Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đưa doanh nghiệp việt nam cạnh tranh nhiều hơn trên thị trường thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.96 KB, 14 trang )

ĐƯA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẠNH TRANH NHIỀU
HƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Doanh nghiệp Việt Nam của các anh chị đã rất thành công và Ban giám
đốc đã chỉ đạo cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mở rộng kinh doanh trên một
nền tảng toàn cầu – Môi trường kinh doanh cạnh tranh quốc tế.
Các anh chị hãy viết một bài phân tích về cách thức của các anh chị sẽ
chuẩn bị cho các doanh nghiệp hiện tại của mình bước vào cạnh tranh trên qui
mô quốc tế.
Cần thiết có những thay đổi cụ thể nào để có thể cạnh tranh trên qui mô toàn
cầu? tại sao những thay đổi này lại cần thiết?
Những điểm mạnh và điểm yếu của các thông lệ kinh doanh ở Việt Nam
là gì?
Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức nào trong môi trường kinh
doanh quốc tế mà không có trong môi trrường kinh doanh Việt nam? Đặc biệt
các anh chị làm thế nào để vượt qua được những thách thức này? Một bài phân
tích so sánh sẽ hữu ích.

1


Lời giới thiệu
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu. Dù các doanh nghiệp Việt Nam có muốn
hay không muốn toàn cầu hóa diễn ra thì nó vẫn đang và sẽ diễn ra ngày càng
rộng và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Việt Nam đã và đang rất tích cực để tham gia vào toàn cầu hóa như tăng
cường quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực với các nước,
các khu vực trên thế giới. Việt Nam gia nhập liên hiệp quốc ngày 20 tháng 09
năm 1977 chỉ 02 năm sau ngày thống nhất, trở thành thành viên thứ 07 của Hiệp
hội các quốc gia Đông nam Á ngày 28 tháng 07 năm 1995, trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 11-01-2007 và các tổ
chức khác.


Tồn cầu hóa mang lại cơ hội rất lớn và thách thức cũng không nhỏ cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt nhất có
thể để tồn tại và cạnh tranh thành công trong môi trường quốc tế.
I. Hiểu rõ đâu là những điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến năng lực
cạnh tranh yếu của doanh nghiệp Việt nói chung.
1. Những hạn chế về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam
- Thiếu tầm nhìn tư duy chiến lược, hoạt động quản lý theo kinh nghiệm,
chưa có nhiều kiến thức quản trị chiến lược, chiến lược cạnh tranh, phát triển
thương hiệu, quản lý thông tin yếu…
- Chất lượng và khả năng doanh nghiệp cạnh tranh về mặt quản lý của
doanh nghiệp còn yếu kém, kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý doanh
nghiệp yếu, nhiều giám đốc các doanh nghiệp chưa được đào tạo về kiến thức
kinh doanh hoặc còn thiếu về kiến thức xã hội và kỹ năng quản trị đặc biệt là
yếu về năng lực kinh doanh quốc tế.

2


- Năng lực cạnh tranh về tài chính còn nhiều yếu kém, quản lý vốn kém,
qui mô vốn và năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp còn nhỏ bé, hoạt động
kém hiệu quả, thiếu bền vững, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiểm tỷ lệ
khá cao.
- Năng xuất lao động còn thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
cao do công nghệ lạc hậu, chi phí quản lý yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ, mẫu
mã bao bì chưa tốt, chưa quan tâm đúng mức đến văn hoá của các quốc gia, dân
tộc trong dự án đầu tư của mình.
- Nhận thức và sự chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp yếu, còn
nhiều doanh nghiệp trốn thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp ...
- Chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy

tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
- Nhiều Công ty yếu kém trong tổ chức kênh phân phối sản phẩm và dịch
vụ. Yếu về thông tin và xúc tiến thương mại, năng lực nghiên cứu và phát triển.
Chưa làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo và sử dụng hiệu quả lao động tài
năng.
2. Nguyên nhân tạo ra năng lực yếu kém của doanh nghiệp Việt
Cạnh tranh là tất yếu và sự cạnh tranh ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn (cả
thị trường trong nước và quốc tế). Năng lực cạnh tranh yếu sẽ dẫn tới cạnh tranh
thất bại. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp Việt có năng lực cạnh
tranh yếu.
- Do các doanh nghiệp Việt còn non trẻ trong nền kinh tế thị trường; năng
lực tài chính thấp, kinh nghiệm chưa nhiều...
- Do cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước
+ Các doanh nghiệp Nhà nước thường thiếu động lực bởi nguồn vốn chủ
sở hữu, bị gò bó, chi phối bởi những qui định không phù hợp chậm thay đổi.

