Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Nghiên cứu tình hình tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường của người đái tháo đường tại phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.55 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐÊ................................................................................................................ 1
Chương 1........................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................................3
1.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt nam.............................3
1.1.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới:..........................................3
1.1.2. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam.........................................................4
1.2. Bệnh đái tháo đường............................................................................................4
1.2.1. Định nghĩa:....................................................................................................4
1.2.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường:....................................................................5
1.2.3. Phân loại đái tháo đường:...............................................................................6
1.2.3.1. ĐTĐ type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin)......................................................6
1.2.3.2. ĐTĐ type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)..........................................6
1.2.3.4. ĐTĐ do dinh dưỡng kém (ĐTĐ nhiệt đới):.............................................6
1.2.3.4. ĐTĐ thai kỳ:............................................................................................6
1.2.3.5. ĐTĐ khác:...............................................................................................6
1.2.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường....................................................................7
1.2.4.1. Biến chứng cấp tính.................................................................................7
1.2.4.2. Biến chứng mạn tính................................................................................7
1.2.4.3. Một số biến chứng khác...........................................................................9
1.2.5. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường..........................................10
1.2.6. Điều trị bệnh đái tháo đường........................................................................11


1.2.6.1. Mục đích của điều trị ĐTĐ....................................................................11
1.2.6.2. Điều trị bằng chế độ ăn..........................................................................11
1.2.6.3. Chế độ hoạt động thể lực.......................................................................12


1.2.6.4. Thuốc điều trị ĐTĐ type 2.....................................................................13
1.3. Tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị.........................13
1.3.1. Khái niệm tuân thủ điều trị...........................................................................13
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị..................................................14
1.3.3. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị.....................................................15
1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................................................16
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới...............................................................................16
1.4.2. Nghiên cứu trong nước................................................................................17
Chương 2...................................................................................................................... 20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn.....................................................................................20
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................20
2.1.4. Thời gian......................................................................................................20
2.1.5. Địa điểm.......................................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................20
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..............................................................20
2.2.3. Các biến số nghiên cứu................................................................................21
2.2.3.1. Thông tin chung.....................................................................................21
2.2.3.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................24
2.2.3.3. Đánh giá tuân thủ điều trị......................................................................28
2.2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu....................................................30


2.2.4.1. Phương pháp thu thập............................................................................30
2.2.4.2. Các bước tiến hành thu thập số liệu.......................................................31
2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu.............................................................................31
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................32

Chương 3...................................................................................................................... 33
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................33
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..........................................................33
3.2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu................................................35
3.3. Lý do bệnh nhân không tuân thủ điều trị............................................................38
3.4. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và một số yếu tố........................................40
Chương 4...................................................................................................................... 48
DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 BỘ CÂU HỎI THU THẬP SỐ LIỆU


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chẩn đoán xác định đái tháo đường...............................................................5
Bảng 1.3. Rối loạn đường huyết lúc đói (IFG)...............................................................6
Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...................................................................33
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh......................................................................34
Bảng 3.3. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng.........................................................................35
Bảng 3.4. Tuân thủ hoạt đông thể lực...........................................................................36
Bảng 3.5. Tuân thủ chế độ sử dụng thuốc.....................................................................36
Bảng 3.6. Tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ............................37
Bảng 3.7. Mức độ tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu......................................37
Bảng 3.8. Lý do bệnh nhân không tuân thủ điều trị......................................................38
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tuân thủ dinh dưỡng với một số yếu tố..........................40
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với một số yếu tố.............................41
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với một số yếu tố.........................42
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuân thủ khám định kỳ với một số yếu tố.....................46


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ĐTĐ:………………………..Đái tháo đường
IGT:…………………………Impared glucose tolerance
IFG:…………………………Impared fasting glycemia
TCYTTG:…………………...Tổ chức Y tế Thế giới
WHO:……………………….World Health Organization



1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, ĐTĐ là bệnh
không lây phát triển nhanh nhất. Bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ
tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển; bệnh cũng được xem là “đại dịch” ở các nước
đang phát triển. Điều đáng lo ngại là ĐTĐ nhanh ở các nước đang phát triển. Trong số
này đa số là ĐTĐ type 2, thường thì cứ 10 người mắc bệnh ĐTĐ thì 9 người là type 2.
Sự bùng nổ ĐTĐ type 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng
đồng. [5]
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 cả thế giới có 135
triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, chỉ sau 2 năm (2010) số người
mắc ĐTĐ lên tới 221 triệu người (chiếm 5,4%). Mỗi năm, thế giới có khoảng 3,2 triệu
người chết vì bệnh ĐTĐ, tương đương số người chết hàng năm vì bệnh HIV/AIDS [5],
[19]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao là do người bệnh không tuân
thủ chế độ điều trị gây ra một loạt các biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh và xã hội.
Cũng như các các nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện nay cũng đang
đối mặt với sự gia tăng ngày càng nhanh của bệnh ĐTĐ. Năm 2001, tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ của người dân Việt Nam chỉ chiếm 4% thì đến năm 2010 đã tăng lên
5,7% [3]. Theo Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn ĐTĐ thế giới, Việt Nam là một

trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới. Trong 10 năm
(2002-2012) số lượng người Việt Nam được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ tăng 211%.
Hiện ở Việt Nam có 3,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, con số này dự kiến tăng gấp đôi
trên 6,3 triệu người vào năm 2035 [29].
Điều trị ĐTĐ là một quá trình lâu dài, suốt cuộc đời của người bệnh, gây gánh
nặng bệnh tật cho gia đình cũng như cho xã hội. Vì vậy muốn giảm tỷ lệ tử vong cũng
như các biến chứng: thần kinh ngoại vi, loét bàn chân, mạch vành, mù lòa…do ĐTĐ


