Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích môi trường ngành và đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần sữa vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.09 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK

I.

Giới thiệu về Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy

Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản
phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê
của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt
Nam vào năm 2007.
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là
VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh
trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ
đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ,
Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30
năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1
xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm,
Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm
được làm từ sữa.
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là
Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi
chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống
Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac
(thuộc Nestle).
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công
nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo
I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:



Nhà máy bánh kẹo Lubico.Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính
thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công
nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà
máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy
trực thuộc lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở
rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành
lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho
Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành
phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại
đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí
Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí
Minh.
2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã
giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công
ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh
Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành
Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu
Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên
Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên
doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.



2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin
điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ
khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang
trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò
sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi
được mua thâu tóm.
2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm
2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
II.

SẢN PHẨM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM

a) Sữa tươi:

 Sữa tươi 100%.
 Sữa thanh trùng (có đường, không đường);
 Sữa tiệt trùng (có đường, không đường, dâu, socola);
 Sữa tươi tiệt trùng;
 Sữa giàu canxi flex (có đường, không đường, ít đường);
 Sữa tươi Milkplus (có đường, không đường, dâu, socola).
b) Sữa chua

 Sữa chua ăn (có đường, không đường, trái cây, dâu, proby lợi khuẩn, nha
đam, cam, plus canxi);



 Sữa chua SUSU (có đường, cam, trái cây, dâu);
 Sữa chua uống (dâu, cam);
 Sữa chua men sống PROBI.
c) Nước ép hoa quả

 Đào ép;
 Cam ép (có đường, không đường);
 Táo ép;
 Cà chua ép;
d) Sữa đặc

Ông Thọ:
a. Ông Thọ nhãn trắng nắp mở nhanh;
b. Ông Thọ nhãn xanh nắp khui;
c. Ông Thọ nhãn đỏ nắp khui;
d. Ông Thọ dạng vỉ 30g.
Ngôi sao phương Nam:
e. Ngôi sao phương Nam nhãn đỏ;
f. Ngôi sao phương Nam nhãn cam;
g. Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng lon;
h. Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng hộp giấy.

e) Kem

a. Socola;
b. Dâu;



c. Khoai môn;
d. Vanila;
e. Sầu riêng;
f. Đậu xanh;
Sữa đậu nành Nhãn hiệu VFresh, (gồm có đường, ít đường và không đường);
III.

Phân tích môi trường ngành:
Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp lúc này bao gồm khả

năng nắm bắt và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; mở rộng mạng
lưới phân phối; xây dựng thương hiệu...
Từ những số liệu điều tra:
Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam. Mức tăng
trưởng hàng năm trong các năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 43,2%, 26,4% và
25,6%. Sữa nước (bao gồm sữa tươi và sữa tiệt trùng), cùng với sữa chua ăn và
sữa chua uống là các ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn, đều có tốc độ tăng trưởng
mạnh và khá ổn định.Do phù hợp với nhiều lứa tuổi, sữa chua ăn và sữa tươi tiệt trùng là hai ngành hàng có số người sử dụng cao nhất, lần lượt là 89,1% và
87,1%. Đây cũng là hai sản phẩm được những người nội trợ lựa chọn nhiều nhất
so với các nhóm khác, chiếm lần lượt là 22,9% và 22,1% số người trả lời, và ít
có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng sản phẩm sữa này.
Trong số các hộ được thăm dò, tỷ lệ hộ có sử dụng sữa chua uống chiếm 22,1%.
Tỷ lệ hộ thu nhập cao trên 13 triệu đồng/tháng sử dụng sữa tươi - tiệt trùng là
42,0% và giảm dần theo mức giảm của thu nhập. Cụ thể với mức thu nhập từ 913 triệu đồng là 23,9%, từ 6-9 triệu đồng là 21,8% và ở hộ dưới 3 triệu
đồng/tháng, tỷ lệ này là 1,4%. Có sự khác nhau đáng kể trong việc sử dụng sản
phẩm sữa và thức uống ở Hà Nội và TPHCM. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ số hộ
ở Hà Nội và TPHCM sử dụng sữa tươi - tiệt trùng tương ứng là 53% và 47%;