3


+ Hệ thống hành chính giải quyết công việc còn chậm chạm, thủ tục
hành chính còn rườm rà không những gây tốn kém thời gian và chi phí cho
doanh nghiệp mà còn làm mất cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
+ Đầu tư công còn kém hiệu quả dàn trải, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa
đáp ứng được là yếu tố động lực tạo cho giao thương phát triển.
+ Bổ nhiệm nhân sự chưa tốt.
+ Hiện tượng tham nhũng của cơ quan chính phủ còn xảy ra dẫn đến cạnh
tranh không công bằng.
- Mối quan hệ lao động: Các tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên có
thể làm hỏng môi trường kinh doanh và cơ hội làm ăn của nhiều doanh nghiệp.
- Thứ tư: Yếu kém của hệ thống giáo dục Việt Nam.

- Mối quan hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ của ta ở
nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có
vụ việc tranh chấp sẽ không tranh thủ được sự ủng hộ tối đa của Nhà nước.
II. Giải pháp nâng cao cạnh tranh trên qui mô toàn cầu của doanh
nghiệp Việt nói chung
Tổ chức mạng lưới phân phối tốt và xây dựng được thương hiệu song
song với việc tiếp thị, quảng cáo sản phẩm. Thương hiệu bao giờ cũng gắn với
chất lượng – công nghệ - mẫu mã. Phải bằng nhiều năm, nhiều đời, thương hiệu
mới đi vào lòng người tiêu dùng được.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, cải cách thể chế kinh doanh, chế tài tài
chính, cơ chế tuyển dụng lao động và lãnh đạo, nâng quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm.
Cùng với phát triển nhanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ là sự thúc đẩy liên kết
để hình thành những tập đoàn kinh tế theo yêu cầu của cạnh tranh, đi vào thực
chất, thoát ly yêu cầu nâng cấp, nâng hạng doanh nghiệp. Công ty sữa Việt Nam

4


(Vinamilk) là một mô hình cạnh tranh tốt của Việt Nam về qui mô, thương hiệu,
kênh phân phối, năng lực cạnh tranh khác.
Các công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh về nắm bắt thông tin thị
trường, tổ chức sản xuất tốt để hạ giá thành, và khả năng tiếp thị sản phẩm.
Cần thay đổi doanh nghiệp theo hướng hiện đại: tăng tốc độ chứ không
chỉ là quy mô, tăng hàm lượng chất xám chứ không phải tăng nguyên liệu, tăng
hàm lượng quốc gia không chỉ trong từng sản phẩm mà ngay cả trong doanh
nghiệp. Quá trình thay đổi doanh nghiệp cũng là quá trình xây dựng văn hóa
doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược nhân sự: qui hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng,
chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, nghiên cứu, quản lý từng bước tiếp

cận trình độ quốc tế về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, ngoại ngữ
và tin học.

Cử cán bộ đi học các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm và tìm hiểu văn
hoá của các quốc gia sẽ xúc tiến đầu tư.
Xây dựng thương hiệu mạnh của sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.
Khi đầu tư ra nước ngoài nên lựa chọn hình thức mua lại và sát nhập để
tiếp cận công nghệ và thị trường, nhanh chóng tiến hành sản xuất kinh doanh
mà không phải mất thời gian xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị.
Đối với Chính phủ, nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
phù hợp với thông lệ của WTO, bao gồm cả bốn nội dung là hệ thống pháp lý và
các chuẩn mực; chủ thể kinh tế thị trường chính, bao gồm cả tập thể, cá nhân,
các thành phần kinh tế; cơ chế để thực thi quy tắc; và các thị trường, yếu tố cơ
bản phải gấp rút hoàn thành.
Việt Nam cũng phải chủ động xử lý những tồn tại do lịch sử để lại, không
những là các vấn đề kinh tế, mà cả về tâm lý, quan niệm đối với doanh nghiệp,