2

gây ra thì người bệnh cần tuân thủ tốt chế độ điều trị như chế độ dinh dưỡng, chế độ
hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe
định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế [4]. Mặc dù tuân thủ điều trị đóng một vai
trị hết sức quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, nhưng trên thực tế tỷ lệ người
bệnh không tuân thủ điều trị theo khuyến cáo của thầy thuốc đang trong tình trạng báo
động. Theo thống kê của Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, có trên 3,2 triệu người
nhập viện điều trị do khơng tuân thủ chế độ điều trị dẫn tới các bệnh lý tim mạch (40%
các ca nhập viện), các bệnh đường hô hấp và nhiễm khuẩn (30%) [20]. Nghiên cứu của
Lawrence & David CZ (2001) trên 500 bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị hạ đường huyết cho
thấy nguyên nhân gây hạ đường huyết chủ yếu là bệnh nhân bỏ bữa hoặc ăn ít hơn
ngày thường trong khi đó vẫn sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hạ đường huyết [24].
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như [7] tại Bệnh viện 198 năm
2013 tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tuân thủ điều trị 6 tiêu chí (Tuân thủ chế độ ăn, rèn luyện
thể lực, thuốc, hạn chế bia/rượu, không hút thuốc lá, tự theo dõi đường huyết tại nhà,
tái khám đúng lịch hẹn) là 10%. Điều đó cho thấy hiểu biết và thực hành về tuân thủ
điều trị của bệnh nhân cịn nhiều thiếu sót.
Là thành phố lớn ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ cũng đang đối
mặt với sự phát triển ngày càng nhanh của ĐTĐ. Tuy nhiên, cho đến nay tại Cần Thơ
chưa có nhiều nghiên cứu về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ ngồi cộng đồng.

Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu tình hình tuân thủ điều trị
bệnh đái tháo đường của người đái tháo đường tại phường Lê Bình, quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ năm 2014” với các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định tỷ lệ người đái tháo đường tuân thủ và không tuân thủ điều trị bệnh đái
tháo đường tại phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2014.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở những người không tuân thủ điều trị bệnh đái
tháo đường tại phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2014.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt nam
1.1.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới
ĐTĐ là bệnh chuyển hóa thường gặp nhất và đã có từ lâu, nhưng đặc biệt phát
triển trong những năm gần đây. Bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế
xã hội. Các cơng trình nghiên cứu về tính chất dịch tễ bệnh ĐTĐ cho thấy: Tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ tăng lên hàng năm, cứ 15 năm thì tỷ lệ tăng lên gấp đơi, tuổi càng tăng thì tỷ
lệ mắc bệnh càng cao, từ 65 tuổi trở lên tỷ lệ này lên tới 16%. ĐTĐ được xếp vào một
trong ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong cao nhất (xơ vữa động mạch, ung thư,
ĐTĐ). Tổ chức y tế thế giới đã lên tiếng “báo động” về mối lo ngại này trên tồn thế
giới. Theo cơng bố của TCYTTG, năm 1985 có 30 triệu người trên thế giới mắc ĐTĐ;
năm 1994, con số này tăng lên khoảng 110 triệu người, trong đó 98,9 triệu người mắc
ĐTĐ type 2. Theo Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế, vào năm 2000 có khoảng 151 triệu
người và năm 2010 tăng lên 221 triệu người, trong đó 215,6 triệu người ĐTĐ type 2
[5]. Dự báo năm 2025 sẽ có 300-330 triệu người ĐTĐ [5]. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi
theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay đang phát triển, thay đổi theo từng
dân tộc, từng vùng địa lí khác nhau. Theo TCYTTG (2006), tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 ở

các nước Châu Âu như sau: Tây Ban Nha 1%, Pháp 1,4%, Anh 1,2%; Ở Nam và Bắc
Mỹ: Argentina 8,2%, Mỹ 6,6%; Ở Châu Phi: Tunisia 3,84% (thành phố) và 1,3% (nông
thôn), Mali 0,9% [5], [28]. Cũng theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (1999) tỷ lệ
mắc ở một số nước Châu Á như sau: Thái Lan 6,7 %, Hàn Quốc 4%, Pakistan 3%, Hồng
Kông 4% [5]. Ở các nước phát triển, chi phí cho điều trị và chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ
chiếm 6-14% tổng chi phí ngành y tế. Năm 1996, Mỹ phải chi trả trên 90 tỷ đô la cho
cơng tác chăm sóc và quản lý bệnh nhân ĐTĐ [5].


