Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY DV BẢO VỆ 247

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.97 KB, 14 trang )

THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA
CÔNG TY DV BẢO VỆ 247
3.1. NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DV BẢO VỆ 247
Ngày nay khi quyết định đi vào kinh doanh, ai cũng biết tầm quan trong của vấn
đề thương hiệu, nhiều người cho rằng chỉ cần một cái tên, một hình ảnh SPDV thì
nghiễm nhiên doanh nghiệp có thương hiệu, đó là một sai lầm. Vì xây dựng thương
hiệu là một chiến lược kinh doanh liên tục, đòi hỏi sự đầu tư cả về thời gian, tiền bạc và
sự nổ lực không ngừng của mỗi thành viên.
Những ban lãnh đạo công ty biết điều đó, tuy nhiên công ty vẫn chưa chú trọng
vào đó, chưa xây dựng cho mình một kế hoạch xây dựng và cũng cố thương hiệu cụ
thể. Chỉ tiến hành những việc cơ bản để mình có thể có khách hàng, có doanh thu và có
kết quả cụ thể trước mắt. Nhưng đã đến lúc công ty bắt đầu xây dụng cho mình những
kế hoạch để cũng cố và phát triển thương hiệu của mình, và bằng chứng là công ty tiến
hành thành lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu là PR Marketing.
 Nhận diện thương hiệu qua hình ảnh con người
− Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo đầy đủ những kỹ năng chuyên
ngành.
− Nhân viên có đủ sức khỏe, có đủ kiên định mạnh mẽ vươt qua những cám giỗ để
hoàn thành tốt công việc.
− Nhân viên các cấp được phân biệt dựa vào vạch trên cầu vai, và nhân viên văn
phòng có đồng phục vecton xanh đen áo lá xanh dương.
 Nhận diện thương hiệu qua biểu tượng
− Logo thể hiện sự mạnh mẽ, vững trải, kiên định và sắc tộc Việt, dựa vào những
hình ảnh con rồng dân gian, và hai màu cơ bản trên lá cờ Việt Nam trong vòng
tròn tượng trưng của trái đất, bầu trời, kết hợp để thiết lập nên logo.
− Ý nghĩa của 247 là luôn luôn sẵn sàng phuc vụ cho khách hàng 24 giờ trên ngày,
và 7 ngày trong tuần.
− Hình ảnh con rồng là một trong những tứ linh, biểu tượng thiêng liêng của người
châu Á, nhằm mong muốn sự thịnh vượng và vươn cao vươn xa của công ty.
− Vòng tròn tượng trưng cho trái đất cho bầu trời theo truyền thuyết rồng bay trên
bầu trời.


 Thực hiện xây dựng thương hiệu
Từ những thời điểm ban đầu thành lập, công ty đã xác định tầm quan trọng của
vấn đề thương hiệu. Công ty đã có các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu
của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng. Và công ty đã quyết định dành 10%
trong doanh thu để xây dựng và cũng cố thương hiệu.
Công ty đã biết sự cần thiết của một website riêng của công ty, tại địa chỉ :
www.baove247.com.vn luôn cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật sớm
nhất, ở đó khách hàng có thể dể dàng biết được những thông tin cơ bản của công ty, về
các hoạt động của công ty... để khách hàng có thể nhanh chóng tiếp cận và liên hệ,
nhân viên của công ty có thể vào góp ý hay và cùng xây dựng một công ty đoàn kết phát
triển.nhưng mức độ đầu tư và tập trung chưa cao.
Báo chí là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ ngày nay
- Thời gian ban đầu, công ty phải thông cáo trên báo chí về việc thành lập và những
sữa đổi bổ sung ... trên các báo doanh nghiệp, báo helpza của dành cho các khu
công nghiệp,..
- Để tuyển dụng nguồn nhân lực công ty thường đăng trên các báo Lao Động,
Thanh Niên, Tuổi Trẻ,...
Xây dựng thương hiệu trong chính hình ảnh của nhân viên, hình ảnh của doanh
nghiệp,vì đây là hình thức kinh doanh dịch vụ con người, vì vậy để chính những con
người của mình quảng bá cho mình. Khi chính những dịch vụ tốt của công ty dành cho
khách hàng, khách hàng cảm nhận được tính chuyên nghiệp và nhiệt huyết của con
người nơi đây đã khẳng định được thương hiệu của mình
Xây dựng theo hình thức doanh nghiệp với doanh nghiệp. Không có gì thuyết
phục hơn khi chính khách hàng của mình nhận xét tốt về dịch vụ của mình cho một
khách hàng khách.
3.2. TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA CÔNG TY 247 NÓI RIÊNG VÀ CỦA
DOANHN NGHIỆP VIỆT NAM VỀ THƯƠNG HIỆU
 Nhận thức vể thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam
Theo kết quả điều tra của nhóm tác giả quyển Xây dựng và phát triển thương hiệu
(NXB Lao Động - Xã Hội), với mẫu là 306 doanh nghiệp thì hiện nay, tuy thương hiệu