5


cả những thói quen hành xử với doanh nghiệp của bộ máy công quyền, của đội
ngũ công chức từ trung ương xuống địa phương, và cả những “lệ làng” tùy tiện
đáng sợ. Công việc này thành công hay không phụ thuộc vào kết quả cải cách
hệ thống pháp lý và các chuẩn mực xã hội, bao gồm cả các chuẩn mực chính
thức và phi chính thức.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tạo thương hiệu quốc gia.
Tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia trong việc bảo vệ chắc chắn các
quyền sở hữu.
III. Thông lệ kinh doanh ở Việt Nam

Văn hóa Việt ảnh hưởng đến kinh doanh.
- Nho giáo – Dựa trên những lời dạy của triết gia nổi tiếng người Trung
Quốc thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Nho giáo coi trọng trách nhiệm, mối
quan hệ và nghĩa vụ. Triết lý này ảnh hưởng tới kinh doanh đó là phải hài
hòa giữa lợi ích của tập thể và cá nhân.
- Người Việt Nam rất giữ thể diện. Người Việt Nam sẽ làm bất cứ điều gì
để giữ thể diện. Bác bỏ một người nào đó trước đám đông là một trong những
cách làm mất mặt một người.
-Giờ làm việc từ thông thường từ 8h sáng đến 12h trưa, nghỉ trưa đến 2h
chiều cho ăn trưa sau đó tiếp tục làm việc (điều này rất khác các nước phát triển,
Châu Âu, Mỹ,..).
- Người Việt thích sắp xếp các cuộc hẹn từ trước (một vài ngày, một
tuần,..).
- Các công ty ở Việt Nam thường được tổ chức theo phân cấp. Các quyết
định và ý tưởng kinh doanh thường được tạo ra bởi lãnh đạo công ty. Thêm nữa,
người lớn tuổi thường có tiếng nói quan trọng hơn người trẻ tuổi trong các quyết
định của công ty.

6


-Chức danh của một người là quan trọng đối với xã hội Việt Nam và sự
kính trọng của nhân viên đối với cấp trên và đồng nghiệp. Sự tôn trọng đối với
người có học vị cao, người lớn tuổi hay chức danh của một người là quan trọng
trong văn hóa kinh doanh Việt.
- Người việt rất tôn trọng người có vị trí công tác cao hơn, hay học vị,
học hàm cao hơn, hay tuổi cao hơn. Trong một buổi họp thường người được tôn
trọng nhất sẽ vào phòng họp, ngồi vào bàn họp trước.
- Số lượng các nam doanh nhân việt Nam đông hơn nhiều so với số các
doanh nhân nữ. Nhưng ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể và có nhiều doanh

nhân nữ thành đạt, ví dụ: tổng giám đốc Vinamilk, tổng giám đốc ngân hàng
ANZ Việt Nam,..
- Các mối quan hệ làm ăn ở Việt Nam thường cần thời gian để phát triển và
tạo được lòng tin tưởng giữa hai bên sau một thời gian tìm hiểu.
- Các quyết định được đưa ra khá thận trọng và thường mất một thời gian
sau khi cân nhắc rất kỹ các điều kiện cụ thể nào đó.
- Việc tặng quà là một thực tế phổ biến ở Việt Nam. Quà tặng không nhất
thiết cần phải tốn kém nhưng phải truyền tải được ý nghĩa của sự đánh
giá cao, sự tôn trọng. Quà tặng thông thường bao gồm trái cây và hoa.
- Nên duy trì một giọng nói nhẹ nhàng trong khi tiến hành kinh doanh,
những tiếng nói to và cử chỉ tay quá mức thường được coi là thô lỗ và làm
người Việt không thoải mái.
Các thông lệ kinh doanh khác:
- Người Việt Nam rất thân thiện và mong muốn làm việc với tất cả các
đối tác trên thế gới.
- Người lao động Việt Nam rất chịu khó.
- Các tổ chức công đoàn nghề nghiệp thiếu và hoạt động kém hiệu quả
trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động, quyền lợi người tiêu dùng...

