Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NƯỚC UỐNG ALCOHOL DOCTOR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 42 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----    -----

Tiểu luận môn:

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Đề tài:
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
NƯỚC UỐNG ALCOHOL DOCTOR

GVHD: Ts. Bùi Văn Quang
Lớp:
Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

MỤC LỤC CHI TIẾT
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN..........................................................................2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................................3
MỤC LỤC CHI TIẾT........................................................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................9
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị thương hiệu.............................................................11
1.1. Tài sản thương hiệu...............................................................................................11


1.1.1. Tổng quan về thương hiệu..............................................................................11
1.1.2. Tài sản thương hiệu........................................................................................11
1.2. Tầm nhìn thương hiệu...........................................................................................12
1.3. Định vị thương hiệu..............................................................................................12
1.3.1. Định vị thương hiệu là gì?..............................................................................12
1.3.2. Những yêu cầu cần thiết để định vị thương hiệu............................................12
1.3.3. Các bước định vị thương hiệu........................................................................13
1.3.4. Các chiến lược định vị thương hiệu................................................................13
1.4. Kiến trúc thương hiệu............................................................................................13
1.4.1. Kiến trúc thương hiệu là gì?...........................................................................13
1.4.2. Các mô hình kiến trúc thương hiệu:...............................................................14
1.4.2.1. Kiến trúc thương hiệu sản phẩm..............................................................14
1.4.2.2. Kiến trúc thương hiệu được bảo trợ.........................................................14
1.4.2.3. Thương hiệu độc lập................................................................................14
1.4.2.4. Kiến trúc thương hiệu dòng sản phẩm.....................................................14
1.4.2.5. Kiến trúc thương hiệu dãy sản phẩm.......................................................14
1.4.2.6. Kiến trúc thương hiệu cây dù..................................................................14
1.4.2.7. Ngôi nhà thương hiệu..............................................................................15

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

1.4.2.8. Kiến trúc thương hiệu chung...................................................................15
1.4.2.9. Đồng thương hiệu....................................................................................15

1.5. Hệ thống nhận diện thương hiệu...........................................................................15
1.5.1. Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu....................................................15
1.5.2. Mục đích hệ thống nhận diện thương hiệu.....................................................15
1.5.3. Chức năng hệ thống nhận diện thương hiệu...................................................15
1.5.4. Cấu trúc hệ thống nhận diện thương hiệu.......................................................16
1.5.4.1. Thương hiệu thể hiện qua sản phẩm........................................................16
1.5.4.2. Thương hiệu thể hiện qua tổ chức...........................................................16
1.5.4.3. Thương hiệu thể hiện qua con người.......................................................16
1.5.4.4. Thương hiệu thể hiện qua biểu tượng......................................................16
1.5.5. Phân loại.........................................................................................................16
1.5.6. Ứng dụng hệ thống nhận diện thương hiệu.....................................................17
1.5.6.1. Kết nối hệ thống nhận diện với khách hàng.............................................17
1.5.6.2. Phối hợp thiết kế và khả năng năng ứng dụng nhận diện thương hiệu.....17
1.5.6.3. Truyền tải nhận diện thương hiệu vào các phòng ban doanh nghiệp.......17
1.6. Quảng bá thương hiệu...........................................................................................17
1.7. Kiểm tra và đánh giá thương hiệu.........................................................................18
Chương 2: Thực trạng hiện tại của sản phẩm Alcohol Doctoc.........................................20
2.1. Môi trường kinh doanh..........................................................................................20
2.1.1. Môi trường vĩ mô...........................................................................................20
2.1.1.1. Môi trường chính trị luật pháp:................................................................20
2.1.1.2. Môi trường kinh tế...................................................................................20
2.1.1.3 Môi trường văn hoá xã hội :.....................................................................20
2.1.1.4. Môi trường công nghệ.............................................................................20
2.1.1.5. Môi trường toàn cầu................................................................................21
NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU


TS. BÙI VĂN QUANG

2.1.1.6. Môi trường nhân khẩu.............................................................................21
2.1.2. Môi trường vi mô...........................................................................................21
2.1.2.1.Khách hàng...............................................................................................21
2.1.2.2. Sản phẩm thay thế...................................................................................21
2.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................22
2.2. Tầm nhìn thương hiệu...........................................................................................23
2.2.1. Tầm nhìn........................................................................................................23
2.2.2. Sứ mệnh.........................................................................................................23
2.2.2.1. Khách hàng mục tiêu...............................................................................23
2.2.2.2. Sản phẩm.................................................................................................23
2.2.2.3. Thị trường................................................................................................23
2.2.2.4. Công nghệ...............................................................................................24
2.2.2.5. Triết lý.....................................................................................................24
2.2.2.6. Tự đánh giá..............................................................................................24
2.2.2.7. Quan tâm tới sự sống còn, phát triển khả năng sinh lời...........................24
2.2.2.8. Quan tâm tới hình ảnh cộng đồng............................................................24
2.2.2.9. Quan tâm đến nhân viên..........................................................................24
2.3. Định vị thương hiệu:.............................................................................................24
2.3.1. Các bước định vị thương hiệu:.......................................................................24
2.3.2. Các chiến lược định vị thương hiệu................................................................27
2.4. Kiến trúc thương hiệu cho sản phẩm Ancohol Doctor...........................................29
2.5. Hệ thống nhận diện thương hiệu...........................................................................30
2.5.1. Thương hiệu thể hiện qua sản phẩm...............................................................30
2.5.2. Thương hiệu thể hiện qua tổ chức..................................................................30
2.5.3. Thương hiệu thể hiện qua con người..............................................................30
2.5.4. Thương hiệu thể hiện qua biểu tượng.............................................................30
NHÓM 7


TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

2.6. Quảng bá thương hiệu...........................................................................................31
2.6.1. Các cách thức quảng bá..................................................................................31
2.6.1.1. Truyền thông...........................................................................................31
2.6.1.2. Internet và mạng xã hội...........................................................................31
2.6.1.3. Đăng lên báo trí, tạp trí............................................................................32
2.6.1.4 Quảng cáo tại hiện trường........................................................................32
2.6.2. Các hoạt động xúc tiến bán hàng....................................................................33
2.6.2.1. Bố trí gian hàng trong siêu thị:................................................................33
2.6.2.2. Các hoạt động khác:................................................................................33
2.7. Quản lí thương hiệu (kiểm tra và đánh giá)...........................................................33
2.8. Nhận xét chung.....................................................................................................35
Chương 3: Giải pháp........................................................................................................36
3.1 Định vị thương hiệu...............................................................................................36
3.1.1 Các bước định vị thương hiệu:........................................................................36
3.1.1.1 Lợi ích sản phẩm:.....................................................................................36
3.1.1.2 Giá trị cốt lõi của thương hiệu:.................................................................36
3.1.2 Chiến lược định vị thương hiệu:......................................................................36
3.2. Nhận diện thương hiệu..........................................................................................37
3.3 Quảng bá thương hiệu............................................................................................38
3.3.1 Các cách thức quảng bá...................................................................................38
3.3.1.1 Truyền thông............................................................................................38
3.3.1.2 Internet và mạng xã hội............................................................................38

3.3.1.3 Đăng lên báo trí, tạp trí.............................................................................39
3.3.1.4 Quảng cáo tại hiện trường........................................................................39
3.3.2 Các hoạt động xúc tiến bán hàng.....................................................................40
3.3.2.1 Bố trí gian hàng trong siêu thị..................................................................40
NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

3.3.2.2 Khuyến mãi, giảm giá...............................................................................40
3.3.2.3 Tổ chức phát sản phẩm dùng thử tại nơi công cộng..................................40
3.3.2.4 Tổ chức tài trợ các hoạt động...................................................................41
TƯ LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................42

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

ĐẶT VẤN ĐỀ
Người Việt Nam với xu hướng văn hóa phương Đông, thói quen giao lưu trên bàn
nhậu. Cuộc gặp mặt sau bao ngày xa cách với gia đình không thể thiếu cốc bia chén rượu

cho mâm cơm thêm ấm áp, bạn bè từ thân đến quen cũng cạn chén cho thêm vui, chơi thể
thao xong vui vui lại vào quán bia chạm nhau dăm ba cốc, đối tác làm việc cũng cần bắt
tay hợp tác qua bàn tiệc… Thói quen bia rượu lâu dần cứ ngấm độc vào người chúng ta
hàng ngày, ăn mòn đến khi chúng ta dốc những hơi thở cuối cùng không kịp sám hối. Ai
cũng biết độc tố bia rượu đáng sợ nhưng thải độc ra bằng cách nào thì không hẳn ai cũng
biết. Độc tố bia rượu biết là hủy hoại cuộc sống nhưng chưa chết chưa sợ.
Mức độ tiêu thụ bia rượu của Việt Nam đang đứng top đầu thế giới. Ước tính mỗi
năm người Việt tiêu thụ khoảng 3 tỉ lít bia và 200 triệu lít rượu và có đến 48,5% nam giới
Việt Nam xác nhận có sử dụng bia rượu. Không nói về tiền của và sự lãng phí ngân sách
xã hội, bởi thói quen và văn hóa là điều khó có thể bỏ hay chỉnh sửa một sớm một chiều.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn hết mà ai uống rượu cũng hiểu song lại chưa biết
làm sao để khắc phục: độc tố bia rượu là con ma men phá hoại gan, dạ dày, tim mạch,
hủy hoại bộ não minh mẫn, gây rối loạn chức năng tình dục, thậm chí gia tăng khả năng
vô sinh.
Có đáng sợ khi chỉ cần nồng độ cồn đạt mức 0,05mg/1 lít khí thở người uống đã bị
giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều. Với mức 0,1mg/1 lít khí thở, người
uống đã gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; và ở mức 0,2mg/1 lít khí thở,
người uống dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Và tùy mức độ, người uống có
thể bị “lú lẫn” hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, như: đổ mồ hôi, run tay, viêm gan, ung
thư gan, chảy máu dạ dày, hay có dấu hiệu động kinh…
Trong khi mức độ tiêu thu rượu bia của Việt Nam đang đứng top đầu thế giới nhưng
người Việt Nam lại chưa biết bảo vệ minh, vì vậy, hãy học người Hàn Quốc: Biết uống và
biết thải độc qua phương pháp bí truyền mang tên Hangover Crusher trong sản phẩm
Alcohol Doctor.
Alcohol Doctor nay đã có mặt tại Việt Nam, được nhập khẩu nguyên lon từ Hàn
Quốc. Alcohol Doctor giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan; giúp giải độc gan và
NHÓM 7

TRANG



QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

tăng đào thải các chất độc cho cơ thể sau khi uống nhiều bia rượu; làm giảm các tác hại
và cảm giác khó chịu do rượu, bia gây ra như: mệt mỏi, đau đầu, nôn nao, nổi mẩn, khát
nước và dùng hàng ngày giúp thải độc cơ thể, tốt cho sức khỏe.

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị thương hiệu
1.1. Tài sản thương hiệu
1.1.1. Tổng quan về thương hiệu
Thương hiệu có thể được xem như là một hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh
doanh hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ trong mắt khách
hàng; ngoài ra, thương hiệu còn là một tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch
vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác (chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng,
màu sắc, âm thanh, nhân vật, đại diện…).
Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thâm nhập,
chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Ngoài ra thương hiệu còn có các chức năng khác như:
-


Nhằm phân đoạn thị trường;
Tạo sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển sản phẩm;
Đưa sản phẩm khăc sâu vào tâm trí người tiêu dùng;
Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm;
Là một cam kết giữa nhà sản xuất và khách hàng.