4

1.1.2. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và bệnh ĐTĐ cũng đang gia
tăng nhanh chóng. Tỷ lệ ĐTĐ diễn biến như sau :
Thập kỷ 90, tỷ lệ ĐTĐ tăng dần lên ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội, năm 1990
tỷ lệ này là 1,2% (nội thành 1,44%, ngoại thành 0,63%) [3]. Tại thành phố Hồ Chí
Minh tỷ lệ ĐTĐ type 2 là 2,52% theo nghiên cứu năm 1993 [3]
Theo điều tra quốc gia về ĐTĐ năm 2002 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tăng
lên so với nghiên cứu ở thập niên 90. Tại Hà Nội, sau hơn 10 năm (2002), một nghiên
cứu được tiến hành trên cùng một địa điểm, cùng nhóm tuổi và phương pháp nghiên
cứu giống năm 1990 cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ đã tăng lên gấp đôi (2,16%) . Năm 2001,
một cuộc điều tra dich tễ về bệnh ĐTĐ theo qui chuẩn quốc tế tại 4 thành phố lớn (Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) là 4,0%. Năm 2002, tỷ lệ ĐTĐ trên toàn
quốc chiếm 2,7% (khu vực thành phố 4,4%, miền núi và trung du 2,1%, đồng bằng
2,7%) [5]. Cũng theo kết quả của nghiên cứu này thì một con số đáng lưu tâm là 64,9%
số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện [5].
Theo ghiên cứu của Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương (2011) [8] tại tỉnh Hậu Giang
năm 2011 cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 10,3%; tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện là 68,1%; tỷ lệ
ĐTĐ đã phát hiện trước đó là 31,9%.
1.2. Bệnh đái tháo đường

1.2.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu
hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hồn tồn insulin hoặc là do có
liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin” [5].


5

Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái
tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về đái tháo đường: “Đái tháo
đường là một nhóm các bệnh chuyển hố có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả
của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong trong hoạt động của insulin hoặc
cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức
năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [5].
1.2.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: Theo WHO 1999 [5]
Bảng 1.1. Chẩn đoán xác định đái tháo đường

Đường huyết
Lúc đói
Hoặc 2 giờ sau test
dung nạp glucose

Nồng độ glucose máu mmol/l (mg/dl)
Tĩnh mạch toàn
Mao mạch toàn
Huyết tương tĩnh
phần
≥ 6,1 (≥110)

phần

≥ 6,1 (≥110)

mạch
≥ 7 (≥126)

≥ 10 (≥ 180)

≥ 11,1 (≥ 200)

≥ 11,1 (≥200)

Bảng 1.2. Rối loạn dung nạp glucose (IGT)
Đường huyết
Lúc đói
Và 2 giờ sau test
dung nạp glucose

Nồng độ glucose máu mmol/l (mg/dl)
Tĩnh mạch toàn
Mao mạch toàn
Huyết tương tĩnh
phần
< 6,1 (< 110)

phần
< 6,1 (< 110)

mạch
< 7 (< 126)


≥ 6,7 (≥ 120)

≥ 7,8 (≥ 140)

≥ 7,8 (≥ 140)

Bảng 1.3. Rối loạn đường huyết lúc đói (IFG)

Đường huyết

Nồng độ glucose máu mmol/l (mg/dl)
Tĩnh mạch toàn
Mao mạch toàn
Huyết tương tĩnh
phần

phần

mạch


6

Lúc đói

≥ 5,6 và < 6,1

≥ 5,6 và < 6,1

≥ 6,1 và < 7


(≥ 100 và < 110)

(≥ 100 và < 110)

(≥ 110 và < 126)

Và 2 giờ sau test

< 6,7 (< 120)
< 7,8 (<140)
dung nạp glucose
1.2.3. Phân loại đái tháo đường: Theo WHO năm 1985

< 7,8 (< 140)

1.2.3.1. ĐTĐ type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin)
Là trường hợp ĐTĐ do nguyên nhân tế bào bêta của tụy không thể sản xuất
được insulin. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, có liên quan đến yếu tố di truyền,
chiếm 5 – 10% trong tổng số bệnh nhân ĐTĐ [15].
1.2.3.2. ĐTĐ type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)
ĐTĐ type 2 thường gặp ở lứa tuổi >40 tuổi, hiên nay có thể gặp ở lứa tuổi trẻ
hơn. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do tụy tiết thiếu insulin hoặc tiết insulin không
chất lượng gặp điều kiện bên ngoài là lối sống tĩnh lại, ít vận động, ăn nhiều dẫn đến
thừa cân phát sinh. Bệnh diễn tiến âm thầm, phát hiện một cách ngẫu nhiên hoặc khi đã
nặng có biến chứng như hơn mê, nhiễm khuẩn, tăng đường huyết, giảm thị lực. ĐTĐ
type 2 chiếm xấp xỉ 90 – 95% trong tổng số bệnh nhân ĐTĐ [15].
1.2.3.4. ĐTĐ do dinh dưỡng kém (ĐTĐ nhiệt đới):
Loại ĐTĐ này xảy ra ở các nước nghèo, bệnh thường bắt đầu khi còn trẻ (dưới
30 tuổi) [15].

