Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN HIVAIDS ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM OPC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.43 KB, 48 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS đã và đang lan tràn ở khắp nơi trên thế giới.Tính đến
năm 2013 trong 32 năm qua, HIV/AIDS đã khiến 60 triệu người trên thế giới
bị lây nhiễm và trở thành nguyên nhân gây tử vong cho 30 triệu người khác.
Đại dịch HIV/AIDS trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp, theo ước
tính của UNAIDS, trung bình mỗi ngày thế giới có thêm khoảng 7.000 người
nhiễm HIV. Tại Châu Á, Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao
nhất với nhiều khuynh hướng dịch tễ khác nhau [31].
Tại Việt Nam, trong 23 năm kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát
hiện ở Việt nam vào cuối tháng 12/1990, cho đến ngày 31/03/2013, số trường
hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống trên toàn quốc là 211.685 người, số bệnh
nhân AIDS hiện đang còn sống là 62.875 người và 64.852 bệnh nhân tử vong
do AIDS. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng và kinh nghiệm cho thấy so người
nhiễm HIV trên thực tế còn cao hơn so với số liệu báo cáo và quản lý được.
Trước năm 2013, hình thái lây truyền HIV chủ yếu ở nhóm người nghiện
chích ma tuý chiếm tỷ lệ 51,7% các trường hợp nhiễm HIV được phát
hiện. Nam giới chiếm 84,6%. Nhóm tuổi dưới 30, chiếm 62 %. Trên 78% số
xã/phường và 98 % số quận/huyện trong toàn quốc đã có người nhiễm
HIV/AIDS. Phần lớn các trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam là người nghiện
chích ma tuý hoặc có liên quan đến ma túy chiếm khoảng 44,4% [30].
Hiện nay, công tác phòng chống AIDS tại Việt Nam đã và đang chuyển
qua giai đoạn mới với việc mở rộng toàn diện độ bao phủ từ công tác dự
phòng tới chăm sóc và điều trị bệnh nhân AIDS, mục tiêu đến năm 2015 đáp
ứng điều trị 70% số bệnh nhân có nhu cầu; giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ
sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020; giảm tử
vong liên quan đến HIV/AIDS. Điều trị ARV đã kéo dài và tăng chất lượng

1



sống của người cho người nhiễm HIV/AIDS, là một trong những mục tiêu của
chiến lược Quốc gia [7].
Tại quận Cái Răng tính đến ngày 30/9/2012, có 35 người nhiễm HIV
mới, chuyển AIDS là 21 người, tử vong 12 người. Số tích lũy HIV là 561,
trong đó 148 chuyển sang giai đoạn AIDS và 82 tử vong do AIDS.
Quận Cái Răng được triển khai phòng khám OPC từ tháng 10/2011, bước
đầu gặp nhiều khó khăn trong theo dõi, điều trị ARV và xử lý các bệnh nhiễm
trùng cơ hội nặng.
Để tìm hiểu đặc điểm nhiễm HIV tại quận và đánh giá việc quản lý điều trị
ARV cho người nhiễm HIV, tìm các biện pháp nâng cao chất lượng điều trị
cũng như số lượng người điều trị ARV, góp phần vào việc thực hiện chiến
lược phòng chống HIV/AIDS đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, tôi tiến hành
nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết
quả điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại phòng khám OPC
trung tâm y tế dự phòng Cái Răng, thành phố Cần Thơ”. Với các mục tiêu
sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người nhiễm HIV/AIDS điều
trị tại Trung tâm Y tế dự phòng Cái Răng.
2. Đánh giá kết quả điều trị của người nhiễm HIV/AIDS điều trị 6 tháng
ARV tại Trung tâm Y tế dự phòng Cái Răng.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái niệm và sơ lược lịch sử bệnh HIV/AIDS
1.1.1 Khái niệm
HIV (Human Immunodeficiency Virus) thuộc họ Retrovirus nhóm

Lentivirus (bao gồm HIV-1 và HIV-2) là virus gây suy giảm miễn dịch ở
người có giai đoạn tiềm tàng không triệu chứng kéo dài. AIDS (Acquired
Immuno Defficiency Syndrom) hay hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
là biểu hiện nặng ở giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV [2].
1.1.2 Sơ lược lịch sử bệnh
Lịch sử diễn biến HIV/AIDS trên thế giới có thể trải qua 3 giai đoạn
[16]:
- Thời kỳ “yên lặng” (1970 - 1981): Có thể nói HIV đã bắt đầu một
cách lặng lẽ từ những năm 70 trước khi mà AIDS và HIV được mô tả.
- Thời kỳ phát hiện virus (1981-1985):
Trong thời kỳ này đã phân lập được virus, xác định được phương thức
truyền bệnh. Phát hiện được kỹ thuật phát hiện bệnh.
Năm 1981 ở New York (Mỹ) báo cáo có nhiều trường hợp Sarcoma
Kaposi ở ngoài da và thông báo ở Los Angeles có 5 thanh niên đồng tính
luyến ái bị viêm phổi nặng do Pneumocystis pneumonia.
Năm 1985: Hội nghị danh pháp quốc tế xác nhận 3 vi rút (LAV, HTLV
III, ARV) chỉ là 1 và thống nhất tên gọi HIV1 là căn nguyên gây bệnh AIDS.
Năm 1984 - 1985: xác định kỹ thuật phát hiện kháng thể HTLV III và
chuẩn hóa bộ sinh phẩm phát hiện kháng thể kháng HIV bằng kỹ thuật gắn
men ELISA để sàng lọc máu và phát hiện lâm sàng.
Năm 1985, thuốc điều trị AIDS đầu tiên AZT được thử nghiệm điều trị.

