, các tầng lớp xã hội, quan hệ các
nhóm xã hội khác nhau) tác động vào hoàn cảnh sống của con người và của các
nhóm xã hội, (bao gồm điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt) nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm và thiết lập được công bằng xã hội trong điều
kiện xã hội nhất định.
7
Đặc trưng của chính sách xã hội
-
Chính sách xã hội là công cụ điều tiết hành vi và hoạt động của con người.
Chính sách xã hội bao hàm mặt chủ quan của người hoạch định chính sách, đồng
-
thời thể hiện mặt khách quan của thực tế xã hội.
Chính sách xã hội linh hoạt, thay đổi theo sự biến đổi của thực tế đời sống.
Chính sách xã hội lấy con người, các nhóm người làm đối tượng tác động.
Mục tiêu của chính sách xã hội là tiến bộ xã hội.
Khái niệm chính sách việc làm: Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, mục
tiêu, giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho
lực lượng lao động đó. Chính sách việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của Nhà
nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương
hướng, mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Vấn đề lao động, việc làm
Khái niệm việc làm: Việc làm cho lao động xã hội là một vấn đề có tính
toàn cầu, là mối quan tâm của toàn thế giới. Việc làm là yếu tố quyết định đời
sống mỗi người trong độ tuổi lao động. Nạn thất nghiệp là một trong những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu cực, gây bất bình đẳng xã hội, làm gia tăng
các tệ nạn xã hội và quan trọng hơn là gây nên cuộc sống không ổn định, đói
nghèo. Việc làm là cứu cánh của cuộc sống, là điều kiện sống của con người trong
xã hội.
Theo quan niệm mới của nước ta cũng như trên thế giới, việc làm là tất cả
những hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập mà pháp luật không cấm.
Một số khái niệm liên quan đến việc làm:
Người có việc làm:
-
Nguời có việc làm bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân
số hoạt động kinh tế mà trong một tuần lễ trước điều tra.
-
Đang làm việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền, hiện
vật.
Người thiếu việc làm: Bao gồm những người mà tại thời điểm điều tra
không sử dụng hết thời gian lao động quy định và nhận được thu nhập từ công việc
khiến họ có nhu cầu làm thêm.
8
Người bán thất nghiệp: Đây là hiện tượng thường thấy ở lao động nông thôn
làm việc mùa vụ, lao động ở khu vực thành thị không chính thức, lao động ở các
cơ sở sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động nhà nước dôi dư.
Người thất nghiệp: Là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao động
nhưng chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm.
Dân số không hoạt động kinh tế: Đó là gồm những người có độ tuổi từ 15
tuổi trở lên, họ không tham gia hoạt động kinh tế là bởi vì:
−
Đang đi học;
−
Đang làm công việc nội trợ trong gia đình;
−
Người tàn tật không có khả năng lao động;
−
Người già cả ốm yếu.
Khái niệm giải quyết việc làm:
Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội
của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao
động có việc làm.
Khái niệm lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất
tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình
sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo
ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho
tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội.
Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào.
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động ( theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ tuổi từ 16-55).
9
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM NƯỚC TA HIỆN NAY
Chính sách việc làm là một trong chính sách cơ bản của môi quốc gia. Thông
qua tạo thêm việc làm và đảm bảo việc làm cho người lao động, chính sách việc làm
có mục tiêu xã hội là nâng cao phúc lợi cho người dân, thực hiện công bằng xã hội,
đảm bảo cho người dân hòa nhập xã hội, giảm dần sự tách biệt xã hội. Chính sách
việc làm ở nước ta thời gian qua đã từng bước thực hiện được mục tiêu đó.
Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động.
Trong những năm đổi mới, nhất là giai đoạn 2001 đến nay, hệ thống pháp luật
kinh tế tiếp tục được hoàn thiện (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,
Luật Họp tác xã, Luật Thuế, Luật Thương mại, Luật Phá sản...) đã góp phần giải
phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Bộ luật Lao
động, bổ sung, sửa đổi năm 2002 và 2006, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề,
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các nghị
định, thông tư liên quan tới lao động, thị trường lao động và việc làm như: nghị
định 115/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về
bảo hiểm xã hội bắt buộc; Quyết định 63/2015/QĐ-TTg Về chính sách hỗ trợ đào
tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; 45/2015/TTBLĐTBXH Thông tư Hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc
10
làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy
định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định
971/QĐ-TTg Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng
11 năm 2009 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020",…; đã hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường lao động
phát triển, tăng cường cơ hội việc làm và hoàn thiện quan hệ lac. động. Các chế độ
về tiền lương, thu nhập, trợ cấp ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao năng suất
lao động, cải thiện thu nhập của người lao động.
