Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận audio cho báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.15 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT KỸ NĂNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT AUDIO CỦA MỘT TỜ BÁO MẠNG TỪ ĐÓ RÚT RA
CÁCH SỬ DỤNG

Gv hướng dẫn: PGT.TS Nguyễn Thị Trường Giang
Sinh viên: Khổng Thị Hồng
Mã sinh viên: 35.21.026
Lớp: Báo mạng điện tử K35

HÀ NỘI, THÁNG 12-2015

0


LỜI MỞ ĐẦU
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới nhưng tích hợp trong nó
là những ưu điểm vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống. Trong đó âm
thanh là một trong những yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử có tác dụng
tạo nên sự gần gũi hơn với người tiếp nhận thông tin. Âm thanh thường được sử
dụng trên báo mạng là âm nhạc , tiếng động, bài đọc, âm thanh các chương trình
giải trí, trò chơi, âm nhạc…
Âm thanh trên báo mạng điện tử được coi như một phương tiện hữu
dụng trong việc truyền tải trọn vẹn, minh bạch thông tin đến cho độc giả bằng
những đoạn audio chân thực, hơn nữa tăng thêm tính phong phú cho nội dung bài
báo.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện biên tập và xử lý thành thạo một đoạn
audio hay rộng hơn là cả chương trình phát thanh trên báo mạng điện tử hợp lý thì


đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng trong việc khai thác,sử dụng âm thanh hiệu quả.
Và trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề
chung của âm thanh trên báo mạng điện tử nói chung và âm thanh trên trang báo
mạng điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam VOV nói riêng để từ đó rút ra những kiến
thức căn bản cũng như kinh nghiệm trong việc sản xuất và biên tập âm thanh trên
báo mạng điện tử góp phần ngày càng làm phong phú nội dung của bài báo đáp
ứng nhu cầu thông tin, giải trí, thư giãn của công chúng.
Bài tiều luận trên đây, mặc dù đã có những nỗ lực và cố gắng của bản
thân nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong cô và các bạn, những
người quan tâm đến đề tài này có những đóng góp và bổ sung để hòan thiện nội
dung đề tài hơn nữa.

1


1. Tổng quan về âm thanh và âm thanh trên báo mạng điện tử
1.1 Âm thanh
Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân
tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các
sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu
kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh)
Theo Đại từ điển tiếng Việt, âm thanh là “âm” nói chung. Hiện tượng
cơ học do các vật chất không khí dao động tạo ra mà con người cảm nhận được
bằng tai, sinh vật khác thu nhận được bằng các cơ quan đặc biết.
Còn theo từ điển Webster New World College Dictionary, âm thanh được
định nghĩa là (tiếng phát ra từ) dao động, rung btrong không khí, nước… và kích
thích thình giác khiến cho người hoặc vật nghe thấy.
Như vậy, âm thanh được tạo ra là do có một hoặc các vậy rung lên dao
động. Có những âm thanh mà tai người không thể cảm nhận được. Tuy nhiên,
trong truyền thông âm thanh phải là những gì mà tai người bình thường có thể

nghe thấy được vì đối tượng tác động của truyền thông đại chúng trong đó có báo
mạng điện tử là con người hay chính là công chúng của báo chí.

1.2 Âm thanh trên báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử hoạt động trên môi trường Internet, chúng ta có thể
nghe âm thanh trên báo mạng điện tử thông qua loa của thiết bị kết nối với Internet
( máy tính, điện thoại, máy tính bảng…). Loa máy tính và tai nghe được kết nối
với các thiết bị thông qua ngõ xuất audio của card âm thanh.
Xét về âm thanh trên báo mạng điện tử, khi rê chuột máy tính trên màn
hình, hoặc chạm vào màn hình điện thoại hay máy tính bảng sẽ tự động phát lên
2


nhạc nền website, có thể là một đoạn lời nói của một nhân vật, hay tiếng động vật,
cây cối xào xạc, hay tiếng cảnh báo…
Như vậy, âm thanh trên báo mạng điện tử là tất cả những tiếng động
(gồm một hay chuỗi tiếng động, tiếng ồn, lời nói hay âm nhạc …) phát ra trên
wesite của áo mạng điện tử thông qua loa của thiết bị mà tai người nghe được.
Âm thanh trên báo mang điện tử ngày và càng thể hiện được vai trò của
nó, tăng tính chân thực cho bài báo đến công chúng, làm thêm phong phú nội dung
website, đưa ra những cảnh báo và lời khuyên khi độc giả tương tác với tờ báo đó.