3


- Thời kỳ 1985 đến nay: là thời kỳ toàn thế giới chống AIDS. Chương
trình AIDS toàn cầu (GPA- Global Programe on AIDS). Được thành lập ngày
01/02/1987 với 3 mục tiêu là:
+ Phòng lây nhiễm HIV, phát hiện vacxin.
+ Giảm ảnh hưởng của HIV tới cá nhân và xã hội.

+ Hợp nhất các quốc gia và các tổ chức quốc tế chống AIDS.
1.2 Dịch tế học của HIV/AIDS
1.2.1 Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1.1 Tình hình nhiễm HIV trên thế giới
Theo ước tính Tổ chức Y tế Thế giới tính đến năm 2009 trên thế giới có
khoảng 33,3 triệu người trên thế giới sống chung với HIV là nguyên nhân gây
tử vong cao (đứng thứ tư). Tốc độ lây lan mạnh nhất là ở các nước đang phát
triển ở Nam Phi và Nam Sahara chiếm trên 50% (22,5 triệu người) trong số
đó 2,3 triệu người là trẻ em. Ở Châu Á 2009 chiếm 4,9 triệu người trong đó
trẻ em là 160.000 người. Đông Nam Á có 770.000 người. Tỷ lệ nhiễm mới
của Châu Á là 360.000 người và tập trung cao ở các nước như Thái Lan, Căm
Pu Chia, Banglađet...[32].
Nhiễm HIV/AIDS xảy ra chủ yếu ở người trẻ ở độ tuổi lao động và
hoạt động tình dục mạnh, khoảng ½ số nhiễm HIV khi dưới 25 tuổi và chết vì
AIDS trước 35 tuổi [29]. Có tới 90% người nhiễm HIV sống ở các nước đang
phát triển và nhiều người trong số họ không biết rằng mình bị nhiễm HIV
[27]. Trong đó trẻ em là những người chịu thiệt thòi nhất và đang có xu hướng
gia tăng [22]. Đa số trẻ em bị nhiễm HIV là do lây truyền từ mẹ sang, tỷ lệ
này thường đạt hơn 90% [5], [25].
Hiện nay ở các nước phát triển tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân HIV/AIDS đã
giảm do người bệnh nhiễm HIV được áp dụng liệu pháp điều trị đồng thời
được tiêm phòng vacxin và dự phòng thuốc đặc hiệu để ngăn ngừa một số
bệnh NTCH nguy hiểm [23], [30]. Khi được điều trị bằng thuốc kháng virus tỉ

4


lệ mắc các bệnh NTCH ở hầu hết các bệnh nhân HIV đã giảm nhiều, tỉ lệ mắc
các NTCH ở hệ thần kinh trung ương đã giảm đáng kể [24], [26], [28], [31].
Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV.

1.2.1.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến
ngày 30/9/2014, toàn quốc hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm
HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617) và tính từ
đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay có 70.734 trường hợp người nhiễm
HIV/AIDS tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm
trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000-14.000 ca mỗi
năm. Mặc dù số nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm, nhưng tổng
số người đang nhiễm HIV ngày càng gia tăng. Hiện đã có 80,3% số xã,
phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV.
Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn
quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy (NCMT), nam quan hệ tình
dục đồng giới (MSM) và phụ nữ bán dâm (PNBD). Trong thời gian gần đây,
bạn tình của người nghiện chích ma túy được coi là quần thể có nguy cơ cao
mới, được bổ sung vào các can thiệp dự phòng. Việc gia tăng các trường hợp
phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới
trong năm 2013, phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ
cao sang bạn tình [6].
Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT giảm dần trong giai đoạn
từ năm 2004 đến 2013, lần đầu tiên xuống dưới 11% trong năm 2013 kể từ
năm 1997. Tuy tỉ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT đang giảm dần ở một số
tỉnh, nhưng ở hầu hết các tỉnh thực hiện giám sát, dịch HIV/AIDS vẫn đang
cao ở mức đáng báo động. Theo kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013,
tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên

5


(34%), Lai Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và Thành phố

Hồ Chí Minh (18,2%). Đối với nhóm phụ nữ bán dâm tỉ lệ này là 2,6%. Tuy
nhiên tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD tương đối cao trên 10%, tại Hà
Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, và Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng chứng cũng cho
thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD đường phố cao hơn so với
PNBD nhà hàng, và ước tính có khoảng 3-8% PNBD tiêm chích ma túy.
Trong số PNBD tiêm chích ma túy, tỉ lệ hiện nhiễm HIV là 25-30% [6].
Trong những năm gần đây, dịch HIV trong nhóm MSM ngày càng được
ghi nhận rõ hơn. Số lượng các nghiên cứu và giám sát về hành vi trong nhóm
MSM ngày càng tăng. Số liệu giám sát trọng điểm HIV trong nhóm MSM
năm 2013 (ở 8 tỉnh), cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Quan hệ
tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ là con đường lây truyền HIV
chính trong nhóm MSM. Bên cạnh đó, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
MSM tiêm chích ma túy khá cao. Tại 8 tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm
năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM có tiêm chích ma túy là
6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. Với số lượng người
nghiện chích túy, phụ nữ bán dâm ở các khu vực khh́c nhau, nên nguy cơ lây
nhiễm phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm này và số lượng
nhiễm HIV ở mỗi khu vực [6].