Thứ hai, về kết nối cung cầu lao động.
Hệ thống dịch vụ việc làm được phát triển từ năm 1992 qua Chương trình việc
làm quốc gia theo Nghị quyết số 120/1992/NQ-HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội
đồng Bộ trường, đã tạo môi trường pháp lý phát triển dịch vụ kết nối cung- cầu về
lao động, tăng cường cơ hội để người lao động tiếp cận thông tin về việc làm, lựa
chọn công việc. Đặc biệt, với việc sửa Điều 18 của Bộ luật Lao động năm 1995,
Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/5/2005 và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sô điều của Nghị định sô 19/2005/NĐ-CP đã
từng bước hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho dịch vụ việc làm. Cùng với các
trung tâm giới thiệu việc làm công lập, các doanh nghiệp cũng được phép hoạt động
giới thiệu việc làm kể cả sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Thứ ba, về hỗ trợ lao dộng di chuyển.
Chính phủ đã thực hiện các chương trình hổ trợ di cư đến các vùng kinh tế
mới; hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu sổ
(Ọuyết định số 33/2007/ỌĐ-TTg); Chương trình di dân gắn với xóa đói giảm nghèo
(thuộc nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 20062010). Các chương trình di dân đã đáp ứng một phần về tái phân bố nguồn lao
động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng, góp phân ổn định đời sống cho đồng
bào dân tộc thiểu số và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Các quy định về cư trú, đăng ký hộ khẩu tại các khu đô thị, các thành ph ố lớn
ngày càng thông thoáng, nhất là Luật Cư trú (năm 2007) đã mở rộng quyền cư trú
của công dân, giúp cho việc di chuyên lao động dễ dàng hon. Các chính sách phát
triển đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm... cũng
11
có tác động kích thích di chuyển lao động, nhất là di chuyển nông thôn - đô thị, góp
phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao điều kiện về việc làm và thu nhập cho
lao động nông thôn.
Thứ tư, về tín dụng ưu đãi cho sản xuất, kinh doanh.
Thông qua việc ban hành gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử đụng cơ chế
cho vay tín dụng thông qua các chương trình, tổ chức, hội đoàn thể, Nhà nước hỗ
trợ vốn sản xuất, kinh doanh cho các nhóm yếu thế như lao động nghèo, lao động
nông thôn, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, lao động vùng chuyển
đổi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức kinh doanh thu hút nhiều lao động.
Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh: Chương trình Việc làm quốc gia
được thành lập theo Nghị quyết số 120/ 1992/NQ-HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội
đồng Bộ trưởng có nội dung cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi để doanh
nghiệp và hộ gia đình tạo việc làm và xuất khẩu lao động.
Đối với người lao động: Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu
đãi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, thanh niên: hồ ừợ hộ
nghèo vay vốn phát triển sản xuất thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xoá
đói giảm nghèo; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 của Thù
tướng Chính phù về vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số
71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ
các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2009-2020.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình hỗ trợ khác được triển khai trong thời kỳ suy
giảm kinh tế từ 2007 đến nay nhằm giúp cho nhiều doanh nghiệp, các hộ sản xuất
kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì sản xuất, trả lương và đóng bảo
hiểm xà hội cho người lao động. Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong
doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg
ngày 08/7/2009 cùa Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt
động thương mại tại vùng khó khăn. Một số biện pháp hỗ trợ khác như: miễn, giảm
thuế cho doanh nghiệp, giãn thời gian nộp một số loại thuế (Nghị quyết số 11/NQ-
12
CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xậ hội; Nghị quyết số 08/2011/QH13 về ban
hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và
cá nhân; Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 06/4/2011 về gia hạn nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế...), khuyến khích xuất khẩu, ứng trước kế hoạch đầu tư
ngân sách nhà nước của các năm sau... đã tác động trực tiếp tới vấn đề duy trì việc
làm và thu nhập cho người lao động trong bổi cảnh suy giảm kinh tế, người mất
việc làm gia tăng.