2. Lịch sử ra đời và một số đặc điểm chung của âm thanh trên
báo mạng điện tử
2.1 Khái quát lịch sử ra đời
Ngày 06/08/1991 trang web đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi Tim
Berner Lee. Web đươc tạo ra để mọi người chia sẻ thông tin ở bất cứ đâu trên thế
giới. Bắt đầu với dạng văn bản (text) sau đó nhờ công nghệ kĩ thuật phát triển đã
dần phát minh ra các ứng dụng đưa hình ảnh, âm thanh, video…ngày càng đa dạng
và chất lượng cũng ngày càng được cải thiện. Các báo mạng điện tử sau này ra đời

đều dựa trên nền tảng wesite, có sẵn các tính năng đa phương tiện để đưa lên mạng
các thông tin ở dạng audio.
Bắt đầu bằng âm thanh dưới dạng Midi (Musical Instrustment Digital
Interface). Midi có thể là một đoạn nhạc nền, nhạc minh họa cho các file hoạt hình,
hay một số báo mạng điện tử sử dụng để cung cấp các thiệp điện tử để gửi lời chúc
cho nhau nhân dịp lễ…tuy nhiên chất lượng âm thanh nhạc Midi thấp, không thể
đáp ứng được nhu cầu hiện đại nên ngày nay gần như không còn được sử dụng.
Báo mạng điện tử, nhất là các báo phát thanh, đều phát trên âm thanh
trên mạng là các chương tình phát thanh, đoạn phỏng vấn, chương trình âm nhạc…
3


Tính đến nay, báo mạng điện tử của đài Tiếng nói Việt Nam là đơn vị tiêu biểu
trong việc sử dụng âm thanh trên áo mạng điện tử.

2.2 Đặc điểm chung của âm thanh trên báo mạng điện tử
Nguồn âm thanh trên mạng internet luôn phong phú về cả nội dung và
hình thức nhằm phục vụ đầy đủ cho nhiều mục đích khác nhau của người dùng.
Những tín hiệu âm thanh đều ở dạng nén trong đó có cả âm thanh trên báo mạng
điện tử.
Âm thanh ban đầu ở dạng analog lưu trên băng từ, đĩa than hay trên ở
cứng dưới dạng digital sau đó được mã hóa và biên tập bởi các phần mềm chuyên
dụng để sản phẩm sau cùng đạt chất lượng tốt có thể dễ dàng đưa lên mạng
internet. Hơn nữa, để giảm thiểu dung lượng và phù hợp với nhu cầu sử dụng của
từng đối tượng người ta thường nén file âm thanh. Tai người chỉ nên nghe nhạc ở
mức âm lượng dưới 85 dB mà tối ưu là vào khoảng 69 dB. Một người tiếp xúc
với độ ồn trên 85 dB trong thời gian dài (trên 8 tiếng) có nguy cơ cao bị mất thính
lực. Tương đương với trong khoảng 16Hz-20KHz, ngoài dải tần số trên tai người
không thể nghe thấy được, do vậy người ta đã tìm ra cách loại bỏ âm thanh ngoài
dải tần số trên góp phần hạn chế dung lượng giảm lượng bit để mã hóa dữ liệu.

Hiện nay dung lượng bit rate phổ biến nhất là 128kbps, 320kbps và âm thanh ở
định dạng file .MP3 .WMA cho chất lượng khá tốt.
Với nhu cầu sử dụng âm thanh của từng đối tượng là khác nhau, định
dạng và chất lượng yêu cầu là khác nhau nên ngày càng cho ra đời những phần
mềm chuyên dụng cung cấp đa dạng, phong phú cho người sử dụng. Tùy vào từng
thuật toán khác nhau cho ra đời nhiều dang âm thanh ở định dang khác nhau như:
MP3,WMA, ACC, MPC, ARM…
Âm thanh được đặc trưng bởi:
4


