Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh tuyên quang 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.5 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................1

1


Danh bảng biểu
Bảng1

số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh Tuyên
Quang(2013-2015)

Bảng 2

số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh Tuyên Quang
(2013-2015)

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam ngay từ khi mới thành lập nhà nước bảo hiểm xã hội đã được
quan tâm thực hiện trải qua nhiều thời kì ,giai đoạn phát triển đến nay bảo hiểm
xã hội đã khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng của mình .Bảo hiểm xã hội
bảo vệ cuộc sống của người lao động và gia đình họ đồng thời góp phần ổn định
chính trị xã hội đất nước …Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trong hệ
thống an sinh xã hội của đất nước .Trong những năm qua được sự quan tâm của
Đảng ,Nhà nước và cố gắng nỗ lực phấn đấu của ngành bảo hiểm xã hội nên bảo
hiểm xã hội Việt Nam ngày càng phát triển .Trước tình hình Việt Nam hội nhập
kinh tế thế giới giúp cho nền kinh tế phát triển ,nguồn đâu tư nước ngoài ngày
càng tăng ,công tác tạo công ăn việc làm được chú trọng từ đó đời sống nhân dân


được cải thiện .Đối tượng bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng hơn với
nhiều đối tượng làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau .Vì vậy mà quản lý đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng phức tạp hơn đặc biệt là trong khu
vực doanh nghiệp quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai
đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý nhà nước .Bước sang cơ chế kinh tế mới
với quan hệ lao động phong phú đa dạng đôi khi chính sách bảo hiểm xã hội
không còn phù hợp nữa đặc biệt là trong quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội, nó đặt ra những thách thức cho nhà quản lý bảo hiểm xã hội
Qua thời gian tìm hiểu về bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang em nhận thấy cơ
quan bảo hiểm tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh
đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế đã làm cho hoạt động bảo hiểm xã hội kém hiệu
quả .Như vậy việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là rất quan
trọng .Do vậy em đã chọn đề tài “Thực Trạng quản lý đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh Tuyên Quang 2013 -2015”
Ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương
Chương I: Một số lý luận chung về bảo hiểm xã hội và quản lý đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chương II : Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
tại tỉnh Tuyên Quang
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tỉnh Tuyên Quang
3


CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.1 Một số vấn đề bảo hiểm xã hội
1.1.1,khái niệm bảo hiểm xã hội

Hiện nay ,có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm xã hội ,tùy theo góc
độ ngân cứu ,cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau
Theo ILO : Bảo hiểm xã hội có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối
với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng ,nhằm chống lại
các khó khăn về kinh tế ,xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập ,gây ra bởi ốm
đau thai sản ,tai nạn lao động ,bệnh nghề nghiệp thất nghiệp ,thương tật tuổi già
và chết ,đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông
con
Theo định nghĩa thông dụng nước ta ,có thể hiểu bảo hiểm xã hội là sự bảo
đảm bù đắp một phần thu nhập hoặc thay thế thu nhập cho người lao động khi bị
ốm đau thai sản ,tai nạn lao động bênh nghề nghiệp ,thất nghiệp ,hết tuổi lao
động hoặc chết … trên cơ sở đóng góp và sử dụng quỹ tài chính tập trung nhằm
đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội
a.Đối với người lao động
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm xã hội là bảo đảm thu nhập cho người lao
động và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất
thu nhập. VÌ vậy, bảo hiểm xã hội có vai trò rất to lớn đối với người lao động ,
đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai
nạn, thai sản,… Đồng thời, bảo hiểm xã hội cũng là cơ hội để mỗi người thực
hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác.
Tham gia bảo hiểm xã hội còn giúp người lao động nâng cao hiệu quả trong
4


chi tiêu cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự
phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động… góp phần ổn định cuộc
sống cho bản thân và gia đình. Nhờ có bảo hiểm xã hội , thu nhập của người lao
động được đảm bảo ổn định ở mức độ cần thiết nên thường có tâm lý yên tâm,
tự tin hơn trong cuộc sống

b. Đối với người sử dụng lao động
- Bảo hiểm xã hội giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp,
ổn định hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho người lao động một
cách hợp lý khi họ ốm đau, tai nạn,…
- Bảo hiểm xã hội tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có trách nhiệm
với người lao động , không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc
đời người lao động , đến khi già yếu. Bảo hiểm xã hội làm cho quan hệ lao động
có tính nhân văn sâu sắc, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
c.Đối với xã hội
- Bảo hiểm xã hội tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã
hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội.
- Bảo hiểm xã hội còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một
quốc gia. Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp
kém thì hệ thống Bảo hiểm xã hội cũng chậm phát triển ở mức tương ứng. Khi
kinh tế càng phát triển, đời sống của người lao động được nâng cao thì nhu cầu
tham gia bảo hiểm xã hội của họ càng lớn.
- Ở Việt Nam, thông qua chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với khu
vực chính thức, bảo hiểm xã hội bắt buộc góp phần thúc đẩy quá trình từ sản
xuất lạc hậu, nhỏ lẻ tiến lên sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại nhanh chóng
hơn
1.2 Một số vấn đề vè quản lý đối tượng tham gia
1.2.1,Khái niệm về quản trị
Có rất nhiều quan niệm về quản trị :
5


Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc
qua những nỗ lực của người khác ; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các
hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt

được những mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp
hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp ;theo quan điểm hệ thống quản trị còn
là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên
tục .Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các
khâu ,các phần ,các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau ,tác động qua lại
lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển
1.2.2,Khái niệm quản trị bảo hiểm xã hội
Nếu coi quản trị bảo hiểm xã hội là một hoạt động thì thuật ngữ quản trị bảo
hiểm xã hội là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp
với nhau trong hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội nhằm đạt được những mục tiêu
chung của chính sách bảo hiểm xã hội
Nếu coi quản trị bảo hiểm xã hội là một quá trình thì quản trị bảo hiểm xã hội
là một quá trình bao gồm việc hoạch định chính sách ,tổ chức thực hiện chính
sách ,kiểm tra và giám sát các hoạt động trong việc thực thi chính sách ,pháp luật
bảo hiểm xã hội đã ban hành ,nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách bảo
hiểm xã hội
1.2.3,Vai trò của quản lý đối tượng tham gia
Nếu ta quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xa hội tốt hiểu quả thì vai trò cơ
bản có ý nghĩa không chỉ với người lao động với người sử dụng lao động mà với
cả chính cơ quan bảo hiểm xã hội
Thứ nhất :Việc quản lý đối tượng tham gia là cơ sở cho việc tổ chức thu bảo
hiểm xã hội đúng với đối tượng đủ số lượng theo quy định của pháp luật bảo
hiểm xã hội và đúng thời gian quy định .Việc quản lý chặt chẽ đối tượng tham
gia là cơ sở cho quá trình thu được thực hiện đúng quy định ,thu đúng ,thu đủ
nhằm đảm bảo ổn định cho quỹ bảo hiểm xã hội
6


Thứ hai :Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là điều kiện bảo đảm

thực hiện quyền tham gia bảo hiểm xã hội nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi bảo
phủ của bảo hiểm xã hội ,mà Nhà nước ta đang hướng tới bảo hiểm xã hội toàn
dân ,tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người vì sự an sinh và công bằng
xã hội theo chủ chương của Đảng và Nhà nước .Đồng thời hạn chế tối đa việc
các đơn vị sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thứ ba :Nếu làm tốt công tác quản lý đối tượng tham gia sẽ làm cơ sở giải
quyết quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng tham gia theo đúng
quy định của luật bảo hiểm xã hội . quản lý tốt đối tượng tham gia các nhà quản
lý sẽ nắm bắt chính xác các thông tin về đối tượng tham gia từ đó giải quyết các
chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định từ đó sẽ đảm bảo quyền lợi cho
người lao động tạo niềm tin cho đối đối tượng tham gia về bảo hiểm xã hội Việt
Nam
Thứ tư :Quản lý đối tượng tham gia có hiệu quả cũng sẽ góp phần phòng ngừa
và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội của các tổ chức
cá nhân ,giảm thiểu những hành vi lợi dụng chính sách bảo hiểm xã hội để chuộc
lợi các nhân
Thứ năm :Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng giúp các
đơn vị sử dụng lao động giảm thiểu thiệt hại về thời gian kinh phí khi xảy ra khi
giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi xảy ra rủi ro .Khi
quyền lợi của người lao động được đảm bảo thì mối quan hệ thuê lao động cũng
trở nên gắn bó hơn người lao động sẽ tích cự tham gia sản xuất tăng năng suất
lao động doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn
1.2.4 ,Công cụ quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
a,Công cụ pháp lý
Hệ thống pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện quản lý đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội
Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào để quản lý gồm:Pháp
luật về lao động ,pháp luật bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật
khác như :Luật doanh nghiệp ,luật hợp tác xã,luật sĩ quan quân đội nhân dân ,luật