Thứ năm, về đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo
hợp đồng.
Nhà nước đã hình thành một hệ thống chính sách thúc đẩy việc làm ngoài
nước, xây dựng các chương trình trọn gói từ đào tạo, cho vay vốn để hỗ trợ người
lao động khi về nước, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo: Quyết định số
365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn đổi với lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng; Nghị định 4756/VBHN-BLĐTBXH Nghị định Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 11/2016/NĐ-CP Nghị định
quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam. Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc
thành lập, quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg
ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đầy mạnh xuất khẩu lao
động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.
Thứ sáu, về cho phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành
viên của WTO, Chính phủ đã thực hiện mở cửa thị trường lao động Việt Nam đổi
với lao động có kỹ thuật. Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 quy định về
tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số
46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 sửa đổi bổ sung Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã
góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước đổi với những vị trí làm việc
đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
13
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN –
TỈNH QUẢNG NAM.
1.
Vài nét về thị xã Điện Bàn
Điện Bàn có diện tích tự nhiên là 21.471 ha, trong đó có 10.046 ha đất nông
nghiệp. Dân số có 206.686 người (năm 2014). Đơn vị hành chính gồm 20 xã,
phường trong đó phường Vĩnh Điện là trung tâm thị xã.
Địa bàn thị xã Điện Bàn trải từ 15o50 đến 15o 57 vĩ độ Bắc và từ 108o đến
108o 20’ kinh độ Đông, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48km về phía Bắc, cách trung tâm
thành phố Đà Nẵng 25km về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố
Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thành phố Hội
An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc.
14
Bản đồ hành chính thị xã Điện Bàn
Điện Bàn đã được biết đến là vùng đất trù phú với nhiều sản vật dồi dào, là
vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Nam, đồng thời rất nổi tiếng với các ngành
nghề: trồng dâu nuôi tắm, ươm tơ dệt lụa, làm đường bát, trồng đay dệt chiếu, làm
đồ gốm, đúc đồng Phước Kiều...
Điện Bàn được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt” với vinh danh “Ngũ phụng
tề phi” “Tứ hổ đăng khoa” gắn liền với tên tuổi các nhà khoa bảng, danh nhân, chí
sĩ nổi tiếng như: Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân,
Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn Thành Ý, Phạm Như Xương, Phan Thành Tài, Lê Đình
Dương, Phan Thúc Duyện, Lê Đình Thám, Phan Thanh, Phan Bôi...
Nói đến Điện Bàn cũng là nói đến vùng đất giàu truyền thống yêu nước và
cách mạng, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu
biểu của cả nước như: Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Nguyễn Phan Vinh, bà mẹ
VNAH Nguyễn Thị Thứ... Toàn huyện có 18.920 liệt sĩ, 7.236 thương binh, 492
bệnh binh và 1611 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 49 mẹ còn sống.
Thị xã Điện Bàn có 21 tập thể, 47 cá nhân đã vinh dự được Đảng và Nhà
nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Qua 38 năm hòa bình và xây dựng, Điện Bàn không ngừng đổi mới và phát
triển trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - văn hóa-xã hội. Điện Bàn cơ bản thành huyện
Công nghiệp vào năm 2010. Điện Bàn có 3 tập thể, 5 cá nhân vinh dự được Đảng và
Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”. Trong đó huyện Điện Bàn
15
được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” vào năm 2005.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết
công nhận Điện Bàn thành Thị xã. Đây là dấu ấn vô cùng quan trọng, khẳng định
vai trò, vị thế của Điện Bàn, là động lực mạnh mẽ để Điện Bàn tiếp tục phát triển
trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Thị xã Điện Bàn ngày càng
giàu đẹp, văn minh.
2. Tình hình kinh tế và lao động – việc làm tại thị xã Điện Bàn
a. Kinh tế
Điện Bàn là thị xã của tỉnh Quảng Nam, khu vực phường Vĩnh Điện (trung
tâm thị xã) với các hoạt động buôn bán sầm uất, nơi làm việc của cơ quan hành
chính thị xã; cùng với khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc là trung tâm công
nghiệp của thị xã. Trong những năm trở lại đây, kinh tế - xã hội Điện Bàn đã có
những bước phát triển mạnh và vững chắc. Vì vậy, việc xây dựng Điện Bàn trở
thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn với các chức năng cơ bản là
một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của Bắc Quảng Nam;
trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục – đào tạo của khu vực là tất yếu khách quan
nhằm tranh thủ thời cơ và khai thác lợi thế vốn có của thị xã.