Biểu đồ 1.1 Số phát hiện cas HIV/AIDS và tử vong qua các năm [7]

6


Biểu đồ 1.2 So sánh tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân của cả nước và các
khu vực [7]
1.2.1.3 Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Cần Thơ
Theo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố Cần Thơ, trong
sáu tháng đầu năm 2013 Cần Thơ là một trong 10 tỉnh, thành phố có số nhiễm
HIV mới phát hiện giảm so với cùng kỳ năm 2012. Trên địa bàn thành phố, đã

phát hiện mới 175 trường hợp nhiễm HIV, 72 bệnh nhân AIDS, 16 trường hợp
tử vong do AIDS, không phát hiện trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bị
nhiễm HIV [2].
Theo thống kê mới nhất, đến cuối tháng 6/2013, thành phố Cần Thơ có
hơn 5.100 trường hợp nhiễm HIV còn sống, trong đó có hơn 1.600 bệnh nhân
AIDS và gần 1.400 trường hợp tử vong. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống trên
100.000 dân của toàn thành phố là hơn 400. Quận Ninh Kiều, Cái Răng và
Thốt Nốt là địa phương có tỷ lệ người nhiễm HIV/100.000 dân cao nhất (500900 người). Người nhiễm HIV là nam giới nhiều hơn nữ giới 20%, chủ yếu là
thanh niên trong độ tuổi từ 20-39 tuổi (80,1%), số lượng nữ giới nhiễm HIV
cũng ngày càng tăng cao. Lây nhiễm HIV qua đường tình dục là xu hướng lây
truyền dịch HIV chính tại thành phố Cần Thơ (79,4%), lây nhiễm qua đường
truyền máu chiếm 20,6%. Đáng lưu ý là một số quận, huyện như Bình Thủy,

7


Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh có số nhiễm HIV sáu tháng đầu năm 2013
tăng so với cùng kỳ 2012 [2].
1.2.2 Mầm bệnh
HIV có vật liệu di truyền là ARN, trong quá trình nhân lên phải trải
qua giai đoạn trung gian phiên mã phân tử từ ARN thành ADN sợi đôi nhờ
enzyme phiên mã ngược RT (reverse transcriptase) của HIV. Do đặc tính này
cũng như do tốc độ nhân lên nhanh, HIV có tỷ lệ đột biến gen và mang tính đa
dạng di truyền cao. Có hai loại HIV-1 và HIV-2, trong đó HIV-1 là tác nhân
gây bệnh thường gặp nhất trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam [2].
Virus có dạng hình cầu kích thước 80 - 120 nm từ ngoài vào trong cấu
trúc của virus HIV có ba lớp:
- Màng ngoài là một màng lipit kép có câu trúc glycoprotein mang tính
kháng nguyên (gp120, gp41).
- Lớp vỏ trong là protein sát với màng lipit hình cầu có phân tử p18 với

HIV1 và p16 với HIV2.
- Lõi (nhân) hình trụ được bọc trong một lớp protein p24 đối với HIV1
và p26 đối với HIV2. Trong lõi có bộ gen của virus gồm hai sợi đơn ARN gắn
với men sao mã ngược, một phân tử ARN truyền tin và các protein khác như
p7, p9.
Những glycoprotein và protein của virus đóng vai trò như những kháng
nguyên, có thể kích thích hệ thống miễn dịch để tạo ra những kháng thể đặc
hiệu mà có thể phát hiện bằng các biện pháp huyết thanh [11].
Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường da niêm mạc và mạch máu. Virus
di chuyển đến các hạch bạch huyết và ở đây virus tấn công có lựa chọn vào tế
bào TCD4. Virus HIV còn xâm nhập và nhân lên ở nhiều tế bào khác như
lymphoB, đại thực bào, tế bào nguồn…Trong vòng 5 ngày sau khi xâm virus
nhân bản rất nhanh gây huỷ diệt tế bào TCD4 dần dần làm suy giảm hệ thống
miễn dịch của cơ thể người nhiễm. Các tế bào bị nhiễm và sản sinh virus có

8


thời gian bán huỷ là 2-3 ngày, trong khi ở những tế bào không bị nhiễm thời
gian đó là 180 ngày [12].
Virus HIV có thể phân lập được ở hầu hết các dịch trong cơ thể nhất là
trong máu. Số lượng virus trong máu khác nhau giữa các bệnh nhân và giữa
các giai đoạn bệnh. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể nhiễm có hàng tỉ virus
mới được sản sinh ra hàng ngày và khoảng 100.000 tế bào TCD4 bị tiêu diệt
mỗi ngày.
1.2.3 Đối tượng cảm thụ
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất
của HIV, không có ổ nhiễm trùng tự nhiên ở động vật.
Mọi người đều có thể bị bệnh tuy nhiên lứa tuổi thanh niên mắc cao
hơn chủ yếu tập trung ở độ tuổi 20 - 39 tuổi chiếm 81,6% [3], [12], [15].