Âm lượng (Volume): tính năng này đại diện cho độ lớn (loudness) của
tín hiệu âm thanh, tương quan với biên độ của tín hiệu. Thỉnh thoảng, nó cũng
được đề cập đến như năng lượng hoặc cường độ của tín hiệu âm thanh.
Độ cao (Pitch): tính năng này đại diện cho tỷ lệ rung của tín hiệu âm
thanh, mà có thể biểu diễn bởi tần số cơ bản hoặc tương đương, nghịch đảo của chu kỳ
cơ bản của tín hiệu tiếng nói.
Âm sắc (Timbre): đặc trưng này đại diện cho nội dung ngữ nghĩa (chẳng
hạn một nguyên âm trong tiếng Việt) của tín hiệu âm thanh, mà được đặc trưng bởi
dạng sóng trong một chu kỳ cơ bản của tín hiệu tiếng nói.

2.3 Các dạng hình thức của âm thanh trên báo mạng điện tử.
Âm thanh được chia làm ba loại chính gồm: âm nhạc, tiếng động và lời
nói. Còn trong âm nhạc bao gồm: nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc quảng bá, nhạc nền.
Những âm thanh xuất hiện trên báo mạng điện tử có thể là nhạc nền, nhạc khi nhấp
chuột… Những âm thanh này không phổ biến trên báo mạng điện tử mà thường
phổ biến ở blog cá nhân hơn.
Hiện nay phổ biến trên báo mạng điện tử là các loại hình thức âm thanh:
- Bài hát, mang tính giải trí, minh họa cho bài báo.
- Nhạc minh họa

-

Âm thanh hiện trường: là âm thanh trực tiếp trong quá tình phóng
viên tác nghiệp. Âm thanh hiện trường có vai trò rất quan trọng trong
quá trình sản xuất báo, liên quan mật thiết với nội dung bài báo, giúp
công chúng phần nào nhận biết được nội dung, bối cảnh của bài báo

-

Đoạn lời nói (có thể là lời phát biểu, lời phỏng vấn hay lời bình luận
của phóng viên…) dạng âm thanh là tiếng nói của nhân vật trong tác
phẩm sống giúp công chúng cảm nhận được quan điểm, thái độ thông
5


qua giọng điệu và lời nói trực tiếp. Lời bình phóng viên giúp cung
cấp và bổ sung thông tin, khẳng định và nhấn mạnh thông tin. Lời
bình của phóng viên rất quan trọng trong tác phẩm audio slideshow,
một thế mạnh vượt trội của báo mạng điện tử so với thể loại báo chí
khác.
-

Các chương trình khác: lời nói đọc bài báo, bản tin, bài phát biểu…

3. Khảo sát Audio trên trang báo Dân Trí (Dantri.com.vn)
Để làm rõ những tính năng, cách sử dụng và ưu điểm hạn chế của việc sử
dụng audio trên báo mạng điện tử, chương 3 sẽ giới thiệu một cái nhìn thực tế hơn
về audio trên báo mạng điện tử dân trí.

3.1 Audio: Tường thuật từ Hoàng Sa

PV của Dân trí đang có mặt trên tàu CSB 8003, tường thuật những
thông tin từ điểm nóng Hoàng Sa - nơi TQ đang hạ đặt giàn khoan trái phép.

“Tàu Trung Quốc tiếp tục truy đuổi tàu Việt Nam. Sáng 29/5, các cảnh
sát biển và kiểm ngư Việt Nam phát tuyên truyền yêu cầu các tàu Trung Quốc hoạt
động trái phép cạnh khu vực dàn khoan thuộc lãnh thổ Việt Nam rút hết lực lượng.
Tuy nhiên, không thực hiện chấp hành mà TQ còn triển khai đội hình cơ động truy
6


đuổi đội hình Việt Nam. Vào lúc 7h ngày 29/5, tàu CSB 8003 cách phía Nam Tây
Nam giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý. Nhận lệnh cơ động, tàu đã tiến
đến vị trí Tây Nam giàn khoan. Vào lúc 7h50, tàu cảnh sát biển 8003 phát hiện 2
tàu quân sự TQ tại khu vực giàn khoan…” pv Dân trí đưa tin tại Hoàng Sa,Việt
Nam.
Như vậy, đoạn audio ghi lại lời nói của phóng viên trực tiếp tác nghiệp trên quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã đưa đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh, cũng như
cập nhật tình hình nóng hổi nhất tại Hoàng Sa lúc bấy giờ. Có thể thấy, audio trong
bài báo này có vai trò chủ đạo, mang tính thời sự nóng hổi đang dược công chúng
toàn trong và ngoài nước quan tâm.
Đoạn audio ngay khi phóng viên hiện trường gửi về cho tòa soạn được kiểm duyệt
chất lượng nội dung và đưa ngay lên trang báo giúp hạn chế về khoảng thời gian
biên tập (nghe lại và chỉnh sửa hoàn thiện) để có thể đưa tin đến độc giả. Như vậy,
audio trong bài báo này có chức năng quan trọng là hạn chế tối đa thời gian đưa tin
từ hiện trường đến độc giả. Chính độc giả là người tự nghe thông tin và sau đó tự
biên tập lại nội dung nghe được cho chính mình để hiểu và cập nhật thông tin
nhanh gọn nhất.

