Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí lớp 7 hiện nay ở Trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 21 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến hoạt động sống của con người
như không khí, nước, độ ẩm, sinh vật và cả xã hội loài người. Môi trường còn là
nơi cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu và năng lượng… cho sự phát triển kinh
tế của con người.
Môi trường đang từng ngày, từng giờ gióng lên những hồi chuông báo động
mà chúng ta không thể làm ngơ. Loài người thường chỉ biết hối hả khai thác thế
giới tự nhiên xung quanh mà không đếm xỉa đến giới hạn chịu đựng cuối cùng
của nó. Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không còn nằm trong phạm vi một
quốc gia, một lãnh thổ mà nó đã lan rộng trên toàn thế giới, tác động của nó đến
cuộc sống của loài người trên Trái Đất.
Trải qua nhiều thế kỷ con người đã hoà đồng và lệ thuộc vào tự nhiên. Nhưng
những năm gần đây sự phát triển kinh tế - xã hội như vũ bảo và bằng những phát
kiến khoa học vĩ đại của con người đã làm cho môi trường bị xuống cấp, nhiều
nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của con
người, những hiểm hoạ, suy thoái môi trường đang ngày càng gia tăng và đe doạ
cuộc sống của con người. Như các chuyên gia ở viện an ninh môi trường và con
người (UNU – EHS) của Đức cho biết có khoảng 20 – 150 triệu người bị đảo
lộn đời sống vì môi trường bị hủy hoại. Chỉ riêng năm 2010 có gần 300000
người đã thiệt mạng từ hơn 370 thảm họa do môi trường gây ra.
Chính vì vậy Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi
trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh
bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp
Trung Học Cơ Sở cũng như các cấp học khác.
Để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học,
đặc biệt là môn Địa lý có hiệu qủa, giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực và có sức thuyết phục, nhằm kích thích sự hứng thú
học tập cho học sinh, từ đó các em sẽ tích cực, tự giác, chủ động khai thác kiến
Trang 1




thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Qua những bài học tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự
tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định
được hành vi, thái độ của mình đối với môi trường. Đó cũng chính là lý do tôi
chọn đề tài “ Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
Địa lí lớp 7 hiện nay ở Trường THCS ”
2. Mục đích nghiên cứu
Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai.
Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành và
môi trường không ô nhiểm.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về ô
nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho
học sinh, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện
những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh
biết yêu quí gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về
giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Trên cơ sở đó hình thành cho học
sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở
thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi
trường ….Hình thành cho học sinh thái độ thân thiện với môi trường và biết yêu
quý và bảo vệ môi trường của chúng ta, đồng thời có phản ứng đối với các hành
vi xấu như: xả rác bừa bãi nơi công cộng, chặt phá rừng….Đó chính là mục đích
tôi nghiên cứu của đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Giáo viên và học sinh trung học cơ sở.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn,
điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết qủa của từng tiết dạy

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, qua sách
báo và các thông tin có tính thời sự.
Trang 2


- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh như:
Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, trực quan…)
- Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy học Địa lí
ở lớp 7.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến này bản thân chỉ mới nghiên cứu và thử nghiệm cho học sinh
khối lớp 7 năm học 2014 – 2015 tại trường THCS Nguyễn Thiếp, Thạch Hà, Hà
Tĩnh.
II. GIẢI QUYẾ VẤN ĐÊ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường hiện nay không chỉ là một lĩnh vực
giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên
lớp. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình
giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một
hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách giáo dục
thường xuyên, lâu dài như “mưa dầm thấm lâu”.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến
thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp
với tâm lý lứa tuổi của học sinh. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai
qua các môn học, giờ học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua
các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động
ngoại khoá nói chung và môn học địa lí nói riêng.
Ô nhiểm môi trường là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận
xã hội cả nước hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm

trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát
triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối
với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

Trang 3


Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống
của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân
loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và các cấp quản lý đã xác định một
trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường hiện nay là do sự
thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,
kinh tế nhất và có tính chiến lược để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng
được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát
hiện và xử lý các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao
động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái
độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi
trường, bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại và tương lai. Giáo dục bảo
vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược lâu dài của mỗi quốc gia trên toàn
thế giới.
Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho
mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, mà quan trọng là phải
có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải
được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ thời thơ ấu,
ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, đây là giai đoạn giáo dục tốt
nhất.

Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với
thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ,
vườn cây,….Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng
với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp,
vệ sinh sạch sẻ. Chính vì vậy giáo dục môi trường phải được đưa vào chương
trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng
những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen,
kĩ năng bảo vệ môi trường.
Trang 4


2. Thực trạng của vấn đề
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm
đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng cao.
Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi
trường. Vì vậy, môi trường việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
- Về đất đai: Việt Nam có diện tích đất tự nhiên 331.314km 2 ( theo
Wikipedia.org, 2008). Phần đất liền là 31,2 triệu ha( chiếm 94,5 % diện tích tự
nhiên), xếp hạng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Nhưng vì số dân
đông nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp. Xếp thứ 159/
200 quốc gia và bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Nhưng diện tích đất chưa
sử dụng vẩn còn lớn, tính đến năm 2006 khoảng 5,28 triệu ha, trong đó 5 triệu
ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng
Diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm. Chất lượng đất
không ngừng suy giảm do xói mòn rửa trôi. Đất nghèo kiệt dinh dưỡng do các
quá trình thoái hóa hóa học đất , khô hạn, sa mạc, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa,
ngập úng, ô nhiểm do chất thải, do sử dụng phân hóa học và do chất đọc hóa
học. Hậu quả nghiêm trọng của thoái hóa đất là mất khả năng sản xuất của đất,
dẩn đến cạn kiệt tài nguyên động, thực vật và giảm đất nông nghiệp trên đầu

người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Về rừng: là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta. Rừng có vai trò điều
hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và là nơi lưu giữ các nguồn gen quý
giá. Tuy nhiên, độ che phủ rừng của Việt Nam trong thời gian dài có xu hướng
giảm. Những năm gần đây, các hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích
rừng có được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút.
- Về nước: Việt Nam là nước có lượng mưa lớn, sông ngòi, ao, hồ dày đặc
nên tài nguyên nước khá phong phú. Nhưng trong thời gian gần đây, ở Việt
Nam đã xẩy ra tình trạng khan hiếm nước ở nhiều nơi, nhiều vùng…Ở các
thành phố đô thị lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa…nguồn

Trang 5


nước đã bị ô nhiểm nghiêm trọng. Một số con sông như sông Cầu, sông Thị
Vải, sông Sài Gòn, sông Vạm Cỏ Đông … bị ô nhiểm nặng.
Hiện nay mới chỉ có 60 – 70 dân cư đô thị, dưới 40% dân cư nông thôn
được cấp nước sạch.
- Về không khí: Ở vùng núi và nông thôn môi trường không khí còn trong
lành. Nhưng ở các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiểm khói, bụi trầm trọng tới mức
báo động. Nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc
gần các đường giao thông lớn đều vượt trị số tiêu chuân cho phép từ 1,5 đến 3
lần. Trường hợp gần các nhà máy gạch và bia ở thị xã Lào Cai vượt 5 lần.
- Về đa dạng sinh học: Việt Nam được coi là một trong15 trung tâm đa
dạng sinh học trên thế giới. Tuy vậy, trong các năm gần đây, đa dạng sinh học
đã bị suy giảm nhiều: số lượng cá thể giảm, nhiều loại bị diệt chủng và nhiều
loại đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
- Về chất thải: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống ngày
càng đi lên. Lượng chất thải cũng ngày càng nhiều hơn. Sự gia tăng dân số, tình
hình đô thị hóa nhanh chóng đã làm tăng lượng rác thải.

Lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi
năm, tăng trung bình hàng năm là 15%, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ
gia đình, nhà hàng, các khu chợ và nơi kinh doanh chiếm khoảng 75 – 80%
tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng chất thải còn lại phát sinh
từ các cơ sở công nghiệp… Chất thải công nghiệp và chất thải y tế tuy phát sinh
với khối lượng ít hơn nhiều nhưng lại là nguy cơ gây hại cho sức khỏe và môi
trường cao.
Theo ước tính, lượng chất thải sẽ tăng lên đáng kể. Theo dự báo đến năm
2010 lượng chất thải sinh hoạt sẽ tăng lên 60 %, Chất thải công nghiệp 50%,
chất thải nguy hại tăng lên 3 lần ( Theo nguồn báo cáo diển biến môi trường
Việt Nam, năm 2004 bộ Tài nguyên và Môi Trường)
Trước thực trạng nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều chủ
trương , biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Nghị quyết số
41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công
Trang 6


tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Quyết định 1363/QĐ – TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng
Chính Phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào
hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ – TTg ngày 2
tháng 12 năm 2003 của thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo
vệ môi trường quôc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ
sở pháp lí vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo
định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31 tháng 1 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về
việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng
tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức,
kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các

môn học và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình
trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền.
- Thông qua các giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh
bảo vệ môi trường , giữ dìn vệ sinh lớp học, không ăn quà, không xã rác bừa
bải, lao động dọn vệ sinh...
- Trong giảng dạy một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên còn ít
và hiệu quả giáo dục chưa cao.
- Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo
viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường
còn nhiều hạn.
- Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học
với thực tiễn, chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi
được học lý thuyết.
- Việc nắm bắt kiến thức của học sinh còn mông lung (Ví dụ: Học sinh
chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi
trường, thực trạng của các vấn đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh
hiện nay trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?...).
Trang 7


- Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
- Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và học
tập.
Trong cuộc sống cũng như khi dạy học môn địa lý, tôi nhận thấy đa số các
tiết dạy mới chỉ chú trọng truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh nên
không còn thời gian lồng ghép giáo dục mội trường vào bài học, việc liên hệ
thực tế và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn rất hạn chế. Trong quá trình
giảng dạy bản thân tôi luôn ý thức được trách nhiệm của người giáo viên, phải
từng bước hình thành cho các em có lối sống lành mạnh, biết yêu quí thiên
nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em có trách nhiệm bảo vệ

thiên nhiên và môi trường, giữ gìn môi trường các em đang sống và học tập.
Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ khoảng 50% các em học
sinh am hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con
người. Còn lại các em thờ ơ hoặc không quan tâm.
Sĩ số

Giỏi
SL

28

%

Khá
SL

18

43

%

TB
SL

28

60

%


Yếu
SL

%

Kém
SL %

39

22

15

0

Trước
khi
tích

153

0

hợp.
3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Một là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về môi trường cho các em.
Muốn làm được điều đó thì chúng ta phải tạo cơ hội cho các em khám phá môi
trường, hiểu biết về môi trường và những tác động của con người đối với môi

trường. Có nghĩa là cho các em tham gia trực tiếp vào các hoạt động đó như là:
Lao động dọn vệ sinh, trồng cây, chăm sóc bồn hoa cây cảnh.... mở ra các cuộc
thi tìm hiểu về môi trường...
Hai là vào đầu năm học giáo viên giới thiệu chương trình sách giáo khoa
địa lí 7. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trước thông
qua phần phụ lục. Học sinh biết được nội dung, chương trình học của mình.
Trang 8


Giáo viên yêu cầu các em phải độc bài nghiên cứu bài trước ở nhà và sưu tầm
tư liệu và tranh ảnh có liên quan tới từng bài học.
Như tôi đã phân tích ở trên vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
vào các bài giảng môn Địa lí ở các trường Trung Học Cơ Sở hiện nay là rất
quan trọng. Nhưng không phải bài nào cũng có thể tích hợp được mà chúng ta
phải lựa chọn các tiết học, bài học, mục học và cả các phương pháp để tích hợp
giáo dục môi trường đạt kết quả cao. Chính vì vậy tôi xin đưa ra một một vài ví
dụ mà theo tôi có nhiều khả năng để tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi
trường và kích thích sự hứng thú học tập của học sinh qua môn Địa lý lớp 7
hiện nay ở trường THCS nơi tôi đang giảng dạy.
Ví dụ 1: khi dạy mục 3: Sự bùng nổ dân số( bài 1: Dân số Địa lí 7)
Tôi sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp này sử dụng hệ
thống câu hỏi, dẩn dắt, chỉ đạo học sinh tra lời các câu hỏi do giáo viên đề ra để
các em tìm hiểu và lĩnh hội nội dung về môi trường và bảo vệ môi trường.
Trong phương pháp này giáo viên cần lưu ý: Cần nêu rõ nội dung bài học cần
tìm hiểu, nêu rõ hệ thống câu hỏi cần trả lời và phân công học sinh( cá nhân
hoặc nhóm) tìm hiểu các câu hỏi và đưa ra các câu trả lời trong khoảng thời
gian nhất định.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh dựa vào công thức tính tỉ lệ gia tăng dân
số tự nhiên(đã học ở mục 2) và kết hợp nội dung mục 3 SGK cho biết: Bùng nổ
dân số xẩy ra khi nào?

HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét và kết luận.
Bước 2: - GV chia lớp làm 6 nhóm làm việc trong thời gian là (5’) và
giao nhiệm vụ:
+ Quan sát hình 1.3, 1.4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Dựa và nội dung SGK cho biết nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc
phục của việc bùng nổ dân số?
- HS: Hết thời gian thảo luận đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc
của nhóm, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Trang 9


- GV: Nhận xét, kết luận. Nhấn mạnh thêm về sức ép dân số tới tài
nguyên và môi trường và dẫn HS đi vào liên hệ Việt Nam.
Bước 3: Liên hệ Việt Nam: Việt Nam chúng ta có bị bùng nổ dân số
không? Xẩy ra trong thời gian nào? Có ảnh hưởng như thế nào tới tài nguyên,
môi trường và phát triển khinh tế xã hội? Nêu ví dụ để chứng minh? Hiện nay
chúng ta đã kiểm soát được những vấn đề nêu trên chưa? Vì sao?
- HS: Trả lời theo từng gợi ý trên của GV, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung và cho HS liên hệ thêm ở địa phương nơi các
em sinh sống và học tập có thay đổi không? Nêu ví dụ cụ thể để chứng minh?
Ví dụ 2: Khi dạy mục 2: Đô thị hóa, các siêu đô thị ( Bài 3:Quần cư.
Đô thị hóa) và mục 2: Các vấn đề của đô thị( Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn
hòa Địa lí 7).
Giáo viên có thể hỏi: Quá trình phát triển đô thị ở mức độ cao( tự phát của
các siêu đô thị và đô thị mới) đã gây nên những hậu quả xấu gì cho môi trường,
xã hội? Liên hệ Việt Nam? Với quá trình đô thị hóa đã để lại nhiều hậu quả như
vậy thì chúng ta có nên thực hiện quá trình đô thị hóa hay không? Vì sao?
- GV có thể cho HS quan sát 1 số hình, ảnh( H11.2, H16.3, 16.4) trong
sách GK

Từ đó học sinh thấy những tác hại đến môi trường và sức khỏe con người
và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận chuẩn kiến thức.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa (bài 14)
hoặc Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa (bài 15) Địa lí 7.
Tôi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, để phát triển tư duy sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề:
Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số nước đang
phát triển đã làm suy thoái đất và suy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt dộng kinh

Trang 10


tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như
thế nào đến môi trường
- Bước 2: Giải quyết vấn đề. Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết: Trong
sản xuất nông nghiệp, các nước phát triển đã sử dụng nhiều phân hóa học và
thuốc trừ sâu; các nước phát triển là những nước có nền công nghiệp hiện đại,
sự phát triển đòi hỏi sử dụng nhiều nhiên liệu, đã làm tăng lượng chất thải từ
các nhà máy xí nghiệp…
- Bước 3: Kết luận: khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp và lượng
phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa... đã làm ô nhiễm không khí, đất, nước và ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Giáo viên cho học sinh liên hệ Việt
Nam.
Ví dụ 4: Khi dạy bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa Địa lý 7.
Tôi sử dụng phương pháp hướng dẩn học sinh tích cực chủ động khai thác
tri thức Địa lí với các phương tiện trực quan ( đặc biệt là tôi đã ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học). Theo ý kiến của M.V.Xtuđênikin phương tiện trực

