BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX CỦA
THƯƠNG HIỆU ĐỒ NGỦ ROSSHI TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN
LÊ THỊ THANH THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Chiến Lược
Marketing-Mix của Thương Hiệu Đồ ngủ Rosshi tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái
Tuấn” do Lê Thị Thanh Thương, sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng
Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày____________________
MAI HOÀNG GIANG
Người hướng dẫn,
Ngày
tháng
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm
năm
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm
LỜI CẢM TẠ
Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có một cái đích để phấn đấu, để đạt
được ước mơ của mình. Có thể mỗi người sẽ có mỗi cái đích khác nhau, sẽ có những
mục tiêu để phấn đấu và cách để họ đi đến đó cũng sẽ khác nhau, sẽ có những chặng
đường trải đầy hoa hồng nhưng cũng có những chặng đường rải đầy chông gai. Và tôi
cũng vậy, tôi lại sắp bước qua một chặng đường mới, sắp phải xa trường Đại học sau
gần 4 năm học tập và rèn luyện, để tiến gần hơn với cái đích, với ước mơ, với hoài bão
của mình, một bước ngoặt hết sức quan trọng. Trong suốt khoảng thời gian ấy, từ
những ngày đầu lạc lõng của một tân sinh viên cho đến lúc hoàn thành xong luận văn
này, ngoài những cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động
viên rất nhiều từ Ba Mẹ, Thầy Cô, bạn bè và những người yêu quý tôi.
Lời đầu tiên, Tôi xin gửi đến Ba Mẹ tôi lòng biết ơn sâu sắc: cảm ơn Ba Mẹ đã
sinh ra, nuôi dưỡng con nên người, đã luôn ở bên cạnh động viên con, luôn là người
yêu thương, bao bọc con, cho con điểm tựa để vượt qua những bản ngã của cuộc đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những Thầy Cô đang công tác tại trường Đại
học Nông Lâm, đặc biệt là các Thầy Cô của khoa Kinh Tế, những người đã tận tình
giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học qua, những người đã trang bị cho tôi một hành
trang vững chắc để bước vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Mai Hoàng Giang, một người Thầy
tận tụy và rất gần gũi với sinh viên: cảm ơn Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này, cảm ơn sự nhiệt tình và tận tâm của Thầy đối với những sinh viên
như chúng em.
Cảm ơn tất cả những người bạn của tôi, cảm ơn vì đã luôn động viên tôi trong
phút chốc tôi nản lòng và giúp đỡ tôi khi tôi khi tôi gặp khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn các anh/chị đang công tác tại bộ phận Nghiên Cứu Thị
Trường- Phòng Marketing- TTGDKD- Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn, cảm
ơn mọi người đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công Ty.
Xin kính chúc Ba Mẹ, Thầy Cô, anh/chị và bạn bè tôi có thật nhiều sức khỏe và
công tác tốt. Xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ THANH THƯƠNG. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Chiến Lược
Marketing-Mix Của Thương Hiệu Đồ Ngủ Rosshi Tại Công Ty Cổ Phần Tập
Đoàn Thái Tuấn”.
LE THI THANH THUONG. December, 2012. “Strategic Analysis Marketing-Mix
of Sleepwear Rosshi Brands At JSC Thai Tuan Group”.
Nghiên cứu Marketing là một chức năng quản trị vì nó có vai trò quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Nó là đường dẫn, không phải là duy nhất
nhưng lại rất quan trọng hướng Doanh nghiệp đến sự thành công nhất đinh. Nhận biết
được tầm quan trọng đó của Marketing nên tôi đã chọn đề tài này với các mục đích
như sau:
Phân tích chiến lược Marketing-mix của thương hiệu Rosshi mà Công ty cổ
phần tập đoàn Thái Tuấn đang thực hiện bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược
giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị cổ động.
Bên cạnh đó, khóa luận còn tập trung tìm hiểu, phân tích các yếu tố của môi
trường vi mô, vĩ mô, đối thủ cạnh tranh,…ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quản
trị Marketing của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn đối với thương hiệu thời trang
đồ ngủ Rosshi. Kết hợp với việc sử dụng các công cụ chiến lược như: ma trận đánh giá
các yếu tố bên trong, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận SWOT. Qua việc
phân tích ta có thể thấy được những thuận lợi và những khó khăn cũng như những cơ
hội và thách thức của công ty từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những
hạn chế đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn hiệu quả hoạt động
Marketing-mix của thương hiệu Rosshi trong giai đoạn 2012-2015.
