Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHHTM AN CƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ


NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CỦA CÔNG TY TNHHTM AN CƯỜNG

HUỲNH THỊ NGỌC NỮ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY
TNHH TM AN CƯỜNG” do HUỲNH THỊ NGỌC NỮ, sinh viên khóa 35, ngành
QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

ThS. Lê Thành Hưng
Người hướng dẫn
________________________
Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

 

tháng

năm

 

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trải qua 4 năm học đại học, những cung bậc cảm xúc đọng lại trong tôi. Nhưng
điều tôi muốn nói nhất là lòng biết ơn của tôi đối với mọi người.
Đầu tiên con xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn ba mẹ, đã sinh thành và nuôi
dưỡng con nên người. Em cũng xin cảm ơn anh, chị trong gia đình đã luôn động viên

cổ vũ tinh thần cho em.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM, đã dạy và cung cấp cho em nhiều kiến thức là hành trang cho em bước
vào đời. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy Lê Thành Hưng, thầy dã hướng dẫn
và chỉ bảo em rất nhiều trong quá trình làm đề tài của mình.
Em xin chân thành cám ơn chị Võ Thị Ngọc Ánh giám đốc kinh doanh, chị
Huỳnh Thị Minh Quyên trưởng phòng kinh doanh, chị Thiều Thị Ngọc Diễm giám đốc
tài chính và các anh chị trong phòng kinh doanh công ty TNHH TM An Cường, những
người đã giúp đỡ em rất nhiềutrong quá trình thực tập.
Mình xin cám ơn các bạn, những người bạn đã hết lòng giúp mình thu thập
thông tin ghiên cứu thị trường, cung cấp cho mình những tài liệu tham khảo, động viên
mình những lúc khó khăn.
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Huỳnh Thị Ngọc Nữ


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ NGỌC NỮ. Tháng 12 năm 2012. “ Nghiên Cứu Quá Trình Xây
Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty TNHH TM An Cường”.
HUYNH THI NGOC NU. November 2012. “Study on Brand Development
and Building Process of AN CUONG CO.,LTD.”
Nội dung của khóa luận tập trung vào các mục tiêu sau:
-

Tìm hiểu công tác xây dựng và phát triển thương hiệu gỗ, ván ép công

nghiệp của Công ty TNHH TM An Cường.
-


Tìm hiểu các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu mà Công ty

đã thực hiện.
-

Tìm hiểu định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty.

Với phương pháp thống kê mô tả, so sánh những số liệu của năm trước và năm
sau, thông qua việc nghiên cứu về quá trình thực hiện chiến lược xây dựng và phát
triển thương hiệu của công ty sẽ biết rõ về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ nhận biết thương hiệu An Cường thời gian
qua chưa đạt hiệu quả, giá bán sản phẩm chưa thật sự cạnh tranh với đối thủ, hoạt động
chiêu thị cổ động chưa có nhiều hướng sáng tạo, gây ảnh hưởng đến khách hàng. Tuy
nhiên, công ty lại có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm tốt, sự uy
tín của công ty và chất lương dịch vụ chăm sóc khách hàng mà công ty mang đến cho
khách hàng.
Từ những kết quả thu được từ việc phân tích và đánh giá, khóa luận đề xuất những giải
pháp cải tiến nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động
công tác truyền thông của Công ty.
 
 


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Thời gian nghiên cứu

2

1.3.2. Địa điểm nghiên cứu

2

1.4. Giới hạn của nghiên cứu


3

1.5. Cấu trúc của đề tài

3

1.5.1. Chương 1: Mở đầu

3

1.5.2. Chương 2 : Tổng quan

3

1.5.3. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghên cứu

3

1.5.4. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3

1.5.5. Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH TM An Cường
2.1.1. Thông tin chung của doanh nghiệp
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.2. Lĩnh vực hoạt động
2.3. Chức năng của công ty
2.4. Nhiệm vụ của công ty