1.2.3.4. ĐTĐ thai kỳ:
Là trường hợp rối loạn dung nạp glucose được chuẩn đốn lần đầu tiên khi có
thai [15]. Một thống kê cho thấy tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ là 1,6 – 15%. Một thống kê khác
cho thấy tỷ lệ ĐTĐ trên người mang thai nói chung là 4%. [14]
1.2.3.5. ĐTĐ khác:
Hiếm gặp hơn, bao gồm ĐTĐ do bệnh tụy, ĐTĐ do thuốc, hóa chất [15]..


7

1.2.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh
chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các
biến chứng này.
1.2.4.1. Biến chứng cấp tính
 Nhiễm toan – ceton: là một biến chứng cấp tính xảy ra ở bệnh nhân quản lý
đường huyết kém cả 2 thể ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2 nhưng thường gặp ở ĐTĐ type 1
hơn. Bệnh xảy ra ở người đã được chẩn đốn ĐTĐ hoặc chưa được chẩn đốn ĐTĐ
trước đó [13].
 Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: thường gặp ở ĐTĐ type 2, người bệnh nhiều
tuổi thường có biểu hiện uống nhiều, đái nhiều, khát. Hơn 50% bệnh nhân chưa được
chẩn đốn ĐTĐ trước đó [13].
 Tăng acid lactic: thường gặp ở người cao tuổi, dùng nhóm thuốc metfomin.
 Hạ đường huyết:
Nguyên nhân:
- Bỏ bữa
- Điều trị sai liều thuốc
- Dự báo sai nhu cầu insulin
- Uống rượu, bia, bỏ ăn
- Tập luyện nhiều mà không tăng thêm năng lượng

- Dùng các thuốc phối hợp (chẹn bêta, thuốc giãn vành)
1.2.4.2. Biến chứng mạn tính
 Biến chứng tim - mạch
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm.
Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho thấy
nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng


8

tim mạch khác. Người ĐTĐ có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch
gấp 2-4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung
chiếm khoảng 75% tử vong ở người bệnh ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu
cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu được tiến hành trên 353
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là người Mỹ gốc Mêhicô trong 8 năm thấy có 67 bệnh nhân tử
vong và 60% là do bệnh mạch vành [5].
Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng
huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ gấp đơi so với người bình thường. Trong ĐTĐ type 2, 50%
ĐTĐ mới được chẩn đốn có tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở người ĐTĐ type 2
thường kèm theo các rối loạn chuyển hoá và tăng lipid máu [3].
Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần, viêm động
mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ mắc
thêm các bệnh liên quan đến tim mạch [5].
 Biến chứng thận
Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến
chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi
chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu.
Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn
cuối. Với người ĐTĐ type 1, mười năm sau khi biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng

50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh
nhân trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn
cuối của bệnh nhân ĐTĐ type 2 ít hơn so với bệnh nhân ĐTĐ type 1, song số lượng
bệnh nhân ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn
cuối chủ yếu là bệnh nhân ĐTĐ type 2.


9

Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng microalbumin niệu, đo mức lọc
cầu thận, định lượng protein niệu/24 giờ. Ngày nay, nhiều phòng xét nghiệm chọn
phương pháp định lượng protein niệu trong mẫu nước tiểu qua đêm.
Tại Việt Nam, theo một điều tra năm 1998, tỷ lệ có microalbumin niệu dương
tính khá cao chiếm 71% trong số người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 [5].
 Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, có vẻ tương
quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo dài. Đục thuỷ tinh thể ở
người ĐTĐ cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn người không ĐTĐ.
Bệnh lý võng mạc ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu của mù ở người 20 - 60 tuổi.
Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai đoạn muộn hơn bệnh tiến
triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù
loà. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết bệnh nhân ĐTĐ type 1 và khoảng 60% bệnh nhân
ĐTĐ type 2 có bệnh lý võng mạc do ĐTĐ.
 Bệnh thần kinh do đái tháo đường
Bệnh thần kinh do ĐTĐ gặp khá phổ biến, ước tính khoảng 30% bệnh nhân
ĐTĐ có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh ĐTĐ type 2 thường có biểu hiện thần
kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Bệnh thần kinh do ĐTĐ thường được phân chia thành các hội chứng lớn
sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực vật, bệnh
thần kinh

vận động gốc chi.
1.2.4.3. Một số biến chứng khác
 Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ ngày càng được quan tâm do tính phổ biến của bệnh.
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại vi
và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao.