Do hạn chế về phạm vi nghiên cứu, kinh phí và thời gian, cho nên dù đã cố
gắng hết sức trong việc hoàn thiện đề tài, tuy nhiên việc phân tích vẫn còn một số
điểm hạn chế khó tránh khỏi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả Thầy Cô,
Ban lãnh đạo công ty và toàn thể các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3.1.Không gian .....................................................................................................3
1.3.2.Thời gian.........................................................................................................3
1.3.3. Nội dung ........................................................................................................4
1.4.Cấu trúc khóa luận .................................................................................................4
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................5
2.1.Tổng quan về ngành dệt may ở Việt Nam .............................................................5
2.2.Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn .............................................6
2.2.1.Giới thiệu chung .............................................................................................6
2.2.2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển......................................................9
2.2.3.Cơ cấu tổ chức và nhân sự............................................................................11
2.2.4.Các thương hiệu nổi bật của công ty ............................................................16
2.2.5.Tình hình hoạt động chung của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn ........19
2.3. Tổng quan về thị trường đồ ngủ .........................................................................21
2.4.Tổng quan về thương hiệu Rosshi .......................................................................26
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................28
3.1.Cơ sở lý luận ........................................................................................................28
3.1.1.Khái niệm, mục tiêu và chức năng của Marketing .......................................29
3.1.2.Quản trị Marketing .......................................................................................30
3.1.3.Chiến lược Maketing-mix ............................................................................37
3.1.4. Các công cụ ma trận chiến lược ..................................................................50
3.2.Phương pháp thực hiện ........................................................................................53
v
3.2.1.Phương pháp nghiên cứu tại bàn ..................................................................53
3.2.2.Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường .....................................................55
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................55
4.1.Phân tích chiến lược Marketing-mix của thương hiệu Rosshi ............................55
4.1.1.Phân tích môi trường Marketing ..................................................................55
4.1.2.Phân đoạn thị trường cho thương hiệu Rosshi .............................................72
4.1.3.Lựa chọn thị trường mục tiêu cho thương hiệu Rosshi ................................72
4.1.4.Chiến lược Marketing cho thương hiệu Rosshi............................................73
4.1.5.Chiến lược Marketing-mix của thương hiệu Rosshi ....................................74
4.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của thương hiệu Rosshi ......................81
4.2.1.Ngân sách cho hoạt động Marketing của thương hiệu Rosshi .....................81
4.2.2.Thị phần của thương hiệu Rosshi so với các thương hiệu khác ...................82
4.2.3.Tỷ lệ chi phí Marketing so với doanh thu của thương hiệu Rosshi .............83
4.2.4.Doanh thu của công ty do thương hiệu Rosshi mang lại..............................84
4.3.Các đề xuất góp phần hoàn thiện hơn hoạt động Marketing-mix của thương hiệu
Rosshi nói riêng và hoạt động Marketing của công ty nói chung .............................85
4.3.1.Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ..........................................85
4.3.2.Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài .........................................86
4.3.3.Phân tích ma trận SWOT..............................................................................88
4.3.4.Nhận xét hoạt động Marketing-mix của thương hiệu Rosshi ......................90
4.3.5.Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hơn hoạt động Marketing-mix của
thương hiệu Rosshi ................................................................................................91
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................99
5.1.Kết luận................................................................................................................99
5.2.Những mặt làm được và hạn chế của đề tài ......................................................100
5.3.Kiến nghị ...........................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................102
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VN
Việt Nam
WTO
Tổ chức Thương mại Quốc tế
KT
Kinh tế
DN
Doanh nghiệp
DNVN
Doanh nghiệp Việt Nam
Thái Tuấn
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn
PP
Phân phối
SP
Sản phẩm
KH
Khách hàng
NTD
Người tiêu dùng
SX
Sản xuất
NCTT
Nghiên cứu thị trường
CN
Chi nhánh
CP
Chi phí
CPSX
Chi phí sản xuất
KM
Khuyến mãi
SPM
Sản phẩm may sẵn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Doanh thu qua các năm của công ty Thái Tuấn ............................................19
Bảng 2.2.Số lượng thương hiệu trên thị trường đồ ngủ hiện nay ở Việt Nam ..............22
Bảng 3.1:Một số cở sở và tiêu thúc phân khúc thị trường ............................................35
Bảng 3.2:Ưu nhược điểm của một số phương tiện quảng cáo. .....................................46
Bảng 3.3:Một số công cụ khuyến mãi ...........................................................................49
Bảng 3.4: Ma trận SWOT ..............................................................................................54
Bảng 4.1.Tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012
.......................................................................................................................................56
Bảng 4.2. Cơ cấu nhân sự của công ty .........................................................................68
Bảng 4.3. Máy móc thiết bị của công ty ........................................................................70
Bảng 4.4. Giá TB các chủng loại SP của thương hiệu Rosshi ......................................76
Bảng 4.5. Phân bổ quà tặng và vật dụng quảng cáo ......................................................80
Bảng 4.6. Chi phí thực hiện Marketing của thương hiệu Rosshi năm 2011 .................81
Bảng 4.7. Kết quả chương trình KM tặng quà cho NTD ..............................................83
Bảng 4.8. Kết quả chương trình KM tặng quà cho đại lý .............................................83
Bảng 4.9. Doanh thu của thương hiệu Rosshi qua các năm ..........................................84
Bảng 4.10. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ..............................................85
Bảng 4.11. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .............................................86
Bảng 4.12. Phân tích ma trận SWOT ...........................................................................88