7


sĩ quan công an nhân dân
b, Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện
Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội là những quy định về các loại văn bảm giấy tờ
cần thiết và các thủ tục hành chính mà các đối tham gia bảo hiểm xã hội phải
thực hiện .Trong đó quy định rõ ràng về hồ sơ tham gia đối với người lao động
và hồ sơ tham gia đối với người sử dụng lao động .Đây là một trong những công
cụ không thể thiếu đối với bất kì hệ thống bảo hiểm xã hội nào ,cho dù bảo hiểm
ở các nước phát triển cũng vậy .Trong quá trình quản trị ,các công việc của nhà
quản trị các công việc của nhà quản trị liên quan đến hồ sơ các đối tượng luôn
chiếm một tỷ trọng lớn ,theo dõi và quản lý lâu dài
c,Công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị bảo hiểm xã hội nói
chung,quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng là một việc làm tất
yếu .Khi công nghệ thông tin được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham
gia ,thì các thủ tục hành chính được cải thiện ,hiệu quả quản trị tổ chức được
thực hiện tốt hơn
d,Các cơ quan tổ chức hữu quan
Việc quản trị đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đòi hỏi phải có sự phối hợp
nhịp nhàng ,chặt chẽ giữa tổ chức bảo hiểm xã hội với cơ quan tổ chức hữu quan
khác trong việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của người lao động và đơn vị sử
dụng lao động
Các cơ quan hữu quan bao gồm : các cơ quản quản lý nhà nước về bảo hiểm
xã hội ,các tổ chức đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao
động ,các cơ quan Thanh tra Bảo hiểm Xã hội ,ngân hàng kho bạc
e, Hệ thống bộ máy tổ chức
Thông qua hệ thống bộ máy tổ chức của bảo hiểm xã hội và các nhà quản trị
bảo hiểm xã hội làm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức bảo hiểm

xã hội từ trung ương đến địa phương .Một cơ cấu tổ chức bộ máy bảo hiểm xã
hội được thiết kế khoa học ,có sự phân công phân cấp hợp lý ,cụ thể rõ ràng
,cùng với sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng ,thống nhất sẽ là một trong
8


những công cụ chính để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội
1.3 Nội dung quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
-Quản lý danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong từng
đơn vị sử dụng lao động,danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc :
Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại Điều 2 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và
Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối tượng tham gia
BHXHBB được quy định như sau:
*Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc :
a, Cán bộ ,công chức viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ cán bộ
,công chức
b,Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
hợp đồng lao động có từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao
động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã ,liên hiệp
hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên
c,Người lao động là công nhân quốc phòng ,công nhân công an,làm việc trong
các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
d, Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo
hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng bao gồm các loại hợp đông sau:
+Hợp đồng với tổ cức sự nghiệp ,doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ

đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ,doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài dưới hình thức thực tập ,nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài có hiệu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
+Hợp đông với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu ,nhận thầu công trình nước
ngoài
9


+Hợp đồng cá nhân
*Người sử dụng lao động tham gia gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm
a, Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp ,kể cả doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực vũ trang
b,Cơ quan nhà nước đơn vị sự nghiệp Nhà nước
c, Tổ chức chính trị ,tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức chính trị xã hội -nghề
nghiệp ,tổ chức xã hội -nghề nghiệp ,tổ chức xã hội khác
d,Tổ chức đơn vị hoạt động theo quy định cảu pháp luật
e,Hợp tác xã liêp hiệp ,liên hiệp hợp tác xã thành lập ,hoạt động theo Luật
Hợp tác xã
g,Hộ kinh doanh cac thể,tổ hợp tác ,tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn ,trả
công cho người lao động
h,Cơ quan tổ chức cá nhân nước ngoài tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam,trừ trường hợp Điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác

-Quản lý mức tiền lương tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc .Để quản lý tiền lương tiền công làm căn cứ đóng là :
+Đối với người lao động làm việc do người sử dụng lao động quy định tiền
lương thì mức tiền lương –tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức
tiền lương tiền công theo ngạch bậc của thang bảng lương theo quy định của Nhà

Nước .
+Đối với lao động làm việc do người sử dụng lao động quy định tiền lương
thì mức tiền lương –tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền
lương tiền công ghi trong hợp đồng lao động
+Đối với người sử dụng lao động thì tiền lương tiền công làm căn cứ đóng bảo
hiểm xã hội là tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp
10


+Sau khi đã xác định được mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng cứ đóng
của các đối tượng thì cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải quản lý theo dõi chặt chẽ
diễn biến thu nhập của từng các nhân người lao động trong từng đơn vị sử dụng
lao động .Đặc biệt là theo dõi diễn biến tiền lương của các đối tượng do người sử
dụng lao động quy định tiền lương ,thường xuyên kiểm soát đối chiếu quỹ tiền
lương của đơn vị .Trên cơ sở đó tính số tiền phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
của các đơn vị sao cho đúng đủ ….