10

Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người mắc
bệnh ĐTĐ có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên
nhân bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người
không bị ĐTĐ, chiếm 45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân [6].
 Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường
Rất thường gặp và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong nhất là trong điều
kiện Việt Nam. Có thể gặp nhiễm khuẩn da, niêm mạc, mụn nhọt, viêm cơ, viêm mủ
chân răng, nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục ngoài, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn tiết niệu…
[1]
1.2.5. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường
Trong những năm gần đây, người ta đã chứng minh rằng có nhiều yếu tố nguy
cơ gây bệnh ĐTĐ. Theo Amy Adams, Pat Pierson và Hiệp hội bệnh ĐTĐ thế giới đã
đưa ra các yếu tố nguy cơ sau [16]:
* Người có tuổi ≥ 45, 90 – 95% người bị bệnh ĐTĐ typ 2, bệnh này xảy ra ở
lứa tuổi trên 45. Ngày nay, bệnh đang có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ
tuổi, Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ càng lớn.
* Thừa cân (BMI ≥ 25 với người châu Âu, BMI ≥ 23 đối với người châu Á),
béo dạng nam (vòng eo ≥ 90 cm đối với nam hoặc vòng eo ≥ 80 đối với nữ). Hơn
80% người bị bệnh ĐTĐ có thừa cân.
* Huyết áp 140/90 mmHg hoặc cao hơn.

* Tiền sử gia đình có cha, mẹ, anh, chị bị ĐTĐ. Nghiên cứu chứng minh rằng
người có các thành viên trong gia đình mắc bệnh ĐTĐ thì càng có nguy cơ bị ĐTĐ.
* Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai nghén, hoặc tiền sử sinh con to (≥ 4 kg).
* Người có rối loạn đường huyết lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose.
* Một vài ngiên cứu tại Mỹ chứng minh rằng: nhóm dân tộc thuộc châu Phi,
châu Á, Châu Mỹ Latinh, người Mỹ gốc địa phương, nhóm dân nói tiếng Tây Ban
Nha rất dễ mắc bệnh ĐTĐ.


11

* Có LDL cholesterol hoặc Triglycerides cao.
* Ít vận động thể lực.
* Ngoài ra cũng ghi nhận một số yếu tố khác như: tiêu thụ nhiều rượu bia, hút
thuốc lá cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ.
1.2.6. Điều trị bệnh đái tháo đường
1.2.6.1. Mục đích của điều trị ĐTĐ
- Kiểm soát lượng glucose máu đến mức gần giới hạn bình thường.
- Ngăn ngừa các biến chứng.
- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Để đạt mục đích này cần dựa vào 4 loại hình quản lý đái tháo đường.
- Quản lý dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý.
- Tăng cường vận động thích hợp.
- Điều trị bằng thuốc khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sỹ.
- Người bệnh tự theo dõi đường huyết và đi khám định kỳ [4].
1.2.6.2. Điều trị bằng chế độ ăn
 Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu [5]:
- Đủ năng lượng cho hoạt động bình thường, và phải đáp ứng phù hợp với
những hoạt động khác như hoạt động thể lực, hoặc những thay đổi điều kiện sống…
- Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường.

- Đủ vi chất.
- Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose máu.
- Phối hợp với thuốc điều trị (nếu có)
 Lựa chọn chế độ ăn [9]
Cách chọn thực phẩm giàu glucid có lợi cho sức khỏe:
Nguyên tắc: Nên chọn các thực phẩm gần thiên nhiên để giữ đủ các chất dinh
dưỡng và chất xơ như: ngũ cốc xát, gạo giã dối…Và các thực phẩm có nhiều chất xơ,
đường huyết thấp như khoai củ, các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu


12

Hà Lan...)...Ngồi ra nên hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, hấp thu
nhanh và chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt (hạ đường máu) như: đường, mật,
mứt, quả khô, kẹo, nước đường…. Khi sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết
cao nên sử dụng phối hợp với các thực phẩm giàu chất xơ như rau hoặc bổ sung thêm
chất xơ.
Cách lựa chọn thực phẩm cung cấp chất đạm có lợi cho sức khỏe:
Nguyên tắc: Nên chọn các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật để cung
cấp các acid béo không no cần thiết như: đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương (đậu
phụ, sữa đậu nành)… và các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo
và/hoặc nhiều acid béo chưa no như thịt nạc (thịt da cầm nên bỏ da), cá (nên ăn cá ít
nhất 3 lần trong tuần).... Ngoài ra cũng nên chọn các thực phẩm có ít cholesterol và hạn
chế sử dụng các thực phẩm có nhiều cholesterol: phủ tạng động vật, lươn…
Cách lựa chọn chất béo có lợi cho sức khỏe:
Nguyên tắc: Nên chọn thực phẩm có ít chất béo hịa tan và ít chất béo đồng phân như:
cá và thịt nạc, vừng lạc... Ngồi ra cũng nên chọn các thực phẩm có hàm lượng mỡ thấp, hoặc
sử dụng dầu, bơ thực vật như dầu cá, dầu đậu nành, vừng, dầu lạc…
Cách lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho sức khỏe:
Nguyên tắc: Chọn các thực phẩm có nhiều chất xơ như: hầu hết các loại rau,

mỗi ngày nên ăn từ 4-5 đơn vị rau (300-400 g), gạo lức, gạo giã dối, bánh mỳ đen…
Ngoài ra cũng nên chọn thực phẩm giàu vitamin, khống chất và chất chống oxy hóa
cho cơ thể như các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp: xoài, chuối, táo, nho,
mận...mỗi ngày nên ăn 2-3 đơn vị của chín (200-300g)
1.2.6.3. Chế độ hoạt động thể lực
 Nguyên tắc của hoạt động thể lực[5].
-

Phải coi hoạt động thể lực là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc

theo trình tự được hướng dẫn.
-

Hoạt động thể lực phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của cá nhân.