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Trụ sở chính của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn ...................................6
Hình 2.2.Logo Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thái Tuấn....................................................8
Hình 2.3.Sơ đồ tổ chức của công ty ..............................................................................12
Hình 2.4.Logo thương hiệu Rosshi ...............................................................................17
Hình 2.5.Logo thương hiệu Lencii ................................................................................17
Hình 2.6.Logo thương hiệu Menni’s .............................................................................17
Hình 2.7.Logo thương hiệu Happiness ..........................................................................18
Hình 2.8.Logo thương hiệu Silki ...................................................................................18
Hình 2.9. Logo thương hiệu Thatexco ..........................................................................19
Hình 2.10. Doanh thu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn ...................................20
Hình 2.11. Logo thương hiệu Vera................................................................................22
Hình 2.12. Hình ảnh cho SP của thương hiêu Vera ......................................................23
Hình 2.13. Logo của thương hiệu Paltal ........................................................................24
Hình 2.14. Logo của thương hiệu Wow ........................................................................25
Hình 2.15. Hình ảnh cho SP của thương hiệu Wow......................................................25
Hình 2.16. Logo của thương hiệu Winny ......................................................................26
Hình 2.17. Hình ảnh cho SP của thương hiệu Winny ...................................................26
Hình 3.1.Chức năng của Marketing: phát hiện và thoả mãn nhu cầu của khách hàng .30
Hình 3.2: Qúa trình quản trị Marketing .........................................................................31
Hình 3.3: Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing .................................................32
Hình 3.4:Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter ........................................33
Hình 3.5: 4P trong Marketing mix. ...............................................................................36
Hình 3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá .......................................................40
Hình 3.7: Vai trò của xúc tiến trong Marketing ............................................................45
Hình 3.8. Chiến lược kéo và chiến lược đẩy. ................................................................50
Hình 4.1.Mức tăng GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước những năm gần
đây(đơn vị: %) ...............................................................................................................55
Hình 4.2. Tỷ lệ dân số nữ thành thị theo khu vực .........................................................59
Hình 4.3. Ma trận cạnh tranh của các thương hiệu........................................................61
Hình 4.4. Giá bán TB của các thương hiệu cạnh tranh .................................................62
ix
Hình 4.5. Số lượng kiểu dáng bán trên thị trường của các thương hiệu cạnh tranh ......63
Hình 4.6. Nghề nghiệp của khách hàng mục tiêu ..........................................................64
Hình 4.7. Nhu cầu trang phục đồ ngủ ............................................................................67
Hình 4.8. Cơ cấu nhân sự của công ty Thái Tuấn .........................................................69
Hình 4.9. Giao diện trang Web của Công ty Thái Tuấn ................................................71
Hình 4.10. Tỷ lệ KH mục tiêu của Rosshi.....................................................................73
Hình 4.11. Những hình ảnh của Bộ sưu tập Giọt Sương Mai .......................................75
Hình 4.12. Giá bán TB các dòng SP của thương hiệu Rosshi( giá bán lẻ cho NTD) ..76
Hình 4.13. Hệ thống phân phối của Thái Tuấn .............................................................77
Hình 4.14. Thị phần của thương hiệu Rosshi so với các thương hiệu khác(ở TPHCM)
.......................................................................................................................................82
Hình 4.15. Những yếu tố mà KH quan tâm khi mua đồ ngủ.........................................93
Hình 4.16. Chất liệu mà KH lựa chọn khi mua đồ ngủ .................................................93
Hình 4.17. Những hạn chế về SP của thương hiệu Rosshi ............................................94
Hình 4.18. Mức giá KH có thể chấp nhận khi mua trang phục đồ ngủ .........................95
Hình 4.19. Địa điểm KH thương mua đồ ngủ ...............................................................96
Hình 4.20. Những hình thức KM mà KH mong muốn .................................................97
Hình 4.21. Phương tiện KH thường tìm kiếm thông tin khi mua đồ ngủ......................97
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA THƯƠNG HIỆU ROSSHI ........................95
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI “TÌM HIỂU HÀNH VI MUA TRANG PHỤC ĐỒ
NGỦ CỦA KHÁCH HÀNG Ở KHU VỰC TPHCM” .................................................97
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Nhìn lại toàn cảnh Việt Nam( VN) vào năm 2008, có thể nói đó là thời điểm
khá nhạy cảm, thời điểm kinh tế Thế giới bắt đầu có những dấu hiệu bất ổn, nền kinh
tế( KT) trì trệ nhưng cũng không thể phủ nhận rằng năm 2008 là thời điểm rất quan
trọng đối với nước ta, là một bước chuyển mình của cả nước VN nói chung và của nền
kinh tế VN nói riêng. Năm đó, VN trở thành thành viên chính thức của Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới (WTO), đã chính thức bước vào sân chơi của nền KT toàn cầu,
tuy nó không mang đến nhiều thành quả như lúc Trung Quốc mới gia nhập nhưng đối
với VN đó là một bước ngoặt nâng VN lên một tầm cao mới, bước ngoặt này đã tạo ra
rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại cho nền KT Nước ta không ít những
thách thức đáng lo ngại, KT mở cửa thuận tiện cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa
kéo theo đó là hàng rào thuế quan được gỡ bỏ phần nào tạo điều kiện cho hàng hóa
nước ngoài nhập khẩu vào nước ta thuận lợi hơn, lúc này vấn đề đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam(DNVN) đó là sự cạnh tranh với hàng hóa của các doanh nghiệp(DN)
nước ngoài, cạnh tranh để giành thị phần nội địa, cạnh tranh vì sự tồn vong của DN,…
Khoảng thời gian đó(từ năm 2008-2012) đã gần 5 năm, nền KT Việt Nam đã có những
bước phát triển đáng kể, chúng ta có thể nhìn thấy một sự chuyển hình rõ rệt giữa
trước và sau thời điểm VN gia nhập WTO, điều này chứng tỏ các DNVN đã làm rất tốt
trong việc tận dụng những cơ hội và đối đầu với những thách thức do hội nhập KT
Quốc Tế mang lại. Nói vậy, các DNVN cũng không nên lấy đó làm điểm dừng, bởi sự
thay đổi thì luôn gắn liền với thời gian, dừng lại đồng nghĩ với sẽ chết. DNVN cần
phải nâng cao hơn nữa vai trò vị thế của mình, đặc biệt là vị thế cạnh tranh với các DN
nước ngoài, nên tận dụng những lợi thế tuyệt đối cũng như những lợi thế tương đối
vốn có, tăng cường vị thế của những ngành hàng mà nước ta đang nắm thế chủ lực.
