Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY 30 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.43 KB, 80 trang )

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY 30 - 4

HỒ THỊ ĐƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
 
 


 
 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “GIẢI PHÁP XÂY
DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY 30-4” do Hồ Thị
Đương, sinh viên khóa K35, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ________________
Trần Đình Lý
Giáo viên hướng dẫn



________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2012

 
 

năm 2012

tháng

năm 2012


 
 


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà
còn là sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Trước hết con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bố, Mẹ và gia đình, người đã sinh
ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con, là
niềm tự hào của bản thân con. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
nói chung và Khoa Kinh tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm
cho em. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Trần Đình Lý đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em trong học tập và trong quá trình làm khóa luận.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh/Chị nhân viên Siêu thị điện máy Ba Mươi
Tháng Tư đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt là chú Dũng trưởng phòng
Tổ chức hành chính, chú Hùng trưởng phòng Kế toán và các anh chị trong công ty đã
tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè,… những người đã luôn
quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư. Kính chúc quý Thầy, quý Cô, quý
Anh Chị và toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày 11 tháng 12 năm 2012.

Hồ Thị Đương.

 
 



 
 

NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒ THỊ ĐƯƠNG. Tháng 12 năm 2012. “Giải Pháp Xây Dựng Văn Hóa
Doanh Nghiệp Tại Siêu Thị Điện Máy Ba Mươi Tháng Tư”.
HO THI DUONG. December 2012. “Solutions to build the enterprise
culture at The thirtieth of April Electronics stores”.
Do yêu cầu của thị trường trong thời kỳ mới, yêu cầu về sự phát triển bền vững
trong quá trình hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp hòa nhập mà không bị hòa tan, đã
thách thức không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là trong xây dựng văn
hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu
tố quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Mặt khác văn hóa
doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã đủ và cái còn lại khi doanh nghiệp
không còn nữa, vì vậy nó tạo ra sức mạnh, ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp trong
quá trình kinh doanh cũng như hội nhập. Vì vậy, đề tài “Giải Pháp Xây Dựng Văn
Hóa Doanh Nghiệp Tại Siêu Thị Điện Máy Ba Mươi Tháng Tư” tập trung nghiên
cứu VHDN tại Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư. Cụ thể đề tài đi sâu vào nghiên
cứu các mặt sau: những đặc trưng của VHDN tại công ty, VHDN thể hiện qua các
hoạt động hướng ngoại của công ty,.. Qua đó phản ánh một cách chân thực và sống
động thực tế văn hóa hiện tại của công ty, những mặt đã đạt được, những điểm hạn
chế… từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa của công ty ngày
một tốt hơn.
Để thực hiện đề tài, tác giả thu thập số liệu tại các phòng ban trong công ty,
qua báo chí và internet... Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra phỏng
vấn 80 cán bộ công nhân viên trong công ty và 160 khách hàng tại Siêu thị điện máy
Ba Mươi Tháng Tư. Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS 16.0.


 
 


 
 

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 
1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2 
1.3.1. Phạm vi về không gian ...............................................................................2 
1.3.2. Phạm vi về thời gian ...................................................................................3 
1.4. Cấu trúc của luận văn .........................................................................................3 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4 
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan ..................................................4 
2.2. Tổng quan về Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư ........................................6 
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................6 
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ...................................................7 
2.2.3. Tình hình hoạt động SXKD của Siêu thị điện máy 30-4............................8 
2.2.4. Tình hình nhân sự tại công ty ...................................................................10 
2.2.5. Bạn đồng hành của Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư ......................11 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................12 
3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................12 

3.1.1. Khái niệm văn hóa ....................................................................................12 
3.1.2. Khái niệm doanh nghiệp ...........................................................................13 
3.1.3. Văn hóa doanh nghiệp ..............................................................................14 
3.1.4. Phong cách lãnh đạo .................................................................................19 
3.1.5. Tuyển dụng và vai trò của tuyển dụng .....................................................20 
3.1.6. Khách hàng ...............................................................................................20 
v


 
 