không còn là vấn đề quá mới mẻ, nhưng nhìn chung hiểu biết của doanh nghiệp về vấn
đề này rất khác nhau.
Bảng3.1 : Hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm thương hiệu
Stt Thương hiệu được hiểu là:
Số doanh
nghiệp
Tỷ lệ
(%)
1 Nhãn hiệu hàng hóa 285 93,0
2 Tên thương mại của doanh nghiệp 195 63,7
3 Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lí 58 18,9
4
Bất kỳ dấu hiệu, biểu tượng hình vẽ một hoặc một
nhóm sản phẩm.
306 100,0
5 Tổng hợp các yếu tố tạo nên uy tín doanh nghiệp 97 32,0
6
Là nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại và chỉ dẫn địa
lý đã được người tiêu dùng thừa nhận
123 41,0
Nguồn: Xây dựng và phát triển thương hiệu (NXB Lao Động - Xã Hội)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy đa số các doanh nghiệp được điều tra đều cho
rằng thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa (285 doanh nghiệp, chiếm 93%); 63,37% cho
rằng thương hiệu là tên thương mại của doanh nghiệp (195 doanh nghiệp); 100% coi
thương hiệu là bất kì dấu hiệu, lô gô, biểu tượng hình vẽ hay bất kì yếu tố nào để nhận
biết một hoặc một nhóm sản phẩm; chỉ có 18,9% (58 doanh nghiệp) cho rằng thương
hiệu là tên gọi xuất sứ, chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt số doanh nghiệp hiểu thương hiệu là ba
đối tượng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được người tiêu dùng
thừa nhận chỉ chiếm 41% (123 doanh nghiệp).
 Nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu đối với công ty

Tuy cách hiểu còn nhiều điểm khác nhau nhưng đa số các doanh nghiệp Việt Nam
đã chú trọng đến hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, hầu hết các
doanh nghiệp được hỏi đều trả lời vấn đề thương hiệu đã trở thành một trong những
mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Có 269 doanh nghiệp được hỏi (chiếm 87%)
xem xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong năm mối quan tâm hàng đầu của
doanh nghiệp, trên cả việc nâng cao chất lượng hàng hóa (82%), phát triển sản phẩm
mới (41,2%), mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm (32%). Nhưng bên cạnh đó, vẫn
còn nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
nên chưa có mối quan tâm thích đáng, có đến 37 doanh nghiệp trong số những doanh
nghiệp được hỏi (chiếm 13%) chưa coi thương hiệu là một mối quan tâm trước mắt của
doanh nghiệp mình, và do đó không có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu
của mình.
Bảng 3.2 : Mức độ quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu
St
t
Mối quan tâm của doanh nghiệp
Số doanh
nghiệp
Tỷ lệ
(%)
1 Xây dựng, củng cố thương hiệu 269 87,0
2 Nâng cao chất lượng sản phẩm 250 82,0
3 Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm 98 32,0
4 Phát triển sản phẩm mới 125 41,2
5 Chưa cần đầu tư phát triển thương hiệu 37 13,0
Nguồn: Xây dựng và phát triển thương hiệu (NXB Lao Động - Xã Hội)
Và tầm nhìn của công ty 247 cũng vậy, chưa thật sự hiểu sâu tầm quan trong của
thương hiệu, chưa thật sự đầu tư tìm hiểu để xây dựng thương hiệu vững mạnh, bằng
chứng là chỉ trong thời gian gần đây mới bắt đầu đầu tư tìm hiểu và xây dụng củng cố
hình ảnh công ty nhưng cũng chưa sâu săc. Vẫn chưa có bộ phân chuyên trách riêng, mà