13

-

Hoạt động thể lực với cường độ trung bình, tối thiểu 30 phút mỗi ngày bằng

cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc các bài tập thể dục tương tự, phù hợp với tình trạng
sức khỏe, thể lực và lối sống của bệnh nhân. Quan trọng là phải có giai đoạn khởi động
và thư giãn bằng các bài tập cường độ thấp. Khi phối hợp với các bài tập cường độ lớn
hơn (ít nhất 2-3 lần/tuần) ví dụ: chơi tennis, bơi lội sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc
kiểm sốt đường huyết.
 Mục đích hoạt động thể lực ở người ĐTĐ type 2
Tác dụng điều chỉnh glucose máu thông qua việc làm giảm tình trạng kháng
insulin nhờ: giảm cân nặng, nhất là những đối tượng thừa cân, béo phì và giảm kháng

insulin. Vì vậy để đạt được mục đích này TCYTTG khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ nên
luyện tập 30 phút mỗi ngày và 150 phút một tuần.
1.2.6.4. Thuốc điều trị ĐTĐ type 2
 Nguyên tắc[5]
- Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và hoạt động thể lực
- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số
đo huyết áp hợp lý, chống các rối loạn đông máu…
- Khi cần thiết thì phải dùng insulin
 Mục đích: Điều trị bằng thuốc trong ĐTĐ type 2 nhằm: giảm cân nặng (với người
béo) hoặc không tăng cân (với người không béo). Và duy trì được lượng glucose máu
khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, sẽ
giảm được các biến chứng có liên quan đến ĐTĐ, giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ.
1.3. Tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
1.3.1. Khái niệm tuân thủ điều trị
Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới có nhiều khái niệm về tn thủ điều trị và
khơng có một khái niệm chuẩn nào đầy đủ về tình trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân
đái tháo đường. Tuy nhiên khái niệm của TCYTTG vẫn được các nhà nghiên cứu hay


14

áp dụng đó là “tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường là sự kết hợp của 4 biện
pháp: chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát
đường huyết & khám sức khỏe định kỳ” [28].
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Để cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân, điều quan trọng là phải hiểu lý do tại
sao bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Khơng tn thủ điều trị có liên quan đến các yếu
tố nhân khẩu học, tâm lý và xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hệ thống y tế, và bệnh
mạn tính kèm theo.
 Yếu tố nhân khẩu học

Yếu tố nhân khẩu học như dân tộc thiểu số, tình trạng kinh tế xã hội thấp, và
trình độ học vấn thấp có liên quan đến việc tuân thủ điều trị thấp hơn và tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ nhiều hơn. [22]
Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý cũng có mối liên quan với chế độ tuân thủ điều trị. Niềm tin sức
khỏe thích hợp, chẳng hạn như mức độ nhận thức về bệnh ĐTĐ, hiểu biết về các biến
chứng, và hiệu quả của điều trị, có thể dự đốn tn thủ điều trị tốt hơn. Bệnh nhân
tuân thủ tốt khi phác đồ điều trị phù hợp với họ, khi có vẻ như hiệu quả, khi họ tin rằng
những lợi ích vượt q chi phí, khi họ cảm thấy họ có khả năng để thành công ở phác
đồ.
Vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống cũng có liên quan khả năng
tuân thủ điều trị bị giảm sút nhất là ở thanh niên và người cao tuổi. Tuy nhiên vấn đề
tâm lý là một vấn đề khó cải thiện và cần nhiều sự nỗ lực từ bệnh nhân và bác sĩ. [22]
Yếu tố xã hội
Các mối quan hệ gia đình đóng một vai trị quan trọng trong quản lý ĐTĐ. Sự
hỗ trợ động viên từ gia đình bệnh nhân thật sự có ý nghĩa trong việc giúp họ tuân thủ
điều trị tốt hơn. [22]
 Yếu tố tương tác với thầy thuốc