-Quản lý tổng quỹ tiền lương tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng bảo xã
hội bắt buộc của từng đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc .Bảng kê khai
tổng quỹ tiền lương ,tiền công,…do đơn vị quản lý đối tượng tham gia lập theo
mẫu của quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam
-Quản lý mức đóng bảo hiểm xã hội của từng đơn vị và từng người tham gia
trên cơ sở danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của từng đơn vị.Bảng kê
khai mức tiền lương tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội .Theo quy định của pháp Luật về Bảo hiểm Xã hội thì
+Người sử dụng lao động đóng 15 % tổng quỹ lương trong đó 11% vào quỹ
hưu trí ,tử tuất ,3% vào quỹ ốm đau thai sản ,1% vào quỹ tai nạn lao động –
Bệnh nghề nghiệp
+người lao động đóng 5% tiền lương –tiền công hàng tháng
Từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm tăng thêm 1% mức đóng cho đến khi đủ 18%với

người sử dụng lao động là 8% đối với người lao động
-Cấp quản lý sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội và hang
năm ghi bổ sung vào sổ bảo hiểm xã hội theo các tiêu thức ghi trong sổ ghi bổ
sung vào sổ bảo hiểm xã hội theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định về
pháp luật về bảo hiểm xã hội .Cấp sổ bảo hiểm xã hội theo luật bảo hiểm xã hội
được quy định như sau :
+Trong hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hợp đồng làm việc
hoặc tuyển dụng ,người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã
hội
11


+Tổ chức bảo hiểm xã hội phải nhận tiếp nhận hồ sơ ,hoàn thiện các nội dung
trong sổ bảo hiểm xã hội.Trong thời hạn 30 ngày kể kể từ ngày nhận được hồ sơ
hợp lệ của người sử dụng lao động .Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp
sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
+Trường hợp người lao động không được cấp sổ bảo hiểm xã hội ,tổ chức bảo
hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
-Tổ chức thu bảo hiểm xã hội đây là một nội dung chính và quan trọng của của
công tác quản lý đồi tượng tham gia
1.4,Phạm vi quản lý
Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc trên địa bàn quản lý theo sự phân bố của cấp quản lý
Quản lý người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong
từng đơn vị dử dụng lao động thuộc diện tam gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên
địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý
Quản lý mức tiền lương tiền công đóng bảo hiểm xã hội của những người lao
động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tổng quỹ tiền lương tiền công đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc của các đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc


12


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
BẮT BUỘC TẠI TỈNH TUYÊN QUANG (2013-2015)
2.1 Tình hình chung về thực hiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc tại tỉnh Tuyên Quang (2013-2015)
Tỉnh tuyên Quang đã đưa ra những phương án như:chủ động phối hợp với các
ban ngành chức năng kịp thời xử lý kịp thời các vướng mắc ở cơ sở ,tạo điều
kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế độ ,chính sách
bảo hiểm xã hội cho người lao động .Phối hợp với các ngành các cấp ,đoàn thể
địa phương để tuyên truyền vận động người lao động và người sử dụng lao động
tích cực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc .Đưa ra được những phương hướng
chính sách phù hợp với điều kinh tế xã hội từng giai đoạn để mở rộng đối tượng
tham gia theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra .Tăng cường kiểm tra giám
sát các đơn vị thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động ,xử lý những hành
vi, vi phạm về luật bảo hiểm xã hội ,đặc biệt là trong quản lý đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội
Ngoài ra Bảo hiểm Xã hội Tỉnh còn chỉ đạo bảo hiểm xã hội cấp huyện,thị xã
các cán bộ quản thu rà soát thống kê những đơn vị doanh nghiệp có số nợ đóng
13


bảo hiểm xã hội nhằm nhanh chóng thực hiện thu các khoản đó . Tỉnh thực hiện
ứng dụng những ông nghệ thông tin trong việc quản lý đối tượng tham gia áp
dụng các bộ phận phần mềm tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ .Việc áp dụng phần
mềm cho phép liên thông thông tin giữa các bộ phận ,từng cá nhân trong đơn vị
và giữa bảo hiểm xã hội huyện với bảo hiểm xã hội tỉnh .Qua đó giúp người dân

các đối tượng tham gia dễ dàng cập nhật được thông tin.Trong thời gian gần đây
bảo hiểm xã hội tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phối hợp với
các nhà cung cấp dich vụ I-van tập huấn cho các cán bộ phụ trách bảo hiểm xã
hội của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh kết quả thu được toàn tỉnh
có 1262/1698 đơn vị thực hiện đăng kí giao dịch điện tử đạt hơn 74% tổng số
đơn vị quản lý .Và tỉnh sẽ phấn đấu để đạt 100% đơn vị sử dụng lao động thực
hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử
2.2 ,Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Tỉnh
Tuyên Quang
Bảng 1 số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh Tuyên
Quang(2013-2015)
Số đơn vị