3.1.7. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ..............................................................21 
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................26 
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................26 
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................27 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................29 
4.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam ..............................................29 
4.2. Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp hiện tại ở STĐM 30-4 .....................30 
4.2.1. Văn hóa doanh nghiệp thông qua các yếu tố giá trị của công ty ..............30 
4.2.2. Văn hóa thông qua các yếu tố chuẩn mực của công ty ............................33 
4.2.3. Văn hóa thông qua các yếu tố hữu hình của công ty ................................37 
4.2.4. Văn hóa thông qua yếu tố không khí làm việc và phong cách lãnh đạo ..40 
4.3. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua hoạt động hướng ngoại của STĐM 30-4 47 
4.3.1. Khách hàng đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ ...........................47 
4.3.2. Khách hàng đánh giá về nhân viên Công ty .............................................49 
4.3.3. Khách hàng đánh giá về không gian làm việc ..........................................51 
4.4. Một số giải pháp nhằm xây dựng tốt hơn VHDN tại STĐM 30-4 ..................52 
4.4.1. Một số giải pháp hướng ngoại ..................................................................52 
4.4.2. Một số giải pháp hướng nội ......................................................................55 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................61 
5.1. Kết luận ............................................................................................................61 
5.1.1. Tình hình chung ........................................................................................61 
5.1.2. Hạn chế của khóa luận ..............................................................................62 
5.2. Kiến nghị. .........................................................................................................63 
5.2.1. Đối với nhà nước. .....................................................................................63 
5.2.2. Đối với Siêu Thị Điện Máy Ba Mươi Tháng Tư ......................................63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64 
PHỤ LỤC 

vi


 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STĐM 30-4

: Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư

CB - CNV

: Cán bộ công nhân viên.

DN

: Doanh nghiệp.

ĐH


: Đại học.

ĐVT

: Đơn vị tính.

GĐ - PGĐ

: Giám đốc - Phó Giám đốc.

KH

: Khách hàng.

SXKD

: Sản xuất kinh doanh.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

TP.HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh.

VH

: Văn hóa.


VHDN

: Văn hóa doanh nghiệp.

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization).

XHCN

: Xã Hội Chủ Nghĩa.

vii


 
 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của STĐM 30-4 trong Năm 2010 và 2011 9 
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Siêu Thị Điện Máy 30-4 ..........10 
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Siêu Thị Điện Máy 30-4 ............10 
Bảng 4.1. Bảng Quy Định Giờ Giấc Làm Việc của Nhân Viên Văn Phòng ..........33 
Bảng 4.2. Bảng Quy Định Giờ Giấc Làm Việc của Nhân Viên Bán Hàng ............33 
Bảng 4.3. Đánh Giá Sự Phù Hợp của Nhân Viên về Giờ Giấc Làm Việc..............34 
Bảng 4.4. Đánh Giá về Trang Thiết Bị Phục Vụ Làm Việc Tại Công Ty ..............38 
Bảng 4.5. Đánh Giá Về Giao Tiếp Hàng Ngày trong Nội Bộ Chi Nhánh ..............40 
Bảng 4.6. Các Kênh Trao Đổi Thông Tin Chủ Yếu Trong STĐM 30-4 ................41 
Bảng 4.7. Mức Độ Nhân Viên Tham Gia Đóng Góp Ý Kiến.................................42 

Bảng 4.8. Nhân Viên Đánh Giá về Sự Phù Hợp của Họ Với Ban Lãnh Đạo .........44 
Bảng 4.9. Áp Lực Công Việc Đối Với Nhân Viên .................................................45 
Bảng 4.10. Sự Hài Lòng của Nhân Viên về Văn Hóa và Môi Trường Làm Việc ..46 
Bảng 4.11. Khách Hàng Đánh Giá về Thời Gian Hoàn Thành Một Giao Dịch. ....47 
Bảng 4.12. Khách Hàng Đánh Giá về Chất Lượng Sản phẩm ...............................48 
Bảng 4.13. Khách Hàng Đánh Giá về Chất Lượng Dịch Vụ ..................................48 
Bảng 4.14. Khách Hàng Đánh Giá về Trang Phục của Nhân Viên ........................49 
Bảng 4.15. Khách Hàng Đánh Giá về Lời Ăn Tiếng Nói của Nhân Viên ..............50 
Bảng 4.16. Khách Hàng Đánh Giá về Không Gian Làm Việc ..............................51 
Bảng 4.17. Sự Hài Lòng của Khách Hàng về Văn Hóa và Phong cách Phục Vụ ..52 
Bảng 4.18. Dự Tính Kinh Phí Thực Hiện Thi Kiến Thức – Kỹ Năng Bán Hàng. 56 
Bảng 4.19. Dự Tính Kinh Phí Cho Hội Thảo Xây Dựng và Phát Triển Văn Hóa –
Xây Dựng và Phát Triển STĐM 30-4 ...........................................................................58 