Thị xã Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề đúc
đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ truyền thống Nguyễn Văn Tiếp, bánh tráng Phú
Triêm... Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu
vực Gò Nổi ( Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong ) vì đất bồi rất phì nhiêu do lũ
lụt đem đến.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ 2010-2014, Điện Bàn đã phát triển
khá cao ở ngành công nghiệp và dịch vụ, làm cơ cấu kinh tế chuyển đổi nhanh theo
hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp (74-17-9%). Tổng vốn đầu tư xã hội trên
địa bàn bình quân hằng năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng phục vụ công tác giải phóng
mặt bằng và tái định cư. Riêng vốn ngân sách thị xã đầu tư xây dựng cơ bản giai
đoạn 2010 - 2014 là 597,86 tỷ đồng. Nhiều khu đô thị mới như: Điện Nam - Điện
Ngọc, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, phường Vĩnh Điện (trung tâm thị
xã) và các khu dân cư như khu Phố mới chợ Vĩnh Điện, khu dân cư mới ven biển
16
Điện Dương... được đầu tư đúng mức. Hiện nay, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng –
Quãng Ngãi đi qua các xã nông nghiệp Điện Tiến, Điện Hồng, Điện Thọ, Điện
Quang,… sẽ giúp cho khu vực phía Tây Điện Bàn phát triển kinh tế hơn.
Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc
Đặc biệt Điện Bàn đã phát triển được 10 cụm công nghiệp, thương mại và dịch
vụ (Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 và 2, Cẩm Sơn, An Lưu, Thương Tín 1 và 2,
Nam Dương, Bồ Mưng, Vân Ly, Bích Bắc). Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật tại các cụm
công nghiệp Trảng Nhật 2, An Lưu... cơ bản hoàn thành. Tính đến nay, đã có hơn
500 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng mức vốn đầu
tư hơn 1000 tỷ đồng, trong đó 432 đơn vị đã đi vào sản xuất giải quyết được hơn
32.028 lao động tại địa phương có công ăn việc làm ổn định. Cùng với tuyến đường
ĐT603A đã hoàn thành, các khu du lịch ven biển Điện Dương - Điện Ngọc, khu du
lịch sinh thái Bồ Bồ, bãi tắm Hà My đã có 15 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn
đăng ký đầu tư là 550 tỷ đồng và 1.132 triệu USD.
b. Lao động – việc làm:
Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng nhân khẩu trong độ tuổi lao động là
128.126 người, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động tham gia
hoạt động trong các ngành kinh tế là 90.193 người ( chiếm 44% dân số toàn thị
17
xã), đây là lực lượng lao động và phát triển kinh tế nòng cốt của thị xã; số người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động
trong các ngành kinh tế là 38.023 người. Về phân chia theo giới tính, số nam
trong độ tuổi lao động là 67696 người, số nữ trong độ tuổi lao động là 60520; tuy
nhiên số lao động nam là 49010 người và nữ là 41183 người.