3.2 [Audio] Từ “tâm chấn” Paris, DHS Việt kể lại giây phút khủng bố kinh
hoàng

Hơn một tháng trôi qua với những sự kiện sau vụ tấn công khủng bố
đẫm máu ở Paris đêm 13/11 khiến cả thế giới chấn động. Đêm 13/11 đã trở thành
một đêm kinh hoàng, không thể nào quên đối với người dân Paris khi khủng bố
thực hiện hàng loạt vụ đánh bom và xả súng ở nhiều khu vực quanh thành phố hoa
lệ, được mệnh danh là ‘Kinh đô ánh sáng’- Paris khiến 130 người chết, hơn 300
người bị thương.
Đây là một sự kiện lớn, có tầm ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến cả thế
giới. Truyền thông và báo chí nói chung có trách nhiệm truyền tải thông tin một
7


cách nhanh và chân thực nhẩt. Để bài đưa tin thêm chân thực, cung cấp đầy đủ cái
nhìn toàn cảnh cho công chúng, các bài báo đều sử dụng tính năng đa phương tiện
trong bài báo của mình, trong đó phải kể đến Audio.
Dưới đây là một đoạn Audio của một du học sinh Việt Nam. Anh Lê Văn
Nhật, nghiên cứu sinh tiến sĩ trường Đại học Versailles (Pháp) tường thuật lại vụ
khủng bố khi nó vừa xảy ra.

“Tâm trạng hiện nay của hầu hết sinh viên Việt tại Pháp đều rất lo lắng
và cảm thấy bàng hoàng cũng như thương xót cho những nạn nhân xấu số. Trong
vòng vài giờ đồng hồ họ nhận được quá nhiều tin và vô cùng sốc, lo lắng cho
những người bạn đang sống quanh khu vực bị khủng bố. Về cá nhân là một du học
8


sinh tại Paris, mình thực sự rất lo lắng, hoảng sợ cũng như rất đau lòng khi chứng
kiến cảnh tang thương này, hi vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với du học sinh
Việt tại Paris nói riêng và người dân tại Paris nói chung”- Lê Văn Nhật.
Có thể thấy, việc đưa đoạn Audio ghi âm trực tiếp từ một du học sinh tại
Pháp nơi trực tiếp xảy ra vụ khủng bố đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả, cho

độc giả thấy được phần nào không khí tang thương, lo lắng trên giọng điệu của du
học sinh. Thông qua các trang mạng xã hội, các du học sinh Việt Nam rất lo âu và
vẫn luôn hướng trái tim mình để cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số và tình hình
an toàn của Paris.
Trần Đức Anh, sinh viên trường Thương mại PSB Paris School of Business

“Paris nhận tin có các vụ xả súng và đặt bom kinh hoàng từ buổi tối đến
giờ. Mình không trực tiếp ở trong vùng nguy hiểm của vụ xả súng và vụ đặt bom
nhưng lúc vụ xả súng xảy ra thì mình đang gần khu đó.