1.1.2. Tài sản thương hiệu
Thương hiệu là tài sản quan trọng của một doanh nghiệp, tồn tại lâu hơn các sản
phẩm, cơ sở và phương tiện. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là tên gọi và biểu tượng,
là tiêu biểu cho nhận thức và cảm nhận của người tiêu dùng, vì thế giá trị thật sự của một
thương hiệu là lòng trung thành của khách hàng. Các thương hiệu khác biệt nhau có sức
mạnh trên thị trường trong nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ.
Để xây dựng và quản lý thương hiệu cần phải hiểu rõ những yếu tố nào cần xây
dựng và bảo vệ. Những yếu tố cơ bản đó là: Nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận,
liên tưởng thương hiệu trung thành thương hiệu và các tài sản thương hiệu khác (các phát
minh, kênh phân phối hay nhãn mác kinh doanh…).
Các vấn đề của tài sản thương hiệu:
-

Thiết kế thương hiệu.
Định vị thương hiệu.
Đặc tính thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu.

NHÓM 7

TRANG



QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

- Hoạt động marketing-Mix.
- Quản lí tài sản thương hiệu.
- Đánh giá tài sản thương hiệu và các thành phần tài sản.

1.2. Tầm nhìn thương hiệu
Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra của một
thương hiệu trong tương lai. Tầm nhìn bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn tuyệt hảo,
một điều lý tưởng. Tầm nhìn thương hiệu là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định
hướng hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Sự thể hiện của tầm nhìn thương hiệu liên
quan lợi ích thương hiệu, triết lý và giá trị kinh doanh, định hướng tương lai, mục tiêu tài
chính, lợi nhuận và những gì thương hiệu đại diện cho khách hàng mục tiêu.
Mỗi doanh nghiệp cần xác định tầm nhìn thương hiệu thay thế cho tầm nhìn doanh
nghiệp vì mọi hoạt động kinh doanh về lâu dài đều hướng đến khách hàng hay một chiến
lược thương hiệu dựa trên khách hàng. Trên cở sở này, doanh nghiệp hướng các hoạt
động kinh doanh vào việc xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu là một quá
trình lâu dài, kiên trì, tốn nhiều công sức và tiền của. Nhưng bù lại, thương hiệu vững
mạnh là tài sản vô hình to lớn của doanh nghiệp. Sự lớn mạnh của một doanh nghiệp
không chỉ là số liệu kết quả kinh doanh, vốn, công nghệ, chất lượng sản phẩm và những
yếu tố hữu hình thuần túy, mà phải bao gồm cả yếu tố vô hình như uy tín, hình ảnh của
thương hiệu.

1.3. Định vị thương hiệu
1.3.1. Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu là việc xác định vị trí của mình đối với đối thủ cạnh tranh trên
thị trường được nhận thức bởi người tiêu dùng.
Nhà quản trị thương hiệu phải lựa chọn thị trường, đối tượng khách hàng và chiến

lược thương hiệu để đạt được định vị mong muốn.
1.3.2. Những yêu cầu cần thiết để định vị thương hiệu
Để làm thương hiệu trở nên khác biệt, giải pháp chủ yếu là thông qua định vị
thương hiệu. Có hai dạng định vị thường được sử dụng là:
- Định vị phải dựa vào khách hàng và lợi thế doanh nghiệp.
- Định vị phải xác định vị trí so với đối thủ cạnh tranh.
1.3.3. Các bước định vị thương hiệu
Khi định vị thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải trải qua tám bước như sau:
NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

Bước 1: Xác định môi trường cạnh tranh.
Bước 2: Khách hàng mục tiêu.
Bước 3: Thấu hiểu khách hàng.
Bước 4: Lợi ích sản phẩm.
Bước 5: Giá trị và tính cách thương hiệu.
Bước 6: Lý do tin tưởng thương hiệu.
Bước 7: Sự khác biệt của thương hiệu.
Bước 8: Tính cốt lõi của thương hiệu.
1.3.4. Các chiến lược định vị thương hiệu
Có nhiều chiến lược định vị khác nhau:
-

Chiến lược định vị dựa vào đặc điểm và thuộc tính;

Chiến lược định vị dựa vào lợi ích sản phẩm;
Chiến lược định vị dựa vào cạnh tranh;
Chiến lược định vị dựa vào khách hàng mục tiêu;
Chiến lược định vị dựa vào giải quyết vấn đề;
Chiến lược định vị dựa vào hành I khách hàng;
Chiến lược định vị dựa vào nguyên nhân- kết quả;
Chiến lược định vị dựa vào hình ảnh của doanh nghiệp;
Chiến lược định vị dựa vào tính cách khách hàng;
Phối hợp các chiến lược định vị..

1.4. Kiến trúc thương hiệu
1.4.1. Kiến trúc thương hiệu là gì?
Kiến trúc thương hiệu là cơ cấu tổ chức của một hệ thống gồm nhiều thương hiệu
của cùng một doanh nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò - nhiệm vụ của từng thương hiệu
và mối quan hệ của các thương hiệu đó.
Kiến trúc thương hiệu cũng có thể được xây dựng cho một tập hợp bao gồm tất cả
các thương hiệu chính và các thương hiệu con (kể cả những thương hiệu hợp tác với bên
ngoài) của một ngành hàng, một lĩnh vực hoạt động, hoặc một phân khúc thị trường mà
doanh nghiệp hướng đến.
1.4.2. Các mô hình kiến trúc thương hiệu:
1.4.2.1. Kiến trúc thương hiệu sản phẩm
Quyết định đặt cho mỗi sản phẩm độc lập một thương hiệu riêng biệt phù hợp với
định vị sản phẩm trên thị trường. Mô hình kiến trúc thương hiệu sản phẩm dựa trên quan
điểm truyền thống. Khi áp dụng mô hình này, các thương hiệu được trao quyền quyết
NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU


TS. BÙI VĂN QUANG

định và tự đương đầu với thị trường, không có mối liên hệ nào với thương hiệu khác của
doanh nghiệp.
1.4.2.2. Kiến trúc thương hiệu được bảo trợ
Thương hiệu bảo trợ là việc sử dụng thương hiệu doanh nghiệp gắn kèm với thương
hiệu phụ trợ cho từng loại. Thương hiệu bảo trợ có một đặc điểm rất dễ phân biệt đó là nó
không gắn liền trong tên gọi của thương hiệu sản phẩm mà thường tách rời khỏi nhóm tên
thương hiệu sản phẩm. Thương hiệu phụ riêng cho từng sản phẩm, dịch vụ, nhưng vẫn
thể hiện được mối liên hệ với doanh nghiệp đó.
1.4.2.3. Thương hiệu độc lập
Mô hình thương hiệu độc lập giống như mô hình bảo trợ từ xa khi sản phẩm, dịch
vụ mới được tung ra thị trường hầu như không có sự bảo trợ của doanh nghiệp mẹ.
1.4.2.4. Kiến trúc thương hiệu dòng sản phẩm
Mô hình kiến trúc dòng sản phẩm mở rộng theo hướng chiều dọc dựa trên định vị
vững chắc của một thương hiệu để tận dụng nó mở rộng cho nhiều sản phẩm khác. Các
sản phẩm này có lợi ích khác nhau nhưng cùng tên và hướng đến phục vụ khách hàng cho
một phân khúc thị trường.
1.4.2.5. Kiến trúc thương hiệu dãy sản phẩm
Ứng dụng mô hình kiến trúc dãy sản phẩm này theo hướng mở rộng theo hướng
chiều ngang, nhiều sản phẩm khác nhau có cùng tên và cùng định vị thị trường.
1.4.2.6. Kiến trúc thương hiệu cây dù
Thương hiệu cây dù là phát triển thương hiệu chính ‘bao trùm’ và dùng cho hầu hết
tất cả các sản phẩm của một doanh nghiệp.

NHÓM 7

TRANG



QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

1.4.2.7. Ngôi nhà thương hiệu
Thương hiệu chính là thuơng hiệu của doanh nghiệp và mỗi sẩn phẩm, dịch vụ lại
có thương hiệu riêng với định vị, tính cách riêng, hoàn toàn độc lập và ít có liên hệ với
thương hiệu chính.
1.4.2.8. Kiến trúc thương hiệu chung
Mô hình kiến trúc thương hiệu chung dựa trên nền tảng sử dụng thương hiệu mạnh
cùng thương hiệu sản phẩm như là hình thức chia sẻ thương hiệu.
1.4.2.9. Đồng thương hiệu
Đồng thương hiệu xuất hiện khi hai thương hiệu của hai doanh nghiệp khác nhau
được sử dụng trên cùng một sản phẩm hay từ hai bộ phận kinh doanh khác nhau trong
cùng một doanh nghiệp.

1.5. Hệ thống nhận diện thương hiệu
1.5.1. Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp những gì mà doanh nghiệp tạo ra để
khách hàng liên tưởng đến và duy trì trong tâm trí như tên logo, bao bì, sản phẩm, dịch
vụ, các kênh phân phối, người phát ngôn, các sự kiện, văn hóa doanh nghiệp.
1.5.2. Mục đích hệ thống nhận diện thương hiệu
Trong môi trường cạnh tranh, hầu hết các sản phẩm, dịch vụ không có sự phân biệt
rõ ràng đối với người tiêu dùng. Để khách hàng phân biệt sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh cần tạo một bản sắc riêng thông qua hệ thống nhận diện
thương hiệu.
Mục đích cuối cùng của hệ thống nhận diện thương hiệu là giúp khách hàng dễ
dàng nhận biết và phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác để khi tiếp xúc
với một logo, một bảng hiệu hay bao bì sản phẩm, khách hàng đều nhận ra thương hiệu

đó.
1.5.3. Chức năng hệ thống nhận diện thương hiệu
- Hệ thống nhận diện thương hiệu giúp khách hàng nhận biết các lợi ích của sản
phẩm, dịch vụ mang lại gắn với các biểu tượng như tên logo, bao bì, nhạc hiệu.
- Thông qua nhận diện thương hiệu, khách hàng dễ dàng kết nối với sản phẩm,
dịch vụ doanh nghiệp, tăng cường lòng trung thành và cảm thấy an tâm với sản
phẩm dịch vụ.
NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

- Thể hiện văn hóa doanh nghiệp với khách hàng.
- Giúp cán bộ nhân viên trong toàn bộ tổ chức thừa nhận hệ thống nhận diện và tạo
động lực cho tập thể người lao động luôn cô gắng vì sự đi lên của doanh nghiệp.
- Tạo được thế mạnh cạnh tranh trên thị trường, tang quyề thương lượng với nhà
cung ứng, nhà phân phối, giá cả, vận tải…tạo thuận lợi cho các hoạt động gia
dịch trên thi trường.
1.5.4. Cấu trúc hệ thống nhận diện thương hiệu
1.5.4.1. Thương hiệu thể hiện qua sản phẩm
Thương hiệu thể hiện qua sản phẩm có thể là:
-

Phạm vi sản phẩm;
Thuộc tính sản phẩm;
Chất lượng và giá trị sản phẩm;

Tính hữu dụng của sản phẩm;
Người sử dụng sản phẩm;
Xuất xứ sản phẩm.

1.5.4.2. Thương hiệu thể hiện qua tổ chức
Chiến lược thương hiệu do doanh nghiệp thực hiện liên quan đến:
- Tích cách của tổ chức.
- Mang tính địa phương hay toàn cầu.
1.5.4.3. Thương hiệu thể hiện qua con người
Thương hiệu thể hiện như con người thông qua:
- Tích cách con người trong tổ chức.
- Quan hệ thương hiệu với khách hàng.
1.5.4.4. Thương hiệu thể hiện qua biểu tượng
Thương hiệu thể hiện qua hình ảnh, dấu hiệu (có thể thấy) như: logo, khẩu hiệu,
nhạc hiệu, bao bì, màu sắc chủ đạo và thu hút sự chú ý, tạo niềm tin, tăng nhận biết về
thương hiệu của khách thông qua tài trợ các hoạt động thể thao, văn hóa, nhân vật nổi
tiếng kết hợp với các phương tiện truyền thông…
1.5.5. Phân loại
Hệ thống nhận diện thương hiệu được chia làm thai loại:
- Hệ thống nhận diện hữu hình.
- Hệ thống nhận diện vô hình.
1.5.6. Ứng dụng hệ thống nhận diện thương hiệu
1.5.6.1. Kết nối hệ thống nhận diện với khách hàng

