Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích môi trường ngành và chiến lược marketing của công ty CP xi măng bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.44 KB, 15 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA
CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN

1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
+ Tên gọi tắt: Công ty xi măng Bỉm Sơn.
+ Tên giao dịch Quốc tế: BIMSON JOINT STOCK COMPANY.
+ Tên viết tắt: BCC.
+ Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình - Thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
+ Tel/Fax : 037.824.242/037.824.046
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
Vốn điều lệ : 956.613.970.000 đồng Việt Nam. Tổng tài sản đến hết quý II/2009 :
4.988.082.221.538 đồng.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Giám đốc Công ty: ông Nguyễn Như Khuê.
Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn
theo QĐ số 486/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và đăng ký kinh
doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/5/2006
Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, công ty XM Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu
thụ hơn 27 triệu tấn sản phẩm. Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu
cao quý như Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, huân chương Độc Lập hạng 3. Công
ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9000-2001 cho hệ thống quản lý chất lượng. Sản phẩm
của Công ty từ 1992 đến nay liên túc được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam
chất lượng cao.


Một số thông tin cơ bản:
- Sản phẩm và dịch vụ:


+ Xi măng PCB30, PCB40, PC40
+ Clinker
- EPS:
+ 2008: 2.258 VND
+ 2009F: 2.116 VND
- Cơ cấu cổ đông:
+ Tổng công ty xi măng Việt Nam:
73,1%
+ Cổ đông khác: 26,9%
- Thị trường chính: Miền Bắc
- Thị phần trên toàn thị trường: 6,5%
- Các đối thủ cạnh tranh chính:
+ Xi măng Bút Sơn, Hoàng Thạch v.v.
- Kế hoạch 2009:
+ Sản lượng: 3.000.000 tấn
+ Doanh thu: 2.383 tỷ VND
+ Lợi nhuận: 142,5 tỷ VND
Hiện Công ty đang tập trung nỗ lực phấn đấu hoàn thành dự án dây chuyền mới, nâng
công suất lên 2 triệu tấn sản phẩm/năm vào cuối năm 2009, đưa công suất của Nhà máy
lên 3.8 triệu tấn xi măng/năm.
2. Phân tích môi trường ngành


* Đặc điểm chung:
Tại Việt Nam, đá vôi – nguyên liệu chính để sản xuất ra xi măng - có trữ lượng
khá dồi dào tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xi măng phát triển. Lợi thế về trữ
lượng đá vôi lớn tạo điều kiện cho ngành công nghiệp ximăng phát triển. Với tổng cộng
khoảng 190 mỏ đá vôi, trữ lượng về nguồn nguyên liệu có khả năng sản xuất ra khoảng
22 tỷ tấn ximăng.
Xi măng có mối quan hệ chặt chẽ với biến động của ngành xây dựng. Ngành xây

dựng là ngành có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên chịu tác động nhiều của chu kỳ
kinh tế. Xi măng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến ngành xây
dựng như cơ sở hạ tầng, bất động sản, xây dựng dân dụng nên ngành xi măng có mức
sụt giảm ít hơn so với các ngành khác. Năm 2008, lĩnh vực xây dựng có tốc độ tăng
trưởng – 4% thì ngành xi măng vẫn tăng trưởng 7.7%.
Những tháng đầu năm 2009, trong khi ngành thép vẫn đang khó khăn vì tích trữ
nguyên vật liệu giá cao, giá sản phẩm liên tục giảm khiến cho các doanh nghiệp trong
ngành đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Mặc dù, ngành xi măng lượng tiêu thụ có sự suy
giảm nhưng với mức giá ổn định đã giúp ngành đứng khá vững.
Nhờ vào chính sách kích cầu của Chính Phủ nên ngành xây dựng đã phục hồi lại
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, lượng tiêu thu đã dần cải thiện qua
từng tháng từ sau Quý 2/2009. Sản lượng tiêu thụ của Quý 2/2009 tăng 9%, cao gấp 2
lần so với Quý 1/2009. Tính đến tháng 8/2009 thì tổng sản lượng tiêu thụ xi măng đạt
gần 27 triệu tấn, tăng 10.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian sắp tới nhiều dự án xi măng sẽ đi vào hoạt động, do đó công suất của
toàn ngành sẽ tăng mạnh. Theo thống kê đến năm 2010, khoảng 45 dự án mới sẽ đi vào
hoạt động với tổng công suất 45.7 triệu tấn. Như vậy, kể từ năm 2010 nước ta sẽ thoát
khỏi tình trạng thiếu hụt xi măng và sẽ chuyển sang tình trạng dư thừa. Mặc dù vậy, tình
trạng mất cân đối vẫn tiếp tục xảy ra vì các nhà máy mới vẫn tập trung ở miền Bắc và
miền Trung.


Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng từ 35-45% giá thành sản xuất clinker, do
đó thay đổi chi phí nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của doanh
nghiệp trong ngành. Trong năm 2009, giá điện bình quân tăng khoảng 6.5-7.0%, mà chi
phí điện năng chiếm khoảng 18% giá thành sản xuất xi măng.
Vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành tương đối lớn nhưng EPS lại thấp
hơn so với trung bình thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay đầu tư cho
các dự án lớn, chi phí đầu tư máy móc thiết bị lớn, chi phí khấu hao cao…
Xét về cơ cấu sở hữu thì các doanh nghiệp chủ chốt của ngành xi măng Việt Nam

đều thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam (9 doanh nghiệp) hoặc là các doanh nghiệp
liên doanh với Tổng Công ty xi măng (3 doanh nghiệp). Do vậy, vai trò chi phối thị
trường tập trung chủ yếu ở Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Trong thời gian tới (đến
hết năm 2010), khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, tổng công suất của các nhà máy
này sẽ đạt khoảng 35 triệu tấn.

Ta sẽ phân tích môi trường ngành xi măng với mô hình 5 áp lực (5 lực
lượng) của Michael Porter.


2.1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Tốc độ đô thị hóa nhanh trung bình khoảng 30 – 33%/năm, cùng với việc phát triển và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng dẫn đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng
thường lớn hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong đó, ngành xi măng duy trì tốc
độ tăng trưởng ổn định hơn và dự kiến ở mức trên 11%/năm từ nay đến năm 2015.
Tăng trưởng hàng năm ngành xi măng


Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực
cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị
trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng
tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Đối với Ngành xi măng, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn ở
mức thấp và vai trò chi phối tập trung chủ yếu ở Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
Nguyên nhân là do đây là ngành chịu sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Chính sách
giá xi măng chịu sự điều hành chung của Chính phủ.
Tuy vậy, cạnh tranh trong ngành sẽ gia tăng mạnh khi các dự án mới đi vào hoạt
động. Ngành xi măng từ tình trạng thiếu hụt xi măng trước đây sẽ chuyển sang dư thừa
năng lực sản xuất kể từ năm 2010.
Các dự án xi măng mới đi vào hoạt động



Miền Bắc là thị trường lớn nhất nhưng miền Nam có nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh
và tiềm năng hơn. Năm 2008, miền Nam tiêu thụ 13 triệu tấn xi măng chiếm 34% lượng
tiêu thụ cả nước, thấp hơn miền Bắc nhưng tốc độ tăng trưởng của miền Nam đạt 10.4%
cao hơn so với miền Bắc là 7.2% và trung bình ngành là 7.7%. Ở Việt Nam hiện có 12
nhà máy xi măng lớn chiếm 60% năng lực sản xuất của toàn ngành nhưng chỉ có 3 nhà
máy đặt tại phía Nam. Nguyên nhân của sự phân bổ không đồng đều đó là do các nhà
máy xi măng thường đặt gần nguồn nguyên vật liệu chính là đá vôi để hình thành mô
hình sản xuất khép kín và tiết kiệm chi phí, trữ lượng đá vôi chủ yếu tập trung ở miền
Bắc, miền Trung và một số tỉnh cực Nam. Chính vì sự phân bố không đồng đều và tình
trạng nhập khẩu clinker, ở miền Nam luôn xảy ra tình trạng thiếu hụt xi măng vào các
mùa cao điểm, đồng thời giá xi măng ở đây cũng cao hơn 20% so với hai vùng còn lại.
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả
năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi
nhà cung cấp: Đối với xi măng, Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng từ 35-45% giá
thành sản xuất clinker, do đó thay đổi chi phí nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng rất nhiều
đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngành. Trong năm 2009, giá điện bình quân tăng
khoảng 6.5-7.0%, mà chi phí điện năng chiếm khoảng 18% giá thành sản xuất xi măng.
Đồng thời, giá bán than cho sản xuất xi măng được điều chỉnh khoảng theo giá thị
trường vào Quý 2/2009. Các doanh nghiệp xi măng thường sản xuất ở các khu vực có