Tỉ lệ nhiễm bệnh có khác nhau tuỳ theo khu vực, lối sống, phong tục,
hành vi… Theo kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm
HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%), Lai Châu
(27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và Thành phố Hồ Chí Minh
18,2%). Đối với nhóm phụ nữ bán dâm tỉ lệ này là 2,6%. Tuy nhiên tỉ lệ hiện
nhiễm HIV trong nhóm PNBD tương đối cao trên 10%, tại Hà Nội, Hải
Phòng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh [7].
HIV phân lập được từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước
mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể. Nhưng nhiều nghiên cứu
dịch tễ học cho thấy chỉ có máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch đóng vai trò quan
trọng trong việc làm lây truyền HIV.
1.2.4 Sự lây truyền HIV
Có 3 phương thức lây truyền được xác định là lây truyền qua đường
tình dục, đường máu và đường mẹ con.
1.2.4.1 Lây truyền qua đường tình dục

9


Virus HIV có thể lây qua đường tình dục đồng giới (15%) hoặc khác
giới (71%). Người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, nên tỉ lệ nam
truyền cho nữ nhiều gấp 4 lần qua quan hệ tình dục. Khi có bệnh viêm nhiễm
ở đường sinh dục nguy cơ cao hơn gấp 20 lần [10], [16].
1.2.4.2 Lây truyền qua đường máu
HIV có mặt trong máu toàn phần và các thành phần của máu do đó HIV
có thể truyền qua máu hay sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ lây
nhiễm qua đường máu rất cao trên 90% [9]. Song nhờ các biện pháp sàng lọc
được tuân thủ nghiêm túc nên đã hạn chế được con đường lây nhiễm này. Tuy
nhiên ngay cả khi xét nghiệm máu âm tính, khả năng lây nhiễm HIV vẫn có
thể xảy ra. Người cho máu có thể cho máu sau khi mới bị nhiễm HIV, nhưng

chưa phát triển kháng thể và trước khi có thể phát hiện bằng các xét nghiệm
thông thường. Người đó đang ở trong thời kỳ cửa sổ của quá trình nhiễm HIV.
Do dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng nên nhóm nghiện
ma tuý lây HIV mạnh ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
HIV có thể lây qua truyền máu, các sản phẩm của máu, ghép tạng mà
không kiểm soát, sàng lọc được HIV, virus cũng lây qua xăm mình, qua dùng
chung bơm kim tiêm, sử dụng các dụng cụ y tế không được tiệt trùng tốt [10].
1.2.4.3 Lây truyền từ mẹ sang con
Sự lây truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra trong lúc mang thai, trước
trong và sau đẻ, tuy vậy rất khó khẳng định trẻ nhiễm HIV vào khi nào. Nguy
cơ lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tuỳ từng nước, từ 13-32% ở các nước
công nghiệp phát triển, 25-48% ở các nước đang phát triển [10], [26].
Người mẹ mang thai bị nhiễm HIV nếu được điều trị dự phòng bằng
thuốc chống HIV ngay từ tuần 28, theo khuyến cáo mới thì sử dụng từ tuần
thứ 12 thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con giảm xuống còn từ 2-8% [5],
[9], [20]. Theo nghiên cứu của Trần Tôn và CS, tỉ lệ trẻ nhiễm từ mẹ có tham

10


gia phòng lây truyền mẹ con đầy đủ là 5,5%, không tham gia DPLTMC là
69,2% [21].
Nhiễm HIV ở trẻ em có những đặc điểm riêng khác với người lớn về
nhiều phương diện. Trẻ em nhiễm HIV chủ yếu là do mẹ truyền cho con
(90%). Theo nghiên cứu của Trương Hữu Khanh trên 329 bệnh nhi nhiễm
HIV tại thành phố Hồ Chí Minh thì 95% là lây truyền dọc từ mẹ nhiễm HIV
truyền sang con, song tác giả cũng chưa đủ điều kiện để phân tích rõ tỉ lệ lây
truyền trong tử cung, thời kỳ chu sinh sau đẻ là bao nhiêu [17].
1.3 Chẩn đoán và phân loại giai đoạn nhiễm HIV ở người lớn
1.3.1 Chẩn đoán nhiễm HIV

Nhiễm HIV ở người lớn được chẩn đoán trên cơ sở xét nghiệm kháng
thể HIV. Một người được xác định là nhiễm HIV khi có mẫu huyết thanh
dương tính cả ba lần xét nghiệm kháng thể HIV bằng ba loại sinh phẩm khác
nhau với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác
nhau [2].
Xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV:
- Thử nghiệm ELISA (phản ứng miễn dịch gắn men).
Được dùng để chẩn đoán xác định HIV.
+ Kỹ thuật ELISA, phát hiện kháng thể IgG-HIV, dễ thực hiện, đặc hiệu
cao, được sử dụng thường qui.
+ Kỹ thuật ELISA, phát hiện kháng thể IgA-HIV, tính đặc hiệu cao,
nhưng độ nhậy hạn chế có giá trị chẩn đoán HIV ở trẻ dưới 1 tuổi.
+ Xét nghiệm kháng thể IgM-HIV độ nhậy thấp nên ít dùng.
Các kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân phản ứng với kháng
nguyên HIV trong ống nghiệm. Nếu các kháng thể kháng HIV tồn tại, phản
ứng dẫn tới thay đổi màu, khi đó kết quả dương tính.
+ Các âm tính giả xuất hiện khi xét nghiệm được làm trong vài tuần
đầu vì kháng thể chưa thực sự hình thành ở giai đoạn này của bệnh.