Đặc biệt là dệt may, ngành công nghiệp có thể coi là chủ đạo của nền KT nước ta.
Chưa vội nói đến thị trường nước ngoài, ở nội địa khi nói đến dệt may thì đã có
không ít những tên tuổi như: Thái Tuấn , Phước Thịnh, Việt Tiến, Thành Công…với
các dòng sản phẩm rất đa dạng. Còn khi nói đến quần áo may sẵn, như đồ ngủ chẳng
hạn, với một loạt tên các thương hiện hiện đang đứng vững trên thị trường VN như:
Vera, Wow, Paltal, Rosshi, Silki,…Chính vì vậy, để cạnh tranh được với thị trường
Quốc tế, trước tiên DN phải đứng vững ở thị trường nội địa, đó là điều kiện tiên quyết
của một DN.
Từ tính thực tiễn và lý luận của đề tài, em quyết định chọn ngành dệt may đi
sâu hơn nữa là thị trường đồ ngủ với thương hiệu Rosshi của Thái Tuấn làm đối tượng
phân tích cho khóa luận của mình, có lẽ khi nhắc đến dệt may trong nước thì Thái
Tuấn là một cái tên được nhắc đến đầu tiên, nhớ đến Thái Tuấn với những đặc điểm,
chất lượng mình hàng không lẫn vào đâu được, nhắc đến Thái Tuấn với những dòng
sản phẩm đa dạng…và khi nhắc đến đồ ngủ của Thái Tuấn thì đa phần người ta lại nhớ
đến Rosshi-thương hiệu đồ ngủ định vị cho nhóm KH trung cấp này.
Khi nền KT ngày càng phát triển, trình độ và thu nhập của con người tăng lên
thì nó kéo theo sự thay đổi của cả một hệ thống nhu cầu, ước muốn và đặc biệt là kéo
theo sự thay đổi của các đặc tính về hành vi mua của Khách hàng(KH). Sự thay đổi
lớn nhất chính là sự thay đổi về nhu cầu. Vậy, công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn đã
làm gì với những sự thay đổi này, chiến lược Marketing-mix cho thương hiệu Rosshi
ra sao? Chiến lược sản phẩm như thế nào? Làm thế nào để đưa sản phẩm, gửi gắm
những thông điệp của công ty đến với KH?… khi hiện nay người ta không mấy quan
tâm đến việc mặc để có gì đó để mặc mà lại chú ý nhiều hơn đến việc mặc cái gì cho
đẹp, cho thoải mái, mặc cái gì để làm cho họ tự tin lên, làm cho họ thể hiện được đẳng
cấp và mang lại cho họ cảm giác được tôn trọng khi tiếp xúc với người đối
diện…Công ty đã làm gì để thỏa mãn đầy đủ và thực sự làm hài lòng các KH mục tiêu
của mình hơn hẳn các đối thủ canh tranh.
Vì thời gian thực hiện đề tài và kinh nghiệm có hạn trong khi đó Thương hiệu
đồ ngủ Rosshi của Thái Tuấn có rất nhiều khía cạnh có thể khai thác, do vậy khóa luận
chỉ tập trung “ Phân tích chiến lược Marketing-mix của Thương hiệu Đồ ngủ
Rosshi tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn”, trong quá trình thực hiên khóa
luận này, em thực sự đã rất cố gắng tuy vậy vẫn khó tránh khỏi những sai sót nên em
2
mong nhận được sự góp ý chân thành nhất từ các Thầy Cô và các anh/chị phòng
Nghiên cứu thị trường của của công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn( Thái Tuấn).