viii


 
 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Siêu Thị Điện Máy Ba Mươi Tháng Tư .........................7 
Hình 2.2. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động SXKD trong năm 2010 và 2011 ................9 
Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Năm 2011. ........................10 
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011. ..........................11 
Hình 3.1. Cấu Trúc của Văn Hóa Doanh Nghiệp ...................................................17 
Hình 4.1. Nhân Viên Đánh Giá về Giờ Giấc Làm Việc Của Công Ty...................35 
Hình 4.2. Hình Ảnh Logo Công ty. ........................................................................36 
Hình 4.3. Đánh Giá về Cách Thức Ra Quyết Định của BGĐ STĐM 30-4 ............43 
Hình 4.4. Áp Lực Công Việc Đối Với Nhân Viên .................................................46 

Hình 4.5. Khách Hàng Đánh Giá về Thái Độ Phục Vụ của Nhân Viên .................50 

ix


 
 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
“Hồi thế chiến thứ 2, có một nhà máy in ở Đức bị tàn phá, Đức quốc xã chiếm
dụng làm cơ sở quân dụng. Chiến tranh đi qua, có hai người đến nhặt từng viên gạch,
cặm cụi xếp thành đống. Một người đi tới hỏi: “Vì sao các anh làm việc này?”. Họ trả
lời: “Chúng tôi làm theo tâm nguyện của ông chủ, phải xây dựng lại nhà máy…”
Người hỏi đó chính là ông chủ và họ cùng ôm nhau khóc, quyết tâm xây lại nhà máy”.
“Trong sự nghiệp của mình, ông chủ - người sáng lập tập đoàn Samsung - ước
muốn sản xuất được chip điện tử. Nhưng ông không hoàn thành tâm nguyện . Trước
khi qua đời, ông nói với các cộng sự: “Tôi không làm được thì các anh làm, rồi hãy
đem nó đặt lên mộ tôi…” Kết quả là hiện nay, Samsung trở thành một trong những tập
đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất chip điện tử”.
Thế giới đang thay đổi và phát triển. Tính chất toàn cầu hóa trong quá trình thay
đổi và phát triển ấy đặt ra nhiều vấn đề đối với mỗi quốc gia, trong đó có vấn đề phát
huy nhân tố văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Văn hoá doanh nghiệp
là một trong những yếu tố quan trọng duy trì sự đoàn kết nội bộ và quyết định sự thịnh
vượng, trường tồn của một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo động lực làm việc,
tạo lợi thế cạnh tranh. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề khá mới
mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam chưa thực sự có một
doanh nghiệp nào thực sự xứng tầm khu vực, chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào làm

lay động thị trường quốc tế; ngoài những lý do về trình độ quản lý, nguồn nhân lực,
nguồn tài chính,… thì thiếu văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố góp
phần cho sự hổ thẹn đấy. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, các
nhà quản lý cần có một cái nhìn toàn diện, một sự quan tâm thích đáng đến việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty mình, không thể để cho nó phát triển tự phát.
1
 


 
 

VHDN không hiện hữu một cách thường trực, đầu tư xây dựng VHDN không
phải ngày một ngày hai mà hiệu quả của nó cũng khó có thể đong đếm được, do vậy
văn hóa doanh nghiệp không thực sự được các Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm một
cách đúng đắn.
Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư là một doanh nghiệp còn khá trẻ, đang
trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình trên địa bàn quận Thủ Đức và cả nước,
vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng được ban lãnh đạo công ty coi trọng
và phát triển nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh đó, trong
thời gian thực tập tại công ty tôi chọn đề tài “Giải Pháp Xây Dựng Văn Hóa Doanh
Nghiệp Tại Siêu Thị Điện Máy 30-4” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, với
mong muốn sẽ có điều kiện để hiểu biết thêm và đóng góp phần nào trong việc xây
dựng và hoàn thiện VHDN tại công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng văn hóa
doanh nghiệp tại Siêu thị điện máy 30-4 để thấy được những mặt đã đạt được cũng
như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp của Công ty. Từ đó đề xuất giải pháp góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp

tại Siêu thị điện máy 30-4 tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giới thiệu một số cơ sở lý luận cơ bản của vấn đề xây dựng văn hóa doanh
nghiệp nhằm làm nền tảng trong quá trình nghiên cứu, phân tích và ứng dụng.
- Tìm hiểu thực trạng VHDN tại Siêu thị điện máy 30-4.
- Tìm hiểu sự hài lòng của nhân viên và khách hàng về văn hóa, môi trường
làm việc và phong cách phục vụ của Siêu thị điện máy 30-4.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng VHDN tại Siêu thị điện
máy 30-4 sâu và rộng hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tại Công ty TNHH một thành viên 30-4, số 1, Dương Văn Cam,
phường Linh Tây, quận Thủ Đức.
2
 