núi đá vôi, các phụ gia xi măng có thể mua thêm ở các khu vực khác (qua các tổ chức,
cá nhân cung cấp). Thông thường việc lựa chọn nhà cung cấp tương đối ổn định trong
ngành xi măng. Nhiều nhà máy xi măng còn có được quyền khai thác các vật liệu phụ
gia.
2.2

Áp


lực

cạnh

tranh

từ

khách

hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng
lẻ và Nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất
lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành
thông qua quyết định mua hàng.
Đối với các Công ty Xi măng, khách hàng là: các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan,
doanh nghiệp, các Tập đoàn, tổng công ty,.. đối với các khách hàng nhỏ lẻ thường
không gây nhiều áp lực lên doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp lớn trong
ngành xây dựng, việc tiêu thụ xi măng là rất lớn, các công trình, dự án trọng điểm của
quốc gia việc tiêu thụ xi măng rất lớn cũng sẽ là áp lực lớn đối với doanh nghiệp xi
măng.

Cung cầu xi măng trong nước từ 2007 – 2010

Chỉ tiêu
Nhu cầu
Tăng trưởng

Sản lượng
Tăng trưởng
Dư thừa/ Thiếu hụt/ (-)

Đvt

2007

Triệu tấn

36.3

%
Triệu tấn

26.9

%
Triệu tấn

-9.2

2008

2009E

2010E

39.1


44.5

49.4

7.7%

13.8%

11.0%

34.2

44.8

57

27%

31%

27%

-5.8

0.4

2.4


Thực trạng hiện nay Việt Nam vấn phải nhập khẩu xi măng nên áp lực từ khách

hàng nhìn chung chưa phải là quá lớn, tuy nhiên trong thời gian tới, từ năm 2010 trở đi
khả năng sản xuất trong nước lớn hơn cầu thì áp lực từ phía khách hàng chắc chắn sẽ
tăng mạnh.
2.3.Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có
thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới
ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi,
số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+ Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành
khó khăn và tốn kém hơn.
Ngành xi măng là một ngành sẽ phát triển mạnh ở một đất nước đang phát triển như
Việt Nam, tốc độ đô thị hoá nhanh, việc triển khai nhiều công trình, dự án trọng điểm
quốc gia cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Bên cạnh đó giá ximăng Việt
Nam so với mặt bằng chung của khu vực là thấp (chỉ cao hơn Trung Quốc). Do đó
ngành xi măng hấp dân đối với nhiều doanh nghiệp. Thực tế trong những năm qua, số
doanh nghiệp xi măng tăng rất nhanh.
Hiện nay do rào cản pháp lý, việc gia nhập ngành tương đối khó khăn (phải có sự
chấp thuận của Bộ Công thương, Chính phủ) và các dự án xi măng cần có vốn đầu tư
rất lớn nên khó khăn cho việc gia nhập ngành. Xu hướng chính hiện nay là sát nhập các
nhà máy để tận dụng lợi thế về thương hiệu, công nghệ, hệ thống phân phối, nguồn
nguyên liệu đầu vào đang là bước đi chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành xi
măng. Hiện tại, Việt Nam vẫn còn nhiều dự án xi măng hoạt động với quy mô nhỏ,
trong đó khoảng 55 cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi có tổng công suất thiết