11


+ Các kết quả dương tính giả thường phối hợp với các bệnh tự miễn
dịch, bệnh thận, đa thai, bệnh gan, lọc máu và đã tiêm chủng phòng viêm gan
B, dại hay cúm.
Xét nghiệm khẳng định Western Blot
- Kỹ thuật Western Blot, độ nhậy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng
chẩn đoán xác định nhưng rất đắt tiền.
1.3.2 Phân loại giai đoạn nhiễm HIV
1.3.2.1 Phân loại giai đoạn lâm sàng

Nhiễm HIV ở người lớn được phân thành 4 giai đoạn lâm sàng, tùy
thuộc vào các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người nhiễm [2].
Giai đoạn lâm sàng 1: Không triệu chứng
- Không có triệu chứng
- Hạch to toàn thân dai dẳng
Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ
- Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng cá
thể)
- Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viên tai giữa,
viêm h ầu họng)
- Zona (Herpes zoster)
- Viêm khoé miệng
- Loét miệng tái diễn
- Phát ban dát sẩn, ngứa.
- Viêm da bã nhờn
- Nhiễm nấm móng
Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
- Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (> 10% trọng l ượng cơ thể)
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng.
- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.

12


- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.
- Bạch sản dạng lông ở miệng.
- Lao phổi.
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi,
viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn
huyết).

- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
- Thiếu máu (Hb< 80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0.5x10 9/L),
và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (< 50x109/L) không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng
- Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm
theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ
nguyên nhân).
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci.
- Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục,
quanh hậu môn, kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).
- Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm candida ở khí quản, phế quản
hoặc phổi).
- Lao ngoài phổi.
- Sarcoma Kaposi.
- Bệnh do Cytomegalovirus ở võng m ạc hoặc ở các cơ quan khác.
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
- Bệnh lý não do HIV.
- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
- Bệnh do Mycobacteria avium complex lan toả.
- Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển (Progessive multifocal
leukoencephalopathy).
- Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia.

13


- Tiêu chảy mạn tính do Isospora
- Bệnh do nấm lan toả (bệnh nấm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma
ngoài phổi).
- Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Sallmonella không phải

thương hàn).
- Ulympho ở não hoặc ulympho non-Hodgkin tế bào B.
- Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).
- Bệnh do Leishmania lan toả không điển hình.
- Bệnh lý thận do HIV.
- Viêm cơ tim do HIV.
1.3.2.2 Giai đoạn miễn dịch
Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá thông
qua chỉ số tế bào CD4 [2]:
- Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể: số tế bào CD4/mm 3 >
500.
- Suy giảm nhẹ: số tế bào CD4/mm3 từ 350 - 499.
- Suy giảm tiến triển: số tế bào CD4/mm3 từ 200 - 349.
- Suy giảm nặng: số tế bào CD4/mm3 < 200.
1.3.2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HIV tiến triển (ban gồm AIDS)
- Có bệnh lý thuộc giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 (chẩn đoán lâm sàng
hoặc xác định) và/hoặc Số lượng CD4 < 350 TB/mm3
- AIDS được xác định khi người nhiễm HIV có bất kỳ bệnh lý nào
thuộc giai đoạn 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định), hoặc số lượng CD4 <
200 TB/mm3.
1.4 Điều trị HIV bằng thuốc ARV
1.4.1 Tình hình điều trị ARV tại Việt Nam
Việt Nam bắt đầu triển khai điều trị ARV từ năm 2000 và mở rộng điều
trị từ cuối năm 2005. Đến tháng 12/2013, trên toàn quốc có 82.071 người

14


nhiễm HIV đang được điều trị ARV [7], tăng 31 lần so với cuối năm 2005.
Tốc độ tăng trưởng người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV được

trình bày tại biểu đồ 1.3

Biểu đồ 1.3 Số lượng người nhiễm HIV được điều trị ARV qua các năm
Trung bình mỗi năm có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào
điều trị ARV. Cuối năm 2013 đã có 60% người lớn nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn
điều trị được điều trị bằng thuốc ARV [7]. Độ bao phủ điều trị ARV ở trẻ em
cũng tăng lên tương ứng từ 15,7% vào năm 2005 lên 49,7% vào năm 2009 lên
83% vào năm 2013.
1.4.2 Nguyên tắc điều trị ARV
- Điều trị ARV là một ph ần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ
trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.
- Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người
bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng, và/hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng
điều trị.
- Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị
ARV là điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm
bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.

15


- Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp
dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa
phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội [2].
1.4.3 Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV
Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi [2]:
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế
bào CD4.
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm3.

- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1,2 với CD4 < 250 TB/mm3.
Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi
người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4 [2].
1.4.4 Đánh giá trước điều trị ARV
Các nội dung đánh giá trước điều trị đối với người bệnh HIV đủ tiêu
chuẩn điều trị ARV về lâm sàng và/hoặc CD4 [2]:
- Ghi nhận giai đoạn lâm sàng và số CD4 (nếu có) trước điều trị.
- Sàng lọc lao và các bệnh nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao và các bệnh
nhiễm trùng cấp tinh (NTCH) cấp tính nếu có, phối hợp với các dịch vụ y tế
khác (lao, sản, da liễu, v.v..) khi cần.
- Làm các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm để lựa chọn phác đồ như:
CTM/Hgb và men gan (ALT); xét nghiệm HBsAg và anti-HCV (nếu có điều
kiện).
- Hỏi tiền sử dùng thuốc ARV trước đó: lý do sử dụng, nơi cung cấp,
phác đồ cụ thể, lưu ý tiền sử dùng các phác đồ không đúng (phác đồ hai
thuốc); sự tuân thủ, tiến triển trong quá trình điều trị, v.v…
- Đánh giá mong muốn được điều trị của người bệnh và khả năng có
người hỗ trợ điều trị.