 
 

1.3.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 9/2012 đến 11/2012.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Mở đầu. Đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu tổng quan và sơ lược quá
trình hình thành của Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư, chức năng, nhiệm vụ các
phòng ban, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương 3: Nội dung
và phương pháp nghiên cứu. Trình bày cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. Cách
thức xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nêu lên các phương pháp nghiên
cứu mà tác giả đã sử dụng trong đề tài. Chương 4: Kết quả và thảo luận. Nêu lên thực

trạng về văn hóa doanh nghiệp của STĐM 30-4. Sự hài lòng của nhân viên cũng như
khách hàng về văn hóa, môi trường làm việc và phong cách phục vụ tại Siêu thị điện
máy 30-4. Từ đó đề xuất các giải pháp để xây dựng tốt hơn văn hóa doanh nghiệp tại
Siêu thị. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đã đạt
được cũng như những hạn chế của đề tài. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với nhà
nước và STĐM 30-4 để phát triển văn hóa doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

3
 


 
 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên thế giới mới được nghiên cứu trong mấy
thập niên gần đây. Trong cuốn sách “văn hóa học” những bài giảng của A.A.Radghin,
nhà xã hội học người Mỹ, E.N.Schein đưa ra định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp hay
văn hóa tổ chức (E. Schein. San Francínco. 1985). Trong cuốn “Dự báo thế kỷ XXI”
của các nhà khoa học Trung Quốc, đã đề cập đến vai trò của doanh nghiệp ở thế kỷ
XXI và đưa ra lời khuyến cáo rằng: “Nếu không chú ý đến văn hóa, thì doanh nghiệp
không thể phát triển được; đạo đức, lương tâm nghề nghiệp còn quan trọng hơn việc
phát triển kỹ thuật mũi nhọn và cải cách thể chế của doanh nghiệp”.
Về mặt lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp ở nước ta
chưa được chú ý. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến văn hóa doanh
nghiệp trên phương diện văn hóa trong kinh doanh, hoặc khai thác một vài khía cạnh
của VHDN như: tinh thần doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh,

chưa có đề tài nào nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp trên phương diện chung.
Hơn nữa, việc đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế ở nước ta là khá
muộn. Trước đây người ta cho rằng, văn hóa và kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn tách
biệt nhau, không có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó nào. Đấy là một nhận thức sai lầm và
sau 25 năm đổi mới, chúng ta bắt đầu thay đổi về tư duy và nhận thức, trước hết là
đổi mới tư duy về kinh tế. Mãi đến năm 1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội
- Nhân văn. Quốc gia cùng với Ủy ban Quốc gia Unesco của Việt Nam mới phối hợp
tổ chức cuộc Hội thảo "văn hóa và kinh doanh”.
Đến năm 2001, ban tư tưởng - văn hóa Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin và viện Quản trị Doanh nghiệp, xuất bản cuốn sách văn hóa và kinh doanh.
Trong cuốn sách này các tác giả không đề cập đến “văn hóa doanh nghiệp” mà chỉ nói
4
 


 
 

đến văn hóa trong kinh doanh, quan hệ giữa văn hóa với kinh doanh. Đây chỉ là những
ý kiến gợi mở để chúng ta có thể tham khảo, đồng thời bước đầu làm cơ sở cho việc
xây dựng lý luận về hình thành văn hóa doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có một số công trình đã được nghiên cứu về văn hóa doanh
nghiệp và được công bố như: Văn hóa và triết lý kinh doanh của tiến sĩ Đỗ Minh
Cương (xuất bản năm 2000). Trong tác phẩm này, tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra
định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp và cấu trúc của nó. Nhưng tiến sĩ Đỗ Minh
Cương lại không đi sâu hướng nghiên cứu này, mà chỉ chọn vấn đề triết lý kinh doanh
để nghiên cứu.
Năm 2003, tác giả Trần Quốc Dân đã cho ra đời cuốn sách “Tinh thần doanh
nghiệp giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam”. Tác giả xác định: tinh thần
doanh nghiệp chính là giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam. Như vậy
tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu một yếu tố trong văn hóa doanh nghiệp đó là “tinh