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
a.Mục tiêu chung
Đề tài “ Phân tích chiến lược Marketing-mix của Thương hiệu Đồ ngủ
Rosshi tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn” phân tích
hoạt động về
Marketing-mix của Thương hiệu Đồ ngủ Rosshi mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái
Tuấn đang thực hiện, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn hiệu quả
hoạt động Marketing-mix của thương hiệu Rosshi trong giai đoạn 2012-2015.
b.Mục tiêu cụ thể
Từ những mục tiêu chung trên, khóa luận tiến hành tìm hiểu và phân tích những
mục tiêu cụ thể sau:
Phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, những điểm mạnh và những cơ hội
cũng như những hạn chế và những thách thức của công ty thông qua ma trận SWOT,
ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, bên ngoài.
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing-mix của thương
hiệu Rosshi, cụ thể là chiến lược 4P bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá,
chiến lược xúc tiến, chiến lược phân phối để nhận xét xem công ty đã đạt kết quả như
thế nào khi áp dụng việc phối hợp các chiến lược trên.
Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing-mix của thương hiệu Rosshi
thông qua các chỉ tiêu về số lượng, chủng loại sản phẩm, thị phần, doanh thu,…
Dựa vào các phần trên để đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
chiến lược Marketing – mix của thương hiệu Rosshi trong giai đoạn 2012-2015.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Không gian
Khóa luận được thực hiện tập trung tìm hiểu, phân tích về chiến lược Marketing-mix
của thương hiệu Đồ ngủ Rosshi tại Trung tâm Giao dịch Kinh doanh-Công ty Cổ phần
Tập đoàn Thái Tuấn-938 Nguyễn Trãi-Phường 14-Quận 5.
1.3.2.Thời gian
3
Các số liệu tiến hành phân tích trong khóa luận sẽ được thu thập trong 2 năm gần
nhất: 2010-2011, 6 tháng đầu năm 2012.
Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 8/2012-11/2012.
1.3.3. Nội dung
Khóa luận được thực hiện với sự hỗ trợ và giúp đỡ của bộ phận Nghiên Cứu Thị
Trường- phòng Marketing của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về các hoạt động
Marketing của thương hiệu Rosshi với các thông tin dữ liệu kinh doanh trong hai năm
2010-2011.
1.4.Cấu trúc khóa luận
Bài khóa luận này gồm 5 chương. Chương 1 nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu
và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 giới thiệu tổng quan về ngành dệt may ở Việt Nam,
về thị trường đồ ngủ hiện nay, tiếp đó, chương này sẽ khái quát đôi nét về Công ty cổ
phần tập đoàn Thái Tuấn để người đọc nắm sơ lược về cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt
động cũng như các dòng sản phẩm( SP) chủ yếu của công ty. Chương 3 nêu lên cơ sở
lý luận về Marketing, quản trị Marketing và đi sâu tìm hiểu Marketing-mix , các công
cụ ma trận chiến lược như: ma trận SWOT, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma
trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, giới thiệu về các phương pháp thực hiện nghiên
cứu cụ thể dùng cho phân tích ở chương sau. Nội dung kết quả phân tích sẽ được trình
bày ở chương 4, bao gồm: phân tích môi bên trong, môi trường bên ngoài ảnh hưởng
đến công ty, phân tích chiến lược Marketing-mix của thương hiệu Rosshi, trên cơ sở
đó, đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing-mix của thương hiệu Rosshi, kết hợp sử
dụng các công cụ ma trận chiến lược để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
nữa hoạt động Marketing-mix của Thương hiệu Đồ ngủ Rosshi tại Công ty Cổ phần
Tập đoàn Thái Tuấn, góp phần nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương 5 nêu lên những kết luận và kiến nghị, chương này trình bày những kết quả
chính mà khóa luận đã đạt được trong quá trình thực hiện và các ý nghĩa được rút ra từ
các kết quả này. Chương này cũng nêu lên những mặt ưu và những điểm còn hạn chế
của khóa luận để giúp những người nghiên cứu tương tự sau này tiếp tục giải quyết.
Trên cơ sở các kết quả đã đạt được sẽ đề ra các kiến nghị có liên quan.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.Tổng quan về ngành dệt may ở Việt Nam
Ngành dệt may là một trong những ngành CN mũi nhọn trong nền KT Quốc
dân nước ta. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền KT Quốc dân, nó cung cấp một
mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, ngành dệt may Việt Nam
hiện có 187 DN quốc doanh, 180 DN có vốn đầu tư nước ngoài, hơn 800 công ty
TNHH, tư nhân, công ty cổ phần. Mỗi năm ngành dệt may tạo ra được khoảng 2.2
triệu việc làm các loại cho công nhân. Vì vậy một lượng lớn lao động cho xã hội, góp
phần tạo ra thu nhập cho đời sống công nhân.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm qua luôn đứng thứ 2
trong tổng số những ngành có SP xuất khẩu(đứng sau kim ngạch xuất khẩu của dầu
mỏ) thu về ngoại tệ lớn. Sau hơn 20 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân
20%/năm, đến năm 2011, dệt may đã trở thành một trong những ngành kinh tế lớn
nhất cả nước về quy mô và tầm vóc với 4.000 doanh nghiệp, doanh thu đạt 20 tỷ USD,
chiếm 15% GDP và trở thành ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, đạt 14.5 tỷ
USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu
dệt may lớn nhất thế giới.
Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu, năm vừa qua cũng như trong thời gian
tới ngành dệt may vẫn luôn định hướng đi sâu vào các thị trường nội địa. Chính những
khó khăn về xuất khẩu trong năm qua cũng như trong những năm tiếp theo, đã khiến
nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mạnh cho thị
trường nội địa. Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường
đang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động
thành công của hầu hết các doanh nghiệp dệt may.
Thị trường nội địa, được coi là một cứu cánh của nhiều doanh nghiệp dệt may
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn
nhưng doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng
khá. Theo báo cáo của Bộ Công thương, kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường
nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17,200 tỷ đồng, tăng trưởng 15%.
Năm 2011 mặc dù người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức
tăng trưởng khá. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn
trên thị trường nội địa.
2.2.Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn
2.2.1.Giới thiệu chung
-
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thái Tuấn.
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 048102 ngày 29/12/1993.
-
Vốn điều lệ: 29.000.000.000 VND.
-
Ngành nghề kinh doanh: dệt, nhuộm, may công nghiệp, sản xuất và mua bán
nguyên liệu ngành dệt may, các SP từ nguyên liệu giấy nhựa PE, PP.
-
Trụ sở chính: 1/148 Nguyễn Văn Qúa, P.Đông Hưng Thuận, Quận 12, Tp Hồ
Chí Minh.
SĐT: (08) 37194612-37194613
Fax: (08) 37194609
Email:
Webside:
Hình 2.1.Trụ sở chính của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
6
-
Trung tâm kinh doanh: 938-Nguyễn Trãi, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh.
SĐT: (08) 38560427.
Fax: (08) 3950 7016.
Email:
-
Hệ thống showroom:
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh:
-
419 Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
2A Nguyễn Oanh, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.
-
10A Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh.
-
363-365 Lê Văn Sỹ, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh.
-
A1/3 Lê Văn Việt, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hà Nội:
-
72 Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tại Đà Nẵng:
-
414 Lê Duẩn, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Tại Cần Thơ:
-
19 Mậu Thân, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.
2.2.1.1.Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Tầm nhìn
Với định hướng đến năm 2013 sẽ trở thành tập đoàn chuyên cung cấp vải và
quần áo thời trang cao cấp hàng đầu Việt Nam, công ty Thái Tuấn đang dần khẳng
định vị thế của mình trên thị trường dệt may Việt Nam, từng bước vươn ra thị trường
thế giới.
Sứ mệnh:
Trong sản xuất: “Lấy chất lượng làm tiêu chí”.
Trong kinh doanh: “Hợp tác đôi bên cùng có lợi”.
Về đối ngoại: “Đặt tín nhiệm lên hàng đầu”.
2.3.1.2.Hệ thống nhận diện thương hiệu
Tên công ty
Tên công ty là THÁI TUẤN, được lấy từ hai chữ đầu tiên trong tên của người
sáng lập ra công ty – Ông THÁI TUẤN CHÍ. Với sự cố gắng không ngừng, cái tên
7
Thái Tuấn đã trở nên rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Thái Tuấn cũng là
một trong số ít các thương hiệu Việt Nam đã đạt được nhiều thành công như hiện nay.
Logo
Hình 2.2.Logo Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thái Tuấn
Nguồn: Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thái Tuấn
Là một doanh nghiệp dệt may, Thái Tuấn sử dụng biểu tượng hình Ellipse
tượng trưng cho con thoi ngành diệt, ngoài ra hình Ellipse còn là hình ảnh quả địa cầu
bởi trong kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào ngoài việc chiếm lĩnh thị trường
trong nước còn muốn vươn ra thị trường quốc tế.
Màu đỏ logo và nét chữ thẳng đứng thể hiện sự nhiệt huyết cũng như lòng quyết
tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên Thái Tuấn trong sự nghiệp phát triển công ty
nói riêng và ngành diệt may nói chung, luôn đóng góp cho sự phát triển của cộng
đồng.
Một con tàu muốn đi đến đúng nơi thì nhất định phải có người đầu tàu giỏi cùng
với sức mạnh của các thành viên trên tàu. Với sự nhất quán của Ban lãnh đạo cùng với
tinh thần quyết tâm đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên cùng chung sức đưa
con tàu Thái Tuấn đến đúng định hướng và bờ vinh quang.