2013

2014

2015

Lượng tăng giảm
2014so 2015so
2013
2014

%tăng giảm
2014so 2015so
2013
2014

Doanh

nghiệp nhà
nước

39

35

31

-4

-4

-10,26

-11,43

Doanh
nghiệp
ngoài quốc
doanh
Xã phường
thị trấn

321

370

447


49

77

+15,26

+20,81

141

141

141

0

0

0

0

Hợp tác xã

115

118

121


3

3

+2,61

+2,54

14


Hộ kinh
838
doanh cá thể
tổ hợ tác

1002

1166

164

164

+19,57

+19,57

hành chính
906

sự
nghiệp,Đảng
đoàn thể
Tổng
2360

824

821

-82

-3

-9,05

-0,36

2490

2727

+130

+237

+5,51

+9,52


(Nguồn cổng thông tin bảo hiểm xã hội Tuyên Quang)
*Qua bảng số liệu trên ta thấy :Các đối tượng đơn vị sử dụng lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua
tăng giảm không đồng đều.Nhưng tổng các đơn vị tham gia đều tăng nhưng
không nhiều .Cụ thể ta thấy tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc năm 2014 so với 2013 tăng 130 đơn vị tương ứng tăng
5,51%,năm 2015 so vơi năm 2014 số đơn vị sử dụng tăng 237 tương ứng tăng
9,52%.Phải nói đến hộ kinh doanh cá thể ,tổ hợp tác và doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tăng mạnh nhất ,đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2014 so với
2013 tăng 49 đơn vị tương ứng tăng 15,26%,năm 2015 so với năm 2014 tăng 77
đơn vị tương ứng tăng 20,81%.Đối với doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể tổ
hợp tác các năm tăng đều là 19,57%
Hành chính sự nghiệp Đảng đoàn thể ,doanh nghiệp nhà nước có đơn vị sử dụng
lao động tham gia bảo hiểm xã hội giảm .Doanh nghiệp nhà nước có số phần
trăm giảm : 2014 so với 2013 giảm 10,26%, 2015 so với 2014 giảm 11,43%.Để
thực hiện công cuộc cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh
thì các bộ máy hành chính đã giảm dần,số lượng các cơ quan quản lý nhà nước
đã giảm xuống đáng kể đơn vị hành chính sự nghiệp Đảng đoàn thể năm 2014 so
với 2013 giảm 82 đơn vị tương ứng giảm 9,05%..
Với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ trong cơ quan người sử sụng lao động đã
hiểu ra được tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội và sãn sàng đóng bảo hiểm xã
hội cho nên tổng số lượng đơn vị sử dụng lao động đã tăng qua các năm mặc dù
15


chưa cao ,cũng đã thể hiện sự cố gắng của cơ quan Bảo hiểm Xã hội Tỉnh
Bảng 2 số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh Tuyên Quang
(2013-2015)
Lao động


2013

2014

2015

Lượng tăng giảm
2014so 2015so
2013
2014

%tăng giảm
2014so 2015so
2013
2014

HCSN,Đảng 18556
đoàn thể

19158

21415

+602

+2256

+3,24

+11,78


Doanh
nghiệp nhà
nước

5907

4763

3512

-1144

-1251

-22,44

-26,26

Ngoài công
lập

2288

2254

27

-34


-2227

-1,49

-98,80

Doanh
6279
nghiệp quốc
doanh
Xã phường 2579
thị trấn

7825

9606

+1546

+1781

+24,62

+22,76

2558

2572

-21


+14

-0,81

+0,55

772

810

765

+38

-45

+4,92

-5.55

1575

2027

2399

+452

+372


+28,7

+18,35

37956

39395

40296

+1439

+901

+3,79

+2,29

Hợp tác xã
Hộ kinh
doanh các
thể tổ hợp
tác
Tổng

(nguồn cổng thông tin xã hội tỉnh Tuyên Quang)
Nhìn chung,tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc qua các năm
đều tăng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 2014 tăng 1439 lao
16



động so với năm 2013 và năm 2015 tăng 901 lao động so với năm 2014.
Lao động tham gia bảo hiểm xã hôi bắt buộc tập chung nhiều nhất ở khối đơn
vị hành chính sự nghiệp Đảng đoàn thể .năm 2014 so với 2013 tăng 602 lao động
tương ứng với 3,24% năm 2015 so với năm 2014 là 2256 người tăng tương ứng
là 11,78 %.Số kinh doanh cá thể tổ hợp tác tỉnh rất nhiều năm 2015 là 1166 đơn
vị nhưng chỉ có 2399 lao động tham gia bảo hiểm xã hội .trog khi các doanh
nghiệp nước ngoài chỉ có 31 đơn vị tham gia nhưng lại có đến 3512 lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc .Nguyên nhân là do hộ kinh doanh cá thể còn
nhỏ lẻ kinh doanh chưa mở rộng chưa tạo được thu nhập thường xuyên và ổn
định cho người lao động
2.3, Đánh giá về thực hiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại Tỉnh Tuyên Quang
a, Hạn chế tồn tại
Số lượng đơn vị không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tham gia không đủ số
lượng người lao động vẫn khá nhiều ,hầu hết họ chưa nhận thức được ý nghĩa
của việc đóng bảo hiểm xã hội ,chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình lách luật để không đóng ,ký quyết định lương
thấp hơn thực tế để giảm mức đóng ,một số doanh nghiệp cố tình kéo dài thời
gian nộp bảo hiểm,và lãnh đạo cơ quan không tiếp cán bộ thu bảo hiểm gây khó
khăn trong quá trình thu
Công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội cũng như những lợi ích ý
nghĩa của việc đóng bảo hiểm còn hạn chế
Công tác quản lý chưa đồng bộ ,đặc biệt trong việc xác định đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ,nhất là khu vực ngoài nhà nước
b,Nguyên nhân
Việc kiểm tra giám sát và xử lý những hành vi vi phạm luật bảo hiểm xã hội
của người sử dụng lao động còn hạn chế chưa đủ mạnh do đó nhiều người sử