2.5. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty
2.5.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
2.6. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cót lõi của An Cường
2.7. Sản phẩm của công ty
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm thương hiệu
3.1.2. Phân loại thương hiệu
3.1.3. Thành phần của thương hiệu
3.1.4. Lợi ích của thương hiệu
3.1.5. Bản sắc thương hiệu và xây dựng bản sắc thương hiệu
3.1.6. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
3.1.7. Định vị thương hiệu
3.1.8. Các chiến lược định hướng phát triển thương hiệu
3.1.9. Marketing
3.1.10. PR (Public Relation)
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
3.2.3. Phương pháp thực hiện
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Quá trình xây dựng thương hiệu của công ty TNHH TM An Cường
4.1.1. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian qua
4.1.2. Các công cụ hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH

TM An Cường
4.1.3. Phương thức định vị của công ty
4.1.4. Hệ thống phân phối của công ty TNHH TM An Cường
4.1.5. Các đối thủ cạnh tranh

 
 


4.1.6. Những yếu tố tác động đến việc xây dựng thương hiệu công ty TNHH TM
An Cường
4.1.7. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu của công ty
TNHH TM An Cường
4.1.8. Chiên lược phát triển thương hiệu của công ty TNHH TM An Cường
4.2. Kết quả khảo sát hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty TNHH TM An
Cường
4.3. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH TM
An Cường
4.5. Những giải pháp để duy trì và phát triển thương hiệu cho công ty TNHH TM
An Cường
4.5.1. Giải pháp về hệ thống nhận diện thương hiệu
4.5.2. Giải pháp Marketing mix
4.5.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
4.5.4. Tạo bản sắc thương hiệu
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với doanh nghiệp
5.2.2. Đối với nhà nước
5.2.3. Đối với người tiêu dùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH TM

Trách nhiệm hữu hạn thương mại

WTO

Tổ chức thương mại thế giới
MFC Melamine face chipboard (ván gỗ dăm phủ
Melamine)

 MDF

Medium density Fiberboard (ván ép bột sợi)

ABS

Acrylonitrile butadiience styren ( nhựa đặc biệt)

PVC

Poly Vinyl Clorua
AMA The American Marketing Association (Hiệp

hội Marketing Hoa Kỳ)

DN

Doanh nghiệp

ATL

Above The Line (truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng)

R&D

Research & Development (nghiên cứu và phát
triển)

CHLB Đức

Cộng hòa liên bang Đức

TTTH

Thu thập tổng hợp

ĐTTT

Điều tra thị trường

PB


Particleboard (gỗ PB chống ẩm lõi xanh)

JIS

Japanese Industrial Standard (tiêu chuẩn công nghệ
Nhật Bản)

CARB

California Air Resources Board Phase (Hội đồng
quản lý nguồn tài nguyên không khí California)

 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
trang
Bảng 2.1. Các loại kích thước và độ dày ván MFC
Bảng 2.2. Kích thước mặt top bàn làm việc
Bảng 2.3. Các loại chỉ và kích thước chỉ
Bảng 4.4. Thống kê mức độ nhận biết thương hiệu công ty của khách hàng, cửa hàng,
đại lý
Bảng 4.6. Bảng thống kê về phương tiện nhận biết Công ty An Cường
Bảng 4.8. Bảng thống kê mức độ nhớ logo công ty của khách hàng, đại lý
Bảng 4.10. Bảng thống kê mức độ nhớ đồng phục nhân viên công ty của khách hàng,
đại lý
Bảng 4.12. Bảng thống kê độ nhận biết quà tặng, quà lưu niệm của công ty
Bảng 4.14. Bảng thống kê tính phổ biến của bao bì sản phẩm An Cường
Bảng 4.16. Thống kê tính phổ biến thông tin trên danh thiếp công ty

Bảng 4.18. Thống kê về số lượng khách hàng, đại lý đã xem qua website của công ty
Bảng 4.20. Thống kê về sự đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty
Bảng 4.22. Thống kê về chất lượng dịch vụ của công ty An Cường
Bảng 4.26. Thống kê về tính linh hoạt trong phương thức thanh toán của công ty An
Cường