16


- Dự kiến phác đồ ARV thích hợp cho bệnh nhân, xem xét tương tác
giữa các thuốc ARV và các thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hôi đồng thời và các
thuốc khác.
- Thông báo về kế hoạch chuẩn bị điều trị ARV cho bệnh nhân.
- Điều trị dự phòng cotrimoxazole, các dự phòng khác nếu có chỉ định.
1.4.5 Phát đồ điều trị ARV bậc 1
Điều trị ARV bậc 1 sử dụng một trong hai phác đồ cho tất cả các người
bệnh bắt đầu điều trị ARV là: AZT + 3TC + NVP hoặc d4T + 3CT + NVP

[2].
1.4.5.1 Phác đồ AZT + 3TC + NVP
Liều lượng:
- AZT 300 mg 2 lần/ngày
- 3TC 150 mg 2 lần/ngày
- NVP liều 200mg 1lần/ngày trong 2 tuần đầu sau đó tăng lên 2lần/ngày
Uống cách nhau 12 giờ, có thể uống thuốc lúc đói hoặc lúc no. Xét
nghiệm Hgb, ALT trước điều trị, sau 1 tháng và sau đó 6 tháng/lần hoặc khi
nghi ngờ có thiếu máu hoặc ngộ độc gan. Không bắt đầu điều trị phác đồ này
cho người bệnh khi Hgb < 80 g/l, thận trọng khi sử dụng NVP trên người
bệnh có ATL > 2,5 lần trị số bình thường, người bệnh điều trị lao phác đồ có
rifampicin, phụ nữ có CD4 >250/mm3 [2].
1.4.5.2 Phác đồ d4T + 3CT + NVP
Liều lượng:
- d4T 30 mg 2 lần/ngày
- 3TC 150 mg 2 lần/ngày
- NVP liều 200mg 1lần/ngày trong 2 tuần đầu sau đó tăng lên 2lần/ngày
Uống cách nhau 12 giờ, có thể uống thuốc lúc đói hoặc lúc no. Xét
nghiệm ALT trước điều trị, sau 1 tháng và sau đó 6 tháng/lần. Thận trọng khi

17


sử dụng NVP trên người bệnh có ATL > 2,5 lần trị số bình thường, người
bệnh điều trị lao phác đồ có rifampicin, phụ nữ có CD4 >250/mm3 [2].
1.4.6 Phát đồ điều trị thay thế
Sử dụng một trong hai phác đồ AZT + 3TC + EFV hoặc d4T + 3CT +
EFV khi người bệnh không sử dụng được NVP [2].
1.4.6.1 Phác đồ AZT + 3TC + EFV
Liều lượng:

- AZT 300 mg 2 lần/ngày
- 3TC 150 mg 2 lần/ngày
- EFV 600 mg 1 lần vào buổi tối
Uống AZT + 3TC cách nhau 12 giờ, EFV vào buổi tối. Không dùng
EFV cùng thức ăn có nhiều chất béo. Xét nghiệm Hgb, ALT trước điều trị, sau
1 tháng và sau đó 6 tháng/lần hoặc khi nghi ngờ có thiếu máu hoặc ngộ độc
gan. Không bắt đầu điều trị phác đồ này cho người bệnh khi Hgb < 80 g/l
và/hoặc phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Không dùng EFV cho người bệnh
tâm thần (hiện tại hoặc tiền sử) [2].
1.4.6.2 Phác đồ d4T + 3TC + EFV
Liều lượng:
- d4T 30 mg 2 lần/ngày
- 3TC 150 mg 2 lần/ngày
- EFV 600 mg 1 lần vào buổi tối
Uống d4T + 3TC cách nhau 12 giờ, EFV vào buổi tối. Không dùng
EFV cùng thức ăn có nhiều chất béo. Không điều trị phác đồ có EFV cho phụ
nữ có thai trong 3 tháng đầu. Không dùng EFV cho người bệnh tâm thần (hiện
tại hoặc tiền sử) [2].
1.4.7 Phác đồ TDF + 3TC+ NVP hoặc TDF + 3TC+ EFV
Sử dụng một trong hai phác đồ này khi người bệnh không dùng được
cả AZT và d4T [03].

18


Phát đồ TDF + 3TC+ NVP:
Liều lượng và cách sử dụng:
- 3TC, NVP: giống như trên.
- TDF: liều lượng 300 mg uống 1 lần/ngày
Xét nghiệm creatinin/độ thanh thải creatinin trước khi điều trị và định

kỳ 6 tháng/1 lần và điều chỉnh liều khi người bệnh có suy thận:
Bảng 1.1 Độ thanh thải creatinin và liều TDF [2]

Phát đồ TDF + 3TC+ EFV:
Liều lượng và cách sử dụng:
- 3TC, EFV: giống như trên.
- TDF: liều lượng 300 mg uống 1 lần/ngày
Xét nghiệm creatinin/độ thanh thải creatinin trước khi điều trị và định
kỳ 6 tháng/1 lần và điều chỉnh liều khi người bệnh có suy thận (như trên).
1.4.8 Phác đồ AZT+ 3TC+ TDF
Sử dụng phác đồ này khi người bệnh không dùng được cả NVP và
EFV [2].
Liều lượng và cách sử dụng:
- Đối với AZT, 3TC: giống như trên.
- TDF: liều lượng 300 mg uống 1 lần/ngày
Xét nghiệm creatinin/ độ thanh thải creatinin trước khi điều trị và định
kỳ 6 tháng/1 lần và điều chỉnh liều khi người bệnh có suy thận (như trên).
Xét nghiệm Hgb trước điều trị, sau 1 tháng và sau đó 6 tháng/lần hoặc khi
nghi ngờ có thiếu máu.