Slogan
Những slogan đã và đang sử dụng của Thái Tuấn:
-
Năm 1998: “Chất lượng như bạn từng mong đợi”
-
Năm 1999: “Trẻ trung & Duyên dáng”
-
Năm 2000-2004: “Độc đáo & Mới lạ”
-
Năm 2005 đến nay: “Nền tảng cho sự thăng hoa”
Slogan của Thái Tuấn trong từng thời điểm đều đạt được sáng tạo phù hợp với
chiến lược định vị của công ty. Với câu slogan “Chất lượng như bạn từng mong đợi”
thì mục tiêu của Thái Tuấn trong giai đoạn này là tập trung chủ yếu vào yếu tố chất
lượng sản phẩm. Đến khi đổi thành “Trẻ trung & Duyên dáng” thì là lúc Thái Tuấn
muốn định hình tính cách của thương hiệu phù hợp với các đối tượng khách hàng của
8
mình. Và sau đó Thái Tuấn đã phát triển hình ảnh một cách sáng tạo theo hướng “Độc
đáo & Mới lạ”. Vẫn lấy tiêu chí chất lượng hàng đầu, công ty cam kết đưa những sản
phẩm tốt nhất, độc đáo làm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Cho đến ngày nay,
thương hiệu Thái Tuấn đã bước lên một đẳng cấp mới trong ngành hàng dệt may tại
Việt Nam. Gắn liền với hình ảnh Thái Tuấn là các sản phẩm được đánh giá rất cao về
chất lượng cũng như yếu tố thẩm mỹ. Vì thế, câu slogan “Nền tảng cho sự thăng hoa”
đã được Thái Tuấn lựa chọn trong sự nghiệp phát triển của mình.
Màu sắc chủ đạo
Sắc màu NHUNG ĐỎ thể hiện sự quý phái và sang trọng, đặc biệt là trong lĩnh
vực thời trang và các SP mang tính thời trang.
Màu xám bổ trợ luôn được dùng trong ngành thời trang bởi cá thương hiệu lớn
trên Thế giới như ở Ý(Chanel, Gucci, Giorgio Armani, D&G…)
Webside-Email
Website với tên miền www.thaituanfashion.com được thiết kế trên tông màu
chủ đạo là nhung đỏ, logo và slogan của Thái Tuấn đặt ở trang đầu tiên trước khi đi
vào phần nội dung. Website cung cấp các thông tin và hình ảnh có liên quan đến công
ty với sự thống nhất trong từng nội dung về yếu tố màu sắc chủ đạo.
Địa chỉ email của công ty và toàn bộ nhân sự đang làm việc tại Thái Tuấn đều
được sử dụng với phần đuôi là …@thaituan.com.vn.
2.2.2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty Thái Tuấn thành lập vào cuối năm 1993, với chức năng thương mại,
Công ty đã gặt hái không ít thành công trên thương trường. Từ xuất phát điểm đó,
nhận định thị trường vải trong nước là một thị trường tiềm năng nhưng còn bỏ trống,
Thái Tuấn Chí - người sáng lập nên Công ty - đã đưa Công ty sang một bước ngoặt
mới trên con đường kinh doanh của mình: chuyển từ Công ty thuần kinh doanh sang
sản xuất và kinh doanh.
Đầu quý 02/1995, Công ty đầu tư nhà máy diệt số 1 với diện tích khoảng 6.000
m2 trên tổng diện tích mặt bằng 21.000 m2 với chi phí đầu tư là 5 triệu USD.
Tháng 4/1997, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy nhuộm trên diện tích
2.600 m2, nhằm khép kín quy trình sản xuất.
9
Sau ba năm hoạt động có hiệu quả, tháng 03/1999, Công ty quyết định đầu tư
phân xưởng Dệt số 2 với tổng diện tích khoảng 2.800 m2. Tổng vốn đầu tư cho dự án
này khoảng 8.6 tỷ đồng và 2.6 triệu USD để sản xuất ra những sản phẩm cao cấp mà
trong nước chưa hoàn toàn sản xuất được.
Trên đà phát triển, đầu tháng 07/2001, bằng nguồn lợi nhuận, khấu hao tích lũy
qua các kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối trực tiếp: tháng 08/2001, Công ty
khai trương chi nhánh Đà Nẵng. Tháng 07/2002, showroom Ba Tháng Hai chính thức
ra mắt khách hàng. Tháng 04/2003, Công ty khai trương cửa hàng mới nhất tại
Thương xá Tax đã ngưng trong năm 2004. Tháng 10/2004 Công ty khai trương Trung
tâm thời trang đặt tại Cách Mạng Tháng 8, Quận 1. Tháng 10/2005 khai trương chi
nhánh Cần Thơ.
Cho đến nay, Công ty vừa sản xuất vừa trực tiếp kinh doanh các sản phẩm của
chính mình. Sản phẩm của Công ty đã nhận được tín nhiệm và tiêu thụ rộng rãi trên thị
trường toàn quốc, tập trung nhiều nhất là thị trường Tp.HCM và các tỉnh Miền Tây.
Các khu vực thị trường khác nhau như Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông đang từng
bước được mở rộng để thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của phụ nữ toàn quốc. Nhằm đáp
ứng thị hiếu của người tiêu dùng mục tiêu, sản phẩm Thái Tuấn ngày càng đa dạng và
hệ thống phân phối gồm các chi nhánh và đại lý liên tục được mở rộng khắp toàn quốc
nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng theo một giá cả thống nhất.
Từ khi thành lập, loại hình doanh nghiệp của Công ty Diệt May Thái Tuấn là
Công ty TNHH, sau một quá trình phát triển thương hiệu Thái Tuấn, Công ty Thái
Tuấn đã chuyển sang Công Ty cổ phần vào đầu năm 2008, và hiện nay là Công ty Cổ
phần Tập đoàn Thái Tuấn.