 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ doanh thu bán hàng
Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Công ty
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH TM An Cường
Hình 2.4 Ván MFC loại thường
Hình 2.5 Chi tiết profile uốn cong
Hình 2.6 chi tiết uốn cong profile
Hình 2.7 Tấm ván dán giấy PU
Hình 2.8 Ván MFC chống ẩm
Hình 2.9 Tấm Formica Laminate
Hình 2.10 Bộ sưu tập vân gỗ
Hình 2.11 Bộ sưu tập màu trơn
Hình 2.12 Bộ sưu tập Prints
Hình 2.13 Bộ sưu tập kim loại
Hình 2.14 Chỉ viền nhựa PVC / ABS
Hình 2.15 chỉ viền
Hình 2.16 Keo nóng chảy dạng hạt
Hình 2.17. Logo công ty
Hình 3.1. Mô Hình Tài Sản Thương Hiệu

Hình 3.2. Truyền Thông Tĩnh
Hình 3.3. Truyền Thông Động
Hình 3.4. Các Chiến Lược Định Vị
Hình 3.5. Sơ Đồ 3 Mức Độ Cấu Thành Sản Phẩm
Hình 4.1. Bảng chi phí quảng cáo
Hình 4.2. Chiến lược phân phối
Hình 4.3. Hình ảnh các chứng nhận đạt được

 
 


Hình 4.5. Biểu đồ về mức độ nhận biết của của khách hàng, cửa hàng, đại lý đố với
công ty An Cường
Hình 4.7. Biểu đồ về phương tiện nhận biết công ty An Cường
Hình 4.9. Biểu đồ về mức độ nhớ logo công ty An Cường của khách hàng, đại lý
Hình 4.11. Biểu đồ về mức độ nhớ đồng phục nhân viên công ty An Cường
Hình 4.13. Biểu đồ về mức độ nhận biết quà tặng, quà lưu niệm của công ty
Hình 4.15. Biểu đồ về tính phổ biến của bao bì sản phẩm An Cường
Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện tính phổ biến thông tin trên danh thiếp công ty
Hình 4.19. Biểu đồ về lượng khách hàng, đại lý đã xem qua website của công ty
Hình 4.21. Biểu đồ về đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty
Hình 4.23. Biểu đồ về chất lượng dịch vụ của công ty An Cường
Hình 4.25. Biểu đồ về thời gian giao hàng đến khách hàng
Hình 4.27. Biểu đồ về tính linh hoạt trong phương thức thanh toán của công ty An
Cường

 
 



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra nghiên cứu thị trường.

 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
WTO (World Trade Organization) và đặc biệt là Việt Nam cam kết giảm mức thuế
quan xuống còn mức 0-5%. Điều này đã đem đến những khó khăn và thách thức cho
các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài cũng như
trong nước, ở cả thị trường nội địa và ngoại địa. Để có thế tồn tại và phát triển trong sự
cạnh tranh khốc liệt đó, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tận dụng toàn bộ và phát huy
hết sức mạnh của mình. Xây dựng thương hiệu cho Doanh nghiệp của mình chính là
một trong những chiến lược giúp Doanh nghiệp tồn tại trong xu thế kinh tế hóa toàn
cầu.
Nhiều công ty Việt Nam, nhất là những công ty nhỏ nhưng phát triển nhanh,
thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát sinh hàng ngày những công việc liên
quan đến sản xuất hoặc mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng, thu tiền,
quản lý hàng tồn, công nợ… Hầu hết, những việc này được giải quyết theo yêu cầu
phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết đến đó, chứ không hề được hoạch định một cách
bài bản, quản lý một cách có hệ thống hoặc đánh giá hiệu quả một cách khoa học. Việc
thực hiện theo sự vụ đã chiếm hết thời gian của các cấp quản lý nhưng vẫn bị rối và
luôn luôn bị động. Quản trị viên cấp cao, nhất là các giám đốc điều hành, thường bị
công việc sự vụ dẫn dắt đến mức lạc đường lúc nào không biết.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chú ý đến việc tạo dựng thương
hiệu riêng cho mình nhưng họ vẫn còn chưa hiểu rõ về nó, dẫn đến việc áp dụng một
cách máy móc và không đạt hiệu quả, do sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về thương
 