19


1.5 Theo dõi điều trị ARV
Theo dõi tiến triển lâm sàng:
Mỗi lần tái khám, người bệnh cần được đánh giá tiến triển lâm sàng,
phát hiện và xử trí các tác dụ ng phụ ho ặc các nhi ễm trùng cơ hội mới, cụ
thể [2]:
- Theo dõi cân nặng, nhiệt độ, mạch, huyết áp và khả năng vận động.
- Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến tác dụng phụ của thuốc.

- Phát hiện các nhiễm trùng cơ hội mới, tái phát; phân biệt nguyên nhân
phục hồi miễn dịch hay thất bại điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
- Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng.
- Đánh giá khả năng mang thai để thay thuốc ARV khi cần (không dùng
efavirenz cho phụ nữ có thai trong 12 tuần đầu của thai kỳ).
Các dấu hiệu lâm sàng chứng tỏ người bệnh đáp ứng với điều trị ARV
[2]:
- Tăng cân, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng, chức năng vận động tốt
hơn.
- Hết các dấu hiệu liên quan đến các NTCH và bệnh lý liên quan đến
HIV.
Theo dõi xét nghiệm:
Bảng 1.2 Theo dõi xét nghiệm cho người bệnh điều trị ARV [2]

20


1.6 Một số nghiên cứu về điều trị HIV/AIDS bằng ARV
1.6.1 Trên thế giới
Bussmann H, Wester CW và cộng sự nghiên cứu trên 650 bệnh nhân
được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) tại Botswana, sau 1 năm điều trị, số
lượng tế bào TCD4 tăng trung bình 137 tế bào/mm3 và sau 2 năm con số này
là 199 tế bào/mm3; tỷ lệ bệnh nhân còn sống sau điều trị 1 năm là 96,6% và
sau 2 năm là 95,4%. 120/650 (18,2%) bệnh nhân phải đổi phác đồ do tác dụng
phụ của thuốc. Các tác dụng phụ hay gặp của các thuốc ARV sử dụng cho
bệnh nhân trong nghiên cứu này là: rối loạn phân bố mỡ, thiếu máu, giảm
bạch cầu và hội chứng Stenvens Johnson [34].
Minzi OM, Irunde H, Moshiro C xuất phát từ quan điểm, tác dụng phụ
của thuốc ARV là một thách thức trong quá trình điều trị và ảnh hưởng tới
việc tuân thủ của bệnh, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá các tác

dụng phụ thường gặp của các thuốc ARV sử dụng cho bệnh nhân HIV/AIDS
tại Tanzania cho kết quả là: thiếu máu, nhiễm độc gan, phát ban trên da và
bệnh lý thần kinh ngoại biên là những tác dụng phụ thường gặp của thuốc
ARV [35].
Tsertsvadze T, Bolokadze N, Sharvadze L, Gabunia P, Davli N trong
nghiên cứu về điều trị ARV tại Georgia trên 594 bệnh nhân được điều trị ARV
cho kết quả: 22/594 trường hợp ngừng điều trị, 111 bệnh nhân tử vong, 461
đang tiếp tục điều trị ARV, 406 bệnh nhân người lớn và 21 trẻ em sử dụng
phác đồ bậc 1, 31 người lớn và 2 trẻ em sử dụng phác đồ bậc 2, 1 người lớn
được điều trị khẩn cấp, 55 trường hợp được xác định bị thất bại điều trị, trong
đó 7 trường hợp thất bại về miễn dịch, 1 thất bại về lâm sàng và 47 trường
hợp thất bại về vi rút học, 72% thất bại về vi rút học là do không thuốc và
28% là do không tuân thủ. Phần lớn các ca tử vong do các bệnh lý không liên
quan tới AIDS hoặc mắc các bệnh lý không thể chữa khỏi được, các trường
hợp chết do bệnh lý liên quan tới AIDS do đến cơ sở y tế muộn hoặc ở giai

21


đoạn nguy kịch của bệnh. Nguyên nhân gây tử vong cao nhất là do suy gan ở
bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV hoặc HIV/HBV [36].
1.6.2 Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Phan Văn Điền về đánh giá kết quả điều trị ARV
của bệnh nhân HIV/AIDS tại Phòng khám Ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa
Lâm Đồng năm 2014 ghi nhận sau khi điều trị ARV từ 1 - 3 năm, tỉ lệ bệnh
nhân có CD4>350 chiếm 62,5%, chứng tỏ có sự phục hồi miễn dịch và không
còn phải điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Trong quá trình điều trị ARV,
có 8 trường hợp tử vong do AIDS (chiếm 7,4%). Đa số đối tượng được nghiên
cứu nhiễm HIV lây qua đường tình dục (53,3%) và phối hợp lây nhiễm HIV
qua đường tiêm chích lẫn tình dục (chiếm 38,3%). Trong số bệnh nhân điều