dụng lao động vẫn tìm cách trốn đóng ,lách luật ,nộp chậm….
Cơ chế chính sách ban hành chưa đồng bộ một số quy định về việc thực hiện
17


chế độ bảo hiểm xã hội trong các văn bản còn chưa phù hợp với điều kiện thực
tế ,bất cập
Thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật cho bảo hiểm xã hội cho người lao
động người sử dụng lao động còn hạn chế ,chưa tuyên truyền rộng rãi và thường
xuyên đặc biệt trong những khu vực có nền kinh tế kém phát triển vùng sâu,
vùng xa
Do nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi và
trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội ,chưa chấp hành nghiêm chấp hành quy
định của nhà nước về bảo hiểm xã hội.Người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến
lợi ích kinh tế trước mắt không quan tâm đến quyền lợi đóng bảo hiểm cho
người lao động ,

18


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC
QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG(2013-2015)
3.1 Phương hứng thực hiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
trong những năm tiếp theo
Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ ngành bảo hiểm xã hội theo hướng hiệu
quả và hiện đại nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành và phục vụ tốt cho người
tham gia bảo hiểm xã hội,đồng thới góp phần nân cao chuyên môn nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội nói chung và cán bộ làm công tác quản lý đối

tượng tham gia nói riêng
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội và
đảm bảo đầy đủ các điều kiện thực hiện hệ thống pháp luật này .Tuyên truyền
sâu rộng và triển khai đưa pháp luật bảo hiểm xã hội vào đời sống để thực sự trở
thành quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người
Tăng cường kiểm tra ,giám sát xử lý nghiêm những hành vi vi phậm pháp luật
về bảo hiểm xã hội
Đẩy mạnh công nghệ thông tin vào trong các hoạt động nghiệp vụ hướng tói
100% đơn vị sử dụng lao động thực hiên thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội qua
giao dịch điện tử
Tham mưu cơ quan cấp trên để hoạn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam
và hoàn thiện cơ chế xử lý khi vi phạm quy định tham gia bảo hiểm xã hội cho
người lao động góp phần giúp quản lý đối tượng tham gia được hiệu quả hơn
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị
3.2.1 Một số giải pháp
19


a,Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về bảo hiểm xã hội
Để người lao động và người sử dụng lao động nắm bắt được chính sách bảo
hiểm xã hội ,ý nghĩa tầm quan trọng về bảo hiểm xã hội ,quyền và trách nhiệm
của mình về việc tham gia bảo biểm xã hội thì công tác tuyên truyền nắm giữa
vai trò vô cùng quan trọng .để thực hiện tốt được công tác tuyên truyền cần
-Đầu tiên là kiện toàn hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội và các tổ chức có
chức năng tuyên truyền về bảo hiểm xã hội
-thứ hai nâng cao năng lực tuyên truyền vận động cho các cán bộ bảo hiểm xã
hội và cán bộ tuyên truyền về bảo hiểm xã hội
-Nghiên cứu đặc điểm của đối tượng tuyên truyền và thường xuyên đối mới
nội dung ,phương pháp ,hình thức tuyên truyền
-Thường xuyên phối hợp với các ngành các cấp để nâng cao hiệu quả tuyên

truyền về bảo hiểm xã hội
b,Thực hiện tối ưu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng
tham gia
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gày càng nhiều trong khi đội ngũ quản lý
còn ít như vậy việc thực hiện quản lý các đối tượng là khó khăn việc ứng dụng
công nghệ thông tin giúp việc quản lý được dễ dàng hiệu quả hơn ,để thực hiện
được điều đó ta cần chú ý đến một số điểm quan trọng sau
-Điều chỉnh và nâng cao nhận thức về việc ứng dụng công nghệ thông tin ,một
số người còn nhận thức chưa đúng về khái niệm về ứng dụng công nghẹ thông
tin
-Xây dựng hệ thong thông tin chuẩn quốc gia ,quốc tế ,đảm bảo nguyên tắc
đông bộ để có thể khai thác chia sẻ cập nhật bảo trì
-Lựa chọn giải pháp phần mềm phần cứng bảo mật thông tin đáp ứng yêu cầu
Quản lý bảo hiểm xã hội và phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin .Lựa chon giải pháp đúng thì hiệu quả càng cao đồng thời ta sẽ tiết
kiệm chi phí cho sự lạc hậu….
c,Tăng cường thanh tra kiểm tra và công tác pháp chế trong hoạt động quản lý
20