 


hiệu. Bên cạnh đó, khâu tiếp thị hình ảnh công ty của doanh nghiệp Việt Nam nói
chung vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức. Do vậy, việc xây dựng, phát triển và
quảng bá thương hiệu đối với các doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng.
Công ty TNHH TM An Cường đã trải qua hơn 18 năm hình thành và phát triển
bước đầu đã có cái nhìn đúng đắn về thương hiệu và ngày càng được người tiêu dùng
biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giữ vững vị trí là công ty hàng
đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu trang trí nội thất, décor đến năm 2020. Đòi hỏi
công ty phải có được những chiến lược phát triển thương hiệu thật đúng đắn và hợp lý
để giữ vững và mở rộng thị phần của mình trên thương trường.
Để có thể hiểu rõ hơn những vấn đề trên và được sự cho phép của khoa kinh tế
dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Thành Hưng nên tôi quyết định chọn đề tài Nghiên
cứu quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH TM An
Cường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và quảng bá thương hiệu của công
ty TNHH TM An Cường nhằm đem lại kết quả trong hoạt động kinh doanh.
12.2. Mục tiêu cụ thể:
- Khả năng nhận diện thương hiệu của công ty TNHH TM An Cường trên thị
trường.
- Nghiên cứu, đánh giá chất lượng sảm phẩm của công ty cung cấp.
- Nghiên cứu, đánh giá chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp quảng bá thương hiệu An Cường.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu:
Khóa luận được thực hiện từ 08/2012 đến 12/2012
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu:
Công ty TNHH TM An Cường:702/1k Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10,
Thành phố Hồ Chí Minh.


 


1.4. Giới hạn của nghiên cứu:
Với kiến thức thực tế còn hạn chế cũng như thời lượng thực tập bị giới hạn nên
đề tài tập trung ở thị trường nội địa,tạo sức thu hút và làm nhiều người biết đến AN
CƯỜNG là chủ yếu. Luận văn tin chắc khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự cảm
thông và đóng góp ý kiến từ quý Thầy Cô, quý Công ty, anh chị và các bạn sinh viên.
1.5. Cấu trúc của đề tài
1.5.1. Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của khóa luận, muc tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và giới hạn của nghiên cứu
1.5.2. Chương 2: Tổng quan
Phần này trình bày tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan về công ty
TNHH TM An Cường.
1.5.3. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
1.5.4. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu của công ty TNHH TM An Cường,
định hướng của công ty trong thời gian tới. Từ những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh
và điểm yếu của công ty trong quá trình xây dựng thương hiệu thực hiện việc đánh giá

để đưa ra chiến lược phù hợp đồng thời đưa ra một số giải pháp để phát triển thương
hiệu công ty.
1.5.5. Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số kiến nghị đối với các
đối tượng có liên quan.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH TM An Cường
2.1.1. Thông tin chung của doanh nghiệp
Tên công công ty: Công ty TNHH TM An Cường
Tên giao dịch: AC&C.,Ltd
Trụ sở chính: 702/1k Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10,Thành phố Hồ Chí
Minh
Mã số thuế: 0301150256-1
Điện thoại: (08) 8625726
Fax: (08) 8625727
Website: www.ancuong.com
Email:
Vốn điều lệ: 11.000.000.000 đồng
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH TM An Cường là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên do
ông Nguyễn Minh Tuấn và Dương Thành Hưng góp vốn, ra đời theo giấy phép đăng
ký kinh doanh số 1602/ GB-UB do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
cấp ngày 05/1994, vốn điều lệ Công ty lúc này là 220.000.000 đồng. Trụ sở đặt tại 234

Nguyễn Thị minh Khai, phường 6, quận 3 với ngành nghề kinh doanh là mua, bán
hàng hóa phục vụ sản xuất: máy móc, thiết bị, vật tư…
Ngày 17/07/1996, chuyển trụ sở mới tới số 66 đường 3/2, phường 12 quận 10,
Thành Phố Hồ Chí Minh.