Bảng 2.1 Số liệu lao động thị xã Điện Bàn năm 2013
(Đơn vị: Người)
ST
T
Số dân
trong
Đơn vị
độ tuổi
LĐ (1560)
KTGHĐK
T
Số LĐ
trong độ
tuổi (1560)
128.216
38.023
90.193
88.935
Số laođộng
Số lao
động có
việc làm
1
Điện Hồng
8.029
2.330
5.699
5.629
2
Điện Thọ
8.237
2.185
5.389
5.276
3
Điện Hòa
7.574
2.185
5.389
5.276
4
Điện Thắng Bắc
3.999
970
3.029
3.015
5
Điện Ngọc
10.251
2.919
7.332
7.318
6
Điện An
8.795
2.451
6.344
6.328
7
Điện Nam Bắc
3.095
895
2.200
2.157
8
Điện Nam Trung
4.796
1.265
3.531
3.504
9
Điện Quang
6.024
1.870
4.154
4.138
10
Điện Trung
3.841
1.093
2.748
2.612
11
Điện Phước
8.353
2.578
5.775
5.722
12
Điện Nam Đông
4.549
1.119
3.430
3.190
13
Điện Dương
8.616
2.452
6.164
6.112
14
Điện Phong
6.461
2.332
4.129
4.122
15
Điện Minh
7.277
2.202
5.075
5.003
16
Điện Phương
8.996
2.918
6.078
5.999
17
Vĩnh Điện
5.747
2.050
3.697
3.615
18
18
Điện Tiến
4.592
1.342
3.250
3.212
19
Điện Thắng Trung
4.921
1.474
3.447
3.357
20
Điện Thắng Nam
4.063
1.052
3.011
2.997
( Nguồn: Bộ phận Lao động – việc làm tổng hợp năm 2013 )
Bảng 2.2 Số liệu lao động thị xã Điện Bàn phân theo giới tính năm 2013
( Đơn vị: Người )
ĐƠN
Số dân
trong độ
tuổi LĐ
VỊ
( 15 – 60 )
Số lao động
KTGHĐKT
Số lao động
trong độ
tuổi
Số lao động
có việc làm
( 15-60)
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
67696
60520
18686
19337
49010
41183
48210
40725
Điện Hồng
4390
3639
1212
1118
3178
2521
3128
2501
Điện Thọ
4416
3821
1294
1232
3122
2589
3056
2573
Điện Hòa
4013
3561
1117
1068
2896
2493
2820
2456
Điện Thắng Bắc
2037
1962
474
496
1563
1466
1553
1462
Điện Ngọc
5256
4995
1423
1496
3833
3499
3821
3497
Điện An
4623
4172
1180
1271
3443
2901
3432
2896
Điện Nam Bắc
1565
1530
417
478
1148
1052
1111
1046
Điện Nam Trung
2538
2258
662
603
1876
1655
1858
1646
Điện Quang
3204
2820
872
998
2332
1822
2323
1815
Điện Trung
1965
1876
491
602
1474
1274
1406
1206
Điện Phước
4416
3937
1272
1306
3144
2631
3110
2612
Điện Nam Đông
2363
2186
548
571
1815
1615
1691
1499
Điện Dương
4495
4121
1218
1234
3277
2887
3237
2875
Điện Phong
3465
2996
1092
1240
2373
1756
2369
1753
Điện Minh
3855
3422
1043
1159
2812
2263
2769
2234
Điện Phương
4801
4195
1392
1526
3409
2669
3360
2639
19
Vĩnh Điện
3050
2697
1010
1040
2040
1657
1988
1627
Điện Tiến
2433
2159
664
678
1769
1481
1747
1465
Điện Thắng Trung
2618
2303
763
711
1855
1592
1790
1567
Điện Thắng Nam
2193
1870
542
510
1651
1360
1641
1356
( Nguồn: Bộ phận Lao động – việc làm tổng hợp năm 2013 )
Dựa vào số liệu thống kê của bộ phận Lao động – việc làm năm 2013, số lao
động không tham gia hoạt động kinh tế là 38.023 người ( chiếm 18,4 % dân số
toàn thị xã ), con số này cho thấy số lượng lao động không có việc làm, người
khuyết tật trong độ tuổi lao động chiếm một số lượng lớn. Điều này đòi hỏi cần có
những chính sách hỗ trợ việc làm phù hợp để giải quyết số lượng lao động này.
Thị xã Điện Bàn là vùng kinh tế đang phát triển của tỉnh Quảng Nam. Trước
đây kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hiện nay đang chuyển đổi dần sang
kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Năm 2010, số lượng lao động đang hoạt động
trong các ngành nông nghiệp là 48.177 người, hoạt động trong công nghiệp là
35.819 người. Đến năm 2014, số lượng lao động hoạt động công nghiệp vượt lên
15.698 người so với lao động nông nghiệp; số lượng lao động hoạt động trong
dịch vụ cũng tăng 12.550 người trong vòng 4 năm (2010-2014), đây là tín hiệu
đáng mừng cho vùng kinh tế mới đang phát triển của tỉnh Quảng Nam. Mặc dù đã
được nâng lên thành thị xã, nhưng kinh tế Điện Bàn vẫn chưa có sự tham gia của
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thiếu sót lớn mà sắp tới Nhà
nước và tỉnh Quảng Nam cần có những chính sách và hoạt động thiết thực để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế thị xã Điện Bàn.