7


- Các đối tác sẽ bàn việc kinh doanh rất hiệu quả qua bữa cơm than mật
giữa hai bên tại một nhà hàng. Người Việt Nam tin tưởng làm việc với các
đối tác có mối quan hệ tốt đẹp với họ.
- Khách hàng lớn nhất ở Việt Nam là các cơ quan chính phủ.
- Khách hàng ở Việt Nam tương đối dễ tính với chất lượng hàng hóa.
Chưa coi trọng đúng mức đối với các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất
độc hại, môi trường,..
- Theo chúng tôi luật pháp Việt Nam chưa có các quy định cụ thể và chế

tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản
phẩm mà có sự sai khác lớn về chất lượng thực tế và chất lượng quảng cáo.
- Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa được xử lý
nghiêm và thường xuyên xảy ra.
IV. Cơ hội và thách thức đầu tư ra nước ngoài
1. Cơ hội
Thứ nhất, đối với quốc gia:
- Giúp củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực
và trên thế giới.
- Giúp nền kinh tế Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới,
thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
- Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có thêm nguồn
nguyên liệu, nhiên liệu…phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước. Ví dụ,
đầu tư của Tập đoàn dầu khí Việt Nam vào hoạt động khai thác dầu mỏ tại nhiều
nước trên thế giới sẽ tạo nguồn cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi
mà khả năng khai thác dầu trong nước có xu hướng giảm sút.
- Đầu tư ra nước ngoài tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt
Nam đa dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu.

8


- Đầu tư ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền kinh tế trong
nước theo hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế: về thể chế chính sách,
về thuế, về thủ tục hành chính, về hệ thống thông tin đối ngoại, về chính sách
điều hành vĩ mô.
- Đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có
kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia.
- Đầu tư ra nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của
Việt Nam theo hướng ổn định và có hiệu quả hơn vì chính cơ sở sản xuất và

dịch vụ ở nước ngoài là điểm đến của hàng hóa, thiết bị, bí quyết công nghệ (y
khoa, chế biến thực phẩm…), nhân công của Việt Nam.
Thứ hai, đối với doanh nghiệp:
- Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường
thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Ví dụ nhiều công ty chế biến mì ăn liền đầu tư vào Nga, Ucraina… đã tạo
ra các sản phẩm mì ăn liền hợp với khẩu vị người châu Âu và sử dụng sản phẩm
bột mì tại chỗ, nhờ đó mà giảm giá thành sản xuất.
- Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh: tích
lũy kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; học hỏi tiếp thu công nghệ và bí
quyết công nghệ; sử dụng đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật bản xứ…và áp
dụng những thành công ở nước ngoài vào hoạt động kinh doanh của công ty mẹ
trong nước.
- Đầu tư ra nước ngoài tạo ra khả năng cho doanh nghiệp thực hiện ”chuyển
giá” để giảm thiểu mức thuế đóng góp cho toàn bộ hệ thống công ty đóng ở các
nước khác nhau. Nhờ đó mà tối đa hóa lợi nhuận thu được. Hiện nay nhiều công
ty Việt Nam mở công ty con của mình tại Singapore để thực hiện mục tiêu
”chuyển giá”, vì Singapore có môi trường kinh doanh tốt với hệ thống thuế
thấp.