quan bao giờ cũng có hai chức năng: phương tiện minh họa và nguồn tri thức.
Nếu sử dụng các phương tiện như một nguồn tri thức để cho Học sinh khai
thác trong quá trình học tập thì việc sử dụng nó có thể coi như là một phương
pháp, còn nếu sử dụng nó như là một đồ dùng minh họa thì đó là một biện pháp
phục vụ cho phương pháp dùng lời. Như vậy, việc sử dụng các phương tiện trực
quan trong giờ học Địa lí là rất cần thiết. Vì giáo viên vừa dùng các phương tiện
trực quan để vừa giảng, vừa minh họa những kiến thức địa lí, giúp học sinh dễ
lĩnh hội lời giảng của giáo viên qua việc tri giác đối tượng bằng quan sát. Như
cha ông ta đã từng nói “Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Chính vì vậy đây là
phương pháp tích hợp giáo dục môi trường đem lại nhiều khả quan nhất.
Bước 1: Khi dạy mục 1: Ô nhiểm không khí.
- GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau cho biết: Thực trạng môi
trường không khí ở đới ôn hòa hiện nay như thế nào?

Trang 11


- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận
- GV hỏi cho HS quan sát các hình ảnh cho biết những nguyên nhân nào
gây ô nhiểm bầu không khí?

Khu công ngiệp

Cháy rừng

Các phương tiện giao thông

Vụ nổ hạt nhân


Trang 12


Rác thải sinh hoạt
- HS trả lời đoạn SGK/ 56 và các hình ảnh mà HS đã quan sát được, HS
khác nhận xét.
- Gv nhận xét kết luận, phân tích thêm dựa trên các hình ảnh mà học sinh
đã quan sát.
- GV cho HS quan sát các hình sau và kết hợp nội dung SGK/ 57 cho biết
các hậu quả do ô nhiểm không khí gây ra?

Cây cối bị chết do mưa axít

Băng ở hai cực tan chảy

Thủng tầng ôzôn

Hiệu ứng nhà kính

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, giải thích theo các hình trên.

Trang 13


GV: Ngoài ra ô nhiểm không khí còn là nguyên nhân gây ra các căn bệnh
cho con người như: Bệnh đường hô hấp, tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức
thở, ung thư gia... có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó kể cả con người.
Bước 2: Khi dạy mục 2: Ô nhiểm nước.
- GV cho HS tìm hiêu về các nguồn nước bị ô nhiểm nguồn nước ngầm,

nước sông, nước biên và đại dương.
- GV cho HS quan sát các hình ảnh sau:

Máy bay đang phun thuốc trên đồng ruộng và rác thải sinh hoạt của các
khu dân cư.

Trang 14


Tàu chở dầu bị tai nạn trên biển.

Trang 15


- GV cho HS hoạt động nhóm (3’) mỗi nhóm tìm hiểu một nguồn nước bị ô
nhiểm.
- Hết thời gian đại diện nhóm trình bày nội dung của nhóm mình, nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận và phân tích thêm dựa trên các hình đã cho học
sinh quan sát.
- GV cho HS quan sát các hình ảnh sau cho biết nguồn nước bị ô nhiểm đã
để lại hậu quả như thế nào? Như thế nào là thủy triều đen, đỏ?
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, phân tích theo các hình sau.
Hiện tượng “Thủy triều đen”

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh của địa phương nơi các em đang sinh
sống và học tập và cho các em nhận xét.

Trang 16



Rác thải trên đường ở quốc lộ 1A

Rác thải ở đường làng

- Sau đó tôi cho HS quan sát một số hình ảnh về môi trường Việt Nam như
sau.

Rác thải sinh hoạt

Các phương tiện giao thông

Các khu công nghiệp ở Việt Nam và nước thải ra từ các khu công nghiệp

Trang 17


- GV hỏi em có nhận xét gì về môi trường sống của nước ta? Nguyên nhân
nào đã làm cho môi trường sống của nước ta bị ô nhiểm? Nêu biện pháp khắc
phục?
- Học sinh thảo luận và phân tích qua hình ảnh

2.4. Kết quả đạt được
Qua áp dụng phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
nêu trên. Bản thân tôi nhận thấy chất lượng môn học được nâng cao hơn,
học sinh đam mê, hứng thú học tập bộ môn hơn so với trước thể hiện rỏ
trong kết quả học tập như sau:
Sĩ số


Giỏi
SL

39

%

Khá
SL

25

62

%

TB
SL

41

45

%

Yếu
SL

%


Kém
SL %

29

7

5

0

Sau
khi
tích

153

0

hợp.
Từ bảng trên cho thấy qua nghiên cứu và ứng dụng trong dạy học và giáo
dục học sinh, đã kích thích được sự đam mê, hứng thú học tập của học sinh, số
Trang 18


học sinh khá giỏi tăng lên 20 % và số học sinh trung bình, yếu giảm 10% so với
kết quả trước khi tác động tích hợp.
Thông qua tiết dạy chuyên đề ở trường về tích hợp giáo dục môi trường
trong dạy học Địa lí bản thân tôi đã được bạn bè, đồng nghiệp, tổ chuyên môn và
ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao.