Bảng 2.3 Lao động đang làm việc phân theo thành phần và ngành kinh
tế
( Đơn vị: Người )
Năm
Năm
Năm
Năm
Sơ bộ
2010
2011
2012
2013
Năm
2014
Tổng số
-
113.530
114.242
Phân theo thành
20
115.235
116.994
118.780
phần kinh tế
Nhà nước
7571
7754
8469
8501
8545
Ngoài nhà nước
105959
106488
106766
108493
110235
Vốn đầu tư nước ngoài
-
-
-
-
-
Nông, lâm, thủy sản
46177
41144
36705
34210
29500
Công nghiệp – xây dựng
35819
38842
41289
42878
45196
Dịch vụ
31534
34256
37241
39906
44084
-
Phân theo ngành
kinh tế
( Nguồn: Niên giám thống kê Điện Bàn 2014)
Điện Bàn là huyện có dân số đông của tỉnh Quảng Nam, mỗi năm Điện Bàn
có hơn 2000 nhân khẩu mới bước vào độ tuổi lao động.Vì vậy, để giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn của thị xã, từ năm 2010; tỉnh đã triển khai, áp dụng
nhiều chính sách phù hợp hỗ trợ cho các lao động nông thôn tìm kiếm được cơ
hội làm việc đúng với trình độ của mình. Mỗi năm có thêm hơn 3000 lao động
mới được tạo việc làm trên địa bàn thị xã, góp phần phát triển kinh tế cho thị xã.
Bảng 2.4 Số liệu lao động được tạo việc làm thêm hằng năm
( Đơn vị: Người )
Phân chia
Năm
Tổng số
Khu vực
Giới tính
Thành thị
Nông thôn
Nam
Nữ
2010
3581
161
3420
1577
2004
2011
2936
153
2783
1291
1645
2012
3552
174
3378
1663
1889
2013
3408
166
3242
1498
1910
2014
3400
172
3228
1474
1926
( Nguồn: Niên giám thống kê Điện Bàn 2014)
21
3. Những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách việc làm
trên địa bàn thị xã Điện Bàn
a.
Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, hệ thống chính sách được ban hành ngày càng đầy đủ và hoàn
thiện.
Các chính sách về việc làm đã được ban hành tương đối đầy đủ trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như: Chính sách chung về việc làm (quyền và nghĩa vụ của
người lao động về việc làm, trách nhiệm của Nhà nước về việc làm,...); Chính sách
hỗ trợ để tạo và tự tạo việc làm cho người lao động (Chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm, dự án cho vay giải quyết việc làm...); Chính sách hỗ trợ đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài (cho vay tín dụng, bồi dưỡng kiến thức, nghề
nghiệp trước khi đi lao động ở nước ngoài,...)
Với hệ thống chính sách việc làm như vậy đã tạo điều kiện thúc đẩy đa dạng
hóa các hình thức kết nối cung cầu lao động thông qua trung tâm dịch vụ việc làm.
Năm 2014, trung tâm giới thiệu việc làm huyện Điện Bàn được thành lập,tính đến
nay đã tư vấn cho trên 2000 lượt người tìm việc làm trong và ngoài tỉnh. Việc phát
triển thị trường lao động đã tạo điều kiện cho lao động di chuyển từ các xã thuần
nông ven sông Thu Bồn ( Điện Hồng, Điện Phước, Điện Quang, Điện Thọ,…) tìm
kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn tại khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, khu
công nghiệp Hòa Cầm, các cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã. Ước tính mỗi năm
có khoảng hơn 2000 lao động nông thôn tìm việc làm ở các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thị xã và thành phố Đà Nẵng.
Tạo nhiều việc làm cho lao động, giải tỏa sức ép về việc làm cho người lao
động trong bối cảnh lực lượng tham gia lao động ngày càng tăng.
Giai đoạn 2010 - 2014, quy mô lực lượng lao động tăng mạnh, từ 113.530
người năm 2010 lên 118.780 người năm 2014, tốc độ tăng bình quân 3,1% năm.