sữa chua ăn là 55,1% và 44,9%; sữa chua uống là 52% và 48%. Ở vị trí dẫn đầu,
sữa tươi - tiệt trùng có 55% số hộ gia đình được hỏi cho biết đã lựa chọn dùng
thường xuyên nhất. Sữa chua ăn và sữa bột nguyên kem dành cho trẻ em lần
lượt chiếm tỷ lệ là 19,9% và 11,9%. Như vậy, xu hướng tiêu dùng các thức uống
bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà cụ thể là sử dụng các loại sữa chiếm ưu thế
phổ biến. Số liệu khảo sát cho thấy, sữa tươi - tiệt trùng, sữa chua ăn và sữa bột
nguyên kem dành cho trẻ em là những loại sữa được người tiêu dùng lựa chọn
sử dụng nhiều nhất. Tỷ lệ sử dụng hàng ngày đối với các loại sản phẩm này khá
cao, lần lượt là 75,9%, 67,2% và 30,6% số hộ được hỏi. Nguyên nhân là do
những sản phẩm này hướng tới nhóm khách hàng rộng lớn, đa dạng về lứa tuổi
và thu nhập.
Chờ những cuộc cạnh tranh
Công ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối
rộng khắp, do đó ngành hàng sữa tươi - tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được
người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự
cạnh tranh mạnh mẽ của Dutch Lady, Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk. Số liệu
khảo sát cho thấy, số người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục chọn mua sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk cao nhất, chẳng hạn sữa tươi 100% nguyên chất có
đường của Vinamilk là 26,5%. Đối với Dutch Lady, có 15,3% số người tiêu
dùng trả lời sẽ sử dụng sữa tiệt trùng 100% nguyên chất có đường trong thời
gian tới; 10,9% chọn sử dụng sữa có đường. Đối với các sản phẩm sữa chua ăn,
Vinamilk chiếm vị trí gần như độc tôn. Với lợi thế phong phú về chủng loại, có
thị trường rộng lớn, sữa chua Vinamilk là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng
biết đến và sử dụng. Dự định tiêu dùng ngành hàng sữa trong tương lai chủ yếu
tập trung vào các sản phẩm sữa chua của Vinamilk. Có 72,1% người tiêu dùng
cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk có đường; 23,8% cho biết sẽ sử dụng
sữa chua ăn Vinamilk trái cây; 20,0% sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk dâu. Sữa
chua uống Dutch Lady và Vinamilk có tỷ lệ người tiêu dùng dự định lựa chọn


trong thời gian tới khá cao. Có 12,4% người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng sản

phẩm sữa chua uống Yomost của Dutch Lady. Trong khi đó, sản phẩm sữa chua
uống của Vinamilk cũng có tỷ lệ khá cao với 8,5% người tiêu dùng cho biết sử
dụng sản phẩm sữa chua uống vị trái cây tổng hợp. Điều này cho thấy, Dutch
Lady đang duy trì được sự cạnh tranh cần thiết với Vinamilk trong phân khúc thị
trường sữa chua. Đề cập tới triển vọng tiêu dùng ngành hàng sữa, không thể
không nhắc đến vấn đề melamine và giá sữa. Có đến 91,2% những người được
hỏi cho biết sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm khác thay thế nếu biết chắc rằng
loại sữa đang sử dụng bị nhiễm melamine và 65,9% người chọn cách hạn chế sử
dụng các sản phẩm từ sữa.
Trong khi đó, thương hiệu - uy tín của các doanh nghiệp ngành sữa được
hình thành chủ yếu là từ quảng cáo. Có thể thấy mức độ quảng cáo sữa dày đặc
trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào
để khẳng định chất lượng sản phẩm, chiếm được niềm tin của người tiêu dùng
trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Thị trường Việt Nam đang chờ đợi
một cuộc cạnh tranh mang tính bứt phá của các doanh nghiệp ngành sữa cả về
chất lượng lẫn giá cả.
Với xu hướng phát triển cũng như hướng đến tiến trình hội nhập ngày
càng sâu rộng hơn, thì việc xuất hiện nhiều thương hiệu sản phẩm/dịch vụ của
nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế làm cho bầu khí chung của một thị
trường mới nổi như Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú và sôi động hơn, từ đó
người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn phù hợp tùy theo sở thích cũng như
khả năng tài chính của mình …
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay giữa các
thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực và ngành hàng
như: ngành sữa đang hứa hẹn là một thị trường sôi động vì nhu cầu sử dụng sữa
của người Việt Nam vẫn còn thấp và không ngừng tăng trong những năm qua.
Các công ty sản xuất liên tục đưa ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi khá


hấp dẫn, giảm giá, nâng cao chất lượng dinh dưỡng nhằm thu hút cũng như mở

rộng thị phần cho mình. Nhìn chung đã có một số công ty lớn đã có được vị thế
trên thương trường cũng như vị trí nhất định trong tâm trí người tiêu dùng trong
nhiều năm qua.
Hiện tại trong thị trường sữa Việt Nam có gần chục công ty sản xuất và
vẫn còn một số công ty đang trong quá trình xin cấp phép cũng như thử nghiệm,
chuẩn bị tung ra thị trường, cộng với sự thâm nhập của thị trường sữa ngoại.
Đây hẳn là một thị trường màu mỡ, giầu tiềm năng chăng. Vậy chúng ta cùng
phân tích môi trường ngành theo các nội dung sau:

1. Sự cạnh tranh của nhà cung cấp:
- Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định
đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.
Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực
cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.


- Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta
nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp
và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thị trường sữa Việt Nam đang bắt đầu cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân
tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh
hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng:
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp hay toàn ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ và Nhà phân phối.
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành
thông qua quyết định mua hàng.

Các doanh nghiệp sản xuất sữa ngày càng quan tâm đến việc thỏa mãn
nhu cầu đa dạng của khách hàng. Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng
dinh duỡng và nghiên cứu ra nhiều sản phẩm mới để phù hợp với từng đối tượng
khách hàng cụ thể (làm rất tốt việc phân đoạn thị trường), giảm giá hoặc thực
hiện các chương trình khuyến mại nhằm thu hút và duy trì được khách hàng.
Cũng giống như áp lực từ phía nhà cung cấp thì áp lực cạnh tranh từ
khách hàng tác động đối với ngành là khá lớn, nó thể hiện ở:
 Quy mô.
 Tầm quan trọng.
 Chi phí chuyển đổi khách hàng.
 Thông tin khách hàng.


Quy mô khách hàng càng lớn (thị phần càng cao) thì lợi thế cạnh tranh
càng lớn (lợi thế về thương hiệu và chi phí bình quân/thuê bao dịch vụ giảm, lợi
nhuận tăng, khả năng tái đầu tư tăng). Hiện nay, ba công ty lớn sản xuất sữa
tươi, sữa chua là Vinamilk, Dutchlady và Sữa Ba Vì đang chịu sức ép rất lớn về
canh tranh từ các đối thủ còn lại, đặc biệt là cạnh tranh về giá khi mà các doanh
nghiệp đó được ưu đãi hơn về chính sách giá. Điều này đã làm giảm doanh thu
cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp. Và cũng là giảm doanh thu và lợi
nhuận của ngành.
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên
trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn
nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
- Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ
suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
- Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập
vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.

Những yếu tố về Kỹ thuật; Vốn; Các yếu tố thương mại như hệ thống
phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng ... và các nguồn lực đặc thù như
nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), Bằng cấp, phát minh sáng chế, Nguồn
nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn
nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh
chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm
trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của


môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa
của sản phẩm thay thế.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp
với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong
một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:
+ Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh
tranh...
+ Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán:


Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các
doanh nghiệp còn lại



Ngành tập trung: Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm
giữ vai trò chi phối (Điều khiển cạnh tranh - Có thể coi là độc quyền)


+ Các rào cản rút lui: Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui
là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên
khó khăn:

IV.



Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư;



Ràng buộc với người lao động;



Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder);



Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.

Phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
trong ngành:
Như đã phân tích ở trên thì tại thị trường Việt Nam có ba công ty lớn sản

xuất sữa tươi, sữa chua là Vinamilk, Dutchlady và Sữa Ba Vì. Tuy nhiên những



đối thủ đầy tiềm năng và thách thức như Hanoimilk hay các loại sữa nhập ngoại
sẽ khiến cho sự cạnh tranh trong ngành sữa càng trở nên gay gắt và hấp dẫn hơn.
1. Dutchlady - đối thủ tiềm ẩn lớn nhất:
Khởi nguồn từ Hà Lan…
Lấy một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh có từ lâu đời, Cô Gái Hà
Lan - một thương hiệu sữa luôn được người tiêu dùng tin yêu mỗi khi nhắc đến
uy tín sản phẩm và chất lượng dinh dưỡng vượt trội.
Thành công bao giờ cũng phải được bắt đầu xây dựng từ một nguồn gốc
vững chắc. Cô Gái Hà Lan xuất thân từ Hà Lan, miền đất của những sắc hoa uất
kim cương rực rỡ, đất nước có những chiếc cối xay gió mạnh mẽ luôn vươn cao
đón ánh mặt trời. Xứ sở này còn được biết với một nền công nghiệp sữa phát
triển hiện đại bậc nhất thế giới và truyền thống hàng trăm năm nuôi bò sữa.
Bên cạnh đó, Hà Lan còn là quốc gia có các phòng nghiên cứu và kiểm
nghiệm sữa đạt tiêu chuẩn châu Âu và là một trong ba quốc gia có truyền thống
sản xuất sữa lâu đời và nổi tiếng khắp thế giới.
Và khi nhắc đến sản phẩm sữa, quy trình, hệ thống chăn nuôi bò và sản
xuất sữa luôn đóng vai trò hàng đầu, quyết định chất lượng vượt trội của sản
phẩm.
Cô Gái Hà Lan đến từ những trang trại bò sữa bạt ngàn màu xanh đồng cỏ
với những đàn bò hàng mấy trăm con thuộc giống bò sữa Holstein Friesian, cho
năng suất cao nhất trong tất cả các giống bò sữa hiện nay trên thế giới và đang
có mặt ở 128 quốc gia.
Không chỉ dừng ở việc tạo ra giống bò sữa Holstein Friesian, người Hà
Lan còn từng bước xây dựng những quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát chất
lượng sữa ngay từ khâu lấy sữa, thu mua sữa đến các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn
thực phẩm, hệ thống máy móc, hệ thống kiểm tra chất lượng trong khâu sản
xuất, cũng như quá trình bảo quản và vận chuyển sản phẩm sữa.