9


- Đầu tư ra nước ngoài giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình:
thương hiệu, công nghệ, bí quyết công nghệ. Ví dụ: thương hiệu cà phê Trung
Nguyên, Phở 24, bệnh viện Châm cứu…
- Đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp có điều kiện phân tán rủi ro kinh
doanh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới đầy biến động về
kinh tế – chính trị như hiện nay.
Tóm lại, hoạt động Đầu tư ra nước ngoài có lợi cho cả Việt Nam và doanh

nghiệp nên cần có những giải pháp mang tính chủ động làm cho hoạt động này
phát triển có hiệu quả, và làm giảm tác động hạn chế như sau của hoạt động
đầu tư ra nước ngoài.
2. Thách thức:
- Đầu tư ra nước ngoài làm phân tán nguồn lực về tài chính, về con người,
làm giảm bớt khả năng tạo việc làm ở trong nước.
- Quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài không tốt có thể dẫn tới chảy máu
ngoại tệ, tạo kẻ hở cho hoạt động rửa tiền.
- Về mặt nào đó, đầu tư ra nước ngoài làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại
phức tạp hơn, tốn kém hơn.
- Đối với doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài là hoạt động đầu tư phức tạp,
nhiều rủi ro, liên quan đến luật lệ khác biệt, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, xã hội,
sắc tộc…
V. Đối với doanh nghiệp của chúng tôi
Doanh nghiệp của chúng tôi hiện đang rất thành công tại Việt Nam.
Ban giám đốc đã chỉ đạo cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mở rộng kinh
doanh trên một nền tảng toàn cầu – Môi trường kinh doanh cạnh tranh quốc tế.
Vậy doanh nghiệp chúng tôi cần phải làm những gì?
Nhận thức quan trọng:

10


Để vươn ra thị trường quốc tế, một lộ trình phát triển bền vững với những
tính toán phù hợp là điều hết sức cần thiết.
Vốn là điều kiện tiên quyết cho việc đầu tư nhưng việc mang ngoại tệ ra
nước ngoài phải thực hiện theo quy chế quản lý ngoại hối nên nếu doanh nghiệp
muốn chuyển ngoại tệ ra nước ngoài mà các ngân hàng thương mại không có
ngoại tệ để đáp ứng thì doanh nghiệp cũng chưa thể mang vốn ra nước ngoài,
cho dù dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư… Tuy nhiên, trong điều kiện

dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn thấp và việc cân đối ngoại tệ của chúng ta còn
khó khăn thì việc đầu tư ra nước ngoài phải chịu sức ép phải sớm có lợi nhuận
về nước.
Bên cạnh đấy, thủ tục về đầu tư ra nước ngoài đang vấp phải nhiều khó khăn
do những thủ tục quản lý từ phía cơ quan Nhà nước. Đó là việc cấp giấy chứng
nhận đầu tư ra nước ngoài chưa được phân cấp, còn tập trung ở Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Các doanh nghiệp địa phương muốn đầu tư ra nước ngoài đều phải tốn
thời gian đến Bộ KH&ĐT để xin phép. Vậy nên doanh nghiệp muốn hoàn thiện
thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ
quan quản lý trong nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước muốn có giấy
phép đầu tư ra nước ngoài phải có văn bản cho phép hoặc thỏa thuận với bên
nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia lại có quy định chỉ được phép đầu tư
vào quốc gia đó khi đã được sự cho phép của Quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư
mang quốc tịch. Điều này để tránh được nạn “rửa tiền” thông qua việc đầu tư ra
nước ngoài. Quốc gia tiếp nhận đầu tư muốn những đồng tiền sạch chảy vào thị
trường của mình. Sự trái nhau về những quy định cấp giấy phép đầu tư này sẽ
gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp muốn đem vốn ra nước ngoài kinh
doanh.
Một khó khăn nữa là các định pháp lý về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của
doanh nghiệp trong nước chưa được hình thành trong hệ thống pháp luật Việt
Nam. Các quy định lâu nay chỉ dừng lại ở những khoản đầu tư trực tiếp, có ý

11


nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tham gia hoạt động quản lý dự
án đầu tư nước ngoài.
Chiến lược đầu tư ra nước ngoài là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước
nói chung và đối với chúng tôi nói riêng.
Những việc cần làm ngay:

Hãy tư duy toàn cầu có chiến lược tổng thể, dài kỳ. Vạch rõ các việc cần
phải làm, thời gian cụ thể, thứ tự ưu tiên, đánh giá rủi ro.
- Chú trọng vấn đề nhân sự là cốt lõi thành công của công ty để tuyển
chọn, đào tạo và sử dụng hiệu quả lao động (nhất là các lao động tài
năng).
- Tư duy chiến lược: Xây dựng thương hiệu quốc tế.
- Chuẩn hóa quy trình sản xuất, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm từ khâu
nguyên liệu, sản xuất, bán hàng, thiết kế sản phẩm, bao bì tốt,..
- Đăng ký chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, về
bảo vệ môi trường,..
- Đăng ký độc quyền nhãn hiệu sản phẩm cả ở Việt Nam và quốc tế.
- Xây dựng hình ảnh tốt trong xã hội.
- Marketing tốt trên nền tảng sản phẩm tốt
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Sáng tạo, khác biệt hóa sản
phẩm, tạo nhu cầu cho xã hội bằng sản phẩm hữu ích của mình.
- Nghiên cứu kỹ đối thủ trong phân khúc thị trường lựa chọn để có chiến
lược sản phẩm, marketing, bán hàng, kênh phân phối phù hợp.
- Thực hiện giá khác nhau cho các kênh phân phối khác nhau.
- Luôn giữ đúng cam kết về chất lượng, thời gian giao hàng với đối tác.
Lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường:

12


- Bước 1: Qua xuất khẩu hoặc nhượng quyền thương mại để tạo danh tiếng
trên thị trường.
- Bước 2: Mua lại hay sáp nhập một công ty tại quốc gia đầu tư.
Lựa chọn quốc gia đầu tư:
Ưu tiên lựa chọn quốc gia được xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các
quốc gia làm kinh doanh không khó của WB như Mỹ, Nhật, EU. Đây là các

thị trường qui mô rất lớn, ổn định, an toàn thương mại. Cụ thể cần nghiên
cứu kỹ một số nội dung sau:
- Hệ thống pháp luật: Nếu môi trường pháp lý chung như chế độ chính
trị, hệ thống pháp luật chung thuận lợi thì các hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi
và ngược lại. Môi trường pháp lý thuận lợi và ổn định sẽ tạo cho doanh nghiệp
có khung pháp luật, công ty sẽ chủ động được chiến lược kinh doanh, tránh
được rủi ro...thực tế hoạt động kinh doanh quốc tế cho ta thấy nước nào có hệ
thống pháp luật chung (truyền thống/ tiền lệ) như Mỹ, Anh... thì hoạt động kinh
doanh của họ rất thành công.
- Những vấn đề luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh: Chẳng hạn
như các quy định về chống độc quyền, vấn đề hợp đồng kinh tế, thanh toán quốc
tế, các quy định về môi trường, vấn đề thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ...
- Các vấn đề về thị trường: Như cơ hội đầu tư, quy mô và khả năng phát
triển thị trường, khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, phân khúc thị trường
phù hợp, sự tương đồng thị trường... Đồng thời nghiên cứu thị trường thông qua
hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.
- Nghiên cứu vị trí địa lý: Địa chính trị, địa kinh tế, khoảng cách địa lý, hệ
thống giao thông của quốc gia đầu tư.
- Những vấn đề về xuất khẩu: Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh của Công ty, nên cần được xem xét kỹ bao gồm:
* Mục tiêu chiến lược của Công ty trong việc xuất khẩu sản phẩm.

13


* Sự phù hợp và khả năng của Công ty trong việc đáp ứng yêu cầu của dự
án xuất khẩu?
* Yêu cầu cho hoạt động xuất khẩu: Nhân sự( Quản lý và lao động), năng
lực sản xuất – kinh doanh. Khả năng Tài chính...

* Chính sách thuế, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu?
* Nguồn nguyên liệu...
- Những vấn đề về văn hoá: Nghiên cứu những đặc điểm văn hoá của các
quốc gia liên quan, đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp tương đồng hoặc sử dụng
ngôn ngữ theo thông lệ quốc tế sẽ là điều kiện tốt để hoạt động kinh doanh phát
triển.
- Ngoài ra công ty còn nghiên cứu thêm về lịch sử mối quan hệ kinh tế của
quốc gia lựa chọn - đặc biệt là trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và sản
phẩm của Công ty.

14



×