15

Một nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân qua điên
thoại thúc đẩy chế độ tuân thủ và cải thiện đạt được trong kiểm soát đường huyết, lipid
và mức huyết áp. Qua thực tế điều trị người ta đã kết luận rằng yếu tố tương tác với
thầy thuốc là một trong những yếu tố quan trọng để thành cơng trong việc kiểm sốt
đường huyết tốt. [22]
 Chi phí điều trị
Ở các nước phát triển, chi phí cho điều trị và chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ chiếm
6-14% tổng chi phí ngành y tế. Năm 1996, Mỹ phải chi trả trên 90 tỷ đô la cho công tác

chăm sóc và quản lý bệnh nhân ĐTĐ [5].
Bệnh mạn tính kèm theo
Việc tuân thủ điều trị thấp ở bệnh nhân có bệnh mãn tính kèm theo khi phải
dùng nhiều loại thuốc trong một lần và với phác đồ điều trị phức tạp. [22]
1.3.3. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị
Theo các khuyến cáo của TCYTTG, Hiệp hội ĐTĐ quốc tế cũng như kết quả từ
các nghiên cứu cho thấy khơng tn thủ điều trị có thể gây ra các hậu quả sau [2], [5]
- Khơng kiểm sốt được đường huyết
- Không ngăn ngừa được các biến chứng cấp tính:
+ Hạ glucose máu.
+ Nhiễm toan ceton và hơn mê nhiễm toan ceton do ĐTĐ.
+ Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu).
+ Hôn mê nhiễm toan lactic.
+ Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Khơng ngăn ngừa được các biến chứng mạn tính
+ Biến chứng tim mạch: bệnh mạch máu, bệnh tim, đột quỵ,…
+ Biến chứng tại mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, giảm thị lực, mự lũa,…
+ Biến chứng tại thận: tổn thương thận, suy thận,…
+ Biến chứng bàn chân: loét bàn chân, cắt cụt chi dưới, hoại thư,…


16

+ Biến chứng thần kinh.
+ Rối loạn chức năng cương ở nam.
+ Suy giảm chức năng sinh dục ở nữ.
1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Joan N kalyago và cộng sự (2008) về tuân thủ điều trị của bệnh
nhân ĐTĐ tại bệnh viện Uganda [23]. Nghiên cứu trên 402 bệnh nhân trên 18 tuổi

được chẩn đoán là mắc bệnh ĐTĐ type 1 và 2 đang điều trị ngoại trú tại phịng khám ít
nhất 1 tháng. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc chiếm tỷ lệ khá
cao là 71,1%. Nghiên cứu này cũng đã tìm ra một số yếu tố liên quan đến tuân thủ
điều trị của bệnh nhân như khả năng chi trả thuốc, số buổi tham gia vào các lớp học
giáo dục sức khỏe, kiến thức hiểu biết về phác đồ điều trị thuốc.
Nghiên cứu của Chua SS và cộng sự (2011) [21]. Đây là một nghiên cứu mô tả
cắt ngang phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi và hồ sơ bệnh án, trên 405 bệnh nhân
mắc bệnh ĐTĐ type 2 có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và đã được điều trị thuốc ít nhất 3
tháng đang điều trị ngoại trú tại một phòng khám thuộc bệnh viện của một trường đại
học Y tại Malaysia. Kết quả cho thấy một tỷ lệ khá cao 41,7 % bệnh nhân không tuân
thủ điều trị thuốc. Đồng thời nghiên cứu này cũng cho thấy những người trẻ, những
người đang còn làm việc, gặp tác dụng phụ của thuốc, những bệnh nhân điều trị cả thuốc
và insulin ít có khả năng tn thủ điều trị.
Nghiên cứu Senay Uzun và cộng sự (2009) tại trường Đại học điều dưỡng Thổ
Nhĩ Kỳ “Nghiên cứu tuân thủ điều trị đái tháo đường và những khuyến cáo thay đổi lối
sống”, đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 150 bệnh nhân ĐTĐ đang
được theo dõi điều trị ngoại trú ít nhất 1 năm. Kết quả sự tuân thủ điều trị về sử dụng
thuốc, chế độ ăn, chế độ luyện tập, theo dõi đường huyết & khám định kỳ lần lượt là
72%; 65%; 31%, 63%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có 11% bệnh nhân tuân thủ 1


17

khuyến cáo, 23% bệnh nhân tuân thủ 2 khuyến cáo, 29 % bệnh nhân tuân thủ 3 khuyến
cáo, 24% bệnh nhân tuân thủ 4 khuyến cáo, 13 % bệnh nhân thủ 5 khuyến cáo. Nghiên
cứu này cũng đã tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ như mức thu
nhập của người bệnh và tình trạng mắc thêm các bệnh mạn tính khác [25].
1.4.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Chiêu Phong và cộng sự (2006) [12]: Kiến thức, thái độ,
thực hành về dự phòng biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ. Đây là nghiên cứu mơ tả cắt