trị ARV được nghiên cứu có 63 nam và 44 nữ, độ tuổi trung bình 34 (nhỏ nhất
17 tuổi, lớn nhất 53 tuổi), phản ánh thực trạng người nhiễm HIV phần lớn
đang độ tuổi lao động, việc tiếp cận điều trị ARV giúp bệnh nhân có cơ hội cải
thiện sức khỏe và có cuộc sống bình thường [13].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Dung (2011) đặc điểm lâm sàng,
cân lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi HIV/AIDS tại bệnh viện A Thái
Nguyên ghi nhận: Trẻ đến trong tình trạng giai đoạn lâm sàng và suy giảm
miễn dịch nặng chiếm 32,9%, 86% trẻ đến khám ngay khi được chẩn đoán
tình trạng nhiễm HIV, tỷ lệ trẻ đến khám, theo dõi và điều trị do mẹ có
HIV(+) chiếm 85,4%, tỉ lệ suy dinh dưỡng khi bắt đầu điều trị là 53,4%. Đặc
điểm về cận lâm sàng: bệnh nhân có thiếu máu chiếm 61,2%, số lượng
lympho giảm, giảm nhiều ở lứa tuổi trên 5 tuổi, tỉ lệ T CD4 giảm nặng và có xu
hướng giảm dần theo lứa tuổi, men gan tăng cao ở nhóm tuổi ≤11 tháng. Kết
quả điều trị: có 90,2% trẻ tuân thủ tốt có tiến triển bệnh tốt, tỉ lệ trẻ tiến triển
tốt là 89%, có 9% trẻ tử vong, 7,9% bệnh nhân phải chuyển phác đồ 1a sang
1b do dị ứng thuốc, sau 12 tháng điều trị, tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm từ 53,4%

22


xuống còn 28,1%. Số lượng tế bào TCD4 tăng lên rõ rệt từ 13,7±1,3% đến
23,8±9,5%, tỉ lệ Hb tăng 102±18,4 lên 118,4±16,2 [10].
Một nghiên cứu khác của Doãn Ngân (2012) Đánh giá kết quả điểu trị
ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhiệt đới
Trung ương ghi nhận kết quả như sau: Kết quả cân nặng của các đối tượng
nghiên cứu đều tăng hơn trên 60%, giai đoạn lâm sàng 3,4 giảm rõ rệt từ 50%
trước điều trị mà sau điều trị giảm xuống 16.44%, đa số giai đoạn lâm sàng 1
và 2 mà sau điều trị chiếm trên 80%, tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội
giảm đi, số tế bào TCD4 tăng lên rõ rệt so với trước điều trị từ trung bình là
86 sau 6 tháng tăng lên trên 200TB/mm3 sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê

p < 0.05, trước điều trị và sau khi điều trị ARV cho các đối tượng giữa các
nhóm nhận thấy được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, chức
năng gan thận đều bình thường, tỷ lệ có nồng độ triglyceride tăng dần theo
thời gian điều trị chiếm một tỷ lệ đáng kể, đặc biệt là các đối tượng có sử
dụng D4T [19].
Năm 2008 Nguyễn Trần Chính và CS đã nghiên cứu “Hiệu quả điều trị
phác đồ ARV bậc 1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, tác
giả cho thấy đáp ứng điều trị ARV là tốt bằng phác đồ bậc 1, một tỷ lệ nhỏ
phải chuyển đổi phác đồ do tác dụng không mong muốn của ARV hay tương
tác thuốc với Ma túy hoặc bờnh nhõn tham gia điều trị ARV ở giai đoạn
muộn, khi TCD4 < 100 hoặc trong giai đoạn lâm sàng của WHO 3 hoặc 4
[30].

23


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV tại Trung tâm Y tế
dự phòng Cái Răng.
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/04/2015 đến 31/10/2015.
Địa điểm nghiên cứu: tại phòng khám OPC quận Cái Răng.
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn vào
- Tất cả bệnh nhân đăng ký trực tiếp và những bệnh nhân nơi khác
chuyển về điều trị trước ngày 31/12/2014 tại Trung tâm Y tế dự phòng Cái
Răng.

- Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.
2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang điều trị bị bắt giam dữ không theo dõi được.
- Bệnh nhân chết và chuyển khi chưa đủ 6 tháng điều trị ARV.
- Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến cứu.
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu toàn bộ: chọn tất cả bệnh nhân được điều trị tại phòng OPC
(N = 197)
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu

24


- Đối với bệnh nhân đăng ký ban đầu tại phòng khám OPC quận Cái
Răng, được nghiên cứu qua hồ sơ bệnh án và theo dõi trực tiếp trên bệnh
nhân.
- Đối với bệnh nhân đăng ký nơi khác chuyển về điều trị tiếp, hồi cứu
qua phiếu chuyển bệnh nhân và khai thác bổ sung thêm trên bệnh nhân.
Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ thỏa tiêu
chí nhận vào và loại trừ.
2.2.4 Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân
− Tuổi: biến định lượng, ghi rõ năm sinh của đối tượng. Tuổi được tính
bằng cách lấy năm phỏng vấn trừ năm sinh.
− Dân tộc: biến định tính, gồm 4 giá trị:
+ Kinh
+ Hoa

+ Khmer
+ Dân tộc khác
− Trình độ học vấn: biến thứ bậc, gồm 5 giá trị như sau:
+ Mù chữ hoặc biết đọc/biết viết: không biết đọc và biết viết hoặc học
< lớp 5.
+ Tiểu học: học hết lớp 5.
+ THCS: học hết lớp 9
+ THPT: học hết lớp 12
+ TH/CĐ/ĐH/sau ĐH
Nghề nghiệp: là biến định danh. Là nghề nghiệp mà đối tượng dành
nhiều thời gian nhất để làm, gồm 6 giá trị sau:
+ Công nhân viên
+ Nông dân

25


×