 
 


Năm 1997, Công ty hoạt động mở rộng và đăng ký kinh doanh thêm mua bán
vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất.
Tháng 2/2000, tăng vốn điều lệ lên 3 tỷ đồng và đổi tru sở mới về 6/72 dường
3/2, phường 12, quận 10 và tháng 7/2000 tăng vốn điều lệ lên 4 tỷ đồng.
Ngày 27/11/2003, vốn điều lệ Công ty tăng lên 6 tỷ đồng do 3 thành viên góp
vốn ông Nguyễn Viết Giản, ông Nguyễn Minh Tuấn và ông Lê Đức Nghĩa.
Ngày 19/11/2004, Công ty chuyển địa chỉ đến 702/1k Sư Vạn Hạnh, phường
12, quận 10.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng cao đặc
biệt chú trọng đến hình thức từ nơi công sở cho đến mái ấm gia đình. Và để đáp ứng
nhu cầu khách hàng đồng thời hoạt động của Công ty đạt nhiều hiệu quả hơn, các
thành viên Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh với tổng số vốn điều lệ lên 11 tỷ
đồng. Ngoài kinh doanh những mặt hàng máy móc, thiết bị,… phục vụ sản xuất, Công
ty còn kinh doanh hàng trang trí nội thất, ngoại thất, môi giới thương mại và dịch vụ
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Từ ngày 01/07/2009, công ty An Cường chính thức trở thành nhà phân phối độc
quyền FORMICA (Mỹ) tại Việt Nam. FORMICA là nhà sản xuất các loại tấm
Laminate hàng đầu thế giới, thương hiệu FORMICA luôn được nhắc đến và là sự lựa
chọn đầu tiên trong giới kiến trúc sư, thiết kế, công ty trang trí nội thất và nhà thầu xây
dựng.
Tháng 4/2010 vừa qua, Công ty An Cường đã khai trương Show Gallery tai trụ

sở hoạt động ở 702/1k Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, nhằm trưng bày mẫu mã
sản phẩm như ván, tấm Laminate hiệu Formica và Kingdom, sản phẩm gia công…
An Cường hiện có 399 màu gỗ các loại như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ
thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm),
Cherry (xoan đào), gõ đỏ, nu, trắc, mun đến màu giả cổ, hay các màu vân gỗ hiện đại,
tất cả đều giống như gỗ thật, đủ chủng loại từ loại thường, chống ẩm, chống nước, E0,
E1, CARB, v.v. Với diện tích kho hàng 25.000m2, hàng hóa luôn có sẵn tại kho với trữ
lượng lớn, An Cường sẵn sàng đáp ứng nhu cầu các công trình lớn đòi hỏi cao về số
lượng cũng như chất lượng.
 
 


Với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã sản phẩm, công ty An Cường hy vọng sẽ
đáp ứng và mang lại cho quý khách những sản phẩm gỗ chất lượng cao, độ bền hàng
chục năm, hoàn hảo về mẫu mã và kỹ thuật.
Hình 2.1. Biểu đồ doanh thu bán hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
300,000
250,000
200,000
150,000
Doanh thu bán hàng
100,000
50,000
0
2007

2008


2009

2010

2010

Nguồn: Phòng kế toán
Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Công ty.
Đơn vị tính: Triệu đồng
14,000
12,000
10,000
8,000
6,000
lợi nhuận