kế 5 triệu tấn/năm và một số trạm nghiền độc lập với tổng công suất thiết kế 6 triệu
tấn/năm. Đồng thời, Chính phủ cũng đã dừng cấp phép cho những dự án xi măng mới
ngoại trừ một số khu vực như Tây Ninh, Bình Dương và Hà Tiên. Do rào cản pháp lý
này, cách hợp lý nhất để nâng cao công suất, gia tăng thị phần và tiết kiệm chi phí đầu

tư, chi phí hoạt động là mua những nhà máy đang hoạt động tại các tỉnh phía Nam. Các
doanh nghiệp ở phía Nam bắt đầu tiến hành nhiều thương vụ sáp nhập.
2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản
phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào
nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa,
chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Tuy nhiên đối với xi măng hiện nay hầu như không có sản phẩm thay thế, việc sử dụng
nhà lắp ghép, nhà kính, nhà gỗ,... tuy có song ảnh hưởng là không đáng kể đối với xi
măng.
2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong
ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra
sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ
cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ
làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối
thủ


Hiện nay, Tổng công ty xi măng Việt Nam và các doanh nghiệp liên doanh đang chiếm
2/3 thị phần xi măng của cả nước. 9 doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty xi măng Việt
Nam (Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên 1, Hà Tiên 2, Tam Điệp, Hoàng Mai,
Hải Phòng và Hải Vân) chiếm gần 40% thị phần xi măng cả nước. Các doanh nghiệp
liên doanh (Holcim, Chinfon, Nghi Sơn) chiếm khoảng 30% thị phần. Còn lại là các
doanh nghiệp xi măng nhỏ lẻ và xi măng địa phương khác
Mặc dù các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam vẫn đóng vai trò chủ
đạo trong cung cấp xi măng cho thị trường, thị phần của Tổng Công ty đang bị sụt
giảm. Năm 2004, Tổng Công ty chiếm gần 50% thị phần, tuy nhiên, thị phần này đã
giảm xuống và chỉ còn 37% hiện nay. Điều này là do nhiều dự án đầu tư xây dựng mới

trong ngành xi măng được triển khai và đi vào hoạt động, nhất là các nhà máy xi măng
địa phương đã lấy bớt thị phần do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong Tổng
Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu xi măng trong các năm trước đây. Tuy nhiên, thị
phần của Tổng Công ty sẽ được giữ vững khi những dự án mới như Bút Sơn, Bỉm Sơn,
Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2 đi vào hoạt động.
Hiện nay, xu hướng sát nhập các nhà máy để tận dụng lợi thế về thương hiệu, công
nghệ, hệ thống phân phối, nguồn nguyên liệu đầu vào đang là bước đi chủ đạo của các
doanh nghiệp trong ngành xi măng. Thương vụ Holcim mua nhà máy xi măng Cotec
với tổng giá trị đầu tư hơn 45 triệu USD là một ví dụ điển hình của xu hướng này. Bên
cạnh đó, việc sát nhập nhà máy xi măng Hà Tiên 1 và nhà máy xi măng Hà Tiên 2 cũng


nhắm đến mục tiêu tận dụng năng lực về thương hiệu, công nghệ, nguồn nguyên liệu và
hệ thống phân phối để mở rộng thị trường.