Xét về giới tính, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cả nam và nữ có sự thay đổi
khác nhau. Trong khi lượng lao động nam năm từ 2010 - 2013 tăng 9642 người, nữ
giảm 3054 người). Hiện tại, số lao động nam cao gấp 1,19 lần so với số lao động
nữ. Điều này nói lên chính sách việc làm cần phải chú ý đối với nữ giới.
Số lao động có việc làm ở thị xã Điện Bàn thời gian qua nhìn chung tăng
tương đối cao. Trước năm 2010, số lao động nông thôn có việc làm gia tăng hàng
22
năm đạt từ 750 - 900 người/năm. Từ năm 2010, năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi
kinh tế, hạ tầng để phát triển Điện Bàn lên thị xã; lao động việc làm cũng được quan
tâm hơn, mỗi năm có hơn 1000 lao động mới có việc làm. Chất lượng, tay nghề lao
động nông thôn cũng được đào tạo bài bản hơn trước, số lao động được đào tạo
nghề các bậc là 69.968 người ( chiếm 72% so với tổng số lao động của thị xã ). Số
lượng lao động có việc làm thường xuyên chiếm 98% tổng số lao động có việc làm.
Thứ ba, việc làm tăng góp phần giảm nghèo và công bằng xã hội cũng được
cải thiện.
Tỷ lệ nghèo chung của cả thị xã đã giảm nhanh, từ 9,19% năm 2010 xuống
còn 4,48% năm 2013 và còn 3,43% năm 2014. Giảm nghèo ở thành thị ( phường
Vĩnh Điện ) là 4,55% năm 2010 xuống còn 1,14% năm 2014; ở nông thôn (xã,
phường còn lại) là 9,39 năm 2010 xuống còn 3,53% năm 2014. Phấn đấu năm 2020
toàn thị xã không còn hộ nghèo.
Điện Bàn đã giải quyết được vấn đề đói trong khu vực thành thị, với tỷ lệ
nghèo lương thực thực phẩm là 0% (năm 20014), tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 8%
số hộ thiếu ăn, đứt bữa trong khu vực nông thôn.
Tỉ lệ hộ dân cư nông thôn dùng điện sinh hoạt là 100%, dùng nước sạch sinh
hoạt là 99,36%, sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 95,86% (năm 2014).
Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi từ năm 2008 đến năm 2014 ( từ
935 nghìn đồng tăng lên 1.821 nghìn đồng ). Khu vực thành thị tăng từ 1.284 lên
2.225 nghìn đồng, khu vực nông thôn 848 lên 1.680 nghìn đồng.
Bảng 4.1 Bảng thống kê
Hộ dân cư nghèo, thoát nghèo và cận nghèo thị xã Điện Bàn năm 2014
Tổng số hộ dân cư
Thành thị
Nông thôn
Hộ nghèo( hộ )
Thành thị
Nông thôn
Tỉ lệ hộ nghèo ( % )
Thành thị
Nông thôn
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2010
49.654
2002
47.652
4.565
91
4474
9,19
4,55
9,39
2011
50.936
2052
48.884
3.884
88
3796
7,63
4,29
7,77
2012
51.834
2061
49.773
3.125
70
3055
6,03
3,40
6,14
2013
52.433
2086
50.347
2.349
39
2310
4,48
1,87
4,59
2014
53.392
2106
51.286
1.832
24
1808
3,43
1,14
3,53
23
Hộ thoát nghèo
Thành thị
Nông thôn
Hộ cận nghèo
Thành thị
Nông thôn
Tỷ lệ hộ cận nghèo
Thành thị
Nông thôn
1.766
31
1.735
3.252
92
3.160
6,55
4,60
6,63
1.787
29
1.758
3.209
76
3.133
6,30
3,70
6,41
2.144
50
2.094
3.350
69
3.281
6,46
3,35
6,59
2.068
35
2.033
3.022
56
2.966
5,76
2,68
5,89
2.172
42
2.130
2.407
40
2.367
4,51
1,90
4,62
( Nguồn: Niên giám thống kê Điện Bàn 2014)
b.
Những hạn chế tồn đọng
Thứ nhất, hạn chế lớn nhất là chính sách việc làm hiện nay chủ yếu mới chú
trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, càng nhiều việc làm càng tốt mà chưa chú
trọng đến chất lượng việc làm, vì vậy chưa khuyến khích người lao động nông thôn
nâng cao trình độ và tay nghề.