9


Mình có nghe tiếng súng và mình chạy vù về nhà luôn. Các chị mình nói rằng có
khoảng gần chục người nằm la liệt ở đường, người ta còn không dám đến gần vì
những tay súng vẫn ở khu đó.
Tất cả các cửa hàng đều đóng, và khách hàng, nhân viên phải ở trong
cửa hàng đến quá 12h đêm, gần 1h sáng mới được đồng ý cho về nhưng cũng
không có phương tiện để về. Mọi người hầu như phải chờ chủ cửa hàng dùng xe
đưa về từng nhà một.
Còn kinh hoàng hơn là vụ bắt cóc con tin làm hơn 100 người trên tại rạp
hát ở Paris. Hiện tại Paris vẫn đang trong báo động đỏ. Khoảng 3h sáng thì chắc
bạn bè mình mới gần về được đến nhà (bạn ở quận 13).
Đến bây giờ mình vẫn đang rất lo lắng, còi vẫn kêu nhưng cảm giác yên
ổn hơn một chút vì đang ở trong phòng và không có gì nguy hiểm. Ngày mai, mình
sẽ hạn chế ra ngoài đường, đi mua đồ; sẽ lo lắng trong một thời gian ngắn nữa và
sẽ chỉ đi học, không vui chơi, giải trí nữa”. –Trần Đức Anh
Thực sự, với lời kể của chính nhân vật đang sống tại Paris đã giúp độc
giả hình dung được khung cảnh lúc đó, rất đau thương và kinh hoàng.
Có thể thấy, bài báo trên có nội dung chủ đạo chính là đoạn Audio, chính

đoạn audio ghi âm lại lời nói trực tiếp của nhân vật đã đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc truyền tải thông tin một cách trọn vẹn nhanh chóng nhất, đáp
ứng được tính tức thời và chân thực của báo chí nói chung.

3.3 “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đến với Bài hát yêu thích

10


“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một sáng tác mới của nhạc sĩ trẻ
Châu Đăng Khoa. Anh là một trong những cây viết liên tục có sản phẩm “hit”
trong 2 năm gần đây, được nhiều nghệ sĩ ngôi sao tìm đến đặt hàng.
Đây là ca khúc thành công nhờ hiệu ứng của bộ phim “Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh”. Ca khúc “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” phù hợp với chất
giọng ngọt ngào, thì thầm và có chút tự sự của Ái Phương. Không những là một ca
sĩ quyến rũ, hút hồn trên sân khấu, Ái Phương còn là một giọng ca tiềm năng ngày
một trưởng thành trên một sân khấu lớn như Bài hát yêu thích (BHYT)…
Có thể thấy trong bài báo này, tác giả đã đính kèm đoạn audio bài hát
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” do Ái phương trình bày để độc giả tiện theo dõi,
vừa đọc bài báo vừa có thể nghe luôn bài hát được nhắc đến trong bài.
Khác với ví dụ thứ nhất ví dụ này audio chỉ đóng vai trò phụ, bổ sung,
làm phong phú thêm nộ dung bài báo

4. Đánh giá và kết luận
4.1 Ưu điểm và hạn chế
Gây được sự chú ý, tạo ấn tượng dễ chịu để thu hút độc giả (âm thanh
nền, nhạc hiệu, nhạc game…)
Minh họa và bổ sung thêm thông tin, truyền tải hoàn chỉnh nội dung cho
bài báo (đoạn phỏng vấn ghi âm, lời bình, lời thoại nhân vật trong bài báo..)
Âm thanh trên báo mạng điện tử có thể dễ dang tìm kiếm và lưu trữ,

phần mềm phổ biến nhiện nay để tự động tải âm thanh là IDM (Internet Download
Manager) giúp dễ dàng nhận dạng và tự động tải file âm thanh về thư mục lưu trữ.
4.2Tổng kết trong quá trình sản xuất audio trên báo mạng điện tử
11