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU


TS. BÙI VĂN QUANG

Nhận diện thương hiệu không chỉ là tên, logo, chứng từ, màu sắc - những yếu tố
hữu hình mà còn hệ thống nhận diện thương hiệu lien quan đến văn hóa doanh nghiệp
dựa trên thương hiệu, hệ thống dịch vụ, cấu trúc doanh nghiệp, quy trình và môi trường
giao tiếp của toàn thể cán bộ nhân viên doanh nghiệp hướng đến khách hàng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu liên quan đến tất cả các khía cạnh khách hàng và
công chúng ở các điểm trước, trong và sau tiêu dùng.
1.5.6.2. Phối hợp thiết kế và khả năng năng ứng dụng nhận diện thương hiệu
Một hệ thống nhận diện thương hiệu có chất lượng không chỉ đơn thuần dựa vào sự
sáng tạo trong thiết kế mà quan trọng là phải được thiết kế có hệ thống và theo định
hướng của chiến lược thương hiệu.
1.5.6.3. Truyền tải nhận diện thương hiệu vào các phòng ban doanh nghiệp
Do các phòng ban chưa hiểu hết về thương hiệu của doanh nghiệp nên phải có các
chương trình huấn luyện thường xuyên cho toàn thể cán bộ nhân viên, kèm theo tài liệu,
hình ảnh, bài học thực tế. Nhận diện hệ thống thương hiệu cũng thể hiện sự hiện diện của
lãnh đạo, giám đốc bộ phận, người sản xuất, những người giúp doanh nghiệp nắm bắt
thương hiệu.

1.6. Quảng bá thương hiệu
Việc tạo dựng và phát triển thương hiệu phải được gắn lền với thực hiện giao tiếp
marketing thông qua chiến lược truyền thông, xúc tiến thương mại, vv… Giao tiếp
marketing là giải pháp quan trọng nhằm tăng nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm
cũng như hình ảnh thương hiệu, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và là phương tiện
duy nhất tạo mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng.
Quảng bá thương hiệu là để tạo sức mạnh cho thương hiệu- sức mạnh từ sự thực
hiện tốt được các chức năng và sức mạnh từ sự nhận biết trong khách hàng và công
chúng về sản phẩm thông qua thương hiệu (biểu hiện của những gì sản phẩm có, riêng có
và làm được).

Trong tiếp thị, quảng bá bao gồm các hoạt động chính là quảng cáo, khuyến mãi,
chào hàng và quan hệ công chúng. Các nội dung này có thể được sử dụng riêng hoặc phối
hợp với nhau và chúng được thực hiện dựa trên những quy tắc nhất định của một quá
trình truyền thông giao tiếp như sơ đồ sau:

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Người gửi

Mã hoá

TS. BÙI VĂN QUANG
Điệp truyền

Giải mã

Phương
tiện truyền
thông

Người
nhận

Sự nhiễu
Phản hồi


Đáp ứng

Để quảng bá thương hiệu đến khách hàng cần phải có chiến lược dài hạn từ tầm
nhìn thương hiệu, xác định định vị thương hiệu, mô hình kiến trúc ứng dụng, thiết kế hệ
thống nhận diện thương hiệu, nội bộ doanh nghiệp, nguồn tài chính, trình độ quản lý
thương hiệu.

1.7. Kiểm tra và đánh giá thương hiệu
Việc đánh giá tài sản thương hiệu nhằm biết được tình hình thương hiệu qua thời
gian như thế nào. Thương hiệu cũng giống như sức khỏe con người, đôi khi mạnh nhưng
đôi khi cũng bị suy yếu, do vậy, cần thiết đánh giá thường xuyên. Đánh giá tài sản thương
hiệu là đo lường sự nhận biết và phản ứng khác nhau của khách hàng về thương hiệu.
Việc đo lường thường thông qua các phương pháp nghiên cứu marketing giúp cán bộ
quản lý hiểu tốt hơn về tình hình thương hiệu và có giải pháp phù hợp.
Các phương pháp kiểm tra và đánh giá thường được sử dụng là:
-

Điều tra, khảo sát.
Phỏng vấn cá nhân.
Phỏng vấn nhóm trọng điểm.
Phương pháp thử nghiệm.
Phương pháp quan sát.

Việc thấu hiểu đầy đủ nhu cầu và mong muốn khác nhau của khách hàng là yếu tố
sống còn để xây dựng và quản lý tài sản thương hiệu. Thông qua ứng dụng các phương
pháp nghiên cứu sẽ thu thập nguồn thông tin về thương hiệu, là cơ sở cho doanh nghiệp
vạch ra các chiến lược thương hiệu ngắn và dài hạn. nguồn thông tin phải đảm bảo đầy
đủ, cập nhật, trong đó có so sánh đối thủ cạnh tranh. Phát triển thương hiệu là một công
việc đòi hỏi nhiều nỗ lực, công sức và tiền bạc của doanh nhiệp. Thành quả của những nổ
lực đó cần phải được kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh chiến lược thương hiệu hoặc

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

đưa ra những mục tiêu và chiến lược thương hiệu mới phù hợp hơn so với chiến lược đối
thủ và khách hàng mục tiêu. Làm được điều này sẽ kiểm soát được sự phát triển thương
hiệu bền vững và lâu dài trên thị trường, sau đó đưa ra các giải pháp cầm thiết nhằm tăng
cường tài sản thương hiệu.