2.6. Áp lực từ các bên liên quan mật thiết
+ Chính phủ: Trực tiếp cấp phép các dự án xi măng, phê duyệt việc tăng công
suất, chính sách giá xi măng chịu sự điều hành chung của Chính phủ,...
+ Cộng đồng: hiện nay Bộ Chính trị đang phát động phong trào người Việt Nam
dùng hàng Việt Nam. Thực tế xi măng của Việt Nam chất lượng cũng tốt do vậy
trong thời gian tới đối với cộng đồng xã hội sẽ quan tâm hơn nữa đối với xi măng
Việt Nam
+ Các hiệp hội
+ Các chủ nợ, nhà tài trợ:
+ Cổ đông:
3. Phân tích chiến lược Marketing của 3 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong
ngành.
Chúng ta sẽ chọn 03 doanh nghiệp trong Tổng Công ty Xi măng Việt Nam để phân
tích và đánh giá. 3 doanh nghiệp đó là: Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên I, Công ty
Cổ phần xi măng Hà Tiên 2 và Công ty Xi măng Bút Sơn.

* Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1:
Nhà sản xuất và phân phối xi măng hàng đầu tại miền Nam với thươnghiệu
mạnh, sản phẩm chất lượng cao, và hệ thống phân phối chuyên nghiệp rộng khắp –
HT1 hiện chiếm khoảng 8% thị phần cả nước và là một trong các công ty chiếm thị
phần chi phối ở khu vực IV như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu…
với gần 30% thị phần. Với hơn 40 năm hình thành và phát triển, thương hiệu “Xi măng
Hà Tiên 1” đã trở nên quen thuộc và được người tiêu dùng tín nhiệm cao. Các sản phẩm


HT1 luôn đạt chất lượng cao và ổn định, tự hào là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu
dùng ở khu vực phía Nam.
Chiến lược của Công ty CPXM Hà Tiên 1:
- Xây dựng hệ thống phân phối tốt: Công ty hiện có 21 nhà phân phối chính và
5.000 đại lý bán lẻ trải rộng khắp miền Nam,
- Áp dụng hệ thống bán hàng qua mạng, góp phần hỗ trợ các nhà phân phối và
khách hàng linh động hơn trong việc đặt hàng và mua hàng
- Giá bán cao,
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, uy tín Công ty,
- Mở rộng và phát triển thị trường không chỉ ở miền Nam mà còn nhắm đến xuất
khẩu sang Lào và Campuchia.
Tuy nhiên điểm yếu của Công ty là: Giá thành sản xuất cao và chịu ảnh hưởng
tiêu cực trực tiếp từ những biến động chi phí nguyên liệu và chi phí vận chuyển do chưa
chủ động được nguồn clinker. Hiện nay Công ty đang đầu tư trạm nghiền ở Quận 9 và
nhà máy xi măng Bình Phước để khắc phục tình trạng trên và mở rộng thị trường.

* Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2
- Là một trong các công ty xi măng hàng đầu tại khu vực ĐBSCL với thương
hiệu mạnh và hệ thống phân phối rộng khắp – HT2 đang dẫn đầu thị phần ở khu vực
ĐBSCL với 29,3% thị phần trong 6 tháng đầu năm 2009, tăng 3,5% so với cùng kỳ
2008. Công ty đã thành công trong việc tạo dựng được thương hiệu “Xi măng Hà Tiên

2” quen thuộc và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đặc biệt ở khu vực ĐBSCL.
Hiện HT2 đang sở hữu mạng lưới phân phối có độ bao phủ rộng khắp tại các thị trường
khu vực ĐBSCL với 41 nhà phân phối cùng nhiều đại lý khác, đồng thời công ty cũng