thần”.
Ngoài ra có nhiều bài viết liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, được đăng rải
rác trên các tạp chí khoa học. Nổi bật hơn cả là bài: Bàn về văn hóa và văn hóa kinh
doanh của GS - TS Hoàng Vinh, đăng trong “ Thông tin văn hóa và phát triển” của
Khoa văn hóa XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2004.
GS - TS Hoàng Vinh đã đưa ra một quan niệm, muốn xây dựng thuật ngữ “Văn hóa
kinh doanh”.
Năm 2004, PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân biên soạn cuốn “Bài giảng Đạo đức
kinh doanh và văn hóa công ty”. PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân đưa ra các chủ đề mang
tính thời sự, không chỉ được quan tâm nhiều ở trong nước mà còn được nghiên cứu và
vận dụng trong quản lý từ một vài thập kỷ qua. Qua đó, tác giả liên hệ với tình hình
kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, nhiều doanh nghiệp mới sẽ hình
thành, rất cần định hướng đúng đắn và nhanh chóng định hình phong cách riêng, bản
sắc riêng để có thể nhanh chóng hội nhập thuận lợi với nền kinh tế trong nước, kinh tế
khu vực.
Gần đây tại khoa văn hóa XHCN, Học viện Hành Chính quốc gia Hồ Chí
Minh, học viên Cao học chuyên nghành văn hóa học, Trần Thị Thúy Vân đã bảo vệ
thành công luận văn “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
5
 


 
 

Minh”. Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về phương diện thực tiễn của
VHDN nói chung ở một địa phương (TPHCM).
Những công trình nghiên cứu, bài viết nêu trên của các tác giả rất có ý nghĩa
cho việc hình thành cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. Nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam nói

chung và ở địa bàn TP.HCM nói riêng đặc biệt trong DNNN. Vì vậy đề tài “Giải pháp
xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư” mong
muốn được góp một phần nhỏ vào việc nâng cao văn hóa doanh nghiệp cho Siêu thị
điện máy Ba Mươi Tháng Tư nói riêng và hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ có giá trị
tham khảo cho các DNNN khác, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển một cách bền
vững. Qua đó khẳng định vai trò “chủ đạo” của nền kinh tế Nhà nước trong nền kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay.
2.2. Tổng quan về Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Một thành viên Ba Mươi Tháng Tư được thành lập theo nghị
quyết số 05/NQ-HĐQT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của công ty chủ quản là Công ty
Cổ Phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thủ Đức (Timexco).
- Tên công ty: Công ty TNHH Một thành viên Ba Mươi Tháng Tư.
- Trụ sở: số 1, đường Dương Văn Cam, phường Linh Tây, quận Thủ Đức.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp số
0309936059 ngày 12 tháng 4 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 07 tháng 05 năm
2010.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.
- Điện thoại: 083.720.1171 – Đường dây nóng : 083.896.9888.
- Mã số thuế: 0309936059.
- Giám đốc công ty và là người đại diện pháp lý: Nguyễn Thanh Bình.
- Vốn kinh doanh: 15.000.000.000 VNĐ (mười lăm tỷ đồng).
- Ngành nghề kinh doanh: hàng điện máy, điện lạnh, gia dụng, xe đạp, nội thất,
đồ nhựa sứ.

6
 


 

 

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Siêu Thị Điện Máy Ba Mươi Tháng Tư
Giám đốc

Phó Giám đốc
kinh doanh

Phó Giám đốc
Tài chính
Phòng Tổ chức
hành chính

Phòng
kinh
doanh
Phòng
Kỹ
thuật

Phòng
Nhân
Sự

Kế
toán
kho

Phòng

Tổ chức
điều
hành

Kế
toán
ngân
hàng

Kế
toán
hàng
hóa
&
thuế

Phòng
Tài
chính
kế
toán

Kế
toán
công
nợ
&
tiền
mặt


Thủ
quỹ

thu
ngân

Nguồn: Phòng Tổ chức – điều hành.
a) Giám đốc
Đại diện cho công ty trong việc tạo mối quan hệ với các đối tác kinh doanh,
lãnh đạo các cuộc họp nội bộ, đưa ra các phương hướng hoạt động của công ty, kiểm
soát quá trình làm việc của các nhân viên hoặc các phòng ban, đồng thời chịu trách
nhiệm trước pháp luật.