Một bài báo có âm thanh đính kèm đòi hỏi nhà báo cần phải có thêm thời
gian biên tập cho bài báo đó, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và thời gian
từ khi nhà báo nhận được thông tin và sản xuất để đưa đến độc giả.
Vì âm thanh được đưa lên trang báo là âm thanh dưới dạng nén, đã loại
bỏ những âm thanh ngoài dải tần số mà tai người nghe được để hạn chế dung
lượng do vậy khi sử dụng đã ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, không đáp ứng
cao được đến những độc giả yêu cầu cao về chất lượng âm thanh.
Âm thanh càng dài, càng chất lượng thì đồng nghĩa với việc dung lượng
bài báo đó càng lớn, nó làm chậm quá trình tải bài báo, nhất là những nơi hệ thống
mạng còn kém, hay với thiết bị chỉ sử dụng mạng 3g, 2g…
Việc nghe thêm phần Audio đính kèm trên bài báo đòi hỏi phải có thiết
bị phát âm thanh đi kèm, điều này đôi khi gây tốn kém và có thể làm phiền đến
người khác trong môi trường công cộng.
Âm thanh được sử dụng để truyền tải thông tin phải là những tiếng động,
âm thanh tự nhiên hoặc âm thanh nhân tạo sạch cả về nội dung, chất lượng và hình
thức. Đối với phần âm thanh thì đòi hỏi nhà báo cũng như các biên tập viên trong
quá trình sản xuất báo mạng điện tử cần phải chọn lọc, thêm bớt, cắt xén và sửa
chữa sao cho âm thanh đó đảm bảo yêu cầu tự nhiên giống như thật, loại bỏ những
âm thanh xung quanh ồn không cần thiết hay làm rõ âm thanh cho công chúng dễ
dàng đón nhận. Nếu không cẩn thận chú ý đến yêu cầu này mà khiến cho âm thanh
trong tác phẩm báo chí không giống so với tiếng động thực ngoài đời thì sẽ dễ gây
phản cảm,phản tác dụng làm mất đi giá trị chân thực, khách quan của tác phẩm.
Hơn nữa, một đoạn âm thanh kém chất lượng cũng sẽ đem lại hậu quả cho một bài
báo, khiến độc giả hụt hẫng sau khi nghe, hay đánh giá trong quá trình sản xuất báo

thiếu cẩn thận và thiếu tỉ mỉ.
Trong báo mạng điện tử nhất là các tác phẩm chương trình thời sự tin
tức, nên hạn chế sử dụng các âm thanh nhân tạo. Chỉ trừ các trường hợp tác giả
12


không thể thu được tiếng động để đưa vào trong tác phẩm.Mà tác phẩm này nếu
không có tiếng động thì sẽ làm giảm đi sự hấp dẫn của tác phâm đó thì tác giả có
thể sử dụng những tiếng động lưu trữ có sẵn, sau đó lắp ghép chỉnh sửa rồi đưa vào
trong tác phẩm. Điều này đòi hỏi những nhà báo,cần phải có trình độ, tay nghề cao
để tạo nên những âm thanh như thật.
Thu âm âm thanh tại hiên trường. Đây là phần hết sức quan trọng vì nó
sẽ quyết định tới nội dung của tác phẩm,chương trình mà một nhà báo thực hiện.
Chính vì vậy khi đến hiện trường nhà báo cần phải: quan sát hiện trường để đưa ra
quyết định chọn lựa tiếng động cho phù hợp với nôi dung tác phẩm. Trong nhiều
trường hợp, khi nhà báo nhận thấy không thể thu được những tiếng động phù hợp
như hình dung ban đầu trước khi tiếp cận hiện trường. Nếu có nhiều tiếng động thì
nhà báo cần phải thực sự chú tâm lắng nghe để phân biệt xem sắc thái của từng
tiếng động,từ đó đưa ra quyết định xem tiếng động nào thì phù hợp với sắc thái
thông tin của từng phần nội dung trong tác phẩm. Bước đầu tiên trước khi nhà báo
muốn thực hiện thu âm hiện trường đó là cần phải kiểm tra toàn bộ máy móc,
những thiết bị cần sử dụng và chắc chắn rằng các thiết bị đó đã được kết nối sẵn
sàng. Những thiết bị cần có khi đi thu âm hiện trường thường là micro, máy ghi
âm,tai nghe cũng thực sự rất cần thiết. Nhà báo cần phải dành thời gian nhất định
để lựa chọn thời gian, địa điểm để tiến hành ghi âm, tính khoảng cách từ nơi ghi
âm đến địa điểm phát ra tiếng động để có thể thu được những tiếng động hợp lý.
Với những tiếng động có cường độ âm thanh nhỏ hoặc ở mức trung bình, nhà báo
nên đến gần để có thể thu được âm thanh đó một cách chân thực. Với những tiếng
động có cường độ âm thanh quá lớn thì nhà báo cần phải tìm một khoảng cách hợp
lý,vì nếu thu quá gần thì sẽ dẫn đến âm thanh tiếng động đó bị vỡ, khi nghe thính

giả rất khó nhận định đó là âm thanh tiếng động gì. Khi phỏng vấn lấy lời nhân
vật,thì nhà báo cũng nên lưu ý. Nên chọn địa điểm phỏng vẫn cách xa một khoảng
cách nhất định với những nguồn âm thanh quá to như nêu trên, để tránh việc âm
13