III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay mục tiêu dạy học là phải
đảm bảo được ba yêu cầu về: Kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có
nghĩa là: ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình
thành cho học sinh một nhân cách tốt, lối sống trung, thực lành mạnh biết yêu
quý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của chúng ta.
Thực tế qua giảng dạy và dự giờ từ các đồng nghiệp tôi nhận thấy còn nhiều
giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền thụ các kiến thức trong sách giáo khoa,
vở cho học sinh, nên không còn thời gian để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
vào bài học cho học sinh. Nếu có chỉ là hình thức liên hệ cho có mà thôi.
Chính vì vậy muốn tích hợp được giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả
cao hơn người giáo viên phải hiểu rỏ mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình,
thời gian, đối tượng giảng dạy, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, nhưng phải
đảm bảo được tính khoa học, tính khả thi….Có nghĩa là khi thết kế bài học theo
hướng tích hợp giáo viên phải xác định được:
- Mục tiêu bài học là gì?
- Cần vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào?
- Thời gian cho mổi hoạt động là bao nhiêu?
- Khi lên lớp giáo viên phải làm theo thiết kế đã định sẳn, nhưng cần dự
tính, xữ lí được các tình huống sẽ xẩy ra.
- Dành nhiều thới gian cho học sinh làm việc nhóm, cặp, lớp và giáo viên
theo giỏi và hướng dẫn.

Trang 19


- Giáo viên cần vận dụng tối đa khả năng tích hợp môi trường trong dạy học
địa lí.
Nói tóm lại giáo viên phải là người có tâm, yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học

hỏi, nghiên cứu, sáng tạo và luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
ticha cực, tạo ra một không khí học tập vui tươi và hứng thú trong giờ học.
2. Kiến nghị
- Đối với cấp trên:
+ Cần quan tâm hơn nửa đến công tác tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
vào các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng.
+ Nên tổ chức nhiều đợt tập huấn hơn nửa về vấn đề phương pháp tích hợp
giáo dục môi trường cho giáo viên THCS.
+ Cần kiểm tra thường xuyên hơn nửa đến vấn đề vệ sinh trường, lớp, có
khen chê rõ ràng và kịp thời hơn.
+ Nếu được nên đưa giáo dục môi trường vào một môn học chính khóa.
- Đối với giáo viên:
+ Cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các thông tin đại chúng có tính
thời sự về các vấn đề môi trường để bồi dưỡng thêm kiến thức cho bản thân.
+ Cần nghiên cứu kĩ hơn nữa các bài soạn để lồng ghép tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường khi có thể. Nên chú ý phần giáo dục bảo vệ môi trường không
đưa vào nôị dung ghi của bài.
Đề tài này tôi chỉ mới suy nghỉ, nghiên cứu viết ra và ứng dụng thực hiện
chuyên đề cho học sinh khối lớp 7 trong năm học 2014 – 2015. Chắc chắn rằng
đề tài này đang còn rất nhiều thiếu sót, nên rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc
đóng góp ý kiến cho tôi để đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học Địa lí 7 hiện nay ở trường trung học cơ sở ” được hoàn
thiện hơn và bản thân sẽ tiếp tục nghiên cứu đối tượng học sinh khối 6, 8 và 9.
Xin chân thành cảm ơn!
Thạch Hà tháng 10 năm 2016
Trang 20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung Học Cơ Sở.

2. Bồi dưỡng giáo dục thường xuyên Trung Học Cơ Sở.
3. Các thông tư của ngành GD&ĐT.
4. Tài liệu: lý luận dạy học Địa lý. Tác giả: Nguyễn dược, Nguyễn Trọng Phúc.
5. Tạp chí: Thế giới trong ta.
6. SGK và SGV Địa lí 7

Trang 21



×