Các thành tích đạt được
Bằng khen của Nhà Nước
-
Huân chương lao động hạng Ba.
-
3 bằng khen của Thủ Tướng.
-
2 bằng khen của Bộ Tài Chính.
-
1 bằng khen của Bộ Thương Mại.
-
4 bằng khen của Ủy ban Nhân Dân TP.HCM.
-
5 giấy khen của giám đốc Sở Công Nghiệp TP.HCM.
10
-
Và nhiều bằng khen, giấy khen của các cơ quan: Uỷ ban Nhân Dân Q12, Liên
Đoàn Lao động TP.HCM…
Các danh hiệu xã hội thừa nhận
-
“Sao Vàng Đất Việt” của Hội Đồng các Nhà Doanh Nghiệp trẻ trao tặng.
-
“Hàng Việt Nam chất lượng cao” 8 năm liền (1999-2006)
-
06 huy chương vàng về chất lượng vải gấm.
-
“Đơn vị có sản phẩm dệt chất lượng cao” do độc giả báo Đại Đoàn Kết bình
chọn.
-
Đơn vị có sản phẩm được yêu thích nhất do độc giả báo Mực Tím bình chọn
trong 3 năm 1998-1999-2000.
-
Đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh, Thương hiệu Việt được yêu thích.
-
Giải “Top 20 doanh nghiệp tiêu biểu được tôn vinh năm 2007” do Hiệp Hội Dệt
May Việt Nam VITAS phối hợp với Thời Báo Kinh Tế Sàn Gòn tổ chức.
2.2.3.Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thái Tuấn theo dạng trực tuyến chức
năng. Hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc chỉ đạo trực tuyến
mọi hoạt động của công ty và được sự bổ trợ của các phòng ban chức năng.
11
Hình 2.3.Sơ đồ tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự
12
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người
đại diện cho Hội đồng quản trị thực thi các quyền lực của mình.
Quyền hạn của Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty quyết định những
vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị ấn định việc thiết lập các quỹ và hình thức sử dụng
vốn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền phê duyệt các quyết định bổ nhiệm hoặc
bãi nhiệm ban giám đốc cũng như kế toán trưởng của công ty.
Trách nhiệm của hội đồng quản trị
Giải quyết các vấn đề như thành lập hoặc giải thể các chi nhánh, văn phòng đại
diện, tăng giảm vốn…
Quản lý công ty theo đúng điều lệ và quy định của pháp luật.
Giám sát việc điều hành của ban giám đốc và chức danh khác do Hội đồng quản
trị trực tiếp quản lý.
Kiến nghị, bổ sung hoặc sửa chữa các điều lệ công ty.
Quyết định tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ lãnh đạo thuộc quyền quản lý
của Hội đồng quản trị.
Xem xét giải quyết các kiến nghị của ban giám đốc.
Quyết định tuyển dụng hoặc sa thải, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân
viên trong công ty.
Tổng Giám Đốc
Đề ra các chiến lược của công ty nhằm đạt được mục tiêu chung của công ty.
Tác động về mặt nhân sự đối với các phó tổng giám đốc và các giám đốc đơn
vị.
Phê duyệt ngân sách hoạt động và quyết toán của công ty.
Có quyền ủy quyền cho người dưới quyền làm thay các công việc của mình và
chịu trách nhiệm về sự ủy quyền đó.
Các phó tổng giám đốc và giám đốc đơn vị
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính và nhân sự.
13
Thay mặt tổng giám đốc giải quyết các vấn đề cấp thiết khi tổng giám đốc vắng
mặt.
Tập trung các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, …) hướng vào các chiến
lược đã đề ra nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của công ty.
Phòng hành chính quản trị
Hành chánh quản trị: đảm bảo sự hoạt động thường xuyên liên tục của công ty
bằng việc cung cấp các dich vụ hỗ trợ vô hình và hữu hình.
Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các vấn đề có tính chất
nền tảng.
Phòng nhân sự
Quản trị nhân sự: quản trị, bồi đắp và phát triển nguồn nhân lự theo tiềm năng
của họ nhằm đáp ứng các mục tiêu của công ty là một khối thống nhất đủ về số lượng,
chất lượng.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và đề
bạt nguồn nhân lực cho công ty.
Xây dựng quy chế về lao động, tiền lương, hình thức trả lương và phân phối thu
nhập.
Phòng tài chính kế toán
Hoạch định và kiểm soát tài chính, đảm bảo việc hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ của công ty được hiệu quả.
Thu nhập và tổ chức các nguồn vốn cho các chương trình phát triển sản xuất
kinh doanh, phân phối theo nguồn vốn quyết định của công ty.
Xác định kết quả kinh doanh, dự báo nhu cầu và cân đối ngân sách hoạt động
của công công ty, đảm bảo cân đối khả năng giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và
khả năng tài chính của công ty.
Phòng kinh doanh
Tiến hành các hoạt động phân phối sản phẩm, giao nhận đưa sản phẩm ra thị
trường và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng.
Nắm bắt thông tin về thị trường sản phẩm, giá cả, đối thủ cạnh tranh.
14