Công tác thanh tra kiểm tra nhằm mục đích đảm bảo cho việc thực hiện chính
sách một cách hiệu quả bảo vệ quyền lợi cho người lao động .Để thực hiện được
công tác này cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang thường xuyên theo kế
hoạc ,theo chương trình cụ thể.Tăng cường kiểm tra các đối tượng thuộc diện
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa chịu tham gia .ngoai ra phải phối
hợp với các cơ sở ban ngành như Thanh Tra Nhà nước ,Viện Kiểm sát Nhân dân
….để kiểm tra là vô cùng cần thiết .Ngoài ra để nắm chắc tình hình về thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội các cán bộ chuyên quản phải đến tận nơi kiểm tra
giám định phải trực tiếp tiếp xúc với những người lao động tai cơ sở thì mới phất
hiện được những đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

d, Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành ,đặc biệt là sự lãnh đạo chỉ
đạo của cấp trên,của cấp ủy và chính quyền địa phương
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành sẽ giúp cơ quan bảo hiểm xã hội
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hàng tháng phải báo cáo kịp thời
tình hình thực hiện công tác bảo hiểm xã hội cho cấp uỷ và chính quyền địa
phương để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Việc phối hợp hoạt động với cơ quan
quản lý hành chính địa phương sẽ giúp cơ quan bảo hiểm xã hội quận thu được
những thông tin chính xác, đầy đủ về số lao động và số đơn vị đang hoạt động
trên địa bàn quận. Đối với những đơn vị nợ đóng có thể thông qua cấp uỷ và
công đoàn của các đơn vị quản lý trực tiếp để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên
e,Nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ
Đào tạo các chuyên gia giỏi về tin học, nhất là về phần mềm; các chuyên gia
về chính sách bảo hiểm xã hội; các chuyên gia về pháp lý; các chuyên gia về tính
toán bảo hiểm xã hội; các cán bộ kiểm tra. Từ đó nhằm nâng cao trình độ cả về
chuyên môn và chính trị cho cán bộ đảng viên; rèn luyện phẩm chất đạo đức
người công chức để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự yêu ngành, yêu nghề, có trách
nhiệm với công việc được giao và vì sự nghiệp chung của bảo hiểm xã hội.
Thường xuyên cử cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn khi có sự thay đổi về
các chế độ, chính sách của bảo hiểm xã hội và cử các cán bộ trong cơ quan đi
học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương khác
Trẻ hóa đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn. Phát huy phong trào thi đua
21


và có chế độ khen thưởng hợp lý để cán bộ không ngừng học tập và hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Thường xuyên tổ chức các lớp học và kiểm tra năng lực của cán bộ nhằm
nâng cao năng lực của cán bộ. Đồng thời không ngừng học hỏi kinh nghiệm của
các nước khác trên thế giới về triển khai thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm xã hội
và thực hiện chính sách đó, đặc biệt là phương thức thu nhằm nâng cao hơn

nữa hiệu quả của công tác thu nộp.
3.2.2 Một số kiến nghị
a,Đối với Tỉnh Uỷ,Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh Tuyên Quang
Tiếp tục quan tâm chỉ tạo các huyện thị,cơ sở ban ngành đoàn thể và các cơ
quan thông tin tuyên truyền địa phương phối hợp bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên
Quang tuyên truyền sau rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
về bảo hiểm xã hội
Cần đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý về bảo hiểm
xã hội nhất là những vùng xâu vùng xa vùng có điều kiện khó khăn trên địa bàn
tỉnh
b,Đối với bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang
Cần thực hiện các cải cách thủ tục hành chính theo trương trình kế hoạch cảu
bảo hiểm xxa hội Việt Nam đề ra ,quan tâm hơn nữa đối với công tác đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ .Đánh giá công tác của từng cán bộ một cách khách quan,công
bằng tạo bầu không khí đoàn kết để cán bộ phát huy được trí tuệ ,và hoàn thành
nhiệm vụ
Phối hợp với các ngành các cấp các đơn vị để thực hiện tốt chính sách bảo
hiểm xã hội
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công chức các đơn vị
sử dụng lao động triển khai thực hiện tốt các Nghị định của Chính phủ đưa bảo
hiểm hiểm xã hội đến với toàn dân
c, Đối với bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các
22