không ngừng đầu tư mở rộng hệ thống phân phối và thị trường tại khu vực miền Tây
Nam Bộ.
Chiến lược của Công ty CPXM Hà Tiên 2:
- Xây dựng hệ thống phân phối tốt: Công ty hiện có 41 nhà phân phối chính và
nhiều đại lý bán lẻ, hiện Công ty đang chú trọng phát triển thị trường khu vực
miền Tây Nam Bộ.
- Mở rộng gấp đôi công suất vào năm 2012 do có điểm mạnh sở hữu các mỏ đá
vôi và đất sét (nguyên vật liệu chính để sản xuất clinker) có trữ lượng lớn, đảm bảo đủ
cung cấp cho HT2 trong 50 năm nữa cho nhà máy có công suất là 2,4 triệu tấn
clinker/năm. Trong khi đó, dây chuyền sản xuất clinker hiện tại của HT2 chỉ mới đạt 1,2
triệu tấn/năm, và sẽ được nâng lên 2,4 triệu tấn vào năm 2012. Đồng thời thị trường
Miền Nam chiếm tới 40% lượng tiêu thụ của cả nước song các nhà máy trong Nam
chưa đáp ứng đủ nhu cầu, Công ty sẽ phát huy thế mạnh để mở rộng quy mô, tăng công
suất nhằm mở rộng thị phần và phát triển doanh thu.
* Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
- Là một trong các công ty sản xuất và cung cấp xi măng lớn nhất tại miền Bắc
– BTS hiện đang là một trong các thành viên chủ lực của Tổng công ty xi măng Việt
Nam và đóng góp khoảng 16,5% vào tổng sản lượng của Vicem hàng năm. Sản phẩm xi
măng Bút Sơn mang nhãn hiệu “Quả địa cầu” sau hơn 10 năm hoạt động đã khẳng định
được vị trí và sự tín nhiệm đối với người tiêu dùng. Xi măng Bút Sơn phần lớn được
tiêu thụ ở thị trường nội địa, cung cấp cho các công trình trọng điểm của nhà nước và
phục vụ cho xây dựng dân dụng, hiện chiếm khoảng 7,2% thị phần cả nước và 14% thị
phần tại miền Bắc. Ngoài Hà Nội và các tỉnh miền Bắc là thị trường tiêu thụ xi măng
chính của BTS, công ty còn cung cấp clinker cho các doanh nghiệp xi măng khác ở
miền Trung và miền Nam.

Chiến lược của Công ty CPXM Bút Sơn:


- Chủ động sản xuất clinker giúp Công ty giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành
sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh – nhà máy xi măng BTS được đặt gần các mỏ đá
vôi và đất sét như mỏ Hồng Sơn, Liên Sơn, Bút Phong…. giúp BTS chủ động hơn trong
việc khai thác và sản xuất clinker – nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng. Với dây
uyền sản xuất clinker hiện tại đạt gần 1,3 triệu tấn/năm, BTS không chỉ chủ động được
nguồn clinker phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nội bộ mà còn cung cấp clinker cho các
doanh nghiệp xi măng khác ở miền Trung và miền Nam.
- Xây dựng thương hiệu uy tín mang tính toàn cầu,
- Linh hoạt trong điều chỉnh giảm giá thành sản phẩm.
So sánh 3 Công ty trên với Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, ta nhận thấy tuy các
Công ty trên có nhiều điểm mạnh điểm yếu khác nhau, Tuy đều là thành viên của Tổng
Công ty Xi măng Việt Nam. Song Xi măng Bỉm Sơn có thế mạnh hơn nhờ quy mô sau
cải tạo nâng công suất (đạt 3,8 triệu tấn/năm) với nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào, trữ
lượng lớn, là nhà máy xi măng có trên 30 năm phát triển. Đồng thời là một thương hiệu
có uy tín, hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia trước đây sử dụng sản phẩm
ximăng Bỉm Sơn ( Thuỷ điện Sông Đà, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thuỷ điện
Yaly,.....) do vậy Công ty CPXM Bỉm Sơn hoàn toàn có cơ sở để phát triển lên một tầm
cao mới. Bên cạnh đó việc tuyến đường cao tốc Ninh Bình –Vinh sử dụng ximăng Bỉm
Sơn cũng sẽ là dịp để Công ty khẳng định thương hiệu và đẳng cấp của ximăng con voi.
Tuy nhiên với xu hướng phát triển như hiện nay của ngành xi măng, cung sẽ vượt
quá cầu trong nước, tất yếu sẽ dẫn tới cạnh tranh cao trong ngành. Do vậy bên cạnh việc
quan tâm tới sản xuất, mở rộng quy mô,.. việc quan trọng nhất hiện nay là phát triển thị
trường, phải có chiến lược Marketing phù hợp để giữ vững và mở rộng thị phần.




×