Thậm chí tại Hà Lan, theo sử sách ghi chép lại, từ những năm 20 thế kỷ

18, trong khi rất nhiều quốc gia chưa biết đến khái niệm bò sữa thì Hà Lan đã sở
hữu những nhà máy sản xuất sữa theo quy trình khép kín chuẩn mực.
Chính tinh thần trách nhiệm cao và sự cam kết bền vững của thương hiệu
sữa Cô Gái Hà Lan trong việc mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm
sữa chất lượng vượt trội là nền tảng để những thương hiệu sữa đến từ Hà Lan
luôn được ưa chuộng và tin dùng trên toàn thế giới.
Đến thị trường Việt Nam

Và từ quê hương Hà Lan, Cô Gái Hà Lan đang tiếp tục chuyến hành trình
không mệt mỏi để các sản phẩm sữa của mình có thể đến với ngày càng nhiều
người hơn. Theo chuyến hành trình ấy là một uy tín được tích lũy hơn 135 năm
trong ngành công nghiệp sữa và những chuẩn mực chất lượng luôn được tuân
thủ dù đến bất cứ nơi đâu.
Đó cũng chính là điều tạo dựng nên lòng tin của người tiêu dùng Việt
Nam với Cô Gái Hà Lan trong suốt hơn 15 năm qua.
Tại Việt Nam, những tiêu chuẩn cơ bản để một trại bò sữa được trở thành
trại bò sữa đạt chuẩn Hà Lan và là đối tác cung cấp sữa bò tươi dài hạn cho Cô
Gái Hà Lan được áp dụng một cách nghiêm túc.
Tất cả những trại bò sữa này đều phải tuân theo những quy định nghiêm
ngặt: luôn giữ chuồng trại sạch sẽ và khô thoáng; dụng cụ vắt sữa phải luôn
được rửa sạch sẽ và cất giữ ở nơi khô ráo; sữa vắt xong phải được chứa trong
những can sữa chuyên dụng do công ty thiết kế và cung cấp; phải giao sữa đến
các Điểm Thu Mua sữa bò tươi của Cô Gái Hà Lan ngay sau khi vắt xong.
Bên cạnh đó, Cô Gái Hà Lan đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu mua
sữa trực tiếp từ các trại bò đạt chuẩn, thông qua mạng lưới các điểm thu mua
được phân bố hợp lý và quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ tại từng mắt xích:


sữa luôn được kiểm tra chất lượng trước khi chấp nhận thu mua, trước khi đưa
vào hệ thống lạnh tại trung tâm làm lạnh, và trước khi chuyển vào sản xuất tại

nhà máy.
Nhờ vậy, nguồn sữa tươi đầu vào của công ty luôn có chất lượng cao với
xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy. Hiện tại, Cô Gái Hà Lan là một trong những đơn
vị ở Việt Nam tổ chức thu mua sữa tươi trực tiếp từ các trại bò sữa với các tiêu
chuẩn chất lượng nghiêm ngặt ngay tại điểm thu mua.
Hà Lan đã không ngừng khẳng định thế mạnh của mình trong ngành công
nghiệp sữa thông qua những nỗ lực không ngừng để đưa các sản phẩm sữa uy
tín đến phục vụ người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Đó chính là tiền đề, là nền tảng vững chắc nhất cho chất lượng sản phẩm
vượt trội và sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu sữa Cô Gái Hà Lan tại Việt
Nam

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Thị Mai Anh: Bài giảng “Quản trị Marketing” - Chương trình
đạo tạo MBA.
2. />Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Hoàng Quốc Khánh - Lớp GaMBA01.N04
Trân trọng cảm ơn!



×