7
 


 
 

b) Phó giám đốc
Trợ lý tham mưu cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền ký thay các văn bản
về nghiệp vụ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc về trách nhiệm của mình.
- Phó giám đốc kinh doanh phụ trách về hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc tài chính phụ trách về tình hình tài chính của công ty.
c) Phòng Tổ chức – hành chính
- Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa mua về có đúng quy cách, phẩm
chất hay không.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự của công ty, xây dựng kế hoạch nhân sự theo
yêu cầu của công ty. Tuyển dụng lao động, tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản

lý cán bộ công nhân viên.
- Điều phối hàng hóa và theo dõi tình hình máy móc đã bán nhưng còn thời
gian bảo hành.
d) Phòng Tài chính - kế toán
Thực hiện quản lý tài chính. Hạch toán, phản ánh kịp thời, thường xuyên các
hoạt động kinh doanh của công ty. Giám sát các khoản thu chi của DN. Lập kế hoạch
tài chính ngắn hạn và dài hạn. Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực Tài chính - kế
toàn và lĩnh vực kinh doanh.
e) Phòng kinh doanh
Tham gia trực tiếp hoạt động kinh doanh cho công ty, tìm kiếm khách hàng,
chăm sóc khách hàng, đề xuất những chiến lược kinh doanh lên Ban giám đốc và đảm
bảo doanh thu kinh doanh cho công ty. Giám sát quá trình bán hàng, quan hệ với các
bạn hàng để phát triển mạng lưới tiêu thụ. Đẩy mạnh công tác tiếp thị quản cáo, giới
thiệu sản phẩm ra thị trường và đặc biệt là phải nắm bắt được đầy đủ thông tin về đối
thủ cạnh tranh trên thị trường.
2.2.3. Tình hình hoạt động SXKD của Siêu thị điện máy 30-4
Sau hơn 2 năm thành lập Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư đã có những
tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ
nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. Mặc dù hiện nay tình hình trong nước đang
gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của Ban giám đốc và sự hợp tác của
8
 


 
 

đoàn thể anh chị em, nên Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư đã đạt được những kết
quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2010 và 2011 như sau:
Bảng 2.1. Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của STĐM 30-4 trong Năm 2010 và 2011

Chỉ tiêu

Năm

ĐVT

So sánh (2011/2010)

2010

2011

+/-

%

Tổng doanh thu

Triệu đồng

60.426,405

73.989,591

13.563,186

22,4

Tổng chi phí


Triệu đồng

57.984,033

71.402,903

13.418,87

23,1

Lợi nhuận ròng

Triệu đồng

1.831,779

1.937,766

105,987

5,8

Lợi nhuận/Tổng doanh thu

Lần

0,030

0,026


-0,004

-13,3

Lợi nhuận/Tổng chi phí

Lần

0,032

0,027

-0,005

-15.6

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán.
Hình 2.2. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động SXKD trong năm 2010 và 2011

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán (ĐVT: triệu đồng).
Dựa vào Bảng 2.1. ta thấy doanh thu và lợi nhuận của STĐM 30-4 năm sau cao
hơn năm trước tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của năm 2010 lại giảm một cách đáng
kể. Trong năm 2011, lợi nhuận của STĐM 30-4 chiếm 2,6% tổng doanh thu. Chỉ số
này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thì STĐM 30-4 có 0,026 đồng lợi nhuận. Mặt khác,
tỷ số lợi nhuận trên chi phí của công ty trong năm 2011 là 2,7%, chỉ số này tính toán 1
đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,027 đồng lợi nhuận. Từ kết quả trên cho thấy công ty
đang kinh doanh hiệu quả chưa cao, cần phải phát huy hơn nữa tiềm lực của công ty
để đạt được lợi nhuận cao hơn nữa trong những năm kế tiếp.

9

 


 
 

2.2.4. Tình hình nhân sự tại công ty
Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư là một đơn vị có vai trò quan trọng trong
sự phát triển kinh tế xã hội của địa bàn quận Thủ Đức; với đội ngũ CB - CNV ngày
càng tăng về số lượng và chất lượng.
a) Cơ cấu lao động theo giới tính.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Siêu Thị Điện Máy 30-4
Năm 2010
Số lượng
Tỷ lệ
(người)
(%)
57
53,77
49
46,23
106
100

Năm 2011
Số lượng
Tỷ lệ
Giới tính
(người)
(%)

Nam
53
48,18
Nữ
57
51,82
Tổng
110
100
Nguồn: Phòng Nhân sự.
Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Năm 2011.

