Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.18 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGÔ GIA LUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CỦA
CÁN BỘ PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ THỊNH ĐỨC,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Định hướng đề tài

:

Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

:

Kinh tế nông nghiệp

Khoa



:

Kinh tế và PTNT

Khóa học

:

2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGÔ GIA LUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CỦA
CÁN BỘ PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ THỊNH ĐỨC,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

:


Chính quy

Định hướng đề tài

:

Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

:

Kinh tế nông nghiệp

Khoa

:

Kinh tế và PTNT

Khóa học

:

2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn

:


Th.s Nguyễn Quốc Huy

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

:

Phạm Quang Hải

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Ban Giám Hiệu cùng các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng
dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn
Quốc Huy đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND và
các đoàn thể trong xã Thịnh Đức đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có
thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại cơ quan.
Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài
một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa nhận thấy được.
Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

NGÔ GIA LUÂN


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 – 2016....... 16
Bảng 3.2: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt qua 4 năm 2014 – 3/2017 ................ 23
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã qua 4 năm 2014 – 3/2017 ......................... 25
Bảng 3.4. Các hoạt động của cán bộ nông nghiệp xã Thịnh Đức trong thời
gian thực tập. ................................................................................................ 29


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt


Nguyên nghĩa

1

BCĐ

Ban chỉ đạo

2

BQL

Ban quản lý

3

CBCC

Cán bộ công chức

4

CBKNCX

Cán bộ khuyến nông cấp xã

5

CBLNX


Cán bộ lâm nghiệp xã

6

CBNN

Cán bộ nông nghiệp

7

CBTYCX

Cán bộ thú y cấp xã

8

CLB

Câu lạc bộ

9

CTV

Cộng tác viên

10

HĐND


Hội đồng nhân dân

11

KHKT

Khoa học kỹ thuật

12

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

13

TP

Thành phố

14

UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦUO ................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2.Mục tiêu, yêu cầu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
1.2.3. Yêu cầu .............................................................................................................2
1.3.Nội dung và phương pháp thực hiện ...................................................................4
1.3.1.Nội dung thực tập ..............................................................................................4
1.3.2.Phương pháp thực hiện. ....................................................................................4
1.4.Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cở thực tập ................................4
Phần 2: TỔNG QUAN.............................................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................5
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ....................................6
2.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................7
2.2.1. Vai trò của nền nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ..7
2.2.2. Những tấm gương điển hình sản xuất nông nghiệp thành công. ................. 10
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ......................................................................... 13
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập .............................................................................. 13
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 13
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 18


v


3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở ...................................................... 20
3.2. Kết quả thực tập................................................................................................ 22
3.2.1.Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Thịnh Đức. ............................................ 22
3.2.2.Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBNN xã Thịnh Đức............... 27
3.2.3.Mô tả những công việc thực tế của CBNN xã Thịnh Đức. .......................... 30
3.2.4.Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................................ 36
3.2.5.Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách nông nghiệp .... 37
Phần 4: KẾT LUẬN ................................................................................ 39
4.1. Kết luận............................................................................................................. 39
4.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 40
4.2.1 Đối với Đảng và Nhà nước. ........................................................................... 40
4.2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên. ............................................................................ 41
4.2.3. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên.............................................. 41
4.2.4. Đối với UBND xã Thịnh Đức....................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 43


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân
số sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp.
Có thể nói nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân của Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực
quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, xuất khẩu nông sản đem lại
nguồn ngoại tệ quan trọng trong nền kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho
người dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hóa các dân tộc.
Nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những

năm qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặp hái được nhiều thành tựu
hết sức đáng mừng. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự
cấp mà còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu
nông sản. Sản xuất nông nghiệp có được những thành công như vậy không
thể không nói tới vai trò tích cực của cán bộ phụ trách nông nghiệp. Cán bộ
phụ trách nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào quá trình đào tạo rèn luyện
tay nghề cho nông dân, tư vấn giúp nông dân nắm bắt được các chủ trương,
chính sách về nông lâm nghiệp của đảng và nhà nước mang lại nhiều kiến
thức và kỹ thuật, thông tin về thị trường. để thúc đẩy sản xuất cải thiện, đời
sống, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Thịnh Đức là một xã miền núi mà sản xuất nông nghiệp đóng vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế xã và chủ yếu bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp… trong đó cán bộ phụ trách nông nghiệp luôn được chính quyền xã
quan tâm đầu tư hỗ trợ, thông qua các trương trình hỗ trợ giống, tập huấn kỹ
thuật cho nông dân, cho vay vốn phát triển sản xuất.


2

Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hiện nay đội ngũ cán bộ nông
nghiệp xã họ đang hoạt động như thế nào, đã phát huy được hết vai trò, năng
lực của mình hay chưa, có giải pháp nào giúp họ nâng cao năng lực của mình
hay không? Xuất phát từ thực tiễn trên em đã chọn xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên để thực hiện đề tài “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên,
Thái Nguyên” để từ đó có những những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề
khó khăn và đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những cán bộ sống và
làm việc cùng dân.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng và những công việc thực tế của
CBNN cấp xã đang thực hiện, từ đó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm phục vụ
cho phát triển năng lực bản thân sau này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của CBNN xã Thịnh Đức.
- Mô tả công việc thực tế của CBNN xã.
- Tham gia thực hiện các công việc cùng với cán bộ.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ những công việc được làm tại cơ sở
thực tập.
- Đề xuất giải pháp để phát triển đội ngũ CBNN.
1.2.3. Yêu cầu
Về chuyên môn nghiệp vụ:
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã Thịnh Đức.
- Tìm hiểu mức độ thực hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ của
cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Thịnh Đức.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên.


3

Về thái độ, kỹ năng làm việc:
- Cố gắng hoàn thành tốt những công việc được giao.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định nơi thực tập.

- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.

- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị
thực tập.

Yêu cầu về kỷ luật:
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các
quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
Yêu cầu về tác phong ứng xử:
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập
thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
Yêu cầu về kết quả đạt được:
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh
nghiệm.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×