chỉ phân công nhiệm vụ cho bộ phận kinh doanh Merketing chịu trách nhiệm về thương
hiệu, tìm kiếm phương hướng xây dựng chiến lược xây dựng hình ảnh và củng cố lại.
 Đầu tư của Công ty cho thương hiệu
 Về tài chính
Tuy ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu, nhưng chưa thấu hiểu được
giá trị đích thực của thương hiệu nên việc đầu tư của công ty cho thương hiệu cũng rất
hạn chế. Công ty dành 10% doanh thu cho hoạt động xây dựng và cũng cố thương hiệu.
Từ đó bộ phận Marketing tiến hành lập kế hoạch phân bổ cho các hoạt động của mình.
Biểu đồ 3.1: cơ cấu đầu tư tài chính vào thương hiệu của doanh nghiệp
Nguồn: phòng kinh doanh Marketing
Có thể thấy, việc đầu tư vào vấn đề hoạt đông cộng đồng các hoạt động xã hội
luôn có những tầm ảnh hưởng lớn đối với danh tiếng của các doanh nghiệp. Vì vậy bộ
phận Marketing quyết định đầu tư khoảng 40% trong tổng chi phí cho hoạt động xây
dựng thương hiệu.
Tiếp theo là hình ảnh làm việc của nhân viên, hình thức PR trực tiếp bằng chính
công việc, con người nơi đây. Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, được đánh giá chất
lượng và có được sự yêu mến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty hay
không một phần quan trọng lả trong chính những hoạt động công việc hàng ngày nhân
viên. Vì vậy vừa tạo dựng tính chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả của nhân viên, bên
cạnh đó xây dựng một đội ngũ trung thành với công ty. Sự quan tâm đến đời sống tinh
thần cho nhân viên của ban quản lý đội và cấp quản lý công ty đến nhân viên, tìm hiểu
tâm tư nguyên vọng của nhân viên, gây quỹ mừng sinh nhật cho nhân viên...
Hoạt động về tuyên truyền bằng báo chí, là một kênh thông tin công bố đến khách
hàng, cung cấp cho khách hàng những thông tin của công ty như thông báo thành lập,
sự kiện, hoạt động, tuyển dụng,... nhắc nhở khách hàng nhớ đến tên của công ty, mở
rộng kênh thông tin tìm kiếm trên các kênh thông tin,...
Việc chăm sóc khách hàng một phần khẳng định sự chu đáo của một dịch vụ
không chỉ trong hoạt động công việc tại mục tiêu mà còn quan tâm đến hoạt động bên
ngoài, tạo thiện cảm lòng tin và ưu ái cho khách hàng. Luôn kiểm tra và tiến hành hoạt
động hàng tháng.

Như vậy có thể thấy, quy mô vốn nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, một lần nữa lại
là trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển
thương hiệu.
 Về nguồn nhân lực
Vì công ty thuộc loại hình dịch vụ con người nên việc nhân viên chiếm số lượng
đông và cấp quản lý và ban cán bộ chỉ chiếm số lượng ít. Sự phân bố nhân lực vào các
bộ phận được sắp xếp 4 cán bộ trong ban giám đốc chiếm 13,33% trong tổng thành viên
cán bộ cấp phòng, phòng điều hành 5 nhân viên chiếm 16.67%, phòng tổ chức HCNS 6

×