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

Chương 2: Thực trạng hiện tại của sản phẩm Alcohol Doctoc
2.1. Môi trường kinh doanh
2.1.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1.1. Môi trường chính trị luật pháp:
Trong quá trình toàn cầu hoá, hoàn loạt các quốc gia thực hiện chính sách mở cửa
nền kinh tế và theo đó hệ thống luật pháp không ngừng hoàn thiện và cải tiến. “Nhượng
quyền” được xem là một hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho các doanh

nghiệp trong ngành phân tán. Các doanh nghiệp muốn tham gia vào hình thức này phải
tìm hiểu kỹ hệ thống luật pháp của nước đó về lĩnh vực nhượng quyền thương mại như
giấy phép chuyển nhượng thương hiệu, luật thương mại …Ở Mỹ, kinh doanh nhượng
quyền dược xem là “ kinh tế lót bạc” …
2.1.1.2. Môi trường kinh tế
Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới như IMF, WB
và OECD thì sự tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi .Trong “thế giới mới”
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục đi lên, Châu Âu cũng khởi sắc là một nền kinh tế gọn
nhẹ và hiệu quả. Khu vực Châu Á được dự đoán là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất thế giới, với tốc độ tăng GDP trung bình khoảng 5,5%/năm. Sự tăng trưởng kinh tế
góp phần nâng cao đời sống của người dân, dẫn dến sự gia tăng về chi tiêu, làm cho châu
Á, Mỹ Latinh trở thành thị trưòng đầy tiềm năng và hấp dẫn.
2.1.1.3 Môi trường văn hoá xã hội :
GK Pharma duy trì một phong cách làm việc, giao tiếp chuyên nghiệp. Chúng tôi
xây dựng một bầu không khí doanh nghiệp có nguyên tắc rõ ràng trong mọi hoạt động,
giao tiếp và vui chơi giải trí. Bên cạnh việc tạo ra một môi trường đa dạng cho nhân viên,
GK Pharma cũng đưa ra chế độ lương thưởng và phúc lợi hấp dẫn cùng điều kiện làm
việc tuyệt vời .
2.1.1.4. Môi trường công nghệ
GK Pharma chuyên sản xuất các loại nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ
sung dưỡng chất cho cơ thể. Với dây chuyền hoạt động khép kín, máy móc trang thiết bị
hiện đại. Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng theo yêu cầu của cục vệ sinh an toàn
thực phẩm. Các sản phẩm đồ uống của GK Pharma không chỉ đơn thuần là nước giải khát
NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU


TS. BÙI VĂN QUANG

đảm bảo chất lượng, tạo sự sảng khoái, thoải mái mà còn tăng cường và bảo vệ sức khỏe,
vẻ đẹp của con người.
Hiện nay, GK Pharma đang và sẽ cung cấp trên thị trường một số sản phẩm nổi bật
như nước tăng lực Super drink, Nước bù điện giải ZoZo, nước giải rượu Dr.men, sản
phẩm cao cấp trà bát bảo Ozin…GK Pharma vẫn đang từng bước để tiến lên một tầm cao
mới, với nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến và hệ thống phân phối rộng khắp, đội ngũ
bán hàng chuyên nghiệp nhằm mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng
nhất giá trị dinh dưỡng cao nhất.
2.1.1.5. Môi trường toàn cầu
Ngày nay,các quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển luôn sẵn sàng
mở cửa và tạo điều kiện cho các tập đoàn nước ngoài đầu tư. Hệ thống luật pháp ngày
càng được cải tiến và dần dần đi đến những chuẩn mực chung thúc đẩy quá trình phát
triển và đầu tư nước ngoài.
2.1.1.6. Môi trường nhân khẩu
Hiện nay dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng, năm 2007 tổng cộng dân số
Thế giới đã là 7 tỷ người, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm là 1,1%, khu vực kém phát triển
chiếm đến 76% dân số thế giới và đang tăng vọt với tốc độ 2%/năm và các nước phát
triển dân số tăng 0,6%/năm Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh dẫn đến nhu cầu tăng
nhanh, do đó GK Pharma có khả năng phát triển, nhất là hiện nay hơi thở cuộc sống rất
gấp gáp, sản phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng và tiện lợi rất cần thiết, đó là cơ hội cho GK
Pharma.
2.1.2. Môi trường vi mô
2.1.2.1.Khách hàng
Alcohol Doctor được dùng cho trẻ em trên 6 tuổi và người lớn.
Alcohol Doctor dùng trong các trường hợp: Muốn giải khát, người hay sử dụng
rượu bia. Người hay hoạt động thể lực. Người hay mệt mỏi. Người muốn thanh nhiệt tăng
cường chức năng gan.
2.1.2.2. Sản phẩm thay thế

 Nước tinh khiết đóng chai
Theo khảo sát của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường AC Nielsen, thị trường nước
uống tinh khiết đóng chai đang chiếm 22% sản lượng toàn bộ thị trường nước giải khát

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

tại Việt Nam với mức tăng trưởng trung thành hàng năm là 26% kể từ năm 1995. Mức
tăng trưởng này sẽ tiếp tục trong năm nay.
Tiêu biểu trong lĩnh vực này là: lavie, aquafina
Các sản phẩm này có ưu điểm là giá, tiện lợi cho việc sử dụng thay nước đun sôi.
 Các loại nước giải khát có gas
Các sản phẩm này hầu hết là các thương hiệu lớn, tồn tại lâu đời như: Coca Cola,
Pepsi… Có lợi thế xâm nhập vào Việt Nam sớm, nên tiêu dùng nước ngọt có gas đã trở
thành thói quen của nhiều người. Năm 2007, các loại nước uống có gas chiếm 20,46%,
trong cơ cấu nước giải khát thì đến nay giảm còn 18% và nước uống không gas tăng từ
5,93% lên 7,76%, nước hoa quả các loại tăng từ 5,2% lên 6,97%. Hai loại nước này dự
kiến sẽ tăng mạnh
2.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Thị trường nước giải rượu những năm gần đây khá sôi động vì sự tham gia của
nhiều nhà cung cấp cũng như nhu cầu ngày càng khắt khe, đa dạng của người tiêu dùng.
Hiện tại nhiều hãng cũng đang tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. Có thể kể đến
Doanh nghiệp TNHH MTV DV ANH HUY, Doanh nghiệp CP PP XNK VINACO.OP.
 DOANH NGHIỆP TNHH MTV DV ANH HUY