Đến thời điểm 1/7/2013, trong tổng số 128.216 người từ 15 tuổi trở lên đang
làm việc, có 69.968 người đã được đào tạo, chiếm 56,2%. Hiện cả thị xã có 58.248
người đang làm việc chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật
nào đó, 39.822 người là công nhân kỹ thuật nhưng không có bằng. Số lượng lao
động không có bằng cấp vì thế làm cho tính ổn định, bền vững trong việc làm và
hiệu quả tạo việc làm còn thấp. Đó là thách thức đối với người lao động trong việc
tăng thu nhập, có cơ hội tiếp cận công bằng về việc làm và hòa nhập với xã hội.
Thứ hai, chính sách về việc làm ban hành còn tản mạn ờ nhiều văn bản gây
chồng chéo. Các quy định cùa chính sách việc làm mang tính quy phạm chưa cao,
chính sách chủ yếu hướng vào hỗ trợ, khuyến khích chưa rõ trách nhiệm của các đối
tượng điều chinh của chính sách. Một số chính sách hỗ trợ việc làm chưa được
hướng dẫn cụ thể như: chính sách miễn giảm thuế để khuyến khích các doanh
nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân tạo việc làm cho nhiều người lao động; chính
sách khuyến khích đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc
ở nước ngoài có thu nhập cao; đi làm việc tại các công trình, dự án do doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước trúng thầu, nhận thầu, đầu tư ờ nước ngoài;
chính sách hỗ trợ người lao động sau khi về nước...
Thứ ba, chính sách tín dụng chưa phù hợp về điều kiện vay và mức vay, thiếu
gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trường nên hiệu quả sử dụng
vốn chưa cao. Nhiều chính sách ưu đãi tín dụng chồng chéo trên cùng một đối
24
tượng gây khó khăn cho việc thực hiện và khó đi vào cuộc sống.
Quỹ quốc gia tại thị xã giải quyết việc làm ngày càng tập trung nhiều cho hộ
gia đình vay vốn, ít hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập tại địa phương để tạo
thêm nhiều việc làm mới. Các quy định về Quỹ giải quyết việc làm chưa được sửa
đổi, bồ sung kịp thời gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Thứ tư, hệ thống chính sách hỗ trợ lao động di chuyển đến các khu công
nghiệp, khu đô thị còn thiếu. Đa số lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm
công nghiệp chưa được hựởng các chính sách hỗ trợ di chuyển và ổn định tại nơi
đến. Trái lại, một số quy định còn hạn chế khả năng tiếp, cận của người lao động
đến việc làm tốt, các dịch vụ xã hội cơ bản tại đô thị.
Những hạn chế của chính sách hỗ trợ việc làm hiện nay có nhiều nguyên nhân,
có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yểu là:
Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các chính sách việc làm là Bộ luật
Lao động (Chương II- Việc làm). Do Bộ luật này được xây dựng trong giai đoạn
nền kinh tế nước ta mới chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa nên những vấn đề chủ yếu của kinh tế thị trường nói chung và quan
hệ việc làm nói riêng mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, chưa bộc lộ hết những yêu cầu
của nó. Mặc dù đã sửa đổi, bổ sung Chương Việc làm của Bộ luật Lao động vào
năm 2002, đồng thời ban hành mới một số văn bản Luật để kịp thời điều chỉnh các
quan hệ xã hội về việc làm, song, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các
quan hệ việc làm ngày càng phát triển về số lượng, phong phú và đa dạng về hình
thức, cho nên quá trình ban hành, thực hiện các chính sách việc làm đã và đang bộc
lộ nhiều hạn chế, phát sinh một số vấn đề mới về quan hệ việc làm cần được điều
chỉnh trong một văn bản Luật thống nhất.
Chưa có định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển việc làm dài hạn, quy
hoạch phát triển vùng, ngành nghề sản xuất kinh doanh cho nên sự chuyển dịch cơ
cấu lao động còn chậm, lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc khu
vực phi chính thức có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp.
Tổ chức thực hiện các chính sách việc làm chưa tốt. Sự phối hợp giữa các cơ
quan Trung ương và địa phương chưa đồng bộ. Công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách việc làm đã được các cơ quan, tổ chức và các địa phương quan tâm
nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn.
25