4,000
2,000
0
2007

2008

2009

2010

2011

Nguồn: Phòng kế toán


16 
 


2.2. Lĩnh vực hoạt động
Những năm đầu, Công ty hoạt động chủ yếu bán buôn, bán lẻ máy móc thiết bị,
vật tư, nguyên vật liệu và hương liệu phục vụ cho công- nông nghiệp, hóa mỹ phẩm,
chế biến thực phẩm… Ngoài ra còn làm đại lý ký gửi hàng hóa cho các doanh nghiệp
trong nước. Kể từ năm 2002 trở lại đây, Công ty hoạt động mạnh trong lĩnh vực mua
bán nguyên vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội- ngoại thất và công trình…Sản phẩm
gồm có: ván MFC loại thường, ván MFC chống ẩm lõi xanh, tấm ván sợi phủ
Melamine, tấm Laminate hiệu Formica, tấm Laminate hiệu Kingdom, chỉ nhựa
PVC/ABS, Chi tiết Profile uốn cong (mặt top bếp, mặt top bàn, mặt top quầy), Tấm
ván dán giấy PU, Amino, UV, PVC, Keo nóng chảy dạng hạt, ván thô chống ẩm,
chống nước các loại, UV MDF High Gloss bóng..Ngoài ra Công ty còn có dịch vụ môi
giới thương mại cho các nhà cung cấp hàng trang trí nội thất nước ngoài.
2.3. Chức năng của Công ty
Công ty An Cường là nhà cung cấp nguyên vật liệu, các mặt hàng trang trí nội
thất hàng đầu Việt Nam, cung cấp và đáp ứng kịp thời cho khách hàng về các mặt
hàng ván, tấm Laminate, các nguyên liệu tấm dạng Panel có thành phần gỗ dùng trong
trang trí nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, kệ tủ bếp, quầy bar, showroom.
Công ty luôn tìm kiếm và nhập khẩu những hàng hoá chất lượng, mẫu mã đẹp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.4. Nhiệm vụ của Công ty
Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã dăng ký trong giấy phép đăng ký kinh
doanh và tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật như luật Doanh nghiệp,
luật thuế hiện hành.
Phát triển không ngừng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thường xuyên
đảm bảo đúng chất lượng ván ép gỗ và các mặt hàng kinh doanh, thái độ phục vụ nhiệt

tình, chu đáo trong công tác tư vấn sản phẩm cho khách hàng.
Nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác quản
lý.
Đầu tư những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo an toàn trong kinh
doanh và tiết kiệm chi phí.
17 
 


Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty, nhằm tận dụng và
phát huy tiềm năng sẵn có của nhân viên đồng thời có kế hoạch đào tạo và nâng cao
kiến thức, tay nghề cho nhân viên.
Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty, tạo
điều kiện cho nhân viên trong Công ty có đời sống ổn định, tinh thần thoải mái để làm
việc hiệu quả.
2.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH TM An Cường.
Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Phòng
kế toán

Phòng
nhân sự

Giám đốc kinh doanh


Phòng
kinh
doanh

Phòng
phát
triển sản
phẩm

Phòng
mua
hàng
nước
ngoài

Phòng
xuất
nhập
khẩu

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự.
2.5.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Tổng giám đốc: là người đứng đầu Công ty, đại diện cho quyền và nghĩa vụ
của Công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành mọi hoạt động
trong Công ty, trực tiếp quản lý các phòng ban, phân bổ nhiệm vụ cho cấp dưới, ra
quyết định cuối cùng cho mọi hoạt động trong Công ty.
Phó tổng giám đốc: điều hành về mọi hoạt động hành chính, quản lý hoạt dộng
của Công ty nếu Tổng giám đốc vắng mặt. Cùng với Tổng giám đốc ra quyết định
trong việc tuyển dụng, sa thải lao động cũng như ra các chính sách xử phạt, khen
thưởng. Đồng thời chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty trước Tổng giám đốc.


18 
 


Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động mua, bán cac mặt
hàng kinh doanh của Công ty. Lập các kế hoạch và chiến lược kinh doanh đẻ đảm bảo
các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh các mặt hàng
vật liệu trang trí nội thất nhằm mang lại hiệu quả cao trong kin h doanh.
Phòng kế toán:
Tham mưu và giúp Ban giám đốc tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra,
giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính của Công ty.
Chủ động trong việc tổ chức và làm việc trong phòng kế toán, tiếp thu những
kiến thức chuyên môn và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện công tác
chuyên môn và chấp hành đúng pháp luật.
Lập các kế hoạch về tài chình, dự báo tình hình tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt
động kinh doanh liên tục và hiệu quả.
Tính toán các nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
Xác định kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tình hình
nguồn vốn, tìa sản cho Ban giám đốc. Lập ngay nhữn báo cáo cần thiết khi Ban giám
đốc yêu cầu.
Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho giám đốc tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám
sát các hoạt động kinh doanh của Công ty và lên kế hoạch đặt hàng.
Triển khai các chiến lược kinh doanh, marketing, bán hàng do giám đốc đè ra.
Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, trực tiếp nhận
dơn đặt hàng, giao hàng theo yêu cầu, giao hóa đơn về cho bộ phận giao nhậ hàng cho
khách hàng. Đồng thời có nhiệm vụ đi thu tiền và đòi nợ cũ cho Công ty.
Cập nhật thường xuyên biến động thị trường để có quyết định hợp lý, tránh tình
trạng nhận hàng hóa giá cao, bán ra giá thấp.