- Địa chỉ : 101 Trần Trọng Cung, P. Tân Thuận Đông, Q7, Tp.HCM
- Tel : 08-66702666 | Hotline : 0903.132.062
- Email :
Nước giải rượu bia Condition là loại nước uống thảo mộc hoàn toàn tự nhiên được
tập đoàn CJ Hàn Quốc nghiên cứu và sản xuất với lịch sử ra đời từ năm 1992. Ở Việt
Nam hiện nay, Nước uống giải rượu Condition cũng là loại giải say, giải độc rượu bia
trên thị trường được rất nhiều người tin dùng cho việc bảo vệ gan, giải độc rượu bia và
thanh nhiệt cơ thể. Condition là loại thực phẩm chức năng cao cấp hoàn toàn không phải
là thuốc giải rượu nên không có tác dụng phụ không mong muốn, có thể uống nhiều rất
tốt cho việc bao vệ gan hàng ngày và thanh nhiệt cơ thể trước tác hại của việc uống
thường xuyên hay quá chén rượu bia.
 DOANH NGHIỆP CP PP XNK VINACO.OP
- Văn phòng: Số 4 Trần Doãn Khanh, P.Đakao, Quận 1, Tp.HCM, Việt Nam.
- Website: www.hoveniagiaruou.com
- Email:
NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

- Hotline: 0995.113.114
- Tel. (84) 8 39103425 ; (84) 8 39103426
- Fax. (84) 8 39102772
Hovenia Dulcis hữu hiệu trong việc tăng cường các chức năng gan, giúp thải trừ các
độc tố có hại, hỗ trợ làm cho gan khoẻ mạnh và có khả năng phục hồi tốt cho các trường
hợp nhiễm bệnh gan. Với tính năng trên thì Hovenia hỗ trợ hiệu quả cho người uống rượu

và các thức uống khác có cồn, giúp giải rượu ngay sau khi uống và giúp cơ thể phục hồi
từ các tác động của chất có cồn.

2.2. Tầm nhìn thương hiệu
2.2.1. Tầm nhìn
Với tiêu chí “tin vào khoa học, tìm về thiên nhiên”, doanh nghiệp GK Pharma luôn
luôn: Không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn để thoả mãn
yêu cầu của người tiêu dùng.
2.2.2. Sứ mệnh
Vì một thế hệ người tiêu dùng khỏe đẹp GK Pharma quyết tâm xây dựng thành
thương hiệu nước uống bổ dưỡng số một Việt Nam – đáp ứng mọi nhu cầu của mọi lứa
tuổi, mọi đối tượng.
Chín sứ mệnh đó là:
2.2.2.1. Khách hàng mục tiêu
Alcohol Doctor là thức uống từ thiên nhiên không thể thiếu với những ai thường
xuyên sử dụng rượu, bia. Alcohol Doctor giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan, giúp
giải độc gan và tăng đào thải các chất độc cho cơ thể sau khi uống nhiều rượu, bia.
2.2.2.2. Sản phẩm
Alcohol Doctor được sản xuất và phân phối, cung cấp những sản phẩm chất lượng
nhất với mức giá hợp lý nhất cho người tiêu dùng.
2.2.2.3. Thị trường
GK Pharma mong muốn đưa sản phẩm Alcohol Doctor không chỉ cạnh tranh trên
thị trường Việt Nam mà toàn thị trường châu Á.

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU


TS. BÙI VĂN QUANG

2.2.2.4. Công nghệ
Với dây chuyền hoạt động khép kín, máy móc trang thiết bị hiện đại, nguyên liệu
được tuyển chọn kỹ lưỡng theo yêu cầu của cục vệ sinh an toàn thực phẩm, GK Pharma
sẽ đem đến cho người tiêu dùng các sản phẩm Alcohol Doctor với chất lượng tốt nhất.
2.2.2.5. Triết lý
Không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn để thoả mãn
yêu cầu của người tiêu dùng.
2.2.2.6. Tự đánh giá
GK Pharma vẫn đang từng bước để tiến lên một tầm cao mới, với nhà máy hiện đại,
công nghệ tiên tiến và hệ thống phân phối rộng khắp, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
nhằm mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng nhất giá trị dinh dưỡng cao
nhất.
2.2.2.7. Quan tâm tới sự sống còn, phát triển khả năng sinh lời
Sự tồn tại của doanh nghiệp chính là nhờ vào việc tạo ra những sản phẩm tốt nhất
cho sức khỏe của người tiêu dùng, tạo được sự quan tâm ủng hộ của người tiêu dùng.
2.2.2.8. Quan tâm tới hình ảnh cộng đồng
Không chỉ mang đến nguồn sức khỏe cho mọi người, GK Pharma muốn góp phần
vào việc nâng cao sức mạnh kinh tế, xã hội, đất nước.
2.2.2.9. Quan tâm đến nhân viên
GK Pharma duy trì một phong cách làm việc, giao tiếp chuyên nghiệp. Chúng tôi
xây dựng một bầu không khí doanh nghiệp có nguyên tắc rõ ràng trong mọi hoạt động,
giao tiếp và vui chơi giải trí. Bên cạnh việc tạo ra một môi trường đa dạng cho nhân viên,
GK Pharma cũng đưa ra chế độ lương thưởng và phúc lợi hấp dẫn cùng điều kiện làm
việc tuyệt vời.

2.3. Định vị thương hiệu:
2.3.1. Các bước định vị thương hiệu:

 Bước 1: Xác định môi trường cạnh tranh
` Thị trường nước giải rượu những năm gần đây khá sôi động vì sự tham gia của
nhiều nhà cung cấp cũng như nhu cầu ngày càng khắt khe, đa dạng của người tiêu dùng.
NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