ngang, với phương pháp chọn mẫu tồn bộ bằng phỏng vấn trực tiếp bộ câu hỏi thiết
kế sẵn trên 110 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tại trung tâm Y tế quận I, thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả đa số bệnh nhân không biết được nguyên nhân và biến chứng của bệnh
(91%), 54% bệnh nhân có kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng, 97% đồng ý nên uống
thuốc đúng và đủ, 54% đồng ý đo đường huyết tại nhà nhưng chỉ có 21% bệnh nhân
thực hành đo đường huyết tại nhà, 82% bệnh nhân uống thuốc theo đúng chỉ định, 58%
bệnh nhân có chế độ ăn dành cho mình và 95% bệnh nhân có tập thể dục.
Nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên, Lưu Thị Hồng Vân (2010) [10]: Nghiên cứu
kiến thức, thực hành về bệnh ĐTĐ của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại bệnh viện đa khoa Hịa
Bình – tỉnh Bạc Liêu năm 2010. Với nghiên cứu mơ tả cắt ngang trên 130 đối tượng đó
ghi nhận: tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, chế độ
dinh dưỡng, chế độ tập luyện, dùng thuốc và các biến chứng của bệnh đái tháo đường lần
lượt là 30,00%, 68,46%, 16,15%, 88,46%, 95,38% và 23,08%; tỷ lệ người bệnh có thực
hành tốt về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, dùng thuốc và phòng ngừa biến chứng lần lượt
là 11,54%, 95,23%, 44,62% và18,46%. Nghiên cứu cũng nhận thấy bệnh nhân có kiến
thức tốt về dinh dưỡng, dùng thuốc và dự phòng biến chứng thì có tỷ lệ thực hành tốt về
các lĩnh vực này cao hơn các bệnh nhân khác.
Nghiên cứu của Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương (2011) [8]: Nghiên cứu tình hình
ĐTĐ và kiến thức, thực hành dự phịng biến chứng ở người dân 30 – 64 tuổi tại tỉnh Hậu
Giang năm 2011. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh


18

ĐTĐ type 2 và các yếu tố liên quan tại tỉnh Hậu Giang. Ngồi ra, cịn tìm hiểu kiến thức
và thực hành của các đối tượng đái tháo đường về phịng, chống biến chứng của bệnh.
Với nghiên cứu mơ tả cắt ngang trên 2.400 đối tượng đã ghi nhận: Tỷ lệ bệnh ĐTĐ là
10,3%; tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện là 68,1%; tỷ lệ ĐTĐ đã phát hiện trước đó là 31,9%; Tỷ
lệ rối loạn đường huyết lúc đói là 9,7%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7.7%; có
25,9% đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về dự phịng biến chứng ĐTĐ; người

có kiến thức đúng thì thực hành tốt hơn người khơng có kiến thức đúng (54,8% so với
15,8%) và truyền thanh và truyền hình là các phương tiện thơng tin có hiệu quả nhất về
dự phòng biến chứng ĐTĐ.
Nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển (2012) [18]: Mô tả kiến thức, thực hành và các
yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại
phòng khám, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kiến thức đạt về tuân thủ điều trị của đối
tượng nghiên cứu tương đối cao (73,9%), trong đó: 76,3 % bệnh nhân có kiến thức đúng
về tuân thủ chế độ dùng thuốc uống, 62,1% bệnh nhân có kiến thức đúng về lựa chọn các
thực phẩm phù hợp, 78,8 % bệnh nhân có kiến thức đúng kiểm tra đường máu và theo
dõi sức khỏe định kỳ. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đúng theo khuyến cáo về chế độ dinh
dưỡng, chế độ dùng thuốc chiếm tỷ lệ khá cao (78,8% và 71,2%). Trong đó tỷ bệnh nhân
tuân thủ hoạt động thể lực và tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám sức khỏe
định kỳ lại thấp (62,1 %; 26,4 %). Tổng hợp chung về tuân thủ điều trị của bệnh nhân
cho thấy kết quả đạt tương đối thấp chỉ có 14,2% bệnh nhân tuân thủ cả 4 biện pháp điều
trị. Trong khi đó có tới 4,3% bệnh nhân khơng tn thủ bất cứ một chế độ điều trị nào.
Nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như (2013) [7]: Thực trạng và một
số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 của người bệnh đang điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện 198 năm 2013. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 210 người bệnh
ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết, bệnh viện 198 từ tháng 3 đến
hết tháng 5 năm 2013. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị bệnh
ĐTĐ và một số yếu tố liên quan. Kết quả: tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn: 79%; rèn


19

luyện thể lực: 63,3%; thuốc: 78,1%; hạn chế bia/ rượu, không hút thuốc: 63%; tự theo
dõi glucose máu tại nhà: 48,6%; tái khám đúng lịch hẹn: 81,0%. Tuân thủ điều trị đầy đủ
6 tiêu chí là 10%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tuân thủ chế độ ăn là:
giới tính; trình độ học vấn; được hướng dẫn chế độ điều trị, hài lòng về thái độ trình độ
của CBYT; liên quan đến tuân thủ thuốc là: không tự theo dõi glucose máu tại nhà và

người bệnh ở xa bệnh viện.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Ngân (2013) [11]: Nghiên cứu sự tuân thủ điều
trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ĐTĐ tại quận Ninh Kiều và Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ năm 2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ
trong cả 2 phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc là 61,9%, tỷ lệ tuân thủ điều trị
của bệnh nhân ĐTĐ trong phương pháp dùng thuốc là 70,3% và không dùng thuốc là
56,3%.


×