Lập báo cáo ngay khi có yêu cầu của Ban giám đốc.
Phòng mua hàng:
Tham mưu cho Ban giám đốc những vấn đè liên quan đến việc nhập khẩu hàng
từ các nhà cung cấp nước ngoài.
Theo dõi, lập kế hoạch mua hàng để đảm bảo nguồn hàng được cung ứng.
19 
 


Nhận đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh, kiểm tra, xét duyệt tình hình nguồn
hàng và làm thủ tục mua hàng hóa.
Sau khi nhập về kho, phòng có nhiệm vụ kết hợp với kế toán phải thu, phải trả,
theo dõi khoản phải trả cho nhà cung cấp. Đến hạn thanh toán, trình kế toán trưởng xét
duyệt và thanh toán cho nhà cung cấp.
Phòng phát triển sản phẩm:
Tham mưu cho ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra chính sách phát
triển một sản phẩm mới cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty. Làm
cầu nối trong việc phối hợp giữa các phòng banđẻ triển khai thực hiện chính sách kinh
doanh mặt hàng mới hay sản phẩm cải tiến một cách cụ thể.
Nhận mẫu mã sản phẩm mới từ phòng mua hàng nhằm tìm hiểu, nghiên cứu
đưa ra những chính sách cũng như các chiến lược để phân phối và phát triển các sản
phẩm đó.
Phòng xuất nhập khẩu:
Đề xuất các ý kiến cải thiện chất lượng cũng như giá cả của nguồn hàng nhập
khẩu.
Làm công tác xuất nhập khẩu hàng hóa: làm các thủ tục liên quan đến nhuồn
hàng xuất- nhập khẩu, nhận hàng từ các cảng và vận chuyển hàng hóa về kho.
Phòng nhân sự: phụ trách về tình hình nhân sự trong Công ty, quản lý nhân
viên, điều chỉnh, tuyển dụng nhân sự, theo dõi tiền lương, thực hiện việc chi trả tiền
lương cho nhân viên.

2.6. Tầm nhìn- sứ mệnh- giá trị cốt lõi của An Cường.
Tầm nhìn: Trong đời sống hiện nay, nhu cầu sống trong những ngôi nhà đẹp,
cao cấp với không gian tiện nghi đã không còn là những “ước mơ” khó thực hiện.
Theo đà phát triển không ngừng của xã hội và nền kinh tế, mong muốn có đời sống tốt
hơn, nơi ăn chốn ở đẹp và tiện nghi, trang thiết bị cao cấp mang tới những tính năng
tốt nhất với mục đích chăm sóc con người một cách hòan hảo... là điều mà tất cả chúng
ta đều hướng tới.
Sứ mệnh: Tạo ra giá trị tốt nhất cho cuộc sống và đáp ứng yêu cầu của mỗi
khách hàng kết hợp với bảo vệ môi trường.
20 
 


Giá trị cốt lõi:
-

Khách hàng là trung tâm.

-

Con người là sức mạnh.

-

Chất lượng là sức sống.

-

Có trách nhiệm xã hội.


-

Luôn luôn đổi mới.

Phương châm của công ty là “ Hợp tác để cùng nhau phát triển”
2.7. Sản phẩm của Công ty:
Hình 2.4. Ván MFC loại thường

Nguồn: www.ancuong.com
Ván MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn
phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em v.v. Hiện 80%
đồ gỗ nội thất dùng ván MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng phong
phú, đa dạng và hiện đại.
Hiện nay, công ty An Cường có sẵn khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt,
xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích),
Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry
(xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun
hay các màu vân gỗ hiện đại... Tất cả đều giống như gỗ thật. Đối với nội thất văn
phòng, nhà ở, chung cư thì chỉ cần sử dụng ván MFC tiêu chuẩn, còn đối với những
không gian, khu vực ẩm ướt như Toilet, tủ bếp, tủ Toilet, vách Toilet, Lavabo, khu vệ