thanh, tiếng động lấn át lời của nhân vật phỏng vấn.Khi phỏng vấn nên đặt máy ghi
âm gần với miệng của người nói. Sử dụng máy ghi âm chuyên dụng để đảm bảo
chất lượng âm thanh tốt,chân thực,rõ nét từ đó tránh bị nhầm lẫn với tạp âm.Bước
cuối cùng là phóng viên,nhà báo cần phải nghe lại qua toàn bộ những phần tiếng
động mà mình vừa thu. Và sẵn sàng thu lại nếu những tiếng động vừa thu được
không đảm bảo chất lượng âm thanh phục vụ cho bài. Thời gian sử dụng pin cũng
là vấn đề cần lưu ý trong quá trình ghi âm, sản xuất âm thanh. Sau quá trình thu
thập tiếng động tại hiện trường và có được những file âm thanh tiếng động ở dạng
“thô”.Lúc này nhà báo tiến hành công đoạn lựa chọn và biên tập tiếng động. Kỹ
năng này đòi hỏi nhà báo cần phải dành một lượng thời gian nhất định,đồng thời
nhà báo cũng phải có khả năng cảm thụ để có thể nhận biết được những sắc thái
của mỗi một tiếng động. Từ đó lựa chọn ra được những âm thanh tốt,chất lượng.
Kỹ năng sử dụng âm thanh trong báo mạng điện tử không quá phức tạp
và cầu kỳ như quá trình sản xuất báo phát thanh nhưng cũng đòi hỏi nhà báo
những nhà biên tập phải nắm vững kiến thức, thành thạo trong quá trình xử lý âm
thanh. Những kiến thức về lý thuyết cũng như kỹ năng thực tế mà mỗi một phóng
viên nhà báo trong quá trình tác nghiệp đúc kết lại được là hành trang quan trọng
trong việc nâng cao tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử. Từ đó góp phần
làm phong phú cả về nội dung và hình thức, phát huy được tối đa tính vượt trội so
với các thể loại báo chí khác.
Như vậy những nội dung kiến thức nêu trên, tuy không nhiều và còn ít
trải nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất audio trên áo mạng điện tử. Mong rằng
mỗi một phóng viên nhà báo đặc biệt là thế hệ phóng viên, nhà báo tương lai có thể
nhận thấy rõ tầm quan trọng tính năng đa phương tiện trên báo mạng điện tử,cùng

với đó vận dụng một cách đúng đắn những kỹ năng có được đưa ra để có thể sáng
tạo nên được những tác phẩm báo chí chất lượng cao,thu hút đông đảo bạn đọc. Từ
đó góp phần củng cố,xây dựng báo mạng điện tử ngày càng phát triển,bền vững
14


trước muôn vàn những khó khăn, thách thức trong bối cảnh truyền thông hiện đại
ngày nay.

15


Tài liệu tham khảo
1. Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang,
Nxb Chính trị quốc gia.
2. Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sang tạo, PGS.TS Nguyễn Thị
Trường Giang, Nxb Chính trị quốc gia.

16


MỤC LỤC

1.

2.

3.

4.


Tổng quan về âm thanh và âm thanh trên báo mạng điện tử__________________________2
1.1

Âm thanh_____________________________________________________________2

1.2

Âm thanh trên báo mạng điện tử_________________________________________2

Lịch sử ra đời và một số đặc điểm chung của âm thanh trên báo mạng điện tử_________3
2.1

Khái quát lịch sử ra đời_________________________________________________3

2.2

Đặc điểm chung của âm thanh trên báo mạng điện tử________________________4

2.3

Các dạng hình thức của âm thanh trên báo mạng điện tử.____________________5

Khảo sát Audio trên trang báo Dân Trí (Dantri.com.vn)___________________________6
3.1

Audio: Tường thuật từ Hoàng Sa_________________________________________6

3.2


[Audio] Từ “tâm chấn” Paris, DHS Việt kể lại giây phút khủng bố kinh hoàng___7

3.3

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đến với Bài hát yêu thích__________________10

Đánh giá và kết luận_______________________________________________________11
4.1

Ưu điểm và hạn chế___________________________________________________11

4.2

Tổng kết trong quá trình sản xuất audio trên báo mạng điện tử___________________11

17


18



×