Hiện tại nhiều hãng cũng đang tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. Có thể kể đến
Doanh nghiệp TNHH MTV DV ANH HUY, Doanh nghiệp CP PP XNK VINACO.OP.
- DOANH NGHIỆP TNHH MTV DV ANH HUY với Nước giải rượu bia
Condition.
- DOANH NGHIỆP CP PP XNK VINACO.OP với sản phẩm Hovenia.
 Bước 2: Khách hàng mục tiêu
- Các đối tượng trên 6 tuổi đều có thể sử dụng sản phẩm nhưng khách hàng mục
tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới là những người có thu nhập khá, trong công việc:
các cán bộ nhân viên thường xuyên phải tiệc tùng tiếp khách sử dụng nhiều rược
bia, trong cuộc sống: các bữa tiệc vui chơi cùng bạn bè gia đình người thân việc
nâng cốc chạm ly là không thể thiếu. Ngoài giải rượu bia thì có thể uống để giải
khát và cung cấp năng lượng.
- Dựa vào phân khúc nhân khẩu với lợi ích đặc biệt của sản phẩm để đưa nó phát
triển.
 Bước 3: Thấu hiểu khách hàng
Alcohol Doctor hiểu được những mong muốn, lo lắng của khách hàng: do tính chất
công việc phải thường xuyên tiệc tùng bia rượu, hay những buổi hội họp, ngày vui, ngày
xum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Vì vậy nỗi ám ảnh có thể dẫn tới các bệnh về gan, hay

những người đang mắc sẵn những căn bệnh về gan, tình trạng cơ thể khó chịu, mệt mỏi,
đau đầu, nôn nao, nổi mẩn, khát nước, không tỉnh táo, thiếu kiểm soát khi say xỉn.
Alcohol Doctor với công dụng đặc biệt có thể làm hài lòng khách hàng, giảm đi những
nỗi lo lắng, thoải mái tiệc tùng.
 Bước 4: Lợi ích sản phẩm
- Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích về chức năng làm khách hàng hài lòng:
+ Giúp cung cấp năng lượng, giải khát.
+ Giúp thanh nhiệt.
+ Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan.
+ Giúp giải độc gan và tăng đào thải các chất độc hoc cơ thể sau khi uống nhiều
bia rượu.
+ Làm giảm tác hại và cảm giác khó chịu do bia rượu gây ra như: mệt mỏi, đau
đầu, nôn nao, nổi mẩn, khát nước.
- Khi bạn say không còn sức pha nổi nước hoặc làm theo một số mẹo vặt giải
rượu sợ mất thời gian hay muốn tỉnh rượu nhanh nhất thì uống khoảng 2 lon
Nước giải rượu mát gan Alcohol Doctor là tỉnh rượu ngay.
 Bước 5: Giá trị và tính cách thương hiệu

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TS. BÙI VĂN QUANG

Dựa vào khách hàng mục tiêu và lợi ích sản phẩm, doanh nghiệp xây dựng đặc
trưng riêng cho thương hiệu:
- Alcohol Doctor phục vụ cho những người có thu nhập khá.

- Tên thương hiệu (Alcohol Doctor) một phần làm nổi bật lên công dụng và lợi ích
của sản phẩm: “Alcohol= rược cồn” giúp khách hàng nghĩ ngay tới tác dụng giải
rượu của sản phẩm,còn “Doctor = bác sĩ” tạo niềm tin cho khách hàng về sản
phẩm này an toàn.
- Màu sắc kết hợp đen đỏ xanh nổi bật dễ chú ý.
 Bước 6: Lý do tin tưởng thương hiệu
Alcohol Doctor là sản phẩm chất lượng xuất sứ từ Hàn Quốc: OKF
CORPORATION 42F, World trade center, Samsung-dong, Gangam-Gu, SEOUL-Hàn
Quốc.
Thành phần của Alcohol Doctor: Trong mỗi lon Alcohol Doctor có chứa: (chiết
xuất câu kỳ tử, chiết xuất vỏ quýt, Taurine, đường, Vitamin C, axit amin, axit citric, axit
tartaric, chiết xuất cỏ ngọt) chiết xuất gạo đậu nành (rice soybean, extract GMT-ACL5L), Chiết xuất kế sữa, Taurine, mật ong, caffeine, chiết xuất guarana, vitamin B3, Lalanine, vitamin B6, Vitamin B12, Fructose. Nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất
lượng: doanh nghiệp TNHH GK Pharma: số 63 Khương Liệt, Trung Thượng, Đống Đa
Hà Nội. Tiếp thị và phân phối: Nafaco.jsc.
Nước giải rượu mát gan Alcohol Doctor tại Hàn Quốc được sử dụng như các loại đồ
uống khác nhưng để ngăn chặn hoặc giảm tác hại của rượu bia và giải rượu lên cơ
thể. Alcohol Doctor Hangover một hỗn hợp thảo dược được người Hàn Quốc sử dụng từ
lâu để thải độc mát gan cho cơ thể khi dùng rượu bia. Ngày nay các nghiên cứu y học đã
phát hiện ra rằng những thành phần thảo dược trong Alcohol Doctor Hangover (Câu kỷ
tử, cỏ ngọt, vỏ quýt…) giúp giải độc gan, tăng đào thải chất độc qua gan, giúp tăng tốc độ
phân hủy rượu được đưa vào sản xuất như là một thức uống Alcohol Doctor giải rượu bia
một cách nhanh chóng.

NHÓM 7

TRANG


QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU


TS. BÙI VĂN QUANG

 Bước 7: Sự khác biệt của thương hiệu

 Bước 8: Tính cốt lõi của thương hiệu:
“Alcohol Doctor – Hangover Energy”: như một người bác sĩ chăm sóc sức khỏe
khách hàng tận tâm:bác sĩ về rượu cồn – cung cấp năng lượng cho những người đã sử
dụng bia, rượu, chất có cồn và đang trong trạng thái khó chịu, nôn nao, mệt mỏi do tác
dụng của bia rượu gây ra.
“ Giải khát, mát gan, xua tan mệt mỏi”: khi cơ thể thaoi mái dễ chịu thì mệt mỏi
muộn phiên cũng sẽ tan biến..
2.3.2. Các chiến lược định vị thương hiệu
 Chiến lược định vị dựa vào đặc điểm và thuộc tính:
- Kiểu dáng sản phẩm: bắt mắt phối màu đen đỏ xanh nổi bật gây sự chú ý.
- 4 tác dụng độc quyền của sản phẩm.
 Chiến lược định vị dựa vào lợi ích sản phẩm
- Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích về chức năng làm khách hàng hài lòng:
+ Giúp cung cấp năng lượng, giải khát.
+ Giúp thanh nhiệt.
+ Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan.
NHÓM 7

TRANG


×