Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề cương lịch sử 7 hk1 20172018 chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.49 KB, 2 trang )

Đề cương lịch sử
1.Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2:
* Nguyên nhân chống Tống thắng lợi:
- Được sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
- Nhờ tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm, chống ngoại xâm của nhân dân ta.
- Nhờ sự lãnh đạo tài giỏi của nhà Lý. Tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
- Lý Thường Kiệt là người anh hùng dân tộc.
* Ý nghĩa lịch sử
- Buộc quân Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
- Nền độc lập của dân tộc Đại việt được bảo vệ, giữ vững
2. Trình bày những chủ trương, chính sách của nhà Trần trong việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng
- Nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước : một mặt, nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng
chính quyền mới ; mặt khác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.
- Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà
vua.
- Ở các làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông" và theo chủ trương : "Quân lính cốt tinh
nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
- Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
- Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc. Vua
Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt của nhà Trần
- Tinh thần đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng, sự hi sinh dũng cảm của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh
tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ
chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
* Ý nghĩa lịch sử:
Đối với dân tộc:


- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố
niềm tin cho nhân dân...).
- Góp phần xây dựng truyền thống quân sự, luôn chiến thắng mọi kẻ thù dù mạnh nhất
- Để lại nhiều bài học quý giá cho đời sau.
Đối với thế giới
+ Góp phần ngăn chăn cuộc xâm lược Nhật Bản của quân Mông- Nguyên.
+ Làm thất bại mưu đồ thôn tính các nước phương Nam của Hốt Tất Liệt.
4. Trình bày những nét chính về đời sống sinh hoạt văn hóa dưới thời Trần?
* Những nét chính về đời sống sinh hoạt văn hóa dưới thời Trần:


Đạo Phật: tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý.
Nho giáo: ngày càng phát triển
Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, các trò chơi…vẫn duy trì, phát
triển.
- Tập quán sống: đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.
Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc (Tục thờ Thành hoàng làng),.
5. Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly? Nêu ý nghĩa, tác dụng? Em có nhận xét gì về con người Hồ
Quý Ly.
- Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly
-

*Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ
bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
-Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy
chính quyền các cấp.
-Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc
của quan lại để thăng hay giáng chức.

* Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy
định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
* Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
-Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho
dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
* về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ
Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
* Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố
quân sự và quốc phòng.
Ý nghĩa
-

Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

-

Góp phần hạn chế việc tập trung ruộng đất của địa chủ.

-

Tăng thêm nguồn thu nhập cho nhà nước.
Hồ Quý Ly là 1 người có tài, có lòng yêu nước.
Ý nghĩa :
- Đưa nước ta tránh khỏi khủng hoảng
- Kinh tế ổn định một thời gian
Tác dụng :
+Tích cực:
- Hạn chế tệ tập chung lao động vào tay địa chủ, quý tộc
- Văn học, giáo dục phát triển
- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước

+ Tiêu cực :
- Chưa phù hợp
- Chưa triệt để
- Chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân



×