21 
 


sinh thì nên sử dụng ván MFC chống ẩm hoặc melamine trên nền MDF chống ẩm
V313.
Bảng 2.1. Các loại kích thước và độ dày ván MFC:
Size nhỏ


1.220x 2.440x (9- 50)mm

Size trung

1.530x 2.440x (18/25/30)mm

Size lớn

1.830x 2.440x (12/18/25/30)mm
Nguồn: www.ancuong.com

Trong kho có sẵn hơn 80 màu độ dày từ 9 - 50mm; phủ Melamine một mặt
hoặc hai mặt.
Độ dày trên 50mm quý khách đặt hàng trong vòng 3 ngày.
Tùy theo nhu cầu, quý khách có thể phủ Melamine trên MDF từ 4,5mm đến
50mm một mặt hay hai mặt.
Công ty có sẵn tất cả các loại ván MFC chống ẩm lõi xanh V313 và ván
Melamine MDF chống ẩm lõi xanh V313 (hàng E0, E1, CARB đều có sẵn).
 Chú ý:
- Có sẵn hàng CARB, E1 (tiêu chuẩn Đức, Mỹ).
- Có sẵn 12 màu MFC màu sắc giống như gỗ veneer.
Hình 2.5. Chi tiết profile uốn cong:

Nguồn: www.ancuong.com
Công ty An Cường là Công ty tiên phong ở Việt Nam có bán chi tiết Profile uốn
cong. Chúng tôi có máy uốn cong Laminate HPL tự động, chiều dài tối đa 3,8m. Công
ty nhận gia công theo các hình dưới đây nếu quý khách có yêu cầu:
22 
 



MẶT TOP BÀN LÀM VIỆC: ( Có sẵn 22 màu, độ dày từ 18-50mm )
Chúng tôi có sẵn hàng tại kho loại mặt top 1 cạnh tròn 1 cạnh vát, 2 cạnh tròn
hoặc 1 cạnh tròn 1 cạnh vuông, được hoàn thiện với mặt sau dán lớp PVC 0,18mm để
bảo vệ và đặc biệt chúng tôi có MFC đồng màu với 22 loại mặt top này. Đây là điều vô
cùng thuận lợi cho quý khách khi sử dụng mặt top của công ty làm mặt bàn và chân
bàn có thể sử dụng ván MFC hoặc chân inox hay thép sơn tĩnh điện.
Lưu ý: Khi cắt mặt Top nên sử dụng máy cưa hai lưỡi loại tốt, chỉnh lưỡi cưa
cho chuẩn và sử dụng lưỡi cưa mới nhất để cắt, tránh cho bề mặt Laminate bị mẻ cạnh.
Khi bị mẻ phải phay lại hay dùng giấy nhám nước đánh xả lại cho mịn trước khi dán
cạnh.
Bảng 2.2. kích thước mặt top bàn làm việc
Các kích thước có sẵn
600mm x 1.200mm x 30mm
700mm x 1.200mm x 30mm
700mm x 1.400mm x 30mm
Nguồn: www.ancuong.com
MẶT BẾP THAY CHO MẶT ĐÁ: ( độ dày từ 36-40mm )
Mặt Top tủ bếp do Duropal – Đức sản xuất , có độ bền hàng chục năm.
Đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam loại mặt Top tủ bếp chống vi khuẩn làm
trên nền gỗ Plywood chống nước.
Đặc tính của mặt Top này là thi công nhanh, sạch sẽ, bảo vệ môi trường, độ
bền lâu, dễ lau chùi. Sử dụng ván PB chống ẩm hay Plywood chống nước.
Có sẵn phụ kiện len tường kitchen skirting và nẹp chữ T ngăn nước để quý
khách sử dụng làm đường nối.
BỀ MẶT CHỐNG VI KHUẨN:
Sản phẩm của

áp dụng trên các chất liệu khác nhau,


được xác nhận chống khuẩn trên các bề mặt của nhà bếp, không truyền qua thức ăn
hoặc không khí, tuyệt đối an toàn đối với con người và môi trường.

23 
 


×