Nguồn: Phòng Nhân sự.
Theo Bảng 2.2 số lượng nhân viên nữ đã có sự gia tăng trong năm 2011 so với
năm 2010, cụ thể số tăng là 8 nhân viên ứng với mức tăng là 16,32%.
b) Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Siêu Thị Điện Máy 30-4

Tuổi
18-30
31-39
40-49
Trên 50
Tổng

Năm 2010
Số lượng
(người)
71
11

15
9
106

Tỷ lệ
(%)
66,98
10,37
14,15
8,5
100
10

 

Năm 2011
Số lượng
Tỷ lệ
(người)
(%)
75
68,18
11
10
15
13,64
9
8,18
110
100

Nguồn: Phòng Nhân sự


 
 

Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011.

Nguồn: Phòng Nhân sự
Có thể thấy ở Bảng 2.3 lao động tuổi từ 18 - 40 chiếm 78,18% trên tổng số lao
động. Như vậy công ty đang sở hữu một đội ngũ lao động trẻ tuổi, ưu điểm của đội
ngũ này là nhiều sáng tạo, năng động và nhiệt huyết trong công việc. Công ty nên tổ
chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao giữa các bộ phận
kinh doanh, tạo ra một sân chơi lành mạnh giúp gắn kết tình bạn, tình đồng nghiệp
trong công ty nhằm mục đích gắn bó họ lâu dài với công ty.
2.2.5. Bạn đồng hành của Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư
Trên địa bàn quận Thủ Đức Siêu thị điện máy Ba Mươi Tháng Tư có khá nhiều
bạn đồng hành trong lĩnh vực kinh doanh điện máy, điện lạnh,…
- Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, địa chỉ số 307-309 Võ văn Ngân, phường
Linh Chiểu, quận Thủ Đức. Hiện đang giữ vững vị trí số 1 trong ngành bán lẻ điện tử
tiêu dùng tại Việt Nam. Nằm cách STĐM 30-4 khoảng 2km. Nguyễn Kim chiếm thị
phần lớn ở quận Thủ Đức và được xem là đối thủ “nặng ký” của STĐM 30-4.
- Điện máy Khương, địa chỉ số 134 A3, đường Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức,
Hồ Chí Minh. Nằm cách STĐM 30-4 khoảng 1 km. Đây là cửa hàng tuy có quy mô
nhỏ hơn STĐM 30-4 nhưng có giá bán khá cạnh tranh với STĐM 30-4 nên thu hút
một lượng khách hàng đáng kể.
- Ngoài ra còn có một số cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ tập trung chủ yếu khu vực
gần chợ Thủ Đức trên đường Võ Văn Ngân.

11

 


 
 

CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm văn hóa
Tại phương Tây, văn hóa - culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur
(tiếng Đức)… đều xuất phát từ tiếng Latinh - cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt,
trông nom cây lương thực, nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó từ cultus được mở
rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát
triển mọi khả năng của con người.
Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa: văn là vẻ đẹp
của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng
của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ hóa trong từ
văn hóa là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện
thực hóa trong thực tiễn đời sống. Vậy văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa.
Đường lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về văn hóa
(văn hóa là văn trị giáo hóa, là giáo dục, cảm hóa bằng điển chương, lễ nhạc, không
dùng hình phạt tàn bạo và sự cưỡng bức).
Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây định
nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân,
cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở
nên tốt đẹp hơn.
Theo UNESCO, quan niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là một phức hợp,
tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cản… khắc họa

nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội… Văn hóa
không chỉ bao gồm về nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”
12
 


 
 

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người
mới sáng tạo phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương
tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự
sinh tồn”
Từ những quan niệm trên, chúng ta thấy quan niệm văn hóa rất rộng, trong đó
những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối
sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái
đúng, cái tốt, cái đẹp, cái mỹ trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với
tự nhiên và môi trường xã hội. Chính vì vậy, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử.
3.1.2. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một
kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng,

nhà máy, xí nghiệp, hãng,….
- Theo định nghĩa của Luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm
2005 của Việt nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Cũng theo luật trên ta có thể phân loại các doanh nghiệp thành:
 Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong công
ty (có thể là một tổ chức hay một các nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
13
 


 
 

 Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của
doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
 Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ
sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp
danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có thành viên
góp vốn.
 Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi
cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài ra còn có các thuật ngữ sau:

 Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nó gồm có
các hinh thức sau: công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế,…
 Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50%
vốn điều lệ.
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập để thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp
Việt nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
3.1.3. Văn hóa doanh nghiệp
a) Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ.
Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho
mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là
một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng
người Mỹ đã nói: “Văn hoá doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến
của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi
vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ
14
 


 
 

giữa người với người. Nói rộng ra nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên
một nền văn hoá doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân
tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.
Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản,
các công ty Mỹ chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công đó. Cụm từ Corporate
Culture (Văn hoá doanh nghiệp) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các

nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫn tới sự thành công
của các công ty Nhật trên khắp thế giới.
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoá doanh
nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống,
những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã
biết”.
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa
của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “Văn hoá công ty là tổng hợp
những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình
giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.
Các khái niệm trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần của VHDN
nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất - nhân tố quan trọng của văn hóa doanh
nghiệp. Do đó trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống
nghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh, VHDN được định nghĩa như sau:
“Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh
doanh của doanh nghiệp đó.”
b) Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
Định nghĩa văn hoá nêu trên cho phép nhận diện văn hoá doanh nghiệp, phân
biệt VHDN với những khái niệm có liên quan, nhưng chưa cho ta thấy được các bộ
phận cấu thành của nó. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố.
- Nhóm yếu tố giá trị.
Muốn tạo dựng được giá trị phải mất nhiều năm và giá trị chỉ khẳng định được
sự xác lập của nó thông qua việc thâm nhập, chuyển tải các biểu hiện của giá trị vào
các nhóm yếu tố chuẩn mực và yếu tố hữu hình. Điều này cho thấy, giá trị khi đã được
15
 


 

 

xác lập muốn xóa bỏ nó cũng không dễ, nhưng giá trị cũng có thể bị suy thoái, bị thay
đổi trong một số điều kiện. Cái quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ văn
hóa là các giá trị văn hóa nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt hay tuân thủ
Nhóm yếu tố này bao gồm đạo đức kinh doanh và hệ thống các giá trị cốt lõi có
tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của tổ chức, doanh
nghiệp, giúp hình thành nên tâm lý tổ chức từ đó nó có thể ủng hộ hay loại bỏ tâm lí cá
nhân, nâng cao mục tiêu chung của tổ chức.
- Nhóm yếu tố chuẩn mực.
Nhóm yếu tố chuẩn mực là những quy định thành văn hoặc không thành văn
nhưng được mọi người tự giác tuân thủ. Chẳng hạn như: giờ giấc làm việc, chuẩn mực
về các quy định trong giao tiếp, ứng xử. Cụ thể như, văn hóa truyền thống của Việt
nam vốn đề cao tính cộng đồng. Cái cá nhân là cái thuộc về cộng đồng. Giá trị này
cũng được đưa vào và biểu hiện trong nhiều tổ chức Việt Nam.
- Nhóm yếu tố không khí làm việc và phong cách lãnh đạo của doanh
nghiệp.
Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề với nhóm yếu tố chuẩn mực.
Đây là khái niệm được sử dụng để phản ánh sự làm việc được thoải mái ở mức độ
nào.Ví dụ, nhân viên cấp dưới được tin tưởng ở mức độ nào, tổ chức có chấp nhận rủi
do hay nó giữ ở mức an toàn nhất? Thái độ thân thiện hay thù ghét giữa các thành
viên, xung đột trong doanh nghiệp có được giải quyết hay lờ đi?
Yếu tố phong cách quản lý miêu tả cách thể hiện thái độ và quyền lực của
người quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Phong cách quản lý được
thể hiện theo nhiều cách khác nhau như: độc đoán, dân chủ, cứng nhắc hay mềm dẻo...
- Nhóm yếu tố hữu hình.
Các yếu tố của nhóm này dễ nhìn thấy. Xếp vào nhóm này là các yếu tố liên
quan đến cách kiến trúc trụ sở của doanh nghiệp, cách tổ chức không gian làm việc,
nghi lễ, dòng chảy thông tin trong tổ chức đi như thế nào…
Áp dụng cấu trúc văn hóa vừa nêu trên vào các doanh nghiệp sẽ thấy không có

doanh nghiệp nào lại không có văn hóa của mình. Song điều khiến ta quan tâm là ở
chỗ: VHDN là “luật” không thành văn quy định cách thức con người đối xử với nhau
hàng ngày trong tổ chức, cách thức thực sự mà doanh nghiệp giải quyết công việc, đáp
16
 


×