đơn vị trực thuộc từ trung ương đến địa phương.
- Tạo hành lang thông thoáng, hạn chế các thủ tục rườm rà không cần thiết
tránh gây khó khăn cho các đối tượng khi tham gia.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn ngành, nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Chú
trọng về phẩm chất đạo đức, ý thức trách niệm, chuyển đổi tác phong làm việc để
mỗi cán bộ có thái độ phục vụ tốt nhất.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam nên thiết lập đường dây nóng để người
lao động, người sử dụng lao động có thể chủ động thông báo những thông tin cần
thiết cho cơ quan bảo hiểm xã hội góp phần làm cho cơ quan bảo hiểm xã hội
nắm bắt kịp thời thông tin về đối tượng tham gia, tình hình hoạt động của đơn vị
cũng như tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng có thể giải đáp những yêu cầu, thắc
mắc từ phía người tham gia làm cho họ hiểu rõ hơn về bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam nên chủ động tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, xem xét đối chiếu danh sách lao động có đúng thực tế hay
không và xử lý nghiêm minh các trường vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d, Đối với cơ quan Nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội để chính sách
bảo hiểm xã hội được thực hiện đến mọi người dân. Hơn nữa khi Luật bảo hiểm
xã hội được hoàn thiện theo một hệ thống sẽ là cơ sở pháp lý và là căn cứ cơ bản
đầu tiên để điều chỉnh các quan hệ về lao động.
- Việc ban hành Luật bảo hiểm xã hội phải quán triệt một số nguyên tắc nhất
định như: phải gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm, mức hưởng của các chế
độ phải căn cứ vào thời gian đóng, mức đóng, tuổi đời của người lao động ,…
- Nhà nước cần tăng cường các biện pháp chế tài, thanh tra, kiểm tra. Kiên
quyết xử phạt và truy thu những đơn vị đóng chậm, đóng thiếu, trốn đóng bảo
hiểm xã hội đối với những đơn vị nợ .
23


- Nhà nước nên áp dụng việc thu nộp bảo hiểm xã hội thông qua thu nộp
thuế từ các doanh nghiệp. Hàng tháng, quý và cuối năm các doanh nghiệp phải
nộp thuế cho cơ quan thuế Nhà nước, bao gồm cả số tiền phải nộp bảo hiểm xã

hội cho người lao động . Như vậy sẽ giảm được tình trạng trốn đóng bảo hiểm
xã hội . Bởi nếu không nộp thuế cho Nhà nước thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Bởi lẽ, hiện nay
BHXH đang được triển khai rộng rãi chủ yếu ở các thành phần kinh tế trong và
ngoài quốc doanh. Chính vì thế khi Nhà nước tạo sự thông thoáng trong kinh
doanh, có chiến lược phát triển cho các thành phần kinh tế này thì khi đó các
doanh nghiệp làm ăn sẽ có hiệu quả, mục tiêu lợi ích kinh tế của họ được đáp
ứng thì lúc này họ sẽ không ngần ngại mà đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động .
- Tăng cường các biện pháp chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm
nghĩa vụ thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động cần phạt nghiêm
minh để nhằm thực hiện tốt vai trò của cơ quan Nhà nước về bảo hiểm xã hội đó
là đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Cho tới nay, những chế tài xử phạt
những vi phạm về bảo hiểm xã hội ở nước ta được đánh giá là chưa đủ mạnh vì
vậy, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội vẫn còn rất cao, không thể
đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân cũng tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và
quyền lợi của người lao động nói riêng. Chính vì vậy, Nhà nước cần tăng cường
các biện pháp chế tài đủ mạnh để có thể răn đe, cảnh cáo và phạt mạnh đối với
các hành vi trốn đóng, chậm nộp và cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội

24


KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội là một chính sách vô cùng quan trong của Đảng và Nhà
nước ,trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay bảo hiểm xã hội đã trở thành
nhu cấu cấp thiết và đòi hỏi khách quan của người lao động .Ngày nay chính
sách bảo hiểm xã hội ngày càng mở rộng đối tượng tham gia ngày càng nhiều đó
là niềm vui lớn và cũng là những thách thức lớn đối với bảo hiểm xã hội Việt
Nam và cũng như bảo hiểm Tuyên Quang nói riêng

Bước sang giai đoạn phát triển mới hy vọng bảo hiểm sẽ phát triển toàn diện
hơn để đáp ứng nhu cầu của người lao động .Muốn làm được điều đó thì phải
dựa trên những những tính toán chính xác,cân nhắc thận trọng và được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước cũng như cán bộ liên quan và các bên tham gia baỏ
hiểm xã hội .Có như vậy công tác quản lý bảo hiểm xã họi bắt buộc mới có
những bước đi đúng đắn phù hợp với tình hình hiện tại và định hướng trong
tương lai
25


×